Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Doc thu sieu ky nang luyen de megabook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.94 KB, 32 trang )

BẢN ĐỌC THỬ

Mega book
Chuyên Gia Sách Luyện Thi

Trang chủ: Megabook.vn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

ĐỀ SỐ 3
Đề thi gồm 2 trang


BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
ӹӹ Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm,
Anh nhớ em, em hỡi! anh nhớ em
...
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm


Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi,
Mà kỷ niệm ơi, còn gọi ta chi....”
(Xuân Diệu, Tương tư chiều)

Câu 1. Hãy cho biết nội dung chính và cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ?
Câu 2. Phân tích tác dụng của hai phép tu từ trong văn bản?
Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về câu thơ: Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi.
Câu 4. Từ nội dung văn bản, anh / chị hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của nỗi nhớ
trong cuộc sống.

ӹӹ Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu
tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam
hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú
hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học
32


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất
cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước
từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi…Vì thế, đối với người An Nam chúng ta,
chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình.
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

Câu 5. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 6. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?
Câu 7. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
Câu 8. Đoạn trích gợi cho anh / chị suy nghĩ gì về vai trò của tiếng mẹ đẻ (trong

đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết câu).

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)

Tác giả Cửu Bả Đao, trong tiểu thuyết “Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo
đuổi”, đã cho rằng:

“Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm
lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa”.
Lấy cảm hứng từ câu nói trên, anh / chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình bằng
một bài văn khoảng 600 chữ về ý nghĩa và giá trị của tuổi trẻ trong cuộc đời mỗi
con người?
Câu 2. (4.0 điểm)

Phân tích tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân?

33


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ

3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm)


ӹӹ Nội dung chính và cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ:
Đoạn thơ trên đã bày tỏ cảm xúc của nhân vật trữ tình là nỗi tương tư khi
hoàng hôn buông xuống. Đó cũng là khoảng thời gian mà con người dễ nảy
sinh tâm trạng, đặc biệt là những kẻ đang yêu. Với một tâm hồn luôn đắm say
như Xuân Diệu, nhà thơ đã khắc họa nỗi nhớ tha thiết trong tình yêu: không
chỉ là nhớ em - nhớ tiếng, nhớ hình, nhớ ảnh, nhớ đôi môi, đôi mắt,... Tất cả
những cảm xúc ấy xuất phát từ khát vọng sống mãnh liệt, tự tin ở chính mình,
tin tưởng ở tình yêu, ở cuộc đời.
Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ.
Câu 2 (0.25 điểm)

ӹӹ Phân tích tác dụng của hai phép tu từ trong văn bản:
- Phép điệp từ, đặc biệt là từ nhớ được lặp đi lặp lại, có tác dụng bộc lộ cảm
xúc chủ đạo của đoạn thơ.
- Phép nhân hóa: “mặt trời đi ngủ sớm,”, “Gió bao lần, từng trận nhớ
thương đi.”
- Tác dụng: khắc họa hoàn cảnh tương tư và khiến cho thiên nhiên trở nên
có hồn, diễn tả được những cảm nhận trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Câu 3 (0.25 điểm)

Câu thơ “Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,” mang ý nghĩa độc đáo: Nỗi
nhớ không chỉ là nhớ em, nhớ tiếng, nhớ hình, nhớ ảnh, nhớ đôi môi, đôi mắt,
mà khi được sống trong nỗi nhớ ấy, con người còn nhớ chính mình: Nhớ anh
của ngày tháng xa khơi,”. Đó là lúc con người được sống trong phần người tốt
đẹp nhất, với bao niềm tin. Câu thơ giúp chúng ta hiểu hơn tấm lòng tha thiết
với cuộc đời của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu.
34


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn


Câu 4 (0.5 điểm)

Từ nội dung văn bản, có thể thấy được vai trò của nỗi nhớ trong cuộc sống.
Đó là một cảm xúc đẹp của con người, đặc biệt là cảm xúc trong tình yêu. Nỗi
nhớ là biểu hiện của tình cảm chân thành. Trong cuộc sống con người có những
nỗi nhớ như nhớ quê hương, đất nước, nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình, người thân,
nhớ bạn bè, hay nhớ những kí ức đẹp của tuổi thơ... Nỗi nhớ giúp chúng ta thấy
trân trọng hơn cuộc sống này, và cảm xúc nhớ cũng là biểu hiện của những con
người giàu tình cảm, tình người.
Câu 5 (0.25 điểm)

Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 6 (0.25 điểm)

Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.
Câu 7 (0.5 điểm)

Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với việc đấu tranh giải phóng dân tộc, đối với
An Nam cũng vậy, một khi chúng ta không giữ gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ là
chúng ta đã từ chối sự tự do của dân tộc mình.
Câu 8 (0.5 điểm)

- Về hình thức: đoạn văn ngắn gọn khoảng 7 câu, có sử dụng phép nối
dùng để liên kết và gạch chân dưới phép nối (có chú thích)
Phép nối : Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan
hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí,
cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…
Ví dụ: “Thậm chí, đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông
tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn

giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo.” (Hồ Chí Minh)
Ở ví dụ trên phép nối được thể hiện bằng từ “tuy vậy”: Có tác dụng biểu thị
sự đối lập giữa câu trước và câu sau về ý.

- Về nội dung:
+ Tiếng mẹ đẻ là sản phẩm ngôn ngữ của dân tộc để tạo ra bản sắc riêng
của từng dân tộc. Đó là tiếng nói của nhân dân ta, tiếng của tổ tiên, ông bà, của
35


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

cha, của mẹ, tiếng của những người thân yêu. Tiếng nói không chỉ đơn thuần là
phương tiện giúp ta giao tiếp, thể hiện tâm tư, tình cảm mà tiếng nói có ý nghĩa
vô cùng thiêng liêng. Nó là một trong những phương diện khẳng định độc lập
của dân tộc.
+ Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước cha ông ta đã
giữ gìn tiếng mẹ đẻ đến ngày hôm nay. Vì thế chúng ta cần có ý thức giữ gìn,
phát huy cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)

Về hình thức: 0.5 điểm
Về sáng tạo: 0.25 điểm
Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)
Suy nghĩ gì về ý nghĩa và giá trị của tuổi trẻ trong cuộc đời mỗi con người.
Triển khai vấn đề nghị luận: (1,75 điểm)
Mở bài


Khi nghĩ về ý nghĩa và giá trị của tuổi trẻ đã qua hay đang sắp tới chúng ta
nghĩ gì? Trong tiểu thuyết “Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi”, tác giả Cửu
Bả Đao đã nói hộ chúng ta: “Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù
cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn
mưa ấy lần nữa”.
Thân bài

+ Giải thích ý kiến: (0.25 điểm)
• Tuổi thanh xuân là tuổi trẻ. Tuổi trẻ như mùa xuân tươi đẹp của cuộc đời.
• Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào: sức sống của tuổi trẻ mạnh

mẽ nhưng tuổi trẻ qua cũng qua nhanh.

• Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình

trong cơn mưa ấy lần nữa: Trong cuộc đời mỗi con người, tuổi trẻ là khoảng
thời gian rực rỡ, tràn đầy nhiệt huyết sống, dù nó diễn ra như thế nào nhưng
khi nó trôi qua vẫn thấy tiếc nuối và dằn vặt. Dù xảy ra chuyện gì, dù có những
36


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

sai lầm, vấp ngã, khổ đau nhưng tuổi trẻ vẫn là khoảng thời gian đáng quý nhất
của mỗi người mà ai đi qua rồi vẫn ao ước được một lần quay trở lại.
• Câu nói nhắc nhở chúng ta những giá trị và ý nghĩa của tuổi trẻ, cần có ý

thức trân trọng và sống xứng đáng với tuổi trẻ.
+ Bàn luận vấn đề: (1.25 điểm)


• Tuổi thanh xuân không còn là trẻ con, sống trong sự bao bọc của gia

đình, thầy cô nhưng cũng không là tuổi già. Nó có những điều mà lứa tuổi khác
không có: trưởng thành, hoàn thiện hơn so với thời niên thiếu, có sức khỏe và
quỹ thời gian hơn tuổi già. Vì thế cơ hội mở ra nhiều hơn với tuổi trẻ. Tuổi trẻ
khao khát trải nghiệm. Vì thế ở tuổi trẻ, con người dám sống thật với bản thân
mình, mạnh dạn dấn thân, can đảm theo đuổi đam mê.
• Mỗi người trong chúng ta rồi ai cũng từng đi qua tuổi trẻ. Tuổi trẻ mọi

thời đại chính là niềm tự hào và sức mạnh của dân tộc. Ở bất cứ thời đại nào
tuổi trẻ luôn được coi là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật
chính góp phần tạo nên dáng đứng cho mỗi dân tộc.
• Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng

chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, những thành tựu
trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,... ra đời. Tuổi trẻ ngày
nay có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự
do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lí tưởng,
họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai
phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.
• Thời đạn bom, đã có một thế hệ trẻ sẵn sàng hi sinh tuổi xuân của mình

để giữ tuổi xuân cho đất nước như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm…
Thời hòa bình, có những tấm gương tuổi trẻ khiến chúng ta tự hào. Họ biết biến
ước mơ thành hiện thực, họ biết vượt qua nghịch cảnh của bản thân để vươn tới
thành công; họ biết theo đuổi đam mê học tập và nghiên cứu. Trong bối cảnh
hội nhập thấy tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận
mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống dân tộc.
• Có một thực tế đáng buồn là còn nhiều bạn trẻ không biết trân trọng thời


thanh xuân. Họ sống ỷ lại, dựa dẫm, không có lí tưởng. Có người lại sống thực
dụng, thờ ơ, hờ hững, vô cảm với cuộc đời. Có người sống gấp, sống vội, điên
37


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

cuồng chạy theo các trào lưu tiêu cực, các tệ nạn xã hội như một cách thể hiện
mình. Có người chìm đắm trong thế giới ảo, trong những trò chơi điện tử,…
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: (0.25 điểm)
• Là một người trẻ tuổi cần ý thức được thế kỉ XXI là thế kỉ của sự phát

triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp
đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất
cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Vì thế học sinh cần rèn
luyện tư chất của mình. Thiết nghĩ những người nắm trong tay vận mệnh của
đất nước cần phải ra sức rèn đức, luyện tài, chăm chỉ học tập kiến thức và kĩ
năng sống, xác định được cho mình một lí tưởng sống đúng đắn.
• Đối với những học sinh đang đứng trước một kì thi lớn, đứng trước cánh

cửa mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đời, giai đoạn của sự trưởng thành
càng cần phải đặt ra câu hỏi: sống như nào để có ích, có ý nghĩa. Đừng để bản
thân phải nghĩ về tuổi trẻ của mình với nhiều day dứt và dằn vặt vì đã không
biết trân trọng, không biết nâng niu tuổi trẻ. Hãy để những tháng năm tuổi trẻ
đẹp như mùa xuân.
Kết bài

Đời người thật đáng quý. Vì thế hãy sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì
những năm tháng được coi là rực rỡ nhất đã sống hoài, sống phí. Hãy sống sao
để thời thanh xuân mạnh mẽ như một cơn mưa rào, “Dù cho bạn từng bị cảm

lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa”.
Câu 2 (4.0 điểm)

Về hình thức: 0.5 điểm
Về sáng tạo: 0.5 điểm
Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm).
Tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Triển khai vấn đề nghị luận: (2.5 điểm)
Mở bài

+ Giới thiệu tác phẩm và tác giả: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân nằm
trong tập truyện Vang bóng một thời (1940). Khác với nhiều cây bút cùng thời,
38


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

Nguyễn Tuân trở về lục tìm trong quá khứ dân tộc những nét đẹp văn hóa với
nhiều thú chơi tao nhã. Một trong những thú vui của các bậc trí thức phong
kiến xưa chính là thú chơi chữ.
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu chuyện không chỉ cuốn hút người đọc
ở nét đẹp văn hóa dân tộc, mà còn ở một tình huống độc đáo mà nhà văn tạo
nên, đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng cũng như làm bật lên tính cách của
các nhân vật.
Thân bài

+ Tiền đề phân tích:
• Nêu nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Phần này học


sinh tham khảo Ghi nhớ trong SGK.
• Tình huống truyện là gì?

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của truyện ngắn
chính là tình huống truyện. Tình huống truyện càng đặc sắc, câu chuyện càng
hấp dẫn bao nhiêu thì truyện càng dễ thành công bấy nhiêu.
Tình huống truyện là một khoảnh khắc về thời gian, một lát cắt của câu
chuyện, một sự kiện đột biến, cụ thể là hoàn cảnh có vấn đề mà tác giả đặt nhân
vật vào để nhân vật được thử thách và bộc lộ tính cách, hoặc tâm lí đưa câu
chuyện lên cao trào và thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Như vậy tình
huống truyện có vai trò trong việc xây dựng nghệ thuật và nội dung cho truyện.
Về nghệ thuật: tình huống tạo cho tác phẩm tự sự độc đáo, hấp dẫn, bất ngờ
và khơi gợi trí tò mò, hứng thú, chờ đợi ở người đọc.
Về nội dung: tình huống cùng với các yếu tố khác trong tác phẩm bộc lộ tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm (thông qua tình cảm, thế giới tâm hồn, quan điểm,
thái độ của nhân vật).
+ Trọng tâm phân tích: Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ người tử
tù” của Nguyễn Tuân
• Đánh giá, tóm lược tình huống:

Tình huống diễn ra qua một số cảnh chính sau đây. Đầu tiên, thầy thơ lại
và viên quản ngục nhận được phiến trát ở cấp trên là phải tiếp nhận một toán
tử tù mà người cầm đầu là Huấn Cao. Kế đó nhà văn tập trung miêu tả một số
cảnh phụ như nỗi sợ của viên quản ngục và thái độ kiêu bạc, bất cần, lạnh lùng
39


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

của Huấn Cao. Cuối cùng là cảnh tượng Huấn Cao cho quản ngục chữ ở trong

tù ngục. Đó là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Toàn bộ ý nghĩa của câu
chuyện được tập trung ở phần cuối truyện.
Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ người tử tù” éo le, chứa đầy mâu
thuẫn kịch tính. Đó là sự gặp gỡ hết sức oái oăm giữa quản ngục và Huấn Cao.
Hai người này nếu xét về mặt xã hội là đối địch nhau, nhưng nếu xét ở phương
diện nghệ thuật và cái đẹp thì họ là những tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, những
tri âm, tri kỉ của nhau:
Một người là đại diện cho bộ máy cai trị của chế độ đương thời thối nát,
còn người kia lại cầm đầu một cuộc nổi loạn để chống lại chính cái chế độ ấy.
Mặt khác, một người có tài hoa và khí phách còn người kia lại ngưỡng mộ khí
phách và tài hoa (Huấn Cao người có tài viết chữ đẹp, quản ngục lại suốt đời,
nhất là từ khi vỡ chữ thánh hiền luôn mơ ước có được những dòng chữ của bậc
tài hoa ấy).
Huấn Cao chỉ cúi đầu trước thiên lương cao khiết của con người, trong
khi đó quản ngục lại là “một tấm lòng trong thiên hạ”. Cả hai nhân vật đều có
những phẩm chất cao quý mà chính họ rất trân trọng, tôn vinh.
Oái oăm thay giờ đây bậc tài hoa ấy lại sa chân vào chốn lao tù nơi quản
ngục có quyền sinh sát. Làm sao có thể mở lời xin chữ được đây? Quản ngục
phải chọn một trong hai con đường: hoặc là phản bội lại con người xã hội, hoặc
phải phản bội lại cái “tôi” cá nhân của mình - cái tôi phụng sự cái đẹp. Quản
ngục muốn làm tròn bổn phận của một viên cai ngục thì buộc phải chà đạp lên
tấm lòng tri kỉ tri âm của mình, đau khổ biết chừng nào? Trái lại, nếu viên quản
ngục muốn sống theo cái đạo của một con người tri âm tri kỉ thì buộc phải phản
bội chức trách của một viên quan coi ngục, liệu người dưới có tố cáo với quan
trên? Thầy quản đã sống trong những trăn trở, suy tư, lo lắng. Trong hoàn cảnh
này, thầy quản chỉ có thể lựa chọn một. Sự lựa chọn theo hướng nào đều bộc lộ
bản chất của nhân vật, đồng thời thể hiện khuynh hướng của người cầm bút.
Cuối cùng, mâu thuẫn kịch tính được giải quyết bằng việc cho chữ.
• Ý nghĩa tình huống: Tình huống truyện góp phần bộc lộ tính cách, hoặc


tâm lí nhân vật; đưa câu chuyện lên cao trào và thể hiện chủ đề, tư tưởng của
tác phẩm.
40


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

Với quản ngục:
Nhân vật phải đối diện với một thực tế oái oăm, bề ngoài ông ta là một viên
quan của triều đình phong kiến thối nát, bên trong ông ta lại tôn thờ những giá
trị cao quý trên đời, đó là khí phách và tài hoa của Huấn Cao.
Có một cuộc đấu tranh âm thầm gay gắt trong nội tâm của quản ngục. Thật
khó mở lời để nói ra sở nguyện bởi ông không chỉ phải đối diện với phép nước
mà còn phải đối diện với thái độ khinh bạc của Huấn Cao - một người “uy vũ
bất nâng khuất, bần tiện bất năng di”, rất “khoảnh” trong việc cho chữ. Nắm giữ
trong tay tử tù Huấn Cao mà quản ngục không dám can đảm giáp mặt “một
người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây ông Huấn bị hành hình mà
không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời”.
Lúc đầu có vẻ như quản ngục là người cam chịu, yên phận chẳng khác gì
những kẻ cũng địa vị đương thời bởi vì vẫn phải giở những mánh khóe lạnh lùng
đối xử với tù nhân. Thế nhưng đến khi gặp Huấn Cao, độc giả nhận ra trong con
người quản ngục tồn tại mầm sống xanh tươi của cái đẹp, chỉ chờ cơ hội vươn lên.
Khi khai thác nhân vật này, Nguyễn Tuân cũng đã khai thác ở khía cạnh
độc đáo, khác thường. Bên cạnh Huấn Cao, quản ngục cũng có phẩm chất nghệ
sĩ, trái ngược hoàn toàn với thân phận và hoàn cảnh. Lúc đầu khi nói chuyện
với thầy thơ, quản ngục tỏ ra dửng dưng “chuyện triều đình quốc gia, chúng ta
biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Lỡ ra lại vạ miệng thì khốn”. Nhưng khi chỉ còn
lại một mình, quản ngục băn khoăn đến tận khuya “những đường nhăn nheo
của khuôn mặt tư lự bây giờ đã biến mất hẳn.Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao
xuân bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Con người nghệ sĩ ấy đã nhìn sáu tên tù

mới vào với cặp mắt hiền lành và “lòng kiêng nể tuy cố giữ kín đáo mà đã quá
rõ rồi”. Khi kiểm điểm tù nhân và trong những ngày Huấn Cao ở tù, ngục quan
thể hiện sự kính trọng đặc biệt. Cho đến khi đích thân quản ngục còn xuống
tận phòng giam khép nép hỏi Huấn Cao có cần thêm gì không và bị Huấn Cao
mắng mỏ khinh bạc thì y cũng chỉ “lễ phép lui ra với một câu “Xin lĩnh ý”. Và
từ hôm ấy cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước, duy chỉ
có ý là không để chân vào buồng giam ông Huấn”. Năm bạn đồng chí của ông
cũng được biệt đãi như thế.
Diễn biến nội tâm và hành động ứng xử của quản ngục cho thấy tấm lòng
41


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

“biệt nhỡn liên tài”, biết tiếc người tài là biểu hiện của nhân cách cao đẹp, thanh
tao ở ngục quan. Quản ngục chọn nhầm nghề nhưng “gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn”. Thiên lương của quản ngục không bị cái xấu và cái ác làm cho
hoen ố. Nguyễn Tuân đã thốt lên “ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những
cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã và những người có tâm điền tốt, thẳng
thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
Tác giả xây dựng nhân vật trong tình huống oái oăm giữa lằn ranh của cái
ác và cái thiện, giữa cái xấu và cái đẹp để khẳng định sức mạnh và sự lên ngôi
của cái đẹp và cái thiện.

Với Huấn Cao:
Ở Huấn Cao có hai con người cùng tồn tại, đó là con người nghệ sĩ và con
người nghĩa sĩ. Huấn Cao là một hình tượng nghệ thuật ẩn dụ để bộc lộ ý đồ, tư
tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Tinh thần nổi loạn, chống lại triều đình thối
nát đương thời thể hiện tình cảm yêu nước thầm kín, mãnh liệt cùng với đó là
sự yêu quý đến tôn thờ và sùng bái cái đẹp.

Tình huống gặp gỡ đặc biệt với quản ngục là cách nhà văn xây dựng vẻ
đẹp của Huấn Cao từ nhiều góc nhìn: để cho nhân vật tự bộc lộ và để cho quản
ngục đánh giá Huấn Cao theo kiểu “vẽ mây nảy trăng”. Từ những suy nghĩ của
quản ngục đã giúp độc giả biết được Huấn Cao là người có tài viết chữ nhanh
và đẹp. Tài ấy ở mức phi thường “nổi tiếng cả vùng tỉnh Sơn”, “chữ ông Huấn
đẹp lắm, vuông lắm”, mỗi tác phẩm của ông được người đời tôn xưng như một
báu vật “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở đời”. Mỗi chữ của
ông Huấn là chữ của bậc tài hoa, quân tử bởi nét chữ vuông, khỏe khoắn. Ông
Huấn viết chữ từ tâm, mỗi con chữ là cuộc đời “những nét chữ vuông tươi tắn
nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người”. Có lẽ Nguyễn
Tuân cũng rất tâm đắc khi hạ bút nhận xét “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”,
chữ “lắm” đã nâng vẻ đẹp của Nguyễn Tuân lên tầm đặc biệt. Tài năng ấy khiến
cho người khác phải say mê, ngưỡng mộ, thái độ sùng bái của quản ngục đã nói
rất rõ điều đó. Ngay từ khi mới gặp Huấn Cao, quản ngục đã quên trọng trách
của một nhà hành pháp để đau đáu một khát vọng xin chữ. Rõ ràng tài hoa của
Huấn Cao đạt đến mức độ hơn người và niềm say mê cái đẹp của quản ngục
cũng thật là khác thường. Cái đặc biệt này gặp cái đặc biệt khác khiến Huấn Cao
càng trở nên rực rỡ.
42


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

Ông Huấn Cao có tài nhưng dám từ bỏ công danh để xả thân cho đại
nghĩa, phất cờ dấy binh chống lại triều đình để trở thành kẻ đại nghịch. Bị khép
vào tội tày đình nhưng vẫn xuất hiện giữa chốn lao tù với tư thế bất khuất,
đường hoàng, ung dung đến kiêu bạc. Huấn Cao bị cầm tù về thân xác nhưng
tự do về tinh thần, muốn làm gì được nấy, khiến quản ngục cũng phải nể phục.
Kẻ thừa quyền lực ấy chỉ dám nhã nhặn nói “xin lĩnh ý” trước những lời cao
giọng của Huấn Cao.

Hai chữ “thiên lương” đã hoàn thiện bức chân dung Huấn Cao khiến nhân
vật mang đậm sắc thái lí tưởng. Ông có tuyên ngôn sống đầy kiêu hãnh “ta nhất
sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Chỉ
có một nhân cách lớn mới biết đặt cái đẹp lên trước vàng ngọc và quyền thế.
Không những thế ông Huấn còn biết đặt cái đẹp đúng chỗ. Huấn Cao gần như
có hai thái độ đối lập nhau với quản ngục: vừa coi thường, khinh khi lại vừa
hào phóng, trân trọng. Thực tế hai thái độ này đều nhất quán xuất phát từ trong
quan niệm của Huấn Cao chỉ dành cái đẹp cho những người có tấm lòng lương
thiện và biết trọng cái đẹp, “biết giá người”. Khi nhận ra thiện tâm của quản
ngục Huấn Cao đã nói những lời đầy ân hận “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên
tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có
những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng
trong thiên hạ”. Ông đã lấy tấm lòng để đối đãi một tấm lòng. Việc Huấn Cao
đồng ý cho chữ quản ngục không làm dũng khí của ông bị mai một mà còn tôn
lên vẻ đẹp thiên lương trong con người ông.

Cảnh cho chữ:
Với sự gặp gỡ về tâm hồn giữa các nhân vật, hành động thuận tình cho
chữ của Huấn Cao là một hành động tất yếu. Huấn Cao đã đáp lại tấm lòng của
quản ngục như một hành vi đáp nghĩa. Nhưng sự bất ngờ, độc đáo và éo le chưa
dừng lại. Cảnh cho chữ trở thành cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Cái đẹp
được ra đời ngay trong sào huyệt của cái xấu, cái ác.
Không gian cho chữ là nhà nơi nhà tù tối tăm, chật chội, hôi hám mùi phân
chuột và phân gián... đối lập với “bó đuốc sáng rực”, “phiến lụa trắng tinh còn
nguyên lần hồ”, “thoi mực thơm phức” và dòng chữ với “hoài bão tung hoành
của một cuộc đời con người”...
43


Chuyên Gia Sách Luyện Thi


Thời gian, đó là đêm cuối cùng của Huấn Cao trước khi lãnh án: cho chữ
là để lại cái đẹp bất tử với cuộc đời.
Vị thế của các nhân vật đã hoàn toàn hoán đổi: Người tù cổ đeo gông, chân
vướng xiềng, tay thì tô đậm từng nét chữ. Thầy thơ lại thì “tay run run bưng
chậu mực”, còn viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh
dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Người tù trở thành người giáo huấn, giáo
dục nhân cách, còn người coi tù lại là người lĩnh hội sự giáo huấn. Hành động,
tư tưởng của các nhân vật hoàn toàn vượt khỏi cái tình huống oái oăm mà ban
đầu họ phải đối diện. Tình huống bất ngờ đã khẳng định được tư tưởng của cả
thiên truyện. Nguyễn Tuân đã hoàn thành một cuộc hội ngộ giữa những tấm
lòng trong thiên hạ một cách thành công.
Tình huống truyện độc đáo đã khẳng định sự chiến thắng hoàn toàn của
cái đẹp. Hoàn cảnh dù có nghiệt ngã đến đâu thì cái đẹp vẫn được khẳng định,
sự chiến thắng hoàn toàn của ánh sáng đối với bóng tối.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống trớ
trêu để làm rõ nội dung tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi những tâm hồn nghệ
sĩ, vẻ đẹp thiên lương, nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc (nghệ thuật
thư pháp).
Nguyễn Tuân đã kín đáo bộc lộ tinh thần yêu nước, yêu những giá trị tốt
đẹp của dân tộc, thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.
• Cùng góp phần làm nên tình huống truyện thành công là:

Ngôn ngữ được sử dụng khéo léo. (nhiều từ Hán Việt đậm màu sắc cổ kính).
Những hình ảnh giàu giá trị thẩm mĩ.
Lối so sánh đối lập của khuynh hướng lãng mạn để tôn vinh vẻ đẹp đến
mức lí tưởng ở nhân vật trung tâm.
Kết bài

"Chữ người tử tù" thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ

thuật.  Trong đó tình huống truyện đã góp phần khẳng định sự tài hoa, uyên bác
cùng niềm tin mãnh liệt của nhà văn về khả năng “thanh lọc cuộc đời” của cái
đẹp. Nói như Đôtxtôiepxki - người có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của người
nghệ sĩ lãng mạn Nguyễn Tuân “Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại”.
44


WHEREREVER YOU GO, GO WITH
ALL YOUR HEART

Ghi nhớ hành trình luyện thi Thành Công
Hành trình luyện thi Thành Công sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập, phát
hiện lỗ hổng kiến thức, ghi nhớ những từ khóa quan trọng. Giúp em ôn tập
nhanh nhất trong thời gian nước rút.
Các em hãy lưu lại để dễ dàng ôn tập nhé.

Ngày ............................................................
Thi lần ........................................................
Số điểm đạt được ........................../ 10
STT

Những câu sai

Thuộc chủ đề nào


Rút kinh nghiệm gì từ những câu sai?
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
45


................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Bài học và kiến thức rút ra từ đề thi này.
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

Sự thỏa mãn nằm trong nỗ lực,
chứ không phải trong mục đích đạt
được. Nỗ lực càng nhiều, chiến thắng
càng vẻ vang.


Bạn có biết anh ấy không? Anh ấy là Nich Vujicic
Hãy tìm tên anh ấy trên google để được anh ấy truyền cảm hứng nhé!

46


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

ĐỀ SỐ 4
Đề thi gồm 3 trang


BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
ӹӹ Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp
nhất (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến.
Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính
hiệu yêu mến Paris… Trong những cuộc phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một
cái thú vô song chỉ người Hà Nội có - ta nên chú ý đến những nét đổi thay của
thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân
mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội
cũng như ta.
Hà Nội có một quyến rũ đối các người ở nơi khác… Ở những hang cùng
ngõ hẻm ở nơi khác… Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xã, hay ở những
nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một

phương trời để cố trông cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để
cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho người ở Hà Nội, chúng ta
khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả vẻ đẹp của Hà
Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang
ra khắp mọi nơi.
(Thạch Lam, Hà Nội 36 phố phường)

Câu 1. Hai đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. Đoạn trích gợi cho anh / chị những tình cảm gì với thủ đô yêu dấu.

47


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

ӹӹ Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 7:
THỜI GIAN

Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
      như tiếng sỏi
                     trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
                                  còn xanh
Riêng những bài hát
                                   còn xanh
Và đôi mắt em

                      như hai giếng nước.
(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)

Câu 4. Bài thơ chia thành hai phần. Hãy xác định ranh giới và nội dung chính
của từng phần?
Câu 5. Anh / chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai từ “còn xanh” trong đôi câu
thơ: “Riêng những câu thơ còn xanh/ Riêng những bài hát còn xanh”?
Câu 6. Ghi lại đáp án đúng của câu hỏi sau: Đặc sắc nghệ thuật của hai phần
trong bài thơ là gì?

1. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập.
2. Sử dụng nghệ thuật so sánh.
3. Sử dụng biện pháp ẩn dụ.
Câu 7. Bài thơ gợi cho anh / chị những suy nghĩ gì về thời gian?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
48


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

Nhưng theo thống kê trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015, nhiều điểm
thi trên cả nước “nghỉ sớm” vì không có thí sinh dự thi môn lịch sử. Có điểm
thi, cả Hội đồng thi chỉ phục vụ một thí sinh.

Anh / chị có suy nghĩ gì về hiện trạng học sinh không thích học môn Lịch
sử và hiểu biết hạn chế về lịch sử nước nhà như hiện nay. Hãy bày tỏ trong một
bài văn khoảng 600 chữ.
Câu 2. (4.0 điểm)

Phân tích hình tượng nhân dân anh hùng trong tác phẩm Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành.

49


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ

4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm)

Hai đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép lặp (lặp từ “Hà Nội”), cùng
nói tới đối tượng là Hà Nội và bày tỏ cảm xúc của người viết với mảnh đất này.
Câu 2 (0.5 điểm)

Nội dung chính của đoạn trích: Từ ý thức sâu sắc về vị trí và vẻ đẹp của Hà
Nội ba mươi sáu phố phường, đoạn trích bày tỏ lòng yêu mến, niềm tự hào của
tác giả với thủ đô Hà Nội. Đó cũng là tình cảm của bao người dân Việt Nam
nói chung và người Hà Nội nói riêng dành cho thủ đô yêu dấu. Đoạn trích cũng
khơi gợi khuyến khích chúng ta yêu mến hơn nữa Hà Nội dù Hà Nội đổi thay
với cả vẻ tốt hay xấu, gắn bó với Hà Nội dù nó có cả đẹp đẽ và lầm than.

Câu 3 (0.5 điểm)

Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức
thuyết phục. Sau đây là gợi ý:
- Tác giả Thạch Lam đã nói hộ bao người tình cảm yêu mến, gắn bó tự hào
với thủ đô yêu dấu.
- Ý thức thủ đô Hà Nội giữ vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị văn hóa
của cả nước. Đây là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là trái tim hồng của cả nước.
- Hà Nội ngày nay đang diễn ra sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới. Giữa
những nhộn nhịp, hiện đại người ta vẫn tìm thấy những nét gia phong, xưa cũ
mang đậm bản sắc văn hóa của đất kinh kì từ kiến trúc đến nếp nghĩ, nếp sống
của con người. Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung cần có ý
thức giữ gìn, phát huy những truyền thống đẹp đẽ của dân tộc, xây dựng thủ đô
thân thiện, hòa bình, truyền thống mà văn minh.
Câu 4 (0.5 điểm)

Bài thơ được chia làm hai phần.
- Phần 1( 4 câu thơ đầu): Sức tàn phá của thời gian.
50


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

- Phần 2 (3 câu cuối): những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với
thời gian.
Câu 5 (0.25 điểm)

Từ “còn xanh” trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả sự tồn tại mãi mãi với thời gian
Câu 6 (0.25 điểm)


Đặc sắc nghệ thuật của hai phần trong bài thơ là: 1. Sử dụng biện pháp
tương phản, đối lập.
Câu 7  (0.5 điểm)

- Thời gian trôi nhanh, không dừng lại. Thời gian từ từ, lặng lẽ tàn phá dần
từng phần cuộc đời con người. Kỉ niệm của đời người cũng rơi vào quên lãng,
vô tăm tích như hòn sỏi rơi vào cái giếng cạn chẳng có tiếng vang gì. Thời gian
xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người.
- Nhưng có những điều nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian: văn
học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu.
- Niềm tin tưởng và thái độ trân trọng đối với văn học nghệ thuật và tình
yêu đôi lứa.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)

Về hình thức: 0.5 điểm
Về sáng tạo: 0.25 điểm
Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)
Hiện trạng học sinh không thích học môn Lịch sử và hiểu biết hạn chế về
lịch sử nước nhà.

Triển khai vấn đề nghị luận:
Mở bài

+ Giới thiệu câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng căn dặn:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

51


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

+ Giới thiệu hiện tượng: Kì thi THPT Quốc gia năm 2015, nhiều điểm thi
trên cả nước “nghỉ sớm” vì không có thí sinh dự thi môn lịch sử. Có điểm thi,
cả Hội đồng thi chỉ phục vụ một thí sinh. Đây là một biểu hiện của hiện trạng
học sinh không thích học môn Lịch sử và hiểu biết hạn chế về lịch sử nước nhà
như hiện nay.
Thân bài

+ Giải thích ý kiến: (0.25 điểm)
• Câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm hiểu

biết lịch sử của mỗi công dân từ đó khơi gợi vai trò ý nghĩa của lịch sử nói chung
và bộ môn lịch sử nói riêng trong giáo dục. Lịch sử chính là điểm tựa của chúng
ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc, của các thế
hệ cha ông. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền
thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ,
tương lai tươi sáng của dân tộc.
• Nhưng hiện tượng trong kì thi THPT Quốc gia đã cho thấy tình trạng

học sinh quay lưng với môn lịch sử, không thích học môn lịch sử từ đó gợi ra
vấn đề đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay đó là sự hiểu biết hạn chế về
lịch sử nước nhà của thế hệ trẻ.
+ Bàn luận: (1.25 điểm)
• Nêu thực trạng: Việc học sinh không thích học môn lịch sử và ít hiểu biết về

truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là một thực

tế đau lòng cho nền giáo dục đất nước: Học sinh xé đề cương ôn thi môn lịch sử
và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này không có trong danh sách các môn
thi tốt nghiệp (năm 2013); Học sinh mừng rỡ khi lịch sử không còn là môn thi bắt
buộc mà là môn thi tự chọn; ít học sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự
chọn (năm 2014). Hằng năm, kết quả điểm thi môn lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và
thi tuyển sinh đại học) thấp một cách bất thường. Năm 2015, kì thi THPT QG diễn
ra nhiều điểm thi trên cả nước “nghỉ sớm” vì không có thí sinh dự thi môn lịch sử.
Có điểm thi, cả Hội đồng thi chỉ phục vụ một thí sinh. Ít người trả lời thông suốt
những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi trên truyền hình, kể cả những người được
xem là học tốt, học giỏi; học sinh gần di tích lịch sử cũng không biết lịch sử di tích
gần mình. Lúng túng khi được hỏi về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nổi bật
52


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

được lấy tên đặt cho các đường, các phố trong nhiều đô thị, không biệt phân biệt
triều đại, các vị vua. Chương trình Chuyển động 24h của VTV thực hiện phóng sự
ngắn tại hai tuyến phố lịch sử Tây Sơn và Đặng Tiến Đông với câu hỏi rất đơn giản
về vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Câu hỏi về mối quan hệ giữa hai cái tên Quang
Trung - Nguyễn Huệ cho các em ở lứa tuổi học sinh. Các em đã khiến hầu hết người
nghe phải bàng hoàng khi đưa ra câu trả lời Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai bố
con, hai anh em, bạn thân chiến đấu. Thậm chí, trong phóng sự, có một em học
sinh còn chắc chắn như đinh đóng cột rằng “Quang Trung là nhà thơ, trường con
chính là trường của ông ấy - trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông
Quang Trung”.  Phóng sự ngắn trên một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động lỗ
hổng lớn về kiến thức lịch sử của học sinh Việt Nam.
• Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân đơn cử như: chương trình, sách

giáo khoa lịch sử khô cứng, không hấp dẫn; nhiều mốc thời gian, sự kiện khó

nhớ khó thuộc gây ra sự rối loạn cho học sinh; thầy, cô dạy không có phương
pháp tích cực, hiệu quả và thiếu nhiệt tình, không truyền được niềm đam mê,
sự hứng thú lịch sử cho học sinh. Phía các kênh tuyên truyền: nặng về cung cấp
thông tin một chiều. Phía cá nhân học sinh: bị thu hút quá mạnh vào những trò
giải trí hấp dẫn quanh mình, bị chi phối của quan niệm thực dụng về việc học
và việc chọn nghề sau này, quá ít người đọc các sách, các tài liệu về lịch sử. Học
sinh không lựa chọn thi lịch sử vì khi thi sử thì các em không có nhiều cơ hội
đa dạng về ngành nghề.
• Tuy nhiên vẫn có học sinh không chọn lịch sử làm môn thi không có

nghĩa là các em không hiểu biết về lịch sử.

• Giải pháp: Đó là phải thay đổi nhận thức của các cấp quản lý giáo dục,

thầy cô giáo đến cha mẹ học sinh và toàn xã hội về vai trò của môn lịch sử trong
giáo dục con người nói chung, giáo dục nhân cách thế hệ trẻ nói riêng. Phải có
sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm, nhận thức đối với môn lịch
sử ở cấp học phổ thông. Hiện nay các thầy cô giáo đã tích cực đổi mới phương
pháp dạy học môn lịch sử để gây nên hứng thú, niềm tự hào dân tộc trong học
sinh. Đề thi lịch sử cũng đã bắt đầu có sự đổi mới…Phải tích lũy kiến thức lịch
sử một cách nghiêm túc hơn, tìm thấy hứng thú ở những câu chuyện nói về
truyền thống hào hùng của cha ông. Phải nuôi dưỡng không ngừng lòng tự hào
dân tộc.
53


Chuyên Gia Sách Luyện Thi

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: (0.25 điểm)
• Cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của môn lịch sử để từ


đó ra sức tìm tòi, học tập, nghiên cứu về nhưng chiến công hiển hách của cha
ông trong lịch sử. Lịch sử là điểm tựa của hiện tại và tương lai. Tất cả chúng ta
cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những
thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa.
• Phê phán những các nhân đi ngược lại lịch sử đất nước, đi ngược lại

truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc:
Kết bài

Hơn lúc nào hết trong bối cảnh hội nhập để giữ vững nền độc lập, chủ
quyền của dân tộc, hiểu về lịch sử dân tộc là cần thiết                                 

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Câu 2 (4.0 điểm)

Về hình thức: (0.5 điểm)
Về sáng tạo: (0.5 điểm)
Về nội dung:
Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)
Hình tượng nhân dân anh hùng trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành.
Cụ thể như sau: (2,5 điểm)
Mở bài

+ Giới thiệu tác giả (phong cách sáng tác của tác giả): Nguyễn Trung Thành
là kiểu nghệ sĩ, chiến sĩ, ông nhập ngũ từ năm mười tám tuổi. Bao năm khoác
áo lính đã giúp ông có một vốn kiến thức sâu sắc về chiến tranh và Tây Nguyên.
Ngòi bút của Nguyễn Trung Thành chỉ thực sự thăng hoa khi viết về chiến

tranh, về Tây Nguyên với cảm hứng sử thi, anh hùng ca.
+ Giới thiệu tác phẩm, vấn đề nghị luận: “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu
cho phong cách sáng tác của nhà văn. Ở đó, người đọc bắt gặp một hình tượng
đẹp đẽ - hình tượng nhân dân anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
54


Siêu kỹ năng luyện đề THPT Quốc gia Môn Ngữ văn

Thân bài

+ Tiền đề phân tích:
• Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:

“Rừng xà nu” được hình thành năm 1965. Đây là thời điểm đế quốc Mĩ
mở cuộc chiến tranh ào ạt tấn công đổ bộ vào Quảng Nam - Đà Nẵng. Nguyễn
Trung Thành tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân chống quân xâm lược
và bè lũ tay sai. Xúc động bởi hình ảnh của những con người dũng cảm bảo vệ
quê hương, khi trở về, ông dự định viết một truyện ngắn về cuộc kháng chiến
của nhân dân ở nơi đây. Nhưng hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn xanh
bất tận của Tây Nguyên đã để lại ám ảnh sâu sắc trong ông. Và “Rừng xà nu” ra
đời từ cảm hứng đó. Sau, tác phẩm được đưa vào tập truyện kí “Trên quê hương
những anh hùng Điện Ngọc” (1969).
• Nêu nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích:

Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử
thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm
đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của
truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên

những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý
nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân
mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên,
cầm vũ khí, chống lại kẻ thù tàn ác.
+ Trọng tâm phân tích: Hình tượng nhân dân anh hùng trong tác phẩm:
• Khái quát:

Nhân dân anh hùng là cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng, anh Xút, bà Nhan,…
Họ mang trong mình nét đẹp của những người anh hùng trong sử thi nhưng
cũng rất hiện đại: Yêu đất nước; gắn bó với quê hương; căm thù giặc; trung
thành với lí tưởng cách mạng; tinh thần, khí phách dũng cảm, hiên ngang, bất
khuất. Họ là những chiến sĩ tiêu biểu trong cuộc chiến tranh nhân dân thời đại
đánh Mĩ. Trong họ sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của dân tộc ta.
55


×