Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

So sánh và đánh giá cương lĩnh chính trị(tháng 21930) được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng với luận cương (tháng 101930) do đồng chí Trần Phú soạn thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.55 KB, 3 trang )

Câu hỏi: So sánh và đánh giá cương lĩnh chính trị(tháng 2/1930) được thông qua
tại hội nghị thành lập Đảng với luận cương (tháng 10/1930) do đồng chí Trần Phú
soạn thảo
Trả lời:
Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 và luận cương tháng 10/1930 do Trần Phú
soạn thảo được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, xác định rõ phương
hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lực lượng cách mạng, phương pháp
cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trong mỗi khía cạnh trên đều thể hiện rõ sự giống và khác nhau giữa hai văn
kiện. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và Luận cương chính trị
(10/1930) có những điểm giống nhau sau:
Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định
được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa
cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2
nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng
chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân
Việt nam.
Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng
đất và giành độc lập dân tộc.
Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực
lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải
phóng dân tộc nước ta.
Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt
Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là
đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách
mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng
là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp
mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Như Hồ Chí Minh đã
từng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –


Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”. Sự giống nhau
trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản
chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.
(*)Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm
khác sau: Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn
Luận cương rộng hơn (Đông Dương).
Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh
chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới
đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm
vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng
dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác định: làm
cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu
1


ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ
công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân
chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Trong Luận cương
chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các
cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và
“đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Hai
nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan hệ
khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng
những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.
Tuy nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước
thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu
cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
Hai là, về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực
lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải

liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu
địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng. Như vậy, ngoài việc xác
định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng
phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu
là giải phóng dân tộc. Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai
động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là
đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông
đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác
ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách
mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng
phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối
đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản,
khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả
năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất
chống đế quốc và tay sai.
Tóm lại, Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan
điểm chủ yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định
được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng. Tuy nhiên, Luận cương cũng có những
mặt hạn chế nhất định: là không đặc nặng vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu
mà đặc nặng vấn đề đấu tranh giai cấp không xác định rỏ đâu là mâu thuẩn chủ
yếu của xã hội việt nam lúc bấy giờ, chưa đánh giá đúng vai trò của tầng lớp giai
cấp khác.. Còn Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nó đã vạch ra
phương hương cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân
tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn
sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp
nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ
nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử .
2



Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn
cùng với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định
cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là
nền tảng cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát t Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
là một tất yếu của lịch sử, là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam

3



×