Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.28 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN HOÀNG LUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
VÀ SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM

Chuyên ngành: Sức khỏe nghề nghiệp
Mã số : 62 72 01 59

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Tùng Linh

Phản biện 1: TS Vũ Quốc Bình , Cục Quân y / Bộ Quốc phòng.
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, Viện Sức khỏe nghề nghiệp
và Môi trường / Bộ Y tế.
Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Trường Sơn, Viện Y học biển Việt Nam
/ Bộ Y tế.
S. §ç Kim
. TS. Ph¹Duy HiÓn



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
vào hồi:
giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện quốc gia
2. Thư viện Học viện Quân y


3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lực lượng tàu ngầm là một trong các lực lượng quân sự mới, đặc
biệt tinh nhuệ và hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ
chủ quyền Tổ Quốc Việt Nam trên hướng biển, đảo.
Làm việc trong tàu ngầm là một dạng lao động đặc biệt, thủy thủ tàu
ngầm phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi: không gian chật hẹp, thiếu oxy,
nhiều khí có thể gây độc; nhiều khí tài phát sóng điện từ, tiếng ồn có hại lớn,
môi trường biệt lập với thế giới bên ngoài, căng thẳng tâm lý. Đặc biệt, khi
tàu ngầm hoạt động độc lập dưới mặt nước, các yếu tố bất lợi trên tác động
thường xuyên, mang tính tích lũy ảnh hưởng đến sức khỏe thủy thủ tàu
ngầm. Nhiều khi, các yếu tố bất lợp vượt giới hạn cho phép và chạm ngưỡng
giới hạn chịu đựng của cơ thể, gây biến đổi từ rối loạn cơ năng đến tổn
thương thực thể, dẫn đến quá trình bệnh lý. Trên thế giới, có trên 40 nước sở
hữu lực lượng tàu ngầm. Tuy nhiên, tàu ngầm thuộc lĩnh vực quân sự nhạy
cảm nên các nước đều hạn chế tiết lộ kết quả nghiên cứu của mình. Mặt
khác, nếu công bố những bất lợi, tác động xấu của điều kiện lao động trong
tàu ngầm có thể ảnh hưởng đến công tác tuyển chọn thủy thủ. Một số nghiên
cứu được công bố đều khẳng định môi trường lao động cô lập trên biển, căng
thẳng tâm lý là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát sinh

bệnh tật.
Hiện nay, chưa có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng
của môi trường lao động đến thay đổi chỉ số huyết học, sinh hóa máu, ảnh
hưởng của quá trình huấn luyện trên biển đến trạng thái tâm lý, mức độ căng
thẳng cảm xúc của thủy thủ tàu ngầm. Xuất phát từ những lý do trên, chúng
tôi tiến hành đề tài nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá một số yếu tố điều kiện lao động của thủy thủ tàu ngầm
diesel Việt Nam.
2. Xác định tình trạng sức khỏe và bước đầu nghiên cứu sự thay đổi
một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm sau một quá
trình huấn luyện với tàu ngầm tại Việt Nam.


4
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Cung cấp số liệu về môi trường lao động trong tàu ngầm: vi khí hậu,
yếu tố vật lý và nồng độ oxy, CO2.
- Đánh giá tình hình sức khỏe thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, các chỉ số
thể lực, tim mạch, đặc điểm nhân cách, trạng thái tâm lý (căng thẳng, lo âu,
trầm cảm), các phẩm chất tâm lý của thủy thủ tàu ngầm. Mối tương quan
giữa các thuộc tính, trạng thái tâm lý.
- Phát hiện sự biến đổi nồng độ cortisol huyết tương của thủy thủ tàu
ngầm sau một đợt huấn luyện 5 ngày, phản ánh mức độ căng thẳng trong
huấn luyện.
- Phát hiện sự tăng các chỉ số huyết học, sinh hóa máu của thủy thủ
sau 1 năm công tác huấn luyện trong điều kiện thiếu oxy.
- Các kết quả của luận án tạo nên cơ sở dữ liệu đầu tiên về điều kiện
lao động và sức khỏe của lực lượng tàu ngầm Việt Nam, cung cấp cơ sở khoa
học để hoàn thiện quy trình khám tuyển, theo dõi sức khỏe, để đề xuất những
giải pháp hạn chế bất lợi, nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng tàu ngầm.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 143 trang: Đặt vấn đề 02, Tổng quan tài liệu 39, Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu 23, Kết quả nghiên cứu 35, Bàn luận 41,
Kết luận 02, Kiến nghị 01 trang; có 52 bảng (phần kết quả có 41 bảng), 7
biểu đồ, 8 hình, 170 tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM
1.1.2. Một số yếu tố môi trường trong tàu ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe
của thủy thủ
Trong suốt thời gian hoạt động trên biển, con tàu vừa là nơi lao động, vừa
là nơi ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí 24/24 giờ trong ngày của thủy thủ tàu
ngầm. Thủy thủ tàu ngầm phải chịu đồng thời nhiều tác động của môi trường
trong tàu đến sức khoẻ khi lao động, nghỉ ngơi và cả trong giấc ngủ. Việc
đánh giá về mặt vệ sinh của tất cả các yếu tố của điều kiện lao động trong tàu
ngầm gặp nhiều khó khăn về phương pháp, phương tiện, công cụ đánh giá.
Vì vậy, trên thực tế, người ta chỉ nghiên


5
cứu các yếu tố cơ bản mà nếu không duy trì nó thì không thể đảm bảo sức
khỏe và khả năng làm việc của kíp thủy thủ tàu ngầm khi đi biển.
1.1.2.1. Yếu tố vi khí hậu
Môi trường vi khí hậu gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức
xạ nhiệt. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn, thường xuyên đến sức khoẻ
người lao động và thay đổi rất nhiều khi chuyển từ chế độ đi nổi sang lặn
dưới nước.
1.1.2.2. Yếu tố vật lý
* Tiếng ồn: Tiếng ồn là loại tiếng động không mong muốn. Tiêu chuẩn vệ
sinh lao động của tiếng ồn ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT

(TCVSLĐ QĐ3733) là mức áp suất âm thanh liên tục không quá 85dB
(decibel) trong 8 giờ làm việc. Trong các tàu Hải quân, nơi có tiếng ồn lớn
nhất là khoang động cơ. Cường độ tiếng ồn phụ thuộc tốc độ động cơ và vị
trí trong tàu ngầm.
1.1.2.3. Yếu tố hóa học
Khí oxy (O2) và carbon dioxide (CO2): Đây là 2 chất khí quan trọng nhất,
quyết định sự sống trong tàu ngầm. Khi tàu ngầm hoạt động dưới mặt nước,
có 3 yếu tố quyết định lượng khí oxy tiêu thụ và khả năng chịu đựng của kíp
tàu nếu không được bổ sung oxy, đó là: số người của kíp tàu, phần không khí
còn lại trong tàu ngầm và mức độ tiêu thụ oxy liên quan đến cường độ lao
động. Nồng độ CO2 trong tàu ngầm hạt nhân hoạt động khoảng 0,7 – 1%,
còn trong tàu ngầm diesel có thể đến 3%.
1.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM
1.2.1. Công tác tuyển chọn sức khỏe thủy thủ tàu ngầm
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam được tuyển chọn theo tiêu chuẩn được quy
định tại Thông tư 26/2011/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Những yêu cầu cơ
bản về tâm sinh lý đối với thủy thủ tàu ngầm là: thể chất dẻo dai, có sức chịu
đựng cao và bơi tốt; giác quan tốt; phẩm chất tâm lý tốt; trạng thái tâm lý cân
bằng và năng lực giao tiếp tốt.
1.2.2. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm
Khi làm việc trong tàu ngầm, thủy thủ có thể bị các rối loạn chức năng,
bệnh lý khi thay đổi áp suất chung, thay đổi phân áp các chất khí và tai nạn
do khí độc, hoá chất, chấn thương cơ học.


6

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG CÔNG TÁC CHĂM
SÓC SỨC KHỎE CHO THỦY THỦ TÀU NGẦM
1.3.1. Stress tâm lý ở thủy thủ tàu ngầm và một số chức năng tâm lý liên

quan
* Khái niệm về stress: Stress là một hội chứng bao gồm các đáp ứng không
đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường. Stress nghề nghiệp là sự
mất cân bằng giữa yêu cầu lao động và khả năng lao động.
* Các dấu hiệu của stress kéo dài
- Các biến đổi về tâm lý, tâm thần: phản ứng quá mức với hoàn cảnh, dễ nổi
cáu, cảm giác khó chịu, rối loạn giấc ngủ; lo âu – ám ảnh sợ; luôn cảnh tỉnh
cao độ; luôn chờ đợi stress một cách bi quan.
- Biểu hiện về cơ thể: cơ thể suy nhược kéo dài, căng cơ bắp, run chân tay,
nhức đầu, đánh trống ngực, đau trước tim, biểu hiện bệnh đại tràng chức
năng.
- Biểu hiện về tập tính: tránh né các mối quan hệ, mất kiềm chế, khó khăn
trong giao tiếp, lạm dụng rượu, chất kích thích.
* Các phương pháp đánh giá tình trạng stress: Phương pháp phỏng vấn
bằng các bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa. Phương pháp đánh giá sinh lý thần
kinh. Phương pháp đánh giá khả năng làm việc.
* Các yếu tố điều kiện lao động liên quan đến stress ở thủy thủ tàu ngầm:
Tình trạng biệt lập; hạn chế nhiều mặt; buồn chán, chế độ làm ca kíp, làm ca
đêm ; đối mặt với nhiều mối đe dọa mất an toàn.
* Một số thuộc tính tâm lý, trạng thái tâm lý và chức năng tim mạch liên
quan đến stress : Nhân cách ; trạng thái lo âu ; trầm cảm ; căng thẳng chức
năng tim mạch.
1.3.2. Môi trường không khí và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm
* Thiếu oxy: Thay đổi sinh lý khi thiếu oxy bao gồm các biến đổi chức năng
tim mạch, hô hấp, huyết học như tăng thông khí, nhịp tim nhanh, tăng áp
động mạch phổi, co thắt mạch máu não, giãn mạch hệ thống, nhiễm kiềm hô
hấp, tăng tổng hợp erythropoetin, tăng tạo hồng cầu, tăng hematocrit.


7

* Nồng độ CO2 cao: Các biến đổi chức năng sinh lý khi thở CO 2 nồng độ cao
là tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng áp lực động mạch chủ và tăng thể tích
tống máu, tăng tần số thở, giảm thị lực, giảm thính lực, giảm trí nhớ, tăng
nồng độ cortisol.
1.3.3. Vấn đề thính lực của thủy thủ tàu ngầm
Thính lực của thủy thủ tàu ngầm có liên quan đến phơi nhiễm với tiếng ồn
của động cơ và tổn thương do rối loạn khí áp trong hoạt động huấn luyện.
Giảm thính lực ở thợ lặn, thủy thủ tàu ngầm còn do nguyên nhân khác như
chấn thương tai giữa, chấn thương tai trong và bệnh giảm áp tai trong.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện lao động trong 01 tàu ngầm diesel, đơn vị M9 Hải quân.
- Toàn bộ thủy thủ tàu ngầm thuộc đơn vị M9 gồm 132 người tại thời điểm
triển khai nghiên cứu. Thủy thủ tàu ngầm được chia theo 5 nhóm ngành: ĐK
(hàng hải, điều khiển tàu); CĐ-TM (cơ điện, thợ máy); QY-HH (quân y, hóa
học); VK-NL (vũ khí, ngư lôi); TT-RĐ (thông tin, ra đa, sô na).
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu 23 tháng (từ tháng 9/2013 đến tháng 7/2015), tại nơi
đóng quân của đơn vị M9.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, so sánh đối chứng, kết hợp phân tích số liệu
định tính và định lượng.
- Nghiên cứu theo chiều dọc: So sánh nồng độ cortisol huyết tương trước và
sau một chuyến hành trình trong tàu ngầm trên biển 05 ngày (huấn luyện lặn
dưới nước). So sánh các chỉ số huyết học, sinh hóa, trắc nghiệm trạng thái
tâm lý trước và sau 1 năm công tác, huấn luyện với tàu ngầm diesel tại Việt

Nam.


8
* Cỡ mẫu: Toàn bộ 132 thủy thủ tàu ngầm được đưa vào nghiên cứu khám
lâm sàng và làm xét nghiệm (tại thời điểm nghiên cứu). Tuy nhiên vì lý do
công tác, huấn luyện trên biển nên từng thủy thủ tàu ngầm có thể không
tham gia đủ các nội dung nghiên cứu. Số thủy thủ được khám, làm trắc
nghiệm là ngẫu nhiên và tối đa trong khả năng cho phép. Danh sách 40 thủy
thủ tàu ngầm được lấy máu xét nghiệm
cortisol và catecholamine do đơn vị chọn ngẫu nhiên trong kíp tàu đi biển,
trong đó có 30 thủy thủ có đủ 2 lần xét nghiệm cortisol (so sánh ghép cặp).
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu, phương tiện và phương pháp xác định
* Phương pháp xác định các chỉ số điều kiện lao động: Các yếu tố điều
kiện môi trường lao động được xác định theo tài liệu Thường quy kỹ thuật y
học lao động, vệ sinh môi trường và sức khỏe trường học (Viện Sức khỏe
nghề nghiệp và môi trường / Bộ Y tế), do nghiên cứu sinh và chuyên gia của
Bộ môn Vệ sinh quân sự /HVQY trực tiếp đo. Vị trí đo các yếu tố môi
trường là nơi thủy thủ làm việc trong các khoang tàu (phơi nhiễm nhiều
nhất). Các mẫu đo được đánh giá là đạt hoặc không đạt theo tiêu chuẩn vệ
sinh lao động (TCVSLĐ) ban hành theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.
Đo vi khí hậu: Số liệu đo vi khí hậu được thực hiện khi tàu hoạt động tại
cảng. Thời gian đo vi khí hậu khi tàu ngầm không vận hành động cơ diesel là
từ 7 giờ đến 8 giờ. Thời gian đo vi khí hậu khi tàu ngầm vận hành động cơ
diesel là từ 8 giờ 30 (sau khi vận hành động cơ diesel 30 phút) đến 15 giờ, áp
dụng tiêu chuẩn vi khí hậu cho điều kiện lao động nặng (50% lao động, 50%
nghỉ).
Đo tiếng ồn: Đo mức áp suất âm thanh bằng máy đo Sound Level Metter.
Tiêu chuẩn tiếng ồn là <85 dB (Quyết định 3733/QĐ-BYT).
Đo nồng độ khí oxy, CO2: Đo nồng độ khí bằng máy đo tự động, liên tục tự

động đo khí của môi trường trong các khoang. Đo nồng độ khí khi hoạt động
trên mặt nước liên tục trong 21 ngày hoạt động huấn luyện và đo trong 2 ngày
tàu ngầm huấn luyện lặn dưới mặt nước. Giới hạn tiếp xúc cho phép về nồng độ
CO2 trong cả ca làm việc 8 giờ là ≤ 0,45% và giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép là
≤ 0,9% (TCVSLĐ/Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT).
* Phương pháp đánh giá tính chất quá trình lao động quân sự và chất
lượng giấc ngủ của thủy thủ tàu ngầm: Tính chất của quá trình lao động,


9
cảm giác chủ quan của thủy thủ tàu ngầm được đánh giá bằng trắc nghiệm
tâm lý trả lời bộ câu hỏi cho trước.
* Phương pháp đánh giá sức khỏe, cơ cấu bệnh tật
Đánh giá các chỉ số hình thái, thể lực của thủy thủ tàu ngầm: Chiều cao,
cân nặng, phân loại chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.

Đánh giá các chỉ số chức năng tim - mạch: Tần số mạch lúc nghỉ, huyết áp
động mạch, điện tâm đồ (ĐTĐ) 12 chuyển đạo ghi bằng máy Cardiofax,
phân tích các chỉ số thống kê biến thiên của 100 nhịp tim theo tài liệu của
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường / BYT.
Phân loại bệnh tật: Phân nhóm bệnh và cơ cấu bệnh căn cứ theo Thông tư
số 26/2011/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khỏe, khám tuyển
và giám định sức khỏe thủy thủ tàu ngầm.
Đo thính lực của thủy thủ tàu ngầm: Đo thính lực trong phòng kín, cách
biệt có phông ồn dưới 30 dBA, đo vào buổi sáng, sau một đêm nghỉ ngơi và
không tiếp xúc với tiếng ồn động cơ diesel ít nhất 12 giờ trước khi đo. Giá trị
ngưỡng nghe tiêu chuẩn là ngưỡng nghe trung bình của 4 tần số: 500, 1000,
2000 và 4000 Hz.
* Phương pháp đánh giá tình trạng stress và một số chức năng tâm sinh lý
liên quan

Khảo sát stress bằng bộ câu hỏi GHQ12. Khảo sát nhân cách bằng trắc
nghiệm nhân cách Eysenck. Đánh giá mức độ lo âu bằng trắc nghiệm
Spielberger. Đánh giá mức độ trầm cảm bằng trắc nghiệm Beck rút gọn
* Phương pháp đánh giá các chỉ số huyết học, sinh hóa
Định lượng cortisol huyết tương trước và sau chuyến hành trình 5 ngày
trên biển: Thủy thủ được lấy máu lần 1 vào thời điểm từ 5h30 – 6h00 của buổi
sáng ngày bắt đầu đi huấn luyện trên biển (ngày 1) và lần 2 vào lúc 5h30 – 6h00
ngay sáng hôm sau khi huấn luyện trên biển về (ngày 6). Xét nghiệm định lượng
cortisol tại Bệnh viện 103. Nồng độ cortisol huyết tương được so sánh với giá trị
tham chiếu cao nhất là 16,50 µg/dl. Nồng độ catecholamine được so sánh với giá
trị tham chiếu cao nhất là 90 µg/dl.


10
Xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu trước và sau một năm: tại Bệnh viện
Quân y 87 bằng máy xét nghiệm tự động Celltac α của hãng Nihon Kohden và
máy xét nghiệm tự động Roche Hitachi 902.
2.2.3. Tổ chức nghiên cứu
* Tổ chức nghiên cứu điều kiện lao động trong tàu ngầm
Học viện Quân y và Quân chủng Hải quân có kế hoạch phối hợp nghiên
cứu bằng văn bản và cử cán bộ trực tiếp triển khai nghiên cứu.
* Tổ chức nghiên cứu sức khỏe thủy thủ tàu ngầm
Khám lâm sàng, điện tim, siêu âm, chụp X quang, xét nghiệm huyết học sinh hóa tại Bệnh viện Quân y 87. Thủy thủ làm trắc nghiệm tâm
lý tập trung với các test không tính thời gian (Spielberger, Beck, Eysenck,
GHQ12,...) tại Hội trường của đơn vị M9 dưới sự hướng dẫn, giám sát
của nghiên cứu sinh và quân y đơn vị. Thủy thủ làm các trắc nghiệm có
tính thời gian, đo thính lực, khám cơ lực, dung tích phổi, điện tim 100
nhịp tại bệnh xá. Các phòng khám, phòng làm trắc nghiệm đều kín, yên
tĩnh, nhiệt độ duy trì ở mức 23 – 25 oC. Nghiên cứu sinh trực tiếp tiến
hành nghiên cứu mọi nội dung với sự giám sát của quân y đơn vị M9.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học.
2.2.5. Một số hạn chế của nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu các chỉ số không giống nhau do điều kiện huấn
luyện quân sự, thủy thủ phải huấn luyện theo ca kíp và đi biển nhiều.
Mẫu đo về môi trường chưa nhiều vì BTL Hải quân cho phép nhóm
nghiên cứu thực hiện nghiên cứu môi trường trong tàu ngầm trong 2
ngày. Một số vấn đề chưa được nêu trong luận án do quy định bảo mật:
chất khí có thể gây hại cho sức khỏe của thủy thủ tàu ngầm (stibine, H 2S,
hydro, Clo,…), số thủy thủ trong 1 kíp tàu, thể tích khí của tàu ngầm
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN LAO
ĐỘNG CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM
3.1.1. Các yếu tố môi trường trong tàu ngầm
Bảng 3.1. Kết quả đo vi khí hậu trong tàu ngầm hoạt động tại cảng


11
Địa điểm
đo
Khoang I
Khoang II
Khoang III
Khoang IV
Khoang V
Khoang VI

X


± SD

Mẫu không đạt
TCVSLĐ (%)
TCVSLĐ (QĐ 3733)

Nhiệt độ
(oC)

Vận tốc gió
(m/s)

Độ ẩm (%)

Bức xạ nhiệt
(oC)

WBGT (oC)

31,2
31,9
30,9
38,9
28,5
28

0
0,4
0
0

0
0

63,8
67,8
73,4
64
63,9
64

34
38
35
50
40
34

30,9
32,4
30,0
36,7
29,1
27,2

31,5±3,9

0,06±0,1

66,1±3,8


38,5±6,1

31,0±3,2

5/6 (83,3%)
0
0
0
≤30
≤1,5
≤ 80
≤100
≤27,9
Khi tàu vận hành 1 động cơ diesel: nhiệt độ khô trung bình toàn tàu ở mức
31,5oC (không đạt TCVSLĐ). Có 4/6 mẫu đo nhiệt độ khô (66,7%) và 5/6
mẫu nhiệt độ tổng hợp (83,3%) không đạt TCVSLĐ. Khoang IV (động cơ
diesel) có chỉ số nhiệt độ khô và nhiệt độ tổng hợp cao nhất (38,9 oC và
36,7oC).
Bảng 3.2. Mức áp suất âm thanh trong tàu ngầm hoạt động tại cảng
4/6 (66,7%)

Không chạy động cơ diesel
Địa điểm đo

n

X
± SD
(dB)


Có chạy 1 động cơ diesel

Mẫu không
đạt TCVSLĐ
(%)

n

X

± SD (dB)

Mẫu không đạt
TCVSLĐ (%)

Khoang I

15

66,89±5,92

0

15

83,35±1,31

0

Khoang II


15

66,95±2,39

0

15

81,05±2,89

0

Khoang III

15

68,09±2,13

0

15

76,59±4,70

0

Khoang IV

15


71,33±2,03

0

15

106,68±2,36

15/15(100%)

Khoang V

15

83,26±1,16

0

15

84,23±1,99

5/15 (33,3%)

Khoang VI

15

76,46±7,02


1/15 (6%)

15

82,89±2,67

Toàn tàu

90

1/90 (1%)

90

4/15 (26,7%)
24/90(26,6%)

* p IV-I,II,III,V,VI<0,001

Khi tàu ngầm hoạt động tại cảng, chưa chạy động cơ diesel thì chỉ có 1/90
(1%) mẫu đo áp suất âm thanh ồn không đạt TCVSLĐ. Khi vận hành 1 động
cơ, có 24/90 mẫu đo không đạt TCVSLĐ (26,6%). Áp suất âm thanh ở
khoang IV (động cơ diesel) cao nhất là 106,68 ± 2,36 dB; 100% mẫu đo ở


12
khoang IV không đạt TCVSLĐ. Tiếng ồn khoang máy cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với các khoang khác (p<0,001).
Bảng 3.5. Nồng độ khí oxy trong tàu ngầm khi hoạt động trên mặt nước

Địa điểm đo
Khoang I
Khoang II
Khoang III
Khoang IV
Khoang V
Khoang VI

n

X

21
21
21
21
21
21

20,22 ± 0,21
20,26 ± 0,29
20,11 ± 0,42
19,97 ± 0,46
20,29 ± 0,25
20,22 ± 0,31

± SD (%)

Không khí thường: 20,9% O2
Khi tàu ngầm hoạt động trên mặt nước: 100% mẫu đo nồng độ oxy trong

tàu ngầm thấp hơn trong không khí thường.
Khi tàu ngầm lặn: nồng độ CO2 cao nhất đo được là 1,2% thể tích không khí,
cao gấp 1,3 lần TCVSLĐ. Nồng độ oxy giảm dần đồng thời với quá trình
tăng dần nồng độ CO2, mẫu đo oxy thấp nhất là 18%.
3.1.3. Đánh giá chủ quan của thủy thủ về điều kiện lao động trong tàu
ngầm
Bảng 3.10. Đánh giá chủ quan của thủy thủ về điều kiện lao động (n=112)

Đánh giá chủ quan
Tiếng ồn lớn nơi làm việc
Nơi làm việc có hơi khí độc
Nhiệt độ không khí nơi làm việc nóng quá

n
86
79
75

Tỷ lệ (%)
76,78
70,53
66,96

Phần lớn thủy thủ đánh giá về điều kiện làm việc có nhiều yếu tố bất lợi
như: tiếng ồn lớn (76,78%), có hơi khí độc (70,53%), nóng quá (66,96%).
3.2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ
HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM SAU
MỘT QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN VỚI TÀU NGẦM TẠI VIỆT NAM



13
3.2.1. Một số chỉ số thể lực của thủy thủ tàu ngầm
Tuổi trung bình của thủy thủ tàu ngầm là 30,85 ± 3,16 tuổi. Độ tuổi 26 –
35 tuổi chiếm 92,4%. Tỷ lệ phân bố các nhóm tuổi theo nhóm ngành là
tương đương nhau (p>0,05).
Bảng 3.13. Các chỉ số thể lực của thủy thủ tàu ngầm (n=132)
X
Chỉ số
± SD
Chiều cao
(cm)
167,48 ± 4,26
Cân nặng
(kg)
67,28 ± 6,54
2
BMI
(kg/m )
23,98 ± 2,06
Chỉ số BMI trung bình của thủy thủ tàu ngầm là 23,98 ± 2,06 kg/m 2; thuộc
loại bình thường theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.
Giá trị trung bình sức kéo thân của thủy thủ tàu ngầm xếp loại khỏe (>120
kg).
3.2.2. Một số chỉ số chức năng sinh lý ở thủy thủ tàu ngầm
* Chức năng tim mạch
X

Bảng 3.15. Tần số mạch và huyết áp của thủy thủ tàu ngầm ( ± SD)
Chung
Nhóm ngành

(n=128)
Chỉ số
Tần số mạch
(nhịp/phút)

HATT
(mmHg)
HATTr
(mmHg)
Chỉ số
Kerdo

ĐK
(n=27)
71,55
± 4,24
113,89
± 7,25
70,18
± 5,96
1,53
±10,56

CĐ-TM
(n=53)
71,13
± 8,70
113,39
± 5,53
70,56

± 6,25
-1,41
±20,55

QY-HH
(n=8)
69,13
± 6,88
117,50
± 7,07
73,75
± 6,94
-7,96
±17,03
p>0,05

VK-NL
(n=11)
73,36
± 5,54
116,36
± 8,97
71,81
±7,83
1,57
±13,02

TT-RĐ
(n=29)
72,55

± 5,06
114,31
± 5,62
69,66
±7,19
3,31
±14,02

71,60
± 6,80
114,21
± 6,38
70,58
± 6,57
0,12 ±16,62

Giá trị trung bình của tần số mạch và huyết áp của thủy thủ tàu ngầm ở
mức bình thường. Không có sự khác biệt về tần số mạch, huyết áp tâm thu
và huyết áp tâm trương giữa các nhóm ngành (p>0,05; One-Way Anova và
Kruskal Wallis H). Giá trị trung bình chỉ số Kerdo ở giới hạn của cân bằng
hoạt động thần kinh thực vật.


14
Bảng 3.19. Tỷ lệ thủy thủ có căng thẳng chức năng tim mạch ở mức cao
Nhóm ngành
Chỉ số
CSCT<200
CSCT ≥200


ĐK
(n=12
)
8/12
4/12

CĐ-TM
(n=26)
18/26
8/26

QY-HH
(n=2)

Chung (n=62)
VK-NL
(n=6)

TT-RĐ
(n=16)

2/6
4/6

13/16
3/16

2/2
0
p>0,05


43/62 (69,4%)
19/62 (30,6%)

Tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm có căng thẳng chức năng tim mạch mức độ cao
theo TKTHNT là 30,6%. Tỷ lệ giữa các nhóm ngành không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p >0,05; χ2 test).
* Thính lực của thủy thủ tàu ngầm
Bảng 3.21. Phân loại giảm thính lực của thủy thủ tàu ngầm
Phân loại
thính lực
Bình
thường
Giảm thính
lực nhẹ
Giảm thính
lực vừa

Chung
(n= 73)

Nhóm ngành
ĐK
(n= 9)
4/9
(44,4%)
5/9
(55,6%)
0


CĐ-TM
(n= 32)
15/32
(46,9%)
16/32
(50,0%)
1/32
(3,1%)

QY-HH
(n= 5)

VK-NL
(n= 7)

3/5

4/7

2/5

3/7

0

0

TT-RĐ
(n= 20)
14

(70,0%)
5
(25%)
1
(5,0%)

40
(54,8%)
31
(42,5%
2
(2,7%)

p>0,05

Có 33/73 thủy thủ tàu ngầm bị giảm thính lực (45,2%). Tỷ lệ thủy thủ bị
giảm thính lực các mức độ trong các nhóm ngành có sự khác biệt nhưng
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05; χ2 test).
* Trạng thái tâm lý của thủy thủ tàu ngầm
Bảng 3.24. Kết quả khảo sát căng thẳng tâm lý với GHQ12 (n=97)
Phân loại
Bình
thường
Căng thẳng
tâm lý
GHQ

ĐK
(n=22)
5/22

(22,7%)
17/22
(77,3%)
8,09
±4,98

CĐ-TM
(n=38)
10/38
(26,3%)
28/38
(73,7%)
8,89
±6,73

Nhóm ngành
QY-HH VK-NL
(n=7)
(n=8)
1/7

1/8

6/7

7/8

7,29
±2,87


7,25
±3,28

TT-RĐ
(n=22)
5/22
(22,7%)
17/22
(77,3%)
8,77
±5,47

Chung
(n=97)
22/97
(22,7%)
75/97
(77,3%)
8,43
±5,58


15
X

(

± SD)

p >0,05


Điểm trung bình trắc nghiệm GHQ12 là 8,43 ± 5,58 điểm, ở mức có căng
thẳng tâm lý chung. Tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm có căng thẳng tâm lý là 75/97
người (77,3%) và không có sự khác biệt giữa các nhóm ngành (p>0,05; χ 2
test).
Bảng 3.26. Phân loại nhân cách của thủy thủ tàu ngầm (n=100).
Chung
Nhóm ngành
(n=100)
Phân loại
ĐK
TT-RĐ
CĐ-TM
QY-HH
VK-NL
(n=6)
(n=8)
(n=20) (n=43)
(n=23)
Bình thản
Hăng hái

11/20
2/20
4/20
3/20

Ưu tư
Nóng nảy


15/43
4/43
15/43
9/43

5/6
0
1/6
0
p >0,05

4/8
0
3/8
1/8

7/23
2/23
7/23
7/23

42/100
8/100
30/100
20/100

Số thủy thủ tàu ngầm có phân loại nhân cách bình thản chiếm tỷ lệ cao
nhất (42%), rồi đến loại ưu tư (30%) và nóng nảy (20%), số thủy thủ tàu
ngầm có nhân cách hăng hái có tỷ lệ thấp nhất (8%). Tỷ lệ phân loại nhân
cách giữa các nhóm ngành không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05; χ 2

test).
Bảng 3.31. Tương quan giữa các điểm trắc nghiệm tâm lý.
Beck (2)

Spielberger
LT (3)
Spielberger
LN (4)

r
p
n
r
p
n
r
p
n

GHQ12 (1)

Beck (2)

Spielberger LT (3)

0,314
0,002
93
0,311
0,003

91
0,339
0,001
91

0,712
0,001
123
0,758
0,001
123

0,825
0,001
123

Spielberger LN (4)


16
OD.
Eysenck (5)

r
p
n

0,493
0,001
100


0,432
0,001
98

0,527
0,001
98

GHQ12: điểm GHQ12; Beck: điểm Beck rút gọn; Spielberger LT: điểm Spielberger lo âu thời
điểm hiện tại; Spielberger LN: điểm Spielberger lo âu thường xuyên; OD.Eysenck: điểm tính
ổn định của trắc nghiệm nhân cách Eysenck.

- Các trạng thái tâm lý lo âu (test Spielberger), trầm cảm (test Beck) có
tương quan thuận chặt chẽ với nhau (r 2-3;2-4;3-4>0,7; p<0,01) và có mối tương
quan với điểm GHQ12 (r1-2,1-3,1-4>0,3; p<0,05).
- Giữa tính ổn định của nhân cách (OD.Eysenck) và trạng thái tâm lý, cảm
xúc (Spielberger, Beck) có tương quan với nhau, thủy thủ tàu ngầm có đặc
điểm nhân cách ổn định ít bị lo âu, ít bị trầm cảm hơn (r 2-5,3-5,4-5>0,3; p<0,05).
3.2.3. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm diesel
Bảng 3.35. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm
Nhóm
bệnh

Chia theo nhóm ngành
ĐK
(n=27)

Nội khoa
Ngoại khoa


TMH
RHM
Cộng

2
0
9
2
13

CĐ-TM
(n=52)

QY-HH
(n=8)

4
1
11
8
24

2
0
0
0
2

Chung (n=128)


VK-NL
(n=11)

TT-RĐ
(n=29)

0
1
1
2
4

2
3
7
3
15

n
10
5
28
15
58

%
7,81
3,90
21,88

11,72
45,31

Tỷ lệ bệnh TMH cao nhất (21,88%), bệnh RHM 11,72%, bệnh nội khoa
20
7,81%,
bệnh ngoại khoa 3,90%. Tỷ lệ bệnh tật giữa các nhóm ngành không
15
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05; χ2 test).
10
3.2.4. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu sau một quá
5
trình
huấn luyện
0
* Sự
thay đổi nồng độ cortisol huyết tương sau chuyến hành trình 5 ngày
trên biển (huấn luyện lặn)
p<0,01
Cortisol
huyết
tương
(µg/dl)

11,43 ± 2,93

13,84 ± 2,79


17


Biểu đồ 3.5. Biểu đồ nồng độ cortisol huyết tương của thủy thủ (n=30)
Sau khi đi làm nhiệm vụ trên biển 5 ngày, nồng độ cortisol tăng lên có ý
nghĩa thống kê (n=30; p I-II<0,01). Mức tăng cortisol là 33,17%.
* Sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu sau 1 năm huấn
luyện với tàu ngầm tại Việt Nam
Bảng 3.39. Các chỉ số dòng hồng cầu của thủy thủ tàu ngầm (n=90)
Chỉ số
Bình thường
Tăng HC

Tỷ
lệ
HC

Khi bắt đầu
Sau 1 năm
huấn luyện (I)
(II)
n
%
n
%
76
84,4%
50
55,6%
14
15,6%
40

44,4%
p<0,001

X

5,01±0,45

± SD (T/l)
Bình thường
Tăng HGB

Tỷ
lệ
HGB

X
± SD (g/l)
Bình thường
Tăng CT

Tỷ
lệ
HCT

X

± SD (%)

90
0


5,30±0,46

p<0,001
100%
85
0
5
p >0,05

149,89±10,56
90
0

45,23±2,58

Tỷ lệ tăng(%)
(IV=100xIII/I)

0,29±0,27

5,98±5,63

13,32±10,24

9,09±7,29

3,70±2,64

8,34±6,19


94,4%
5,6%

163,21±12,18

p<0,001
100%
89
0
1
p >0,05

Hiệu số
(III=II-I)

98,9%
1,1%

48,93±2,90

p<0,001

Sau 1 năm huấn luyện: các chỉ số HC, HGB, HCT, BC, TC máu ngoại vi của
thủy thủ tàu ngầm tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05): HC tăng 5,98%; HGB
tăng 9,09%; HCT tăng 8,34%; BC tăng 8,33%; TC tăng 9,87%.
Bảng 3.41. Một số chỉ số sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm.
Chỉ số
AST
(UI/l)

(n=90)

Tỷ
lệ

B.
thường
Tăng

Khi bắt đầu
huấn luyện (I)
n
%

Sau 1 năm
(II)
n
%

88

97,8%

84

93,3%

2

2,2%

6
p >0,05

6,7%

Hiệu số
(III=II-I)

Tỷ lệ tăng (%)
(IV=100xIII/I)


18
X

± SD (U/l)

25,90 ± 7,47

32,93±11,36

7,03±10,66

32,06±52,2
3

6,38±13,62

25,70±45,11


p<0,001

ALT
(UI/l)
(n=90)

Tỷ
lệ

B.
thường
Tăng

X

± SD (U/l)

82

91,1%

74

82,2%

8

8,9%
16
17,8%

p >0,05
38,59±24,14
32,21±18,27
p<0,001

Sau 1 năm huấn luyện tàu ngầm tại Việt Nam, chỉ số hoạt độ men gan tăng
có ý nghĩa thống kê (p<0,001): AST tăng 32,06%; ALT tăng 25,70%. Các chỉ
số Lipid máu tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01): cholesterol tăng 13,62%;
Triglycerid tăng 31,59%. Acid Uric tăng 7,14% (p<0,001).
Chương 4
BÀN LUẬN
Tàu ngầm là một loại phương tiện chiến đấu hiện đại của Hải quân nhân
dân Việt Nam. Để làm chủ được tàu ngầm, thủy thủ tàu ngầm phải có sức
khỏe tốt, trạng thái tâm lý vững vàng.
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM
DIESEL ĐẾN SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM
4.1.1. Ảnh hưởng của môi trường trong tàu ngầm diesel
* Điều kiện vi khí hậu
Các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể
thủy thủ tàu ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Khi làm việc, thủy thủ
tàu ngầm chịu tác động sức nóng của động cơ tàu ngầm tỏa ra,

tốc độ lưu thông không khí kém, vì vậy điều kiện vi khí hậu rất khó khăn khi
tàu ngầm vận hành động cơ diesel.
Khi tàu ngầm vận hành 1 động cơ diesel, có 4/6 mẫu đo nhiệt độ khô
(66,7%) và có 5/6 mẫu đo nhiệt độ tổng hợp (83,3%) không đạt TCVSLĐ.
Thời gian đo từ 9h – 15h là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày, nhiệt độ
ngoài trời đến 37 – 38 oC. Nhiệt lượng do động cơ diesel tỏa ra từ khoang
máy tích tụ lại trong tàu ngầm là chính thể hiện là nhiệt độ khô và nhiệt độ



19
tổng hợp ở khoang IV (động cơ diesel) cao hơn các khoang khác khi tàu
ngầm vận hành động cơ diesel. Nhiệt lượng do ánh nắng mặt trời nung nóng
vỏ của tàu ngầm là yếu tố góp phần làm cho nhiệt độ trong tàu ngầm tăng
cao mặc dù tàu ngầm có cấu tạo 2 lớp vỏ kim loại và chỉ có 1/3 thân tàu
ngầm nổi trên mặt nước. Dù tốc độ gió và độ ẩm có đạt TCVSLĐ, nhưng giá
trị trung bình của nhiệt độ khô và nhiệt độ tổng hợp vẫn không đạt
TCVSLĐ. Chính vì nhiệt độ tổng hợp không đạt TCVSLĐ nên gây cảm giác
khó chịu cho thủy thủ tàu ngầm, có đến 66,96% thủy thủ tàu ngầm cho rằng
nhiệt độ không khí nơi làm việc nóng quá.
Kết quả nghiên cứu trong tàu ngầm diesel tương đương nghiên cứu của
Loncar M. và cs (1996) nghiên cứu môi trường trong tàu ngầm diesel
Oberon Australia, nhiệt độ khô dao động từ 15 – 32oC, độ ẩm tương đối 35 76%. Thời gian nghiên cứu của Loncar M. dài hơn nên khoảng dao động lớn
hơn, nhiệt độ khô thấp nhất là 15oC.
* Yếu tố vật lý gây hại
Cường độ tiếng ồn tùy thuộc vị trí trong tàu và tốc độ vận hành máy của
tàu ngầm. Khi tàu ngầm chưa vận hành động cơ diesel, 89/90 mẫu đo áp suất
âm thanh đạt TCVSLĐ (99%), chỉ có 1/90 mẫu đo không đạt TCVSLĐ
(1%). Khi tàu ngầm vận hành 1 động cơ diesel, có 24/90 mẫu đo áp suất âm
thanh không đạt TCVSLĐ (26,6%). Đặc biệt trong khoang IV (động cơ
diesel) có áp suất âm thanh cao nhất (106,68 ± 2,36 dB); 100% mẫu đo
không đạt TCVSLĐ. Kết quả này phản ánh rằng nhân viên ngành máy, cơ
điện chịu phơi nhiễm với tiếng ồn có hại cao hơn các ngành khác trong tàu
ngầm. Các khoang phía sau khoang

máy là khoang động cơ điện và khoang đuôi có độ ồn trung bình gần đến
mức TCVSLĐ do tiếng ồn từ khoang động cơ diesel truyền sang. Do cấu tạo
kín nước của tàu ngầm và thân tàu ngầm có 2 lớp vỏ, năng lượng âm thanh
truyền ra ngoài rất ít mà chỉ cộng hưởng trong tàu, nên thủy thủ tàu ngầm

phải chịu phơi nhiễm hoàn toàn tiếng ồn trong tàu cả khi làm việc và khi ngủ


20
trong quá trình đi biển. Có đến 76,78% thủy thủ tàu ngầm tự đánh giá là
thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
Kết quả đo tiếng ồn trong tàu ngầm diesel Việt Nam tương đương kết quả
đo trong tàu ngầm diesel lớp Collins của Hải quân Australia: tiếng ồn trong
khoang máy 101,7 – 109,2dB; tiếng ồn trong khoang ngủ 65dB.
* Nồng độ khí oxy và CO2 trong tàu ngầm diesel
Khi tàu ngầm hoạt động trên mặt nước, nồng độ oxy đo được trong tàu
ngầm dao động từ 19,97 – 20,29%; thấp hơn trong khí thường (20,90%).
Môi trường không khí trong các tàu ngầm là hỗn hợp phức tạp các chất khí,
hơi nước và các hạt sol khí. Chiếm phần lớn (99%) trong hỗn hợp này là
thành phần thông thường của khí quyển (nitơ, oxy, khí trơ, hydro, CO 2 và hơi
nước). Phần còn lại được cho là có nồng độ không đáng kể nhưng có vai trò
rất quan trọng, bởi vì chúng có độc tính cực cao, đấy là các hóa chất được
gọi bằng các thuật ngữ khác nhau: chất vi lượng, các chất gây ô nhiễm,….
Khi tàu ngầm lặn, nồng độ oxy giảm dần và nồng độ CO 2 tăng dần tương
ứng. Nồng độ CO2 cao nhất đo được trong tàu ngầm sau khi lặn 7 giờ là
1,2% thể tích không khí, cao gấp 1,3 lần TCVSLĐ. Nồng độ oxy thấp nhất
đo được sau khi lặn 7 giờ là 18%. Thiếu oxy là yếu tố tác động đến sức khỏe
thủy thủ theo chu kỳ hoạt động của tàu ngầm.
Kết quả nghiên cứu tàu ngầm Kilo tương tự kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của một số tác giả nghiên cứu môi trường trong các tàu ngầm diesel
khác, các tác giả đều sử dụng máy đo được trang bị theo tàu ngầm để theo
dõi nồng độ các chất khí. Loncar M. và cs nghiên cứu thực nghiệm với tàu
ngầm diesel Oberon của Hải quân Australia: nồng độ CO 2 cao nhất đo được
trong nghiên cứu là 1,4% và nồng độ oxy


thấp nhất là 18,9%. Severs Y. D. và cs tiến hành nghiên cứu chất khí trong
tàu ngầm diesel lớp Oberon của Hải quân Canada. Thời gian lặn thực
nghiệm là 21 giờ 48 phút. Với 77 thủy thủ, sau 5 giờ lặn nồng độ oxy ở
khoang điều khiển chỉ còn 19,42%; ở khoang ngủ chỉ còn 19,22%. Theo tài
liệu của Hải quân Hoa Kỳ, thời gian từ khi tàu ngầm lặn đến khi nồng độ


21
oxy còn 17% được tính theo công thức sau (trong điều kiện là không sử dụng
bộ tái sinh oxy và hấp thu CO2):
X = 0,04 * C / N
Trong đó: X là thời gian (giờ); C là thể tích không khí trong tàu
ngầm (đơn vị feet khối – cubic feet); N là số thủy thủ tàu ngầm.
Như vậy, môi trường lao động trong tàu ngầm có nhiều yếu tố bất lợi
ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy thủ, đó là điều kiện vi khí hậu, tiếng ồn,
rung xóc, thiếu oxy và tăng CO2.
4.2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ
HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM SAU
MỘT QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN VỚI TÀU NGẦM TẠI VIỆT NAM
Sức khỏe thể lực, tinh thần tập thể, giá trị cá nhân, khả năng làm việc
nhóm và thái độ tích cực đối với nhiệm vụ là những phẩm chất cần phải có
của thủy thủ tàu ngầm, là kết quả của quá trình tuyển chọn và huấn luyện.
4.2.1. Đặc điểm thể lực của thủy thủ tàu ngầm diesel
Thể lực là một trong các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức khỏe của
thủy thủ tàu ngầm và là một trong các yếu tố quyết định khả năng lao động,
năng suất lao động. Chiều cao, tầm vóc là cơ sở phát triển và bảo đảm tư thế
cần thiết cho lao động. Chỉ số chiều cao, cân nặng của thủy thủ tàu ngầm đều
ở mức trên trung bình của người trưởng thành. Chiều cao của thủy thủ tàu
ngầm là 167,48 ± 4,26 cm; cân nặng 67,28 ± 6,54 kg; chỉ số BMI trung bình
của thủy thủ tàu ngầm là 23,98 ± 2,06; thuộc diện bình thường. Tỷ lệ thủy

thủ tàu ngầm thừa cân là 32,8%. Chế độ dinh dưỡng trong lực lượng tàu
ngầm tốt và kiểm soát cân nặng chưa hợp lý nên có thể là nguyên nhân làm
cho chỉ số BMI đã tăng cao.

Chỉ số cân nặng, chỉ số BMI của thủy thủ tàu ngầm diesel Việt Nam cao hơn
của thủy thủ tàu ngầm diesel Ấn Độ (21,8 ± 1,8 kg/m 2) và thấp hơn so với
thủy thủ tàu ngầm Hoa Kỳ (26,7 ± 3,5 kg/m2).


22
4.2.2. Một số chỉ số chức năng tâm sinh lý
* Chức năng tim mạch: Hệ thống tim mạch chịu sự chỉ huy trực tiếp của hệ
thần kinh thực vật và hệ thần kinh trung ương. Mọi sự thay đổi của hệ thần
kinh và các gánh nặng thần kinh tâm lý đều ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Các
chỉ số TKTHNT ở trạng thái tĩnh thể hiện mức căng thẳng quá trình điều
khiển chức năng hệ tim mạch, căng thẳng thần kinh cảm xúc, khả năng thích
nghi của cơ thể. Chỉ số căng thẳng chung của thủy thủ tàu ngầm ở mức giới
hạn bình thường (171,23±145,97). Tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm có căng thẳng
chức năng tim mạch mức độ cao theo TKTHNT là 30,6%. Kết quả nghiên
cứu các chỉ số căng thẳng chức năng tim mạch ở thủy thủ tàu ngầm trong
trạng thái tĩnh tương đương chỉ số căng thẳng chức năng tim mạch của nam
sinh viên Đại học Y ngay sau khi thi chứng tỏ điều kiện làm việc của thủy
thủ tàu ngầm có nhiều yếu tố gây căng thẳng chức năng tim mạch.
* Thính lực của thủy thủ tàu ngầm: Tài liệu của Hải quân Hoa Kỳ cho thấy
tiếng ồn trong tàu ngầm cao tới 75-95 dB ngay cả khi tàu hoạt động dưới mặt
nước. Khi tàu chuyển trạng thái từ lặn sang nổi thì tiếng ồn có thể lớn hơn
100 dB ngay cả trong khoang điều khiển tàu. Giảm thính lực có thể trở thành
trường diễn với quá trình tiếp xúc với tiếng ồn lớn có hại và dài ngày. Kết
quả nghiên cứu thính lực cho thấy, số thủy thủ tàu ngầm diesel bị giảm thính
lực là 33/73 người (45,2%), chủ yếu là giảm thính lực nhẹ (42,5%); giảm

thính lực vừa chiếm 2,7%.
Tiêu chuẩn tuyển chọn thủy thủ tàu ngầm Hoa Kỳ về thính lực là ngưỡng
nghe ở tần số 500 Hz là không quá 35dB; ngưỡng nghe trung bình PTA (500,
1000, 2000) không quá 30 dB.
* Trạng thái tâm lý của thủy thủ tàu ngầm
Tình trạng căng thẳng tâm lý ở thủy thủ tàu ngầm: Tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm
bị căng thẳng tâm lý (stress) là 77,3% với trắc nghiệm GHQ12, tương đương
tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm có trạng thái lo âu thường xuyênChỉ số cân nặng, chỉ
số BMI của thủy thủ tàu ngầm diesel Việt Nam cao hơn của thủy thủ tàu
ngầm diesel Ấn Độ (21,8 ± 1,8 kg/m 2) và thấp hơn so với thủy thủ tàu ngầm
Hoa Kỳ (26,7 ± 3,5 kg/m2).


23
4.2.2. Một số chỉ số chức năng tâm sinh lý
* Chức năng tim mạch: Hệ thống tim mạch chịu sự chỉ huy trực tiếp của hệ
thần kinh thực vật và hệ thần kinh trung ương. Mọi sự thay đổi của hệ thần
kinh và các gánh nặng thần kinh tâm lý đều ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Các
chỉ số TKTHNT ở trạng thái tĩnh thể hiện mức căng thẳng quá trình điều
khiển chức năng hệ tim mạch, căng thẳng thần kinh cảm xúc, khả năng thích
nghi của cơ thể. Chỉ số căng thẳng chung của thủy thủ tàu ngầm ở mức giới
hạn bình thường (171,23±145,97). Tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm có căng thẳng
chức năng tim mạch mức độ cao theo TKTHNT là 30,6%. Kết quả nghiên
cứu các chỉ số căng thẳng chức năng tim mạch ở thủy thủ tàu ngầm trong
trạng thái tĩnh tương đương chỉ số căng thẳng chức năng tim mạch của nam
sinh viên Đại học Y ngay sau khi thi chứng tỏ điều kiện làm việc của thủy
thủ tàu ngầm có nhiều yếu tố gây căng thẳng chức năng tim mạch.
* Thính lực của thủy thủ tàu ngầm: Tài liệu của Hải quân Hoa Kỳ cho thấy
tiếng ồn trong tàu ngầm cao tới 75-95 dB ngay cả khi tàu hoạt động dưới mặt
nước. Khi tàu chuyển trạng thái từ lặn sang nổi thì tiếng ồn có thể lớn hơn

100 dB ngay cả trong khoang điều khiển tàu. Giảm thính lực có thể trở thành
trường diễn với quá trình tiếp xúc với tiếng ồn lớn có hại và dài ngày. Kết
quả nghiên cứu thính lực cho thấy, số thủy thủ tàu ngầm diesel bị giảm thính
lực là 33/73 người (45,2%), chủ yếu là giảm thính lực nhẹ (42,5%); giảm
thính lực vừa chiếm 2,7%.
Tiêu chuẩn tuyển chọn thủy thủ tàu ngầm Hoa Kỳ về thính lực là ngưỡng
nghe ở tần số 500 Hz là không quá 35dB; ngưỡng nghe trung bình PTA (500,
1000, 2000) không quá 30 dB.
* Trạng thái tâm lý của thủy thủ tàu ngầm
Tình trạng căng thẳng tâm lý ở thủy thủ tàu ngầm: Tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm
bị căng thẳng tâm lý (stress) là 77,3% với trắc nghiệm GHQ12, tương đương
tỷ lệ thủy thủ tàu ngầm có trạng thái lo âu thường xuyên
sinh bệnh tật nghiêm trọng. Cơ cấu bệnh tật cho thấy thủy thủ tàu ngầm chủ
yếu là các bệnh tai mũi họng (21,88%), răng (11,72%); bệnh nội khoa chiếm
7,81%; bệnh ngoại khoa chiếm 3,90%. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ


24
bệnh tai mũi họng thường cao nhất trong cơ cấu bệnh tật của bộ đội: bộ đội
trắc thủ thông tin có tỷ lệ bệnh tai mũi họng là 52%; bệnh răng 1,8%; bệnh
nội khoa 5,3%; bệnh ngoại khoa 5%.
4.2.4. Biến đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu, trạng thái tâm lý
của thủy thủ tàu ngầm sau một quá trình huấn luyện
* Biến đổi nồng độ cortisol huyết tương sau 5 ngày huấn luyện trên biển
Sau 5 ngày huấn luyện trên biển nồng độ cortisol của thủy thủ tàu ngầm
tăng có ý nghĩa thống kê là 33,17%. Stress là đáp ứng nội tiết thần kinh
không đặc hiệu của cơ thể trong đó có tình trạng tăng tiết ACTH và cortisol,
gây ra nhiều phản ứng sinh lý trong cơ thể. Thông qua xét nghiệm cortisol
giúp chúng ta đánh giá tình trạng stress trong lực lượng tàu ngầm, phản ánh
mức độ căng thẳng của hoạt động huấn luyện tàu ngầm trên biển nói riêng

cũng như huấn luyện tác chiến của lực lượng quốc phòng nói chung. Santtila
M. và cs nghiên cứu sự biến đổi một số chức năng tâm sinh lý của quân nhân
Phần Lan sau khóa huấn luyện quân sự 8 tuần thấy nồng độ cortisol huyết
tương tăng 11,1% đồng thời với tăng VO 2max 12% phản ánh mức độ căng
thẳng của quá trình huấn luyện chiến đấu. Theo Reini S.A., stress mãn tính,
rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi là nguyên nhân hàng đầu gây tăng tiết cortisol
ở thủy thủ tàu ngầm.
* Biến đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm
sau một năm công tác, huấn luyện với tàu ngầm tại Việt Nam
Thủy thủ tàu ngầm thường xuyên làm việc trong điều kiện thiếu oxy. Khi
tàu hoạt động trên mặt nước nồng độ oxy dao động trong khoảng 19,97 –
20,29%, khi tàu hoạt động dưới mặt nước nồng độ oxy có thể xuống thấp
đến 18%, đây là trạng thái thiếu oxy do cung cấp. Bên cạnh những tác động
có lợi, trạng thái thiếu oxy ngắt quãng gây ra một số tác động bất lợi cho sức
khỏe con người như: gây tăng áp động mạch, gián tiếp gây tăng khối lượng
cơ thất trái, hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm và làm tăng huyết áp,… Trong
tình trạng thiếu oxy, cơ thể phản ứng theo

hướng bù trừ các chức năng nhằm bảo đảm cung cấp oxy cho các cơ quan.
Quá trình vận chuyển oxy do các tế bào hồng cầu được điều chỉnh bằng


25
erythropoetin và ái lực HbO2, sự thay đổi số lượng tế bào hồng cầu,
hematocrit, nồng độ hemoglobin và khối lượng máu lưu hành. Cơ chế của
tăng thông số dòng hồng cầu là do thiếu oxy ở thận dẫn đến hoạt hóa tăng
tiết erythropoetin kích thích tăng sinh dòng hồng cầu. Erythropoetin được
tăng tiết trong khoảng 48 giờ sau khi phơi nhiễm với thiếu oxy và kéo dài
đến 7 ngày sau khi hết phơi nhiễm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 1 năm huấn luyện với tàu ngầm diesel tại

Việt Nam, các chỉ số dòng hồng cầu của thủy thủ tàu ngầm đều tăng có ý
nghĩa thống kê (p<0,01): tỷ lệ tăng số lượng hồng cầu 5,98%; tăng hàm
lượng huyết sắc tố 9,09%; tăng hematocrit 8,34%.
Wilson J. và cs nghiên cứu chỉ số công thức máu của thủy thủ tàu ngầm
Hoa Kỳ trong quá trình đi biển, mẫu máu được xét nghiệm trước khi đi biển
và vào các ngày thứ 6, 32 và 52 của chuyến đi biển 8 tuần. Nồng độ CO 2
trong tàu ngầm thường xuyên ở mức 0,9%. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nồng độ HC, HGB, HCT tăng dần trong 32 ngày đầu của hành trình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 1 năm huấn luyện tàu ngầm tại Việt Nam,
các chỉ số hoạt độ men gan tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01): AST tăng
32,06%; ALT tăng 25,70%; các chỉ số Lipid máu tăng có ý nghĩa thống kê:
Cholesterol tăng 13,62% (p<0,01), Triglycerid tăng 31,59% (p<0,01). Đường
máu của thủy thủ tàu ngầm thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phơi nhiễm với thiếu oxy mạn tính có thể gây
ra tổn thương gan và tăng nồng độ một số men gan như ALT, AST và
alkaline phosphatase. Phơi nhiễm vài tuần với thiếu oxy sẽ gây thoái hóa mỡ,
xơ hóa, viêm với sự thâm nhiễm bạch cầu trung tính và collagen. Thiếu oxy
sẽ gây ra tổn thương một số loại tế bào trong cơ thể người, làm giảm quá
trình phosphoryl oxy hóa và giảm nồng độ ATP. Nếu thiếu oxy kéo dài gây ra
tình trạng tổn thương không hồi phục màng tế bào, phá hủy tế bào. Hậu quả
là các protein trong tế bào được

tăng giải phóng vào máu sau tổn thương: creatin kinase (CK), lactat
dehydrogenase (LDH), troponin trong tế bào cơ tim; amylase trong tế bào


×