Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quản trị Nhân lực chiến lược - Chiến lược nguồn nhân lực tại Google

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.91 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
------------------------------

BÀI TẬP
MÔN:
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHIẾN LƯỢC

Đề tài:
“Chiến lược nguồn nhân lực tại Google”

Sinh viên thực hiện

: Vũ Thị Ngọc Ánh
Phan Kim Duyên
Lê Thị Quỳnh Hoa
Phạm Thị Huế
Lê Thị Hương Linh

Lớp tín chỉ

: Quản trị nhân lực chiến lược_3

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Vân Thùy Anh

\

Hà Nội, tháng 11 năm 2016



MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU VỀ GOOGLE .................................................................................... 2
1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 2
1.2. Sản phẩm của Google ....................................................................................... 2
1.3. Triết lý kinh doanh của Google ........................................................................ 4
1.4. Ma trận SWOT ................................................................................................. 4
2.

CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN LỰC TẠI GOOGLE ......................................... 5
2.1. Chiến lược nguồn nhân lực tại Google ............................................................. 5
2.1.1. Tuyển dụng ................................................................................................ 6
2.1.2. Phát triển và đào tạo .................................................................................. 6
2.1.3. Đổi mới và sáng tạo ................................................................................... 7
2.1.4. Trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên ........................................................ 7
2.1.5. Phối hợp triển khai công việc hiệu quả...................................................... 7
2.1.6. Văn hóa làm việc ....................................................................................... 8
2.1.7. Các phúc lợi trợ cấp ................................................................................... 8
2.2. Chiến lược nguồn nhân lực theo cách tiếp cận mô hình tổng quát .................. 8
2.3. Đánh giá và Thách thức .................................................................................. 12

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 14
NHÓM 3: DANH SÁCH THÀNH VIÊN................................................................... 15

1


1. GIỚI THIỆU VỀ GOOGLE
1.1.


GIỚI THIỆU CHUNG

Google là một công ty Internet có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào
năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều
người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của
Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California. Giám đốc công ty là Larry
Page, một trong hai người sáng lập ra công ty. Tên "Google" là một lỗi chính tả của
từ googol, bằng 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp
số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là
10googol.
Đầu năm 2012, Google đứng đầu trong danh sách 100 công ty có môi trường làm
việc tốt nhất ở Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn với tỷ lệ tăng trưởng việc làm trong
năm 2011 là 33%.
Tháng 8 /2015, Google thông báo kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn dưới một công ty
mẹ mới có tên là Alphabet Inc.. Đầu năm 2016,Google là công ty đầu tiên vượt mặt
Apple để trở thành công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới với 570 tỷ USD vốn
hóa và Apple xếp thứ 2 với 535 tỷ USD.
Tính đến tháng 9 năm 2016, Google là trang web được nhiều người truy cập nhất
trên thế giới, đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 là YouTube và mạng xã hội Facebook.
1.2.

SẢN PHẨM CỦA GOOGLE

Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung
cũng như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các ứng dụng Web, mạng lưới Quảng cáo
và giải pháp kinh doanh.
1.2.1. Quảng cáo
Phần lớn thu nhập của Google đến từ các chương trình Quảng cáo trực
tuyến. Google AdWords cho phép các đối tượng có nhu cầu Quảng cáo đăng Quảng
cáo của mình trên kết quả tìm kiếm của Google và trên Google Content Network qua

phương thức cost-per-click (trả tiền qua số lần click vào Quảng cáo) hoặc cost-per-view
(trả tiền qua số lần xem Quảng cáo). Chủ các trang web Google AdSense cũng có thể
hiển thị quảng cáo trên trang của họ và kiếm tiền mỗi lần banner quảng cáo được Click.
2


1.2.2. Ứng dụng
Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó – Google Search, nhân tố chính
dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm
được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so
với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang
web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa
và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ
tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh
giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa.
Năm 2004, Google ra mắt dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ
trợ công nghệ lọc thư rác và khả năng sử dụng Công nghệ tìm kiếm của Google để tìm
kiếm thư. Dịch vụ này tạo ra thu nhập bằng cách hiển thị quảng cáo từ dịch vụ AdWords
mà phù hợp với nội dung của email hiển thị trên màn hình
Đầu năm 2006, Google ra mắt dịch vụ Google Video, dịch vụ không chỉ cho
phép người dùng tìm kiếm và xem miễn phí các video có sẵn mà còn cho người sử dụng
hay các nhà phát hành khả năng phát hành nội dung mà họ muốn, kể cả các chương
trình truyền hình trên CBS, NBA và các video ca nhạc. Nhưng đến tháng 8 năm 2007,
Google đã đóng cửa trang web này trước sự cạnh tranh của đối thủ Youtube cũng thuộc
sở hữu của công ty
Google cũng đã phát triển một số ứng dụng nhỏ gọn, bao gồm cả Google Earth,
một chương trình tương tác sử dụng ảnh vệ tinh. Ngoài ra công ty còn phát triển nhiều
gói phần mềm văn phòng trên ứng dụng web tên là Google Docs nhằm cạnh tranh thị
phần với Microsoft Office.
Nhiều ứng dụng khác nữa có tại Google Labs, một bộ sưu tập những phần mềm

chưa hoàn chỉnh. Chúng đang được thử nghiệm để có thể đưa ra sử dụng trong cộng
đồng.
Google đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của họ bằng nhiều cách khác nhau. Ở
London, Google Space được cài đặt tại sân bay Healthrow, ra mắt nhiều sản phẩm mới,
bao gồm Gmail, Google Earth và Picasa. Ngoài ra, một trang web tương tự cũng được
ra mắt cho sinh viên Mỹ dưới cái tên College Life, Powered by Google.
3


Vào ngày 2 tháng 9 năm 2008, Google đã thông báo sự xuất hiện của Google
Chrome, một trình duyệt mã nguồn mở. Trình duyệt này được giới phân tích đánh giá
sẽ là đối thủ cạnh tranh thị phần của Internet Explorer và Firefox.Cũng vào khoảng thời
gian này Google Translate đã bổ sung thêm tiếng Việt trong dịch vụ dịch tự động của
mình và tích hợp ngay trong công cụ tìm kiếm, giúp người sử dụng nhanh chóng hiểu
được cơ bản nội dung trang web trình bày bằng tiếng nước ngoài.
Ngày 5 tháng 1 năm 2010, Google cho ra mắt điện thoại Nexus One, sản phẩm
cộng tác với hãng điện thoại HTC. Nexus One chạy trên nền hệ điều hành Android
2.1 (cũng do hãng phát triển), được cho là đối thủ cạnh tranh ngang hàng
với iPhone của Apple.
1.2.3. Sản phẩm phục vụ kinh doanh
Năm 2007, Google giới thiệu Google Apps Premium Edition, một phần mềm
phù hợp cho việc kinh doanh, cung cấp dịch vụ email, tin nhắn, lịch…như một chương
trình bảng tính. Sản phẩm này chủ yếu nhắm tới người sử dụng là doanh nhân, dùng để
cạnh tranh trực tiếp với bộ phần mềm Microsoft Office, với giá chỉ 50USD một năm
cho một người sử dụng, so với giá 500USD cho một người sử dụng của Microsoft
Office. Google có một số lượng lớn người sử dụng Google App với 38.000 người ở Đại
học Lakehead tại Thunder Bay, Ontario, Canada.
Cũng vào năm 2007, Google đã mua lại công ty Postini và sẽ tiếp tục phát triển
công nghệ mà họ mua được từ công ty này và đặt tên là Google Security Services.
1.3.


TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA GOOGLE

Triết lý kinh doanh của Google rất đơn giản, đó là tập trung tất cả cho nhân viên,
làm cho nhân viên tự hào về công việc của mình. Larry Page đã từng nhận xét rằng,
Google bao gồm những người “đáng sợ” có độ tập trung cao độ. Văn phòng của Google
không phải địa điểm làm việc cho người đi làm, mà đúng hơn là ngôi nhà trong mơ nơi nhân viên có thể thỏa sức suy nghĩ và sáng tạo.
1.4.

MA TRẬN SWOT

1.4.1. Điểm mạnh
-

Vốn lớn.

-

Chủ động sáng tạo.
4


-

Giá trị thương hiệu cao.

-

Văn hóa làm việc: tạo môi trường làm việc gợi sự sáng tạo cho nhân viên.


1.4.2. Điểm yếu
-

Chưa tập trung vào khách hàng như một năng lực cốt lõi.

-

Có nhiều sản phẩm không tạo được tiếng vang cho khách hàng.

1.4.3. Cơ hội
-

Nguồn lao động có trình độ cao.

-

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển.

1.4.4. Thách thức
-

Áp lực duy trì vị thế dẫn đầu.

-

Đối thủ cạnh tranh có năng lực đầu tư lớn như: Microsoft, Facebook…

-

Bảo mật thông tin trước sự tấn công của tin tặc ngày càng gia tăng.


2. CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN LỰC TẠI GOOGLE
Song song với chiến lược kinh doanh của mình, Google luôn tìm cách khuyến
khích nhân viên, đặc biệt là các chuyên viên máy tính để họ đạt được kết quả làm việc
tốt nhất. Tất cả mọi thứ đều phải giúp các nhân viên tập trung vào sáng tạo và đổi mới,
thông tin chính xác và các nguồn lực phù hợp với công việc của mình. Google đã luôn
luôn tập trung vào việc tạo ra nguồn nhân lực và duy trì từ khi hoạt động vào tháng năm
1998. Các chiến lược kinh doanh cho Google được kết chặt chẽ và phản ánh mạnh mẽ
trong tầm nhìn của công ty. Tạo ra một môi trường làm việc không gò bó, khơi gợi được
sự sáng tạo của nhân viên là cách công ty đang hướng tới. Thành công với những sản
phẩm mang tính ứng dụng cao, Google dựa trên những trải nghiệm của khách hàng đưa
ra chiến lược kinh doanh dài hạn cho công ty. Các chính sách nhân sự cũng cần phải
phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty để góp phần xây dựng 1 công ty về công
nghệ với môi trường trẻ, đầy sáng tạo cho nhân viên làm việc.
2.1.

CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN LỰC TẠI GOOGLE

Tại bất cứ tổ chức nào, phòng nhân sự luôn phải đối mặt với một thách thức đo
là đảm bảo tạo động lực cho người lao động và gắn bó với tổ chức; đồng thời tránh cho
các tác động của thị trường chi phối quyết định của người lao động.

5


Trong một số trường hợp, bộ phận nhân sự nên hành động như một đơn vị cung
cấp các dịch vụ cho người lao động, coi họ cũng giống như khách hàng của mình, áp
dụng linh hoạt các mô hình về sự hài lòng của khách hàng để tạo sự hài lòng đối với
người lao động. Các mô hình kinh doanh và chiến lược không hẳn chỉ là sự thử thách
mà còn cung cấp những giải pháp tốt nhất cũng là một chuẩn mực của văn hóa làm việc

tại Google. Các văn phòng làm việc trên thế giới đều có không gian màu sắc rực rỡ, để
người lao động có không gian sáng tạo động thời cũng phải đảm bảo các ý tưởng của
nhân viên là thực tế và có thể thực hiện được.
2.1.1. Tuyển dụng
Tuyển mộ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong cả quy trình nhân sự. Danh
tiếng và sự hứa hẹn khiến Google có thể thu hút hàng ngàn chuyên gia công nghệ, người
muốn Google là ngôi nhà thứ hai của họ bằng chứng là có hơn 1300 người đang được
Google nhận mỗi ngày.
Quan điểm nhân sự của Googke là Thuê đúng người, ứng viên thậm chí không
cần phải nộp đơn, chỉ cần họ thực sự nổi bật ở một lĩnh vực nào đó các chuyên gia head
hunter sẽ tìm đến họ. Google tuyển dụng những người có kĩ năng đa dạng, bám vào kết
quả học tập cũng như các bài thi SAT và các bài thi tốt nghiệp khác. Google quan tâm
đến sự thông minh và trí tuệ hơn là kinh nghiệm làm việc vì vậy Google sở hữu lực
lượng lao động trẻ nhất ngành công nghệ, độ tuổi lao động trung bình là 27.
2.1.2. Phát triển và đào tạo
Nhân viên làm việc tại Google có những cơ hội lớn để học hỏi nhằm phát triển
nghề nghiệp bao gồm các lớp học về kỹ năng cá nhân, trình bày nhóm, phát triển nội
dung, cung cấp thông tin phản hồi, quản lý, ngoại ngữ miễn phí được tài trợ bởi Google.
Đặc biệt Google rất chú trọng đến việc tạo cơ hội phát triển cho nhóm kỹ sư của mình.
engEDU là một nhóm huấn luyện kỹ thuật cung cấp các khóa học tư vấn, phát
triển nghề nghiệp, dịch vụ hướng dẫn được thiết kế bởi nhóm các kỹ sư của Google.
Google cũng đã mở rộng đội ngũ phát triển và đang tạo ra các chương trình phát triển
lãnh đạo mới để giúp phát triển và hỗ trợ các nhà lãnh đạo tương lai của Google.
Trong một cuộc khảo sát, 92% nhân viên cho rằng họ được cung cấp các khóa
đào tạo và phát triển để nâng cao kỹ năng, và 97% cho rằng họ được cung cấp các nguồn
6


lực và thiết bị để làm tốt công việc của mình. Thời gian bắt buộc cho mỗi nhân viên làm
việc tại Google là 120 giờ/năm cho việc đào tạo và phát triển, gấp 3 lần so với mức

trung bình của ngành công nghiệp tại Bắc Mỹ (43 giờ/năm). Có thể thấy Google đang
nỗ lực đầu tư thời gian và tiền bạc để đào tạo nhân viên chuyên nghiệp theo kịp những
tiến bộ công nghệ.
2.1.3. Đổi mới và sáng tạo
Văn hóa làm việc tại Google là đặc trưng của sự đổi mới và sự thử nghiệm, các
nhân viên được khuyến khích dành 20% thời gian cho việc sáng tạo ra các sản phẩm
mới hoặc cải tiến những sản phẩm hiện hành. Đặc biệt tại Google thường xuyên tạo
điều kiện để các kỹ sư từng làm việc trong những dự án khác nhau có điều kiện hợp tác
trong những dự án mới nhằm gia tăng khả năng sáng tạo, đa dạng hóa những ý tưởng
mới. Ngoài ra, Google còn thành lập hộp thư sáng tạo, trong đó toàn bộ nhân viên trong
công ty đều có thể đóng góp sáng tạo của mình thông qua hộp thư này. Sau đó, những
sáng kiến này sẽ được bình chọn công khai và những ý kiến sáng tạo nhất được lựa chọn
để tiến hành thực hiện. Tất nhiên là “có thất bại, có thành công”.
2.1.4. Trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên
Tại Google mỗi dự án do một nhóm dự án phụ trách, tất cả nhân viên trong một
nhóm dự án của Google đều làm việc chung tại một phòng làm việc. Như vậy khi một
người kỹ sư muốn trao đổi với một đồng nghiệp nào thì có thể trực tiếp tìm tới người
đó, không cần thông qua điện thoại, giảm thiểu thời gian đợi chờ trao đổi email… Ngoài
ra Google còn có rất nhiều phòng họp để các nhóm có thể cùng nhau thảo luận, không
làm phiền đến người khác trong phòng, ban.
2.1.5. Phối hợp triển khai công việc hiệu quả
Do các thành viên của nhóm đều làm việc ngay gần nhau, việc phối hợp triển
khai công việc diễn ra khá thuận lợi và đơn giản. Hơn nữa hàng tuần, mỗi thành viên
của nhóm đều phải gửi mail thông báo tiến độ công việc mà mình phụ trách cho các
thành viên khác trong nhóm. Như thế tất cả thành viên trong nhóm dự án đều biết được
tiến độ công việc của nhau, dễ dàng hơn trong quá trình theo dõi tiến độ và đồng bộ
hóa công việc trong dự án mà nhóm phụ trách.

7



2.1.6. Văn hóa làm việc
Tại Google có một châm ngôn phi chính thức “DON’T BE EVIL” – tạm dịch
“đừng làm những điều xấu” nhằm nhắc nhở nhân viên Đạo đức là một yếu tố không
một nhà lãnh đạo nào của Google xem nhẹ. 99% các nhân viên chỉ ra rằng “Quản lý đòi
hỏi sự thành thực và đạo đức trong hoạt động kinh doanh”. Các chuẩn mực về đạo đức
xã hội tại Google bao gồm tôn trọng lẫn nhau, bảo mật các bí mật. bảo vệ các tài sản
của công ty,….
2.1.7. Các phúc lợi trợ cấp
Google hạn chế sử dụng tiền lương nhằm thu hút giữ chân người lao động. Thay
vào đó là hệ thống hỗ trợ như: nhà trẻ, trung tâm chăm sóc người cao tuổi, sapa & salon,
các cơ sở chăm sóc và bảo dưỡng xe,…các gọi lợi ích tự do mà tiền bạc không thể đem
lại. Trao đổi với nhân viên về sự đóng góp của họ là những điều quan trọng cho tổ chức
khiến họ cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa, hăng say làm việc và gia tăng năng suất
Một số phúc lợi tại Google:
-

Không giới hạn ngày nghỉ phép.

-

Được cung cấp các thiết bị y tế, y khoa; dịch vụ thay dầu, rửa xe; miễn phí
các bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối cơ bản, …..

-

Được phép nghỉ thêm 18 tuần sau khi nghỉ thai sản, đối với các ông bố có thể
nghỉ 7 tuần

2.2.


CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN LỰC TẠI GOOGLE THEO CÁCH
TIẾP CẬN CỦA MÔ HÌNH TỔNG QUÁT (BEST PRACTICES)

2.2.1. Đề cao ý kiến của nhân viên
Google đề cao giá trị cao về ý kiến của nhân viên. Bất kỳ nhân viên có thể tiếp
cận bất kỳ người quản lý nào để thảo luận vấn đề bất kỳ.
Google nhận ra rằng không phải tất cả mọi người cảm thấy thoải mái khi nói
trong một diễn đàn công cộng. Đó là lý do tại sao họ tiến hành một loạt các cuộc điều
tra thường xuyên – Googlegeist để thu thập ý kiến trực tiếp từ nhân viên trên một loạt
các vấn đề đề. Sau đó, rút ra những phát hiện để cải thiện và hình thành các chương
trình khác nhau của công ty.

8


2.2.2. TGIF – Thanks God It Friday
TGIF – Thanks God It Friday là một cuộc họp hàng tuần không chính thức của
toàn công ty vào mỗi cuối thứ sáu, trong đó bao gồm giới thiệu hoạt động của tuần tới,
tóm tắt về các sự kiện lớn của tuần qua, và một phần hỏi - đáp. Điểm nhấn của TGIF
luôn là phần trả lời câu hỏi; không có câu hỏi nào ngoài giới hạn, họ khuyến khích tất
cả các nhân viên của Google, bất kể vị trí, được hỏi hoặc phát biểu/ trao đổi bất cứ điều
gì.
Chương trình chào đón nhân viên mới
Để bắt đầu cho tuần làm việc đầu tiên của họ tại Google, các nhân viên (Noogler)
mới được chào đón tại TGIF. Ngồi trong một phần dành riêng ở phía trước của căn
phòng, họ đội mũ Noogler (mũ cánh quạt màu sắc rực rỡ mang chữ "Noogler"). Bắt đầu
chương trình TGIF, nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin bắt đầu một tràng
pháo tay để chào đón những người mới. tên của họ được chiếu trên một màn hình lớn.
Đối với Nooglers, TGIF đại diện cho một trong những cơ hội lần đầu tiên được trải

nghiệm tinh thần đồng đội của Google.
2.2.3. Khuyến khích sự sáng tạo cho nhân viên
Văn hóa “Bảng trắng”
Triết lý của Google được phản ánh trong văn hóa "Bảng trắng" của họ. Nhân
viên bắt đầu hoặc thêm vào tấm bảng những thảo luận về các chủ đề khác nhau, từ các
sản phẩm của Google trong tương lai hay cuộc sống tại Google. Bạn sẽ tìm thấy những
bảng trắng khổ lớn tại tất cả văn phòng của Google.
Hộp thư sáng tạo
Ngoài ra, Google còn thành lập hộp thư sáng tạo, trong đó toàn bộ nhân viên
trong công ty đều có thể đóng góp sáng tạo của mình thông qua hộp thư này. Sau đó,
những sáng kiến này sẽ được bình chọn công khai và những ý kiến sáng tạo nhất được
lựa chọn để tiến hành thực hiện.
2.2.4. Họp chiến lược toàn công ty mỗi quý
Hàng quý, Google tổ chức hội nghị chiến lược quy mô toàn công ty với sự tham
gia của giám đốc điều hành cấp cao và các buổi họp riêng biệt để đánh giá hiệu quả hoạt
động của công ty trong quý trước đó. Những cuộc họp mặt được dự định để chúc mừng
những thành tựu của tổ chức trong quá trình của quý này và giới thiệu mục tiêu trong
9


quý mới. Tại các phiên họp, cung cấp cơ hội cho nhân viên đặt câu hỏi với lãnh đạo
cao cấp về định hướng và kế hoach thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty.
2.2.5. Tự thực nghiệm sản phẩm của công ty
Các nhân viên là người điều khiển quá trình phát triển sản phẩm của Google. Họ
lần đầu tiên phát hành sản phẩm mới và các tính năng nội bộ trong toàn công ty, cho
phép nhân viên khám phá và cung cấp thông tin phản hồi về sản phẩm/ dịch vụ.
Tất cả nhân viên đều sử dụng các công cụ do Google làm ra. Được dùng nhiều
nhất là các mạng nội bộ thử nghiệm các dự án của công ty. Ngoài ra, Google còn tiến
hành triển khai thử nghiệm nhiều công cụ quản lý thông tin khác, sau đó mới lập thành
sản phẩm để triển khai giới thiệu đến các khách hàng. Sự thành công của Gmail là một

ví dụ điển hình. Sau khi thử nghiệm nội bộ thành công, Gmail được tung ra thị trường
và nhận được sự ủng hộ của người sử dụng. Không những thế, Gmail còn liên tục được
cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Hay nói cách khác,
Gmail đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đội ngũ nhân viên lao động trí óc của
Google.
2.2.6. Các chương trình đào tạo
Trong khi Google vẫn duy trì các chương trình học tập chuyên biệt hơn ở hầu
hết các bộ phận, các nhóm kỹ thuật đã đưa ra những ý tưởng về việc học liên tục lên
một tầm cao mới.
Các nhóm đào tạo kỹ thuật, hoặc engEDU, nhằm mục đích cung cấp cho các kỹ
sư tại Google các cơ hội giáo dục hấp dẫn trong suốt sự nghiêp của họ tại Google, bao
gồm tất cả mọi thứ từ các lớp học định hướng đến các cố vấn để phát triển nghề nghiệp.
2.2.7. Khuyến khích tương tác giữa các nhân viên
Blog nội bộ
Google có một công cụ viết blog nội bộ, cho phép nhân viên để bắt đầu blog của
riêng mình. Nhân viên có thể sử dụng các blog để giao tiếp những câu chuyện cá nhân,
để cung cấp thông tin cập nhật công việc, hoặc để chia sẻ ghi chú. Đây là cách thức mà
Google khuyến khích sự tương tác giữa các bộ phận trên tất cả các cấp của tổ chức.

10


Tech Talks
Google thường xuyên tổ chức Tech Talks - chương trình trò chuyện công nghệ
kỹ thuật - là một phần quan trọng trong nỗ lực chuyển giao kiến thức kỹ thuật của
Google, và tiêu biểu cho nền văn hóa của Google, trong đó khuyến khích các kỹ sư để
thể hiện những ý tưởng của họ trong môi trường sáng tạo của các đồng nghiệp giỏi
chuyên môn, và thách thức lẫn nhau để mở rộng ranh giới của suy nghĩ của họ
2.2.8. Phong cách làm việc mở
Không gian mở, đa dạng

Google luôn tạo ra một phong cách làm việc mở, chính vì thế trong khuôn viên
trụ sở các nhà ăn, khu vui chơi giải trí, thư viện và nơi làm việc không hề có sự ngăn
cách.
Bất cứ mọi người, mỗi khi có chuyện cần trao đổi đều có thể kéo nhau vào các
phòng họp, quán cà phê, ghế thư giãn, bàn ghế đủ loại hình thù hay những thiết kế rất
riêng tùy chọn. Những phòng họp nhỏ được bài trí khá bắt mắt, với đầy đủ các thiết bị
hiện đại nhất, đều dành cho nhân viên sử dụng.
Những bà mẹ có con nhỏ thì đã có phòng riêng cho mình để lấy sữa chăm con.Ai
mệt mỏi nhưng không muốn nghỉ ngơi thì có thể dùng một trong hai phòng massage mà
công ty xây ngay trong khuôn viên. Khỏe thì đánh bóng bàn, chơi billards, banh bàn.
Muốn nhâm nhi thì có góc cà phê khá riêng tư và tĩnh lặng. Không thích thì kéo nhau
ra thư viện để vừa ăn, vừa đọc sách, vừa nói chuyện, trao đổi, chia sẻ, lại vừa có thể
tranh thủ chợp mắt trong những quầy nhỏ, kín đáo. Muốn đánh giấc thì kê mình lên
những chiếc võng rộng rãi và êm ái. Chưa hài lòng nữa thì ra bếp nhỏ, nơi có đồ ăn,
thức uống ngay bên cạnh chỗ làm việc, chẳng phải phiền lòng đi xa.

Giờ làm việc linh hoạt
Google muốn nhân viên duy trì sự cân bằng công việc / cuộc sống tốt nhất có
thể, để họ cung cấp cho giờ làm việc linh hoạt, tùy chọn công việc bán thời gian, và làm
việc từ xa nếu công việc cụ thể cho phép.

11


2.2.9. Quy tắc ứng xử
Google duy trì Quy tắc ứng xử khá cứng rắn với mong muốn tất cả các nhân viên
phải tuân theo.
Để đảm bảo rằng các nhân viên cảm thấy an toàn trong việc tố cáo các hành vi
vi phạm chính sách, và / hoặc đặt câu hỏi về một hành động mà có thể được hiểu là một
sự vi phạm, Google thực thi một chính sách "không trả đũa" nghiêm ngặt. Quy tắc ứng

xử, và Chính sách Không trả đũa đều nhằm duy trì hành vi đạo đức mạnh mẽ tại Google.
2.3.

ĐÁNH GIÁ VÀ THÁCH THỨC

2.3.1. Thách thức
Là công ty nổi tiếng với sản phẩm là công cụ tìm kiếm nổi tiếng thế giới, nhân
sự của Google được tuyển chọn kỹ càng với tiêu chuẩn cao từ nhiều nơi trên thế giới vì
vậy làm sao để giữ chân được nhân tài ở lại là một thách thức đối với Google. Hơn thế
nữa, nhân tài được tuyển dụng ở nhiều địa phương khác nhau đặt ra yêu cầu về sự hòa
nhập về văn hóa, thói quen sinh hoạt,… cho nhân sự nước ngoài.
Là một công ty về công nghệ do vậy nhân sự Google luôn phải không ngừng trau
dồi kiến thức công nghệ đòi hỏi khả năng bố trí nhân sự làm việc nhóm và sự hiểu biết
cặn kẽ những khó khăn có thể xảy ra của bộ phận nhân sự.
2.3.2. Đánh giá
Trong một tài liệu của Google - công cụ tra cứu lớn nhất thế giới trên mạng
Internet - người ta đọc được lời tuyên bố: “Google không phải là một công ty bình
thường. Chúng tôi không có ý định trở thành một công ty bình thường”.
Thật vậy, nhân viên làm việc tại Google được hưởng nhiều ưu đãi, phúc lợi mà
họ khó có thể được ở những công ty khác: những dịch vụ chăm sóc miễn phí, tiêu chuẩn
cao,…. dành cho cả nhân viên và có thể cả người thân của họ. Hơn thế, thời gian làm
việc tại Google linh hoạt, có những khoảng thời gian tự do cho phép họ theo đuổi sự
sáng tạo và thực hiện ý tưởng của mình.
Chính vì vậy, rất nhiều người lao động muốn trở thành nhân viên tại Google, tuy
nhiên tỷ lệ mới ở Google rất thấp vì tiêu chuẩn tuyển dụng rất cao và các nhân viên cũ
luôn ý thức được sự tuyệt vời khi họ được làm ở Google.

12



Điều này cho thấy năng lực của bộ phận nguồn nhân lực của Google đã đưa ra
những chính sách nhân sự hợp giúp cho công ty lớn này luôn sở hữu đội ngũ lao động
có chất lượng luôn làm việc sáng tạo không ngừng cho các dự án tương lai.

13


NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anurag Gupta (2009), “Strategic HR Planning at Google Inc”,
/>2. Báo Bản sắc thương hiệu, Bài báo “Bí quyết quản lý nhân sự của Google,
/>3. Hoàng Phi (2013), Bài báo “Google và môi trường làm việc sáng tạo”,
/>4. Nguyễn Hùng Cường (2016), Bài báo “Sếp phụ trách Nhân sự của Google
tiết lộ 2 bí mật giữ người tài”, />5. Wikipedia Việt Nam, Google, />
14


NHÓM 3:
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT

HỌ TÊN

MÃ SINH VIÊN

1

Vũ Thị Ngọc Ánh

11130401


2

Phan Kim Duyên

11130767

3

Lê Thị Quỳnh Hoa

11131434

4

Phạm Thị Huế

11131589

5

Lê Thị Hương Linh

11132153

15




×