Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG NHÂN tố CHI PHỐI lợi ÍCH QUỐC GIA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.19 KB, 11 trang )

NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI LỢI ÍCH QUỐC GIA HIỆN NAY
Lợi ích quốc gia luôn là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc trong mọi giai đoạn tồn
tại và phát triển. Đồng thời, cũng là nội dung đấu tranh giai cấp gay gắt, tranh
giành quyết liệt giữa các quốc gia, cộng đồng kinh tế và các chế độ chính trị xã hội
khác nhau trên thực tế, cũng như trong mọi diễn đàn Hội nghị Quốc tế, Khu vực,
để giải quyết vấn đề lợi ích của mỗi chủ thể. Trong giai đoạn hiện nay, sau sự
khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu, Liên Xô, phong
trào cách mạng tạm thời lâm vào thoái trào, chủ nghĩa đế quốc tiếp tục điều chỉnh,
thích nghi và đang chiếm ưu thế về vốn, khoa học - công nghệ, thị trường, cách
mạng khoa học phát triển có bước nhảy vọt, kinh tế tri thức ra đời đóng vai trò
ngày càng quan trọng; cạnh tranh kinh tế - thương mại, tranh giành biển đảo, tài
nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ ...giữa các nước ngày càng
gay gắt, thì vấn đề lợi ích quốc gia càng trở lên phức tạp, có nhiều nhận thức, quan
điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ
thống và đi đến thống nhất nhận thức, quan điểm và biện pháp giải quyết hài hòa
vấn đề lợi ích quốc gia, bảo đảm cùng tồn tại hòa bình, phát triển bền vững và bảo
vệ môi trường sống của chúng ta.
Để giải quyết vấn đề này cần đề cập một vấn đề cơ bản đó là: những nhân tố
mới trong giai đoạn hiện nay chi phối lợi ích quốc gia.
Một là, vấn đề toàn cầu hoá, nhất thể hóa là một xu thế khách quan vừa
tạo ra thuận lợi vừa đặt ra thách thức đe dọa lợi ích quốc gia
Toàn cầu hóa, nhất thể hóa là quá trình xã hội hóa thương phẩm, vốn và lực
lượng sản xuất trên phạm vi quốc tÕ, các quan hệ kinh tế vượt ra khỏi biên giới
quốc gia, dân tộc lan tỏa ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hóa, dịch vụ, vốn, tiền
tệ, thông tin, lao động vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính
quốc tế; mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực quốc tế đan xen, tùy thuộc


lẫn nhau, hình thành các cộng đồng kinh tế, chính trị mà ở đó ý nghĩa biên giới
quốc gia ngày càng giảm dần.
Nguyên nhân của toàn cầu hóa, nhất thể hóa: là do sự phát triển của kinh tế


hàng hóa, kinh tế thị trường; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; sự
phát triển của phân công lao động quốc tế; sự ra đời và phát triển của các công ty
xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội khu vực
và toàn cầu.
Bản chất của toàn cầu hóa, nhất thể hóa hiện nay là toàn cầu hóa, nhất thể
hóa tư bản chủ nghĩa. Hiện nay, các nước tư bản phát triển nhất là Mỹ chiếm ưu thế
vốn, khoa học công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và giữ vai trò chủ chốt
trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế. Họ đang chi phối và lợi dụng các tổ chức quốc
tế áp đặt các luật chơi có lợi cho họ. Đó là một thứ chủ nghĩa thực dân tinh vi hơn,
hoàn hảo hơn, xảo quyệt hơn: "Chủ nghĩa thực dân thương mại" "Chủ nghĩa thực
dân thông tin", "Chủ nghĩa thực dân công nghệ", "Chủ nghĩa thực dân văn hóa".
Đặc điểm của toàn cầu hóa, nhất thể hóa hiện nay là một quá trình không có
điểm kết thúc; là xu thế khách quan trong sự phát triển nhân loại; rất phức tạp, đa
chiều, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng; dẫn đến thời gian thủ tiêu không gian “thu nhỏ thế giới”, tạo lên thế
giới phẳng; đẩy mạnh và tăng thêm mối quan hệ xã hội trong phạm vi thế giới.
Đi từ phương diện kinh tế, chính trị và văn hoá để khảo sát đặc trưng của xu
thế toàn cầu hoá đương đại:
Đầu tiên là kinh tế, xu thế toàn cầu hoá chủ yếu biểu hiện là sự mở rộng
phạm vi thương mại thế giới (WTO), tăng cường tác dụng của các công ty xuyên
quốc gia, sự hình thành thị trường tiền tệ toàn cầu WB, IMF.
Về chính trị: xu thế toàn cầu hóa đương đại chủ yếu biểu hiện ở sự tăng lên
rất nhiều thể chế quốc tế cùng sự thâm nhập vào chủ quyền quốc gia, chủ quyền
quốc gia đang chịu ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, các tổ chức quốc tế tăng
lên, có thêm nhiều tác dụng. Ý thức toàn cầu hóa của mọi người ngày càng mạnh,
buộc phải tăng cường hợp tác quốc tế, thậm chí phải nhân nhượng một phần chủ


quyền quốc gia. Không ai hoàn toàn độc lập với áp lực bên ngoài, tăng cường liên
hệ, phụ thuộc lẫn nhau.

Về văn hoá: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá tăng lên, các phương
tiện thông tin phát triển hình thành “luồng thông tin toàn cầu” thôi thúc chủ nghĩa
tiêu dùng đại chúng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Internet
đem đến cho đời sống nhân loại có điều kiện tăng cường mạnh hơn sự tác động lẫn
nhau của các nền văn hoá. Toàn cầu hoá dẫn đến hai xu hướng trong văn hoá:
“tương đối hoá các nền văn hoá” và “hình thành nền văn hoá thứ ba” thực sự vượt
qua văn hóa dân tộc. Do đó, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc cũng chính là bảo vệ lợi ích quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Ngày nay, không một nền kinh tế nào, không một dân tộc nào có thể đứng
ngoài toàn cầu hóa, nhất thể hóa nếu muốn tranh thủ cơ hội để phát triển. Tuy
nhiên, toàn cầu hóa, nhất thể hóa đem đến cơ hội không như nhau cho các quốc
gia, dân tộc. Toàn cầu hóa, nhất thể hóa là một thách thức đối với các nước đang
phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, bởi họ không dễ tranh thủ được những
cơ hội do toàn cầu hóa đem lại. Toàn cầu hóa, nhất thể hóa là cuộc chạy đua nước
rút giữa các quốc gia mà điểm xuất phát khác nhau hàng thế kỷ. Toàn cầu hóa, nhất
thể hóa và cơ chế thị trường phát triển mạnh mẽ bao nhiêu thì làm cho tích tụ và
tập trung tư bản càng lớn bấy nhiêu. Để tạo lợi thế cạnh tranh các tập đoàn tư bản
khổng lồ, các công ty xuyên quốc gia có xu hướng sáp nhập với nhau thành những
tập đoàn siêu khổng lồ, tài sản lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đôla.
Những tập đoàn này có thể thách thức tất cả trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Toàn
cầu hóa, nhất thể hóa làm cho các khái niệm dân tộc. quốc gia, chủ quyền quốc gia
có những thay đổi đáng kể và các nước muốn hội nhập phải tái cấu trúc nền kinh tế
như một đòi hỏi tất yếu.
Hai là, kinh tế tri thức ra đời, đóng vai trò ngày càng quan trọng và
quyết định sự phát triển nhanh và bền vững lợi ích quốc gia


Xung quanh quan niệm về kinh tế tri thức cũng còn nhiều quan điểm khác
nhau: Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) “Kinh tế tri thức
là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử

dụng tri thức và thông tin”.
Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương, APEC cho rằng: “Nền kinh tế tri thức là
nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành
động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất
cả các ngành kinh tế”.
Tổ chức ngân hàng thế giới WB: “Đối với các nền kinh tế tiên phong trong
nền kinh tế thế giới, cán cân giữa 2 yếu tố tri thức và nguồn lực đang nghiêng về tri
thức. Tri thức thực sự trở thành yếu tố quan trọng quyết định mức sống hơn cả yếu
tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế
phát triển nhất về công nghệ ngày càng thực sự đã dựa vào tri thức”.
Theo GS - VS Đặng Hữu: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh
ra, phân công và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh
tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: Kinh tế tri thức ra đời là một thực tế
khách quan phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, Kinh tế tri thức
không phải là một hình thái kinh tế xã hội thay thế hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà chỉ là một nền kinh tế phát triển cao và cả chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa xã hội đều có thể áp dụng được.
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm cao, cơ cấu tổ chức sản xuất gọn nhẹ,
phương thức hoạt động linh hoạt, biến đổi, công nghệ thông tin được sử dụng rộng
rãi, nguồn nhân lực đòi hỏi cao (trí thức hoá). Các trụ cột của kinh tế tri thức là
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ NANO, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ quản lý và nhân lực bậc cao. Do đó,
muốn phát triển nhanh, bền vững và bảo vệ được lợi ích quốc gia, các nước phải


nhanh chóng làm chủ kinh tế tri thức, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo
nhân tài, coi trọng đội ngũ tri thức, bố trí, sử dụng và tạo điều kiện cho họ phát huy
tối đa khả năng sáng tạo của mình để cống hiến nhiều nhất cho đất nước.

Ba là, các công ty xuyên quốc gia phát triển mạnh mẽ chi phối và thâu
tóm lợi ích quốc gia
Một trong những những đặc trưng quan trọng của sự phát triển kinh tế thế
giới hiện nay là sự phát triển nhanh chóng của của các công ty xuyên quốc gia. Các
công ty xuyên quốc gia xuất hiện sớm từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng
phải đến sau chiến tranh thế giới thứ 2 công ty xuyên quốc gia mới phát triển
nhanh chóng và đến những năm 70 của thế kỷ XX, được coi là một trong những
nhân tố kết thành một khối, kinh tế thế giới từng bước chuyển từ thời kỳ “thương
mại quốc tế” sang thời kỳ “sản xuất quốc tế”. Công ty xuyên quốc gia đã từng
bước thay thế chủ thể quốc gia dân tộc trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Công
ty xuyên quốc gia là người gánh vác và thể hiện chủ yếu quá trình quốc tế hóa kinh
tế hiện nay, thực hành chiến lược kinh doanh toàn cầu hóa, xuyên quốc gia về chế
tạo, lắp đặt và tiêu thụ sản phẩm, nó coi cả thế giới là xưởng sản xuất và thị trường
tiêu thụ của mình.
Hoạt động của công ty xuyên quốc gia thể hiện các hình thức chủ yếu của
quốc tế hóa kinh tế: phân công và chuyên nghiệp hóa quốc tế, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ và kỹ thuật với sản xuất và chuyển dịch sức lao động. Đến nay, thÕ giíi
cã 57.000 c«ng ty mẹ, với 280.000 công ty nhánh ở các nước. Trong ®ã: cã
500 c«ng ty xuyên quốc gia lớn nhất (Mĩ chiếm 157 công ty). Bàn tay của công
ty xuyên quốc gia vươn tời khắp mọi nơi trên thế giới, chúng kiểm soát 40% GDP,
60% ngoại thương của thế giới, 80% sản phẩm công nghệ và 90% vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Vai trò của các công ty xuyên quốc gia làm cho nền kinh tế thế giới “trong
tôi có anh, trong anh có tôi”, đặt cơ sở cho sự hợp tác quốc tế, hình thành xu hướng
kinh doanh “không biên giới”, tăng cường sự phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau, làm


thay đổi cục diện kinh tế thế giới trong tình hình mới. Nhất thể hoá kinh tế toàn
cầu, tập đoàn hoá kinh tế khu vực, thị trường hoá mô hình kinh tế và đa nguyên
hoá hợp tác kinh tế thế giới. Hình thành một nền kinh tế toàn cầu có tính chỉnh thể,

góp phần giảm thiểu va chạm và xung đột quốc tế, đồng thời có lợi cho sự trật tự
hoá trong quan hệ hợp tác quốc tế và duy trì trật tự kinh tế quốc tế và khu vực.
Đồng thời, các công ty xuyên quốc gia còn có nguồn vốn nghiên cứu khoa học
khổng lồ và những nhà khoa học ưu tú làm cho các xí nghiệp giữ vững vị trí hàng
đầu về khoa học kỹ thuật và luôn luôn đổi mới mẫu mã hàng hóa, áp dụng công
nghệ hiện đại để cạnh tranh và phát triển.
Thách thức của công ty xuyên quốc gia ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia,
lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia, vì sự gia tăng độ phụ thuộc dựa vào nhau để
cùng tồn tại, mâu thuẫn lợi ích tiềm ẩn của sự hợp tác và phân công quốc tế. Quan
niệm mới về chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, biên giới ảo, biên
giới mềm rất phức tạp. Lợi ích quốc gia bị xâm hại, thị trường, tài nguyên quốc gia
bị ảnh hưởng. Song song với việc làm, tăng trưởng sản xuất và nâng cao phúc lợi
thì đồng thời nó cũng mang đến mâu thuẫn và xung đột lợi ích quốc gia dân tộc.
Các nước phát triển tiếp tục tước đoạt các nước phụ thuộc, chậm phát triển và khi
cần sẵn sàng can thiệp vào công việc nội bộ, bất chấp chủ quyền quốc gia và điều
ước Liên hợp quốc dưới những cái tên mĩ miều bảo vệ nhân quyền, dân chủ và các
trị nhân văn tư sản. Lợi ích quốc gia dân tộc chịu sự tác động thường xuyên, sâu
sắc bởi các công ty xuyên quốc gia. Nhiều chức năng và quyền lực kinh tế của Nhà
nước giảm đi trong khi quyền lực kinh tế của các tập đoàn, các công ty xuyên quốc
gia tăng lên. Vai trò ngày càng tăng của các công ty tư bản xuyên quốc gia nói lên
rằng toàn cầu hóa, nhất thể hóa hiện nay là toàn cầu hóa, nhất thể hóa tư bản chủ
nghĩa. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là vai trò của quốc gia dân tộc
không còn tác dụng trong xu thế toàn cầu hóa và nhất thể hóa, mà trái lại “cái dân
tộc” trong xu thế toàn cầu hóa, nhất thể hóa càng khẳng định mạnh mẽ hơn, sâu


sắc hơn. Những công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia không thay thế được nền kinh
tế quốc gia dân tộc, những nền kinh tế quốc gia này vẫn tồn tại với tư cách những
bộ phận tương đối độc lập của nền kinh tế thế giới. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện
toàn cầu hóa chúng ta phải trả lời câu hỏi đâu là những hạn chế chủ quyền quốc gia

dân tộc có thể chấp nhận và phải chấp nhận để có đối sách phù hợp; đâu là những
xâm phạm chủ quyền quốc gia không thể chấp nhận để có phương pháp đấu tranh
đúng đắn bảo vệ lợi ích quốc gia.
Bốn là, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng đa cực nhiều
trung tâm làm cho lợi ích quốc gia đan cài và phụ thuộc lẫn nhau tăng lên
Sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, cùng sự tan rã của
Liên Xô, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh lạnh, thế giới 2 cực Xô - Mỹ bị tan
vỡ. Sự thay đổi về chính trị ấy làm cho người ta phải vẽ lại bản đồ châu Âu, có
người gọi đó là “sự kết thúc của lịch sử”, “chương cuối của sự thể nghiệm cộng sản
thất bại”, là thời kỳ hòa bình do Mỹ sắp đặt...
Nhưng, trái với những nhận định chủ quan đó, những năm 90 của thế kỷ XX
đến nay thế giới đang trong quá trình chuyển biến theo xu hướng hình thành thế
giới đa cực, nhất siêu đa cường, nhiều trung tâm, (Nhất siêu là Mỹ, đa cường là
Tây Âu, Nhật, Nga, Trung, nhiều trung tâm là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản). Địa vị quốc
tế của Mỹ không còn ở cái địa vị thời chiến tranh lạnh, cũng không còn ở cái địa vị
kết thúc chiến tranh lạnh mà có xu hướng giảm dần, do sự sút kém về kinh tế, thâm
thủng về mậu dịch, khủng hoảng về nợ công và xa lầy vào hai cuộc chiến tranh phi
nghĩa: I.Rắc và Ápganistan.
Sự nổi lên của Trung Quốc và Nga làm thay đổi thứ bậc các nước trên thế
giới. Chiến lược của một số nước lớn có sự thay đổi: Mỹ chuyển trọng tâm từ châu
Âu sang Châu Á, Thái bình dương, hình thành tam giác quỷ: Mianma - Nhật Bản Philipin để khống chế khu vực Tây Nam Á, Đông Bắc Á, và Đông Nam Á, tạo ra
hai gọng kìm để kiềm chế Trung Quốc; Chiến lược của Nga tăng cường hợp tác với
Trung Quốc và Ấn Độ là hai siêu cường mới nổi, tạo ra thế chân kiềng để đối trọng


với khối NATO đang áp sát về phía đông; Chiến lược của Trung Quốc vươn ra
biển, cải cách, mở cửa, mò đá qua sông, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc
Trung Quốc. Sau hơn 30 năm cải cách, mở cửa Trung Quốc đã trở thành nền kinh
tế thứ 2 thế giới, một đầu tầu kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương, một nhân tố duy
trì hòa bình ở châu Á và thế giới, một nhân tố phát triển và phồn vinh của các nước

xã hội chủ nghĩa, một hiện tượng mà cả thế giới cần nghiên cứu và học tập, nhưng
cũng đáng gờm và tiềm ẩn nhiều tham vọng lớn đe dọa đến chủ quyền quốc gia của
các nước láng giềng và khu vực.
Trong xu hướng phát triển đa cực, ngoài các trung tâm Mỹ, Tây Âu, Nhật,
Nga, Trung Quốc, còn nhiều nước lớn ở các khu vực khác của thế giới như Ấn Độ,
Canađa, Nam Phi và một số cộng đồng kinh tế EU, ASEAN, APEC cũng có những
tác động ngày càng tăng đối với các vấn đề quốc tế và rất có thể họ sẽ tạo ra những
cực mới, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp. Hợp tác
kinh tế song phương, đa phương làm cho lợi ích các quốc gia đan cài, phụ thuộc
lẫn nhau, chi phối lẫn nhau và hợp tác cùng phát triển.
Năm là, chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh chống khủng bố diễn biến
phức tạp đe dọa lợi ích quôc gia dân tộc
Từ cuối 1995, bảy nước Phương Tây cùng với cộng đồng Nga đã thành lập
hội đồng chống chủ nghĩa khủng bố, triển khai các mặt ngoại giao, pháp luật, trinh
thám, hình sự để mở rộng hợp tác, sử dụng mạng lưới dự báo tin tức chống khủng
bố để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố đã mang tính toàn cầu. Với
những hoạt động tích cực của mạng lưới chống khủng bố, đến những năm cuối của
thế kỷ XX, xu thế tổng thể của thế giới: Hoà bình, hợp tác, phát triển; toàn cầu hoá
kinh tế, đa cực hoá ngoại giao, tương trợ, hợp tác “hai bên đều thắng”.
Nhưng từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay (sau sự kiện 11.9.2001)
“Không thể biết khi nào gặp tai hoạ và tai họa đến từ đâu”, đó là do chủ nghĩa
khủng bố có sự phục hồi và phát triển mạnh. Chủ nghĩa khủng bố là tên gọi chung
của các hành vi phạm tội nhằm đạt được mục đích nhất định, như dùng các thủ đoạn


cực đoan: ám sát, bắt cóc, cướp máy bay, gây nổ, và tiến hành phá hoại, báo thù, lừa
bịp, tống tiền, đánh bom liều chết...
Theo quan điểm của Liên hợp quốc: “Hoạt động khủng bố là hủy hoại nhân
quyền, quyền dân chủ và tự do cá nhân, uy hiếp sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của
quốc gia làm chính phủ luôn bị sức ép, phá vỡ văn minh xã hội, có hành vi phạm tội

với việc gây hậu quả bất lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội”. Cho nên, tất cả các hình
thức của chủ nghĩa khủng bố, dù ở nơi đâu, ai vi phạm, hành vi phạm tội như thế nào
cũng không được thanh minh và cần tăng thêm mức độ xử phạt”.
Nguyên nhân nảy sinh chủ nghĩa khủng bố do sự giảm đi của năng lực kiểm
soát quốc tế, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc ngày càng sâu sắc, tôn giáo, tà đạo phát
triển, Công nghệ thông tin liên lạc thuận tiện.Vũ khí tinh thông, gọn nhẹ, sức huỷ
diệt lớn và sự ủng hộ, tiếp tay của một số nước đế quốc và phần tử cực đoan. Song,
xét đến cùng chỉ có tiêu diệt nghèo đói, nạn thất nghiệp, sự lạc hậu ngu muội thì
chủ nghĩa khủng bố mới có khả năng từng bước bị giải thể, dần dần đi đến tan rã
và bị diệt tận gốc.
Sáu là, an ninh phi truyền thống đe dọa sự sống còn của trái đất và cuộc
sống của con người ảnh hưởng to lớn đến lợi ích quốc gia dân tộc
Do sự khai thác và sử dụng quá mức của con người đối với tự nhiên, sự tăng
quá nhanh dân số, cũng như việc giáo dục, cải tạo con người còn nhiều bất cập,
hạn chế, làm cho mối quan hệ người - người ngày càng trở lên phức tạp và thô bạo,
xuất hiện những hiện tượng an ninh phi truyền thống vào cuối những năm 90 của
thế kỷ XX như tình trạng tội phạm quốc tế tăng vọt: buôn bán phụ nữ, trẻ em, ma
túy, rửa tiền; khủng bố và chiến tranh chống khủng bố; thảm họa thiên tai: động
đất, sóng thần, núi lửa; biến đổi khí hậu: nhiệt độ trái đất tăng, băng tan, nước biển
dâng nhấn chìm lục địa, dịch bệnh hiểm nghèo mang tính toàn cầu; an ninh lương
thực, tiền tệ, năng lượng ...đang là những vấn đề đặt ra cấp bách, đòi hỏi phải có sự
nhận thức đúng đắn và chung tay giải quyết.


Theo thống kê của tổ chức Liên hợp quốc có 20 loại tai họa uy hiếp sự sống
còn của con người, nhưng những tai họa do con người gây ra ( nhân họa) đã chiếm
hơn một nửa như: chiến tranh, hỏa hoạn, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng
sinh thái, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh dịch AIDS, rò rỉ hạt nhân
phóng xạ nguyên tử, an ninh tài chính, tiền tệ, lương thực, nợ công... và nhân họa
thường là những tai họa nguy hiểm, ác liệt, thường xuyên đe dọa đến sinh mạng,

môi trường sống của chính con người và gây ra những hiện tượng an ninh phi
truyền thống.
Những tai họa do con người gây ra chủ yếu là do con người hành động
không thỏa đáng và có thái độ không đúng với thiên nhiên. Song chung quy là do 3
nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, sử dụng và cải tạo thiên nhiên quá sức chịu đựng và dung lượng
của môi trường, làm cạn kiệt các tài nguyên khoáng sản và không có khả năng tái
tạo.
Thứ hai, mối quan hệ con người với xã hội ngày càng bất hợp lý, gây lên sự
vô cảm, cái tôi, cái cá nhân, được chủ nghĩa tư bản “giải phóng” và đề cao quá
mức đã đến lúc phản tác dụng. Đúng như C.Mác tiên đoán “triệu âm binh lên
nhưng không trị được nó thì nó trị lại” và “Chủ nghĩa tư bản ra đời đã cắt đứt mọi
quan hệ của con người, dìm lòng mê đạo và máu hiệp sĩ xuống dòng nước lạnh
tanh, đặng chỉ để lại mối quan hệ lạnh lùng trả tiền ngay không tình nghĩa”. Vì vậy,
mà hình thành lên lối sống thực dụng, ích kỷ, vô cảm, “bệnh thành thị”, “bệnh đại
gia”, “bệnh sĩ”, “bệnh siêu sao”...
Thứ ba, việc chủ nghĩa tư bản sử dụng kỹ thuật cao một cách sai lầm vào
những mục đích vô nhân đạo, đúng như C.Mác cảnh báo “Mỗi phát minh khoa học
là một niềm tự hào trong quá trình con người trinh phục và làm chủ tự nhiên,
nhưng nếu nằm trong tay giai cấp tư sản thì vô hình trung nó lại là công cụ để giai
cấp tư sản bóc lột và đàn áp quần chúng tàn bạo hơn và ác liệt hơn”. Và quả nhiên
như vậy, hiện nay chủ nghĩa tư bản đang ra sức lợi dụng những thành tựu của khoa


học công nghệ để bóc lột công nhân tinh vi hơn, thậm tệ hơn và chiếm đoạt sản
phẩm xã hội một cách phi lý: “1% người giàu ở Mĩ chiếm tới 90% tổng sản phẩm
xã hội, 10% người giàu ở Pháp chiếm 51% tổng sảm phẩm xã hội...” tạo lên phong
trào chiếm phố Wall ở Mỹ và nhanh chóng lan ra khắp thế giới, báo hiệu một thời
kỳ bão táp cách mạng trong tương lai.
Trên đây, là những nhân tố mới tác động đến lợi ích quốc gia của mỗi dân

tộc, chi phối và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, sự tác động đó không phải hoàn toàn giống nhau mà phụ thuộc vào sự nhận
thức và các biện pháp chủ quan của mỗi Đảng, Nhà nước cầm quyền ở quốc gia
đó. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải nhận thức đúng cả mặt tích cực và tiêu
cực của các nhân tố trên, nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
nó để xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.



×