Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Viet bac – to huu (tiet 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.69 KB, 3 trang )

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

VIỆT BẮC – TỐ HỮU (tiết 1)

Lời mở: Trong cuốn hồi ký mang tên “Giữ trong nguồn sáng” xuất bản năm 2008 tại Mỹ viết về ông
Morrison và chuyến thăm “để đời” của gia đình đến Việt Nam, bà Ann Welsh Morrison (En wers
mo ri sừn) đã ghi lại những cảm xúc về cuộc gặp với nhà thơ Tố Hữu, trong đó có chi tiết "nhà thơ
Tố Hữu rất xúc động, lấy một trang giấy gấp tư trong túi ngực, trong đó ghi một bài thơ viết tay và
đọc tặng gia đình Morrison:
Tạm biệt
“Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro gửi đất,
Sống là cho và chết cũng là cho”
Phải chăng, đó cũng là tâm nguyện của một người trọn đời đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và
nhân dân? Từ những vần thơ đầu tiên của Tố Hữu các em được đọc thời tiểu học- bài tập đọc lớp 3
tiếng ru: Con ong làm mật yêu hoa… đến hình ảnh đáng yêu của chú bé Lượm (lớp 6); cảm giác ngột
ngạt của người chiến sĩ khi bị giam cầm: Khi con tu hú (lớp 8); rồi đến giây phút cảm động trong Từ
ấy, nỗi cô đơn và khao khát trong Nhớ đồng (lớp 11) (5 bài)…ta vẫn gặp một điệu tâm hồn ấy với
những ngọt ngào thương mến, những tha thiết ân tình với đất nước nhân dân, những hờn căm nóng
bỏng trước quân thù. Ngày 9-12-2002, con người mà cuộc đời là sống cũng là cho và chết cũng là
cho đã ra đi trong niềm tiếc thương của đất nước. Chỉ vài ngày sau khi Tố Hữu mất, trên báo Văn
nghệ số 50 (2239) Nguyễn Đình Thi đã nhận định về thơ anh:
"Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ của cách mạng {...}. Và trong lửa
của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước quê hương và những con người của
đất nước quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào tâm hồn thơ cổ
điển của dân tộc".
TIẾT 1
MO O N.VN

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả (2002-2012)
Trong suốt nhiều thập kỉ từ những năm 1930 – 1970, Tố Hữu luôn được coi là lá cờ đầu của
thơ ca cách mạng Việt Nam. Tố Hữu sáng tác đều đặn, rất thành công và có thể coi là bám sát nhất
những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc ta và cũng là nhà thơ được đón đợi, mến mộ nhất trong thời
gian ấy. Với 5 tập thơ tương ứng với những giai đoạn cách mạng quan trọng của dân tộc ta: Từ ấy,
Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, thơ
2. Tác phẩm
2.1. Thể thơ : truyền thống của dân tộc: lục bát, gồm 92/150 câu.
2.2. Hoàn cảnh sáng tác
- Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/ 1954 , hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông
Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng CNXH một
trang sử mới của đất nước mở ra.
- Tháng 10/ 1954 , TW Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, những người kháng chiến
(trong đó có Tác giả Tố Hữu) từ căn cứ miền núi về miền xuôi chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn
cứ Cách mạng trong kháng chiến.
Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc” Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao
của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
2.3. Nội dung chính
- Tái hiện những kỉ niệm Cách mạng, kháng chiến. Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên,
con người Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
+ Thiên nhiên Việt Bắc vừa nên thơ, trữ tình vừa hùng vĩ, tráng lệ.
+ Con người Việt Bắc hăng say lao động, sâu nặng ân tình với cách mạng, kháng chiến.
- Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước, ca ngợi công lao của Đảng và Bác Hồ trong kháng chiến
chống Pháp.

- Thể hiện tình cảm của Tố Hữu đối với quê hương Cách mạng Việt Bắc: yêu mến, gắn bó, tự hào
về truyền thống cao đẹp của dân tộc, đất nước.
Việt Bắc là khúc hùng ca, tình ca về Cách mạng, về kháng chiến, về những con người trong kháng
chiến chống Pháp.
2.3. Kết cấu bài thơ: theo khuôn mẫu của lối đối đáp trong ca dao.
II. Đọc hiểu văn bản
Đoạn 1: Cảnh chia tay giữa “mình” và “ta”
“Mình và Ta không phải dùng cho ngôi thứ nhất hay thứ hai, không phải một từ chỉ chủ thể, một từ
chỉ khách thể, mà cả hai đều chỉ chủ thể. Tôi nhắc lại: mình và ta đều chỉ chủ thể. Mình ấy ta ấy là
một phần đời sống mà thi sĩ đã trải qua bao nhiêu năm ở Việt Bắc. Phần đời này trò chuyện quyến
luyến với phần đời kia. Cho nên cuộc chia tay không diễn ra bình thường mà diễn ra trong máu thịt,
trong tâm hồn nhà thơ. Sự chia li bản thân mình là một sự chia li khó khăn nhất và tha thiết nhất,
đắm đuối nhất” (Tác giả nói về tác phẩm- NXB Trẻ- 2000, tr147)
- Bài thơ mở ra cảnh chia tay với tâm trạng bịn rịn, bâng khuâng, lưu luyến của hai người từng gắn
bó sâu nặng, bền lâu. Người ở lại lên tiếng trước…
- Lời hỏi của người ở lại đã khơi dậy cả quá khứ đầy ắp nhớ thương gắn liền với những kỉ
niệm…Người ra đi cũng có tâm trạng như người ở lại nên nỗi nhớ không chỉ hướng về người ở lại
mà còn là nỗi nhớ về chính mình. Bằng việc sáng tạo một tình huống trữ tình đặc biệt để bộc lộ cảm
xúc, tình cảm dạt dào, bằng kết cấu theo lối quen thuộc của ca dao, dân ca, Tố Hữu đã dẫn người đọc
vào không khí của ân tình ân nghĩa, của hồi tưởng và hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.
Mình về mình có nhớ ta...............Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
* Bốn câu thơ mở đầu là lời người ở lại
- Đoạn thơ thể hiện rõ tình cảm của “ta” khi đưa tiễn. Người ở lại hỏi người cách mạng về xuôi:
Mình về mình có nhớ ta .....Mình về mình có nhớ không
- Trong “Ta” (người ở lại) ở đây như có ảnh hình người Việt Bắc, một cô gái Việt Bắc, có thể là
đồng bào Việt Bắc’; “mình” ở đây là người cán bộ Cách mạng, là anh bộ đội Cụ Hồ.
- Bốn câu thơ mở đầu cất lên thật tha thiết bồi hồi, cảm xúc được nén lại trong lòng bỗng ùa dậy và
trào lên. “Ta” hỏi “mình” hay ta đang hỏi lòng ta trong buổi phân li ấy. Lời hỏi da diết của người ở
lại gợi lại trong lòng người ở, người đi kỉ niệm 15 năm gắn bó. Tình nghĩa giữa “ta” với “ mình”
không phải là ngày một ngày hai mà đã giao hòa, gắn kết “ thiết tha”, “mặn nồng” trong suốt 15 năm

trời kể từ ngày khởi nghĩa Bắc Sơn (năm 1940 ) đến ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng (năm
1954).
- Lời hỏi tha thiết của người ở lại cũng chính là lời gợi nhớ những kỉ niệm giữa Việt Bắc và người
Cách mạng trong 15 năm qua. 15 năm trong kháng chiến nhiều gian lao, vất vả càng sâu nặng ân
tình.
Cảnh còn đấy nhưng người đã đi xa, người cách mạng phải về xuôi theo yêu cầu của nhiệm vụ ,
người ở lại nhớ nhung tha thiết,...Câu hỏi tu từ của người ở khi đưa tiễn người đi mở ra một chân trời
thương nhớ. Suy cho cùng, cảm xúc nhớ nhung da diết ấy chính là biểu hiện của tình cảm sâu nặng
mà người Việt Bắc dành cho người Cách mạng.
* Bốn câu thơ tiếp theo gợi tả không gian nghệ thuật, tâm trạng của người đi kẻ ở trong buổi
chia tay.
- Tiếng hát của ai tha thiết cất lên bên cồn hay chính tiếng lòng tha thiết của người Việt Bắc làm cho
người ra đi thật sự xúc động.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
MO O N.VN

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Tố Hữu thật tài tình, khéo léo khi sử dụng hai từ láy diễn tả tâm trạng trong một câu thơ : bâng
khuâng, bồn chồn. Tình cảm của người Cách mạng và người Việt Bắc trong 15 năm kháng chiến thật
sâu sắc, vì thế khi chia tay càng bịn rịn, luyến lưu. Người cách mạng phải về xuôi vì nhiệm vụ mới
khi cuộc chiến kết thúc, nhưng chia tay Việt Bắc sao mà khó đến thế! Chân bước đi mà lòng không
muốn đi.
- Cảnh chia tay giữa người Việt Bắc và người Cách mạng được tác giả tái hiện lại thật xúc động qua
hai câu:
Áo chàm đưa buổi phân li...
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Áo chàm là hình ảnh hoán dụ , chỉ người Việt Bắc. “Áo chàm đưa buổi phân li” là người Việt Bắc đi
đưa tiễn người cách mạng. Trong giờ khắc chia ta đầy lưu luyến, bịn rịn , tấm chân tình của kẻ ở
người đi gửi qua cái bắt tay, bắt tay để chia tay. Họ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” , họ không
biết nói gì không phải không có gì để nói, phải chăng điều muốn nói quá nhiều, kỉ niệm quá nhiều,
ân tình sâu sắc quá nên không thể nào nói hết, diễn tả hết.Vì thế mà họ chỉ biết gửi tất cả qua cái bắt
tay mà lòng nghẹn ngào.
Cảnh chia tay thật bịn rịn, lưu luyến thể hiện tình cảm sâu nặng giữa người cách mạng và người Việt
Bắc.
- Đoạn thơ còn là thành công của tác giả ở nghệ thuật thể hiện:
+ Thể thơ lục bát của dân tộc rất phù hợp với việc diễn tả tình cảm .
+ Lời thơ là lời hỏi – gợi nhớ với giọng điệu tha thiết, tâm tình.
+ Cách xưng hô ta – mình thân thiết, gần gũi , đậm phong vị ca dao.
+ Điệp từ “ nhớ” nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thể hiện tình cảm sâu nặng.
Đoạn thơ mở đầu đã diễn tả thành công cảnh chia tay thật bịn rịn, lưu luyến giữa người Việt Bắc và
người cách mạng. Cái tài của Tố Hữu là chuyện ân tình cách mạng được tác giả khéo léo thể hiện
như chuyện tình cảm lứa đôi. Chính vì thế mà thơ Tố Hữu là thơ chính trị nhưng rất đỗi trữ tình, đi
sâu vào lòng người.
Đoạn thơ chỉ có tám câu ngắn gọn nhưng mở ra một trời thương nhớ, một ân tình sâu nặng giữa
những người Cách mạng và quê hương cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
Thực ra, đối đáp chỉ là một thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng, tạo ra sự đồng vọng của tình cảm,
còn thực chất là sự thống nhất của tình cảm, cảm xúc trong một tiếng nói chung. Hai nhân vật mìnhta là sự phân thân của cái tôi trữ tình thống nhất của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng
chiến. Lời đáp không chỉ nhằm trả lời cho những điều người hỏi đặt ra mà còn là sự tán đồng, mở
rộng, đồng tình với những ý tình trong lời người hỏi. Tất cả ngân vang những tình cảm chung.
Chuyện ân tình cách mạng được khéo léo thể hiện như tình yêu đôi lứa.
Cuộc chia tay cũng đầy bịn rịn nhớ thương nhưng không buồn, không đẫm lệ như những
cuộc chia tay trong văn học cổ. Bởi lẽ đây là cuộc chia tay của những con người vừa làm nên chiến
thắng. Đó là cuộc chia tay trong nhớ thương và cả trong niềm vui, niềm tin tưởng của ngày gặp lại.
MO O N.VN

- hotline: 04.32.99.98.98




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×