1
Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học
sinh trung học phổ thông miền núi (Nghiên cứu
trường hợp tại trường THPT Chuyên Bắc Kạn,
trường THPT Bắc Kạn, trường THPT Dân lập
Hùng Vương, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
tỉnh Bắc Kạn)
Nguyễn Thị Thái Hà
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Xã hội học
Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn khoa học: TS.Trương An Quốc
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về khác biệt giới trong hành vi đọc sách
của học sinh. Tìm hiểu mức độ khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung
học phổ thông miền núi, trên các phương diện thể loại sách, mục đích đọc sách, thời
gian đọc sách, mức độ đến thư viện của học sinh. Trên cơ sở những phân tích đó đưa ra
những khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp các em học sinh miền núi đến được với các
tài liệu đọc một cách tốt hơn, phù hợp với nhu cầu mỗi giới và nâng cao chất lượng đọc
Keywords. Xã hội học; Khác biệt giới tính; Hành vi đọc sách; Học sinh miền núi
Content.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nhận thấy, hành vi đọc sách đã xuất hiện trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu về hành vi đọc sách của học sinh
ở khía cạnh giới. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Để tìm câu trả lời cho
các vấn đề như hiện trạng hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi hiện nay
và những khác biệt ở khía cạnh giới trong việc đọc sách, thiết nghĩ nghiên cứu về “Khác biệt
giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi” là điều cần thiết. Vì
vậy, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu sự khác biệt giới trong hành vi
2
đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (với lứa tuổi từ 16 – 18 tuổi) ở miền núi
nhằm tìm hiểu rõ nét hơn về vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Khi chọn đề tài nghiên cứu về “Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh
trung học phổ thông miền núi” chúng tôi mong muốn được vận dụng những kiến thức đã được
học, cụ thể là những lý thuyết, khái niệm vào một đề tài nghiên cứu thực nghiệm, khẳng định
lại các giá trị khoa học đó, đồng thời mong muốn tìm tòi và phát hiện ra những vấn đề thực tiễn
có giá trị, có ý nghĩa khoa học mới để làm phong phú thêm tri thức ngành khoa học xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về thực trạng vấn đề đọc sách của
học sinh miền núi hiện nay và phần nào giúp chúng ta tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng
đến việc đọc sách của học sinh và những khác biệt trên góc độ giới ở học sinh trong hành vi đọc
sách.
Trên cơ sở kết quả điều tra, chúng tôi đưa ra một số đề xuất được xem là giải pháp tham
khảo đối với các nhà hoạch định chính sách về giáo dục. Từ đó có những phương án cụ thể
nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh trung học phổ thông miền núi hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi hướng đến việc nghiên cứu những
vấn đề sau:
+ Tìm hiểu mức độ khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ
thông miền núi, cụ thể là ở thể loại sách, mục đích đọc sách, thời gian đọc sách, mức độ đến thư
viện của học sinh.
+ Trên cơ sở những phân tích đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp các
em học sinh miền núi đến được với các tài liệu đọc một cách tốt hơn, phù hợp với nhu cầu mỗi
giới và nâng cao chất lượng đọc.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi.
3
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh đang theo học tại bốn trường trung học phổ thông ở tỉnh Bắc Kạn.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi thời gian: Từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2011.
* Phạm vi không gian: Trường THPT Chuyên Bắc Kạn, Trường THPT Bắc Kạn, Trường PTDT
Nội trú tỉnh Bắc Kạn, Trường Phổ thông dân lập Hùng Vương.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn học sinh trung học phổ thông đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, số
học sinh thường xuyên tiếp cận với sách là khá cao.
- Có sự khác biệt trong hành vi đọc sách giữa học sinh nam và học sinh nữ:
+ Học sinh nữ thường thích đọc những cuốn sách đơn giản, dễ hiểu hơn học sinh nam.
+ Học sinh nam dành ít thời gian đọc sách hơn học sinh nữ.
+ Mục đích đọc sách, tiêu chí lựa chọn sách và nơi đọc sách của học sinh nam cũng có sự khác
biệt so với học sinh nữ.
- Yếu tố cá nhân, phương pháp giảng dạy của giáo viên và cơ sở vật chất của thư viện trường có
ảnh hưởng đến sự khác biệt trong hành vi đọc của học sinh nam và học sinh nữ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Trong báo cáo này chúng tôi sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, mà trọng tâm là học thuyết hình thái kinh tế xã hội làm nền tảng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thu thập thông tin phục vụ đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
xã hội học sau:
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
- Phương pháp xử lý thông tin
4
7. Khung lý thuyết
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói, đã có khá nhiều các nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề văn hoá đọc
nói chung và hành vi đọc sách của độc giả nói riêng với nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Có thể kể đến ở đây một vài nghiên cứu như nghiên cứu Truyền hình và hành vi đọc
của giới trẻ: một cách tiếp cận (Television and Young People's Reading Behaviour: A Review
of Researc)h của các tác giả Johannes W.J. Beentjes và Tom H.A. van der Voort, hay nghiên
cứu Hành vi đọc của giới trẻ cuối thế kỷ: nghiên cứu tập trung ở học sinh dân tộc thiểu số
bậc tiểu học (Young people’ reading at the end of the century: Focus on Ethnic Minority
Pupils) (1999) được Trung tâm nghiên cứu quốc gia Anh về văn học thiếu nhi thuộc viện
Roehampton công bố nhằm tìm hiểu về thói quen đọc sách của những em học sinh dân tộc thiểu
số.
Ở đây có thể kể đến một nghiên cứu khác về việc Tìm hiểu sự khác biệt giới trong
hành vi đọc ở trẻ em (Gender Differentials in Reading Behaviour Among Children) của các
tác giả Rita Rani, Raj Pathania và Shuphangna Sharma (Ấn Độ, 2006). Như vậy, có thể nhận
Nhu cầu đọc sách
Điều kiện khách quan
Đặc điểm giới
Hành vi đọc sách
5
xét rằng, sách báo và tạp chí vẫn nhận được sự yêu thích và quan tâm của giới trẻ trong thời đại
công nghệ thông tin như hiện nay.
Trong khoảng thời gian từ tháng 04-08/2009, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tiến
hành cuộc khảo sát về Thực trạng đọc sách của thiếu nhi Việt Nam (nghiên cứu tại 10 tỉnh
thành trong cả nước).
Vấn đề đọc sách của giới trẻ hiện nay còn được tác giả Lê Thị Như Khê đề cập tới trong
một nghiên cứu vào năm 2007 là “Sở thích đọc sách của giới trẻ ở Huế hiện nay: những số
liệu điều tra”.
Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào việc tìm hiểu sự khác biệt giới trong
hành vi đọc của học sinh nói chung. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu của các
nhà khoa học trước để tìm hiểu sự khác biệt giới trong hành vi đọc của học sinh trung học phổ
thông miền núi. Từ đó đưa ra một bức tranh khái quát về mức độ khác biệt giới trong hành vi
đọc của học sinh miền núi hiện nay và đề xuất một vài ý kiến nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
đọc sách của học sinh theo từng giới.
1.2. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu
Cuộc khảo sát được tiến hành trên cơ sở lấy mẫu tại bốn trường trung học phổ thông tại
địa bàn thị xã Bắc Kạn.
Trường THPT Dân lập Hùng Vương được thành lập từ năm 2004. Đến nay về cơ bản
trường đã có đầy đủ cơ sở vật chất với đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, luôn tận tâm với công việc
của mình.
Trường THPT Chuyên Bắc Kạn
Trường THPT chuyên Bắc Kạn được thành lập theo quyết định số 1448/QĐ - UB ngày
28/7/2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn, với mục tiêu là trường trung tâm chất lượng cao, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của tỉnh. Sau một thời gian hình thành và phát triển, mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng thầy và trò nhà trường vẫn nỗ lực, phấn đấu vươn lên về
mọi mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần quan trọng vào thành tích chung của
toàn ngành Giáo dục tỉnh Bắc Kạn, là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh, học sinh trên địa
bàn tỉnh.
6
Trường THPT Bắc Kạn
Trường THPT Bắc Kạn tiền thân là trường cấp 2-3 Bắc Kạn. Trường thành lập từ tháng
9 năm 1959 trong giai đoạn miền Bắc nước ta đang thực hiện kế hoạch 3 năm (1958 – 1960),
cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa.
Trường THPT Dân tộc Nội trú Bắc Kạn
Trường phổ thông dân tộc Nội trú Bắc Kạn là trường phổ thông chuyên biệt với 100%
học sinh là người dân tộc thiểu số. Ngày 03/6/1991 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái có Quyết
định 179/UB-QĐ về việc thành lập Trường PTDT nội trú tỉnh Bắc Thái; Năm 1997 tỉnh Bắc
Kạn được tái thành lập, trường được mang tên là “Trường PTDT nội trú tỉnh Bắc Kạn”. Nhà
trường có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số
cho tỉnh và đất nước.
1.3. Lý thuyết áp dụng
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử
và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.3.1. Lí thuyết học tập xã hội:
1.3.2. Lí thuyết hành động xã hội của M.Weber
1.3.3. Lí thuyết nhu cầu của Maslow
1.4. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm GIỚI
1.2.2. Khái niệm Hành vi
1.2.3. Khái niệm khác
+ Trường Trung học phổ thông
+ Trường Phổ thông dân tộc nội trú
+ Trường Trung học phổ thông Chuyên
+ Một số đặc điểm về giới ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (từ 15 tuổi đến 18
tuổi)
7
CHƢƠNG 2: KHÁC BIỆT GIỚI TRONG HÀNH VI ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH
THPT MIỀN NÚI
2.1. Thực trạng về hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi hiện nay
2.1.1. Sự lựa chọn thể loại sách của học sinh Trung học phổ thông miền núi hiện nay và việc
đáp ứng nhu cầu đọc sách của học sinh từ các nguồn cung
Qua điều tra cho thấy, thực tế khối lượng kiến thức mà các em đang học là rất lớn. Phần
lớn thời gian dành cho việc học và làm các bài tập được giáo viên yêu cầu. Bên cạnh đó, sự
hứng thú đối với các loại sách mang tính hàn lâm của các em gần như không có hoặc rất ít, do
đặc thù các loại sách này thường khô khan, khó hiểu, có những cuốn sách quá dày, tốn nhiều
thời gian, không có hình minh họa, khi đọc lại đòi hỏi phải suy ngẫm, tìm tòi. Trong khi đó, các
loại sách báo thường có nội dung đa dạng, hình ảnh sinh động, phù hợp với lứa tuổi của học
sinh.
2.1.2. Lượng đọc của học sinh
Khi các phương tiện thông tin nghe, nhìn ngày càng phát triển, học sinh có nhiều sự lựa
chọn cho việc đọc và cập nhật thông tin cho mình hơn. Nào máy tính với mạng internet, điện
thoại di động, ti-vi, đài… Quỹ thời gian của các em chia nhỏ cho rất nhiều hoạt động trong
ngày. Để tìm hiểu thời gian học sinh dành cho việc đọc sách mỗi ngày chúng tôi tiến hành
nghiên cứu và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2: Thời gian đọc sách của học sinh (%)
Thời gian đọc sách
Tấn suất
Dưới 1h
28,3
Từ 1h đến 2h
50,2
Trên 2h
21,5
Bảng số liệu cho thấy khoảng thời gian mà các em học sinh dành cho việc đọc sách.
50,2% học sinh dành từ 1 đến 2 giờ cho việc đọc sách mỗi ngày; 28,3% học sinh chỉ đọc sách
dưới 1 giờ một ngày, và chỉ có 21,5% học sinh dành hơn 2h một ngày để đọc sách. Sở dĩ các em
dành chưa nhiều thời gian để đọc sách là vì hiện nay, ngoài sách báo in, còn rất nhiều loại hình
giải trí hấp dẫn khác như tivi, máy tính. Bên cạnh đó, chương trình học ở trường và các lớp học
thêm chiếm phần lớn thời gian trong ngày của các em, đặc biệt là ở các trường có phân ban.
Việc đọc sách để trau dồi kiến thức đã được chú ý đến, nhưng ở mức độ chưa cao.
8
Bảng 2.3: Mức độ đến thƣ viện của học sinh (%)
Mức độ đến thư viện
Tần suất
Thường xuyên
6,2
Thỉnh thoảng
62,5
Hiếm khi
23,2
Không bao giờ
8,0
Kết quả điều tra cho thấy, có 62,5% học sinh cho biết thỉnh thoảng mới đến thư viện.
Còn tới gần một phần tư số học sinh được hỏi cho biết các em hiếm khi lui tới thư viện. Lượng
học sinh không bao giờ đến thư viện còn cao hơn hẳn số học sinh tới thư viện thường xuyên
(8,0% so với 6,2%). Khi được phỏng vấn, các em cho biết tới thư viện chỉ khi nào nhà trường
có đợt mượn sách giáo khoa đầu năm, hoặc một số tìm tài liệu phục vụ môn học. Còn lại trong
khoảng thời gian cả năm học hầu như các em không lui tới thư viện.
2.1.3. Mục đích đọc sách của học sinh
Ở đây chúng tôi tiến hành tìm hiểu mục đích đọc sách của học sinh trung học phổ thông
miền núi và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4: Mục đích đọc sách của học sinh (%)
Mục đích đọc sách
Tấn suất
Đọc để tìm hiểu một vấn đề đang quan tâm
11,8
Đọc để tìm tài liệu trả lời cho câu hỏi, bài tập của giáo viên yêu cầu
14,5
Đọc để biết toàn bộ nội dung của một cuốn sách hay
11,8
Để tăng sự hiểu biết về những vấn đề đời sống
36,0
Để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi
26,0
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy phần lớn học sinh đọc sách là nhằm tăng sự hiểu biết
về các vấn đề trong đời sống, chiếm 36%. Trong khi đó, 26% học sinh đọc sách trong thời gian
rảnh rỗi, và 14,8% học sinh cho biết các em đọc sách là để tìm tài liệu trả lời cho câu hỏi và bài
tập của giáo viên yêu cầu. Chỉ có 11,8% học sinh được hỏi cho biết đọc sách để tìm hiểu một
vấn đề đang quan tâm, và để biết toàn bộ nội dung một cuốn sách hay. Như vậy, sự thu nạp kiến
thức thông qua các loại hình sách báo của học sinh ở đây là khá chủ động. Các em đã có ý thức
và mục đích khá rõ ràng cho việc đọc của bản thân.
Tuy nhiên còn có 14,5% học sinh được hỏi cho biết chỉ đọc sách để tìm kiếm tài liệu
phục vụ cho việc học, trả lời câu hỏi những bài tập mà giáo viên yêu cầu. Điều này cho thấy
9
một phần khá đông học sinh vẫn chưa thực sự chủ động trong việc đọc. Hay nói cách khác là
động cơ đọc của học sinh này còn yếu và thụ động. Nguyên nhân ở đây có thể là do sự hạn chế
về thời gian dành cho việc học khiến các em không thể dành thời gian cho việc đọc các loại
sách khác ngoài những tài liệu liên quan đến bài học. Ngoài ra có một vấn đề là hiện nay, ngoài
sách báo thì truyền thông đại chúng đang ngày càng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Internet
trở thành một kênh thông tin hết sức hấp dẫn đối với giới trẻ.
Tài chính cũng là một vấn đề đối với học sinh ở đây. Bởi do đặc thù của địa phương mà
các trường ở đây quy tụ các em học sinh đến từ khắp nơi trong tỉnh. Lượng học sinh trọ học khá
đông, vì thế điều kiện vật chất còn tương đối hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của
các em.
2.1.4. Những khó khăn của học sinh khi tiếp cận với nguồn đọc
Hiện nay mặc dù xét một cách toàn diện thì thị trường sách, báo vô cùng phong phú với
rất nhiều thể loại đa dạng với nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Ở các thành phố chúng ta
không mấy khó khăn để tìm được một siêu thị hay cửa hàng sách, học sinh sinh viên ở những
nơi này cũng dễ dàng tiếp cận với các thư viện lớn. Trong khi đó với đặc thù là miền núi với
nhiều hạn chế về mọi mặt, việc tiếp xúc với nguồn đọc cũng là một khó khăn lớn của học sinh
nơi đây.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5: Khó khăn của học sinh trong việc tiếp cận với nguồn đọc (%)
Các yếu tố
Tần suất
Thể loại sách không phong phú
17,2
Không có sách phù hợp với nhu cầu
25,6
Không có tiền mua sách
43,2
Không có thời gian đọc sách
13,8
Khác
0,2
Tổng
100
Có thể nói gần đây, phạm vi đọc của học sinh đã được mở rộng ra nhiều. Điều này có
thể thấy qua sự bùng nổ báo chí và sách vở in ấn. Đủ loại ấn phẩm, rất phong phú về thể loại.
Sự kiêng dè, cấm kỵ cũng giảm đi. Sự đọc tăng lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu coi đọc như là
một sản phẩm văn hóa, được định nghĩa bằng "văn hóa đọc", phổ biến cho cả xã hội và dân tộc
thì trình độ "đọc cái gì" cho đến nay của ta vẫn còn nhiều hạn chế. Trình độ đó vẫn là sản phẩm
trực tiếp của một thời thiếu thốn sách vở. Nếu như ở các thành phố thì bạn đọc nói chung và học
sinh nói riêng rất khó để lựa chọn được một cuốn sách thực sự đáng tin cậy và có giá trị về nội
10
dung để đọc, thì đối với học sinh miền núi, thậm chí các em còn không có điều kiện tiếp cận với
nhiều chủng loại sách khác nhau để lựa chọn. Vì thế mới dẫn đến tình trạng học sinh không có
hứng thú với sách, hoặc tham gia các loại hình giải trí khác.
2.2. Khác biệt giới trong hành vi đọc của học sinh THPT miền núi
2.2.1. Giới tính và thể loại sách học sinh thƣờng đọc
Hiện nay có một thực tế là có rất nhiều loại sách, báo khác nhau trên thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin và tích lũy tri thức của người đọc. Đối với đối tượng học
sinh cũng có khá nhiều thể loại sách, báo, truyện,… hết sức phong phú. Để tìm hiểu có hay
không sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc lựa chọn loại sách, báo, chúng
tôi tiến hành phân tích tương quan giữa biến số giới tính và thể loại sách học sinh thường đọc
thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Tương quan giữa giới tính và thể loại sách thường đọc
Thể loại sách thường đọc
Giới tính
Nam
Nữ
Sách giáo khoa
23
11,5
19
9,5
Sách tham khảo
19
9,5
16
8,0
Sách khoa học, pháp luật, chính trị
12
6,0
7
3,5
Các loại báo, tạp chí
53
26,5
47
23,5
Truyện tranh
11
5,5
35
17,5
Truyện ngắn, tiểu thuyết
36
18,0
55
27,5
Truyện trinh thám, phiêu lưu
23
11,5
9
4,5
Truyện kinh dị, chuyện lạ
23
11,5
12
6,0
Tổng
200
100
200
100
11
Cramer’s V = 0,266; P = 0,000
Khi tìm hiểu mối quan hệ giữa giới tính và thể loại sách thường đọc của học sinh, kết
quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc
lựa chọn những loại sách khác nhau. Hệ số Crammer’V = 0,226 > 0 và P = 0,000 cho thấy hai
biến số trên có mối liên hệ với nhau. Trong khi phần đông học sinh nữ lựa chọn truyện ngắn,
tiểu thuyết, thì đa số học sinh nam lựa chọn thể loại báo, tạp chí. Báo chí cũng là một trong
những phương tiện học tập hữu hiệu của học sinh hiện nay. Với tính chất đa dạng, phong phú,
đa chiều, cập nhật của thông tin, giới trẻ có thể tìm thấy ở báo chí nguồn cung cấp tri thức, rèn
luyện kĩ năng sống vô tận và quý giá mà không một cuốn sách nào, ông thầy nào có thể đáp
ứng. Một số báo, tạp chí chuyên ngành có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động trao đổi,
nghiên cứu thông tin khoa học của học sinh.
Học sinh nam ít đọc các loại tiểu thuyết hơn học sinh nữ. Điều này có thể lý giải dựa
trên đặc điểm tính cách của mỗi giới. Các em nữ thường kiên trì, nhẫn nại hơn các em nam.
Truyện ngắn, tiểu thuyết lại thường là những câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống, hay chuyện tình
cảm lãng mạn, phù hợp với tâm lý con gái. Tỷ lệ học sinh nữ đọc truyện tranh cũng cao hơn học
sinh nam. Mặc dù thực tế hiện nay nội dung của các cuốn truyện tranh không hề mang tính giáo
dục hay có ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng truyện tranh có nhiều hình ảnh sinh động, ít chữ, những nhân
vật trong truyện hầu hết ở lứa tuổi các em nên thu hút được lượng đọc khá lớn từ phía học sinh.
Như vậy, học sinh nữ có vẻ khá quan tâm đến việc đọc, tuy vậy các em có xu hướng đọc
những cuốn sách đơn giản, dễ hiểu hơn học sinh nam. Học sinh nữ chọn những loại sách ít
mang tính thách thức và dễ đọc hơn so với học sinh nam. Điều này có thể sẽ có ảnh hưởng
không được tốt cho các em khi bước vào môi trường học cao hơn. Trong khi học sinh nam lựa
chọn những thể loại sách có nội dung tư duy phức tạp nhiều hơn như những loại truyện trinh
thám, phiêu lưu, hay chuyện kinh dị, chuyện lạ, thì học sinh nữ lại lựa chọn những loại truyện
ngắn, báo, tạp chí hay truyện tranh.
Chúng tôi nhận thấy học sinh nam hiện nay đã quan tâm đến việc đọc sách nhiều hơn,
mặc dù vẫn còn tồn tại tình trạng những học sinh quan niệm đọc sách là việc của con gái. Tuy
vậy nhiều em học sinh nam đã có niềm đam mê với sách vì mục đích tích lũy kiến thức và nâng
cao hiểu biết.
2.2.2. Giới tính và mục đích đọc sách của học sinh
Xác định mục tiêu đọc sách trước khi tiếp cận với sách là yếu tố vô cùng quan trọng
giúp học sinh thu được những kiến thức phù hợp, có ích, và tiết kiệm thời gian và công sức.
12
Tìm hiểu mối liên hệ giữa giới tính và mục đích đọc sách của học sinh chúng tôi đã phân tích và
thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Tương quan giữa giới tính và mục đích đọc sách của học sinh
Mục đích đọc sách
Giới tính
Nam
Nữ
Để tìm hiểu một vấn đề đang quan tâm
21
10,5
26
13,0
Để tìm tài liệu trả lời cho câu hỏi, bài tập
giáo viên yêu cầu
41
20,5
17
8,5
Để biết toàn bộ nội dung một cuốn sách
hay
30
15,0
17
8,5
Để tăng sự hiểu biết những vấn đề về đời
sống
70
35,0
74
37,0
Để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi
38
19,0
66
33,0
Tổng
200
100
200
100
Cramer’s V = 0,233; P = 0,000
Khi xem xét tương quan giữa yếu tố giới tính và mục đích đọc sách của học sinh, chúng
tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố giới và mục đích đọc sách của học
sinh (Cramer’V = 0,233; P = 0,000). Hệ số Crammer’V = 0,233 > 0 chứng tỏ hai yếu tố trên
có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Cả học sinh nam và học sinh nữ đều đọc sách vì muốn
tăng sự hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, có tới 33% học sinh nữ được hỏi cho biết các em đọc
sách để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi, còn 20,5% học sinh nam cho biết các em đọc sách là
do bài tập của giáo viên yêu cầu, học sinh nam ít đọc sách để thư giãn như học sinh nữ. Điều
này cho thấy sự chủ động trong việc đọc sách của học sinh nữ là cao hơn học sinh nam. Chúng
tôi nhận thấy rằng mục đích hàng đầu của sinh viên khi lựa chọn sách là học tập và giải trí.
Sở dĩ học sinh nam không có sự chủ động hay thói quen đọc sách là vì nhiều lý do. Theo
chúng tôi thì vì các em nam thường coi việc đọc sách là của các bạn nữ, hơn nữa tình trạng
chung là các bạn nam rất ít đọc sách, vì thế các emm thường chịu ảnh hưởng tâm lý theo đám
13
đông, đa số. Trong khi đó có những nam sinh không cảm thấy hứng thú khi đọc sách, hay nói
cách khác đọc sách đối với các em là công việc nhàm chán, tẻ nhạt.
2.2.3. Giới tính và tiêu chí lựa chọn sách của học sinh
Với sự phát triển đa dạng về chủng loại cũng như hình thức thể hiện của các loại sách
hiện nay thì việc tìm được một cuốn sách ưng ý với học sinh không phải là việc đơn giản. Đặc
biệt là không phải học sinh nào cũng được trang bị những kỹ năng tốt nhất để lựa chọn được
một cuốn sách phù hợp với nhu cầu. Phân tích tương quan giữa biến số giới tính và tiêu chí
chọn sách của học sinh chúng tôi nhận thấy:
Bảng 2.8: Tương quan giữa giới tính và tiêu chí chọn sách
Tiêu chí chọn sách
Giới tính
Nam
Nữ
Thiết kế, hình ảnh sinh động, bắt mắt
14
7,0
21
10,5
Tựa sách hấp dẫn
24
12,0
32
16,0
Tên tác giả, dịch giả có uy tín
15
7,5
11
5,5
Giá tiền phù hợp
18
9,0
25
12,5
Chất lượng thông tin chính xác, đáng tin cậy
60
30,0
56
28,0
Nội dung có ý nghĩa và thuyết phục
28
14,0
39
19,5
Vì có nhiều người đang đọc
37
18,5
11
5,5
Tổng
200
100
200
100
Cramer’s V = 0,226; P = 0,005
Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố giới tính và những tiêu chí lựa chọn sách của học sinh
ta được kết quả như sau: Cramer’s V = 0,226 > 0; P = 0,005. Như vậy có thể nói có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc đưa ra những tiêu chí lựa
14
chọn sách khác nhau. Đồng thời có mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Trong khi nhiều học sinh nữ
quan tâm đến nội dung của cuốn sách thì học sinh nam đọc sách vì có nhiều người đang đọc.
Cũng có nhiều học sinh nữ quan tâm đến vấn đề giá cả của cuốn sách hơn học sinh nam. Chúng
ta thường biết đến phái nữ với cá tính tính toán trong vấn đề tài chính. Đặc biệt là các em học
sinh còn trong độ tuổi đi học, chưa có khả năng tự chủ về mặt tài chính, vì thế việc cân nhắc về
giá cả của cuốn sách là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, ở đây cũng có nhiều học sinh trọ học xa nhà,
vì thế sự tự lập trong chi tiêu là điều mà các em rất coi trọng. Nam sinh thì thường có tâm lý
bốc đồng, thiếu thận trọng trong vấn đề chi tiêu, vì thế việc các em không quan tâm nhiều tới
giá cả của một cuốn sách cũng là điều dễ hiểu.
2.2.4. Giới tính và thời gian dành cho việc đọc sách mỗi ngày của học sinh
Có thể nói để hình thành một thói quen đọc sách đã không phải một việc dễ dàng với
mỗi học sinh. Việc tự thiết lập cho mình một khung thời gian nhất định mỗi ngày dành cho việc
đọc sách của mỗi học sinh khác nhau là khác nhau. Chúng tôi đã tìm hiểu sự khác biệt về quỹ
thời gian dành cho việc đọc sách của học sinh nam và học sinh nữ và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9: Tương quan giữa giới tính và thời gian đọc sách
Thời gian đọc sách trong một
ngày
Giới tính
Nam
Nữ
Dưới 1h
67
33,5
46
23,0
Từ 1h đến 2h
106
53,0
95
47,5
Trên 2h
27
13,5
59
29,5
Tổng
200
100
200
100
Cramer’s V = 0,203; P = 0,000
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, thời gian dành cho việc đọc sách của học sinh nam
và học sinh nữ có sự khác biệt. Kết quả từ phân tích thống kê cho thấy có mối liên hệ giữa yếu
tố giới và thời gian đọc sách của học sinh (Cramer’V = 0,203 > 0; P = 0,000). Mối liên hệ giữa
hai yếu tố này ở mức độ trung bình. Có tới 29,5% học sinh nữ dành hơn 2 giờ một ngày để đọc
sách, trong khi đó đối với học sinh nam tương ứng chỉ có 13,5%. Tỷ lệ học sinh nam dành ít
15
hơn một giờ cho việc đọc sách lại nhiều hơn học sinh nữ, cụ thể là 33,5% và 23,0%. Ở đây,
chúng tôi giải thích dựa trên cơ sở đặc thù giới tính. Nữ giới thường chăm chỉ, kiên trì trong học
tập và những công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn như đọc sách hơn nam sinh, vì thế tỷ lệ nữ sinh
dành nhiều thời gian cho việc đọc thường là cao hơn các nam sinh.
Học sinh nam thường có tốc độ đọc chậm hơn và đọc ít sách hơn học sinh nữ. Bởi các
học sinh nam cho rằng đọc sách là việc mang tính chất phái nữ. Hầu như các em nam rất khó có
thể tập trung đọc sách trong thời gian dài. Một số em còn cho biết không thấy có ích lợi gì mà
sách mang lại nên các em không thích đọc sách.
2.2.5. Giới tính và nơi học sinh thƣờng đọc sách
Để xem xét sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc lựa chọn địa điểm
đọc sách, chúng tôi đã tiến hành phân tích tương quan giữa biến số giới tính và nơi đọc sách của
học sinh và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10: Tương quan giữa giới tính và nơi đọc sách của học sinh
Nơi đọc sách
Giới tính
Tổng
Na
m
Nữ
Ở nhà/Phòng trọ/Ký túc xá
115
57,
5
140
70,
0
255
63,75
Hiệu sách
21
10,
5
10
5,0
31
7,75
Lớp học
37
18,
5
16
8,0
53
13,25
Thư viện trường
23
11,
5
25
12,
5
48
12,0
Thư viện công cộng
4
2,0
6
3,0
10
2,5
Bất cứ nơi nào miễn là có thời gian
rỗi
0
0,0
3
1,5
3
0,75
16
Tổng
200
10
0
200
10
0
400
100
Cramer’s V = 0,213; P = 0,003
Từ những phân tích thống kê thu được ở bảng trên (Cramer’V = 0,213 > 0; P = 0,003)
chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về giới trong việc lựa chọn địa điểm đọc sách của học sinh
trung học phổ thông miền núi. Phần lớn học sinh nam và học sinh nữ đều lựa chọn nơi đọc sách
thích hợp nhất là ở nhà hay phòng trọ, ký túc xá với tỷ lệ tương ứng là 57,5% và 70,0%. Có tới
18,5% học sinh nam cho biết thường đọc sách ngay tại lớp học, trong khi đó lại có nhiều học
sinh nữ đến thư viện trường để đọc sách hơn cả (12,5%). Thư viện công cộng và hiệu sách là
những nơi học sinh thường ít lựa chọn. Chúng tôi nhận thấy sở dĩ các em thường đọc sách tại
nhà là vì lý do tiện lợi, thời gian đọc sách không bị bó hẹp, chi phối bởi các yếu tố khách quan.
Nguồn sách có thể là mua, mượn bạn bè, thuê ở các cửa hàng hay mượn thư viện.
Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy thư viện công cộng (thư viện tỉnh, thư viện thị
xã) gần như không thu hút được sự quan tâm của học sinh trung học phổ thông ở cả hai giới.
Chúng tôi đã tiến hành quan sát và phỏng vấn sâu và được biết, thư viện tỉnh và thị xã chỉ mở
cửa trong giờ hành chính, các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần, do đó chưa đáp ứng
được nhu cầu đọc và tìm kiếm tài liệu của học sinh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình
trạng chưa thu hút được đông đảo học sinh đến thư viện sử dụng sách báo.
2.2.6. Giới tính và nguyên nhân khiến học sinh không đến thƣ viện
Bảng 2.11: Tương quan giữa giới tính và lý do không đến thư viện
Lý do không đến thư viện
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
Không có nhu cầu
33
16,5
19
9,5
52
13,0
Không có thời gian
46
23,0
44
22,0
90
22,5
Thư viện có quá ít đầu sách, báo
75
37,5
75
37,5
150
37,5
Cơ sở vật chất không đầy đủ
17
8,5
9
4,5
26
6,5
Thái độ phục vụ kém
11
5,5
7
3,5
18
4,5
17
Chất lượng sách không đảm bảo, không
phủ hợp
8
4,0
40
20,0
48
12,0
Thư viện không cho đọc sách báo tại chỗ
9
4,5
5
2,5
14
3,5
Ý kiến khác
1
0,5
1
0,5
2
0,5
Tổng
200
100
200
100
400
100
Cramer’V = 0,272; P = 0,000
Phân tích số liệu thống kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới trong
việc không tới thư viện của học sinh nam và học sinh nữ (Cramer’V = 0,272 > 0; P = 0,000).
Phần lớn học sinh nam và học sinh nữ đều cho biết các em không đến thư viện vì thư viện có
quá ít đầu sách, báo. Chúng ta đều biết rằng, thư viện là nơi đầu tiên có thể khuyến khích sự
hứng thú và thói quen đọc sách của học sinh. Tuy nhiên, thực tế là trái ngược.
Nam học sinh không đến thư viện còn vì không có nhu cầu, trong khi học sinh nữ cho
rằng do chất lượng sách không đảm bảo, không phủ hợp nên các em không tới thư viện. Học
sinh nam thường rất ít lui tới thư viện vì các em không có nhu cầu đọc sách như các bạn nữ.
Hầu hết học sinh nam ưa thích các môn tự nhiên, vận động như thể thao nên nhu cầu đọc sách
của các em không như các bạn nữ. Học sinh nữ thường thiên về các môn xã hội cần tìm hiểu và
đọc nhiều sách, báo, vì thế các em rất chịu khó tìm kiếm tư liệu qua sách, báo. Tuy nhiên do các
yếu tố chủ quan và khách quan mà việc đáp ứng nhu cầu đọc của học sinh còn nhiều tồn tại bất
cập.
2.2.7. Giới tính và loại hình giải trí ngoài việc đọc sách của học sinh
Có thể nhận thấy hiện nay khối lượng kiến thức ở trường gần như quá tải đối với các em
học sinh. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới mẻ, hấp dẫn thu
hút giới trẻ. Vì vậy ngoài giờ học phần lớn các em học sinh muốn tham gia vào những hoạt
động vui chơi khác ngoài sách vở nhằm giải tỏa tâm lý thi cử, bài vở. Tuy nhiên với học sinh
nam và học sinh nữ thì những hoạt động giải trí mà các em hướng tới cũng không hề giống
nhau.
Bảng 2.12: Tương quan giữa giới tính và loại hình giải trí ngoài việc đọc sách
Loại hình giải trí ngoài việc đọc sách
Giới tính
Nam
Nữ
18
Xem tivi
45
22,5
57
28,5
Ngủ
9
4,5
7
3,5
Truy cập internet tìm kiếm thông tin
56
28,0
67
33,5
Chơi game online
57
28,5
20
10,0
Chơi thể thao
6
3,0
2
1,0
Đi chơi với bạn bè
27
13,5
47
23,5
Tổng
200
100
200
100
Cramer’s V = 0,264; P = 0,000
Khi xem xét tương quan giữa giới tính và một số loại hình giải trí ngoài việc đọc sách
của học sinh chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và học
sinh nữ trong việc lựa chọn những hình thức giải trí khác nhau (Cramer’s V = 0,264 > 0; P =
0,000). Các em nữ lại dành nhiều thời gian cho truyền hình hơn các bạn nam. Qua điều tra cho
thấy các em nữ thường xuyên theo dõi các bộ phim tình cảm lãng mạn. Ngay cả đối với những
học sinh trọ học thì các em cũng luôn cố gắng lên mạng theo dõi những bộ phim đang chiếu
trên truyền hình, hoặc đi xem nhờ. Mặt khác các em cho biết việc xem truyền hình thường ít
làm tốn sức lực trí óc và thời gian so với việc đọc sách, báo. Đọc sách thường là phải tập trung
trí óc, tư tưởng, còn thưởng thức nghệ thuật nghe nhìn thì ở mức độ nào đó vẫn có thể kết hợp
làm việc hay ăn uống. Nhìn chung hiện nay văn hóa nghe nhìn đang có xu hướng lấn át văn hóa
đọc.
19
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HÀNH VI ĐỌC SÁCH CỦA HỌC
SINH THPT MIỀN NÚI
3.1. Các đặc điểm cá nhân của học sinh
Ở đây chúng tôi xem xét đến yếu tố giới là yếu tố có ảnh hưởng tới sự khác biệt trong
hành vi đọc sách của học sinh, cụ thể là ảnh hưởng tới mức độ lên thư viện của học sinh.
Bảng 3.1: Yếu tố giới và mức độ đến thƣ viện của học sinh (%)
Giới tính
Mức độ lên thư viện
Tổng
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm khi
Không
bao giờ
Nam
2,5
59,0
27,5
11,0
100
Nữ
10,0
66,0
19,0
5,0
100
Crammer’V = 0,209; P = 0,001
Xem xét mối tương quan giữa hai biến số trên cho thấy có mối liên hệ giữa yếu tố giới
và mức độ lên thư viện của học sinh (Crammer’V = 0,209 > 0; P = 0,001). Tỷ lệ học sinh nữ
lên thư viện thường xuyên chiếm 10%, trong khi đó học sinh nam thì tỷ lệ này chỉ có 2,5%. Có
tới 11,0% học sinh nam cho biết không bao giờ tới thư viện, còn tỷ lệ tương ứng đối với nữ sinh
chỉ có 5,0%. Như vậy ở góc độ giới có thể thấy rằng học sinh nam vốn có tâm lý hướng ngoại,
ưa các hoạt động, vì thế việc lên thư viện đọc sách dường như là một việc khó thực hiện hơn so
với các bạn nữ. Trong khi đó học sinh nữ thường chăm chỉ, cần cù, vì thế các em sẽ có xu
hướng lui tới thư viện và đọc sách, báo tại đây nhiều hơn các bạn nam.
Yếu tố trường học cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi đọc sách của học sinh.
Xem xét tương quan giữa biến số trường học và thời gian dành cho việc đọc sách của học sinh
cho chúng tôi kết quả như sau:
Bảng 3.2: Tƣơng quan giữa biến số trƣờng học và thời gian dành cho việc đọc sách
của học sinh (%)
Trường
Thời gian dành cho việc đọc sách
Dưới 1h
1->2h
Trên 2h
Trường THPT Chuyên Bắc Kạn
24,0
44,0
32,0
Trường THPT Bắc Kạn
38,0
37,0
25,0
Trường PTDTNT tỉnh Bắc Kạn
25,0
59,0
16,0
Trường PTDL Hùng Vương
26,0
61,0
13,0
20
Tóm lại, đặc điểm của học sinh có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện hành
vi đọc sách. Những đặc điểm này không chỉ là những đặc điểm nội tại bên trong mà còn là
những đặc điểm được hình thành từ quá trình cá nhân sống, học tập trong môi trường trung học
phổ thông. Thông qua việc phân tích tương quan chúng tôi nhận thấy các yếu tố này có ảnh
hưởng nhất định đến quá trình thực hiện hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông
miền núi.
Như vậy yếu tố giới và yếu tố trường học đều có ảnh hưởng khá mạnh đến việc thực
hiện hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi.
3.2. Phương pháp khích lệ và gợi mở vấn đề của giáo viên
Quá trình giáo dục là quá trình diễn ra có sự tác động hai chiều giữa người dạy và người
học. Đối với học sinh nói chung thì ảnh hưởng của giáo viên đối với quá trình thực hiện hành vi
học tập của các em là khá lớn. Đặc biệt là đối với những học sinh phải trọ học và sống xa gia
đình. Việc các em đọc sách gì và đọc như thế nào cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ các giảng dạy
của thầy cô. Việc có được một phương pháp đọc sách đúng cách không phải là điều đơn giản.
Sự hướng dẫn kỹ năng đọc và tìm kiếm tài liệu của giáo viên sẽ giúp học sinh thực hiện tốt hơn
việc đọc và nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu.
Như vậy, khi thầy cô giáo có nền tảng tốt về kỹ năng đọc sách và hướng dẫn học sinh
thực hiện những kỹ năng đó phục vụ cho môn học thì khả năng học sinh tiếp cận với sách và
tiếp nhận tri thức cũng tốt hơn. Và cũng chỉ có khi nào, người thầy có khả năng cung cấp cho
học sinh toàn bộ (hoặc phần lớn) những cuốn sách có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các
vấn đề thuộc về tri thức, và tiếp theo đó, sinh viên tự đọc, tự tra cứu, tự xây dựng nội dung vấn
đề được giao, rồi trình bày, thảo luận trên lớp… lúc đó mới hy vọng các em thấy cần đọc sách.
3.3. Cơ sở vật chất của thư viện trường
Cơ sở vật chất của thư viện trường là một phần hết sức quan trọng đối với việc thực hiện
hành vi đọc sách của học sinh. Bởi đối với học sinh thư viện trường là nơi cung cấp nguồn sách
và tài liệu tham khảo miễn phí và gần gũi nhất với học sinh. Điều kiện của thư viện tốt sẽ đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của học sinh và thu hút học sinh tới thư viện đọc sách, tiếp thu tri thức tốt hơn.
Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã đưa ra những thang đo để học sinh đánh giá về cơ
sở vật chất của thư viện trường và thu được kết quả như sau:
21
Bảng 3.3: Đánh giá của học sinh về cơ sở vật chất của thƣ viện trƣờng
Các yếu tố
Mức đánh giá về mức độ đáp ứng của cơ sở vật
chất của thư viện trường đối với nhu cầu đọc của
học sinh
Dưới
20%
20-
40%
40-60%
60-80%
80-
100%
Trang thiết bị, máy móc phục vụ tra cứu
8,6
21,2
40,5
24,2
5,5
Hệ thống tư liệu trong thư viện
10,2
33,8
36,8
17,8
1,6
Điều kiện phòng đọc(bàn ghế, diện tích, )
6,0
18,0
32,2
32,2
11,6
Chất lượng phục vụ của cán bộ thư viện
4,2
20,0
33,2
35,8
6,8
Tóm lại, hầu hết cơ sở vật chất của các trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu của học
sinh. Nhóm cơ sở vật chất được đánh giá là thiếu thốn nhất theo ý kiến của chính những người
học là hệ thống tư liệu của thư viện, nhóm cơ sở vật chất khá hơn cả là điều kiện phòng đọc.
Như vậy với điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế như vậy thì việc khuyến khích và hình
thành thói quen đọc sách cho học sinh có lẽ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi về sự khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung
học phổ thông miền núi thu được kết quả như sau:
Thứ nhất, học sinh phổ thông trung học miền núi đã có ý thức tìm hiểu về những loại
sách cần thiết, tuy nhiên các em chưa có thói quen đọc sách và chưa thực sự dành thời gian và
công sức cho việc đọc sách, đặc biệt là các loại sách nằm ngoài hệ thống chương trình học. Hầu
hết học sinh đều chỉ đọc các loại báo, tạp chí hay truyện tranh, đó là những thể loại sách dễ đọc,
nhưng nội dung lại thường hời hợt, thiếu lành mạnh. Trong khi đó những loại sách hàn lâm lại
không thu hút được sự quan tâm của các em.
Thứ hai, có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc đọc sách. Cụ thể:
Học sinh nữ có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc đọc hơn học sinh nam. Các em
nữ cũng chú ý tới những thể loại sách, truyện, những tác phẩm cần thời gian suy ngẫm và đòi
hỏi sự kiên trì hơn các bạn nam. Ngược lại học sinh nam lại ưa thích những cuốn sách có tư duy
cao hơn và mang tính chất phiêu lưu, phức tạp hơn những cuốn sách mà bạn nữ chọn.
22
Tỷ lệ học sinh nữ đến thư viện cũng cao hơn học sinh nam. Tuy nhiên số lượng cũng
không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu một phần là do thời gian biểu học tập của các em hiện
nay quá dày đặc, mặt khác chất lượng và số lượng đầu sách ở thư viện chưa thể đáp ứng nhu
cầu thực tế của học sinh.
Học sinh nữ thường coi đọc sách như một sở thích, và thực hiện việc đọc sách như một
thói quen thường nhật. Nữ sinh thực hiện hành vi tự đọc nhiều hơn nam sinh. Ngoài việc học và
đọc trên lớp, học sinh nữ còn thường trao đổi với bạn bè về những loại sách mình đọc hơn học
sinh nam. Trong khi đó, học sinh nam lại thích xem ti vi, các chương trình giải trí, trò chơi trực
tuyến hơn là đọc sách. Học sinh nam dành ít thời gian cho việc đọc sách hơn học sinh nữ, khả
năng tự đọc của họ cũng kém hơn học sinh nữ. Sự chủ động trong hành vi đọc sách của nữ cao
hơn so với học sinh nam.
Các yếu tố như phương pháp giảng dạy của giáo viên, cơ sở vật chất của thư viện trường
có ảnh hưởng tới hành vi đọc sách của học sinh.
KHUYẾN NGHỊ
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có, chúng tôi đã phần nào khái quát được
một bức tranh về thực trạng vấn đề đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi hiện
nay, một số khác biệt từ góc độ giới trong việc thực hiện hành vi đọc sách của học sinh. Từ đó
chúng tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy và thúc đẩy các dạng
hành vi đọc sách tích cực của học sinh nhằm phát huy một cách tốt nhất năng lực và kỹ năng
đọc sách của mỗi giới như sau:
Thứ nhất cần nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc đọc sách,
đặc biệt là đối với nam sinh.
Thứ hai khuyến khích học sinh đọc sách ngay từ khi học sinh bước vào trường trung
học phổ thông. Mặc dù sở thích của mỗi học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt nhưng xét
về mặt bằng chung thì là tương đối giống nhau. Hầu hết học sinh nam quan tâm đến những
thông tin trên báo và tạp chí về các lĩnh vực thể thao, chuyện hài, lịch sử, các vấn đề khoa học,
những câu chuyện phiêu lưu … Học sinh nữ thì quan tâm đến các thể loại báo, tạp chí, truyện
ngắn, tiểu thuyết, các tác phẩm văn chương,…
Thứ ba cần cung cấp một lượng sách đảm bảo phục vụ cho số lượng học sinh của các
trường. Cụ thể phải dựa vào thực trạng mỗi trường để cung cấp, thường xuyên cập nhật các đầu
sách đáp ứng nhu cầu đọc sách và tìm kiếm tài liệu của các em. Tạo môi trường đọc thân thiện
giúp các em có được sự thoải mái khi tiếp cận với các nguồn đọc. Dựa vào kết quả nghiên cứu
23
tiến hành cung cấp lượng sách, loại sách phù hợp với nhu cầu của mỗi giới nhằm tại ra sự hứng
thú cho học sinh để việc đọc được phát triển rộng rãi và thu được kết quả tốt nhất.
Thứ tư cần hướng dẫn phương pháp, cách thức đọc sách hiệu quả cho học sinh để các
em có thể tiếp thu và vẫn dụng tốt hơn những tri thức khoa học. Xây dựng cho các em thói quen
đọc sách, đọc sách gì và đọc như thế nào. Thực hiện tốt phương pháp đọc sách sẽ giúp học sinh
hệ thống kiến thức, thu nạp thông tin hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian đọc sách và
tìm kiếm tài liệu cần thiết.
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Lan Anh (2010), Phương pháp đọc sách tốt nhất cho học sinh, Nxb Thanh niên, Hà
Nội.
2. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1998), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Bùi Quang Dũng (2004), Nhập môn Lịch sử xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. PGS.TS Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng (2006), Định kiến
và phân biệt đối xử theo giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
6. Thanh Hải, Thư viện thông minh: Cơ hội cho trẻ em vùng ven tiếp cận tri thức,
www.tienphong.vn, cập nhật ngày 13/10/2011.
7. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. Trương Phúc Hưng và Lê Thị Lan Phương (2005), Các trường phái lý thuyết trong tâm lý
học xã hội, www.tainguyenso.vnu.edu.vn.
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS, nhà xuất bản
Hồng Đức, Tp Hồ Chí Minh.
10. Vũ Hào Quang (1999), Tập bài giảng Lý thuyết xã hội học hiện đại, Hà Nội.
11. Trần Thị Quế (chủ biên) (1999), Những khái niệm cơ bản về vấn đề giới và vấn đề giới ở
Việt Nam, Nxb Thống kê.
24
12. Đỗ Thị Quyên (2004), Vai trò của phát hành sách trong phát triển văn hóa, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật số 1, tr 13-16.
13. Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học giới, Nbx Giáo dục Việt Nam.
14. Lê Ngọc Oánh (2011), Vai trò của thư viện trường học trong đổi mới giáo dục, Bản tin thư
viện – công nghệ thông tin số tháng 6/2011, tr7-tr14.
15. Nguyễn Quý Thanh (2011), Internet – Sinh viên – lối sống – nghiên cứu xã hội học về
phương tiện truyền thông kiểu mới, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Quý Thanh (2011), Một số quan điểm xã hội học của Durkheim – sách chuyên
khảo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. TS. Phạm Văn Tình (2006), Đọc và văn hoá đọc trước ngưỡng cửa thông tin, Tạp chí Thư
viện số 3.
18. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
19. Phạm Viết Vượng (2003), Nâng cao chất lượng giáo dục là con đường phát triển bền vững
ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 53, tr.5- 6.
20. Trần Thị Kim Xuyến (2003), Giới và công tác giảm nghèo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
21. Bernice E, Cullinan (2000), Independent reading and school achievement, www.ala.org.
22. Carol Tenopir and Ian Rowlands (2007), Information behaviour of the researcher of the
future: Age – related information behaviour, www.jisc.ac.uk, cập nhật ngày 11/01/2008.
23. Commeyras, M. & Inyega, H. (2007), An integrative review of teaching reading in Kenyan
primary schools, p.258-281.
24. Christina Clark and Sarah De Soysa (2011), Mapping the interrelationships of reading
enjoyment, attitudes, behaviour and attainment – An exploratory investigation,
www.literacytrust.org.uk.
25. The Department of Arts and Culture (2007), National survey into the reading and book
reading behaviour of adult South Africans, www.saccd.org.za, cập nhật ngày 03/03/2011.
26. Hannah Richardson, Boys now reading as well as girls, study suggest, www.bbc.co.uk, cập
nhật ngày 27/02/2012.
27. Rita Rani, Raj Pathania and Shubhangna Sharma (2006), Gender differentials in reading
behavior among children, www.krepublishers.com.
25
28. Stiftung Lesen (2008), Reading behaviour in Germany, The Federal Ministry of Education
and Research, www.euread.com, cập nhật ngày 16/02/2012.