Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.36 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM VĂN ANH

CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM 2015

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN LUẬT HỌC


HÀ NỘI – 5/2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM VĂN ANH

CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM 2015
Bộ môn

:

Luật Dân sự

Lớp

:

K58CLC



MSSV

:

13061005

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. TRẦN CÔNG THỊNH

HÀ NỘI – 5/2017
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên c ứu độc l ập c ủa
cá nhân tôi.
Nội dung cũng như các số liệu, ví dụ và trích dẫn được trình bày trong
Khóa luận hoàn toàn trung thực, chính xác và tin cậy. Nh ững k ết lu ận khoa
học của Khóa luận chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Văn Anh


Contents


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ cần phải “ Cải cách mạnh mẽ các thủ
tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch,
chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân
dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các
phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn c ứ quan tr ọng đ ể
phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao ch ất l ượng ho ạt
động tư pháp…”[3] . Tiếp theo đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ch ỉ rõ:
“…Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ
một số điều kiện nhất định”; “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân
sự…” , “Nghiên cứu chế định thừa phát lại (thừa hành viên); tr ước m ắt, có
thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương ”[4].Thực hiện đường hướng


về cải cách thủ tục tố tụng tư pháp nói trên, cần ph ải có s ự nghiên c ứu và
đánh giá hết sức thận trọng về những ưu điểm, nhược điểm của pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.
Trong hệ thống văn bản pháp luật tố tụng dân sự thì Bộ luật Tố
tụng dân sự là văn bản điển hình, chủ yếu nhất. Bộ luật T ố t ụng dân s ự
đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 2004, s ửa đ ổi, bổ sung năm
2011 và ngay từ Bộ luật đầu tiên này, quyền tư pháp hay c ụ th ể h ơn là
quyền xét xử đã được khẳng định là do Tòa án th ực hiện. Đến nay, Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 được đánh giá có nhiều quy đ ịnh cụ th ể h ơn, có
nhiều điểm mới tạo ra bước tiến đáng ghi nhận trong thành t ựu lập pháp
của Việt Nam. Nghiên cứu dưới góc độ quyền tư pháp và th ực hiện quyền

tư pháp, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là m ột trong nh ững văn b ản
pháp luật của Nhà nước thể thể hiện rõ nét và sâu sắc các vấn đề này.
Để có một cái nhìn thấu đáo về pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần nghiên cứu và
đánh giá một cách nghiêm cẩn về hoạt động tố tụng thông qua các thành
tựu lập pháp của tiền nhân, trên cơ sở đó mà suy xét về nh ững vấn đề
đang được đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Với những lý do nêu trên, tôi quy ết định chọn đề tài "Các giai đoạn
tố tụng theo Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015" làm đề tài Khóa luận
cử nhân với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu rõ và sâu sắc h ơn về bản
chất, thủ tục của các giai đoạn tố tụng trong hoạt động tố tụng dân s ự t ại
Việt Nam hiện nay
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát


Mục đích của Khóa luận là làm sáng t ỏ c ơ s ở lý lu ận và th ực ti ễn
về tiến trình tố tụng dân s ự, t ừ đó đ ưa ra quan đi ểm khoa h ọc v ề Pháp
luật Tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu trên, Khóa luận đề ra các mục tiêu cụ th ể
sau:
• Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về
tiến trình Tố tụng dân sự và Pháp luật tố
tụng dân sự;
• Phân tích những nội dung cơ bản của pháp
luật về Tiến trình Tố tụng dân sự Việt Nam
2015;
• Đánh giá những ưu điểm và những hạn chế

của pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam
hiện hành.
• Đưa ra giải pháp để khắc phục và hoàn
thiện vấn đề tố tụng trong hoạt động tố
tụng dân sự tại Việt Nam.
3. Những đóng góp của đề tài

Tính mới của đề tài : Khóa luận là công trình khoa h ọc ở c ấp đ ộ
Cử nhân đề cập đến vấn đề các giai đo ạn t ố tung trong ti ến trình t ố
tụng dân sự, phân tích n ội dung các giai đo ạn c ủa th ủ t ục t ố t ụng, b ản


chất tố tụng dân sự và nhìn nh ận ưu, nh ược đi ểm, đ ưa ra ki ến ngh ị
hoàn thiện về pháp luật T ố tụng Dân s ự trong t ương lai.
Đóng góp đề tài về mặt khoa học cũng như thực tiễn:
Xây dựng quan điểm pháp lý tiến bộ và hiện đại về Tố tụng, Tố
tụng dân sự và vai trò của tố tụng dân sự đối v ới đ ời s ống xã h ội trong
mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác của Hệ thống pháp lu ật, kinh
tế Việt Nam
Chỉ rõ bất cập, quy định không phù hợp với th ực tiễn, gây khó khăn,
phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của tiến trình t ố t ụng
làm giảm hiệu quả của hoạt động xét xử.
Đề xuất quan điểm tiến bộ và hiện đại về pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận: Các quan điểm, tư tưởng lu ật
học về Tố tụng dân sự; Các văn bản pháp luật ở Việt Nam điều ch ỉnh v ề
Tố tụng dân sự, Thực tiễn việc xây dựng, sửa đổi về tiến trình tố tụng
theo quy định của pháp luật hiện nay, những ưu điểm và mặt hạn chế khi

áp dụng vào thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu nh ững n ội
dung cơ bản về các giai đoạn Tố tụng cơ bản của tiến trình T ố t ụng trong
hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân s ự
2015.
5. Phương pháp nghiên cứu


Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Khóa luận sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như ph ương pháp
tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và
đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn … Các ph ương pháp
nghiên cứu trong Khóa luận được thực hiện trên nền tảng của ph ương
pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ s ở các quan đi ểm,
đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng s ản Vi ệt
Nam.
6. Tình hình nghiên cứu.

Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên c ứu, tài li ệu khoa
học đề cập về các vấn đề liên quan tới nội dung này một cách tr ực ti ếp
hoặc gián tiếp như:
- Về sách và giáo trình: Các cuốn giáo trình tiêu bi ểu là Giáo trình
Luật Tố tụng dân sự Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa
Luật ; Bùi Thị Thanh Hằng chủ biên. Giáo trình luật tố tụng dân
sự Việt Nam do Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn là
giáo trình được được xây dựng theo nội dung của Bộ luật T ố
tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) ; Giáo trình
Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội;
Nguyễn Công Bình chủ biên, Nxb Tư Pháp, Tái bản lần th ứ 4
2007. Nội dung cuốn giáo trình gồm hai phần chính: Ph ần nh ững

vấn đề chung về luật tố tụng dân sự, phần thủ tục giải quyết vụ
việc dân sự; Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam / Biên
soạn: Mạc Giáng Châu, Cần Thơ : Trường Đại học Cần Thơ ,
2006 Giáo trình bao gồm 3 chương: Chương 1: Nh ững vấn đề
chung của luật tố tụng hình sự; Chương 2: Các giai đoạn tố t ụng
hình sự; Chương 3: Xét lại bản án và quyết định của toà án đã có


hiệu lực pháp luật. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng Dân sự
Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn sách
này (Dành cho thẩm phán, hội thẩm, thẩm tra viên, kiểm sát
viên, luật sư và các học viên tư pháp)” do Thạc sỹ luật Đoàn T ấn
Minh và luật gia Nguyễn Ngọc Điệp là những người có nhiều
kinh nghiệm trong công tác xét xử đối với án dân s ự biên so ạn
….
- Về các đề tài, công trình nghiên cứu Khoa học: Thời hạn tố tụng
dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học - Nguyễn Trí Tuyên, Khoa luật
ĐHQG HN, 2014; Một số vấn đề về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 , Luận
văn thạc sĩ luật học - Nguyễn Thị Ngọc Mai, Khoa luật ĐHQG HN,
2014; Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, Luận
văn thạc sĩ luật học - Nguyễn Thị Việt Nga, Khoa luật ĐHQG HN,
2012; Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, Luận văn thạc sĩ,
Nguyễn Thị Thúy Hòa, Đại học Luật Hà Nội, 2010; Các cấp xét xử
trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ - Lê Thị Hà, Đại
học Luật hà Nội, 1997; …
-

Các bài viết trên các trang tạp chí chuyên ngành : Thủ tục xét xử
nhanh trong bộ luật tố tụng dân sự Pháp và dự thảo bộ luật tố

tụng dân sự Việt Nam - Th.s Trần Anh Tuấn – Khoa luật Dân sự ĐH Luật Hà Nội; Bàn về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự Nguyễn Thị Thu Hà – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số
18/2010, tr.29-33; Bổ sung và xem xét chứng cứ ở giai đoạn xét
xử phúc thẩm - Th.s Nguyễn Đức Mai – Tòa án nhân dân tối cao,
Số 6/2002, tr.8-11; Đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp phúc thẩm - Nguyễn Thị Thu Hà;
Một số vấn đề về chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo Bộ luật dân sự


sửa đổi, bổ sung 2011 - Duy Kiên, Tòa án nhân dân tối cao, Số
18/2012, tr.9-14; Một số nhận xét đối với công tác xét xử sơ thẩm
của tòa án địa phương thông qua công tác xét xử phúc th ẩm Toàn án nhân dân tối cao TP Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân t ối
cao, Số 1/2015, tr.41-44; Một số giải pháp tăng cường hiệu quả
xét xử phúc thẩm vụ án dân sự - Nguyễn Thị Thủy, Tòa án nhân
dân tối cao, Số 23/2013, tr.9-11; Không làm xấu hơn trình trạng
của bị cáo và đương sự trong xét xử phúc thẩm – Mai Thanh Hiếu,
Trường đại học Luật Hà Nội, Số 10/2015, tr.23-30; … .
7. Kết cấu của Khóa Luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, Khóa luận gồm 3 chương
Chương I: Lý luận chung về Các Giai đoạnTố tụng dân sự
Chương II: Các Giai đoạn tố tụng trong Bộ luật Tố tụng Dân sự Vi ệt
Nam 2015
Chương III: Thực trạng và một số Kiến nghị hoàn thiện các quy định
pháp luật về Tố tụng dân sự tại Việt Nam


CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Tố tụng, Tố tụng dân sự và Các giai đoạn Tố tụng Dân Sự

1.1.1. Tố tụng
Trong Hán Việt từ điển, học giả Đào Duy Anh có giải thích: "tố tụng" là
việc thưa kiện (procès), "tố tụng pháp lý" là pháp luật quy định những thủ tục
về cách tố tụng (code deprocédure)"[13]. Sách Tiếng nói nôm na của Lê Gia,
dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt NXB
Văn Nghệ TP HCM năm 1999 giải thích chi tiết hơn: "Tố tụng" là vạch tội và
đưa ra cửa công để phân giải phải trái do chữ "tố" là vạch tội; chữ "tụng" là
thưa kiện ở cửa công để xin phân phải trái" [23]. Như vậy, nguồn gốc hai chữ
"tố tụng" nghĩa là "việc thưa kiện ở tòa án" như đã dẫn từ sách Từ điển tiếng
Việt. Nhưng khi "vận dụng" hai từ đó vào lĩnh vực pháp luật để đặt tên cho hai
ngành luật, hai đạo luật quan trọng của nhà nước thì người ta lại hiểu đó là
pháp luật quy định về thủ tục giải quyết các vụ án, vụ kiện ở tòa án.
Dưới thời quân chủ, có thể nói bộ luật tố tụng đầu tiên ở nước ta ra đời
vào thế kỷ XVII (thời nhà Lê) nhan đề là Quốc triều khám tụng điều lệ [41].
Đến thời Pháp thuộc, người ta bắt đầu dùng hai chữ "tố tụng" để dịch chữ
"procédure" (chữ Pháp procédure hay chữ Anh procedure đều bắt nguồn từ chữ
La tinh processus nghĩa là quá trình, trình tự, thủ tục), như hai bộ luật Bắc kỳ
dân sự, thương sự tố tụng; Trung kỳ dân sự, thương sự tố tụng... Dưới chế độ
cũ ở miền Nam trước năm 1975, cũng có Bộ luật Hình sự tố tụng, Bộ luật Dân
sự và Thương sự tố tụng (năm 1972).
Nói chung, các bộ luật tố tụng (Code de procédure) dù là Bộ luật tố tụng
hình sự (Code de procédure pesnale hoặc Code de procédure criminelle) hay
11


Bộ luật tố tụng dân sự (Code de procédure civile) đều là những hình thức pháp
luật quy định về thủ tục làm việc của các cơ quan Nhà nước và những người có
liên quan khi giải quyết, xử lý một vụ án. Sách Giáo trình Luật Tố tụng hình sự
Việt Nam của Trường Đại học luật Hà Nội định nghĩa: "Tố tụng hình sự là
trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp

luật [49]. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố
tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), người tiến hành tố tụng (điều tra
viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký phiên tòa), người
tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa...), của cá nhân, cơ quan nhà
nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định
của Luật Tố tụng hình sự". Còn tố tụng dân sự thì Giáo trình Luật Tố tụng dân
sự Việt nam của trường đại học này cũng định nghĩa: "Luật tố tụng dân sự là
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa
tòa án, viện kiểm sát với các đương sự, những người tham gia tố tụng khác
trong quá trình tòa án giải quyết vụ án dân sự..." [50].
Bên cạnh đó, Wikipedia cũng chứ giải về “Tố tụng” (Procedure) rất ngắn
gọn rằng, Tố tụng là “kiện tụng tại tòa án, thưa kiện tại tòa án” [53]. Với các lý
giải này, một cách hiểu đơn giản có thể tìm ra rằng, bất kỳ vụ kiện nào mà toàn
án giải quyết đều xuất hiện hoạt động tố tụng. Cách hiểu này hoàn toàn không
sai, nhưng nó không nêu hết được đặc điểm cũng như bản chất của hoạt động
tố tụng mà chỉ đơn thuần chỉ xem xét dựa trên những biểu hiện và sự liên quan
của nó đến thiết chế Tòa Án. Wikipedia cũng định nghĩa về Procedure theo một
nghĩa rộng hơn rất nhiều so với những giải thích về “Tố tụng”, theo đó,
Procedure được hiểu là một quy trình, một thao tác chuẩn (Standard operating
procedure) và là một bước để đạt được một kết quả nhất định (a step-by-step
instruction to achieve some result), đặc biệt, trong hoạt động pháp lý, thủ tục
pháp lý Procedure này được coi như cơ thể của pháp luật và các quy tắc được
12


sử dụng trong thi hành công lý trong hệ thống tòa án, bao gồm cả tố tụng hình
sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính [59].
Tựu chung lại, “Tố tụng” có thể được hiểu theo định nghĩa Tố tụng là
một quá trình tổng thể gồm các giai đoạn được thực hiện theo một trình tự và
thủ tục nhất định bởi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người

tham gia tố tụng nhằm giải quyết các vụ việc tranh chấp về quyền và lợi ích
hoặc đảm bảo công lý, công bằng xã hội của các bên chủ thể tham gia tố tụng.
Quá trình tố tụng kết thúc sẽ để lại hậu quả pháp lý nhất định được thể hiện
thông qua bản án hoặc quyết định buộc các bên phải chấp nhận và thi hành.
1.1.2. Tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự được hiểu đơn giản là một quá trình được thực hiện theo
trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, trình tự, thủ tục thi hành án dân
sự nhằm tìm được tỉ lệ quyền lợi cân bằng hợp lý nhất giữa các bên chủ thể xảy
ra tranh chấp. Như một lẽ thông thường, trong quá trình giao lưu dân sự, các
chủ thể trong xã hội dân sự luôn có sự tương tác với nhau thông qua vật hoặc
các quyền và nghĩa vụ. Những sự tương tác này tác động trực tiếp và mạnh mẽ
tới quyền và lợi ích của các bên, điều này dẫn đến những bất đồng và mâu
thuẫn về quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên. Để có thể giải quyết bất
đồng, buộc người ta phải tìm ra một công cụ và phương thức nào đó để chấm
dứt sự bất đồng cũng như giải quyết được việc phân chia quyền lợi trong quan
hệ tranh chấp như thế nào cho hợp lý. Tố tụng dân sự ra đời nhằm thực hiện
vai trò này. Bởi hoạt động này có sự tham gia của một chủ thể thứ ba nằm
ngoài quan hệ dân sự tranh chấp, với mục đích giải quyết các tranh chấp nên
một chuẩn mực về các hành vi phải được ban hành nhằm định hướng cho các
chủ thể tham gia các bước thực hiện để đi tới được công lý và bình đẳng. Các
chuẩn mực hành vi này đặt được thực hiện trong một thời gian dài từ khi các
13


bên nêu ra sự việc tranh chấp với bên thứ ba giải quyết cho đến khi kết quả của
việc phân xử, giải quyết được thể hiện ra thực tế (tiêu biểu là thể hiện qua bản
án), đây được xem như một khung xương cho hoạt động xét xử, giải quyết các
tranh chấp dân sự. Trong quá trình này, có thể phân loại được loạt các hành vi
tương tự, có liên quan và các hành vi khác biệt có liên quan tạo nên các giai
đoạn của hoạt động tố tụng.

Hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện bởi hai loại chủ thể khác nhau,
đó là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Nếu thiếu một trong
hai loại chủ thể nêu trên thì sẽ không hình thành quan hệ tố tụng.Người tham
gia tố tụng được chia thành 2 nhóm: (1).Nhóm thứ nhất là đương sự, là nhóm
không thể thiếu trong hoạt động tố tụng, có quyền lợi, nghĩa vụ gắn liền với
việc giải quyết vụ án; (2).Nhóm thứ hai là những người tham gia tố tụng khác,
bao gồm những người có liên quan đến hoạt động tố tụng và họ không phải là
những người có quyền lợi, nghĩa vụ gắn với việc giải quyết vụ án.
Theo cuốn Civil Procedure của Levin M. Clermont, Flanagan Professor
of Law, Cornell University thì bản chất của Tố tụng dân sự được viết nguyên
văn như sau: “Nature of Civil Procedure, Civil procedure concerns the
society’s noncriminal process for submitting and resolving factual and legal
disputes over the rights and duties recognized by substantive law, which rights
and duties concern primary conduct in the private and public life that
transpires essentially outside the courthouse or other forum. In shaping this
law of civil procedure, the shapers constitutions, legislatures, courts, and
litigants observe both outcome and process values” [56]. Có thể hiểu rằng Bản
chất của Thủ tục tố tụng dân sự, thủ tục dân sự liên quan đến quá trình không
tội phạm hóa của xã hội về quy trình và giải quyết các tranh chấp thực tế và
pháp lý về quyền và nghĩa vụ được công nhận bởi luật nội dung, trong đó các
quyền và nghĩa vụ liên quan đến chính việc được tiến hành trong cuộc sống
14


riêng tư và giao dịch công cộng cơ bản bên ngoài Tòa án hoặc diễn đàn khác.
Trong việc hình thành luật tố tụng dân sự này, các hiến pháp, cơ quan lập pháp,
toà án và các bên tranh chấp tuân thủ cả các giá trị về kết quả và quá trình.
Khi nói về nội dung của quá trình tố tụng, cuốn sách trên cũng có đoạn
viết được trích nguyên ngăn như sau: “Content of Civil Procedure, Turbulent
policies and misleadingly concrete rules constitute the law of civil procedure.

One underlying theme is that our society has generally opted to dispense
justice by adjudication involving an adversary system wherein the parties are
represented by advocates” [56]. Có thể hiểu về Nội dung của Thủ tục tố tụng
dân sự là Các chính sách rối rắm và các quy tắc cụ thể tạo thành luật tố tụng
dân sự. Một chủ đề cơ bản là xã hội của chúng ta thường chọn cách phân phát
công lý bằng cách xét xử liên quan đến một hệ thống đối nghịch, trong đó các
bên được đại diện bởi những người ủng hộ.
Theo Wikipedia giải nghĩa về Civil Procedure thì Tố tụng dân sự là việc
các cơ quan nhà nước đặt ra các quy tắc và tiêu chuẩn mà các tỏa án khi xét xử
vụ kiện phải thực hiện theo [54, 57]. Những quy tắc này chi phối như thế nào
một vụ kiện hoặc trường hợp có thể được bắt, loại dịch vụ của quá trình có thể
được yêu cầu, các loại biện hộ hoặc báo cáo các trường hợp, chuyển động hoặc
các ứng dụng và các đơn yêu cầu được cho phép trong vụ án dân sự ra sao.
Thời gian và cách thức tiến hành, giải quyết hoặc tiến hành việc xét xử sẽ như
thế nào. Và làm thế nào để các toàn án và nhân viên phải hoạt động. Tất cả
những vấn đề trên tạo nên sự tồn tại và vận hành của cơ chế xét xử - tố tụng.
Tóm tại, Tố tụng dân sự có thể được hiểu theo một nghĩa Tố tụng dân sự
là một quá trình tổng thể gồm các giai đoạn được thực hiện theo một trình tự
và thủ tục dân sự nhất định bởi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng nhằm giải quyết các vụ việc tranh chấp về quyền
15


và lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ dân sự xảy ra tranh chấp. Quá
trình tố tụng này kết thúc sẽ để lại hậu quả pháp lý nhất định được thể hiện
thông qua bản án, quyết định buộc các bên phải chấp nhận và thi hành.
1.1.3. Các giai đoạn tố tụng dân sự.
Như đã được phân tích, Tố tụng dân sự là một quá trình trải dài theo thời
gian và phải được tiến hành các thủ tục nhất định. Quá trình theo thời gian ấy
được lắp ghép bởi các giai đoạn được xem như là các bước để đi đến công lý

và sự bình đẳng về pháp luật. Các bước này như một bộ phận không thể thiếu
của quá trình tố tụng, bởi sự tồn tại của nó là sự bảo đảm cho hoạt động tố tụng
được vận hành một cách trơn chu, đúng với định hướng và hạn chế được các
thiệt hại về thời gian, vật chất và quyền cũng như lợi ích của các bên tham gia
tố tụng, đặc biệt là các chủ thể trong quan hệ tranh chấp.
Các giai đoạn tố tụng ra đời được xem như sự định hướng và phối hợp
của các bên trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự trong mỗi khoảng thời
gian nhất định. Mỗi giai đoạn sẽ có vai trò và giá trị riêng nhằm nêu vấn đề
tranh chấp hoặc làm rõ quyền, nghĩa vụ của các bên cũng như đưa ra được kết
quả cuối cùng cho sự phân xử. Việc phân chia các giai đoạn như vậy giúp cho
hoạt động xét xử tìm ra công lý một cách đúng đắn và nhanh chóng nhất. Từng
giai đoạn, vụ việc được nêu ra một cách rõ ràng, sau đó được chứng minh cũng
như làm rõ quyền lợi giữa các bên đồng thời thống nhất các giải pháp mà các
bên đưa ra để thỏa thuận nhằm bù đắp hoặc giải quyết các tranh chấp đó.
Một thực tế rằng, các giai đoạn tố tụng này được thực hiện bởi sự phối
hợp của tất cả các chủ thể của quá trình tố tụng. Mỗi chủ thể có vai trò nhât
định để hoạt động tố tụng có thể vận hành. Trong mỗi giai đoạn, các chủ thể có
vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhằm làm rõ vụ việc tranh chấp hoặc giải quyết
vụ việc này.
16


Có thể thấy, các giai đoạn tố tụng phải được đặt trong một giới hạn thời
gian nhất định, bởi nó là một phần của quá trình theo thời gian, do đó việc ấn
định thời gian cho mỗi giai đoạn là hoàn toàn hợp lý. Trong quá trình tố tụng,
người ta gọi thời gian được ấn định này là thời hạn. Mỗi thời hạn sẽ được đặt
ra cho từng giai đoạn nhằm quy định về thời gian mà các hoạt động trong giai
đoạn này có thể hoặc buộc phải thực hiện. Với sự hạn định thời gian, việc đảm
bảo có quá trình tố tụng sẽ được tiến hành theo quy tắc một cách chắc chắn
hơn, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, quyền và lợi ích của các bên cũng được

bảo đảm chắc chắn hơn trong giai đoạn này.
Trong mỗi vụ việc nhất định, các giai đoạn có thể được thực hiện một
cách nhanh chóng hoặc lâu dài phụ thuộc vào tính chất của vụ việc tranh chấp.
Các tranh chấp phức tạp và không dễ dành nhìn nhận ra hướng giải quyết sẽ
buộc phải có sự phối hợp cũng như chứng minh một cách cụ thể, chắc chắn và
lâu hơn so với thông thường. Trong khi đó, do tính chất vụ việc phức tạp, sự
phối hợp giữa các cơ quan, chủ thể cũng cần tiến hành nhiều hơn để đảm bảo
cho việc làm rõ vấn đề của vụ việc. Bởi vậy các giai đoạn được thực hiện luôn
có sự khác biệt về mặt thời gian và nội dung thực hiện trong một vụ việc và
nhiều vụ việc khác.
Hoạt động tố tụng thông thường thường được thực hiện thông qua các
giai đoạn: Khởi kiện vụ việc dân sự, Tòa án thụ lý đơn - vụ án, Hòa giải và
Chuẩn bị xét xử, xét xử. Theo một quan điểm khác, có một số người cho rằng
Thi hành án dân sự cũng là một quá trình của hoạt động tố tụng, quan niệm này
có lẽ đúng khi mà hoạt động thi hành án là hoạt động cuối cùng được thực hiện
nhằm hiện thực hóa kết quả xét xử các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật tố
tụng dân sự không quy định về hoạt động thi hành án do vậy, các giai đoạn tố
tụng mà Khóa luận nhắc tới không bao gồm giai đoạn nay.

17


1.2. Nội dung Các giai đoạn tố tụng dân sự.
Khởi kiện
Khởi kiện là Việc các đương sự nộp hoặc gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân
dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình khi bị xâm hại. Chủ thể này cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm
hại bởi một chủ thể khác trong quan hệ dân sự, do dó, những thiệt hại này cần
được bù đắp và đưa ra hướng giải quyết bởi Tòa án [48].
Khởi kiện là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng dân sự, phát sinh từ

khi đương sự nộp đơn kiện tại Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Nếu không có hành vi khởi kiện thì không có tố tụng dân sự. Pháp
luật qui định rõ ràng những người có quyền khởi kiện; người khởi kiện phải
làm đơn, ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ nơi cư trú hoặc công tác của mình và của bị
đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nội dung sự việc; yêu cầu của
mình và những tài liệu, lí lẽ chứng minh cho những yêu cầu đó.
Người khởi kiện có quyền rút đơn kiện trước khi mở phiên tòa hoặc
ngay trong quá trình tố tụng; có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu đã nêu trong
đơn kiện trước khi Toà mở phiên toà, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu đó tại
phiên tòa chỉ được toà án chấp nhận nếu không phải.
Thụ lý vụ án
Thụ lý đơn - vụ án là Việc thẩm tra chấp nhận đơn của người khởi kiện
hoặc văn bản khởi tố của Viện Kiểm sát nhân dân vào sổ thụ lý của Toà án.
Thụ lý vụ án là khâu đầu tiên của Toà án trong quá trình tố tụng. Cũng giống
như khởi kiến, nếu không có việc tụ lý của Toà án thì không có các bước tiếp
theo của tố tụng dân sự. Tuỳ thuộc vào từng vụ án mà việc thụ lý có khác nhau.

18


Trong vụ án hình sự, thụ lý vụ án được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố
vụ án, quyết định khởi tố bị can; trong vụ án dân sự kinh tế, thụ lý vụ án được
thực hiện khi có đơn kiện của đương sự, yêu cầu của cơ quan tổ chức [28].
Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989
từng quy định thì nguyên đơn trong vụ kiện dân sự phải nộp tiền tạm ứng án
phí trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn. Các trường hợp được miễn
nộptạm ứng án phí thì phải có văn bản của Toà án quyết định cho miễn nộp
tiền tạm ứng án phí.
Chuẩn bị xét xử
Hòa Giải

Hòa giải là việc Việc Tòa án nhân dân hướng dẫn các đương sự tự thoả
thuận, thương lượng để giải quyết vụ án theo đúng đường lối, chính sách và
pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hòa giải là một thủ tục cần
thiết và bắt buộc ( trừ một số vụ án như khiếu nại danh sách cử tri, tuyên bố
mất tích, chết).
Hòa giải được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm. Việc hòa giải phải do
Tòa án trực tiếp tiến hành. Ngoài ra, hòa giải còn được thực hiện ở cơ sở: 1Hòa giải tranh chấp về hôn nhân và gia đình ở tổ hòa giải; 2- Hòa giải tranh
chấp lao động thông qua hội đồng hòa giải cơ sở của doanh nghiệp hoặc thông
qua hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện.
Chuẩn bị xét xử
Chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là tạo mọi điều kiện cần thiết (theo quy
định của pháp luật) cho việc xét xử một vụ án tại một toà án có thẩm quyền.
Chuẩn bị xét xử được bắt đầu từ khi toà án thụ lý vụ án dân sự và kết thúc khi
19


toà án mở phiên toà xét xử cho vụ việc này. Đây cũng là hoạt động tố tụng bao
gồm những công việc cụ thể do toà án tiến hành nhằm chuẩn bị những điều
kiện cần thiết cho việc xét xử Vụ án dân sự [27].
Hiện nay trong khoa học pháp lý, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về
khái niệm “chuẩn bị xét xử”. Nhưng hiểu chuẩn bị xét xử với tính chất là một
hoạt động tố tụng theo khái niệm thì Chuẩn bị xét xử gồm những công việc cụ
thể do những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tiến hành trên cơ sở
quy định của pháp luật, phù hợp với địa vị tố tụng của họ để phục vụ trực tiếp
cho thủ tục xét xử. Các công việc chuẩn bị xét xử chủ yếu của Tòa án bao gồm:
phân công thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ án; lập hồ sơ
vụ án dân sự ; quyết định đưa vụ án ra xét xử và triệu tập những người tham
gia tố tụng đến tham gia phiên tòa.
Xét xử
Xét xử sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm dân sự là phiên xét xử giải quyết vụ án dân sự lần đầu
của Tòa án. Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trải
qua phiên tòa sơ thẩm [30].
Đặc điểm của phiên tòa sơ thẩm nói chung và phiên tòa sơ thẩm dân sự
nói riêng là được tiến hành trong một thời điểm, thời gian nhất định. Phiên tòa
là nơi diễn ra một cách tập trung các hoạt động tố tụng của những người tiến
hành tố tụng và những người tham gia tố tụng như Thẩm phán, Hội thẩm, Thư
ký Tòa án, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của đương sự v.v... Tại phiên
tòa, Hội đồng xét xử với nguyên tắc quyết định theo đa số sẽ phải nghe các bên
đương sự trình bày, nghe các bên tranh luận về chứng cứ và dựa vào pháp luật
để bảo vệ cho những yêu cầu của mình. Vì vậy, Tòa án nhân dân phải kiểm tra
20


xác minh toàn bộ các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách
quan, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, quyết định về chủ trương giải
quyết vụ án được đúng đắn, chính xác.
Khác với các hoạt động của Tòa án trong công tác hòa giải chỉ tập trung
vào những vấn đề cơ bản; phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân phải giải quyết
tất cả các vấn đề của vụ án một cách đầy đủ và cụ thể. Chẳng hạn, trong vụ án
này có những quan hệ pháp luật nào cần giải quyết; những tài liệu, chứng cứ
của vụ án đã được giao nộp và đã thẩm tra xác minh kỹ lưỡng chưa và những
quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên đương sự được giải quyết như thế nào cho
đúng với pháp luật.
Yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm là phải được tiến hành đúng
thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc
trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Sự có
mặt của các bên đương sự trong vụ án là rất cần thiết, cho nên Bộ luật tố tụng
dân sự yêu cầu phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm như
trong quyết định là nhằm bảo đảm đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng cho

đương sự, tránh gây phiền hà và tổn thất về tiền bạc và thời gian của đương sự
do theo kiện. Trước mỗi phiên tòa, Tòa án có thẩm quyền cần có thông báo
niêm yết tại trụ sở của mình nói rõ những thông tin về thời gian, địa điểm mở
phiên Tòa của những vụ án cụ thể để ngoài đương sự, nếu có nhân dân muốn
tham dự phiên tòa mà họ quan tâm thì để họ biết được và đến dự.
Xét xử phúc thẩm
sau khi bản án, quyết định dân sự sơ thẩm được tuyên thì chúng chưa có
hiệu lực pháp luật ngay mà có một khoảng thời gian để đương sự thực hiện
quyền kháng cáo, Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc

21


thẩm đối với các bản án, quyết định sơ thẩm đó. Việc Tòa án cấp trên trực tiếp
xét xử lại bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng
nghị được gọi là thủ tục xét xử phúc thẩm [25].
Vậy phúc thẩm dân sự là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án
mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo hoặc kháng nghị.
Chế định về thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm là
nội dung cơ bản của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được quy định
của BLTTDS. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật tố
tụng của Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo rằng
các bản án, quyết định do Tòa án tuyên được xem xét một cách thận trọng, đảm
bảo tính công bằng, đúng đắn. Thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định dân
sự có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và khắc phục kịp thời những sai
sót, vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ
thẩm. Vì vậy, quy định này góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
đương sự trong vụ án.
Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ

thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung
kháng cáo, kháng nghị. Như vậy về nguyên tắc thì chỉ có phần bản án, quyết
định dân sự của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị
mới được đưa ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Phần bản án, quyết định không
bị kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.
Thủ tục tố tụng đặc biệt

22


Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng
trong việc giải quyết vụ án.
Khác với phúc thẩm, phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, vì vậy bản án sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có kháng cáo của đương sự, kháng nghị của
Viện kiểm sát thì dù việc xét xử sơ thẩm có vi phạm pháp luật hay không vi
phạm pháp luật, bản án sơ thẩm đúng hay sai, vụ án vẫn được xét xử lại. Còn
trong thủ tục giám đốc thẩm, chỉ khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật có vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật mới được xem xét.
Do đó không phải trường hợp nào đương sự khiếu nại bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cũng được kháng nghị để xét xử theo thủ tục
giám đốc thẩm.
Bằng thủ tục giám đốc thẩm, Tòa án cấp trên xem xét lại bản án hay
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới nhưng bị kháng nghị,
nhằm phát hiện những thiếu sót về nội dung hoặc những vi phạm pháp luật
trong các bản án, quyết định đó.
Việc xét lại bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa to lớn. Trước hết, nó làm cho kỷ cương
pháp luật được tôn trọng, sau đó nó giúp cho Tòa án cấp trên thấy được những
sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới đối với những vụ án cụ thể và sửa chữa

những sai lầm, khuyết điểm đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Mặt khác, thông qua hoạt động giám đốc thẩm, Tòa án cấp trên có thể
tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử. Trên cơ sở đó, họ hướng dẫn Tòa án
cấp dưới hiểu và áp dụng đúng pháp luật. Vì vậy, kết quả của hoạt động giám
đốc thẩm được coi như là những kinh nghiệm; đồng thời là những định hướng
hướng dẫn hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới.
23


Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi
Toà án ra bản án, quyết định đó.
Thủ tục tái thẩm cũng là một thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự nhằm
xét lại bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật
nhưng phát hiện thấy những tình tiết mới quan trọng liên quan trực tiếp đến
việc xem xét và giải quyết vụ án mà Tòa án hoặc đương sự trước đó không thể
biết. Thủ tục tái thẩm khác thủ tục giám đốc thẩm ở chỗ các cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng đã làm hết trách nhiệm trong quá trình giải
quyết vụ án và không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, các đương sự cũng
đã xuất trình đầy đủ các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, nhưng
sau khi vụ án đã được giải quyết và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật mới phát hiện có tình tiết mới có ý nghĩa quyết định đến việc
thay đổi một cách cơ bản về nội dung của vụ án mà trước đó cả Tòa án cũng
như các bên đương sự đều không thể biết được.
1.3. Sự hình thành và Phát triển của Pháp luật Tố tụng Dân s ự Vi ệt
Nam
Pháp luật Tố tụng dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những

người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành
án dân sự.
Dưới góc nhìn lịch sử, có thể nhận thấy rằng pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện kinh tế, xã hội và những biến
động trong dòng chảy lịch sử nước nhà. Trước thời Pháp thuộc, pháp luật Việt
24


Nam dường như không có sự phân biệt rạch ròi giữa dân sự và hình sự, cơ
quan tài phán và cơ quan quản lý. Các tranh chấp về dân sự được giải quyết bởi
người đứng đầu bộ máy cai trị các cấp theo các quy tắc chung về tố tụng được
thiết lập để giải quyết các việc kiện cáo trong dân. Dưới thời Lê (1428 – 1788)
các quy định này được ghi nhận trong Quốc triều Hình luật (1483) và Quốc
triều khám tụng điều lệ (1777). Đến thời Nguyễn (1802 – 1858 và 1858 –
1945) các quy định này tiếp tục được kế thừa trong bộ Hoàng Việt luật lệ
(1812). Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo nên pháp luật về tố tụng trong
thời kỳ này đã hạn chế quyền đi kiện của một số thành viên trong gia đình.
Theo Điều 511 Quốc triều Hình luật thì “Con cháu kiện nhau với ông bà, cha
mẹ, ông bà ngoại cùng là vợ kiện ông bà, cha mẹ chồng, đều phải biếm một
tư ; nếu lý lẽ trái thì xử thêm tội một bậc”. Dưới góc nhìn của Nho giáo thì đây
là quy định phù hợp với quy tắc ứng xử và đạo đức Đông phương. Tuy nhiên,
dưới góc nhìn về quyền con người thì quy định này được coi là một hạn chế.
Tuy nhiên, nhiều quy định về tố tụng được xây dựng trong thời kỳ này đã thể
hiện những triết lý về tố tụng được trải nghiệm và đúc kết từ thực tế cuộc sống.
Chẳng hạn như quy định về sự phân cấp thẩm quyền xét xử, về thời hạn xét xử
theo tính chất của vụ việc, quy định về hoà giải nhằm giảm bớt việc kiện tụng,
về lệ tạ phạt nếu quan xét xử không đúng, về việc từ chối xử kiện của quan xét
xử nếu không bảo đảm tính khách quan…v.v. Những quy định này đã thể hiện
những triết lý về tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục tố tụng và tính minh bạch,
công bằng trong phán xét của quan xử kiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho dân

chúng. So với kỹ thuật lập pháp của các nước phương Tây thời bấy giờ thì có
thể xem đây là những thành tựu và di sản lập pháp đáng tự hào mà ông cha ta
để lại.
Việc nghiên cứu cho thấy các quy định về thủ tục tố tụng dân sự với tư
cách là một thủ tục tố tụng riêng biệt có lẽ chỉ chính thức được du nhập vào
25


×