Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề cương thi lý thuyết, tình huống giáo dục chính trị giỏi 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.5 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG
Ôn thi cán bộ Giảng dạy chính trị năm 2017 phần thi lý thuyết và tình huống
I. PHẦN THI LÝ THUYẾT: (Thực hiện theo quy chế GDCT trong QĐND và Dân
quân tự vệ Việt Nam; Nhà xuất bản QĐND Việt Nam, năm 2016)
CÂU 1: Đồng chí hãy nêu vị trí, vai trò của công tác giáo dục chính trị? (Điều 2)
1. Công tác giáo dục chính trị là một hình thức cơ bản của công tác tư tưởng, văn hóa;
một nội dung cơ bản của nhiệm vụ huấn luyện bộ đội; là khâu căn bản, trung tâm, có ý
nghĩa quyết định đến việc củng cố trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội và lực lượng
dân quân tự vệ.
2. Công tác giáo dục chính trị góp phần bồi dưỡng, phát triển và hoàn thiện nhân cách, nâng
cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, tác phong công tác và năng lực hoạt động thực tiễn của
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng, hạ sĩ
quan, binh sĩ, lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ (sau đây gọi tắt là cán bộ, chiến sĩ) đáp
ứng yêu cầu xây dựng quân đội và lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình mới.
3. Công tác giáo dục chính trị trực tiếp góp phần xây dựng quân đội và dân quân tự vệ
vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu; xây dựng
các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, tổ chức quần chúng
vững mạnh xuất sắc, bảo đảm cho quân đội và dân quân tự vệ luôn là lực lượng chính trị,
lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
CÂU 2: Đồng chí hãy nêu nhiệm vụ, mục tiêu của công tác giáo dục chính trị? (Điều 4)
1. Giáo dục nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt, trọng tâm là giáo dục chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội, đơn vị và địa phương; bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội cho
cán bộ, chiến sĩ.
2. Xây dựng bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp công nhân; nâng cao lòng yêu nước
xã hội chủ nghĩa; giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp "Bộ đội Cụ Hồ"; góp
phần xây dựng đơn vị, địa phương vững mạnh toàn diện; nâng cao chất lượng tổng hợp và
sức mạnh chiến đấu, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, có tổ chức chặt chẽ, số lượng biên chế,


trang bị phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh trên
mặt trận tư tưởng, văn hóa, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “DBHB”, BLLĐ “phi chính
trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; phản bác các quan điểm, thông tin, luận điệu sai
trái; ngăn chặn có hiệu quả tác động tiêu cực của đời sống xã hội; những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, đảm bảo cho quân đội và dân quân tự vệ trong bất kỳ hoàn cảnh
nào củng luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
4. Định hướng tư tưởng và hành động cho các bộ, chiến sĩ, xây dựng ý chí quyết tâm,
tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, khắc phục khó khăn, thử thách, sẵn sàng nhận và hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.


CÂU 3: Đồng chí hãy nêu nguyên tắc cơ bản tổ chức giáo dục chính trị? (Điều 7)
1. Công tác giáo dục chính trị trong quân đội và dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, trực tiếp là cấp ủy
đảng, đảng ủy quân sự địa phương (gọi chung là cấp ủy), chính ủy, chính trị viên, người chỉ
huy và cơ quan chính trị các cấp.
2. Công tác giáo dục chính trị phải quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị
quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng, Tổng cục Chính trị; chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy, chính trị viên, bí thư cấp ủy,
người chỉ huy phụ trách công tác đảng, công tác chính trị (sau đây gọi tắt là chính ủy, chính
trị viên) và cơ quan chính trị các cấp.
3. Giáo dục chính trị phải phù hợp với từng đối tượng, gắn với hoạt động thực tiễn quân
sự, huấn luyện bộ đội, dự bị động viên và dân quân tự vệ, bám sát sự phát triển tình hình
nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội, đơn vị và từng địa phương.
4. Kết hợp giáo dục chính trị với xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh; nâng cao ý
thức tự giác học tập, rèn luyện, ý thức trách nhiệm đối với tập thể của cán bộ, chiến sĩ;
thông qua các hoạt động của tập thể để thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị.
5. Kết hợp chặt chẽ giáo dục chính trị với lãnh đạo, định hướng và giải quyết tư tưởng;

giữa hướng dẫn hành động với động viên nâng cao tinh thần tự giác, ý chí quyết tâm trong
thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ; giữa giáo dục thuyết phục với đấu tranh chống các
quan điểm nhận thức và hành động sai trái.
CÂU 4: Đồng chí hãy nêu nội dung giáo dục chính trị? (Điều 8)
Nội dung giáo dục chính trị gồm: Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tình hình nhiệm
vụ cách mạng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị và địa
phương; giáo dục làm rõ về đối tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam, bản chất, âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch, ý thức cảnh giác cách mạng; giáo dục chủ nghĩa yêu
nước xã hội chủ nghĩa, lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc, truyền thống
cách mạng vẻ vang của Đảng, quân đội, đơn vị và địa phương; giáo dục pháp luật của Nhà
nước, kỷ luật của quân đội, nội dung xứng danh "Bộ đội Cụ Hồ"; giáo dục tinh thần đoàn
kết, dân chủ, phẩm chất đạo đức, lối sống của người quân nhân cách mạng; đồng thời trang
bị những kiến thức cần thiết về kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội và kỹ năng sống.
CÂU 5: Đồng chí cho biết trách nhiệm của chính ủy, chính trị viên, bí thư cấp ủy
(chỉ huy phụ trách công tác đảng, công tác chính trị)? (Điều 12).
1. Quản lý, chỉ đạo, tổ chức toàn bộ công tác giáo dục chính trị ở đơn vị và các đối
tượng học tập chính trị thuộc phạm vi chức trách, nhiệm vụ, tổ chức và tiến hành giảng dạy
chính trị theo quy định.
2. Ra quyết định thành lập tổ cán bộ giảng dạy chính trị, tổ học tập chính trị và chỉ định
tổ trưởng, tổ phó.
3. Chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hội thi, hội giảng cho cán bộ giảng dạy chính trị
thuộc quyền; kiểm tra, phúc tra công tác giáo dục chính trị của đơn vị và nhận thức của cán
bộ, chiến sĩ thuộc phạm vi quản lý.
2


4. Cung cấp cho cán bộ giảng dạy chính trị những thông tin, tài liệu cần thiết có liên
quan đến nội dung giáo dục chính trị.
CÂU 6: Đồng chí hãy nêu nội dung của Tổ cán bộ giảng dạy chính trị? (Điều 16).

1. Tổ cán bộ giảng dạy chính trị được thành lập ở các cấp trong quân đội để triển khai tổ
chức thực hiện kế hoạch, hướng dẫn giáo dục chính trị theo chỉ đạo của chính ủy, chính trị
viên và cơ quan chính trị; thực hiện việc phân công bài giảng; bồi dưỡng cán bộ giảng dạy
chính trị; thống nhất nội dung, phương pháp giảng bài; tổ chức học tập, theo dõi, kiểm tra
quá trình học tập chính trị của đơn vị, dự giờ lên lớp của cán bộ giảng dạy chính trị, dự thảo
luận của tổ học tập chính trị...
2. Tổ cán bộ giảng dạy chính trị ở cấp nào do chính ủy, chính trị viên cùng cấp ra quyết định
thành lập; đối với cơ quan trung đoàn, lữ đoàn và các đơn vị trực thuộc trung đoàn, lữ đoàn, cơ
quan sư đoàn và tương đương do chủ nhiệm chính trị cùng cấp ra quyết định thành lập.
3. Tổ cán bộ giảng dạy chính trị cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và
viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng, đảng viên, đối tượng đảng theo phân cấp quản
lý giáo dục chính trị tại Điều 28 Quy chế này được thành lập từ cấp trung đoàn và tương
đương đến cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng, do chính ủy, chính trị viên làm tổ trưởng.
4. Tổ cán bộ giảng dạy chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ được thành lập ở cấp tiểu đoàn
và tương đương do chính trị viên làm tổ trưởng; cơ quan trung đoàn, lữ đoàn và các đơn vị
trực thuộc trung đoàn, lữ đoàn, cơ quan sư đoàn và tương đương, các học viện, trường trong
quân đội do đồng chí phó chủ nhiệm chính trị làm tổ trưởng; các đơn vị kinh tế quốc phòng,
bệnh viện, kho, trạm, nhà máy, xí nghiệp... do chính ủy, chính trị viên quy định cụ thể việc
thành lập tổ cán bộ giảng dạy chính trị.
5. Cấp đại đội và tương đương chính trị viên, chính trị viên phó là người làm nhiệm vụ
giảng dạy chính trị chủ yếu.
6. Đối với lực lượng dự bị động viên do cán bộ chính trị khung thường trực đảm nhiệm
giảng dạy chính trị theo phân cấp tại Điều 28 Quy chế này.
7. Tổ cán bộ giảng dạy chính trị cho dân quân tự vệ được thành lập ở ban chỉ huy quân
sự huyện và tương đương (bao gồm cả các cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp trên địa
bàn huyện quản lý), do chủ nhiệm chính trị làm tổ trưởng; chính trị viên chính trị viên phó
xã và tương đương; bí thư, phó bí thư cấp ủy cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp đảm
nhiệm giảng dạy chính trị.
8. Gấp tiểu đoàn đủ quân và tương đương trỏ lên được mòi cán bộ, giáo viên, báo cáo
viên cấp trên hoặc ngoài quân đội để giảng dạy một số nội dung mà đơn vị không tự đảm

nhiệm được, nhưng phải báo cáo và được chính ủy, chính trị viên cấp trên trực tiếp đồng ý;
chính ủy, chính trị viên đơn vị tổ chức mời chịu trách nhiệm về nội dung truyền đạt.
CÂU 7: Đồng chí hãy nêu nội dung của Tổ học tập chính trị? (Điều 17).
1. Tổ học tập chính trị được thành lập để thảo luận củng cố kiến thức, giải đáp những
vướng mắc, làm rõ hội dung đã được lên lớp và thống nhất nhận thức của người học.
2. Tổ học tập chính trị của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhận và viên chức
quốc phòng, lao động hợp đồng, đảng viên, đối tượng đảng được thành lập theo đối tượng
hoặc đơn vị cấp tiểu đoàn; tuy từng nội dung, đội tượng chính ủỵ, chính trị viên cấp tổ chức
quy định tổ học tập và phân công tổ trưởng.
3. Tổ học tập chính trị của hạ sĩ quan, binh sĩ được thành lập ở trung đội và tương
3


đương, do trung đội trưởng làm tổ trưởng. Đối với các học viện, nhà trường, đơn vị kinh tế
quốc phòng, bệnh viện, kho, trạm, nhà máy, xí nghiệp, chính ủy, chính trị viên căn cứ đặc
điểm cụ thể quy định tổ học tập chính trị.
4. Đối với dân quân tự vệ trong thời gian tập hung huấn luyện, lấy đầu mối trung đội
(tiểu đội) làm tổ học tập chính trị, do trung đội (tiểu đội) trưởng làm tổ trưởng học tập.
CÂU 8: Đồng chí hãy nêu nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy chính
trị? (Điều 18).
1. Tập huấn, bồi dưỡng là biện pháp huấn luyện tại chức cho cán bộ giảng dạy chính trị
các cấp nhằm củng cố, bổ sung, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn giảng dạy; thống
nhất về nội dung, tổ chức và phương pháp giáo dục chính trị, tạo điều kiện cho cán bộ hoàn
thành chức trách, nhiệm vụ.
2. Chính ủy, chính trị viên các cấp căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị để xác định nội
dung, thời gian, đối tượng tập huấn, thời điểm tiến hành, đưa vào kế hoạch, hướng dẫn giáo
dục chính trị.
3. Ngoài thời gian tập huấn, chính ủy, chính trị viên các cấp tổ chức bồi dưỡng cán bộ
giảng dạy chính trị thường xuyên thông qua phê duyệt bài giảng, dự giờ, bình giảng...
4. Phân cấp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy chính trị:

a) Cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn đến chính trị viên tiểu đoàn và
tương đương, cán bộ chuyên ngành.
b) Cấp sư đoàn và tương đương tổ chức tập huấn đến chính trị viên đại đội và tương
đương, cán bộ chuyên ngành.
d) Cấp tiểu đoàn và tương đương tổ chức bồi dưỡng đến tổ tưởng tổ học tập chính trị.
5. Định kỳ tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ giảng dạy chính trị
a) Cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn 2 năm/1 lần.
b) Cấp Sư đoàn và tương đương tổ chức tập huấn 1 năm/1 lần.
c) Cấp Trung đoàn đủ quân, lữ đoàn đủ quân (rút gọn) và tương đương tổ chức bồi
dưỡng 1 năm/2 lần.
d) Cấp tiểu đoàn đủ quân và tương đương tổ chức bồi dưỡng 1 tuần/1 lần (Thông qua
phê duyệt bài giảng, bình giảng, dự giảng...).
đ) Trung đoàn khung thường trực; các đơn vị kinh tế quốc phòng, kho, trạm, xưởng, nhà
máy tương đương cấp trung đoàn căn cứ đặc điểm, nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ
giảng dạy chính trị cho phù hợp, do cấp trên trực tiếp quyết định.
6. Trước khi tập trung huấn luyện dân quân tự vệ, ban chỉ huy quân sự huyện và tương
đương tổ chức tập huấn đối với chính trị viên, chính trị viên phó xã và tương đương, cấp ủy
phụ trách tự vệ tại cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp.
CÂU 9: Đồng chí cho biết có mấy hình thức giáo dục chính trị cơ bản? (Điều 20)
1- Học tập chính trị
2- Nghiên cứu chuyên đề của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
3- Sinh hoạt chính trị, tư tưởng
4- Thông báo chính trị-thời sự; đọc báo, nghe đài, xem truyền hình.
5- Ngày chính trị và văn hoá tinh thần ở cơ sở.
4


6- Học tập chính trị qua mạng máy tính nội bộ
CÂU 10: Đồng chí hãy nêu nội dung sinh hoạt chính trị, tư tưởng? (Điều 23).
1. Là hình thức giáo dục thường xuyên của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ

huy các cấp nhằm nâng cao nhận thức toàn diện, bản lĩnh chính trị, xác định trách nhiệm, ý
chí quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ. Căn cứ vào nội dung giáo dục để xác
định phương pháp sinh hoạt chính trị, tư tưởng phù hợp với đối với tượng, thời gian, tình
hình nhiệm vụ của đơn vị, đạt muc đích, yêu cầu đề ra.
2. Sinh hoạt tập trung từ trung đội đến trung đoàn, lữ đoàn và tương đương: Bồi dưỡng
trang bị kiến thức; định hướng những vấn đề sẽ tác động đến nhận thức, tư tưởng của bộ
đội; quán triệt nghị quyết, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị; xác định trách nhiệm và các yêu
cầu đối với cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ...
3. Sinh hoạt tổ, tiểu đội, khẩu đội và tương đương: Trao đổi tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng; những vướng mắc, khó khăn của bản thân và gia đình...
4. Kết hợp với các hình thức, phương pháp khác: Tọa đàm, diễn đàn, tổ chức vui chơi;
tham quan nhà, phòng truyền thống, bảo tàng, di tích lịch sử...
CÂU 11: Đồng chí trình bày hình thức thông báo chính trị - thời sự, đọc báo nghe
đài xem truyền hình? (Điều 24).
1. Thông báo chính trị - thời sự là một chế độ trong tuần của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS),
thời gian mỗi tuần 30 phút.
Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp (SQ,QNCN), công nhân và viên chức quốc phòng,
học viên đào tạo sĩ quan 2 năm cuối, lao động hợp đồng mỗi tháng được nghe thông báo
chính trị-thời sự theo chuyên đề một lần, thời gian 2 giờ, do cấp Trung đoàn và tương
đương trở lên tổ chức.
2. Đọc báo, nghe đài, xem truyền hình là một chế độ được thực hiện hằng ngày của cán
bộ, chiến sĩ.
3. Đối với lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ việc thông báo chính trị-thời sự,
đọc báo, nghe đài, xem truyền hình được tổ chức trong thời gian tập trung huấn luyện, đơn
vị vận dụng bố trí phương pháp tổ chức cho phù hợp.
CÂU 12: Đồng chí hãy nêu nội dung Ngày chính trị văn hóa tinh thần ở cơ sở? (Điều 25)
1. Ngày chính trị văn hoá tinh thần ở cơ sở được tổ chức từ cấp đại đội đến cấp trung
đoàn, lữ đoàn và tương đương, mỗi tháng một lần, mỗi lần ½ ngày (04 giờ) vào thứ 5 tuần
cuối tháng.
2. Đối với lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ trong thời gian tập trung huấn

luyện tổ chức một lần, đơn vị tự bố trí và vận dụng phương pháp tổ chức phù hợp do cấp
trên trực tiếp của cấp tổ chức huấn luyện quyết định.
CÂU 13: Đồng chí hãy nêu các hình thức giáo dục chính trị khác? (Điều 27)
Ngoài các hình thức cơ bản nêu trên, giáo dục chính trị còn được tiến hành thông qua
hoạt động thực hiện nhiệm vụ, phong trào thi đua, các cuộc vận động, kỷ niệm các ngày lễ
5


lớn của dân tộc, của Đảng, của quân đội, ngày truyền thống của đơn vị và địa phương; hoạt
động văn hoá, văn nghệ và các thiết chế văn hoá, thiết chế dân chủ trong quân đội.
CÂU 14: Đồng chí hãy nêu vị trí, vai trò của bài giảng giáo dục chính trị? Theo Hướng
dẫn số 500/HD-CCT, ngày 06/5/2016 của Cục Chính trị.
Trả lời:
- Bài giảng chính trị là một hình thức giáo duc chính trị cơ bản và phổ biến nhằm trang
bị cho cán bộ, chiến sĩ những kiến thức cơ bản và hệ thống theo chương trình quy định;
giúp họ hình thành quan điểm, niềm tin, thế giới quan phương pháp luận cách mạng và
khoa học. Thông qua bài giảng chính trị tác động vào tư tưởng, tình cảm của các quân
nhân, định hướng cho họ lựa chọn những giá trị đạo đức theo chuẩn mực giá trị của xã hội
và quân đội.
- Bài giảng chính trị là tài liệu chính của cán bộ giảng dạy chính trị dùng để lên lớp
chính trị, là cơ sở để cán bộ chuẩn bị mọi mặt bảo đảm và thực hành giảng bài.
- Chuẩn bị bài giảng là một chế độ đối với cán bộ giảng dạy chính trị trước khi lên lớp
giới thiệu cho đơn vị. Cán bộ giảng dạy phải trực tiếp chuẩn bị bài giảng theo nội dung
được phân công đảm nhiệm, không được dùng chung hoặc dùng bài giảng của năm trước
để giảng dạy cho đối tượng mới hoặc cho năm sau.
CÂU 15: Đồng chí hãy cho biết yêu cầu của bài giảng chính trị? Theo Hướng dẫn số
500/HD-CCT, ngày 06/5/2016 của Cục Chính trị.
Trả lời:
- Nội dung bài giảng có định hướng chính trị, tư tưởng rõ ràng; phải đảm bảo tính
khoa học, hệ thống và tính thực tiễn, tính chiến đấu phê phán những quan điểm, tư tưởng,

nhận thức và hành động sai trái.
- Nội dung bài giảng phải tuân thủ nội dung cơ bản tài liệu giáo dục chính trị cấp trên
cung cấp, đồng thời cập nhật các văn bản mới thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thông tin tư liệu thực tế; tham khảo các tài
liệu, văn bản có nguồn gốc cung, cấp chính thống, rõ ràng.
- Bài giảng được xây dựng theo bố cục từng phần, từng mục trên cơ sở nội dung của
tài liệu; thể hiện khái quát, cô đọng theo ý định, mục đích, yêu cầu của bài; có trọng tâm,
trọng điểm, nhấn mạnh những nội dung bộ đội cần nhớ, những chi tiết cần phân tích làm
rõ, các số liệu, ví dụ chứng minh, những vấn đề cần vận dụng liên hệ ở đơn vị, tranh ảnh,
tài liệu, mô hình sử dụng khi lên lớp. Bài giảng cần rõ ràng, dễ hiểu, dễ giảng, tránh việc
chép máy móc tài liệu giáo dục chính trị.
- Bài giảng phải xác định phương pháp, phương tiện, địa điểm và hoạt động bổ trợ
giáo dục, nội dung hướng dẫn thảo luận nhằm củng cố nâng cao nhận thức.
CÂU 16: Đồng chí hãy cho biết Quy cách của bài giảng chính trị? Theo Hướng dẫn
số 500/HD-CCT, ngày 06/5/2016 của Cục Chính trị.
Trả lời:
- Quy cách bài giảng chính trị thông nhất theo quy định hệ thống văn kiện công tác
đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hình thức trình bày bằng văn xuôi hoặc kẻ bảng, ở dạng viết tay hoặc đánh máy có
kèm theo giáo án điện tử (nếu sử dụng trình chiếu powerpoint), do chính ủy (chỉ huy phụ
trách công tác đảng, công tác chính trị) cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định thống
6


nhất trong toàn đơn vị, song phải quản lý chặt chẽ quy trình, chất lượng biên soạn bài
giảng của cán bộ giảng dạy chính trị thuộc quyền.
- Bài giảng chính trị cho hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, lao
động hợp đồng ở đại đội, tiểu đoàn và tương đương đóng thành quyển (nếu viết tay thì
dùng sổ giáo án chính trị và theo dõi kết quả học tập chính trị); bài giảng cho các đối
tượng khác, giới thiệu chuyên đề, nghị quyết chuẩn bị theo từng chuyên đề, cuối giai

đoạn, năm huấn luyện đóng lại thành tập để lưu.
CÂU 17: Đồng chí hãy nêu những thứ tự các bước thông qua và phê duyệt bài
giảng? Theo Hướng dẫn số 500/HD-CCT, ngày 06/5/2016 của Cục Chính trị.
Trả lời:
1. Bài giảng phải được thông qua tổ cán bộ giảng dạy chính trị. Đề cương giới thiệu chỉ thị,
nghị quyết của Đảng phải thông qua cấp ủy (Thường vụ) hoặc Ban Chỉ đạo lớp học.
2. Tổ chức thông qua bài giảng chủ yếu bằng giảng thử ở tổ để thống nhất nội dung và
phương pháp giảng bài. Có thể thông qua toàn bộ hoặc một phần bài giảng. Nếu cùng nội
dung bài giảng có thể một đồng chí thông qua hoặc mỗi đồng chí thông qua một phần của
bài giảng.
3. Đối vối bài giảng có sử dụng trình chiếu powerpoint thì nội dung giáo án điện tử
phải được thông qua tổ cán bộ giảng dạy chính trị.
4. Thứ tự các bước thông qua bài giảng ở tổ.
5. Thống nhất trong toàn quân lấy ngày thứ sáu hằng tuần để tổ chức thông qua bài
giảng chính trị.
6. Phê duyệt bài giảng.
CÂU 18: Đồng chí hãy nêu nội dung định kỳ thông báo chính trị-thời sự? Theo
Hướng dẫn số 1771/HD-TH, ngày 17/6/2016 của Cục Tuyên huấn.
Trả lời:
1. Định kỳ thông báo chính trị-thời sự
Thông báo chính trị - thời sự là một chế độ làm việc và sinh hoạt, một hình thức giáo
dục chính trị chủ yếu trong Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm thông tin, định hướng kịp
thời những vấn đề chính trị - thời sự nổi bật hàng tuần, hàng tháng, giúp sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động
hợp đồng nhất trí cao với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị; động viên tính tích cực, tinh thần trách nhiệm
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; góp phần đấu tranh chống những quan điểm, thông tin,
luận điệu sai trái, thù địch.
a) Thông báo chính trị - thời sự tuần
- Mỗi tuần SQ, QNCN, HSQ-BS, CNVCQP, (lao động hợp đồng được nghe thông báo

chính trị - thời sự một lần; thời gian 30 phút, sử dụng vào giờ làm việc sáng thứ hai hàng tuần.
+ Cấp tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương thực hiện ngay sau khi chào cờ, nhận
xét tuần, trước khi duyệt đội ngũ, do chính trị viên, (chính trị viên phó) hoặc chỉ huy phụ
trách công tác đảng, công tác chính trị trực tiếp thông báo.
+ Cơ quan trung đoàn, lữ đoàn và tương đương; các đơn vị trực thuộc của trung đoàn,
lữ đoàn và tương đương đóng quân tập trung, thực hiện ngay sau khi chào cờ, nhận xét
tuần, trước khi duyệt đội ngũ, do phó chủ nhiệm chính trị trực tiếp thông báo.
+ Cấp trung đoàn và tương đương; cơ quan cấp sư đoàn; cơ quan quân sự, biên phòng
7


tỉnh và tương đương tổ chức chào cờ tập trung, sau khi chào cờ, duyệt đội ngũ, tiến hành
thông báo chính trị - thời sư ở cấp tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương, do chính trị
viên (chính trị viên phó) tiểu đoàn, đại đội trực tiếp thông báo; khối cơ quan do phó chủ
nhiệm chính trị trực tiếp thông báo.
+ Đối với trung đoàn khung thường trực và tương đương, thông báo chính trị - thời sự
ngay sau khi chào cờ, nhận xét tuần, trước khi duyệt đội ngũ do chủ nhiệm chính trị trực
tiếp thông báo.
- Các tuần cơ quan, đơn vị không tổ chức chào cờ, việc thông báo chính trị - thời sự
hàng tuần thực hiện vào giờ làm việc buổi sáng hoặc giờ sinh hoạt tối thứ hai do chính ủy,
chính trị viên cùng cấp quy định.
b) Thông báo chính trị - thời sự tháng
- Hàng tháng, cấp trung đoàn và tương đương trở lên đến cơ quan của các đơn vị trực thuộc
Bộ Quốc phòng tổ chức thông báo chính trị - thời sự cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân và viên chức quốc phòng một lần, thời gian 2 giờ vào sinh hoạt tối hoặc vận dụng
do chỉ huy đơn vị quyết định; chính ủy, chính trị viên hoặc chỉ huy phụ trách CTĐ,CTCT (sau
đay gọi tắt là chính ủy, chính trị viên) chủ trì; chủ nhiệm (phó chủ nhiệm) chính trị, trưởng
(phó) phòng, ban tuyên huấn hoặc báo cáo viên chuẩn bị và thông báo. Những nội dung đặc
biệt quan trọng, nhạy cảm do chính ủy, chính trị viên trực tiếp thông báo.
- Căn cứ tính chất nhiệm vụ đơn vị, phạm vi mức độ nội dung thông tin, chính ủy, chính

trị viên cấp tổ chức quyết định thành phần đối tượng nghe thông báo chính trị - thời sự.
c) Một số trường hợp vận dụng
- Ngoài chế độ thông báo chính trị - thời sự định kỳ, có thể tổ chức thông báo đột xuất khi
có chỉ đạo của cấp trên hoặc trước những sự kiện thời sự - chính trị quan trọng, tình huống
phức tạp, nhạy cảm cần kịp thời thông tin định hướng tư tưởng, dư luận trong đơn vị.
- Các học viện, nhà trường, bệnh viện, các đơn vị kinh tế quốc phòng; cơ quan quân khu,
quân chủng, binh chủng, quân đoàn, Bộ đội Biên phòng và tương đương; đơn vị đóng quân
nhỏ lẻ, phân tán..., căn cứ tình hình cụ thể để xác định thòi gian, thành phần, địa điểm thông
báo chính trị - thời sự, do chính ủy, chính trị viên, thủ trưởng cơ quan quyết định.
- Đối với lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được thông báo chính trị - thời sự
01 lần trong thời gian tập trung huấn luyện, đơn vi tự bố trí thời gian và vận dụng phương
thức tổ chức cho phù hợp, do chính ủy, chính trị viên cấp trên trực tiếp cấp tổ chức huấn
luyện quyết định; chính ủy, chính trị viên cấp tổ chức huấn luyện trực tiếp chuẩn bị nội
dung và tiến hành thông báo.
CÂU 19: Đồng chí hãy nêu các bước thông qua và phê duyệt nội dung thông báo chính
trị - thời sự? Theo Hướng dẫn số 1771/HD-TH, ngày 17/6/2016 của Cục Tuyên huấn.
Trả lời:
- Chính ủy, chính trị viên chỉ đạo cơ quan chính trị các cấp hoặc trực tiếp thông qua nội
dung, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc tổ chức thông báo chính trị - thời sự theo quy định.
- Chính ủy, chính trị viên thông qua, phê duyệt nội dung thông báo chính trị - thời sự do
chủ nhiệm (phó chủ nhiệm) chính trị cùng cấp chuẩn bị; chủ nhiệm chính trị thông qua, phê
duyệt nội dung thông báo chính trị - thời sự do trưởng (phó) phòng, ban tuyên huấn, báo cáo
viên cùng cấp chuẩn bị; chủ nhiệm chính trị cấp trên thông qua, phê duyệt nội dung thông
báo chính trị - thời sự do chính ủy, chính trị viên cấp dưới trực tiếp chuẩn bị; chính trị viên
cấp trên thông qua, phê duyệt nội dung thông báo chính trị - thời sự do chính trị viên cấp dưới
trực tiếp chuẩn bị.
8


- Cấp tiểu đoàn đủ quân và tương đương trở lên đến cấp dưới trực tiếp của cấp Bộ Quốc

phòng được mời báo cáo viên cấp trên hoặc ngoài quân đội để thông báo một số nội dung mà
đơn vị không tự đảm nhiệm được, song phải báo cáo và được chính ủy, chính trị viên cấp trên
trực tiếp đồng ý; đối với cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phải có ý kiến của Cục Tuyên huấn;
chính ủy, chính trị viên đơn vị tổ chức mời chịu trách nhiệm về nội dung thông báo.
CÂU 20: Đồng chí hãy nội dung đọc báo, nghe đài, xem truyền hình? Theo Hướng
dẫn số 1771/HD-TH, ngày 17/6/2016 của Cục Tuyên huấn.
Trả lời:
1. Hàng ngày, các đơn vị tổ chức đọc báo từ 18 giờ 45 phút đến 19 giờ, xem Chương trình
Thòi sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) từ 19 giờ đến 19 giờ 45 phút (trừ các tối học
tập theo kế hoạch huấn luyện).
2. Tiếp âm cho bộ đội nghe chương trình Phát thanh Quân đội nhân dân của Đài Tiếng nói
Việt Nam từ 6 giờ 30 đến 7 giờ 00 và từ 21 giờ đến 21 giờ 30 phút (không tập trung đơn vị).
Riêng chương trình từ 6 giờ 30 đến 7 giờ 00 căn cứ đặc điểm nhiệm vụ và thời gian biểu của
từng đơn vị để vận dụng cho phù hợp.
3. Hàng tuần tổ chức cho bộ đội xem Chương trình Truyền hình Quân đội nhân dân vào 20
giờ 10 phút ngày chủ nhật trên kênh VTVl Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình Chúng tôi
là chiến sĩ vào 20 giờ 00 phút thứ sáu trên kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam; hàng tuần
căn cứ tình hình nhiệm vụ, cấp tiểu đoàn và tương đương tổ chức cho bộ đội xem 1 đến 2 bản
tin thời sự Quốc phòng vào 20 giờ 00 hàng ngày trên kênh Quốc phòng Việt Nam.
4. Đọc báo, xem truyền hình tập trung tổ chức ở cấp trung đội độc lập, đại đội và tương
đương. Các đơn vị khác căn cứ tình hình, nhiệm vụ vận dụng hình thức tổ chức phù hợp để bảo
đảm mọi quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng được đọc báo,
xem truyền hình theo quy định.
5. Chính trị viên (chính trị viên phó) tiểu đoàn, đại đội và tương đương chịu trách nhiệm tổ
chức đọc báo, nghe đài, xem truyền hình ở đơn vị; phải nghiên cứu lựa chọn nội dung phù hợp
để thông tin đến bộ đội.
6. Nội dung báo cáo tại đơn vị chủ yếu là Báo Quân đội nhân dân, Báo nhân dân. Trước
khi đọc nội dung chi tiết cần tóm tắt những thông tin chính trên báo. Chính trị viên định hướng
tư tưởng nhận thức cho bộ đội, nhất là nội dung đề cập đến những sự kiện chính trị quan trọng,
vấn đề lớn, nhạy cảm, những vấn đề tiếp tục theo dõi, nghiên cứu sau khi tổ chức đọc báo,

nghe đài, xem truyền hình.

II. PHẦN THI TÌNH HUỐNG:
Tình huống 1: Đồng chí mới được điều về làm chính trị viên Đồn BP. Qua tìm hiểu
thấy rằng những năm vừa qua nội dung sinh hoạt ngày chính trị và văn hoá tinh thần của
9


n v ch yu l m u bng mt s tit mc vn ngh, sau ú l quỏn trit nhim v
trong thỏng v cui cựng l kinh t cụng khai. ng chớ lm gỡ nõng cao cht lng sinh
hot ngy chớnh tr v vn hoỏ tinh thn ca n v thi gian n?
Tr li:
- Hi ý cp u, ch huy n v phân tích rõ nội dung, phơng pháp của
ngày chính trị văn hoá tinh thần để thống nhất trong cấp uỷ, chỉ huy
chỉ đạo ni dung, phơng pháp t chc ngy chớnh tr vn húa tinh thn bo m phự
hp, hiu qu theo đúng kế hoạch đợc phê duyệt.
Tỡnh hung 2: Theo k hoch, ng chớ m nhim ging mt bi chớnh tr cho HSQ BS; thi gian lờn lp l 03h. Trc khi vo hc tp, ng chớ n trng ngh ng chớ
gii thiu trong vũng 02 gi, cũn thi gian sinh hot n v. Trờn cng v Chớnh tr viờn
Phú, ng chớ x lý nh th no?
Tr li:
Nhn nh: Giỏo dc chớnh tr l nhim v quan trng, nhim v sinh hoạt đơn vị
cng quan trng nhng phi cú k hoch ch khụng th dng hc chớnh tr ngang tt nh
vy c, nu hụm nay ng ý dng, bui sau li ngh dng nh vy cụng tỏc GDCT s
b giỏn on, khụng ỳng k hoch.
X trớ: Trao đổi với đ/c đồn trởng nu l nhim v quan trng, cấp bách
của đơn vị đề nghị đơn vị sinh hoạt trớc, bố trí giảng bài buổi khác.
Nu l nhim v khụng quan trng thỡ đề nghị đ/c đồn trởng cho tin hnh ging
bi theo k hoch.
Tỡnh hung 3: n v ng chớ va mi tip nhn 20 chin s va hon thnh chng
trỡnh hun luyn chin s mi. Trong ú cú 40% chin s thuc ng bo cỏc DTTS v ó

lp gia ỡnh cú t 1-2 con, trỡnh hc vn cp 2; 10% chin s cú h khu thnh ph, tt
nghip cp 3, cũn li nụng thụn. Trờn cng v ngi cỏn b chớnh tr, ng chớ lm nh
th no gii quyt mi quan h v nõng cao hiu qu cht lng cụng tỏc giỏo dc chớnh
tr t tng ti n v?
Tr li:
Giáo dục cho chiến sỹ nắm rõ 10 chức trách quân nhân và các mối
quan hệ quân nhân, nhất là mối quan hệ đồng chí, đồng đội.
Làm tốt công tác giáo dục chính trị tại đơn vị: Ch ngha Mỏc - Lờnin, t
tng H Chớ Minh, quan im, ng li, chớnh sỏch ca ng Nh nc; tỡnh hỡmh
nhim v cỏch mng, nhim v quõn s, quc phũng, nhim v ca quõn i, ca n v;
giỏo dc lm rừ i tng, i tỏc, bn cht, õm mu th on ca cỏc th lc thự ch, tinh
thn cnh giỏc cỏch mng; giỏo dc ch ngha yờu nc xó hi ch ngha, lch s, truyn
thng, bn sc vn hoỏ ca dõn tc, ca ng, ca giai cp, ca quõn i, ca n v v a
phng; giỏo dc phỏp lut Nh nc, k lut quõn i, chun mc v phm cht chớnh tr,
o c li sng; ng thi trang b nhng kin thc cn thit v kinh t, khoa hc, vn
hoỏ, xó hi.
Tỡnh hung 4: Hin nay mi quan h gia cp y, ch huy n v vi cp y, chớnh
quyn xó cú nhng biu hin thiu thng nht, a phng cha thc s tin tng vo n.
Trờn cng v l Bớ th chi b, Chớnh tr viờn n v ng chớ x lý nh th no?
Tr li:
- Hi ý cp y, ch huy xỏc nh nguyờn nhõn, bn bc, thng nht bin phỏp gii quyt;
- Xung a bn phi hp vi cỏc ngnh, cỏc lc lng, i cụng tỏc bỏm, nm chc mi tỡnh
hỡnh cú liờn quan;
10


- Trực tiếp gặp, trao đổi với các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, UBND và lãnh đạo
các ban ngành xác định rõ nguyên nhân;
- Thống nhất trong cấp ủy, chỉ huy đơn vị và tham mưu phối hợp cấp ủy, chính quyền địa
phương tổ chức hội ý, trao đổi rút kinh nghiệm, thống nhất biện pháp xây dựng mối quan hệ đoàn

kết, phối hợp thống nhất trong công tác theo quy chế ký kết;
- Tổ chức rút kinh nghiệm tại đơn vị.
Tình huống 5: Đơn vị đồng chí có một chiến sĩ theo đạo Thiên chúa giáo. Gia đình và
bản thân các đồng chí này đến gặp chỉ huy đơn vị để đề đạt nguyện vọng xin phép được
tham gia đi lễ ở nhà thờ vào sáng chủ nhật hàng tuần. Trên cương vị người lãnh đạo, chỉ
huy đơn vị, đồng chí giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Gặp trực tiếp đ/c chiến sỹ, có thể gặp gia đình (viết thư) trao đổi, giải thích để đ/c đó hiểu
trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự không tham gia các hoạt động tín ngưỡng; khi hoàn
thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương mới được tiếp tục nguyện vọng.
Tình huống 6: Trong đơn vị đồng chí có một cán bộ rất năng nổ, nhiệt tình và có năng
lực, hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây sinh ra tư
tưởng buồn chán, làm việc cầm chừng. Trên cương vị người cán bộ chính trị, đồng chí giải
quyết như thế nào?
Trả lời:
- Trao đổi với người chỉ huy đơn vị, gặp gỡ quân nhân đó tìm hiểu lý do cụ thể, chính xác.
- Giải quyết tốt vấn đề tư tưởng nảy sinh trong đ/c đó, nếu có lý do chính đáng, đề xuất,
giải quyết theo chức trách, quyền hạn của mình.
- Tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.
Tình huống 7: Trong đơn vị đồng chí, có một chiến sĩ thường xuyên vi phạm khuyết
điểm, mặc dù đã nhiều lần giáo dục, gặp gỡ, động viên, giúp đỡ nhưng vẫn chưa có chuyển
biến tiến bộ. Đơn vị đã xử lý hình thức kỷ luật khiển trách và cảnh cáo. Trên cương vị là
người cán bộ chính trị, đồng chí phải làm gì?
Trả lời:
- Tìm hiểu lý do, nguyên nhân từng vụ vi phạm kỷ luật và các mối quan hệ xung quanh đ/c đó.
- Trao đổi trong cấp ủy và chỉ huy đơn vị bàn biện pháp giáo dục, quản lý, rèn luyện;
phân công cán bộ động viên, giáo dục trực tiếp và gián tiếp đối với đ/c đó.
- Gặp gỡ quân nhân đó và phân tích làm rõ những tác hại và hậu quả của sự việc, ảnh hưởng
đến thành tích đơn vị, ảnh hưởng đến truyền thống đơn vị, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
- Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho quân nhân đó từng bước chuyển biến nhận

thức và hành động.
- Gắn huấn luyện, rèn luyện kỷ luật của cá nhân vào tập thể.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng, chủ động linh hoạt trong xử lý.
Quá trình giáo dục, rèn luyện phải cụ thể, khách quan, không áp đặt, máy móc, rập khuôn.
Tình huống 8: Ở đơn vị có một số đồng chí quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian
gần đây có biểu hiện ít nói, ít làm, ít quan tâm người khác nói gì, nghĩ gì, khi cấp trên triển
khai, giao nhiệm vụ thì im lặng nhưng không thực hiện, trong sinh hoạt cũng không có ý
kiến, cấp trên tổ chức sinh hoạt kiểm điểm có nói nặng lời cũng không có phản ứng gì,
thậm chí triển khai viết bản kiểm điểm để sinh hoạt xét kỷ luật cũng viết nộp với lý do được
ghi trong bản kiểm điểm đại ý như: “..bản thân chưa có sự cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ
được giao...”. Là cán bộ chính trị ở đơn vị, đồng chí hãy giải quyết tình huống trên?
Trả lời:
11


- Hp cỏn b, nm chc tỡnh hỡnh din bin t tng, kp thi trao i, bn bc vi cp
y, ch huy n v, xut ý kin, bin phỏp tin hnh.
- Thờng xuyên tham mu cho cấp uỷ, chỉ huy đơn vị làm tốt công tác
giáo dục nõng cao nhn thc, giỏc ng v chớnh tr cho quõn nhõn. Nhất là vic giỏo
dc chớnh tr ch ngha Mỏc-Lờnin, t tng H Chớ Minh, ng li quan im ca ng,
phỏp lut ca nh nc, nhim v ca quõn i, lực lợng, đơn vị cho cỏn b, chin s.
Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phải hớng dẫn sâu, kiểm
tra sát xem xét kỹ lỡng từng trờng hợp để có biện pháp điều chỉnh cho
phự hp.
- T chc tt quy ch dõn ch c s, thc hin cú hiu qu ngy chớnh tr v vn húa
tinh thn cho b i;
Tỡnh hung 9: Qua ngun tin cung cp v phn ỏnh ca mt s CB, CS, thi gian qua
ng chớ Nguyn Vn A cú biu hin quan h vi mt s cỏn b a phng gii thiu a
mt s i tng vo khai thỏc vng sa khoỏng trỏi phộp trong a bn. Trờn cng v l Bớ
th chi b, Chớnh tr viờn n v ng chớ x lý nh th no?

Tr li:
- Hi ý cp y ch huy, trao i thng nht vi ng chớ n trng bn bin phỏp gii
quyt.
- Phõn cụng ng chớ trong cp y ch huy (chi y viờn bo v) tin hnh xỏc minh lm
rừ ngun tin;
- T chc lc lng tun tra, kim soỏt khu vc, i tng vo khai thỏc sa khỏng (phỏt
hin i tng phi tin hnh y th tc theo quy nh);
- Ch o chi y viờn, chin s bo v ni b nm chc cỏc mi quan h ca quõn nhõn A.
- Khi cú kt qu xỏc minh gi quõn nhõn A lờn lm vic (cú hay khụng cú u tin hnh
theo quy nh);
- Bỏo cỏo gi h s v B Ch huy theo quy nh.
Tỡnh hung 10: Gi lng A vo bỏo cỏo phỏt hin cú 03 i tng ngoi vo a bn
n qun lý tin hnh tuyờn truyn lụi kộo ngi dõn trong a bn theo o Tin lnh ti gia
ỡnh B thụn Bun Ngai. Trờn cng v l Bớ th chi b, Chớnh tr viờn n v ng chớ x lý
nh th no?
Tr li:
-Hi ý cp y, ch huy, thng nht bin phỏp tin hnh ng thi ch o i cụng tỏc
a bn phõn cụng lc lng xung nh ụng B, nm tỡnh hỡnh v thc hin cỏc bin phỏp
cn thit, bỏo cỏo v ch huy n v.
-Bỏo cỏo v B ch huy;
-Tham mu cho cp y, chớnh quyn a phng tin hnh gii quyt;
-Tuyờn truyn cho qun chỳng nhõn dõn thy rừ cỏc i tng trờn ó vi phm quy ch
khu vc biờn gii ( N 34/CP) v vic lm trờn ó vi phm tớn ngng tụn giỏo v quy
nh ca a phng ng thi ch rừ cho cỏc i tng ó vi phm trờn.
-n nh tỡnh hỡnh a bn, rỳt kinh nghim, tng hp bỏo cỏo v B Ch huy. -Giỏo
dc cho cỏn b, chin s tng cng cụng tỏc nm, qun lý a bn v lm tt cụng tỏc
tuyờn truyn vn ng qun chỳng nhõn dõn nờu cao cnh giỏc.
Tỡnh hung 11: Trong n v /c cú hin tng ỏnh bi n tin, bt lng, cú mt s
cỏn b cho rng vỡ ỏnh bi nờn mi sinh ra bt lng. L cỏn b ch trỡ v chớnh tr /c x
trớ th no?

12


Nhận định: Đánh bài ăn tiền là vi phạm 19 điều cấm của đảng viên, vi phạm pháp luật, bất
lương là hành động vi phạm pháp luật. Các hiện tượng trên phải được loại bỏ hoàn toàn trong
đơn vị quân đội, đặc biệt quân đội ta đang triển khai xây dựng môi trường văn hoá.
Xử trí: Hội ý cấp uỷ, Ban Chỉ huy đơn vị, để xác minh lại tình hình vừa xảy ra trong
đơn vị để có kết luận chính xác; tiến hành sinh hoạt chi bộ quán triệt toàn bộ các văn bản có
liên quan đến tình trạng trên, đưa vào nghị quyết lãnh đạo nội dung cấm chơi bài ăn tiền,
cấm đánh bạc dưới mọi hình thức. Kiểm tra lại thông tin của một số cán bộ cho rằng vì
đánh bài mới sinh ra bất lương để có kết luận chính xác định hướng dư luận trong đơn vị
(cũng có thể người đánh bài không bất lương nhưng có trường hợp lợi dụng vấn đề người
khác đánh bài để thực hiện hành vi bất lương) Tiến hành xử lý nghiêm minh đối với các cán
bộ vi phạm theo thẩm quyền.
Tình huống 12: Trong đơn vị có dư luận cho rằng: cán bộ chỉ huy thiếu quan tâm đến đời
sống, vật chất, tinh thần, quan liêu, xa rời quần chúng, đ/c là CTV phải xử lý như thế nào ?
Xử trí tình huống:
- Họp cán bộ, nắm tình hình, kết luận độ chính xác của dư luận, kiểm điểm xác định
trách nhiệm của cán bộ có hành vi vi phạm.
- Nâng cao hiệu quả sinh hoạt đảng, đoàn, chính quyền, phát huy tinh thần tự phê bình
và phê bình của cán bộ, đảng viên.
- Nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, kịp thời trao đổi, bàn bạc với cấp ủy, chỉ huy
đơn vị, đề xuất ý kiến, biện pháp tiến hành.
- Tổ chức tốt quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện có hiệu quả ngày chính trị và văn hóa
tinh thần cho bộ đội, đóng góp thẳng thắn, chân tình cho cán bộ có khuyết điểm.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, kiên quyết xử lý nghiêm minh những
biểu hiện tiêu cực nếu có.
Tình huống 13: Trong một lần sinh hoạt kinh tế công khai, có một quân nhân ý kiến
thắc mắc về chế độ ăn không bảo đảm, tiền phụ cấp cấp chưa chính xác, tiêu chuẩn ăn các
ngày lễ, tết không có, đ/c chí là CTV phải xử lý thế nào ?

Xử trí tình huống:
- Kiểm tra, nắm chắc các mặt liên quan đến ý kiến thắc mắc của quân nhân.
- Yêu cầu cán bộ phụ trách hậu cần, tài chính, hội đồng quân nhân giải thích rõ về tiêu
chuẩn, chế độ và kết quả bảo đảm từng tháng, quý và năm. Nếu có sai sót phải có biện
pháp, thời gian khắc phục.
- Quán triệt nghiêm túc các chế độ quy định của trên.
- Phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định giải quyết triệt để những biểu hiện tiêu cực.
- Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ, duy trì và tổ chức chặt chẽ, chu đáo, thường
xuyên kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai sót xảy ra.
Tình huống 14: Quá trình giảng bài một số cán bộ, chiến sĩ có ý kiến nội dung không
hay, không phong phú và đề nghị đồng chí đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, trên
cương vị cán bộ giảng dạy đ/c xử trí tình huống này?
Nhận định: Nội dung và phương pháp đã được tổ giáo viên, chính uỷ, CTV thông qua
và phê duyệt, đây là cơ sở pháp lý để tiến hành vì vậy vẫn tiến hành giảng dạy theo kế
hoạch.
Xử trí: Tiến hành giảng bài theo kế hoạch đồng thời kiểm tra nhận thức theo đối tượng,
nếu các đối tượng đều tiếp thu tốt thì vẫn giữ nguyên phương pháp, nếu có đối tượng không
tiếp thu được nội dung thì tiến hành điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Tiến hành kiểm tra
nhận thức của cán bộ, chiến sĩ có ý kiến, nếu cần thiết có thể tiến hành phụ đạo thêm nhưng
13


không được tự ý thay đổi nội dung mà chỉ linh hoạt đổi mới về phương pháp để mọi đối
tượng trong lớp đều hiểu và nắm được nội dung của bài giảng.
Tình huống 15: Trước đây nhiều chiến sĩ có chuyện vui, buồn hầu hết đều gặp CTV để
tâm sự, xin tư vấn. Nhưng thời gian gần đây không thấy các chiến sĩ lên gặp, nhất là các
chiến sĩ vừa tâm sự thì có biểu hiện tránh mặt. Đồng chí nhận định thế nào về tình huống
này, có biện pháp nào để đồng chí lấy lại lòng tin của các chiến sĩ trong đơn vị với mình?
Nhận định: Có thể do bản thân CTV tìm hiểu chưa kỹ nguyên nhân, dẫn đến tư vấn
chưa sát, hiệu quả không cao vì vậy chiến sĩ không tin tưởng ở đ/c.

Xử trí: Thông qua các kênh thông tin, tìm hiểu lại kết quả sau khi tư vấn đạt được mức
độ nào, xác định nguyên nhân tại sao chiến sĩ không muốn gặp xin tư vấn. Nếu thuộc về
chủ quan của bản thân phải tiến hành thông báo trước hội nghị sinh hoạt đơn vị thể hiện là
người giám nghĩ, giám làm, dũng cảm nhận lỗi trước tập thể; tích cực nghiên cứu, học tập ở
đồng chí đồng đội, cấp trên, cấp dưới, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ CTĐ,CTCT xứng đáng
là tâm hồn, là chỗ dựa tinh thần tin cậy của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Tình huống 16: Trong đơn vị đ/c có cán bộ X công tác ở một vị trí đã hơn 5 năm,
nguyện vọng của đ/c muốn được thay đổi vị trí công tác hoặc chuyển đi đơn vị khác khác,
trong thời gian chờ đợi quyết định của cấp trên đ/c có biểu hiện lơ là, không chịu phấn đấu
rèn luyện. Là cán bộ chủ trì về chính trị đ/c xử trí thế nào?
Trả lời: Theo quy định một vị trí công tác của cán bộ được bổ nhiệm không quá 5 năm.
Trường hợp của cán bộ X đã quá 5 năm thì phải đề nghị cấp trên bổ nhiệm lại, hoặc bố trí,
thuyên chuyển công tác khác. Trước mắt tiến hành hội ý cấp uỷ, Ban Chỉ huy đơn vị, nắm lại
tình hình công tác của cán bộ X thông qua các kênh thông tin để có đánh giá tổng quát, chính
xác về tình trạng công tác của cán bộ X; sau đó tiến hành gặp gỡ riêng cán bộ X.
Nội dung gặp gỡ như sau: Tỏ ra hiểu và thông cảm với cương vị và hoàn cảnh của cán bộ
X, tiến hành động viên cán bộ X tiếp tục phấn đấu trên tinh thần cán bộ, đảng viên tích cực xây
dựng đơn vị, chấp hành nghiêm chế độ nền nếp quy định của quân đội và đơn vị; đồng thời
bàn bạc thống nhất trong cấp uỷ, Ban Chỉ huy giao những nhiệm vụ mang tính đổi mới cho cán
bộ X, sinh hoạt đề nghị cấp uỷ cấp trên về những nguyện vọng của cán bộ X.
Tình huống 17: Có 1 chiến sĩ thuộc quyền bố ốm nặng lên trình bày với Đồn trưởng xin về tranh
thủ, Đồn trưởng không nhất trí vì thời gian huấn luyện cao điểm, đ/c là CTV phải xử lý thế nào ?
Xử trí tình huống:
- Trao đổi với người chỉ huy đơn vị, gặp gỡ quân nhân đó tìm hiểu lý do cụ thể, chính xác.
- Giải quyết tốt vấn đề tư tưởng nảy sinh trong đ/c đó, bàn với đồn trưởng, thống nhất,
linh hoạt giải quyết cho đ/c đó về thăm gia đình và người thân (nếu đó là lý do chính đáng,
đề xuất, giải quyết theo chức trách, quyền hạn của mình).
- Phải quán triệt rõ cho đ/c đó khi được về phải chấp hành tốt thời gian quy định, chấp
hành nghiêm pháp luật, kỷ luật quân đội và mối quan hệ địa phương, quần chúng nhân dân.
Tình huống 18: Có 1 cán bộ tiểu đội trưởng hay quát, mắng (thậm chí quân phiệt) với

chiến sỹ thuộc quyền, là CTV đ/c phải xử lý thế nào ?
Xử trí tình huống:
- Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, quán triệt chặt chẽ các chỉ thị, quy định của
cấp trên về công tác quản lý bộ đội với từng cán bộ.
- Trực tiếp gặp gỡ, nhắc nhở đ/c cán bộ đó.
- Tổ chức sinh hoạt đơn vị chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện quân phiệt, xây dựng
nếp sống văn hóa trong đơn vị.
14


Tình huống 19: Trong đơn vị có một quân nhân thường xuyên ra ngoài doanh trại
không báo cáo, xin phép, hay đi chơi về khuya, uống rượu, đơn vị đã nhắc nhở nhưng
không chuyển biến. Là cán bộ CTV đ/c phải xử lý thế nào?
Xử trí tình huống:
- Tìm hiểu lý do, nguyên nhân, nắm tình hình tư tưởng và các mối quan hệ của đ/c đó.
- Thường xuyên tổ chức quán triệt, giáo dục quy định của đơn vị, mệnh lệnh của cấp
trên về chế độ thời gian, lễ tiết tác phong quân nhân khi ra vào doanh trại đến từng CB,CS.
- Thường xuyên quan tâm, sâu sát đến các hoạt động của bộ đội.
- Phân công giao trách nhiệm cho cán bộ trực tiếp theo dõi, giúp đỡ kèm cặp, gặp gỡ
quân nhân đó nhắc nhở, giáo dục, động viên.
- Bàn bạc với người chỉ huy đề xuất chủ trương, biện pháp xử lý.
- Thống nhất trong cấp ủy, chỉ huy đơn vị và phối hợp với gia đình, người thân để quản
lý, giáo dục.
Tình huống 20: Đơn vị của đ/c thường bị chỉ huy cấp trên nhắc nhở phê bình về việc tổ
chức tăng gia kém, hiệu quả thấp, không đạt chỉ tiêu, hoạt động phong trào bề nổi trầm, là
CTV đ/c suy nghĩ như thế nào?
Xử trí tình huống:
- Trao đổi thống nhất trong cấp ủy, chỉ huy đơn vị ra nghị quyết chuyên đề, bàn bạc, đề
xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo.
- Giáo dục, động viên cán bộ, chiến sĩ tích cực tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, bảo

đảm tốt hoạt động phong trào bề nổi.
- Phát huy vai trò của Hội đồng quân nhân, trách nhiệm của người chỉ huy về hậu cần
trong quản lý, sử dụng sản phẩm tăng gia, bảo đảm hiệu quả thiết thực.
- Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ tăng gia xản
xuất và các hoạt động phong trào bề nổi.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi quần chúng trong công
tác tăng gia sản xuất, hoạt động phong trào.
Tình huống 21: Trong thời gian gần đây đơn vị của đ/c chất lượng huấn luyện kém,
quân số tham gia huấn luyện không đạt chỉ tiêu của đơn vị đề ra, là CTV đ/c phải làm như
thế nào để khắc phục tình trạng trên?
Xử trí tình huống:
- Nắm chắc tình hình mọi mặt, tìm hiểu lý do, nguyên nhân, tổ chức hội nghị quân
nhân, hội nghị cán bộ để rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ huy thực hành huấn luyện.
- Thường xuyên giáo dục bộ đội về nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, nêu cao vai trò trách
nhiệm của mỗi quân nhân, chú trọng bồi dưỡng cán bộ nâng cao kiến thức, năng lực và
phương pháp huấn luyện.
- Phát huy vai trò của các tổ chức trong đơn vị, làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động,
hướng các hoạt động vào nhiệm vụ huấn luyện, rèn luyện kỷ luật.
- Xây dựng tinh thần tự giác học tập, lãnh đạo làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho
bộ đội (ăn, uống, vệ sinh...).
- Xây dựng phong trào học tập trong đơn vị.
Tình huống 22: Trong đơn vị xuất hiện tư tưởng chây lỳ, ỉ lại, chất lượng, hiệu quả
công tác thấp, không tự giác, là CTV đ/c xử lý như thế nào ?
Xử trí tình huống:
- Nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, kịp thời giáo dục, động viên bộ đội tích cực
rèn luyện, học tập, công tác.
15


- Duy trì nghiêm các chế độ quy định, nêu cao vai trò trách nhiệm của cán bộ chỉ huy các cấp.

- Làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ các cấp trong đơn vị về quản lý, chỉ huy.
- Thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.
- Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ, duy trì và tổ chức chặt chẽ, chu đáo, thường
xuyên kiểm tra, uốn nắm kịp thời những sai sót xảy ra.
Tình huống 23: Trong đơn vị đ/c có cán bộ chỉ huy thiên vị, đối xử không công bằng
hợp lý với cán bộ, chiến sỹ nhất là chế độ, tiêu chuẩn, giải quyết tranh thủ, phép. Là cán bộ
CTV đ/c phải xử lý như thế nào?
Xử trí tình huống:
- Trao đổi với người chỉ huy đơn vị, bàn bạc, thống nhất quan điểm trong giải quyết các
chế độ, chính sách đối với bộ đội.
- Thường xuyên giáo dục cán bộ, chiến sỹ nắm chắc chủ trương, quan điểm, chính sách
và các quy định của cấp trên có liên quan đến chế độ tiêu chuẩn của quân nhân.
- Thực hiện tốt dân chủ công khai trong đơn vị, gắn hoạt động thi đua với bình xét khen
thưởng kịp thời, khi xử lý, giải quyết phải công bằng, phải phân tích, giải thích cụ thể,
khách quan đối với mọi quân nhân.
- Luôn quan tâm, sâu sát quần chúng, nắm chắc diễn biến tình hình tư tưởng.
Tình huống 24: Trong quá trình giảng bài chính trị, có một số cán bộ, chiến sĩ sử dụng
ĐTDĐ (chế độ chuông) mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không chuyển biến, trên
cương vị cán bộ giảng dạy đ/c xử trí thế nào?
Nhận định: Hiện tượng trên có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhưng nguyên nhân chính
vẫn là tình trạng thiếu ý thức trong sinh hoạt tập thể.
Xử trí: Có thể tạm dừng việc tổ chức học tập vì chuông điện thoại ồn ào, mất trật tự,
làm ảnh hưởng tới lớp học, nắm chắc số cán bộ, chiến sĩ sử dụng ĐTDĐ, đồng thời mời số
cán bộ, chiến sĩ sử dụng ĐTDĐ ra khỏi lớp để khỏi ảnh hưởng tới tập thể và tiếp tục tổ
chức học tập để đảm bảo nội dung, chương trình theo kế hoạch, tham mưu cho cấp ủy, chỉ
huy tổ chức kiểm điểm nghiêm túc cán bộ, chiến sĩ trước đơn vị về hành vi thiếu ý thức
trong sinh hoạt tập thể, có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng trên.
Tình huống 25: Trong đơn vị có hiện tượng cán bộ mượn tiền của một số anh em trong
đơn vị để đánh bài, không có khả năng chi trả, gây xôn xao dư luận. Là người chính trị
viên, đồng chí xử lý như thế nào?

Lưu ý: Việc xử lý tình huống sẽ có nhiều cách khác nhau và ngoài những tình huống đã
nêu ở trên. Ban Giám khảo có thể hỏi các tình huống liên quan trực tiếp đến tình hình của
từng đơn vị.
Tình huống 11: Đồng chí hiểu thế nào là đối tượng, đối tác theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 8 khóa XI ?
Trả lời:
“Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu
nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế
lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh”.
Liên hệ đối với Mỹ, Trung Quốc việc xác định đối tượng, đối tác như thế nào?

16



×