Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử hiện nay ở việt nam tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.88 KB, 14 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 26 năm đổi mới, hoạt động xuất bản sách ở nước ta có những bước
phát triển nhanh, toàn diện và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, hoạt
động xuất bản sách càng có vị trí, vai trò quan trọng trong việc ổn định chính
trị tư tưởng, giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, xây dựng và
phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện
mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Sách và
xuất bản phẩm ở nước ta hiện nay có nội dung ngày càng phong phú và đa
dạng, nhiều ấn phẩm có chất lượng cao, được phát hành rộng khắp trong và
ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh con
người Việt Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và làm giàu thêm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tuy nhiên, trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta, hoạt động xuất
bản đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của mặt trái cơ chế thị
trường và tình trạng thương mại hóa chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Trên lĩnh
vực xuất bản bộc lộ những yếu kém, bất cập, một trong những yếu kém, bất
cập đó là tình trạng in lậu chưa được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm
minh, nhất là đối với sách điện tử. Đó không chỉ là hoạt động phạm pháp,
xâm hại đến lợi ích chính đáng của các cơ quan xuất bản, của tác giả, mà nó
còn tác động tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo
dục, an ninh và trật tự xã hội. Chính vì thế, em xin chọn đề tài “Thực trạng
bảo vệ bản quyền sách điện tử hiện nay ở Việt Nam” làm tiểu luận của
mình.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận tìm hiểu thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử ở Việt Nam.


Từ đó đưa ra những giải pháp để bản quyền sách được bảo vệ, để các nhà xuất
bản có thể phát triển hơn nữa nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển văn
minh, giàu mạnh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu về sách điện tử, bản quyền sách điện tử trong môi
trường, xã hội Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Em nghiên cứu bằng phương pháp lí luận biện chứng để đảm bảo tính
thực tiễn và tính khoa học của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng phương pháp đọc tài liệu,
tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê… để làm tiểu luận này.
5. Kết cấu đề tài
Chương I: Lý luận chung về bảo vệ bản quyền sách điện tử ở việt Nam
Chương II: Thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử ở việt Nam
Chương III: Những giải pháp giúp bảo vệ bản quyền sách điện tử ở việt
Nam

2


B.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ BẢN QUYỀN
SÁCH ĐIỆN TỬ
1.

Khái niệm
Sách là sản phẩm vật chất văn hóa và tinh thần của nhân loại đã có từ thời

cổ đại, gắn liền với sự phát minh ra chữ viết. Nội dung sách của sách chứa đựng
các giá trị văn hóa tinh thần thuộc tất cả các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật
khác nhau, nhằm lưu giữ, tích lũy hoặc truyền bá rộng rãi trong xã hội.
Sách điện tử là loại sách xây dựng dưới dạng tệp tập hợp đa dạng các
tính năng giao tiếp ưu việt của văn bản điện tử với người đọc, được sử dụng
thông qua các thiết bị kĩ thuật hiện đại như: máy tính cá nhân, thiết bị đọc
điện tử.
Sách điện tử là một loại hình sách mới của thời đại thông tin, là sách của
thời đương đại và tương lai.

2.

Bản quyền sách điện tử
Sách điện tử và các hình thức xuất bản trên phương tiện truyền thông
hiện đại ra đời không phải để thay thế hoàn toàn xuất bản truyền thống với
sách in. Dù vậy, theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất bản, phát hành sách
điện tử, sách kỹ thuật số đang là vấn đề “nóng” nhất hiện nay trên thị trường
xuất bản. Sách in lậu cũng có thể đối phó vì chúng vẫn phải được bán ra thị
trường, nên chỉ là cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã in. Với sách điện
tử sao chép lậu thì chưa có gì để chế tài, trong khi đó lại là sự vi phạm bản
quyền nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị trường và hoạt động của các doanh
nghiệp sách và xuất bản”. Sách điện tử đang phát triển rất mạnh, thậm chí
được coi là tương lai của ngành xuất bản, vì vậy, cần mau chóng đưa ra các
quy định về quản lý loại hình này.
Bản quyền sách điện tử đã xuất hiện từ nhiều năm qua nhưng gần như
hoàn toàn trong tình trạng vi phạm bản quyền. Bắt đầu từ thói quen chia sẻ
3


thông tin các tác phẩm văn học, nhiều cá nhân đã đăng tải nội dung cuốn sách

lên mạng, dần dần hình thành cả một hệ thống sách điện tử. Đến thời điểm
này có hàng chục trang web sách điện tử, phong phú về nội dung và thể loại,
cho phép đọc và tải về miễn phí đã thu hút hàng triệu lượt truy cập.
Bỏ qua những tiện ích mà sách điện tử “ tự phát” mang đến cho cộng
đồng mạng, phải nhìn nhận rằng việc phát tán sách trên mạng là vi phạm bản
quyền một cách công khai, trắng trợn. Nếu như sách in còn có những cuộc
“càn quét” bắt in lậu và có những biện pháp răn đe nhất định thì việc quản lí
bản quyền sách trên mạng hiện nay vẫn còn là điều bất khả kháng. Mặc cho
các nhà làm sách “kêu cứu”, mọi phương pháp “tác chiến” phát hiện vi phạm
cũng như biện pháp xử lí vi phạm ở lĩnh vực sách điện tử trong nhiều năm qua
của các cơ quan chức năng gần như bỏ ngỏ.
Vì vậy, nếu không sớm có những hành lang pháp lí cho sách điện tử thì
một loại hình văn hóa đọc tiên tiến, hiện đại không những không góp phần
phát triển văn hóa đọc trong nước mà ngược lại còn trở thành thị trường cho
sách lậu điện tử tung hoành, phá hoại đến tận nền móng ngành xuất bản trong
nước vốn đang ngập tràn khó khăn.

4


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN SÁCH
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.

Thành tựu
Thị trường sách hiện nay phát triển khá mạnh. Song sách điện tử hiện

nay lại đa số là sách không có bản quyền. Ở thời điểm này, sách có bản quyền
đang rất khan hiếm. Sách điện tử hiện đang ở dạng tài nguyên chia sẻ lại từ
các diễn đàn hay các thư viện điện tử. Lãnh đạo một số nhà xuất bản cho biết

họ đang tìm hiểu về chuyện làm sách điện tử và sẽ nhảy vào “khi thị trường
đủ lớn”.
Là một trong số ít những nhà xuất bản đi tiên phong vào đầu tư ebook một
cách chuyên nghiệp, nhà xuất bản Trẻ đã phải mất hơn 3 năm thai nghén (20092012) để trình làng dự án YBook bản quyền của mình. Từ khâu chuyển thể sách
in ra phiên bản điện tử, xây dựng ổ khóa để đảm bảo không bị sao chép đến mua
tác quyền sách của các nhà văn… Sau vài tháng tung ra thị trường, đến nay số
lượng ebook của nhà xuất bản Trẻ đã là hơn 10.000 đầu sách, con số này còn
tiếp tục tăng lên thêm gần 1.000 đầu sách mỗi tháng. Trước đó, nhà sách Phương
Nam cũng đã đánh dấu sự xuất hiện của mình trong thị phần ebook với việc cho
ra mắt nhà sách Phương Nam ebook tại Trung tâm Thương mại Vincom. Tuy số
lượng ban đầu khá khiêm tốn, chỉ gần 30 đầu ebook, song cũng là tín hiệu đáng
mừng trong làng ebook chính thống.
Sau nhiều năm theo đuổi hành trình gian nan chống vi phạm bản quyền
trong lĩnh vực xuất bản, First News – Trí Việt đã trở thành “ hiệp sĩ ” đi đầu
trong cuộc chiến tưởng như không cân sức này, khi liên tục buộc hàng loạt
đơn vị “cướp ngày” phải công khai xin lỗi và chấp nhận bồi thường. Báo giới
vui mừng đưa tin “người làm sách chân chính thắng kiện” .
Suốt ba năm trời, từ 2009 đến 2011, Trí Việt cũng đã theo dõi và phát
hiện rất nhiều trung tâm ngoại ngữ tổ chức quy mô việc sao chụp sách cùng
5


đĩa CD, những chương trình luyện thi TOEFL, IBT, TOEIC mà đơn vị đã mua
bản quyền của nhà xuất bản Compass ( Mỹ) để bán cho học viên thu lợi.
Tháng 7-2011, First News – Trí Việt đã tiến hành họp báo cùng với chủ sở
hữu, nêu đích danh những trường hợp vi phạm ở thành phố Hố Chí Minh.
Nhưng ngay sau khi báo đài và các phương tiện truyền thông đưa tin, các
truòng đó vẫn ngang nhiên thách thức, tiếp tục sao chụp trái phép sách của
First – Trí Việt để bán cho các học viên.
Và phải đợi tới tháng 3 năm 2012, khi đã thu thập trong tay đầy đủ bằng

chứng, vật chứng vi phạm của cả chục trung tâm, Trí Việt đã quyết định nổ
phát súng đầu tiên – khi chọn khởi kiện hai đơn vị: Trường Anh ngữ Úc Châu
(Công ty TNHH Giáo dục và Ðào tạo Duy Khang) và Trung tâm Anh ngữ Hội
Việt Úc (Công ty TNHH Hội Việt Úc) vì hành vi sao chép kéo dài, có hệ
thống. Trí Việt tuyên bố sẽ kiên định theo đuổi vụ kiện đến cùng, bởi “chúng
tôi không muốn sống chung với sách lậu và những vi phạm nghiêm trọng về
bản quyền trong xã hội. Chúng tôi mong pháp luật được thực thi nghiêm minh
nhất, giúp các nhà xuất bản đứng đắn có được môi trường trong sạch và
những kẻ quen thói ăn cướp dần dần sẽ phải chùn tay”.
Một cái kết khiến giới xuất bản nức lòng, đầu tháng 6/2012, trường Anh
ngứ quốc tế Úc Châu đã phải thừa nhận hành vi sai trái của mình và chấp
nhận bồi thường quyền sở hữu trí tuệ và nói lời xin lỗi Trí Việt công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể nói đây là vụ thắng kiện bản
quyền sách đầu tiên ở Việt Nam.
Thừa thắng xông lên, First News – Trí việt đã công bố trước công luận
vụ khởi kiện bản quyền đầu tiên tại Hà Nội. Trường Quốc tế Mỹ là trường đào
tạo Anh ngữ lớn nhất nhì Hà Nội bị phát hiện là có hành vi vi phạm bản
quyền kéo dài với mức độ nghiêm trọng, First đã thu thập đầy đủ chứng cứ và
đã cùng Công ty Luật sư Quốc tế Thiên Việt hoàn tất hồ sơ để gửi lên tòa, với
mức yêu cầu bồi thường thiệt hại 729 triệu đồng. phát đi từ cuộc họp báo
tuyên bố khởi kiện ngày 20/9/2012, Giám đốc Trường Quốc tế Mỹ Hà Nội đã
6


bay vào thành phố Hồ Chí Minh để thương lượng, chấp nhận đền bù đầy đủ
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây là lần thắng kiện thứ ba liên tiếp của đơn vị
này về bản quyền ở Việt Nam.
Cũng trong năm 2012, công ty cổ phần văn hóa Đông A đã gửi đơn tố
cáo khắp nơi về việc Công ty sách Đinh Tị vi phạm bản quyền bộ sách “1000
trò chơi tư duy phát triển trí tuệ” do Đông A mua từ cách đây hơn một năm.

Theo đơn tố cáo này, không chỉ vi phạm bản quyền mà sách còn trở thành một
thảm họa dịch thuật với nhừng lỗi vô cùng ngớ ngẩn, nhất là với một cuốn
sách mang tính khoa học. “ Kiện đến cùng” – đó là lời khẳng định, là ý chí
của nhừng đơn vị vi phạm bản quyền.
Đây được xem là nết khá mới vì trước đây trong nhiều vụ tranh chấp bản
quyền, biện pháp thường được sử dụng chỉ là thương lượng giữa các bên.
Trước đó, công ty sách Phương Nam cũng tố cáo công ty TNHH Phát hành
sách Sài Gòn đã vi phạm bản quyền liên tục trong thời gian dài do Phương
Nam book sở hữu bản quyền mà tiêu biểu là các bản dịch tác phẩm nổi tiếng
của tác giả Cao Xuân Hạo như “ Người tù khổ sai”, “ Đèn không hắt bóng”…
Có lẽ, từ thành công cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần mà Công ty Trí Việt
(First News) đạt được đã mang lại động lực to lớn giúp những đơn vị trên
củng cố niềm tin trong cuộc chiến bảo vệ bản quyền. Thắng lợi ban đầu, tuy
nhỏ bé nhưng cũng là một tín hiệu vui. Khi các đơn vị làm sách chân chính đã
có được niềm tin, rằng có chiến đấu mới có giành thắng lợi. Hy vọng, với một
xã hội đang hướng tới sự văn minh, thì việc bảo vệ quyền tác giả ở Việt Nam
sẽ không còn là một nhiệm vụ bất khả thi như suốt mấy chục năm qua.
2.

Hạn chế

Vấn nạn sách điện tử lậu, không bản quyền đang được phá giá hoặc bị các
cư dân mạng hồn nhiên chia sẻ miễn phí trên rất nhiều diễn đàn mới là hình
thức ăn cướp khiến các đơn vị xuất bản “ bó tay toàn tập”. Nói tới ebook lậu.
các đơn vị xuất bản hiện nay như nhà xuất bản Trẻ, Kim Đồng, Nhã Nam,

7


Bách Việt… đều phải lắc đầu ngao ngán vì phần lớn sách của họ hiện nay đều

bị những kẻ giấu mặt tung lên mạng làm sách điện tử và phát tán rộng rãi.
Trên các trang mạng, diễn đàn, ebook(sách điện tử) lậu nhan nhản.
Người dùng chỉ cần vài thao tác nhỏ, không mất đồng nào mà vẫn có đầy máy
để đọc thì việc ebook bản quyền bị hờ hững là điều dễ hiểu. Một trong những
cuốn sách có đời sống mạnh mẽ, đình đám gần đây có thể kể đến như: “Sát
thủ đầu mưng mủ”. Sách đã được yêu cầu tạm thu hồi, điều chỉnh lại nhưng
gần như toàn bộ nội dung, hình ảnh của cuốn sách đã được dăng tải trên nhiều
trang mạng và có sức lan tỏa sâu rộng trên cộng đồng.
Cuốn sách “Sợi xích” của Lê Kiều Như trước đây cũng có đời sống
mạnh mẽ trên mạng ngay cả khi nó còn là bản thảo. Đến khi xuất bản thành
sách, bị cơ quan chức năng thu hồi, cuốn sách này vẫn tồn tại trên mạng dưới
dạng bản điện tử. “Sát thủ đầu mưng mủ” theo đánh giá của nhiều người thì
chỉ đang là “ảnh hưởng vui” nhưng với “Sợi xích” thì đó lại là những thứ rác
văn hóa đội lốt văn chương cần được xóa bỏ. Truyện cổ tích chế “phiên bản
mới” theo kiểu hài hước nhưng nếu nhìn ở góc độ ngược lại sẽ góp phần làm
hỏng những giá trị truyền thống, truyện ma khai thác đầy rẫy những yếu tố
kinh dị, tình dục, truyện tranh bạo lực với những hình ảnh gợi dục cùng phim
ảnh đồi trụy… càng lúc càng gia tăng số lượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Những tác phẩm thấp kém, rác rưởi như vậy chính là liều thuốc độc ngầm cho
bạn đọc chúng ta mà các nhà xuất bản khó có thể kiểm soát.
Nhập cuộc vào sân chơi ebook bản quyền từ những ngày đầu còn phải kể
đến những đơn vị như Alezza.com, Alpha, Reader… Tuy nhiên, trong số này
cũng chỉ có Alezza là sử dụng mã hóa ebook để chống lại ebook không bản
quyền phát tán tràn lan. Còn lại, Alpha, Reader và ngay cả Phương Nam…
tung ra ebook vẫn còn ở dạng file mở. Người dùng dễ dàng tải về mà không
cần đóng phí. Vài năm trước, Nhã Nam có viết thư thống thiết yêu cầu các
trang web này rút những đầu sách của công ty mà họ đã đánh máy và tung lên
mạng, nhưng không có phản hồi. Gần 30% số sách in của Nhã Nam được phát
8



hành dưới dạng ebook. Trên thực tế, thì tới 70% số sách in của Nhã Nam đã
được các trang chia sẻ sách gõ lên. Vì vậy, doanh thu từ ebook của Nhã Nam
là khá thấp, hầu như không đáng kể. Anh Nguyễn Xuân Minh than thở: “Tình
hình ở Việt Nam tương phản với ở nước ngoài. Ở Mỹ, ebook lậu cũng có,
nhưng chỉ được lén lút đưa lên mạng, nếu có người thông báo, ebook đó sẽ bị
xóa đi. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, ebook lậu thắng thế ebook xịn”.
Khi tiểu thuyết bom tấn của Dan Brown “Mật mã bị đánh cắp” xuất hiện
ở các cửa hàng bán sách, nó đã đem đến nhiều sự chú ý vào tương lai của
ngành kinh doanh sách. Trên Amazon.com cuốn sách đã bán được rất nhiều
bản điện tử ở Kindle ereader vào ngày đầu tiên xuất bản vượt hơn cả phiên
bản sách bìa cứng của nó. Điều này được xem như là một cuộc cách mạng
mới trong ngành công nghiệp xuất bản, nhưng điều đó cũng có một cái giá
khá đắt. Không đầy một ngày sau khi phát hành, các bản điện tử phạm pháp
của quyển sách đã được tìm thấy trên các trang chia sẻ dữ liệu như
Rapidshare và BitTorrent. Và cũng trong ngày hôm đó, số lần tải về miễn phí
lên đến hơn 100.000 lần.
Không chỉ riêng những quyển sách bạn chạy mới bị bọn trộm nhòm ngó.
EdMcCoyd - Giám đốc chính sách kỹ thuật số tại AAP, cho hay: “Các sách
giáo khoa cũng thường bị làm lậu nhưng nó nằm dưới nhiều dạng khác nhau.
Chúng ta có thể thấy các nội dung chuyên nghiệp bị vi phạm bản quyền, ví dụ
như sách y tế và sách hướng dẫn kĩ thuật. Chúng ta cũng thấy những cuốn
sách văn học và phi văn học. Thực sự đang có một cuộc tấn công hàng loạt
vào ngành xuất bản trên internet”.
Ebook tại Việt Nam chưa thể phát triển. Không công ty Việt Nam nào
dám phát triển ebook trên các máy đọc sách chuyên dụng dùng loại màn hình
e-link (Amazon Kindle hay Nook) do lo ngại về mất cắp bản quyền. Hiện tại
tất cả các công ty ebook ở Việt Nam chỉ cho đọc trên các smartphone, Tablet,
PC màn hình màu thông thường. "Thói quen đọc chính là rào cản lớn nhất.


9


Nhiều người cũng thích đọc sách điện tử, nhưng họ thích đọc "chùa" mà
không muốn bỏ tiền ra mua ebook.
Thêm vào đó, một lượng ebook không có bản quyền khổng lồ được phát
tán tràn lan trên các trang mạng khiến cho việc kinh doanh sách đã khó lại
càng khó hơn. Ngay cả những nhà sách có tiếng cũng phải chịu ngậm bồ hòn
làm ngọt khi phát hiện ra sách của mình được đưa lên thành sách điện tử hoặc
cho không hoặc được bán với giá bèo bọt. Để tháo gỡ tình trạng trên, trước
mắt những công ty kinh doanh trong lĩnh vực này vẫn đang nỗ lực tìm kiếm,
nâng cấp hệ thống công nghệ để ngăn chặn tình trạng "ăn cắp bản quyền".
Nhưng phải thừa nhận rằng, việc này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của
người đọc.
Ông Trần Xuân Phương, Giám đốc Alezaa, nhà bán sách ebook lớn của
Việt Nam hiện nay, cho biết: “Việc sử dụng ebook có bản quyền, tức là phải
chi trả cho hình thức sách điện tử vẫn chưa quen thuộc với người dân Việt
Nam. Rất nhiều người có tư tưởng sẵn sàng bỏ thời gian tìm kiếm, cài đặt…
để đọc những bản ebook lậu, có rất nhiều lỗi”. Cũng theo ông Phương, nguồn
phát tán ebook lậu hiện nay chủ yếu là đến từ các website về sách, dù rằng ý
tưởng tốt khi muốn chia sẻ kiến thức đến đông đảo bạn đọc trong nước nhưng
với cách làm như hiện nay là tự ý thực hiện, sao chép các sách có bản quyền
đã làm hại đến không chỉ người làm sách giấy mà cả những người kinh doanh
ebook chân chính.

10


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP BẢO VỆ BẢN QUYỀN SÁCH
ĐIỆN TỬ

Thu hẹp sự chênh lệch về giá giữa sách gốc và sách giả là một trong
những giải pháp được thực hiện đầu tiên, trong nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểu
những khó khăn cho các đơn vị bị xâm hại. Trước đây, phần lớn giá của sách
gốc vẫn còn khá cao so với thu nhập của đa số người Việt Nam, nhất là với
học sinh, sinh viên. Do vậy, giải pháp được chọn là đàm phán với các nhà
xuất bản nước ngoài, cung cấp số lượng lớn sách ngoại văn theo giá ưu đãi
đặc biệt, nhằm đưa ra mức giá hợp lý nhất. Ngoài việc chủ động đặt hàng với
số lượng lớn, tiết kiệm chi phí, nhiều bộ giáo trình dạy tiếng Anh dành cho
học sinh tiểu học của các nhà xuất bản Oxford, Cambridge... được hợp tác và
tổ chức in ấn tại Việt Nam.
Thay đổi với mức chế tài cao nhất là 500 triệu đồng. Để tìm "thuốc" trị
hiệu quả, không thể chỉ bắt đầu từ quyết tâm của những đơn vị hại, mà cần có
sự phối hợp hiệu quả với cơ quan quản lý địa phương. Bởi lên tiếng "suông"
chỉ là cách làm... bị động.
Thực hiện xu hướng xuất bản điện tử dưới nhiều hình thức, hoặc lập đề
án để thực hiện xuất bản loại hình sách mới này, hoặc phối hợp với các đối tác
phân phối sách điện tử.
Luật mới tất yếu phải quy định về việc xuất bản, phát hành sách điện tử
một cách chi tiết và đầy đủ hơn, trong đó phải tính đến cả việc thành lập NXB
chuyên thực hiện xuất bản, phát hành trên Internet”.
Luật Xuất bản mới cần phải có tầm nhìn và tính dự báo xa hơn. Nhất là,
trước tốc độ và xu thế công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ thì
những yếu tố tầm nhìn và tính dự báo càng trở nên vô cùng cần thiết.

11


C.

KẾT LUẬN


Sách là một món ăn tinh thần vô cùng quý giá, giúp cho mỗi chúng ta
không chỉ để phát triển về tư duy, trí tuệ mà còn để giải trí. Vì vậy, dù là sách
in hay sách điện tử cũng cần được bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp bản
quyền. Mỗi con người hãy chung tay góp sức nhằm loại bỏ và triệt tiêu sách
lậu. Có vậy thì đất nước mới phát triển một cách toàn diện, đồng thời trở nên
văn minh, tươi đẹp hơn.
Trên đây là những tìm tòi, đánh giá và ý kiến của bản thân em thông qua
việc tìm hiểu thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Do thời gian nghiên cứu cũng như một số các yếu tố khác còn hạn chế nên bài
nên bài tiểu luận của em còn có những vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn,
sâu sắc và còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý của
các thầy cô để bài tiểu luận của mình được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!

12


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.“Báo cáo tổng kết công tác xuất bản các năm” (NXB Giao thông vận
tải).
2.“Năm mươi năm ngành xuất bản, in, phát hành sách Việt Nam” (NXB
Thống kê, Hà Nội, 2002).
3.“Những nội dung cơ bản của Luật Xuất bản” (NXB Tư pháp, Hà Nội,
2005).
4.“Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản” (Ngô Văn Hiệp, 2005).
5. Tạp chí sách Con đường và cuộc sống (số 1/2007 – 8/2008).
6. Tạp chí xuất bản Việt Nam.

13



MỤC LỤC

14



×