Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN chuan tich hop lien mon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.05 KB, 29 trang )

1


2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm Khoa học Xã hội,
điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng,
tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ,
có liên quan mật thiết với các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích
cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp
học tốt môn Ngữ Văn. Bên cạnh đó tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy
học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu
quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương
diện kiến thức. Đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và
vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong
chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Theo xu hướng và tinh thần
ấy, hiện nay các nhà trường đều thực hiện dạy học tích hợp kiến thức liên môn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp phải rất nhiều vướng mắc. Tài liệu
về tích hợp liên môn chưa nhiều, chủ yếu xoay quanh các khái niệm, chưa có
hướng dẫn thật cụ thể. Vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài Tích hợp kiến thức
liên môn trong dạy học Ngữ văn 7. Do điều kiện về tư liệu và thời gian, ở sáng
kiến này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu tích hợp kiến thức liên môn phần Văn bản
của Ngữ văn 7.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Giáo viên am hiểu kiến thức các bộ môn liên quan.
+ Có đầy đủ tư liệu, sách tham khảo.
+ Học sinh học tập tích cực, chủ động.


+ Các lớp học sinh khối 7 có chất lượng tương đương.
- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2016 - 2017
- Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 7, trường THCS Nam Hưng
3. Nội dung sáng kiến

3


Sáng kiến Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn 7 có ba
điểm mới, sáng tạo nổi bật sau:
- Thứ nhất, sáng kiến tập trung nghiên cứu nội dung dạy học mới, tích
cực góp phần phát triển định hướng năng lực của học sinh. Đồng thời giúp các
em có thể vận dụng kiến thức nhiều môn học vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn. Đây là những nội dung quan trọng trong đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục hiện nay. Đặc biệt được áp dụng rộng rãi trong trường học phổ thông
từ năm học 2016 – 2017.
- Thứ hai, sáng kiến đưa ra những phương pháp, yêu cầu, cách thực hiện
và nguyên tắc dạy học tích hợp kiến thức liên môn. Đây là kim chỉ nam hướng
dẫn cụ thể và chi tiết cho mọi nội dung tích hợp trong dạy học Ngữ văn nói
riêng và dạy học nói chung.
- Thứ ba, sáng kiến cung cấp các địa chỉ tích hợp kiến thức liên môn cần
có trong các bài dạy phần Văn bản của chương trình Ngữ văn 7 để giáo viên có
thể sử dụng trong tiết dạy của mình. Trên cơ sở đó, xây dựng các chủ đề tích
hợp liên môn.
Sáng kiến có khả năng áp dụng có thể áp dụng rộng rãi trong các trường
THCS và đạt hiệu quả giáo dục cao. Đặc biệt sáng kiến đưa ra các địa chỉ tích
hợp cụ thể để áp dụng trong việc dạy học phần Văn bản Ngữ văn 7.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Áp dụng sáng kiến này, tôi nhận thấy có hiệu quả giáo dục rất lớn. Các em
đều hào hứng, thích thú trong mỗi giờ học. Các em nhận thấy đây không còn là

một môn học đào tạo các nhà văn, nhà phê bình văn học mà là môn học đào tạo
những con người chân chính, dạy kiến thức và dạy cách làm người.
5. Đề xuất kiến nghị
Trong sáng kiến này, tôi có một số đề xuất và kiến nghị với nhà trường và các
cấp lãnh đạo về việc quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo cũng
như tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, các cuộc thi… Hi vọng, sáng kiến
này sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng
giáo dục nói chung.
4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có
vai trò quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học
sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên
mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động
tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần
giúp học tốt môn Ngữ Văn. Cho nên tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường
tính thực hành giảm lý thuyết gắn với đời sống.
Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những
kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn
bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao
hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung
và Ngữ văn lớp 7 nói riêng đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong
giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn
đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong
dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại
hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng

phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông
hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ
thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm
kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
Theo xu hướng và tinh thần ấy, hiện nay các nhà trường đều thực hiện
dạy học tích hợp kiến thức liên môn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn
gặp phải rất nhiều vướng mắc. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá
trình thực hiện chương trình Ngữ văn THCS, tôi thấy tính ưu việt của phương
pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này. Tuy nhiên, tài liệu về tích
hợp liên môn chưa nhiều, chủ yếu xoay quanh các khái niệm, chưa có hướng
dẫn thật cụ thể. Các buổi tập huấn và sinh hoạt chuyên môn chưa đủ để các
5


giáo viên hiểu rõ về nội dung tích hợp liên môn. Các câu hỏi đặt ra là Tích hợp
liên môn như thế nào? Tích hợp nội dung nào, ở địa chỉ nào? Mức độ tích hợp
thế nào là phù hợp? Tích hợp liên môn bằng phương pháp nào?... Để giải đáp
những vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài Tích hợp kiến thức liên môn
trong dạy học Ngữ văn 7.
2. Cơ sở lý luận
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng.
Các sự vật, hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác
nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ
có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại
trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định.
Giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan hệ với nhau như: giữa Lịch sử - Văn
học, giữa Lịch sử- Triết học, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hổ trợ cho
nhau, muốn hiểu được một tác phẩm văn học phải hiểu được hoàn cảnh sáng
tác tức là phải biết hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm. Khi dạy bài Sông núi

nước Nam giáo viên không thể không nhắc tới cuộc kháng chiến chống quân
Tống. Vì vậy, vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học là việc thực hiện
tính kế thừa trong nhận thức các quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đến
kim, làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách thống nhất, liên
tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn. Đồng thời học sinh có thể thấy mối liên
hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các môn học, từ đó phát
triển tư duy cho học sinh.
Từ những quan điểm đó, dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc
quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được
coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với môn Ngữ văn, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn
học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ
6


với nhau. “Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý
tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái
niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành
cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”
Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức
liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Đến nay, được triển khai
rộng rãi trong các trường học. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới,
giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy
việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều
khó khăn lúng túng.
3. Thực trạng của vấn đề
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo

thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.
Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn
học mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan…
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong
một số môn học của trường tiểu học. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây
dựng môn Tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã
được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Cho đến nay việc nghiên cứu
quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ
thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên trong những năm gần đây,
do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào môn học.
Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng
một bộ môn (môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn), tích hợp giữa
bài trước và bài sau. Đây được gọi là tích hợp nội môn. Nội dung này đã thực
hiện rộng rãi và có hiệu quả nhiều năm nay.
Hình thức tích hợp được các giáo viên vận dụng và hiện đang được đẩy
mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong
bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật
7


khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống
cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học
sinh.
Xuất phát từ các cơ sở và thực trạng trên, tôi mạnh dạn thực hiện sáng
kiến Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn 7. Tuy nhiên, do nhiều
yếu tố nên trong sáng kiến này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu dạy học phần Văn
bản.
4. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn 7
4.1 Khái niệm
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học các nội dung kiến thức liên quan

đến hai hay nhiều môn học. Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của
hoạt động dạy học. Liên môn là đề cập tới nội dung dạy học. Vì vậy đã dạy học
tích hợp thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại. Dạy học tích
hợp liên môn ở môn Ngữ văn thực chất là sự vận dụng những nội dung và
phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm
hiệu quả dạy học.
Có các mức độ tích hợp sau:
- Mức độ thấp: dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục
có liên quan vào quá trình trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục
đạo đức, lối sống (Giáo dục công dân), vị trí địa lí, vai trò (Địa lí) màu sắc,
chân dung (Mĩ thuật), giọng điệu, bài hát phổ nhạc (Âm nhạc) ... vào môn Ngữ
văn.
- Mức độ cao hơn: là phải xử lí các nội dung kiến thức đó một cách hợp lí để
giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học
sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác
nhau.
Ưu điểm của dạy học tích hợp kiến thức liên môn là làm cho quá trình
học tập có ý nghĩa; xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan
trọng hơn; dạy học sử dụng kiến thức trong tình huống; lập mối liên hệ giữa các
khái niệm đã học; tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; các kiến thức gắn
8


liền với kinh nghiệm sống của học sinh; có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên
môn.
4.2 Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp kiến
thức liên môn.
4.2.1 Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh,

mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực
hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo
mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần
hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội
dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của
học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình
huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học từng bước
tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt
vào những kiến thức các bộ môn có liên quan.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội
dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà
cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp
nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ
học.
- Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên
môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua
phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp
giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp
phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động
phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân
môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những
9


tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và
phát triển năng lực tích hợp.
4.2.2 Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn.
- Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp

hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí,
khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định
hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí
trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm
mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
- Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp,
giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải
coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn
vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức
có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi
chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần
năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức
các kiến thức một cách sáng tạo.
- Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết
trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề
dạy học để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan.
4.3 Những năng lực cần có ở người giáo viên
Tiến tới thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát
triển năng lực cho học sinh và tích hợp liên môn, giáo viên cần phải hiểu, cụ
thể hóa những yêu cầu cơ bản của dạy học tích hợp và dạy học phân hóa đối
với mỗi đơn vị bài học, mỗi môn học. Để đạt được điều đó người giáo viên cần
bồi dưỡng cho mình những năng lực sau:
- Phân tích chương trình học
Năng lực đầu tiên giáo viên cần có khi thực hiện dạy học tích hợp là năng
lực phân tích chương trình học. Sách giáo khoa các cấp được biên soạn theo
hướng tích hợp. Ví dụ, đối với môn Ngữ văn, Văn học dân gian ở cấp tiểu học
10


được đưa vào ở bài học Tập đọc, Kể chuyện với mục đích giúp học sinh nhận

ra được bài học đạo đức. Ở chương trình THCS, chương trình THPT, việc dạy
tác phẩm Văn học dân gian đòi hỏi người giáo viên phải giúp học sinh hiểu nội
dung và nghệ thuật, chú trọng đến đặc trưng thi pháp thể loại. Do vậy, giáo viên
cần phải hiểu không chỉ bài học mình dạy mà còn phải biết ở cấp dưới học sinh
đã học gì, các môn khác gần gũi đã cung cấp cho các em kiến thức gì để lựa
chọn phương pháp dạy học phù hợp.
- Phát hiện, tổng hợp và liên hệ vấn đề
Trong dạy học tích hợp, năng lực cần thiết thứ hai giáo viên cần có là phát
hiện, tổng hợp và liên hệ vấn đề. Dạy học tích hợp gồm tích hợp ngang và tích
hợp dọc, đòi hỏi giáo viên phải thấy mối quan hệ và sự nằm cùng một hệ thống
của các kiến thức trong cùng môn học hoặc giữa các phân môn, giữa các môn
học, giữa lí thuyết và thực tiễn. Tích hợp liên môn là quan điểm tích hợp mở
rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành
khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống, qua đó làm giàu
thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Như vậy, để dạy học
tích hợp đạt hiệu quả cao, giáo viên cần có năng lực phát hiện, tổng hợp và liên
hệ vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc.
- Lựa chọn kiến thức, vấn đề
Để thực hiện dạy học tích hợp, giáo viên cũng cần có năng lực lựa chọn
kiến thức, vấn đề. Bởi vì không phải tất cả các bài học, các nội dung đều có thể
tích hợp. Nếu tích hợp không hợp lí sẽ tạo nên sự “khập khiễng” hoặc sẽ mang
nặng tính hình thức. Chẳng hạn khi dạy Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo viên
không thể tích hợp với môn Toán để tính giá trị của ba trăm lượng vàng là bao
nhiêu.
Nhìn chung, để dạy học tích hợp thành công, với các năng lực chung và
năng lực riêng trên, giáo viên cần phải có kiến thức chuyên môn chắc chắn,
kiến thức liên ngành rộng mở, kiến thức đời sống - xã hội phong phú và kinh
nghiệm bản thân thì sự tích hợp sẽ phong phú và hợp lí hơn.
4.4 Phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn
11



4.4.1 Tích hợp liên môn trong các hoạt động dạy học
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ
như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần. Việc dạy học tích hợp kiến
thức liên môn có thể thực hiện trong tiến trình các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài mới
Ví dụ khi dạy bài Sông núi nước Nam có thể tích hợp với môn Lịch sử:
Đi theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đất nước ta đã trải qua bao thăng trầm.
Đau thương có, mất mát có nhưng cũng không ít những trang sử vàng chói lọi.
Có một bài thơ đã ghi lại những giây phút huy hoàng ấy của dân tộc. Đó là bài
thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà).
- Tìm hiểu các đơn vị kiến thức
Ví dụ khi dạy bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường
vãn vọng) của Trần Nhân Tông, chúng ta có thể tích hợp với môn Lịch sử trong
phần tìm hiểu về tác giả Trần Nhân Tông.
Hoặc khi dạy bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) chúng ta cũng có thể
tích hợp với môn Lịch sử trong nội dung hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Luyện tập
Tích hợp kiến thức liên môn không chỉ sử dụng ở phần tìm hiểu nội dung bài
học mà còn có thể sử dụng trong phần luyện tập. Tích hợp kiến thức liên môn
trong hoạt động này là tích hợp ở mức độ cao. Nó đòi hỏi học sinh phải vận
dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các bài tập, tình huống đặt ra. Ví dụ
khi dạy bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt của tác giả Đặng Thai Mai, chúng ta có
thể đặt ra bài tập: So sánh đại từ tiếng Việt và đại từ tiếng Anh, từ đó nhận xét
về số lượng và khả năng biểu cảm của ngôn ngữ tiếng Việt.
- Củng cố, tổng hợp, khái quát nội dung bài học.
Ví dụ khi dạy bài Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến, ta có thể tích hợp với
môn Giáo dục công dân với nội dung Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

ở phần cuối bài học.
- Kết thúc tiết giảng
12


Cũng lấy ví dụ khi dạy bài Bạn đến chơi nhà, chúng ta có thể kết thúc tiết giảng
bằng việc tích hợp với môn Âm nhạc, cô và trò cùng hát một bài hát về tình
bạn. Kết thúc như vậy vừa vui vẻ vừa để lại ấn tượng sâu đậm về tiết học.
4.4.2 Phương pháp tích hợp liên môn
Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một
số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
+ Dạy học theo dự án.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp khăn trải bàn . . . . . .
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ
tư đó là: phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học
đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra
những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự
giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm
lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc
trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là “tình huống
gợi vấn đề” vì “tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.
4.4.3 Các bước xây dựng giáo án tích hợp kiến thức liên môn
Bước 1: Rà soát chương trình, sách giao khoa để tìm ra bài học tích hợp.
Bước 2: Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp.
Bước 3: Dự kiến thời gian cho bài học tích hợp.
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp
Bước 5: Đưa nội dung kiến thức liên môn vào bài dạy.

4.5 Nguyên tắc tích hợp kiến thức liên môn
Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn phải tuân thủ theo những nguyên tắc
sau:
- Không phải bài nào, tiết nào cũng có thể tích hợp kiến thức liên môn. Có
những tiết học đặc thù chỉ có thể tích hợp kiến thức nội môn (Văn bản – Tiếng
13


Việt – Tập làm văn). Việc tích hợp liên môn trong những tiết học ấy trở nên
khiên cưỡng, “buồn cười”.
- Tích hợp liên môn nhưng không làm loãng nội dung chính của tiết học. Nội
dung tích hợp chỉ chiếm một thời lượng nhỏ trong tiết học. Vì vậy, giáo viên
cần lựa chọn những nội dung và mức độ phù hợp. Dạy Ngữ văn vẫn là dạy Ngữ
văn chứ không phải là một môn khoa học tổng hợp.
- Những nội dung kiến thức tích hợp cần phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ
nhận biết của học sinh. Chúng ta không thể lựa chọn một bài hát mẫu giáo để
tích hợp khi giảng dạy cho học sinh trung học cơ sở.
- Những nội dung kiến thức trùng nhau giữa các môn học thì các giáo viên bộ
môn dạy phải cùng thống nhất, dạy ở môn này thì không dạy ở môn kia nữa.
Tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức.
4.6. Địa chỉ tích hợp kiến thức liên môn
STT
1

Tên bài

Môn

Nội dung tích hợp


Địa chỉ tích hợp

Cổng trường

tích hợp
Âm

Bài hát Ngày đầu

Bài TĐN số 9 Ngày

nhạc

tiên đi học

đầu tiên đi học,

mở ra

SGK Âm nhạc và
GDCD

Sự quan tâm tới

Mĩ thuật 6, trang 55
- Công ước Liên

giáo dục của toàn xã hợp quốc về quyền
hội


2

Mẹ tôi

GDCD

trẻ em, SGK

Quyền và nghĩa vụ

GDCD6 trang 29
- Quyền và nghĩa

học tập

vụ học tập, SGK

Thái độ ứng xử

GDCD trang 41
Lễ độ, SGK GDCD
6, trang 9
Biết ơn, SGK

Lòng biết ơn cha mẹ

14

GDCD 6, trang 14



3

Cuộc chia

Âm

Các bài hát về gia

Bài hát Ba ngọn

tay của

nhạc

đình

nến lung linh, Cả

những con
búp bê

GDCD

Quyền của trẻ em

nhà thương nhau…
- Công ước Liên
hợp quốc về quyền
trẻ em, SGK GDCD


4

Những câu

GDCD

6, trang 29
Lòng biết ơn cha mẹ
Biết ơn, SGK

hát về tình

GDCD 6, trang 14
Quan hệ giữa các

Quyền và nghĩa vụ

thành viên trong gia

công dân trong gia

đình

đình, SGK GDCD

Sông Lục Đầu, Sông

8, trang 30
Đặc điểm địa hình


hát về tình

Thương, núi Tản

Việt Nam, SGK Địa

yêu quê

Viên

lí 8, trang 101

Lịch sử

Thành Hà Nội

Kiến thức xã hội



Đền Sòng
Vẽ bức tranh cánh

Đề tài Quê hương

thuật

đồng lúa


em, SGK Âm nhạc

cảm gia đình

5

Những câu

hương, đất

Địa lí

nước, con
người

và Mĩ thuật 6, trang
6

Những câu

Lịch sử

hát than thân

Xã hội phong kiến

158
Phần 2: Lịch sử Việt

Việt Nam


Nam từ thế kỉ thứ X
đến hết thế kỉ XIX,
SGK Lịch sử 7,

7

Những câu

GDCD

hát châm

8

Tệ nạn mê tín dị

trang 25
Quyền tự do tín

đoan

ngưỡng và tôn giáo,

biếm

SGK GDCD 7,

Sông núi


trang 51
Cuộc kháng chiến

Lịch sử

Lí Thường Kiệt và
15


nước Nam

9

Phò giá về

Lịch sử

kinh

10

Buổi chiều

Lịch sử

đứng ở phủ

11

hoàn cảnh ra đời của


chống quân xâm

bài thơ

lược Tống, SGK

Trần Quang Khải,

Lịch sử 7, trang 38
Ba lần kháng chiến

hoàn cảnh ra đời bài

chống quân xâm

thơ, chiến thắng

lược Mông –

Hàm Tử và Chương

Nguyên, SGK Lịch

Dương
Trần Nhân Tông,

sử 7, trang 55
Sự phát triển kinh


phủ Thiên Trường

tế, văn hóa thời

Thiên

Trần, SGK Lịch sử

Trường trông

7, trang 68

ra
Bánh trôi

Lịch sử

nước

Số phận người phụ

Phần 2: Lịch sử Việt

nữ trong xã hội

Nam từ thế kỉ thứ X

phong kiến

đến hết thế kỉ XIX,

SGK Lịch sử 7,

12

Qua Đèo

Địa lí

Ngang
Lịch sử

Vị trí địa lí Đèo

trang 25
Đặc điểm địa hình

Ngang

Việt Nam, SGK Địa

Thể thơ Đường luật

lí 8, trang 101
Trung Quốc thời
phong kiến, SGK

13

Bạn đến chơi


Âm

Các bài hát về tình

Lịch sử 7, trang 10
Bài hát Tình bạn

nhà

nhạc

bạn

mãi mãi, sáng tác

Sinh

Đặc điểm sinh học

Nguyễn Khắc Linh
Kiến thức xã hội

học

các loài cải, bầu, bí,

GDCD


Xây dựng tình bạn


Xây dựng tình bạn
trong sáng, lành

16


mạnh, SGK GDCD
14

15

Xa ngắm

Lịch sử

Tác giả Lí Bạch

thác núi Lư

phong kiến, SGK

Ngẫu nhiên

Tác giả Hạ Tri

Lịch sử 7, trang 10
Trung Quốc thời

Chương


phong kiến, SGK

Lịch sử

viết nhân
buổi mới về
16

8, trang 15
Trung Quốc thời

quê
Cảnh khuya

Lịch sử 7, trang 10
Lịch sử

Hồ Chí Minh

Những năm đầu của

Và hoàn cảnh ra đời

cuộc kháng chiến

bài thơ, nội dung bài chống Pháp (1946 –
thơ

1950) SGK Lịch sử


17

Rằm tháng

Địa lí

Thời điểm trăng tròn

9, trang 103
Kiến thức xã hội

18

giêng
Tiếng gà trưa

Địa lí

Giải thích từ sương

Kiến thức xã hội

GDCD

muối
Gìn giữ nét đẹp

Kế thừa và phát huy


của lúa non:

truyền thống văn

truyền thống tốt đẹp

Cốm

hóa dân tộc

của dân tộc, SGK

Âm

Các bài hát về Hà

GDCD 9, trang 23
Bài hát Nhớ mùa

nhạc

Nội

thu Hà Nội, sáng tác

19

20

Một thứ quà


Sài Gòn tôi

Âm

Các bài hát về Sài

Trịnh Công Sơn
Bài hát Sài Gòn đẹp

yêu

nhạc
Lịch sử

Gòn
Lịch sử, các tên gọi

lắm, sáng tác Y Vân
Việt Nam trong năm

của Sài Gòn

đầu sau đại thắng
xuân 1975, SGK

Địa lí

Vị trí địa lí của Sài


Lịch sử 9, trang 166
Miền Nam Trung

Gòn

Bộ và Nam Bộ,

17


SGK Địa lí 8, trang
21

Mùa xuân

Địa lí

của tôi
GDCD

Khí hậu miền Bắc

148
Miền Bắc và Đông

Việt Nam

Bắc Bộ, SGK Địa lí

8, trang 140

Yêu thiên nhiên, yêu Kế thừa và phát huy
quê hương và những truyền thống tốt đẹp
nét đẹp truyền thống

của dân tộc, SGK



văn hóa của dân tộc
Vẽ tranh khung

GDCD 9, trang 23
Vẽ tranh đề tài

thuật

cảnh mùa xuân quê

Ngày Tết và mùa

hương em

xuân, SGK Âm
nhạc và Mĩ thuật 6,
trang 131

22

Tục ngữ về


Địa lí

thiên nhiên

Giải thích các hiện

Sự vận động tự

tượng thời tiết

quay quanh trục của

và lao động

trái đất và các hệ

sản xuất

quả, SGK Địa lí 6,
trang 21
Các mùa khí hậu và
thời tiết ở nước ta,
SGK Địa lí 8, trang

23

Tác giả Hồ Chí

114
- Bước phát triển


yêu nước của

Minh, hoàn cảnh ra

mới của cuộc kháng

nhân dân ta

đời của văn bản,

chiến toàn quốc

những anh hùng

chống thực dân

được nhắc tới trong

Pháp, SGK Lịch sử

văn bản

9, trang 110

Tinh thần

Lịch sử

- Phần II: Lịch sử

Việt Nam từ thế kỉ
18


X đến thế kỉ XIX,
SGK Lịch sử 7,
24

Sự giàu đẹp
của tiếng

25

Ngoại

So sánh một từ loại

trang 25
Unit 16 Man and

ngữ

trong hai ngôn ngữ

the Environment,

Việt

SGK Tiếng Anh,


Đức tính

trang 166
Kiến thức xã hội

Lịch sử

giản dị của

Hồ Chí Minh và
Phạm Văn Đồng

Bác Hồ
26

Sống chết

Lịch sử

mặc bay

Đời sống nhân dân

Phần 2: Lịch sử Việt

trong xã hội phong

Nam từ thế kỉ thứ X

kiến Việt Nam


đến hết thế kỉ XIX,
SGK Lịch sử 7,
trang 25

27

Ca Huế trên

Địa lí

Vị trí sông Hương,

Miền Tây Bắc và

Huế

Bắc Trung Bộ, SGK

Âm

Ca Huế, các nhạc cụ

Địa lí 8, trang 144
Các điệu hò, lí và

nhạc

dân tộc


chèo: Chèo cạn, bài

sông Hương

thai, lí con sáo, lí
hoài xuân, lí hoài
GDCD

Giữ gìn những nét

nam
Kế thừa và phát huy

đẹp truyền thống

truyền thống tốt đẹp

của dân tộc

của dân tộc, SGK
GDCD 9, trang 23

5. Kết quả đạt được
Sau khi vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ vă 7
(phần Văn bản), tôi thấy học sinh học say sưa hơn, hứng thú cảm nhận bài,
19


đồng thời có nhiều em đưa ra những phát hiện, những ý tưởng, những câu trả
lời khá thú vị và sâu sắc. Đối với các em, môn Ngữ văn không còn là một môn

học giảng dạy thuần túy về văn chương mà nó giúp các em có được những kiến
thức, kĩ năng cơ bản để sống và làm việc. Đặc biệt, các em đã biết vận dụng
kiến thức tổng hợp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống hằng
ngày.Từ đó kết quả học tập và rèn luyện đạo đức cũng được nâng cao.
Trong thực tế áp dụng, tôi chú trọng nội dung dạy học tích hợp kiến thức
liên môn tại lớp 7A. Kết quả học tập của lớp này cao hơn. Qua khảo sát tại khối
lớp 7 có chất lượng tương đương, thu được kết quả như sau:
Tổng số
Lớp

HS

7A

25

7B

28

Giỏi

Kết quả xếp loại học lực
Khá
TB
Yếu

Kém

7


7

11

0

0

28%
2

28%
7

72%
17

0%
2

0%
0

7,1%

25%

60,8%


7,1%

0%

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
- Phải có số lượng sách, báo, tài liệu tham khảo phong phú đa dạng để học sinh
và giáo viên nâng cao kiến thức và nắm bắt thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội
một cách kịp thời.
- Giáo viên phải là người yêu nghề, ham đọc và say mê học hỏi nắm bắt những
xu hướng, đổi mới trong giáo dục.
- Người giáo viên phải có kiến thức tổng hợp, không chỉ giỏi môn học mình
giảng dạy mà còn nắm được kiến thức cơ bản của các môn học khác, các kiến
thức xã hội...

20


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn 7 là một đề tài thú vị
và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Thực nghiệm cho thấy, sau khi áp dụng nội
dung trên vào giảng dạy với mức độ phù hợp trong tiết học, đảm bảo các yêu
cầu và lưu ý đưa ra trong sáng kiến, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt.
Học sinh thích thú và yêu mến môn học hơn. Kết quả học lực (môn Ngữ văn) .
Đặc biệt, học sinh có sự thay đổi lớn về thái độ với môn học, cách giải quyết
các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
2. Khuyến nghị
Về phía giáo viên
Giáo viên sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tích hợp kiến thức
liên môn trong dạy học Ngữ văn. Như đã nói ở trên, giáo viên sẽ gặp phải rất

nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là vấn đề phương pháp dạy,
kiến thức tổng hợp từ các môn học liên quan. Vì vậy muốn vận dụng tốt nội
dung này vào giảng dạy, người giáo viên phải tích cực học tập, nghiên cứu
chương trình, nội dung các môn học ở trường phổ thông, những xu hướng đổi
mới giáo dục trong và ngoài nước.
Về phía nhà trường
Cần đầu tư hơn nữa các trang thiết bị dạy và học cho giáo viên và học
sinh. Đặc biệt, quan tâm đầu tư thêm các loại sách tham khảo về phương pháp
dạy học tích hợp để giáo viên có đầy đủ tài liệu tham khảo cần thiết. Bên cạnh
đó, cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề theo nhóm, tổ,
trường để giáo viên các bộ môn trao đổi về các nội dung kiến thức có liên quan.
Về phía các cấp lãnh đạo
21


Cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy
học. Quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng
giáo dục, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên đã có những sáng
tạo và thu được kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức
các hội thảo nâng cao chất lượng bộ môn, qua hội thảo giáo viên có thể trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục tổ chức cuộc thi giáo viên dạy
giỏi bộ môn.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi về việc tích hợp kiến thức liên môn
trong dạy học Ngữ văn 7. Tôi đã vận dụng và có kết quả khá khả quan. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đề tài chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót. Vì vậy, rất mong có sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi có thể
trau dồi thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Sách, ngày 28 tháng 10 năm 2016


22


PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Tuần 8: Tiết 30:

N gày soạn:
Ngày dạy :

Văn bản:
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Nguyễn Khuyến
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc,
thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ
Có thái độ trân trọng tình bạn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực giao tiếp và hợp tác

5. Tích hợp liên môn
23


Tích hợp với môn Sinh học, Âm nhạc, GDCD.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, TLTK, ảnh chân dung Nguyễn Khuyến...
- Học sinh: soạn bài ở nhà, học bài cũ
C. Phương pháp: thuyết trình, phân tích, nêu vấn đề,...
D. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 1'
II. Kiểm tra bài cũ: 4'
? Đọc thuộc bài thơ "Qua Đèo Ngang ".
? Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ.
III. Tiến trình bài giảng: 36'
Giới thiệu bài mới:
Tích hợp với môn Âm nhạc: Cho học sinh nghe bài hát Tình bạn mãi mãi,
sáng tác Dương Khắc Linh.
Có một bài thơ cũng nói rất hay về tình bạn vượt qua những giá trị vật chất tầm
thường như thế. Đó là bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả Nguyễn Khuyến.
Hoạt động dạy và học

Nội dung cần đạt
I - Tìm hiểu chung

? Dựa vào phần chú thích * nêu những 1. Tác giả
thông tin chính về tác giả.

Nguyễn Khuyến
- Tam Nguyên Yên Đổ

- Là nhà thơ lớn của dân tộc

? Nhắc lại những đặc điểm về thể thơ thất 2. Văn bản: Thể thơ: thất ngôn bát
ngôn bát cú đường luật.

cú Đường luật
II - Đọc - hiểu văn bản

Yêu cầu giọng đọc hóm hỉnh, tươi vui

1. Đọc - chú thích

Giáo viên đọc mẫu, gọi HS đọc lại
Đọc các chú thích SGK
? Nhắc lại bố cục thể thơ TN BCĐL
? Bài thơ này ta có thể chia theo bố cục 2. Bố cục: 3 phần: 1/6/1
nào?

3. Phân tích
24


a. Lời chào
? Trong lời thông báo bạn đến chơi có - Thời gian: Đã bấy lâu nay → lời
những chi tiết nào đáng chú ý?

chào, tỏ niềm mong đợi đã lâu

Gợi ý: Thời gian, xưng hô như thế nào?


- Xưng hô: Bác vừa kính trọng

? Thông thường khi có khách đến chơi lời vừa thân tình
chào thường được thay bằng cách nói nào?
? Câu chào đó bày tỏ nhắc nhở thời gian
hay bày tỏ niềm đợi bạn?

- Bày tỏ niềm mong đợi bạn

? Nhận xét của em về cách gọi bạn của tác giả.
? Những biểu hiện đó cho thấy quan hệ → Tình bạn: gần gũi, thân thiết
tình cảm bạn bè ở đây như thế nào?
? Từ đó em hãy hình dung tâm trạng chủ - Tâm trạng: vui vẻ, hồ hởi, niềm
nhân khi có bạn đến chơi

vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn
b. Tiếp bạn
Thông thường, khi có bạn đến chơi chủ - Chợ xa
nhà thường nghĩ đến việc thết đãi bạn để - Trẻ vắng
tỏ tình thân thiện. Nhưng trong bài thơ này
hoàn cảnh của chủ nhà có gì khác nên
không thể tiếp bạn theo lẽ thường?
Tác giả định tiếp bạn bằng nhiều thứ - Có: cá, gà => không đánh bắt
nhưng những thứ ấy có mà lại như không.

được

Hãy diễn tả tính chất "Có đấy mà lại như - cải, cà, bầu, mướp=> không ăn
không " trong các sản vật được kể và tả được
trong đoạn thơ?

→ Tình huống đặc biệt
? Nhận xét về cách tạo tình huống của tác → Nói phóng đại: sự hóm hỉnh hài
giả?

hước. Muốn khoe với bạn về hoàn

? Ông tạo ra tình huống ấy nhằm mục đích cảnh sống của mình: rất đầy đủ,
gì?

thanh bạch khi lui về sống bình dị

Tích hợp với môn Sinh học : Đặc tính giữa xóm làng quê hương.
sinh học của loài rau cải là gieo trồng mùa
đông, cà là mùa xuân. Tương tự bầu trồng
vào mùa đông còn mướp vào mùa hè.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×