Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.54 KB, 5 trang )

DẠY HỌC TỪ NGỮ (DẠY CẤU TẠO TỪ VÀ DẠY HỌC NGHĨA TỪ)
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Nội dung dạy học từ ngữ cho học sinh tiểu học bao gồm:
a. Dạy cấu tạo từ:
Ở tiểu học, học sinh được học từ đơn, từ láy, từ ghép. Với từ láy,
trẻ lại được học để phân biệt các kiểu láy: láy tiếng, láy âm, láy
vần (nhẹ nhẹ, lung linh, lao xao …; với từ ghép, trẻ được học để
phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại (đi đứng, ăn cơm,
nhà lầu…).
‫ ـ‬Lúc đầu là dạy những từ có cấu tạo đơn giản (1 tiếng có nghĩa độc
lập hay 1 hình vị), phù hợp với học sinh lớp nhỏ, như: xấu, xanh,
cá, đi, nhỏ, bay,… Các từ đơn đa âm tiết như nòng nọc, bìm bịp,
thuồng luồng,… được xác định không phải từ đơn để phù hợp với
định nghĩa trên về từ đơn đối với học sinh tiểu học. Về nghĩa, từ
đơn thường có nhiều nghĩa. Ví dụ: từ lá – lá cây, lá cờ, lá lách…;
che – che mắt, che nắng, mái che; vàng – thỏi vàng, lá vàng, tấm
lòng vàng…
‫ ـ‬Sau phức tạp dần (cho học sinh lớn) như: ghê xấu, xấu tính, xấu
xa…; xanh xanh, xanh lá…; cá chép, cá heo, cá biển…; đi đứng,
đi chơi…; nhỏ nhẹ, nhỏ nhen,…; bay nhảy, bay lượn, bay bổng…
Những trường hợp trên là từ phức. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa
các hình vị ra sao mà lại được phân thành từ láy và từ ghép. Các từ
xấu xa, xanh xanh, nhỏ nhen là từ láy. Các từ còn lại là từ ghép.
‫ ـ‬Sau nữa là ghép các từ thành tổ hợp từ: xấu lắm, đã đi, con cá, đi
học… (đây là các tổ hợp từ, hay còn gọi là cụm từ - ngữ phức.
Cụm từ gồm nhiều từ kết hợp với nhau, có cụm đẳng lập như nhà
và cửa, đi với đứng…, cụm chính phụ như các ví dụ đã nêu).
Theo hướng này, người dạy vừa củng cố vốn từ cho trẻ, vừa dạy trẻ
biết dùng từ trong mỗi hoàn cảnh cụ thể, biết kết hợp các từ đúng
với qui tắc ngữ pháp tiếng Việt ( đứng trước danh từ và sau danh từ




thường là những từ nào; trước, sau động từ thường là những từ
nào…).
b. Dạy học nghĩa từ:
Nghĩa từ là một hợp thể hết sức phức tạp. Khi tìm hiểu, xác định
nghĩa của một từ phải:
 Tìm hiểu nghĩa từ đặt trong mối quan hệ với các từ khác.
‫ ـ‬Đặt từ trong mối quan hệ với các từ giống nó (ví dụ từ ăn – xơi,
chén; coi – xem, nhìn…).
Thêm nữa, cùng một từ trong mỗi kết hợp khác nhau lại bộc lộ
nghĩa rất cụ thể khác nhau (ăn: ăn cơm, ăn bánh khác ăn ảnh, ăn
nắng…; chân: chân bò khác chân ghế, chân tường, chân kế toán…;
nhà trong ngôi nhà (công trình xây dựng để ở và sinh hoạt), cả nhà
(gia đình, những người sống chung một nhà), nhà tôi (tiếng để gọi
vợ hoặc chồng, thường dùng ở nông thôn); cười trong cười ruồi
(cười hơi chúm môi), cười tủm (cười mỉm tỏ ý vui thích một cách
kín đáo), cười trừ (để tránh điều gì đó không phải của mình không
muốn nhắc đến). Đặt trong sự đối sánh với ăn, nghĩa của từ đớp
được nhận diện rõ ràng hơn. Như vậy vừa mở rộng vốn từ, vừa củng
cố và tích cực hóa vốn từ.Trong mối quan hệ với những từ có nghĩa
trái ngược.
‫ ـ‬Trong sự đối sánh với các từ trái nghĩa, nghĩa của từ đang xét cũng
được bộc lộ cụ thể hơn và cùng lúc HS tiếp nhận không phải 1 từ
mà nhiều từ.
 Dạy từ đa nghĩa gắn với qui luật chuyển nghĩa
‫ ـ‬Ở tiểu học, HS được học về từ nhiều nghĩa (lớp cuối cấp). Sự hiểu
biết về từ nhiều nghĩa, qui luật chuyển nghĩa của từ sẻ giúp giáo
viên dạy nội dung này hiệu quả. (Từ nhiều nghĩa: Hình thức âm
thanh A được dùng biểu thị X lại được dùng để biểu thị Y dựa vào

mối quan hệ giữa X và Y. Ta nói A có nhiều nghĩa. Ví dụ: từ cửa có
các nghĩa sau: chỉ cái cửa, chỉ cửa biển, chỉ cửa làm ăn…; từ già
chỉ người lớn tuổi, chỉ sự hiểu biết hơn do từng trải … Các từ cửa,


nhà là từ nhiều nghĩa. Trong nội bộ của các từ này đã có sự chuyển
nghĩa. Sự chuyển nghĩa thường theo 2 qui luật ẩn dụ và hoán dụ.
Cơ chế của ẩn dụ là dựa vào mối liên tưởng tương đồng; còn hoán
dụ là dựa vào liên tưởng tương cận. Việc nhận biết cơ chế chuyển
nghĩa này giúp người dạy lí giải cho HS hiểu vì sao lại gọi mật là
túi, mặt trời cũng mọc như cây…Đối với từ nhiều nghĩa, cái nghĩa
được xác định đầu tiên khi nghe hoặc khi đọc từ đó là nghĩa gốc.
Nghĩa này nói lên tính không có lí do của tên gọi (không giải thích
được tại sao gọi là cửa). Các nghĩa được suy ra từ nghĩa đầu tiên
được gọi là nghĩa chuyển. Muốn xác định nghĩa chuyển phải từ
nghĩa gốc.Nghĩa chuyển giải thích được lí do của tên gọi. VD: có
thể giải thích được vì sao lại gọi là ăn mòn, vui mắt, sôi máu, tím
mặt, sáng mắt, mũi dao, bụng chân,…
‫ ـ‬Cách thức giúp trẻ nhận biết và phân biệt các nghĩa chuyển qua sự
kết hợp giữa các từ. Ví dụ:
+ Từ lành: trong kết hợp áo lành thì chỉ trạng thái còn nguyên vẹn,
không bị rách hay hư hỏng, trong lành tính thì ý chỉ không làm
hại đến người và vật khác, trong da lành lại chỉ sự nhanh khỏi
bệnh;
+ Từ già trong kết hợp người già chỉ người đã lớn tuổi trong cộng
đồng, trong già mồm lại biểu thị việc làm sai còn lớn tiếng và nói
nhiều một cách hàm hồ;
+ Từ đói trong kết hợp đói bụng chỉ cảm giác cồn cào, khó chịu khi
đang cần ăn mà chưa được ăn hoặc ăn chưa đủ, trong đói ngủ lại
mang nghĩa “thiếu ngủ và cần được ngủ ngay lập tức”;

+ Từ chân trong chân ngựa  bộ phận ở dưới để đứng và di
chuyển của con ngựa, trong chân tường  bộ phận tạo điểm tựa
và nâng đỡ cho căn nhà;
+ Từ chín trong cơm chín  thức ăn được nấu đến mức ăn được,
trong chuối chín  chỉ trạng thái của trái cây ở giai đoạn phát
triển đầy đủ nhất;


+ Từ chén trong kết hợp cái chén chỉ đồ để đựng, trong chén cơm
lại chỉ cơm được đựng trong cái tô;
+ Từ mũi trong cái mũi  bộ phận của cơ thể người, trong mũi dao
 phần nhọn và sắc ở đầu một vật.
Với từ nhiều nghĩa, ngoài việc chỉ cho HS nhận ra sự giống
nhau về nghĩa của từ trong các kết hợp, còn rèn cho các em có thói
quen xác lập sợi dây liên tưởng kết nối các sự vật hiện tượng trong
hiện thực (như: nhìn trăng khuyết trẻ có thể liên tưởng đến cái lưỡi
liềm hay con thuyền. Nhìn con đường tưởng như đó là con trăn lớn
đang nằm ngoằn ngoèo. Nhìn tán cây bàng liên tưởng đến cái dù, cái
nón che nắng v.v…). Dạy từ theo hướng này không những cung cấp
vốn từ cho trẻ, còn giúp trẻ nhận biết được nghĩa này nghĩa kia của
một từ. Học sinh còn được biết về nghĩa hình tượng của từ (nghĩa tu
từ) như bầu bí trong ngữ cảnh Bầu ơi thương lấy bí cùng (chỉ người,
mối quan hệ gắn bó, đoàn kết giữa người với người); Từ xé (chỉ hoạt
động của người) còn chỉ hoạt động của tự nhiên (Tia chớp xé rách
cả bầu trời đen kịt). Việc nhận biết các nghĩa hình tượng của từ gắn
liền với việc xác định biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa. Qua
hiểu biết về nghĩa hình tượng HS nhận biết cái đẹp – giáo dục thẩm
mĩ qua hình tượng nghệ thuật: Mặt trời xuống biển như hòn lửa;
Quê hương là chùm khế ngọt; Chị gió chăn mây trên đồng; Đàn có
áo trắng khiêng nắng qua sông...

Qua các hình tượng nghệ thuật, trí tưởng tượng của các em được
kích hoạt, bay bổng. HS tiểu học hay dùng cách so sánh, hay xem
các sự vật xung quanh là người bạn của mình – gần gũi, thân thiết.
Nên các cách so sánh, nhân hóa thường xuất hiện trong cách nói,
trong các bài văn của các em.
Yêu cầu của học từ nhiều nghĩa là nhận diện các nghĩa của từ
nhiều nghĩa để biết sử dụng từ (qua việc đặt câu với mỗi nghĩa). Bởi
như trên đã nói, một từ không phải chỉ mang một nghĩa. Tức là một
hình thức ngữ âm có khi biểu thị cho nhiều hiện thực mà giữa các
hiện thực này có mối quan hệ (hoặc là quan hệ giống nhau, hoặc là
quan hệ gần gũi tiếp xúc với nhau). Tập hợp ngữ âm xanh ngoài


biểu thị màu sắc (lá xanh, trời xanh…) còn biểu thị trạng thái của
trái cây (chuối xanh, ổi xanh…) còn biểu thị trạng thái tâm lý của
người (sợ xanh mặt), hay thể trạng của người (còn xanh lắm chắc
chưa hết bệnh), chỉ tuổi trẻ (tuổi xanh, mái đầu xanh). Hay từ nhạt,
ngoài chỉ độ đậm thấp so với khẩu vị bình thường (cá kho nhạt, chè
nấu nhạt…) còn chỉ về màu sắc không đậm như bình thường (tím
nhạt, nắng nhạt…), còn chỉ về tình cảm không mặn mà (Tình cảm
nhạt dần). Từ nhắm chỉ hoạt động của mắt khép kín lại (nhắm mắt
lại), còn chỉ nhắm một bên mắt tập trung mắt còn lại nhìn cho rõ
mục tiêu (nhắm trúng đích, chưa nhắm được ai để kết bạn). Từ im
chỉ trạng thái không có biểu hiện của hoạt động (ngồi im, Trời im
gió), còn chỉ trạng thái không có tiếng động (có im đi không, im
phăng phắc) v.v...
Một trong những nội dung dạy học nghĩa từ là giải nghĩa từ.
Việc giải nghĩa từ mà học sinh thường dùng là bằng định nghĩa.
Cách giải nghĩa này rất phù hợp với những từ biểu thị hiện thực
được nhận biết một cách trực quan nhờ mối liên tưởng giữa hình

thức ngữ âm (tên gọi) với sự vật hiện tượng.
Ví dụ: nhờ liên tưởng với cái cây trong thực tế (hình dáng, cấu
tạo, màu sắc…) mà học sinh giải nghĩa được từ cây (có gốc, rễ, thân,
cành, nhánh, lá…che mát, lấy gỗ, củi…); thực hiện liên tưởng giữa
tập hợp âm thanh ăn với hoạt động ăn mà HS định nghĩa được từ ăn
(hoạt động của miệng, nhai nghiền thức ăn, nuốt vào dạ dày để no
bụng).
Việc giải nghĩa từ còn theo cách dùng một từ ngữ khác. Từ ngữ
khác ấy hoặc là đồng nghĩa hoặc là trái nghĩa với từ đang xét. Cách
này, thường áp dụng cho những từ mang nghĩa trừu tượng hay khó
giải nghĩa bằng định nghĩa. Ví dụ: dũng cảm là không biết sợ; siêng
năng là chăm chỉ; méo xẹo là không tròn…



×