BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HOC
Đại học
kinh doanh và
công nghệ
Hà Nội
BÀI GIẢNG
ĐỀ TIỂU LUẬN CAO HỌC
Môn: KINH TẾ HOC QUẢN LÝ
Phần: K I N H T Ế H Ọ C V I M Ô
*****
Tên chuyên đề:
PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LĨNH
VỰC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Học viên:……………………………………………..
Lớp:…………Lĩnh vực công tác:……………………
1
Hà Nội, năm 2016
2
MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU
1.1.
Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang
là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm
1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại.
Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng
mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt
Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích
cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của
lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường
cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới
nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp
đến cao. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra những tác động tiêu cực
đối với các nền kinh tế như: làm cho quá trình cạnh tranh trở nên gay gắt, có thể
dẫn đến nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp, ngành kinh tế làm ăn kém hiệu
quả, gây thất nghiệp, dễ dẫn đến bất ổn về chính trị và xã hội; Chính phủ các quốc
gia sẽ mất đi một nguồn thu ngân sách do phải cắt giảm thuế quan; đối với các
nước nghèo sẽ thiếu tài chính và các nguồn lực khác cho việc chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, kinh doanh; dễ tạo sự phụ thuộc của nước nghèo, thiếu công nghệ, vốn
vào nước giàu, ảnh hưởng đến sự độc lập dân tộc của các quốc gia yếu thế; Các giá
trị đạo đức truyền thống dễ bị xói mòn bởi văn hoá ngoại lai.
4
Nhằm tăng cường những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cần phải đánh giá và phân tích rõ
nguồn lực quốc gia mình hiện có. Phân tích và so sánh nguồn lực phát triển kinh tế
xã hội giữa các vùng kinh tế với nhau sẽ giúp chúng ta có thấy được những điểm
tương đồng và khác biệt, đồng thời qua đó sẽ phần nào lý giải và tìm ra nguyên
nhân của sự khác biệt đó. Từ đó, đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế trong thời kỳ
hội nhập. Chính vì lý do đó, tôi xin chọn đề tài “Phân tích nguồn lực và giải pháp
phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc
tế”.
1.2.
Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài “Phân tích nguồn lực và giải pháp phát triển lĩnh vực kinh tế đối
ngoại của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” bao gồm các câu hỏi:
1.
2.
3.
4.
Nguồn lực quốc gia là gì?
Phân loại nguồn lực?
Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia
như thế nào?
5.
Các nguồn lực chính bao gồm những gì?
6.
Thực trạng và vấn đề về nguồn lực của Việt Nam trong những năm
gần đây như thế nào?
7.
Thực trạng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam những năm
gần đây như thế nào?
8.
Nhận xét về điểm tích cực và điểm hạn chế trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại của Việt Nam những năm gần đây? Nguyên nhân của điểm hạn chế?
9.
Các giải pháp nhằm hạn chế điểm hạn chế và đẩy mạnh các điểm tích
cực trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm sắp tới
1.3.
như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa các lý luận về nguồn lực quốc gia, khái niệm về hội
nhập kinh tế quốc tế và lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
5
Dựa vào các khái niệm và nội dung của nguồn lực quốc gia, đề tài tiến hành
phân tích thực trạng nguồn lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó
nhận xét điểm tích cực và điểm hạn chế của nguồn lực trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại Việt Nam.
Căn cứ vào việc phân tích nguồn lực của Việt Nam ở phần trên, đề tài đưa ra
các giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời
gian sắp tới.
Phần II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu phân tích nguồn lực Việt Nam (được thu thập từ trang web:
, ...)
Việt Nam có diện tích 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền
và hơn 4.500 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần
và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền,
có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ
Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².
Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng tây
bắc, đông bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất
phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che
phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu
thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy
Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là
6
3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất
canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến tháng 7 năm 2011,
dân số Việt Nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14 trên thế giới. Theo điều tra dân
số và nhà ở giữa kỳ (IPS) 2014 thì 33,1% dân số Việt Nam đang sinh sống tại khu
vực thành thị và 66,9% cư trú ở khu vực nông thôn. Về tỷ số giới tính trung bình
hiện nay là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102
nam/100 nữ và vùng thấp nhất là Đông Nam Bộ với 95 nam/100 nữ.
Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân,
trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn
nhân lực nông dân có gần 63 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực
công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp
từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số;
nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh
nghiệp trung ương gần 1 triệu người.
Về quan hệ đối ngoại: Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995,
gia nhập khối ASEAN năm 1995.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia (gồm
43 nước châu Á, 47 nước châu Âu, 11 nước châu Đại Dương, 29 nước châu Mỹ, 50
nước châu Phi) thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, châu Âu:
46, Châu Mĩ: 28, châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung
tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế
và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan
hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt
Nam
đóng
vai
trò
là
ủy
viên ECOSOC,
ủy
viên
Hội
đồng
chấp
hành UNDP, UNFPA và UPU.
7
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân thấp hơn
nhiều so với giá trị đăng ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm
2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số
dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số
dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các
nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI đăng ký lần lượt là Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Còn theo giá trị FDI thực hiện thì Nhật
Bản giữ vị trí số một. Các tỉnh, thành thu hút được nhiều FDI (đăng ký) nhất lần
lượt là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà
Rịa - Vũng Tàu.
2.2. Phương pháp phân tích
Với vị trí địa lý thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các
ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội
nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Tài
nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển KT – XH
của quốc gia. Nó là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho các quá trình sản xuất,
là một trong những nhân tố tạo vùng quan trọng. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi
đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm
bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và
trong tương lai.
Với nguồn nhân lực dồi dào việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta sẽ
thuận lợi hơn rất nhiều, nhiều dự án đầu tư cần nguồn nhân lực lớn đã được triển
khai ở nước ta như: may mặc, da giày, chế biến thủy hải sản, cơ khí, điện tử, điện
lạnh… giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động xã hội. Để cạnh
8
tranh trên thị trường nhân lực thì không chỉ có yếu tố số lượng đông, giá lao động
rẻ mà yếu tố vô cùng quan trọng là chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện nay quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã được rộng mở. Việt Nam bình
thường quan hệ với các nước lớn, với hầu hết các chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các
nước lớn, các tổ chức quốc tế chủ chốt. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng
cao trên trường quốc tế, đây là nền tảng, thuận lợi cho việc đặt nền móng cho
đường lôứi đối ngoại của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó về
công tác đối ngoại của Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại đáng lưu ý:
Sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức đa phương ở khu vực trên thế
giới còn nhiều hạn chế. Một phần do tình độ tổ chức, quản lý và do thực lực kinh tế
có hạn. Nhưng cần phải khẳng định thêm rằng trong tương lai sự tham gia này là
rất cần thiết.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu dự báo chiến lược của chúng ta còn chưa được
đầu tư thích đáng. Bởi nếu không dự báo được tình hình lường trước những nguy
cơ, đe doạ có thể xảy ra, sẽ rất khó khăn cho chúng ta nếu các thế lực thù địch thay
đổi chiến lược chống phá cách mạnh Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á vừa qua đã và đang nhắc nhở
chúng ta về tinh thần độc lập tự chủ giảm bớt phụ thuộc vào bên ngoài, bởi nếu
phục thuộc quá nhiều vào nước ngoài, khi học cắt giảm liên kết kinh tế rất dễ dẫn
tới mất ổn định về chính trị.
9
Phần III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm nguồn lực quốc gia
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản
quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong
nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế
của một lãnh thổ nhất định.
3.1.2. Phân loại nguồn lực quốc gia
Có 2 nhóm nguồn lực:
a) Nguồn lực trong nước
Nguồn lực trong nước (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên
nhân văn hệ thống tài sản quốc gia đường lối chính sách đang được khai thác.
Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định trong
việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
b) Nguồn lực nước ngoài
Nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ thuật và
công nghệ nguồn vốn kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh...
từ nước ngoài.
Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng thậm chí đặc biệt quan trọng đối
với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Mặc dù có vai trò khác nhau nhưng giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực
nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ hợp tác
bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ
quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nguồn lực trong
nước (nội lực) với nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) thành sức mạnh tổng hợp để
phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
10
3.1.3. Khái niệm lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn bó một cách hữu cơ nền kinh tế
quốc gia với nền kinh tế thế giới góp phần khai thác các nguồn lực bên trong một
cách có hiệu quả.
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là
tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất
địnhvới các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được
thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của
lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
Mặc dù kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế là hai khái niệm có mối quan hệ
với nhau, song không nên đồng nhất chúng với nhau. Kinh tế đối ngoại là quan hệ
kinh tế mà chủ thể của nó là một quốc gia với bên ngoài - với nước khác hoặc với
tổ chức kinh tế quốc tế khác. Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau
giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế.
3.1.4. Vai trò và tác dụng của kinh tế đối ngoại đối với Việt Nam
Có thể khái quát vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại qua các mặt sau đây:
Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi
quốc tế; nối liền thị trường trong nước và thị trường thế giới và khu vực.
Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và
vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA); thu hút
khoa học, kỹ thuật, công nghệ khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng
và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta.
Góp phần tích luỹ vốn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công nghiệp tiên
tiến hiện đại.
11
Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm
tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi hoạt động kinh tế
đối ngoại vượt qua được những thách thức của toàn cầu hoá và giữ đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa.
3.1.5. Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới
Các nước trên thế giới đã và đang tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế dưới các hình thức phổ biến sau:
Khu vực mậu dịch tự do (FTA-Free Trade Area): Đặc trưng cơ bản đó là
những thành viên tham gia khu vực mậu dịch tự do thực hiện giảm thiểu thuế quan
cho nhau. Việc thành lập khu vực mậu dịc tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa
các nước thành viên. Những hàng rào phi thuế quan cũng được giảm bớt hoặc loại
bỏ hoàn toàn. Hàng hoá và dịch vụ được di chuyển tự do giữa các nước. Tuy nhiên
khu vực mậu dịch tự do không quy định mức thuế quan chung áp dụng cho những
nước ngoài khối , thay vào đó từng nước thành viên vẫn có thể duy trì chính sách
thuế quan khác nhau đối với những nước không phải là thành viên. Trên thế giới
hiện nay có rất nhiều khu vực mậu dịch tự do, đó là khu vực mậu dịch tự do Đông
Nam á (AFTA), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự
do Trung Mỹ, Hiệp hội thương mại tự do Mỹ La tinh (LAFTA)...là những hình
thức cụ thể của khu vực mậu dịch tự do.
Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2007, và trong những năm vừa rồi ký
một loạt hiệp định thương mại tự do song phương với những nước như Nhật Bản,
Chile, Hàn Quốc và những hiệp định trong khuôn khổ ASEAN với Ấn Độ, Trung
Quốc, Australia, Nhật, v.v... Tính đến năm 2015, Việt Nam có quan hệ thương mại
với 230 quốc gia, vùng lãnh thổ.
12
Gần đây nhất Việt Nam đã ký kết 3 hiệp định quan trọng, có thể là một bước
ngoặt lớn cho công cuộc hội nhập đó là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại Xuyên
Thái Bình Dương (TPP). Trong đó, TPP được xem là hiệp định sẽ có ảnh hưởng
mạnh mẽ đối với kinh tế của Việt Nam.
3.2. Thực trạng nguồn lực Việt Nam ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.1. Nguồn lực bên trong
Vị trí địa lí (Nguồn: />Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991
km2) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho
thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á Đông Phi Tây
Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.Việt Nam nằm ở phía Đông bán
đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm
năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao
lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.Việt Nam nằm ở khu vực
đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.
Tài nguyên thiên nhiên (Nguồn: />Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh
tế như hiện nay tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 80 triệu
ha đất nông nghiệp bao gồm đất ở đồng bằng ở các bồn địa giữa núi ở đồi núi thấp
và các cao nguyên.Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc
biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. nhìn chung ở nước ta nhiều loại khoáng
sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng
13
sản với trữ lượng đáng kể như: boxit vật liệu xây dựng dầu khí sắt v.v... tuy mới
được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.
Cho đến gần đây những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai
thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy
giảm nghiêm trọng. Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay độ
che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả
nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị sói mòn diện tích đất trồng đồi trọc tăng lên
đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng nhất là ở khu vực ven biển đầu nguồn và cửa sông
bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật thực vật bị giảm sút mạnh.
Dân cư và nguồn lao động (Nguồn: />Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 02/2014, Việt Nam có gần 90 triệu
người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào.
Về dân số nước ta đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và hàng thứ 13 trong
tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.Dân số là một nguồn lực quan
trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân đông nước ta có nguồn lao động dồi dào
thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta hiện nay dân số đông là
một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó xảy ra ở nước ta
từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên ở từng vùng lãnh thổ từng thành
phần dân tộc mức bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trên phạm vi toàn quốc dân số
nước ta đã tăng gấp đôi từ 50 lên 90 triệu người trong vòng 25 năm (1985 - 2015).
Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân (1/4/2015) của nước ta là:
+ Dưới độ tuổi lao động: 33,1%
+ Trong độ tuổi lao động: 59,3%
+ Ngoài độ tuổi lao động: 7,6%
14
Do dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng
số dân. Hàng năm xã hội có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới. Điều đó gây nên
những khó khăn về sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng. Tuy nhiên lực lượng
lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên
tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để
xây dựng đất nước.
Chính sách, đường lối của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
(Nguồn: />* Các cam kết trong khuôn khổ WTO:
Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện
trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam:
Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành
gồm 10.600 dòng thuế.
Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức
thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống
còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.
Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng
thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế);
* Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực
Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của
Việt Nam. Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch
nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm,
có một số ít tỉ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài
thêm 2 – 6 năm. Trong đó, mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/CEPT/ATIGTA
cao nhất (99 dòng thuế 8 số), thấp nhất là trong cam kết AIFTA/AITIG (80 dòng
thuế 6 số) và trong cam kết AJCEP (88,6% dòng thuế 10 số).
15
3.2.2. Nguồn lực bên ngoài
(Nguồn: />Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội
để thị trường nước ta được mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ
mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của
nước ta làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi
mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có
hiệu quả hơn.
Hiện nay đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam,
trong đó có nhều công ty và tập đoàn lớn, có công nghệ tiên tiến. Điều này góp
phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp, phát
triển lực lượng sản xuất và tạo nên công ăn việc làm. Tuy nhiên kể từ giữa năm
1997 đến nay, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào nước ta có hướng suy giảm. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng nhanh. Nếu như năm 1991 đạt 52
triệu USD thì năm 1997 là 1790 triệu USD.
Viện trợ phát triển ODA: Tiến hành bình thường hoá quan hệ tài chính của
Việt Nam, các nước tài trợ và các thể chế tài chính tiền tệ quốc tế đã tháo gỡ từ
năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc
xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Tính đến 1999, tổng số vốn viện trợ
phát triển cam kết đã đạt 13,04 tỉ USD. Tuy nhiên, vấn đề quản lý và sử dụng
nguồn vốn ODA còn bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là tình trạng giải ngân chậm và
việc nâng cao hiêu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ Việt Nam:
Trong những năm qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và đa
16
phương, các khoản nợ nước ngoài cũ của Việt Nam về cơ bản đã được giải quyết
thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phán song phương. Điều đó góp phần
ổn định cán cân thu chi ngân sách, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát
triển kinh tế xã hội trong nước.
3.2.3. Những điểm tích cực và điểm hạn chế của nguồn lực Việt Nam
Những điểm tích cực
Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi dễ dàng giao thương với các quốc gia, các
khu vực trên thế giới.
Việt Nam với nguồn nhân lực dồi dào và đa số trong độ tuổi lao động sẽ
giúp nước ta hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đặc biệt là trên lĩnh vực
kinh tế đối ngoại.
Với đường lối chính sách nhất quán “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của
mọi quốc gia trên thế giới” ngày càng giúp nước ta ngày càng phát triển trên lĩnh
vực kinh tế đối ngoại.
Những điểm hạn chế
Đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại đã tăng cả về số
lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay.
Đường lối phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại đang dần hoàn thiện tuy
nhiên vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế đất nước
chẳng hạn như: chính sách tiền tệ và tín dụng hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoại
yếu.
3.3. Giải pháp phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam cần có một lộ trình chủ động và tích cực để chuyển các quan hệ
kinh tế đối ngoại vận động theo các nguyên tắc của thị trường. Lộ trình này một
17
mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tự vươn lên, mặt khác dùng sức
ép của việc giảm dần hàng rào bảo hộ để buộc các doanh nghiệp phải vươn lên,
nếu không sẽ bị đào thải.
Xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng là một tiền đề để mở rộng kinh tế
đối ngoại. Các cơ sở hạ tầng cần cho hoạt động kinh tế đối ngoại là các cảng biển,
đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế, sân bay quốc tế, các đường cao tốc nối từ
các trung tâm kinh tế đến sân bay và cảng biển, hệ thống liên lạc, viễn thông, cung
cấp điện,...
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế đối ngoại. Các lĩnh
vực kinh tế đối ngoại cần những nguồn nhân lực gì? Đó là các nhà chuyên đàm
phán kinh tế trên các diễn đàn song và đa phương để mở cửa thị trường; những nhà
nghiên cứu đánh giá tình hình thế giới, tìm kiếm thông tin, hoạch định chính sách,
tìm hiểu thị trường, môi giới, quảng bá đầu tư; những nhà quản lý kinh doanh đối
ngoại; những công nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề...
Phần IV. KẾT LUẬN
Kinh tế đối ngoại nước ta hiện đã bước sang một giai đoạn mới - chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế. Nước ta đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
của các quốc gia đi trước, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trên lĩnh vực
kinh tế đối ngoại, đã có được những nền tảng bước đầu để có thể gia tăng hội nhập
kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới.
Đề tài đã giải quyết được mục tiêu ban đầu đã đề ra:
Góp phần hệ thống hóa các lý luận về nguồn lực quốc gia, khái niệm về hội
nhập kinh tế quốc tế và lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Dựa vào các khái niệm và nội dung của nguồn lực quốc gia, đề tài tiến hành
phân tích thực trạng nguồn lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó
18
nhận xét điểm tích cực và điểm hạn chế của nguồn lực trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại Việt Nam.
Căn cứ vào việc phân tích nguồn lực của Việt Nam ở phần trên, đề tài đưa ra
các giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời
gian sắp tới.
Với các đề xuất trong đề tài, nước ta có thể lựa chọn con đường chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế theo những hướng mà đề tài này muốn lưu ý là một lựa
chọn đúng đắn và thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Dũng (2010), Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015, NXB Khoa học xã hội.
2. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (2012), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Luyện (2013), Việt Nam trên đường hội nhập kinh tế thế giới, NXB
Kinh tế.
4. Phạm Thị Tuý (2010), Toàn cầu hoá và những tác động, NXB Thống kê.
5. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám Thống kê 2001, Hà Nội.
6. Tạp chí công nghệ Việt Nam số 3 (2001), Hội nhập kinh tế quốc tế: cơ hội và
thánh thức.
7. Ong Hong Cheong (2000), Export and Economy Recovery: A Malaysian
Perpective, Restoring East Asia’s Dynamism, Nomura Research Institude,
Tokyo, Institute of Southeast Asia Studies Singapore, Tokyo, pp 194 – 213.
19