Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO các mác với HAI TRÀO lưu LỊCH sử lớn của THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.67 KB, 5 trang )

C.MÁC VỚI HAI TRÀO LƯU LỊCH SỬ LỚN
CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Bước vào thế kỷ mới, trong lúc chúng ta đang băn khoăn giữa truyền thống
và hiện đại, phương Đông và phương Tây, khoa học công nghệ và nhân văn, chính
trị và kinh tế, thì nhận ra rằng, C.Mác với tư cách là nhà tư tưởng vĩ đại của nhân
loại ở thế kỷ XX, tư tưởng xã hội chủ nghĩa sâu xa của Người vẫn tỏa sáng khác
thường ở thế kỷ XXI, để lại cho xã hội loài người thời đại ngày nay một di sản tư
tưởng vô cùng quý báu, trong đó có tư tưởng về hai trào lưu lịch sử lớn của thời đại
ngày nay.
Thời đại ngày nay có hai trào lưu lịch sử lớn, đó là trào lưu phát triển
hiện đại hoá và trào lưu xã hội chủ nghĩa. Đối với hai trào lưu lịch sử lớn này,
trước đây chúng ta có khuynh hướng cho rằng, C.Mác là người dự kiến lịch sử của
trào lưu lịch sử xã hội chủ nghĩa. Kỳ thực, đối với hai trào lưu lịch sử lớn này,
C.Mác đều có những dự kiến sâu xa, và đã trình bày một cách sâu sắc mối quan hệ
nội tại của chúng.
Về trào lưu phát triển, C.Mác chỉ rõ: “Cái mà các nước công nghiệp kém
phát triển thể hiện cho các nước công nghiệp kém phát triển thấy được chỉ là cảnh
tượng lớn của họ”. Ông cho rằng: “Các nước đại công nghiệp phát triển cũng đang
ảnh hưởng nhiều hoặc ít đến các nước phi công nghiệp, bởi vì các nước phi công
nghiệp, do có sự trao đổi “mậu dịch" thế giới mà bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh
phổ biến”. Công nghiệp hoá là giai đoạn không thể bỏ qua của sự phát triển xã hội
loài người. Từ xã hội nông nghiệp truyền thống chuyển lên xã hội công nghiệp
hiện đại là con đường phát triển tất yếu của xã hội ở bất cứ một dân tộc và quốc gia
nào trên thế giới. Thời đại của Mác chỉ có số ít các nước Châu Âu thực hiện sự
chuyển biến này và đã bước vào hàng ngũ các nước phát triển. Căn cứ vào sự phân
tích của chủ nghĩa duy vật lịch sử rằng lực lượng sản xuất tiên tiến tất yếu sẽ thay
thế lực lượng sản xuất lạc hậu, Mác chỉ rõ các nước công nghiệp kém phát triển tất


nhiên cũng sẽ thực hiện việc chuyển từ xã hội nông nghiệp truyền thống lên xã hội
công nghiệp hiện đại giống như các nước công nghiệp phát triển. Dự đoán sâu sắc


này đã được lịch sử minh chứng. Đặc biệt là sau những năm 60 của thế kỷ XX.
Cùng với sự sụp đổ của hệ thống thực dân đế quốc, nhiều nước Á, Phi, Mỹ Latinh
đã giành được độc lập và rầm rộ đi lên con đường phát triển tự chủ. Để xoá bỏ
nghèo nàn, chấn hưng kinh tế, họ bắt đầu đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá.
Mặt khác, cách mạng thông tin đã đẩy nhanh tiến trình phát triển xã hội, làm cho
các nước phát triển đã hoàn thành công nghiệp hoá cũng đứng trước hàng loạt vấn
đề tái phát triển. Bất cứ nước nào muốn theo kịp trào lưu thời đại, không chịu thất
bại trong cuộc cạnh tranh quốc tế kịch liệt, đều cần phải coi trọng hết mức, nghiên
cứu thật sự, giải quyết thiết thực vấn đề phát triển, đều cần phải coi phát triển là
quốc sách hàng đầu. Điều này sẽ làm cho vấn đề hoà bình và phát triển thay thế
vấn đề chiến tranh và cách mạng trở thành chủ đề của thời đại ngày nay.
Về trào lưu lịch sử xã hội chủ nghĩa, C.Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa xã
hội khoa học. Sở dĩ C.Mác khắc phục được những thiếu sót căn bản của chủ nghĩa xã
hội không tưởng, sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học cũng chính là do Ông
vận dụng phép biện chứng và quan niệm lịch sử duy vật thông qua khảo sát các quy
luật chung của sự đối lập và đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tìm thấy
lực lượng vật chất hiện thực lật đổ chủ nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội là giai
cấp vô sản và rút ra kết luận khoa học giai cấp vô sản tất sẽ thắng lợi và giai cấp tư
sản tất sẽ diệt vong. Đúng như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa duy vật hiện đại, so
với quá khứ, nó đã có lý luận là chủ nghĩa xã hội khoa học”.
Trong quá trình đi sâu nghiên cứu chính trị kinh tế học, C.Mác đã chọn viết
hai tác phẩm triết học lớn là “Phê phán chính trị kinh tế học” và bộ “Tư bản” trên
cơ sở lý luận về giá trị sức lao động và giá trị thặng dư, vạch rõ quy luật vận động
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, vạch rõ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản,
tức mâu thuẫn không thể điều hoà giữa sản xuất mang tính xã hội với chiếm hữu tư


liệu sản xuất mang tính tư nhân, chỉ ra xu thế phát triển của lịch sử là chủ nghĩa tư
bản tất sẽ diệt vong, chủ nghĩa xã hội tất sẽ thắng lợi. Sau khi “Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản” ra đời, trào lưu lịch sử xã hội chủ nghĩa trào dâng như nước vỡ bờ,

chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, từ thực tiễn một nước trở
thành thực tiễn nhiều nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài
người thời đại ngày nay. Vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ
XX, thế giới nổi lên cơn giông tố, Liên xô tan rã, Đông Âu biến động, phong trào
xã hội chủ nghĩa suy giảm, nhưng chủ nghĩa xã hội với tư cách tà một trào lưu có
ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử nhân loại vẫn giữ được lực tác động to lớn
trong thời đại ngày nay.
Những tư tưởng liên quan đến trào lưu phát triển và trào lưu xã hội chủ
nghĩa của C.Mác đã ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử nhân loại. Vậy những tư tưởng
đó có ý nghĩa như thế nào đối với thời đại ngày nay?.
Thứ nhất, các nước lạc hậu có ưu thế hậu phát triển và vượt các nước phát
triển, nhưng tiến trình lịch sử công nghiệp hoá không thể bỏ qua. C.Mác cho rằng,
các nước công nghiệp phát triển đã dự báo tiên cảnh của các nước kém phát triển,
vậy thì làm thế nào mới có thể khiến các nước công nghiệp kém phát triển tiếp cận
một cách nhanh hơn với các nước công nghiệp phát triển? C.Mác chỉ ra rằng: “Một
quốc gia cần phải và có thể học tập quốc gia khác”. Nhưng tiếp đó C.Mác lại bổ
sung “Một xã hội dù đã tìm ra được quy luật tự nhiên của sự tự vận động, nhưng
vẫn không thể vượt qua và cũng không thể dùng pháp lệnh để thủ tiêu giai đoạn
phát triển của tự nhiên. Nhưng nó có thể rút ngắn thời gian và giảm bớt đau khổ”.
Ở đây “rút ngắn thời gian và giảm bớt đau khổ trên thực tế là chỉ ra các nước đang
phát triển có “ưu thế hậu phát” về mặt thực hiện công nghiệp hoá. Trong phát triển,
các nước lạc hậu có điều kiện thuận lợi có thể tiếp thu tiền vốn, kỹ năng và kỹ
thuật của các nước phát triển, làm lợi cho sự phát triển của nước mình.
Trong lịch sử, nước Mỹ, nước Đức và 4 con rồng như châu Á, nhờ “ưu thế
hậu phát” mà phát triển nhanh hơn so với nước Anh và Tây Âu ở thế kỷ XVIII và


XIX. Nhưng các nước lạc hậu đuổi kịp và vượt các nước phát triển “không thể bỏ
qua cũng không thể dùng pháp lệnh để thủ tiêu giai đoạn phát triển của tự nhiên”,
điều đó chỉ ra rằng tính không thể bỏ qua của công nghiệp hoá. Trong phát triển,

một số cái có thể bỏ qua và một số cái không thể bỏ qua. Công nghiệp hoá với tư
cách là giai đoạn, lịch sử quan trọng của sự phát triển lực lượng sản xuất, đó là giai
đoạn phát triển mà bất cứ quốc gia, dân tộc nào đều không thể bỏ qua. Đó cũng
chính là nguyên nhân căn bản làm cho
phát triển.
Thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải là phương Tây hoá. Thực
hiện phát triển có nhiều mô hình. Một số học giả nào đó cho rằng công nghiệp hoá
hiện đại hoá thực chất là phương Tây hoá, với lý do như C.Mác đã nêu: “Các nước
công nghiệp phát triển là cảnh tượng tương lai của các nước công nghiệp kém phát
triển” và chủ trương các nước đi sau cần phải học tập các nước đi trước, thậm chí
còn cho rằng, C.Mác là một người theo “thuyết phương Tây là trung tâm”. Kỳ
thực, đó là sự xuyên tạc đối với lý luận của Mác về vấn đề phát triển của các nước
lạc hậu. Đương nhiên Mác cho rằng “các nước lạc hậu có thể cũng cần phải học tập
các nước phát triển nhưng đều đó nhất quyết không phải là nói công nghiệp hoá chỉ
có thể làm theo đúng như mô hình của các nước phương Tây như các nước Anh,
Pháp... C.Mác đã từng trịnh trọng tuyên bố: “nhất định muốn triệt để biến khái quát
lịch sử của tôi về sự khởi nguồn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu thành lý luận triết
học lịch sử của con đường phát triển nói chung, tất cả các dân tộc bất chấp hoàn
cảnh lịch sử của họ ra sao, đều phải đi con đường này… Làm như vậy, có thể sẽ
đem lại cho tôi quá nhiều vinh dự, đồng thời cũng có thể đem lại cho tôi quá nhiều
nhục nhã”. Thậm chí ông cho rằng một nước lạc hậu như nước Nga cũng “có thể
không trải qua sóng gió đáng sợ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà vẫn chiếm
hữu mọi thành quả tích cực của nó. Lịch sử thế giới đã chứng minh, mô hình thực
hiện công nghiệp hoá không phải chỉ có một mà nhiều mô hình, có mô hình kiểu
nguyên phát (kiểu phát triển ban đầu) của Anh, Pháp, có mô hình (kiểu hậu phát


triển sau), còn có mô hình kiểu tân phát (kiểu phát triển mới) của “bốn con rồng”
Châu Á, mô hình của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc
Trung Quốc.

Sau khi Liên Xô tan rã, chủ nghĩa tư bản thay đổi chiến lược ra sức lợi dụng
quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa để tư bản hóa toàn thế giới. Đó là sự áp đặt giá
trị, đồng hóa thế giới theo màu sắc tư bản chủ nghĩa; là sự đe dọa, chà đạp, phá vỡ
các giá trị truyền thống của các dân tộc và các quốc gia có chủ quyền. Vì thế, vấn đề
nổi bật trên đời sống chính trị quốc tế hiện nay là các tầng lớp, giai cấp bị áp bức,
bóc lột và các dân tộc, các quốc gia độc lập quyết tâm chống lại sự áp đặt và can
thiệp, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ giá trị truyền thống và định hướng phát triển xã hội
của mình. Trong bối cảnh ấy, định hướng xã hội chủ nghĩa là xu hướng phát triển tất
yếu của xã hội loài người.
Chính trong bối cảnh thế giới phức tạp như vậy, các dân tộc càng phải độc
lập, tự chủ và không ngừng sáng tạo, càng hội nhập thì càng cần phải phát huy bản
sắc dân tộc, giá trị chuẩn mực của dân tộc "hội nhập mà không hòa tan". Đúng là
thế giới phát triển theo quy luật của nó, nhưng cách thức phát triển và bước đi là vô
cùng phong phú, đa dạng. Mỗi nước phải tìm ra định hướng phát triển cho mình
trên cơ sở những xu hướng vận động của thời đại.
Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đang ra sức phát huy những
thành tựu đã đạt được, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới có bước phát triển mới, sáng
tạo mô hình phát triển kinh tế - xã hội đậm nét Việt Nam, đưa nước ta tiến bước
vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế thời đại.



×