Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn công nghệ 12 TÍCH hợp LIÊN môn ĐỘNG cơ KHÔNG ĐỒNG bộ BA PHA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 28 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Mã số:………………….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

Người thực hiện: Mai Văn Minh
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học và nghiên cứu bài học bộ môn
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp giảng dạy và nghiên cứu bài học môn Công nghệ

- Thiết kế đồ dùng dạy học bộ môn

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

 Hiện vật khác

Năm học: 2015 - 2016
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


2



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Mai Văn Minh
2. Ngày tháng năm sinh: 08 – 11 – 1972
3. Nam
4. Địa chỉ: Ấp 2 xã Long Thọ - Nhơn Trạch - Đồng Nai
5. Điện Thoại: 0913792807
6. E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên kiêm Thư kí Hội đồng giáo dục
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn công nghệ gồm 8 lớp 12 và 4 lớp dạy nghề điện
dân dụng lớp 11
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Phước Thiền
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị : Kỹ sư
- Năm nhận bằng: 1995
- Chuyên ngành đào tạo : Cơ Khí Động Lực Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phương pháp dạy học bộ môn và thiết kế đồ
dùng dạy học bộ môn
- Số năm có kinh nghiệm: 17 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm:
1. Nâng cao hiệu quả dạy nghề phổ thông: năm học 2005 – 2006 đạt loại khá
2. Thiết kế và tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ: năm học 2007 – 2008 đạt
loại khá
3. Thiết kế và tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ có cải tiến mới hơn so với
năm học 2007 – 2008: năm học 2010 – 2011 đạt loại khá
4. Thiết kế đồ dùng dạy học bộ môn: Mạch điều khiển và bảo vệ quá điện áp: năm học
2011 – 2012 đạt loại khá

5. Mạch đèn sáng luân phiên gồm: Điều khiển đèn ngủ và đèn dùng để học tập hoặc
đèn dùng để làm việc: năm học 2012 – 2013 đạt
6. Thống nhất chương trình nội dung dạy và học nghề điện dân dụng bậc THPT năm
học 2013 – 2014 đạt
7. Chủ đề: Tích hợp liên môn Động cơ không đồng bộ ba pha đạt giải ba kỳ thi tích
hợp liên môn do Sở GD & ĐT Đồng Nai tổ chức dành cho giáo viên trung học năm
học 2015 – 2016 và được dự thi cấp quốc gia

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Tính Cấp thiết của đề tài (thực trạng, nhu cầu đổi mới về mặt lý luận và thực tiễn):
Đề tài tích hợp liên “Động cơ không đồng bộ ba pha” là một đề tài tích hợp liên môn
được biên soạn với nội dung chính trong chương trình Công nghệ 12 bài 26 trang 103:
Động cơ không đồng bộ ba pha, kết hợp với một số nội dung liên quan trong chương
trình Vật lí 12 bài 18 trang 95: Động cơ không đồng bộ ba pha và nội dung chương trình
vật lý 11 bài 23 trang 142: Từ thông – Cảm ứng điện từ ở chương trình trung học phổ
thông.
Đề tài này được dạy trong môn học Công nghệ 12 cho học sinh trung học phổ
thông, với thời lượng 2 tiết trong HKII và chương trình học môn Vật lý 12 học kỳ I với
thời lượng 1 tiết.
Đề tài tích hợp liên môn “Động cơ không đồng bộ ba pha” được biên soạn vói ý
tưởng sẽ sử dụng phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.
- Tính mới của đề tài ( chưa ai đề cập đến, hoặc đề cập tới chưa đủ, chưa đúng ):

+ Tích hợp dạy học liên môn giữa môn Vật lý lớp 12 và môn Công nghệ lớp 12 THPT
+ Học sinh biết vận dụng kiến thức vật lý lớp 11, lớp 12 và môn Công nghệ lớp 12 THPT
để xây dựng cho đề tài thành một bài học liên môn có tính khoa học và sáng tạo trong
nghiên cứu bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
+ Đề tài này giúp cho học sinh phổ thông tự nghiên cứu, sáng tạo và quan sát giúp cho học
sinh vận dụng kiến thức trong bài học để ứng dụng trong thực tiễn
+ Đề tài này cụ thể hóa liên môn giữa kiến thức môn Vật lý và môn Công nghệ THPT
- Từ những thực trạng trên và được tập huấn hai lần về đổi mới dạy học, tích hợp liên môn
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Tôi đại diện cho Trường THPT Phước
Thiền nghiên cứu đề tài này để áp dụng cho Trường THPT Phước Thiền và đưa đến Hội
đồng bộ môn Sở GD & ĐT Tỉnh Đồng Nai xem xét và triển khai đề tài này cho bộ môn
Công nghệ để áp dụng toàn Tỉnh.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Quan điểm các nhà khoa học về vấn đề có liên quan đến đề tài:
Đề tài tích hợp liên môn “Động cơ không đồng bộ ba pha” được biên soạn dựa trên
kiến thức chính của môn công nghệ 12 bài 26 trang 103, có sự khai thác một số nội dung
trong môn vật lý 12 bài 18 trang 95 và nội dung trong môn Vật lý 11 bài 23 trang 142 ở
trung học phổ thông, cụ thể như sau:
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


4

- Môn công nghệ 12: Trong chương trình công nghệ 12, bài 26 trang 103 là bài:
Động cơ không đồng bộ ba pha được biên soạn đơn giản, ngắn gọn. Nội dung chính của
bài 26 đề cấp đến công dụng, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách đấu dây. Nhưng chưa
đề cập đến việc giải thích về nguyên tắc hoạt động dựa vào định luật Lenxơ và vận dụng
qui tắcbàn tay trái.
- Môn vật lý 12: Qua khảo sát nội dung kiến thức môn vật lý 12 bài 18 trang 95 ở

trung học phổ thông, cho thấy có một số kiến thức có liên quan với kiến thức bài 26, môn
công nghệ 12. Đó là nội dung về nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha
với thí nghiệm về nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
- Môn vật lý 11: Qua khảo sát nội dung kiến thức môn vật lý 11 bài 23 trang 142 ở
trung học phổ thông, cho thấy có một số kiến thức có liên quan với kiến thức bài 26, môn
công nghệ 12. Đó là nội dung về hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.
Như vậy, có thể tích hợp các nội dung kiến thức nói trên của hai môn học Công nghệ
và Vật lý để xây dựng một chuyên đề học tập tích hợp liên môn và tổ chức dạy học cho
học sinh phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Sau
khi học song chuyên đề này học sinh có kiến thức tổng hợp về cấu tạo, công dụng và
nguyên tắc hoạt động cụ thể của Động cơ không đồng bộ ba pha.
2. Thực tiễn:
- Từ cơ sở lý luận trên, bản thân tôi đã được tập huấn hai lần về đổi mới và tích hợp liên
môn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh kết hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng
do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức nên cần phải nhanh chóng áp dụng ngay trong trường
THPT
- Tính mới:
+ Xây dựng được các bước thực hiện trong đổi mới phương pháp dạy học tích cực của giáo
viên trong ngành giáo dục nói chung của từng trường, từng lớp học và từng đối tượng học
sinh.
+ Phát huy tính nghiên cứu, sáng tạo, thái độ, quan sát và kỹ năng vận dụng kiến thức bài
học để áp dụng thực tiễn của học sinh có hiệu quả.
+ Liên môn giữa các môn học nhằm giúp cho học sinh nhớ lại các kiến thức đã học để ứng
dụng vào thực tế.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Thời gian nghiên cứu đề tài:
- Từ năm học 2014 – 2015: Tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và tích hợp liên
môn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh kết hợp với chuẩn kiến thức kỹ
năng.
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016



5

- Từ năm học 2015 – 2016: đã dạy tích hợp liên môn một số đề tài và trong đó có đề tài
này
- Từ cuối HKI năm học 2015 – 2016: Đưa đề tài này dạy trước tổ bộ môn của trường, có
mời tổ bộ môn của các trường trong khu vực như THPT Long Thành, Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Bỉnh Khiêm và được tổ bộ môn và Lãnh đạo trường đánh giá tốt. Đồng thời đề tài
này tham gia kỳ thi liên môn dành cho Giáo viên THPT do Sở tổ chức đạt giải ba và được
dự thi cấp Quốc gia chờ kết quả.
- Từ đầu HKII năm học 2015 – 2016: Áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 12 toàn trường.
Đề tài này tham gia SKKN gửi về Sở GD & ĐT Đồng Nai xem xét
2. Mục tiêu:
Kiến thức
- Phân loại được động cơ điện xoay chiều và nêu được khái niệm động cơ điện xoay chiều.
- Biết được công dụng, mô tả được cấu tạo đơn giản của động cơ không đồng bộ.
- Biết vận quy tắc bàn tay trái, cách xác định lực từ và cách tạo ra từ trường quay.
- Vận dụng kiến thức định luật Lenxo để giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ
không đồng bộ.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
- Vận dụng kiến thức cách tạo ra từ trường quay để vận dụng cho động cơ không đồng bộ
xoay chiều một pha và một số ứng dụng của động cơ không đồng bộ xoay chiều một pha.
- Nêu được khái niệm động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha, vận dụng kiến thức ứng
dụng động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha.
- Mô tả cấu tạo, vận dụng kiến thức hiện tượng cảm ứng điện và cách tạo ra từ trường quay
để trình bày nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha.
- Biết cách đấu dây động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha
Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức viết được biểu thức của từ thông.

- Mô tả cấu tạo và kể tên một số động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha và những ứng
dụng thực tế.
- Đọc và giải tích các thông số kỹ thuật trên nhãn hiệu của động cơ không đồng bộ xoay
chiều ba pha.
Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, sưu tầm tài liệu để trả lời yêu cầu của giáo viên .
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


6

- Có hứng thú trong tìm hiểu kiến thức liên quan đến nguyên tắc hoạt động của động cơ
không đồng bộ ở môn vật lý 12 để hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng
bộ xoay chiều ba pha.
- Nhận thức được ý nghĩa nghiên cứu các loại động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha
và động cơ không đồng bộ xoay chiều một pha.
Các năng lực chính hướng tới:
Nội dung
I. Nguyên tắc hoạt
động của động cơ
không đồng bộ
1. Phân loại động cơ
điện xoay chiều:
2. Khái niệm và cấu
tạo động cơ không
đồng bộ
3. Nguyên tắc hoạt
động của động cơ
không đồng bộ


Mục tiêu

Năng lực cần được hình thành

a. Kiến thức
- Phân loại được động cơ
điện xoay chiều
- Nêu được khái niệm và
mô tả động cơ không đồng
bộ đơn giản
- Vận dụng kiến thức hiện
tượng cảm ứng điện từ và
cách tạo ra từ trường quay
b. Kỹ năng:
- Viết được biểu thức của
từ thông

- Phân loại được động cơ không
đồng bộ xoay chiều.
- Nêu được khái niệm và mô tả
động cơ không đồng bộ đơn
giản.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt
động của động cơ không đồng bộ

- Giải thích hiện tượng cảm ứng
điện từ và cách tạo ra từ trường
quay.
- Tìm hiểu cách tạo ra từ - Ứng dụng của động cơ điện
trường quay của của động xoay chiều một pha

cơ xoay chiều một pha

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


7

Nội dung

Mục tiêu

II. Động cơ điện xoay a. Kiến thức
chiều ba pha
1. Khái niệm
- Nêu được khái niệm
động cơ điện xoay chiều
ba pha
2. Công dụng:
- Biết được công dụng của
động cơ không đồng bộ
xoay chiều ba pha
b. Kỹ năng
- Động cơ điện không
đồng bộ xoay chiều ba pha
được sử dụng ở đâu
3. Cấu tạo động cơ a. Kiến thức
khộng đồng bộ xoay - Mô tả được cấu tạo của
chiều ba pha
động cơ không đồng bộ
xoay chiều ba pha

b. Kỹ năng
- Phân biệt được các bộ
phận chính động cơ không
đồng bộ xoay chiều ba pha
trên máy thật
- Đọc và giải thích được ý
nghĩa các kí hiệu trên nhãn
động cơ không đồng bộ
xoay chiều ba pha
4. Nguyên tắc hoạt a. Kiến thức
động của động cơ - Trình bày được cách tạo
xoay chiều ba pha
ra từ trường quay của
động cơ không đồng bộ
xoay chiều ba pha
- Trình bày nguyên tắc
hoạt động của động cơ
không đồng bộ xoay chiều
ba pha
b. Kỹ năng
- Vận dụng công thức tính
tốc độ quay của từ trường

Năng lực cần được hình thành

- Nêu được khái niệm động cơ
điện xoay chiều ba pha
- Trình bày được một số ứng
dụng của động cơ không đồng bộ
xoay chiều ba pha trong thực tế

- Động cơ điện không đồng bộ
xoay chiều ba pha được sử dụng
rộng rãi trong Công nghiệp, nông
nghiệp và đời sống....
- Mô tả được cấu tạo của động
cơ không đồng bộ xoay chiều ba
pha
- Phân biệt được các bộ phận
chính động cơ không đồng bộ
xoay chiều ba pha các máy thông
dụng
- Đọc và giải thích được ý nghĩa
các kí hiệu trên nhãn động cơ
không đồng bộ xoay chiều ba pha
thông thường.
- Vận dụng kiến thức phần I giải
thích được cách tạo ra từ trường
quay động cơ không đồng bộ
xoay chiều ba pha
- Trình bày nguyên tắc hoạt động
của động cơ không đồng bộ xoay
chiều ba pha
- Vận dụng công thức tính tốc độ
quay của từ trường để tính tốc độ

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


8


Nội dung

III. Cách đấu dây

Mục tiêu

Năng lực cần được hình thành

để tính tốc độ quay của rô
to cho các loại động cơ
không đồng bộ
a. Kiến thức
- Biết cách đấu dây động
cơ không đồng bộ xoay
chiều ba pha.
b. Kỹ năng
- Biết vẽ sơ đồ đấu dây
động cơ không đồng bộ ba
pha.

quay của rô to cho các loại động
cơ không đồng bộ
- Lựa chọn được cách đấu dây
cho động cơ không đồng bộ ba
pha phù hợp với điện áp nguồn.
- Vẽ được sơ đồ đấu dây cho
động cơ không đồng bộ xoay
chiều ba pha.

Ngoài các năng lực được xây dựng trong nội dung bài dạy ở trên học sinh cần

có thêm các năng lực cụ thể như sau:
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm.
- Năng lực quan sát và phân tích.
- Năng lực lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, năng lực thực hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực đọc các thông số kỹ thuật được ghi trên động cơ.
- Năng lực thu thập và tìm hiểu các loại động cơ không đồng bộ.
- Năng lực triển khai các tiểu chủ đề, năng lực tạo ra sản phẩm và trình bày sản phẩm.
- Năng lực tự nghiên cứu các vấn đề liên quan được đề cập trong các tài liệu khác nhau,
sau đó tập hợp lại xây dựng thành cấu trúc, nội dung logic.
- Năng lực sử dụng CNTT
Sản phẩm cuối cùng của đề tài: Kiểm tra đánh giá
Đối tương dạy học của bài học:
- Học sinh khối lớp 12
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


9

- Đối với Trường THPT Phước Thiền: 07 lớp
- Có thể dạy học đề tài này cho tất cả các học sinh lớp 12
Ý nghĩa của bài học:
Động cơ không đồng bộ ba pha được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông
nghiệp và đời sống… Đặc biệt, động cơ không đồng bộ ba pha là nguồn động lực chủ yếu
trong các nhà máy, khu công nghiệp sử dụng với công suất lớn. Tìm hiểu thêm về các động
cơ không đồng bộ để có thêm nhiều kiến thức thực tế mà được sử dụng hàng ngày là lợi
ích cho mỗi cá nhân.
Đề tài được xây dựng tích hợp với một số kiến thức môn vật lí, không những giúp
học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn của môn vật lí mà còn tạo điều kiện để học sinh rèn
luyện kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập và xử lý thông tin, qua đó phát triển năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề.

Việc tích hợp các kiến thức liên quan trong dạy học theo chủ đề, chuyên đề, dự án và
đề tài nhằm giúp học sinh mở rông và nắm kỹ hơn về nguyên tắc hoạt động của hệ thống.
Mà còn giúp học sinh trài nghiệm và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
Thiết bị dạy học, học liệu
a) Thiết bị dạy học:
- Tranh vẽ cấu tạo động cơ không đồng bộ, động cơ không đồng bộ một pha và động cơ
không đồng bộ ba pha.
- Vật thật: Thiết bị động cơ không đồng bộ, động cơ không đồng bộ một pha và động cơ
không đồng bộ ba pha.
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm, video mô phỏng về nguyên lí hoạt động của động cơ
không đồng bộ và động cơ không đồng bộ ba pha.
- Phiếu học tập, các nội dung cần báo cáo.
- Giấy A0 và bút lông để nhóm học sinh viết vào giấy A0 lên bảng thuyết trình
b) Tài liệu bỗ trợ
- Sách giáo khoa Công nghệ 12, SGK vật lý 12, SGK vật lý 11, SGK Nghề điện dân dụng
lớp 11
- Các trang web và phần mềm máy tính phù hợp với năng lực của học sinh và cung cấp đầy
đủ thông tin liên quan đến việc thực hiện chủ đề.
- Các tài liệu cần thiết cho đề tài, bao gồm các tài liệu động cơ không đồng bộ, động cơ
không đồng bộ một pha và động cơ không đồng bộ ba pha.
- Sử dụng CNTT và tìm hiểu hình ảnh của Internet và Violet
3. Nội dung của đề tài: Tích hợp liên môn “ Động cơ không đồng bộ ba pha”
A. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


10

I) Chuẩn bị của giáo viên
1. Chuẩn bị phương tiện dạy học: tùy điều kiện cụ thể giáo viên cần chuẩn bị hoặc các

loại phương tiện sau đây:
- SGK, tranh ảnh,video, mô hình, máy chiếu...
- Giáo viên nên ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Tìm hiểu phương tiện dạy học trên internet và tham khảo Violet
- Giấy A0 và bút lông để nhóm học sinh viết vào giấy A0 lên bảng thuyết trình
2. Lập kế hoạch dạy học
- Soạn giáo án.
- Nghiên cứu bài 18 trang 95, SGK Vật lý 12 và bài 26 trang 103, SGK Công nghệ 12 và
bài 23 trang 142, SGK vật lý 11.
- Nghiên cứu một số hình ảnh bài 18 trang 95, SGK Vật lý 12 và bài 26 trang 103, SGK
Công nghệ 12 và bài 23 trang 142, SGK vật lý 11 để giải thích nguyên lý hoạt động.
- Phân tích mục tiêu bài 18 trang 95, SGK Vật lý 12 và bài 26 trang 103, SGK Công nghệ
12.
- Xác định nội dung trọng tâm và các nhiệm vụ dạy học cụ thể đảm bảo thực hiện được các
mục tiêu của chủ đề.
- Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học.
- Chuẩn bị một số câu hỏi ứng dụng thực tiễn trong bài dạy
*Lưu ý: Phải đồng nhất giữa mục tiêu, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Tăng
cường vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Giáo viên cũng dự kiến các
câu hỏi mà học sinh có thể đề xuất, giải quyết các tình huống có thể xuất hiện trong giờ
dạy.
II. Chuẩn bị của học sinh
- Trước khi lên lớp giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu động cơ điện xoay chiều một pha
và ba pha.
- Tìm các thông tin qua thực tế, sách báo, internet...
- Tìm hiểu các ngành nghề và ứng dụng các loại động cơ không đồng bộ
- Học sinh tự phát huy và tìm các ứng dụng của bài học
III. Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm,cấu tạo, nguyên hoạt động của động cơ không
đồng bộ. Tài liệu tham khảo bài 18 trang 95, SGK Vật lý 12, bài 26 trang 103, SGK Công

nghệ 12, bài 22 trang 134, SGK Vật lý 11 và bài 23 trang 142, SGK Vật lý 11
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách tạo ra từ trường quay của động cơ không đồng bộ xoay
chiều một pha và một số ứng dụng thực tiễn của động cơ không đồng bộ xoay chiều một
pha. Tài liệu tham khảo SGK môn Công nghệ lớp 12, bài 15 trang 62, SGK nghề điện dân
dụng, SGK Công nghệ 12 hoặc internet

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


11

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động
cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha. Tài liệu tham khảo bài 18 trang 95, SGK Vật lý 12,
bài 26 trang 103, SGK Công nghệ 12 và bài 23 trang 142, SGK Vật lý 11
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu cách đấu dây động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha. Tài
liệu tham khảo bài 26 trang 103, SGK Công nghệ 12
B. Tiến trình dạy học theo đề tài
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị của học sinh
Hoạt động này được tiến hành ở cuối tiết học trước khi dạy chuyên đề này, giáo viên
yêu cầu học sinh quan sát tìm hiểu động cơ không đồng bộ và động cơ không đồng bộ
xoay chiều ba pha. Tìm các thông tin qua thực tế, sách báo, internet. Ứng dụng các loại
động cơ không đồng bộ trong thực tiễn
2. Hoạt động 2: Khởi động
Kiểm tra bài cũ:
Lớp chia thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm làm bài tập 3 trang 94 SGK
Công nghệ lớp 12. Sau đó nhóm thảo luận thống nhất kết quả. Lần lượt đại diện mỗi nhóm
lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
Giáo viên tổ chức nhận xét đánh giá kết quả của nhóm và kết luận.
3. Hoạt động 3: Phân loại động cơ điện xoay chiều
* Hình thành kiến thức về: phân loại động cơ điện xoay chiều

- GV chia nhóm: HS phát huy tự tìm hiểu qua tư duy hoặc qua tìm hiểu đã trãi nghiệm,
qua từ gia đình, đời sống hoặc có thể tìm hiểu qua sách báo, qua mạng internet và trả lời
câu hỏi ?
- Câu hỏi: Động cơ điện xoay chiều được chia thành bao nhiêu loại ? kể ra các loại ?
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- GV gợi ý:
a. Theo loại dòng điện xoay chiều
- ĐCĐ XC 1 pha
- ĐCĐ XC 2 pha
- ĐCĐ XC 3 pha
b. Theo nguyên lý làm việc
- ĐC không đồng bộ
- ĐC đồng bộ
4. Hoạt động 4: Khái niệm về động cơ điện và động cơ không đồng bộ
* Hình thành kiến thức về: Khái niệmđộng cơ điện và động cơ không đồng bộ
- Hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi:
Câu 1: Động cơ điện là gì ?
Câu 2: Động cơ không đồng bộ là gì?
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả trả lời cá nhân và rút ra kết luận.
- GV Gợi ý:
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


12

+ Động cơ điện xoay chiều là thiết bị điện biến đổi điện năng thành cơ năng
+ Động cơ không đồng bộ: hoạt động dựa trên việc sử dụng từ trường quay không đồng bộ
với rôto
5. Hoạt động 5: Cấu tạo đơn giản động cơ không đồng bộ
* Hình thành kiến thức: Mô tả cấu tạo đơn giản động cơ không đồng bộ

- Hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi
Câu hỏi: Hãy mô tả cấu tạo đơn giản của động cơ không đồng bộ
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả trả lời cá nhân và rút ra kết luận.
- GV Gợi ý:
+ Gồm có nam châm hình chữ U quay quanh trục ∆ và khung dây dẫn khép kín cũng quay
quanh trục ∆ (theo mô hình bài dạy )
6. Hoạt động 6: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ
* Hình thành kiến thức về: Trình bày nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ
- GV chia nhóm, cho HS xem video để trả lời câu hỏi:
Câu hỏi : Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ?
- Học sinh thảo luận nhóm và viết trình bày nguyên lý làm việc của động cơ không đồng
bộ vào tờ giấy A0 và sau đó từng nhóm đem lên dán lên bảng thuyết trình

- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- GV Gợi ý:

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


13

Kết luận: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ dựa vào hiện
tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.
7. Hoạt động 7: Một số ví dụ về mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha và
ứng dụng của động cơ điện xoay chiều một pha trong thực tiễn.
* Hình thành kiến thức về: Một số ví dụ về mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một
pha và ứng dụng của động cơ điện xoay chiều một pha trong thực tiễn.
- GV chia nhóm, cho HS xem video để trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: Đối với động cơ điện xoay chiều một pha tạo từ trường quay bằng cách nào ?
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.

- GV Gợi ý:
+ Động cơ xoay chiều một pha có 2 cuộn dây: Dây quấn chính còn gọi là dây quấn làm
việc và dây quấn phụ còn gọi là dây quấn khởi động mắc nối tiếp với tụ điện để dòng điện
lệch pha với dòng điện trong dây quấn chính. Trục của cuộn dây chính và dây quấn phụ
lệch nhau 1 góc 900 điện trong không gian.
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


14

Câu hỏi 2: Nêu một số ứng dụng động cơ điện xoay chiều một pha mà các em biết ?
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- GV Gợi ý:

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


15

8. Hoạt động 8: Động cơ không đồng bộ ba pha.
* Hình thành kiến thức về: Khái niệm và công dụng
- Hoạt động cá nhân hoặc nhóm để trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: Như thế nào là động cơ không đồng bộ ba pha?
Câu hỏi 2: Động cơ không đồng bộ ba pha được dùng ở lĩnh vực nào?
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả cá nhân hoặc các nhóm và rút ra kết
luận.
- GV Gợi ý:
+ Động cơ không đồng bộ ba pha có tốc độ quay của rôto (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ
trường (n1).
+ Động cơ không đồng bộ ba pha dùng làm nguồn động lực cho các loại máy, thiết bị...

* Hình thành kiến thức về: Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha
- Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 3: Các nhóm học sinh xem sơ đồ hãy mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ
ba pha ?
- Học sinh thảo luận nhóm và viết mô tả cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha vào tờ giấy
A0 và sau đó từng nhóm đem lên dán lên bảng thuyết trình

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


16

Vỏ

Rôto

Stato

Nắp

Cánh
quạt

- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- GV Gợi ý:
a) Stato( phần tĩnh): gồm lõi thép và dây quấn
+ Lõi thép: gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây
quấn.
+ Dây quấn: là dây đồng được phủ sơn cách điện. Gồm ba cuộn dây: AX, BY, CZ.
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016



17

Stato

Những lá thép Stato
b) Rôto( phần quay): gồm lõi thép và dây quấn
+ Lõi thép: làm bằng các lá thép kỹ thuật điện mặt ngoài xẻ rãnh ghép lại thành hình trụ, ở
giữa có lỗ để lắp trục động cơ.
+ Dây quấn: có hai kiểu
- Kiểu roto lồng sóc
- Kiểu roto dây quấn.

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


18

R«to

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


19

Rôto kiểu lòng sóc
Rôto kiểu dây quấn
9. Hoạt động 9: Cách tạo ra từ trường quay của động cơ không đồng bộ ba pha.
* Hình thành kiến thức về: Cách tạo ra từ trường quay của động cơ không đồng bộ ba

pha.
- Hoạt động cá nhân hoặc nhóm để trả lời câu hỏi sau khi đã nhìn hình ảnh ảo:
Câu hỏi 1: Hãy trình bày cách tạo ra từ trường quay của động cơ không đồng bộ ba pha ?
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- GV Gợi ý:

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


20

10. Hoạt động 10: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
* Hình thành kiến thức về:Từ kiến thức cách tạo ra từ trường quay của động cơ không
đồng bộ ba pha, GV hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức về nguyên tắc hoạt động của
động cơ không đồng bộ ba pha.
- Hoạt động cá nhân hoặc nhóm để trả lời câu hỏi sau khi đã nhìn hình ảnh ảo:
Câu hỏi 1: Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
- Học sinh thảo luận nhóm và viết trình bày nguyên lý làm việc của động cơ không đồng
bộ vào tờ giấy A0 và sau đó từng nhóm đem lên dán lên bảng thuyết trình
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


21

- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- GV Gợi ý:
Khi cho dòng điện ba pha vào ba dây quấn stato thì trong dây quấn sẽ có từ trường
quay, nó quét qua các dây quấn kín mạch của rôto, làm xuất hiện trong các thanh dẫn suất
điện động và dòng điện cảm ứng. Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các thanh
dẫn có dòng điện cảm ứng này tạo ra mômen quay kéo rôto quay theo chiều quay của từ

trường với tốc độ n < n1.
+ n1 =

60 f
( vòng/phút): tốc độ quay của từ trường
p

p: là số cặp cực
f: là tần số dòng điện
n: là tốc độ quay của rôto
n1: là tốc độ quay chủa từ trường
+ Sự chênh lệch tốc độ giữa từ trường quay và tốc độ rôto gọi tốc độ trượt:
n2 = n1 - n
n2

+Tỉ số s = n gọi là hệ số trượt tốc độ
1
11. Hoạt động 11: Cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha
* Hình thành kiến thức về: Cách đấu dây
- Hoạt động cá nhân hoặc nhóm để trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy cho biết các cách đấu dây của động cơ không đồng bộ ba pha.

A

B

C

A


B

C

A

B

C

Z

X

Y

Z

X

Y

Z

X

Y

- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- GV Gợi ý:

+ Tuỳ theo điện áp nguồn và cấu tạo động cơ mà chọn cách đấu dây phù hợp.
+ Đảo chiều quay của động cơ bằng cách đổi thứ tự hai pha bất kỳ cho nhau.

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


22

12. Hoạt động 12: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà
Cuối mỗi tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại nội dung đã học đọc trước bài
mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin có liên quan trong các tài liệu, internet và thực tiễn
cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa điện để có thể quan sát
các bộ phận và chi tiết thực tế.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a) Xác định mục tiêu và hình thức của đề kiểm tra
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


23

- Theo định hướng đổi mới, mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả học tập chủ đề sẽ thực hiện
theo hướng phát triển năng lực học sinh và liên môn.
- Hình thức kiểm tra đánh giá sẽ thực hiện kết hợp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận và
mô hình.
b) Kiểm tra đánh giá từng đề tài: Đề tài này được chia làm nhiều chủ đề
Chủ đề 1: Phân loại động cơ điện xoay chiều
Chủ đề 2: Khái niệm về động cơ điện và động cơ không đồng bộ
Chủ đề 3: Cấu tạo đơn giản động cơ không đồng bộ
Chủ đề 4: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ
Chủ đề 5: Một số ví dụ về mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha và ứng dụng

của động cơ điện xoay chiều một pha trong thực tiễn.
Chủ đề 6: Động cơ không đồng bộ ba pha.
Chủ đề 7: Cách tạo ra từ trường quay của động cơ không đồng bộ ba pha.
Chủ đề 8: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
Chủ đề 9: Cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha
Chủ đề 10: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà
c) Câu hỏi kiểm tra đánh giá từng chủ đề của đề tài
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Theo nguyên lý làm việc, động cơ điện được chia thành các loại nào sau đây
A. động cơ một pha và ba pha

B. động cơ đồng bộ và ba pha

C. động cơ một pha và ba pha

D. động cơ đồng bộ và không đồng bộ

Câu 2: Trong thực tế, hiện nay thường sử dụng động cơ
A. động cơ điện xoay chiều hai pha

B. động cơ không đồng bộ

C. động cơ đồng bộ

D. máy biến áp

Câu 3: Động cơ điện là thiết bị dùng để biến đổi:
A. điện năng thành nhiệt năng.
B. điện năng thành hóa năng.
C. \điện năng thành quang năng.

D. điện năng thành cơ năng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều chạy qua
nam châm điện.
B. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho nam châm vĩnh cửu hình chữ U
quay đều quanh trục đối xứng của nó.
C. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều một pha chạy
qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha.
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


24

D. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện một chiều chạy qua nam
châm điện.
Câu 5: Động cơ điện không đồng bộ có tốc độ quay của Rôto (n ) và tốc độ quay của từ
trường (n1 ) quan hệ với nhau như thế nào?
A. n = n1
B. n < n1
C. n > n1
D. n = 2 n1
Câu 6 : Trong động cơ điện 1 pha, người ta sử dụng tụ điện nhằm mục đích:
A. tăng công suất cho động cơ.
B. giảm điện áp đặt vào động cơ.
C. tạo góc lệch pha giữa dòng điện dây quấn chính và dây quấn phụ.
D. Dùng để giảm nhiệt độ cho động cơ lúc làm việc.
Câu 7: Động cơ điện 1 pha và 2 pha có 2 dây quấn đặt lệch trục nhau 1 góc ….?
A. 90o điện
B. 120o điện
C. 150o điện

D. 180o điện
Câu 8: Động cơ nào có thiết bị điều chỉnh tốc độ, trong các động cơ sau :
A. Máy bơm nước.
B. Tủ lạnh.
C. Quạt bàn.
D. Máy lạnh.
Câu 9: Hãy mô tả cấu tạo động cơ không đồng bộ điện xoay chiều ba pha
a) Stato( phần tĩnh): gồm lõi thép và dây quấn
+ Lõi thép: gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây
quấn.
+ Dây quấn: là dây đồng được phủ sơn cách điện. Gồm ba cuộn dây: AX, BY, CZ.
b) Rôto( phần quay): gồm lõi thép và dây quấn
+ Lõi thép: làm bằng các lá thép kỹ thuật điện mặt ngoài xẻ rãnh ghép lại thành hình trụ, ở
giữa có lỗ để lắp trục động cơ.
+ Dây quấn: có hai kiểu
- Kiểu roto lồng sóc
- Kiểu roto dây quấn.
Câu 10: Trình bày nguyên lí hoạt động của động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha ?
Khi cho dòng điện ba pha vào ba dây quấn stato thì trong dây quấn sẽ có từ trường
quay, nó quét qua các dây quấn kín mạch của rôto, làm xuất hiện trong các thanh dẫn suất
điện động và dòng điện cảm ứng. Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các thanh
dẫn có dòng điện cảm ứng này tạo ra mômen quay kéo rôto quay theo chiều quay của từ
trường với tốc độ n < n1.
+ n1 =

60 f
( vòng/phút): tốc độ quay của từ trường
p

+ Sự chênh lệch tốc độ giữa từ trường quay và tốc độ rôto gọi tốc độ trượt:

n2 = n1 - n
n2

+Tỉ số s = n gọi là hệ số trượt tốc độ
1
Câu 11: Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ.
A. Hoạt động được với các dòng điện ngược pha nhau.
Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


25

B. Được cấu tạo bởi ba cuộn dây không đồng bộ nhau.
C. Rôto quay không đồng bộ với từ trường quay của stato.
D. Có cấu tạo của stato và rôto ngược với động cơ đồng bộ.
Câu 12: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha:
A. Rôto là bộ phận tạo ra từ trường quay.
B. Tốc độ quay của rôto bằng với tốc độ quay của từ trường.
C. Chuyển động quay của stato được dùng để làm quay các máy.
D. Stato là bộ phận tạo nên từ trường quay.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Động cơ không đồng bộ ba pha
A. tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.
B. biến điện năng thành cơ năng.
C. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.
D. có tốc độ góc của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.
Câu 14: Rôto của một động cơ khộng đồng bộ quay với tốc độ 900(vòng/phút) thì từ
trường quay có thể quay với tốc độ nào sau đây?
A. 600 (vòng/phút)

B. 800 (vòng/phút)


C. 1000 (vòng/phút)

D. 700 (vòng/phút)

Câu 15. So sánh tốc độ giữa động cơ điện KĐB 3 pha có 3 cặp cực và 6 cặp cực với tần
số 50Hz.
A. 3 cặp cực có tốc độ quay chậm hơn 6 cặp cực.
B. 3 cặp cực có tốc độ quay nhanh hơn 6 cặp cực.
C. 3 cặp cực có tốc độ quay bằng hơn 6 cặp cực.
D. 3 cặp cực có tốc độ quay gấp 4 lần 6 cặp cực.
Câu 16. Động cơ có kí hiệu:Y/Δ- 380/220 mà lưới điện có điện áp dây là 380V thì dây
quấn của động cơ phải đấu
A. Tam giác.
B. Hình sao.
C. Sao/Tam giác.
D. Tam giác/sao.
* Đáp án: là phần tô màu đỏ
* Chủ đề này được soạn nhờ hình ảnh của Viole,. xin chân thành cám ơn Violet.

Sáng kiến kinh nghiệm – Người thực hiện: Mai Văn Minh – Năm học 2015 - 2016


×