Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG sự KIỆN lớn về QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM ANH HÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.89 KB, 106 trang )

SỰ KIỆN LỚN VỀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG

·

Năm 1944

Tháng 12-1944

Lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân. Toàn văn chỉ thị như sau:
1- Tên, ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN
nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn hành động
có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng,
cho nên, theo chỉ thị mới của đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du
kích Cao-Bắc-Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập
trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực.
Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải
động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để
lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa
phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ
lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ
huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành
mãi lên.
2- Đối với các đội vũ trang địa phương: đưa các cán bộ địa phương về
huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh
nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến.
3- Về chiến thuật: vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng,
tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh,
mong cho chóng có những đội đàn em khác.
Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang.


Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp
đất nước Việt Nam.


Tháng 12 năm 1944
HỒ CHÍ MINH1

Ngày 22-12-1944
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một
khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, có 34 khẩu súng các loại,
biên chế thành 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo.
Đội trưởng: Hoàng Sâm.
Chính trị viên: Xích Thắng.
Quản lý: Văn Tiên (tức Lộc Văn Lùng).
Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí
Minh uỷ nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy tuyên bố thành lập Đội: “Nhiệm vụ
mà Đoàn thể uỷ thác cho chúng ta là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề.
Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có
tính chất là một nhiệm vụ giao thời. Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi
toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau
này... Theo chỉ thị của Đoàn thể, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, tôi xin tuyên
bố: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập và hạ lệnh cho các
đồng chí tiến lên con đường vũ trang tranh đấu...”1.
Tiếp đó, toàn Đội long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự của Đội
quân giải phóng Việt Nam:
“Chúng tôi, đội viên Đội quân giải phóng Việt Nam, xin lấy danh dự
một người chiến sĩ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh:
1. Xin thề: Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt
máu cuối cùng để chống xâm lược và bọn gian phản quốc, để giải phóng cho

toàn dân Việt Nam, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước dân chủ, độc lập,
tự do, ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.
2. Xin thề: Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận một
nhiệm vụ gì sẽ tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác.
3. Xin thề: Bao giờ cũng kiên quyết phấn đấu, dù gian lao khổ hạnh
cũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận mạc
quyết chí xung phong, dù đầu rơi máu chảy cũng không lùi bước.


4. Xin thề: Lúc nào cũng khẩn trương, hoạt bát, hết sức học tập, chiến
đấu để tự rèn luyện thành một người quân nhân cách mạng, xứng đáng là một
người chiến sĩ tiên phong giết giặc, cứu nước.
5. Xin thề: Tuyệt đối giữ bí mật cho mọi việc của đội như nội dung, tổ
chức, kế hoạch hành động cũng những người chỉ huy trong đội và giữ bí mật
cho tất cả các đoàn thể cứu quốc.
6. Xin thề: Nếu trong lúc chiến đấu bị quân địch bắt được, dù bị cực
hình tàn khốc thế nào, cũng quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cứu quốc,
không bao giờ phản bội xưng khai.
7. Xin thề: Hết sức ái hộ các bạn chiến đấu trong đội cũng như ái hộ
bản thân, hết lòng giúp nhau trong lúc thường cũng như lúc ra trận.
8. Xin thề: Bao giờ cũng chủ trương giữ gìn vũ khí của đội, quyết
không để cho vũ khí hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù.
9. Xin thề: Khi tiếp xúc với dân chúng sẽ làm đúng với ba điều nên:
kính trọng dân, cứu giúp dân, bảo vệ dân; và ba điều răn: không dọa nạt dân,
không lấy của dân, không quấy nhiễu dân để gây lòng tin cậy ái đới của dân
chúng, thực hiện quân dân nhất trí cứu nước diệt gian.
10. Xin thề: Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình và sửa chữa tư
cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh của đội quân giải
phóng và hại đến quốc thể Việt Nam”.
Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một

tác phẩm lý luận quân sự, thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực quân
sự. Chỉ thị xác định một số vấn đề cơ bản của đường lối quân sự và một số vấn
đề có tính nguyên tắc trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta
và dân tộc ta trong thời đại mới.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân chủ lực đầu
tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22-12-1944 đánh dấu sự ra đời của
một tổ chức quân sự mới của dân tộc Việt Nam. Ngày đó là ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 và 26-12-1944
Trận Phai Khắt và trận Nà Ngần. Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí
Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”;
ngày 25, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã cải trang, dùng mưu tập


kích diệt đồn Phai Khắt (xã Tam Lộng, tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng); ngày 26 diệt đồn Nà Ngần (cách Phai Khắt 15km về phía đông bắc)
bắt 30 lính ngụy, diệt 2 sĩ quan (1 sĩ quan Pháp), thu vũ khí. Đây là hai trận
đánh đầu tiên, thể hiện sự gan dạ mưu trí, tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh
của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Hai trận đánh có tiếng vang
lớn, cổ vũ phong trào cách mạng trong khu căn cứ, mở đầu truyền thống đánh
tiêu diệt, đánh chắc chắn, đánh thắng ngay từ trận đầu của Quân đội nhân dân
Việt Nam.
· Năm 1945
Từ ngày 9 đến 12-3-1945

Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng tại làng
Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”. Về nhiệm vụ quân sự, Chỉ thị nêu rõ:
“- Tổ chức thêm nhiều bộ đội du kích và tiểu đội du kích.
- Thành lập những căn cứ địa mới.

- Thống nhất các chiến khu, thành lập “Việt Nam giải phóng quân”.
- Tổ chức “Uỷ ban quân sự” (tức Uỷ ban khởi nghĩa) để thống nhất chỉ
huy du kích và các chiến khu.
Ngày 12-2-1945
Thành lập Đội du kích Ba Tơ tại tỉnh Quảng Ngãi, gồm 28 chiến sĩ, 24
khẩu súng.
Đội trưởng: Phạm Kiệt.
Chính trị uỷ viên: Nguyễn Đôn.
Trong thời gian này ở các địa phương khác (Sài Gòn, Mỹ Tho, Bến
Tre, Sa Đéc...) nhiều đội tự vệ, vũ trang công tác... được thành lập.
Từ ngày 15 đến 20-4-1945
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ do ban Thường vụ Trung ương
Đảng triệu tập, tại huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Đồng chí Tổng bí thư Trường
Chinh chủ trì. Hội nghị quyết định phát triển chiến tranh du kích, chuẩn bị phát
động tổng khởi nghĩa, thống nhất Việt Nam giải phóng quân và Cứu quốc quân
thành Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; mở Trường Quân chính kháng
Nhật.
Ngày 15-5-1945


Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân gặp nhau ở
bãi Thàn Mát (tên một loài cây) phía sau đình làng Quặng (xã Định Biên, Định
Hoá, Thái Nguyên). Cùng ngày, tại đình làng Quặng, đồng chí Võ Nguyên Giáp
tuyên bố thống nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trong cả nước thành Việt
Nam giải phóng quân. Lực lượng ban đầu gồm 13 đại đội (thống nhất từ các đại
đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trung đội cứu quốc quân) và các
đội vũ trang tập trung ở các tỉnh, huyện.
Từ tháng 5 đến 6-1945
Việt Nam giải phóng quân cùng nhân dân các dân tộc Việt Bắc đánh
bại cuộc tiến công của 2.000 quân phát xít Nhật, bảo vệ căn cứ địa.

Ngày 25-6-1945
Trường Quân chính kháng Nhật khai giảng khoá 1 tại xóm Khuổi
Kịch, xã Tân Trào, châu Tự Do (nay là huyện Sơn Dương, Tuyên Quang). Đồng
chí Phạm Văn Đồng thay mặt Trung ương Đảng giao nhiệm vụ: đào tạo cấp tốc
cán bộ trung đội trưởng và chính trị viên trung đội, đáp ứng nhu cầu cán bộ cho
chiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang.
Phụ trách lớp: Hoàng Văn Thái và Nguyễn Thanh Phong.
Học viên là cán bộ, chiến sĩ Việt Nam giải phóng quân, một số cán bộ
và hội viên cứu quốc nhiều tỉnh khác. Nội dung học tập: tình hình thế giới và
trong nước, chương trình Mặt trận Việt Minh, Mười lời thề, Mười hai điều kỷ
luật, công tác chính trị trong quân đội; kỹ thuật tháo lắp, sử dụng các loại súng
trường, súng máy, cách đánh phục kích, tập kích, chiến đấu du kích, vũ trang
tuyên truyền, công tác bí mật, địch vận...
Sau khoá 1, trường mở tiếp khoá 2 và khoá 3. Cán bộ chính trị, quân
sự ra trường trong 3 khoá gồm 260 người được bổ sung cho các đơn vị vũ trang
và các địa phương.
Ngày 5-8-1945
Báo “Quân giải phóng” ra số đầu.
Từ ngày 13 đến 15-8-1945
Hội nghị toàn quốc Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định phát
động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, cử ra Ủy ban khởi nghĩa
toàn quốc. Đối với lực lượng vũ trang, Trung ương Đảng quyết định: “Tổ chức
thêm những bộ đội mới. Chỉnh đốn đội tự vệ chiến đấu và tiểu tổ du kích để


thành lập Giải phóng quân ở ngoài khu giải phóng”; cử ra Bộ Tư lệnh Quân giải
phóng Việt Nam.
Đêm 13-8, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1:
“... hỡi các tướng sĩ và đội viên Giải phóng quân Việt Nam:
Dưới mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực

lượng, kịp đánh vào các đô thị và trọng trấn của quân địch; đánh chặn các
đường rút lui của chúng, tước vũ khí của chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực,
các bạn hãy kiên quyết tiến!”.
Ngày 16-8-1945
Đại hội quốc dân khai mạc tại đình Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên
Quang). Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng; quy định Quốc
kỳ, Quốc ca, thông qua mười chính sách của Mặt trận Việt Nam, cử ra Ủy ban
dân tộc giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay trong ngày 16-8, Chủ
tịch Hồ Chí Minh gửi quân và dân cả nước “Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa”.
Ngày 27-8-1945
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Lời tuyên cáo
và công bố Chính phủ lâm thời gồm: Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là
Hồ Chí Minh và 14 bộ, trong đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Võ Nguyên Giáp và
Bộ Quốc phòng là Chu Văn Tấn.
Ngày 28-8-1945
Giải phóng quân tiến vào Hà Nội; ngày 30-8, duyệt binh tại Quảng
trường Nhà hát lớn thành phố, biểu thị quyết tâm cùng toàn dân bảo vệ chính
quyền cách mạng non trẻ.
Ngày 2-9-1945
Tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập,
Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Giải phóng quân và đồng bào diễu hành
biểu dương lực lượng, nguyện đoàn kết, đem hết tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải giữ vững nền độc lập.
Tại Sài Gòn, Lâm uỷ hành chính Nam Bộ chỉ thị thành lập lực lượng
vũ trang cách mạng để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng. Đồng
chí Nguyễn Lưu phụ trách Tổng công đoàn Nam Bộ được cử chỉ huy lực lượng
vũ trang công nhân cách mạng.
Ngày 7-9-1945



Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Bộ Tổng tham mưu: cơ quan
tham mưu quân sự cơ mật của Đoàn thể, cơ quan đầu não của quân đội, có
nhiệm vụ: “Tổ chức, huấn luyện quân đội cho giỏi, tổ chức nắm địch, nắm ta rõ
ràng; bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật, nhanh chóng,
kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng”. Lúc
mới thành lập, Bộ Tổng tham mưu (gồm các phòng tác chiến-đồ bản, tình báo,
thông tin liên lạc quân sự, văn phòng và đội vệ binh), đóng tại nhà số 16 phố
Rikiê (nay là nhà số 18, phố Nguyễn Du) Hà Nội.
Tổng Tham mưu trưởng: Hoàng Văn Thái.
Giữa tháng 9-1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên Việt
Nam giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn-quân đội của Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà. Người căn dặn Vệ quốc đoàn, các lực lượng vũ trang và
nhân dân thực hiện sách lược mềm dẻo đối với quân đội Tưởng Giới Thạch
(dưới danh nghĩa quân Đồng minh, kéo theo bọn phản động tay sai vào miền
Bắc, giải giáp quân đội Nhật): Phải hết sức tránh khiêu khích, không để xảy ra
xung đột với quân Tưởng. Nếu xảy ra xung đột thì biến xung đột lớn thành xung
đột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung đột. Thực hiện chỉ thị mở rộng
lực lượng của Người, từ một số chi đội, đại đội (khoảng 5.000 người) trong
những ngày tổng khởi nghĩa đến cuối năm 1945, Vệ quốc đoàn đã phát triển lên
50.000 người, gồm 40 chi đội (mỗi chi đội từ 1.000-2.000 người).
Từ ngày 17 đến 24-9-1945
Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng” quyên góp được 370kg vàng, 20
triệu đồng, giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt, đồng thời “dùng vào
việc cần kíp và quan trọng nhất lúc này là việc quốc phòng”.
Ngày 23-9-1945
Nam Bộ mở đầu kháng chiến. Được quân Anh, Nhật tiếp sức, quân
Pháp mở cuộc tiến công Sài Gòn (Nam Bộ). Các chiến sĩ Tự vệ chiến đấu,
Thanh niên xung phong, Xung phong công đoàn, đánh trả quân Pháp xâm lược.

Các tỉnh miền Đông Nam Bộ thành lập Ủy ban kháng chiến. Nhân dân quyên
góp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bộ đội đánh giặc. Xứ uỷ và Ủy ban


nhân dân điện báo ra Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh xin chỉ thị; đồng
thời phát động ngay cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tháng 9-1945
Vệ quốc đoàn Nam tiến cùng nhân dân Nam Bộ kháng chiến. Ngày
26-9, chi đội Giải phóng quân 3 từ Việt Bắc xuống được bổ sung 32 chiến sĩ
Giải phóng quân Hà Nội sáp nhập vào; chi đội trưởng: Lương Văn Khâm (tức
Mông Phúc Thơ), chính trị viên: Vũ Nam Long, hành quân bằng tàu hoả từ ga
Thanh Hoá vào Nam. Đây là chi đội Nam tiến đầu tiên. Dọc đường, chi đội
được bổ sung hai trung đội của tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. Chi đội đầu tiên
chiến đấu tại cầu Bình Lợi, Xuân Lộc (Đông Nam Bộ).
Đến tháng 3-1946, đã có 12 chi đội (mỗi chi đội tương đương trung
đoàn hoặc tiểu đoàn) và 6 đại đội Vệ quốc đoàn Nam tiến.
Cuối tháng 9-1945
Thành lập Bộ Chỉ huy mặt trận Nam Trung Bộ gồm các đồng chí
Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Trương Quang Giao. Nhịêm vụ: bảo đảm hành lang và
bàn đạp vận chuyển trang bị, vũ khí, lương thực...của Trung ương và các tỉnh
phía bắc vào Nam Bộ, sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công của Pháp và Nhật,
đưa lực lượng vào chi viện Nam Bộ.
Ngày 15-10-1945
Thành lập Chiến khu 4 gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.
Khu trưởng: Lê Thiết Hùng (tức Lê Văn Sửu).
Chính trị uỷ viên: Hồ Tùng Mậu.
Ngày 15-10 trở thành ngày truyền thống của các lực lượng vũ trang
Quân khu 4.
Ngày 31-10-1945

Thành lập Chiến khu 3, gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái
Bình, Kiến An, Quảng Yên và thành phố Hải Phòng.
Tư lệnh: Hoàng Minh Thảo.
Chính trị uỷ viên: Lê Quang Hoà.
Ngày 31-10 được xác định là ngày truyền thống của lực lượng vũ
trang Quân khu 3.
· Năm 1946
Ngày 1-1-1946


Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố về chính sách của Chính phủ liên
hiệp lâm thời. Về quân sự : “thống nhất các bộ đội vũ trang dưới quyền chỉ huy
của Chính phủ, các đảng phái không được có quân đội riêng”.
Ngày 2-3-1946
Quốc hội khoá I họp phiên đầu tiên tại Hà Nội, thông qua danh sách
Chính phủ liên hiệp kháng chiến, thành lập “Toàn quốc kháng chiến uỷ viên
hội”.
Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm 10 bộ, do Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch.
Bộ Quốc phòng quản lý hành chính quân đội, Bộ trưởng: Phan Anh.
“Toàn quốc kháng chiến uỷ viên hội” chỉ huy quân đội và các lực
lượng vũ trang cả nước. Chủ tịch: Võ Nguyên Giáp.
Ngày 6-3-1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại diện Chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ
tại Hà Nội.
Thực hiện Hiệp định, từ ngày 8-3 đến 3-4-1946, hai bên đã bàn và ký
hiệp định về quân tiếp phòng thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Quy định như sau: quân tiếp phòng của Pháp vào đóng ở Hà Nội (5.000, kể cả
1.000 ở sân bay Gia Lâm), Hải Phòng (1.750), Hòn Gai (1.025), Nam Định
(825), Huế (825), Đà Nẵng (225), Hải Dương (cả cầu Phú Lương, Lai Khê:

650), Điện Biên Phủ (825), các vùng biên giới (2.775). Quân tiếp phòng của
Việt Nam đóng ở Hà Nội (952), Hải Dương (904), Huế (500), Phủ Lý (500),
Thái Bình (500), Nam Định (500), Thanh Hoá (684),Đồng Hà (684), Đồng Hới
(220), Vinh (904), Đà Nẵng (904). Các tỉnh biên giới: Móng Cái, Lạng Sơn,
Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu sẽ được quy định sau. Thành lập Ủy ban liên lạc
và kiểm soát quân sự Trung ương Việt-Pháp (gọi tắt là Ủy ban Liên kiểm) để
theo dõi và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thi hành hiệp định.
Đồng chí Hoàng Hữu Nam-Thứ trưởng Bộ Nội vụ đại diện Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hoà, chỉ đạo; đồng chí Cao Xuân Hổ làm Trưởng ban, đồng chí
Phan Mỹ làm Tổng Thư ký.
Thành lập bộ chỉ huy quân tiếp phòng của mỗi bên. Bộ Chỉ huy quân
tiếp phòng Việt Nam do Thiếu tướng Lê Thiết Hùng-nguyên Khu trưởng Khu 4
làm Tư lệnh.


Ngày 22-3-1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh (số 33/SL) đặt các cấp bậc, quân
phục, phù hiệu, cấp hiệu cho lục quân toàn quốc.
Ngày 6-5-1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 60/SL) đổi tên “Uỷ ban kháng
chiến toàn quốc” thành “Quân sự uỷ viên hội”. Sắc lệnh gồm bảy điều quy định
tên gọi, thành viên, chức năng, quyền hạn và các cơ quan Quân uỷ hội.
Điều 3 nêu rõ: “Quân sự uỷ viên hội là một cơ quan tối cao quân sự
đặt thẳng dưới quyền điều khiển của Chính phủ và có nhiệm vụ điều khiển quân
đội toàn quốc...”.
Điều 5 quy định Quân sự uỷ viên hội gồm các cơ quan:
1. Cục Tổng vụ có nhiệm vụ thu phát công văn, phụ trách về nhân sự,
quản lý ngân sách tài chính của Quân sự uỷ viên hội và liên lạc hành chính với
các cơ quan khác.
2. Cục Tham mưu có nhiệm vụ nghiên cứu và đề nghị kế hoạch điều

khiển quân đội và thi hành mệnh lệnh của Quân sự uỷ viên hội.
3. Cục Chính trị có nhiệm vụ điều khiển và kiểm tra công tác chính trị
trong bộ đội, phát hành sách, báo, phòng ngừa phản tuyên truyền của địch và
phụ trách địch vận, dân vận.
4. Cục Tổng chỉ huy quân đội tiếp phòng Việt Nam.
5. Uỷ ban liên lạc và kiểm soát quân sự Trung ương Việt – Pháp có
nhiệm vụ Liên lạc và Kiểm soát giữa quân tiếp phòng Việt Nam và quân đội
Pháp, giữa quân đội Pháp và quân đội quốc gia Việt Nam.
Uỷ ban này do đặc phái viên của Quân sự uỷ viên hội lãnh đạo.
Ngày 22-5-1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 71/SL) về Quân đội quốc gia
Việt Nam. Kèm theo sắc lệnh có bản Quy tắc quân đội quốc gia Việt Nam (62
điều) quy định biên chế, tuyển binh, cấp bậc, thăng giáng và thuyên chuyển, kỷ
luật, thưởng phạt, lễ nghi của quân đội.
Về tổ chức, quy định biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn,
trung đoàn, đại đoàn, liên đoàn, tập đoàn của bộ binh, các đơn vị chuyên môn và
hoả lực trợ chiến. Từ cấp trung đội trở lên có chính trị viên.
Ngày 20-6-1946
Bộ Quốc phòng ra nghị định (số 49/NĐ) quy định một số điểm trong
Quân đội quốc gia gồm 7 chương, 48 điều. Chương I: Quân phục, phù hiệu, cấp


hiệu. Chương II: Sổ sách tuyển binh. Chương III: Quân phong, quân kỷ.
Chương IV: Công việc trong đồn trại. Chương V: Công việc hàng ngày trong
mỗi đại đội. Chương VI: Vệ sinh và thứ tự. Chương VII: Công tác ở địa
phương.
Từ ngày 28-10 đến 9-11-1946
Quốc hội khoá I kỳ họp thứ hai, quyết định thống nhất Bộ Quốc phòng
với Quân sự uỷ viên hội thành Bộ Quốc phòng – Tổng chỉ huy. Ngày 30-111946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 230/SL), bổ nhiệm đồng chí Võ
Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Tổng chỉ huy.

Cũng trong kỳ họp này, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà. Điều thứ tư của chương II (nghĩa vụ và quyền lợi công
dân) quy định: “Mỗi công dân Việt Nam phải:
- Bảo vệ Tổ quốc
- Tôn trọng hiến pháp
- Tuân theo pháp luật
Ngày 18-11-1946
Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn ăn và sinh hoạt phí cho bộ đội.
Mỗi quân nhân được hưởng 180 đồng tiền ăn và 5 đồng phụ cấp tiêu vặt trong
một tháng.
Ngày 19-12-1946
Toàn quốc kháng chiến.
Sáng ngày 19, Ban Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các mặt
trận và các chiến khu: “giặc Pháp đã hạ tối hậu thư ấy. Như vậy chỉ trong vòng
24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương: tất cả
hãy sẵn sàng!”.
Buổi chiều, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp hạ mệnh lệnh cho lực
lượng vũ trang: “Giờ chiến đấu đã đến!”.
Đêm 19 rạng ngày 20, các lực lượng vũ trang, nhân dân Thủ đô Hà
Nội và các thành phố nổ súng chiến đấu. Toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 20-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta
lần nữa.


Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có
gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu
nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ
gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh,
thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”1.
Ngày 22-12, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân
kháng chiến”. Chỉ thị đề ra nhiệm vụ của lực lượng vũ trang: “Quân: không
hàng giặc. Không để mất súng. Không bắn phí đạn. Không xâm phạm tính
mệnh, tài sản của dân. Không ngược đãi tù binh. Ủng hộ Chính phủ kháng chiến
và Hồ Chủ tịch. Bảo vệ tính mệnh, tài sản cho dân. Kính trọng và giúp đỡ dân.
Sĩ quan và binh lính một lòng. Tuân lệnh cấp trên. Phục tùng kỷ luật”.
Lực lượng vũ trang mặt trận Hà Nội gồm: năm tiểu đoàn Vệ quốc
quân (107, 77, 212, 145, 523), một đại đội pháo binh, tám trung đội công an
xung phong, một đại đội tự vệ chiến đấu, 28.500 dân quân tự vệ nội, ngoại
thành, được nhân dân và các trung đoàn Vệ quốc quân các tỉnh Sơn Tây, Hà
Đông, Thái Nguyên, Phúc Yên chi viện đã thực hiện “trong ngoài cùng đánh”.
Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt ở Bắc Bộ Phủ (19-12-1946).
Cuối năm 1946
Toàn quốc hình thành 12 chiến khu (theo quyết định của Chủ tịch
nước, tháng 10-1945).
Chiến khu 1: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên. Lực lượng
vũ trang có các trung đoàn: 22 (Thái Nguyên, Phúc Yên), 23 (Bắc Cạn), 24 (Cao

Bằng).


Chiến khu 2: Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hoà
Bình, Sơn La, Lai Châu. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn 34: (Nam Định),
35 (Sơn Tây), 37 (Hà Đông), 39 (Sơn La).
Chiến khu 3: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương
(trừ Đông Triều, Chí Linh). Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 41 (Thái
Bình, Kiến An), 44 (Hải Dương, Hưng Yên), 50 (Quảng Yên).
Chiến khu 4: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 55 (Thanh Hoá), 59 (Nghệ
An), 63 (Hà Tĩnh), 57 (Quảng Trị), 71 (Thừa Thiên), hai tiểu đoàn 70 (Quảng
Bình) và 75 (Cửa Lò).
Chiến khu 5: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia
Lai. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 67, 93, 94, 95, 96.
Chiến khu 6: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc
Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 79,
80, 81, 82.
Chiến khu 7: Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định,
Chợ Lớn, Sài Gòn.
Chiến khu 8: Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Sa Đéc Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bến Tre.
Chiến khu 9: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Rạch Giá.
Chiến khu 10: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang,
Vĩnh Yên. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 76 (Việt Trì-Phú Thọ), 81
(Vĩnh Yên), 86 (Hà Giang, Tuyên Quang), 91 (Lào Cai) và tiểu đoàn 420 (Phú
Thọ).
Chiến khu 11: Hà Nội. Lực lượng vũ trang có các tiểu đoàn: 145, 523,
77, 101, 212.

Chiến khu 12: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Hòn Gai,
Quảng Yên (cả Đông Triều, Chí Linh). Lực lượng vũ trang có các trung đoàn:
125 (Lạng Sơn), 118 (Bắc Ninh, Bắc Giang), 132 (Chũ) và hai tiểu đoàn 515,
517.
Ở Nam Bộ, các chiến khu 7, 8, 9 vẫn giữ tổ chức các chi đội Vệ
quốc đoàn.
· Năm 1947


Ngày 6-1-1947, lực lượng chiến đấu ở Hà Nội được tổ chức thành
trung đoàn Thủ đô, cuộc chiến đấu ở nội thành dự kiến một tháng đã kéo dài đến
tháng 2-1947 với các trận đánh ác liệt như: nhà Xôva (6-2-1947), chợ Đồng
Xuân (14-2-1947)... trung đoàn Thủ đô bí mật rút khỏi thành phố để đảm bảo
lực lượng chiến đấu lâu dài. Trong 60 ngày đêm, quân và dân Hà Nội đánh gần
200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên địch (đa số là lính Âu-Phi), phá
huỷ hơn 100 xe, bắn chìm một ca nô, bắn rơi và phá huỷ năm máy bay. Các
đồng chí Lê Gia Đính (chính trị viên đại đội), Tưởng (công nhân), tiểu đội du
kích Hồng Hà (do Nguyễn Văn Nại làm tiểu đội trưởng) và nhiều cán bộ, chiến
sĩ các đơn vị đã nêu cao gương chiến đấu dũng cảm, tiêu biểu cho tinh thần
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Tại Hải Dương, trung đoàn 44 (Chiến khu 3) cùng tự vệ, du kích làm
tê liệt một số đơn vị quân Pháp ở Trường Nữ học, cầu Phú Lương; đánh địch
trên đường số 5, ngăn chặn quân tiếp viện của Pháp từ Hải Phòng lên Hà Nội.
Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, trung đoàn Bắc-Bắc (Chiến khu 2), tiến công tiểu
đoàn địch chiếm đóng thị xã Phủ Lạng Thương, sân bay Hạ Vĩ, trại bảo an binh
(thành Bắc Ninh).
Tại Nam Định, cuộc chiến đấu diễn ra trong 90 ngày đêm. Lực lượng
vũ trang Nam Định có trung đoàn 34 (Chiến khu 2) gần 1.000 tự vệ thành, được
nhân dân nội-ngoại thành và tỉnh Thái Bình chi viện tiến công địch. Một số trận
đánh ác liệt diễn ra ở trại Carô, khu nhà ga, nhà sĩ quan Pháp, nhà máy sợi, nhà

máy dệt... Trung đoàn 34 được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “trung
đoàn Tất Thắng”. Ngày 15-3-1947, trung đoàn rút ra chiến đấu ở vòng ngoài.
Tại Vinh, một đại đội của trung đoàn 57 (Chiến khu 4) cùng một đại
đội tự vệ thành bao vây, tiến công một trung đội Pháp tại Sở canh nông, ở đềpô
ga và sân bay Nghi Lộc.
Tại Huế, trung đoàn Trần Cao Vân (trung đoàn 101), một số đơn vị
tiếp phòng quân, tự vệ và nhân dân địa phương diệt gần 200 tên địch, duy trì
cuộc chiến đấu ở nội thành trong 50 ngày đêm.
Tại Đà Nẵng, cuộc chiến đấu diễn ra trong 90 ngày đêm. Trung đoàn
93, trung đoàn 96, các đơn vị tự vệ, công an, biệt động diệt hàng trăm tên địch.


Đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tặng Trung
đoàn 96 lá cờ “Giữ Vững”.
Ngày 21-1-1947
- Thành lập tổ chức quân dân y ở các khu để phân phối, điều động cán
bộ, thuốc, dụng cụ y tế phục vụ quân đội.
- Chi đội 17 (Mỹ Tho), chi đội 18 (Sa Đéc) và một phân đội học viên
trường quân chính khu 8 phục kích đoàn xe quân sự địch trên đường số 16 (khu
vực xã An Thái Trung), làm thương vong 180 tên, phá huỷ 8 xe thiết giáp, 6 xe
vận tải quân sự, thu hơn 100 súng các loại.
Ngày 10-2-1947
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 20-SL) về “hưu bổng thương
tật” và “tiền tuất cho thương binh, liệt sĩ”.
Ngày 12-2-1947
Thành lập Phòng Dân quân thuộc Cục Chính trị (sắc lệnh Chính phủ
số 16/SL).
Trưởng phòng: Khuất Duy Tiến.
Ngày 19-2-1947, Bộ Quốc phòng ra thông tư về mọi công dân từ 1845 tuổi vào dân quân, quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ các cơ quan dân
quân, tự vệ, du kích thuộc các khu, tỉnh, huyện, xã.

Ngày 15-2-1947
Hội nghị chính trị viên lần thứ nhất. Đồng chí Võ Nguyên Giáp-Bí thư
Trung ương Quân uỷ và đồng chí Văn Tiến Dũng-Cục trưởng Cục Chính trị chủ
trì. Hội nghị quyết định nhiệm vụ của công tác chính trị, của đảng viên trong
quân đội: “Dù trong trường hợp nào cũng phải nắm cho vững bộ đội, củng cố và
mở rộng cơ sở Đảng, thi hành cho được nhiệm vụ quân sự”. Hội nghị đề ra 12
điều kỷ luật dân vận, 10 nhiệm vụ của công tác chính trị trong quân đội, quyết
định ra báo “Vệ quốc quân”.
Ngày 29-3-1947
Bốn tiểu đội (thuộc hai tiểu đoàn 16 và 18, trung đoàn Trần Cao Vân)
tập kích đồn Đất Đỏ (Khu 4), mở đầu sự chuyển hướng từ cánh “dàn trận” sang
“du kích, vận động” của các lực lượng vũ trang trên chiến trường Bình Trị
Thiên.
Tháng 3-1947


Chính phủ quyết định đổi tên Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia
thành lập các ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân thuộc Ủy ban
kháng chiến các cấp.
Tháng 4-1947
Chế tạo thành công súng Bazôka. Việc nghiên cứu, chế tạo đã được
thực hiện ở xưởng quân giới Giang Tiên (Thái Nguyên) từ giữa năm 1946. Sau
đó, kỹ sư Trần Đại Nghĩa trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo chế tạo thành công
Bazôka theo mẫu của Mỹ (kiểu ATM6A1), cỡ 60 ly, dài 1,27m, nặng 11kg, có
thể vác vai, bắn không giật; cự ly bắn hiệu quả từ 50-60m, xa nhất 300m. Đạn
Bazôka là đạn lõm chống tăng. Ngày 3-3-1946, Bazôka được sử dụng diệt xe
tăng Pháp tại Sơn Lộ-chùa Trầm, Hà Đông. Cùng thời gian trên, các cơ sở quân
giới còn nghiên cứu, chế tạo được một số vũ khí chống tăng cỡ nhỏ (AT), súng
phóng lựu, cối 51 ly...
Ngày 24-5-1947

Hội nghị dân quân, du kích toàn quốc lần thứ nhất, thống nhấât việc tổ
chức dân quân tự vệ và du kích từ những tổ chức vũ trang quần chúng do Mặt
trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc xây dựng trở thành một bộ phận trong
các lực lượng vũ trang Nhà nước, do các cơ quan quân sự địa phương chỉ huy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho hội nghị: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực
lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ
quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường
đó, thì kẻ địch nào cũng phải tan rã”.
Ngày 27-7-1947
Ngày toàn quốc chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đem chiếc áo lụa do Hội Phụ nữ cứu quốc biếu
Người và một tháng lương cùng tiêu chuẩn bữa ăn tặng thương binh.
Ngày 20-9
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 88-SL thưởng những gia đình có
ba con trở lên tòng quân. Thưởng tiền (500 đồng) hoặc thưởng danh dự (tặng
một bằng danh dự, hoặc được biệt đãi ở địa phương trong các cuộc họp công
cộng).
Từ ngày 7-10 đến 9-12-1947
Chiến dịch phản công Việt Bắc.


Bộ Tổng chỉ huy sử dụng các trung đoàn 147, 165 (chủ lực Bộ), 72,
74, 121 (Khu 1), 11, 36, 98 (Khu 12), một tiểu đoàn pháo binh và trung đoàn
Sông Lô (Khu 10), năm tiểu đoàn độc lập của Bộ, Khu 1 và Khu 12, các đơn vị
binh chủng và du kích đánh bại cuộc tiến công lớn của quân Pháp lên căn cứ địa
Việt Bắc.
Ngày 8-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi cán bộ, chiễn sĩ ra
sức tiêu diệt địch. Ngày 15-10, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị:
“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
Chiến dịch diễn ra thành hai đợt. Các đơn vị thực hiện phương châm

“đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” và cách đánh du kích, vận động, đánh địch
trên các địa bàn, trọng điểm là các mặt trận đường không, đường bộ và đường
thuỷ của binh đoàn đổ bộ đường không, binh đoàn bộ binh thuộc địa, binh đoàn
hỗn hợp bộ binh thuộc địa, lính thuỷ đánh bộ cùng lực lượng dự bị của Pháp
(tổng số khoảng 1,2 vạn quân). Nhiều trận gây cho địch tổn thất lớn: bắn rơi tại
chỗ máy bay chở viên tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thu
bản đồ và kế hoạch tiến công Việt Bắc của địch (ngày 9-10); phục kích tại bản
Sao-đèo Bông Lau (ngày 30-10); bắn tàu chiến, ca nô tại Khoan Bộ (ngày 2310), Đoàn Hùng (ngày 24-10), La Hoàng (ngày 2-11), Khe Lau (ngày 10-11)...
trên sông Lô; tập kích đồn Phủ Thông (ngày 30-11); phục kích tại đèo Giàng
trên đường số 3 (ngày 15-12)...
Toàn chiến dịch, các đơn vị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân
Pháp, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá huỷ 100 khẩu
pháo, cối, hàng nghìn súng, hàng trăm xe quân sự, thu hàng chục tấn chiến lợi
phẩm.
Chiến dịch phản công Việt Bắc đánh dấu bước trưởng thành mới của
quân đội ta. Bộ đội ta dần dần quen tác chiến. Bộ chỉ huy của ta học được những
kinh nghiệm lãnh đạo chiến tranh...
Chiến thắng Việt Bắc làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng
nhanh” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của quân và dân ta chuyển
sang một giai đoạn mới.
Ngày 14-11-1947


Bộ Tổng chỉ huy ra “Huấn luyện về phát động du kích chiến tranh,
nhiệm vụ quân sự cơ bản trong giai đoạn này”, chỉ rõ: “Nếu du kích chiến tranh
là căn bản thì vận động chiến là phù trợ...Trong khi những đơn vị tập trung của
quân đội chính quy tiến hành vận động chiến, nếu du kích chiến tranh không
phát triển thì quân đội chính quy rất khó làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy
phát triển du kích chiến tranh tức là gây nhiều điều kiện thụân lợi cho vận động
chiến... Quân chính quy phải hiểu rõ du kích chiến tranh là cần thiết cho vận

động chiến, tự mình phải tận lực nâng đỡ du kích quân và khi cần phải cho một
bộ phận của mình ra hoạt động du kích và đảm nhiệm việc phát động du kích”.
Ngày 22-12-1947
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ quân đội quốc gia:
... “Từ giải phóng quân đến Vệ quốc quân.
Đội thứ nhất của Giải phóng quân ngày trước là cái hạt giống bé nhỏ,
do đó mà nảy nở thành cái rừng to lớn là Vệ quốc quân ngày nay”.
“Ban đầu lương thực, khí giới, chăn áo, thuốc men, cái gì cũng thiếu
thốn. Bộ đội thường phải nhịn đói, nhưng vẫn hăng hái tươi cười”.
“Giải phóng quân đã làm tròn nhiệm vụ đoạn trước, là giúp sức hoàn
thành cuộc cách mạng tháng Tám, xây dựng nền Dân chủ cộng hoà, cũng làm
tròn nhiệm vụ đoạn sau, là để lại cho Vệ quốc quân một số cán bộ rất tốt và một
cái truyền thống oanh liệt vẻ vang”.
· Năm 1948
Ngày 20-1-1948
- Chính phủ ra sắc lệnh phong hàm cấp tướng cho một số cán bộ lãnh
đạo, chỉ huy quân đội.
Quân hàm Đại tướng: Võ Nguyên Giáp.
Quân hàm Trung tướng: Nguyễn Bình.
Quân hàm Thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn,
Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa,
Trần Tử Bình.
Bộ Tổng chỉ huy ra chỉ thị (số 114/BT) về xây dựng căn cứ địa Tây
Bắc, một nhiệm vụ quan trọng về chính trị và quân sự, nhằm “bảo toàn lãnh thổ,
giải phóng đồng bào, mở rộng căn cứ địa dự bị ở Bắc Bộ, phá tan âm mưu dùng
người Việt giết người Việt; khoét sâu nhược điểm thiếu nhân lực của địch, đặt


cơ sở cho công cuộc quốc phòng vững chắc về sau, mở một con đường quốc
tế...”. Chỉ thị đề ra phương châm công tác của lực lượng vũ trang tại Tây Bắc.

Ngày 18-3-1948
- Tiểu đoàn 45 thuộc trung đoàn 17 chủ lực của bộ được tăng cường
hoả lực pháo binh, tiến công cứ điểm Tu Vũ, cách Hoà Bình 25km về phía bắc,
diệt và làm bị thương 60 tên địch, phá huỷ hai phần ba công sự. Qua trận đánh,
bộ đội ta có thêm kinh nghiệm hiệp đồng giữa pháo binh và bộ binh trong tác
chiến diệt cứ điểm.
- Du kích huyện Tân Uyên (tỉnh Thủ Biên), do Trần Công An chỉ huy
diệt tháp canh cầu Bà Kiên bằng cách cải trang, lợi dụng lúc địch thay gác, bí
mật tiếp cận, dùng thang leo lên, ném lựu đạn qua lỗ bắn vào tháp canh, diệt 10
tên, thu 8 khẩu súng rồi rút lui an toàn. Cách đánh “công đồn đặc biệt” (gọi tắt
là đặc công) ra đời.
Ngày 27-3-1948
Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động thi đua ái quốc. “Mục đích thi
đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành
công”. Trong quân đội tiếp tục đẩy mạnh các phong trào “luyện quân, lập công”,
“gây cơ sở, phá kỷ lục”.
Từ ngày 25-7 đến 2-8-1948
Chiến dịch đường số 3.
Bộ chỉ huy Liên khu 1 chỉ huy hai trung đoàn (308, 74), ba tiểu đoàn
và một số đại đội độc lập, cùng du kích tiến công địch tại Bắc Cạn-Ngân Sơn
(có hai đại đội lê dương, một đại đội cơ động và lính nguỵ) trên tuyến phòng thủ
Bắc Cạn-Cao Bằng, nhằm phá kế hoạch thu – đông 1948 của địch ...
Chỉ huy trưởng chiến dịch: Thanh Phong.
Chỉ huy phó: Lâm Kính.
Mở đầu, tiểu đoàn 11 (trung đoàn 308) được tăng cường một đại đội
pháo tiến công cứ điểm Phủ Thông. Tiếp đó, các đơn vị tăng cường đánh du
kích, đánh giao thông, chặn viện trên đường số 3. Địch thiệt hại gần 60 tên và
hơn 50 súng cối. Tiểu đoàn 11 được tặng danh hiệu “tiểu đoàn Phủ Thông”.
Ngày 19-8-1948
- Thành lập hội đồng quốc phòng tối cao. Chủ tịch: Hồ Chí Minh; Phó

chủ tịch: Lê Văn Hiến (Bộ trưởng Bộ Tài chính); các uỷ viên: Phan Kế Toại
(quyền bộ trưởng Bộ Nội vụ), Phan Anh (Bộ trưởng Bộ Kinh tế), Đại tướng Võ


Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy quân đội quốc gia
và dân quân Việt Nam), Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng).
- Chính phủ ra quyết định về nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng (tổ chức
và quản trị quân đội và các cơ quan quốc phòng, điều khiển các cơ sở sản xuất
quốc phòng), Tổng Tư lệnh (phụ trách chỉ huy quân đội và dân quân Việt Nam,
sử dụng các cơ quan giúp việc chỉ huy, quyết định việc điều động và sử dụng
các sản phẩm). Cơ quan Bộ Quốc phòng gồm văn phòng và các ngành sự vụ,
Nha Quân giới, Nha Quân dược, Bộ Tổng tham mưu, Cục Chính trị, Cục Dân
quân, Cục Quân huấn, Cục Quân pháp, Cục Tình báo, Cục Pháo binh, Cục
Quân giới, Cục Quân nhu, Cục Quân y, Cục Thông tin liên lạc, Cục Vận tải.
Ngày 24-9-1948
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị tổ chức Ban Quân sự Nam Bộ. “Tên và
thành phần: để phù hợp với hệ thống chung, Ban Quân sự Nam Bộ gọi là Bộ Tư
lệnh Nam Bộ”. “Nhiệm vụ và quyền hạn trong Bộ Tư lệnh Nam Bộ.
1- Về bàn việc, theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Nghĩa là kế hoạch chủ trương phải đưa ra thảo luận trong Ban Thường vụ hay
Bộ Tư lệnh tuỳ điều kiện.
2- Chính uỷ phải có quyền quyết định tối hậu. Nhưng trong lúc dùng
quyền ấy, cần trọng uy tín của Tư lệnh và Phó tư lệnh và không lấn át sáng kiến
chuyên môn”.
Ngày 27-10-1948
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra nghị quyết “Lập chế độ chính uỷ
viên đại diện Đảng phụ trách trong quân đội”. Cấp Trung ương có Tổng chính
uỷ (Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Bộ trưởng Quốc phòng). Cấp khu và cấp trung
đoàn có chính uỷ là các đồng chí uỷ viên khu uỷ và uỷ viên tỉnh uỷ do Trung
ương chỉ định. Cấp tiểu đoàn, đại đội có liên chi uỷ và chi uỷ.

Tháng 10-1948
Thành lập Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh :Trung tướng Nguyễn Bình.
Ngày 11-11-1948
Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Khu 5 mở đợt hoạt động đông – xuân 19481949 nhằm tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đẩy mạnh du kích
chiến tranh. Ở Khánh Hoà, Phú Yên: liên trung đoàn 80 –83 do trung đoàn
trưởng Lư Giang, chính uỷ Nguyễn Đường chỉ huy, diệt một số vị trí địch. Ở
Quảng Nam: trung đoàn 108 do trung đoàn trưởng Nguyễn Bá Phát, chính uỷ


Nguyễn Quyết chỉ huy, được tăng cường hai tiểu đoàn 79 và 19, tập kích một số
đồn địch ở khu vực thị xã Hội An, phục kích xe quân sự địch trên đèo Hải Vân.
Ở Tây Nguyên: tiểu đoàn 50 (trung đoàn 120) do trung đoàn trưởng Trương Cao
Dũng chỉ huy, cùng lực lượng vũ trang địa phương Gia Lai đánh giao thông trên
đường số 19.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng liên trung đoàn 80-83 lá cờ “Danh dự”.
Ngày 19-11-1948
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 258/SL tổ chức Công an Quân
pháp trong thời kỳ kháng chiến. Sắc lệnh có 18 điều quy định về tổ chức, nhiệm
vụ, quyền hạn... của Công an Quân pháp. Điều thứ ba của sắc lệnh quy định:
“Công an Quân pháp gồm có phụ trách công an quân pháp, uỷ viên công an
quân pháp và công an viên quân pháp.
+ Phụ trách công an quân pháp và uỷ viên Chính phủ và dự thẩm các
toà án binh.
+ Uỷ viên công an quân pháp là các cấp chỉ huy quân đội quốc gia từ
đại đội trưởng trở lên.
+ Công an viên quân pháp là những quân nhân thuộc quyền chỉ huy
của phụ trách hay uỷ viên công an quân pháp và được những người này giao cho
làm việc công an quân pháp”.
Ngày 19-11 trở thành ngày truyền thống của ngành Điều tra hình sự
Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 259/SL quy định sinh hoạt phí,
phụ cấp hàng tháng và phụ cấp thâm niên của quân đội. Mỗi quân nhân, bất cứ ở
cấp nào, giữ chức vụ gì đều được hưởng sinh hoạt phí tối thiểu 6 đồng mỗi
ngày. Phụ cấp hàng tháng: binh nhì – 30 đồng, hạ sĩ – 50 đồng, trung sĩ – 60
đồng, thượng sĩ - 80 đồng, chuẩn uý – 100 đồng, thiếu uý – 120 đồng, trung uý
– 160 đồng, đại uý – 200 đồng, thiếu tá – 280 đồng, trung tá – 380 đồng, đại tá –
440 đồng, thiếu tướng – 600 đồng, trung tướng – 700 đồng, đại tướng – 800
đồng. Phụ cấp thâm niên; đủ ba tuổi quân được cấp 30 đồng một tháng. Cứ thêm
hai năm được thêm 30 đồng. Quân nhân làm chuyên môn (vô tuyến điện, giao
thông liên lạc, quân nhạc...) có thêm khoản phụ cấp kỹ thuật chuyên môn hoặc
tiền thù lao hàng tháng.


- Chính phủ ban hành “Quân dụng phiếu”, sử dụng thay một phần tiền
mặt trong việc trao đổi, phục vụ các nhu cầu cần thiết của quân đội.
· Năm 1949
Ngày 7-4-1949
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương: “Quân
đội quốc gia Việt Nam gồm có hai phần: quân đội chính quy và quân đội địa
phương. Bộ đội địa phương có ba đặc điểm chính: có tính cách địa phương, có
nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, tự trang bị và tự túc về cấp dưỡng”.
Thi hành sắc lệnh của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng
Tư lệnh ra Nghị định số 103/NĐ (7-7-1949) tổ chức bộ đội địa phương và
Thông tư số 46/TT (7-7-1949) quy định nhiệm vụ của cơ quan các cấp, các
ngành đối với việc xây dựng bộ đội địa phương.
Đến cuối năm 1949, ở Bắc Bộ có 20.500 bộ đội địa phương tổ chức
thành trung đội (huyện) và đại đội hoặc tiểu đoàn (tỉnh); ở Nam Trung Bộ và
Nam Bộ, các liên khu cũng xúc tiến kế hoạch xây dựng bộ đội địa phương.
Từ ngày 10-6 đến 5-7-1949
Chiến dịch “Thập Vạn Đại Sơn”. Thực hiện thoả thuận giữa Trung

ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng ta, ngày 23-4-1949, Bộ
Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh (số 264-bis/TTL), giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh
Liên khu 1: “Giúp Giải phóng quân (Trung Quốc) xây dựng một khu giải phóng
ở vùng Ung Long – Khâm liền với biên giới Đông Bắc của ta, thông ra biển, gây
điều kiện để khuếch trương lực lượng đón quân tiến xuống phía nam, đồng thời
hoạt động ở đông bắc để mở rộng khu tự do của ta ra sát tận biên giới và thông
ra biển, liền với khu giải phóng Việt Quế”.
Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch: Lê Quảng Ba.
Chính trị uỷ viên: Trần Minh Gianh (Trung Quốc).
Chiến dịch diễn ra trên hai mặt trận. Mặt trận Điền Quế do đồng chí
Nam Long làm chỉ huy trưởng, đồng chí Hoàng Bình (Trung Quốc) làm chỉ huy
phó, đồng chí Đỗ Trình làm chính trị viên. Mặt trận Tả Giang – Long Châu do
đồng chí Thanh Phong – Tư lệnh phó Liên khu 1 làm Tư lệnh, đồng chí Chu
Huy Mân – trung đoàn trưởng trung đoàn 74 và đồng chí Long Xuyên – trung
đoàn phó trung đoàn 28 làm Tư lệnh phó. Các đơn vị tham gia chiến dịch: tiểu
đoàn 73 (trung đoàn 74), tiểu đoàn 35 (trung đoàn 308), tiểu đoàn 426 (trung


đoàn 59), tiểu đoàn 1 (trung đoàn Hải Ninh) và một số đại đội binh chủng, đơn
vị bảo đảm.
Ngày 10-6, chiến dịch bắt đầu. Phối hợp với Quân giải phóng Trung
Quốc, bộ đội ta tiêu diệt nhiều đồn bốt, mở rộng khu Điền Quế, Việt Bắc và các
khu căn cứ Tả Giang, Thập Vạn Đại Sơn. Ngày 5-7, Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị kết
thúc chiến dịch. Các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trở về nước.
Ngày 4-11-1949
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 127/SL hợp nhất Liên khu 1 và
Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc.
Từ ngày 25-11-1949 đến 30-1-1950
Chiến dịch Lê Lợi.
Bộ Tổng tư lệnh sử dụng các trung đoàn: 209 (thuộc Bộ), 66 (Liên khu

3), 9 (Liên khu 4), hai trung đoàn địa phương 42, 48 (thuộc Liên khu 3), tiểu
đoàn độc lập 930 (Liên khu 10), một số đơn vị binh chủng và du kích tiến công
địch tại vùng Chợ Bờ (Hoà Bình) nhằm phá thế uy hiếp của địch, mở rộng
đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3, tiêu diệt một bộ phận
sinh lực địch.
Tư lệnh chiến dịch: Hoàng Sâm; Chính uỷ: Lê Quang Hòa; Phó tư
lệnh: Lê Trọng Tấn.
Các đơn vị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 800 tên địch.
· Năm 1950
Ngày 6-1-1950
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về mở chiến dịch Tây Bắc
và chuẩn bị chiến trường Đông Bắc.
“1. Mở chiến dịch Tây Bắc để:
a) Phối hợp với Quân giải phóng Trung Hoa tiêu diệt tàn quân Quốc
dân đảng Tưởng Giới Thạch nếu chúng tràn qua biên giới.
b) Làm tan rã khối ngụy binh và ngụy quyền.
c) Tiêu diệt một số vị trí địch.
d) Khôi phục lại Lào Cai, mở thông đường quốc tế.
2. Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ để khi có điều
kiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét địch ra khỏi đường số 4 và một số đoạn bờ
biển, đánh bại quân địch ở vùng Đông Bắc”. “Ở Tây Bắc phải tích cực chuẩn bị
cho đầy đủ và kịp thời, đặc biệt chú trọng đến việc tiếp tế cấp dưỡng cho quân
đội làm tan rã ngụy binh, phá tề trừ gian...”. “Ở Đông Bắc... việc chuẩn bị cần
chú trọng đến củng cố, phát triển cơ sở chính trị và vũ trang, gây cơ sở du kích


miền biển...; điều tra địch tình, phá hoại kinh tế địch, chuẩn bị lương thực tiếp
tế cho bộ đội đến đánh”.
Từ ngày 21-1 đến 2-2-1950
Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng, đề ra “Nhiệm vụ quân sự cụ

thể và cần kíp: một mặt chiến đấu để tiêu diệt sinh lực của địch, một mặt gấp rút
bồi dưỡng và xây dựng quân đội nhân dân ngày càng tinh nhuệ, ngày càng chính
quy hoá, trung thành với lợi ích của nhân dân và lợi ích của cách mạng”. “Xây
dựng bộ đội chủ lực với khả năng và tinh thần mới”. “Về tác chiến, phát triển du
kích đến cực độ vẫn là nhiệm vụ chính trong lúc này, song đồng thời phải tập
đánh vận động thực sự”. Hội nghị quyết định tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tăng cường trang bị,
cấp dưỡng, huấn luyện, đào tạo cán bộ cho các lực lượng vũ trang, kiện toàn các
cơ quan chỉ đạo, làm cho sự lãnh đạo được thống nhất và nhanh chóng.
Ngày 19-3-1950
Hơn 300.000 người dân Sài Gòn biểu tình phản đối Mỹ đưa hai chiến
hạm vào cảng Sài Gòn. Ngày 19-3 trở thành “Ngày toàn quốc chống Mỹ”.
Từ ngày 16-9 đến 14-10-1950
Chiến dịch Biên Giới.
Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch.
Ngày 7-7, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh về Chiến dịch biên giới CaoLạng (Chiến dịch Lê Hồng Phong II). Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giải
phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước xã hội
chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
– Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng làm Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ
Chỉ huy chiến dịch. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Tổng Tham mưu trưởng
làm Tham mưu trưởng; đồng chí Trần Đăng Ninh – Chủ nhiệm Tổng Cục cung
cấp phụ trách hậu cần chiến dịch, đồng chí Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị
chiến dịch.
Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho bộ đội: “Chiến dịch CaoBắc-Lạng rất quan trọng. Chúng ta quyết đánh thắng trận này”. Ngày 11 và 129, Người đến Sở chỉ huy chiến dịch nghe báo cáo và kiểm tra công tác chuẩn bị.
Ngày 13, Người ra Mặt trận Đông Khê trực tiếp theo dõi và động viên bộ đội
chuẩn bị đánh trận mở màn chiến dịch.


Từ ngày 16 đến 18-9, hai trung đoàn 174, 209, hai Tiểu đoàn 11, 426,
ba tiểu đoàn pháo binh, tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch. Từ

ngày 2 đến 8-10, đại đoàn 308, trung đoàn 209 vận động tiến công tiêu diệt binh
đoàn Lơpagiơ từ Thất Khê lên và binh đoàn Sáctông từ Cao Bằng rút về, tại khu
vực Cốc Xá, điểm cao 477. Từ ngày 10 đến 23-10, quân địch bỏ Thất Khê, Na
Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu tháo chạy.
Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu trên 8.000 tên, gồm 8 tiểu đoàn,
trong đó có 5 tiểu đoàn ứng chiến (hơn một nửa lực lượng cơ động chiến lược
của Pháp ở Bắc Đông Dương); phá vỡ hệ thống phòng ngự đường số 4 của địch;
giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân, nhiều vùng quan trọng ở vùng
biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, nối liền nước
ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, tạo ra
bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự trưởng thành về tổ
chức, chỉ huy và trình độ tác chiến của quân đội ta.
· Năm 1951
Từ ngày 11 đến 19-2-1951
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II, họp tại căn cứ địa Việt
Bắc. Có 156 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt 766.349
đảng viên dự Đại hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị. Đồng chí Trường Chinh
trình bày luận cương “Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân
dân tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Lao
động Việt Nam; thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và điều lệ Đảng, bầu Ban
chấp hành Trung ương mới do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng chí
Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
Đại hội nhận định: “Từ thế giới đại chiến lần thứ hai, trên 10 năm qua
Đảng ta đã nắm phương châm vũ trang đấu tranh, đã xây dựng được một quân
đội lớn mạnh, từ du kích lẻ tẻ lúc đầu tiến đến cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn
dân, toàn diện ngày nay. Trong cuộc võ trang đấu tranh đó, đặc biệt trong sáu
năm kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, dưới sự lãnh đạo
của Hồ Chủ tịch – Người sáng lập và giáo dục Quân đội nhân dân Việt Nam,
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu



×