Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thực trạng đọc sách của học sinh tiểu học quận 5, tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.66 KB, 2 trang )

1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Trước đây, đọc sách là con đường duy nhất để con người tiếp cận thông tin, văn
hoá và tri thức. Đến nay, các phương tiện nghe, nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp
dẫn hơn so với sách và chúng đang có xu hướg lấn át văn hoá đọc. Tuy nhiên, đối
với các nhà nghiên cứu khoa học, chính trị gia, nhà văn, nhà thơ,… đọc sách vẫn là
một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó, người ta khó có một
chuyên môn tốt và kiến thức đủ rộng. Vì đọc sách là một phương cách tốt nhất để
phát triển khả năng ngôn ngữ, hoạt động đọc sách đòi hỏi con người phải suy
ngẫm, suy nghĩ, tìm tòi,… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao vốn hiểu biết, nhận
thức cũng như tư duy. Từ đó có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại
– xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.
Trong thời kì đất nước giao lưu, hội nhập quốc tế, đọc sách luôn là một vấn đề
mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần
phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công. Vì thế
trong quá trình nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi tìm được khá nhiều tài liệu đặt ra
vấn đề về thực trạng đọc sách và đề xuất phương hướng xử lí :
-

-

-

-

Vũ Như Trừ; Phạm Đức Dương hướng dẫn (2005), Văn hoá đọc trong thanh
niên học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Văn
hoá học, Hà Nội.
Trần Thị Minh Nguyệt (2009), Văn hoá đọc trong xã hội thông tin, Tạp chí


Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội.
Trần Thị Minh Nguyệt (2011), Hệ thống thư viện công cộng với việc phát
triển văn hoá đọc, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
Lê Thị Xuân; Nguyễn Hữu Nghĩa hướng dẫn (2012), Phát triển văn hoá đọc
cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội, Khoá luận tốt
nghiệp khoa Sư phạm Tiểu học, Hà Nội.
Nguyễn Thị Mĩ Trinh – Lại Văn Sơn – Nguyễn Thị Diễm Thoa – Mai Thị
Như Hoa – Nguyễn Thanh Quang; Nguyễn Giác Trí hướng dẫn (2012),
Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả cho
sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Đồng Tháp, Báo cáo khoa học, Đồng
Tháp.
Phùng Thị Ngân; Lê Thị Thuý Hiền hướng dẫn (2014), Văn hoá đọc của
sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Khoá luận tốt nghiệp khoa Thư
viện – Thông tin, Hà Nội.


Đối tượng được quan tâm trong các tài liệu trên chủ yếu là thanh niên, những
người trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành. Trong khi đó, đối tượng thiếu nhi, tương lai
của đất nước chưa thực sự được chú ý. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định làm đề
tài “ Thực trạng đọc sách của học sinh tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ
Chí Minh”. Do tính chất hạn hẹp của thời gian, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài
này cho một nhóm học sinh tiểu học thuộc địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh,
nhằm khái quát tình hình chung và đưa ra một số biện pháp khơi gợi hứng thú,
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách, nhờ đó nâng cao ý thức, làm “thức
dậy” thói quen cho các em. Qua khảo sát tìm hiểu, chúng tôi xin khẳng định đề tài
“Thực trạng đọc sách của học sinh tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ
Chí Minh” chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào đề cập tới.
2. Phạm vi nghiên cứu.
2.1.
Địa bàn khảo sát :


Học sinh tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ

Chí Minh
2.2.
Phạm vi tiến hành thực nghiệm :
- Số lượng đối tượng nghiên cứu : khoảng 100 – 200 học sinh tiểu học.
- Thời gian nghiên cứu : 8 tuần, từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2016.
2.3.
Giới hạn vấn đề.
- Khái quát thực trạng đọc sách của học sinh tiểu học trên địa bàn quận 5,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích nguyên nhân đối với những trường hợp tiêu cực.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao ý thức đọc sách.



×