Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

C mác và ph ăngghen trình bày những nguyên lý chủ nghĩa duy vật lịch sử giai đoạn 1844 1848

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.85 KB, 28 trang )

A.

Lời nói đầu
Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác trải qua nhiều giai đoạn khác

nhau trong đó giai đoạn 1844 – 1848 là giai đoạn hình thành những nguyên lí cơ bản của
triết học Mác, thể hiện qua hàng loạt tác phẩm như “Bản thảo kinh tế_ triết học”, “Sư
khốn cùng của triết học”, “Hệ tư tưởng Đức”…, và tác phẩm đánh giá sư chín mùi của
thế giới quan mới đó là “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” bất hủ. Trong những lí luận của các
tác phẩm đó thì chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của C.
Mác và Ph. Ăngghen cho nhân loại. Sư xuất hiện của chủ nghĩa duy vật lịch sử là cuộc
cách mạng trong lịch sử - xã hội loài người. Đó là kết quả của sư vận dụng quan điểm
duy vật biện chứng vào giải thích lĩnh vưc lịch sử và đồng thời là kết quả của quá trình
phát triển lâu dài của tư tưởng triết học lịch sử của loài người. Nó bàn về nhưng vấn đề
như vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp, vấn đề nhà nước, cách mạng xã hội, tiến bộ xã
hội, vấn đề về con người, vai trò của quần chúng nhân dân, hình thái kinh tế xã hội... Có
thể nói rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng là “linh
hồn” của triết học Mác.
Để có thể hiểu thêm về chủ nghĩa duy vật lịch sử được hình thành và phát triển
như thế nào? Những quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử thể hiện cụ thể qua những tác
phẩm như thế nào? Giá trị và ý nghĩa của nó ra sao...? Thông qua quá trình được học trên
lớp và tham khảo một số tài liệu liên quan em đã chọn đề tài “C.Mác và Ph.Ăngghen
trình bày những nguyên lý chủ nghĩa duy vật lịch sử giai đoạn 1844-1848”.

1


I.

Khái quát hoàn cảnh lịch sử và chủ nghĩa duy vật lịch sử
1. Khái quát hoàn cảnh lịch sư.



C. Mác và Ph. Ăngghen là hai người con thiên tài của nước Đức. C. Mác sinh ra
trong một gia đình trí thức, tại thành phố Tơ–nơ –vơ, tỉnh Ranh của nước Đức, là vùng có
nền kinh tế phát triển cao. Chính nền kinh tế tư bản đã sản sinh ra giai cấp tư sản và giai
cấp công nhân. Ông đã nhìn thấy tình trạng người công nhân bị bóc lột và bần cùng hóa,
do đó mà nảy sinh tư tưởng muốn giải phóng. Đối với Ph. Ăngghen, nếu như C. Mác sinh
ra trong gia đình trí thức thì Ph. Ăngghen lại được sinh ra trong một gia đình thương
nhân, xuất thân từ một nhà tư sản, bố ông là một ngươi rất nghiêm khắc ông định hướng
cho tương lai của Ph. Ăngghen, nhưng Ph. Ăngghen không chấp nhận và đi theo con
đường mà mình yêu thích. Do đó mà hai nhà tư tưởng vĩ đại đã gặp được nhau, cùng
nhau nghiên cứu hoạt động lí luận và chính trị xã hội đẻ đưa tới sư ra đời của triết học
Mác vào những năm 30, 40 của thế kỉ XIX ở Tây Âu cụ thể là nước Đức.
Các nước Tây Âu lúc này phát triển mạnh về kinh tế nhờ những thành tưu của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ như ở Anh, Pháp… phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa ngày càng phát triển, giai cấp tư sản càng tập trung vào phát triển lưc lượng
sản xuất, cải tiến công cụ lao động để tăng năng suất lao động. Lưc lượng sản xuất lúc
này phát triển cao, mang tính xã hội hóa trong khi đó quan hệ sản xuất vẫn là quan hệ sản
xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn kinh tế giữa lưc lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất không thể tư điều hòa, giải quyết được do vậy mà các nước Tây Âu nổ ra nhiều cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân như cuộc khởi nghĩa của công nhân Li – ông (Pháp),
phong trào Hiến chương ( Anh)…vv
Tại Đức quê hương sản sinh ra triết học Mác thì quốc gia này có phần đi vào chủ
nghĩa tư bản có phần chậm hơn các nước khác nhưng vẫn chịu tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp. Giai cấp tư sản Đức lúc này tiến hành cách mạng đánh đổ phong kiến
nhưng dè dặt, nhượng bộ, họ đã chuyển sang thỏa hiệp với Nhà nước phong kiến Phổ để
mong chuyển từ chế độ quân chủ phong kiến sang dân chủ tư sản cho thấy rằng họ không
đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng cộng với việc lo sợ nhất là sư lớn mạnh của phong
2



trào công nhân cả về số lượng cũng như nhận thức tiêu biểu trong giai đoạn này là cuộc
đấu tranh của công nhân xiledi năm 1844.
Như vậy các cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, Pháp, Đức…là những hồi chuông đánh
lên liên tiếp rằng giai cấp tư sản không nhân danh cho tiến bộ xã hội, giai cấp vô sản mới
nhân danh cho tiến bộ xã hội, mới là lưc lượng tiến bộ đại diện cho dân chủ, đấu tranh
cho dân chủ, tiến bộ xã hội. Tuy nhiên những cuộc đấu tranh còn tư phát, lẻ tẻ. Muốn
phong trào chuyển từ tư phát sang tư giác cần có một lí luận soi đường. Triết học Mác ra
đời đáp ứng được nhu cầu đó của lịch sử, giải quyết vấn đề lí luận cho các phong trào đấu
tranh về sau, trong tác phẩm “Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền
Hêghen” C. Mác nói rằng: “Triết học là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân còn giai
cấp công nhân là vũ khí vật chất”.
Sư lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản được triết học phản ánh bằng hàng loạt các luận
giải khác nhau để thoát khỏi hiện thưc, chống lại sư áp bức, bóc lột của các giai cấp thống
trị ở Đức lúc bấy giờ tiêu biểu như triết học Hêghen ngoài hạt nhân hợp lý là phép biện
chứng thì Hêghen lại ca ngợi Nhà nước Phổ, cho rằng Nhà nước phổ là Nhà nước hoàn
mỹ, ông đấu tranh bảo vệ Nhà nước phổ, con người chỉ cần hoạt động tinh thần, không
cần phải hoạt động vật chất, không cần thiết phải làm cách mạng, chỉ cần thỏa hiệp với tư
sản rồi quay lại với Nhà nước phong kiến Phổ trong khi các nước trên thế giới đã phát
triển lên tư bản chủ nghĩa.
Không chỉ phê phán triết học Hêghen mà ông còn phê phán chủ nghĩa duy tâm nói
chung và đặc biệt trong giai đoạn này là phái Hêghen trẻ tiêu biểu là Bruno – Bauer. Ông
vạch trần tính chất duy tâm của Hêghen trẻ và đồng bọn, lúc này Hêghen trẻ là bộ phận
trí thức nhưng vô chính phủ tư đề cao mình, không quan tâm tới đời sống nhân dân, rơi
vào hữu khuynh, không những thế mà họ còn kết tội C. Mác và Ph. Ăngghen là không
phê phán quần chúng nhân dân, giai cấp công nhân. Trong sư nghiệp cách mạng, tư đề
cao mình – những con người có óc phê phán, tinh thần phê phán.

3



Năm 1845 – 1846, ở Đức lúc này chủ nghĩa duy tâm và trào lưu chủ nghĩa xã hội
tiểu tư sản ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào cách mạng, những người ủng hộ theo
C.Mác và Ph. Ăngghen là thiểu số, các phe phái đủ màu sắc của chủ nghĩa xã hội tiểu tư
sản đang chiếm ưu thế. Trước tình hình đó C.Mác và Ph. Ăngghen thấy đã đến lúc phải
chứng minh một cách có khoa học những cơ sở hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, tuyên
truyên tư tưởng đó vào giai cấp vô sản để tranh thủ những người cộng sản về phía cách
mạng.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã tích cưc tham gia vào phong trào đấu tranh giai cấp
của giai cấp vô sản, thành lập các tổ chức có khuynh hướng cộng sản và hoạt động tích
cưc cùng các nhóm cách mạng khác. Trên cơ sở hoạt động lí luận và thưc tiễn các ông đã
chứng minh một cách khoa học hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, tuyên truyền hệ tư tưởng
đó vào phong trào công nhân và phê phán chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản lúc bấy giờ. Một
trong những nhiệm vụ lúc đó là phải vạch trần quan điểm vô chính phủ, phản động của
Prudong, giải phóng giai cấp công nhân khỏi ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản. Trong
khoảng thời gian này các ông vừa tích cưc hoạt động khoa học và lí luận vừa tích cưc
tham gia hoạt động thưc tiễn nhằm thành lập Đảng cộng sản. Năm 1847 tổ chức đó đã
được thành lập với tên gọi là “Đồng minh những người cộng sản” mà cương lĩnh của nó
là “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (1848).
Như vậy cùng với sư tích cưc hoạt động lí luận và chính trị xã hội đã làm cho các
nhà mácxit xây dưng nên những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử ở giai đoạn
1844– 1848 rất có giá trị.
2. Khái quát chủ nghĩa duy vật lịch sư.

Tư tưởng triết học lịch sử đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, trong xã hôi tư sản dưới
những hình thức khác nhau các tư tưởng triết học lịch sử cổ đại cũng bàn về con người,
về xã hội, về bản thân mình và về quan hệ của con người với tư nhiên…hầu hết những
vấn đề đã đặt ra đều thuộc nội dung mà triết học mácxit sau này giải đáp, và nó đã thu lại
những thành tưu có giá trị nhất định. Tuy nhiên, một măt do thiếu năng lưc khái quát hóa,
4



do sư vận động của thưc tiễn chưa được chín muồi, một mặt do lập trường giai cấp mà
các nhà tư tưởng triết học lịch sử trước Mác đã chưa thể giải quyết một cách đúng đắn
khoa học về bản chất và quy luật của quá trình lịch sử. Căn bản là ở chỗ họ đứng trên lập
trường duy tâm. Tiêu biểu triết học cổ điển Đức là Hêghen giải thích xã hội bằng “tinh
thần tuyệt đối” hay có chăng chỉ là “tư ý thức” theo quan niêm của Can-tơ..., như vậy họ
đã rơi vào duy tâm.
Đến lượt C. Mác và Ph. Ăngghen đã luận giải vấn đề lịch sử xã hội theo một
hướng khác đó là vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật của triết
học Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để bởi luận giải duy vật cả về tư nhiên và xã hội còn
những nhà triết học trước Mác chỉ luân giải duy vật về mặt tư nhiên nhưng lại duy tâm về
mặt xã hội, thể hiện tính chất không triệt để. Trong tác phẩm luận cương về Phơ Bách C.
Mác viết rằng: “Các nhà triết học trước kia chỉ biết giải thích thế giới bằng nhiều cách
khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”.
Sư sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi
là bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học của nhân loại. Đây là hình thức triết học
duy vật cao nhất gắn liền với công lao vĩ đại của C.Mác và Ph. Ăngghen.
C.Mác và Ph.Ăngghen chẳng những đã sáng tạo ra thế giới quan duy vật biện
chứng là thế giới quan kết hợp giữa lí luận với khoa học và phương pháp cách mạng khác
về chất so với chủ nghĩa duy vật cũ và phép biên chứng trước kia mà còn vận dụng lí luận
đó vào giải thích đời sống xã hội để xây dưng nên một hệ thống quan điểm duy vật biên
chứng về xã hội, vạch ra cấu trúc và quy luật phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch
sử đã vạch ra rằng:
Một là: Lịch sử phát triến của loài người là một quá trình lịch sử tư nhiên, do
những quy luật khách quan của bản thân lịch sử chi phối, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người, đó là quá trình phát triển thay thế nhau của các hình thái kinh tế
– xã hội.
Hai là: Không phải ý thức con người quyết định tồn tại của họ, mà chính tồn tại xã
hội quyết định ý thức của họ.
5



Ba là: Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng cho sư phát triển xã hội.
Bốn là: Chủ nghĩa duy vật lịch sử còn đề xuất những nguyên tắc nhận thức về
khoa học lịch sử trong đó quan trọng nhất là không thể giải thích “thời đại lịch sử nhất
định căn cứ vào ý thức của thời đại đó, mà phải căn cứ vào sinh hoạt vật chất của thời
đại.”
Có thể nói rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập ra là
thành quả vĩ đại mà chỉ có đứng trên lập trường vô sản mới có thể thấy được. Tai sao lại
như vậy? Ấy là bởi chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đưa tới kết luận có tính cách mạng về sư
diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sư thắng lợi tất yếu của giai cấp vô sản. Sư xuất
hiện của chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những đặc điểm cơ bản của cuộc cách
mạng trong triết học mà C. Mác và Ph. Ăngghen đã thưc hiện. Với tiểu luận này sẽ trình
bày những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử giai đoan 1844 – 1848, nó
được thể hiện qua những tác phẩm một cách cụ thể và sâu sắc.

II.

Giai đoạn đề xuất những nguyên lí những nguyên lí của chủ
nghĩa duy vật lịch sử (1844 -1848)
Trong giai đoạn này C. Mác và Ph. Ăngghen tiếp tục đi vào đề xuất tư tưởng duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử của mình. Qua rất nhiều tác phẩm những nguyên lý triết
học đã được hình thành đặc biệt là những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử và tác
phẩm trước bao giờ cũng được các ông bổ sung và hoàn thiện ở những tác phẩm sau đó
để rồi những nguyên lí được hình thành vào năm 1848 đánh dấu bởi tác phẩm “Tuyên
ngôn Đảng cộng sản”.
1. Tác phẩm “Bản thảo kinh tế – triết học (C.Mác viết 1844)

Năm 1844, Mác rời báo Sông Ranh sang pháp. Ở đây ông có nhiều thời gian

nghiên cứu các vấn đề mà ông đã phát hiện ra đó là những vấn đề về chính trị, xã hội,
cách mang,…Trong thời gian này ông làm việc trong tờ báo “Niên dám Pháp _ Đức”, ông
bắt đầu nghiên cứu một cách có phê phán kinh tế chính trị học tư sản Anh trên lập trường
6


chủ nghĩa xã hội, cũng tại nơi đây ông đã đọc được tác phẩm “Bản thảo góp phần phê
phán kinh tế chính trị học” của Ph. Ăngghen. Đây là tác phẩm Ph.Ăngghen viết để phê
phán hai nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh là A. Smith và Đ. Ricacdo, khi đọc được
tác phẩm này C. Mác nói rằng đó là con đường mà tôi nghiên cứu kinh tế.
Mục đích viết tác phẩm nhằm vạch trần tính chất hạn chế của kinh tế chính trị tư
sản trong luận điểm về tính vĩnh viễn của chế độ tư hữu khi họ khẳng định rằng tư hữu là
thuộc tính của con ngươi đồng thời coi sư tồn tại của giai cấp vô sản là hợp l ý, là tư
nhiên, phát triển tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. C.Mác khẳng định
phải xóa bỏ chế độ tư hữu để trả lại bản chất người đích thưc cho con người. Tác phẩm là
kết quả của quá trình ông nghiên cứu một cách có phê phán kinh tế chính trị học tư sản
Anh trên lập trương chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở phê phán quan điểm về kinh tế của A. Smith va Đ. Ricacdo, C.Mác đã
nêu bật được một số quan điểm duy vật lịch sử như sau:
1.1 Vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lịch sư của giai cấp công
nhân.
Hai nhà kinh tế học A. Smith và Đ. Ricacdo cho rằng chế độ tư hữu tồn tại mãi
mãi, rằng chế độ tư hữu là chế độ cuối cùng không bị diệt vong.
C.Mác đã phê phán quan điểm trên và phản bác lại rằng chế độ tư hữu chỉ là chế
độ tồn tại trong một hình thái kinh tế – xã hội nào đó và để xóa bỏ tư hữu phải làm cách
mạng và nhiệm vụ đó không phải ai khác chính là giai cấp công nhân. C. Mác khẳng định
rằng đấu tranh giai cấp chính là giải phóng giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao
động khác trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo.
1.2 Vấn đề về con người.
Tư tưởng của tác phẩm chủ yếu là tư tưởng về vai trò của lao động, cuả sản xuất

vật chất trong việc tạo ra chính bản thân con người và tiếp tục phát triển con người.Trong
khi sáng tạo ra và phát triển con người, lao động đồng thời chiếm mất tất cả sức lưc và
7


thời gian con người, nô dịch con người, dẫn đến sư xuất hiện sở hữu tư nhân, bóc lột và
các giai cấp. Theo đó C. Mác đưa ra khái niệm mới là “lao động bị tha hóa”, có nghĩa là
hoạt động đó của con người thể hiện sư quan trọng nhất bản chất người của con người
nhưng lại trở thành lưc lượng nô dịch con người, thể hiện ở chỗ sản phẩm của lao động
thống trị chính ngay người sản xuất ra nó. Lao động bị tha hóa ở đây làm cho người công
nhân đánh mất tính người, đánh mất cuộc sống cộng đồng, phá vỡ quan hệ giữa người với
người. Ông cho rằng sư phát triển của sản xuất trong điều kiện chủ nghĩa tư bản nhất định
sẽ tạo ra tiền đề vật chất để thủ tiêu “Lao động bị tha hóa”. Tha hóa ở đây là sư biến đổi
để thành cái đối lập, biến đổi đó theo hướng từ tốt sang xấu.
Trong lịch sử triết học đã có những nhà triết học đề cập đến phạm trù “tha hóa”,
nếu Hêghen đề cập đến phạm trù “tha hóa” nhưng đó lại là sư tha hóa của “ý niệm tuyệt
đối” tức có nghĩa là ý niệm tuyệt đối (tinh thần) tha hóa tư nhiên xã hội (vật chất) để rồi
lại quay về với ý niệm tuyệt đối (tinh thần), và toàn bộ vấn đề phát triển là việc khắc phục
sư tha hóa ấy, hay nhà triết học duy vật nhân bản Phơ Bách cho rằng sư tha hóa đó là của
tình cảm đạo đức, ông áp dụng tư tưởng về sư tha hóa vào việc phê phán tôn giáo ông coi
tôn giáo không phải là sư bịa đặt mà là sư tha hóa của con người và muốn xóa bỏ tôn giáo
hiện có và xây dưng một tôn giáo mới, tôn giáo này đem bản thân con người thay cho
thượng đế. Như vậy họ đều xuất phát từ yếu tố tinh thần chứ không xất phát từ yếu tố vật
chất.
Đến lượt C. Mác ông phê phán một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật quan
niệm của Hêghen và Phơ Bách về sư tha hóa và cách khắc phục sư tha hoa đó. Ông
khẳng định rằng “tha hóa” đó là của lao động, của con người chứ không phải một lưc
lượng tinh thần nào khác. Muốn xóa bỏ nguyên nhân con người bị tha hóa hãy xuất phát
từ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Thủ tiêu “lao động bị tha hóa” giành lại bản
chất người cho con người, phát triển mọi khả năng của mỗi cá nhân tư do đó chính là

“chủ nghĩa nhân đạo triệt để”. Theo quan điểm của C. Mác con người phát triển toàn diện
là một mẫu mưc lý tưởng về mặt triết học đối với C. Mác đó là “hạt nhân lý tưởng của
chủ nghĩa cộng sản”.
8


Học thuyết về sư tha hóa và việc giành lại cho con người cái bản chất của mình là
một bước lớn trên con đường sáng taọ ra một thế giới quan mới hoàn chỉnh. Ngoài ra,
C.Mác còn phê phán Hêghen cho rằng Hêghen không nhìn thấy hoạt động vật chất của
con người, ông đã thần bí hóa con người, đề cao hoat động tinh thần. Con người trong
triết học Hêghen là con người hoạt động tinh thần còn con người trong triết học Mác là
con người hoạt động thưc tiễn.
1.3 Vai trò của sản xuất vật chất.
C. Mác phê phán quan niệm về vai trò của lao động của A. Smith và Đ. Ricacdo
họ cho rằng lao động tạo ra giá trị của hàng hóa, sản phẩm cho xã hội. Còn C. Mác cho
rằng lao động không những tạo ra giá trị hàng hóa mà còn cải biến chính con người làm
cho tư duy phát triển. Hoạt động của con người, hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở nền
tảng của sư tồn tại và phát triển của xã hội. Như vậy ông đã chỉ ra được vai trò của sản
xuất vật chất đối với sư tồn tại và phát triển của xã hội
“Bản thảo kinh tế – triết học” tuy còn ảnh hưởn của chủ nghĩa duy vật nhân bản
Phơ Bách nhưng ông đã đề xuất được những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa duy vật lịch sử
và nó sẽ tiếp tục được phát triển trong những tác phẩm sau.
2. Tác phẩm “Gia đình thần thánh” hay phê phán sự “phê phán có tính chất

phê phán” (C.Mác, Ph. Ăngghen, 1845)
Trong thời gian C. Mác sống ở Pari đã gặp được Ph. Ăngghen, hai ông thấy cần phải
làm rõ quan điểm với phái Hêghen trẻ do Bruno – Bauer đứng đầu. Mục đích viết tác
phẩm nhằm phê phán chủ nghĩa duy tâm nói chung và phái Hêghen trẻ nói riêng vạch
trần tính chất duy tâm của phái này. Trước kia C. Mác va Ph. Ăngghen từng tham gia
phái này vì lúc đó họ là những lưc lượng tiến bộ còn lúc này Hêgghen trẻ trở thành bộ

phận trí thức nhưng vô chinh phủ, tư đề cao mình không quan tâm đến giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, rơi vào hữu khuynh, họ tuyên truyền một thứ phê phán đứng trên
mọi hiện thưc, đứng trên mọi chính đảng và chính trị, phủ nhân mọi hoạt động thưc tiễn
và chỉ quan sát thế giới chung quanh những sư kiện diễn ra trên thế giới “với tinh thần
9


phê phán”, họ chứng minh rằng hoạt động của những nhà tư tưởng suất sắc là động lưc
duy nhất của tiến bộ lịch sử. Họ chủ trương cách mạng trên lĩnh vưc ý thức, không những
thế họ còn phê phán C. Mác và Ph. Ăngghen không phê phán nhân dân, giai cấp công
nhân chính vì vậy mà C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết tác phẩm này, để bóc trần tính chất
phản động của phái này. Tác phẩm trình bày những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật

lịch sử bao gồm những vấn đề sau:
2.1 Vai trò của quần chúng nhân dân.
Bruno-Bauer đã phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân, đề cao vai trò phát triển
lịch sử thuộc về con người có óc phê phán, có tinh thần phê phán. Họ phủ nhận tính chất
khách quan của quy luật xã hội và ý nghĩa của hoạt động quần chúng nhân dân. Ông cho
rằng quần chúng nhân dân chỉ là một “đám đông quần chúng không có tinh thần phê
phán” không có “ý thức về mình”. Như vậy Hêghen trẻ đã cho rằng quần chúng nhân dân
là lưc lượng phi lý tính không có ý thức bản ngã, một đám đông hổ lốn, ngu muội cứ việc
quần chúng nhân dân tham gia là thất bại, chúng hạ thấp vai trò của quần chúng nhân
dân trong lịch sử.
C. Mác đã phê phán rằng Hêgghen trẻ đã không nhìn thấy vai trò sáng tạo ra lịch sử
của nhân dân bởi họ rơi vào tư tưởng hữu khuynh, để rồi C. Mác đi đến khẳng định lịch
sử từ trước đến nay mọi nhiệm vụ lịch sử đều do quần chúng nhân dân giải quyết, quần
chúng đấu tranh chống bọn bóc lột là nội dung chủ yếu của lịch sử, ví dụ như cách mạng
tư sản đánh đổ phong kiến vai trò to lớn nhất vẫn là quân chúng nhân dân là người tiến
hành hoạt động chính trị xã hội, là lưc lượng chủ yếu trong hoạt động sản xuất vật chất.
2.2 Sứ mệnh lịch sư giai cấp công nhân.

Phái Hêghen trẻ cho rằng giai cấp vô sản là một đám đông quần chúng không có
năng lưc phê phán, coi vô sản và quần chúng nhân dân lao động là một “đám đông quần
chúng tối tăm”, không thể tiến hành hoạt động lịch sử độc lập. Những lí luận và quan

10


điểm của phái có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển phong trào công nhân,
do vây hai ông đã bóc trần lí luận phản động đó.
Quá trình nghiên cứu lí luận và thưc tiễn, C. Mác thấy chế độ tư hữu là mặt khẳng
định, giai cấp công nhân là mặt phủ định. Giai cấp công nhân sẽ thưc hiện sứ mệnh lịch
sử thông qua cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dưng chế độ công hữu.
Xóa bỏ tư hữu một cách triệt để là nhiệm vụ phải tư mình đứng lên giải phóng mình. Giai
cấp công nhân cũng như quần chúng nhân dân lao động là người sáng tạo ra của cải vật
chất tinh thần cho xã hội còn phái Hêgen trẻ không tìm được gì. Một lần nữa C. Mác và
Ph. Ăngghen tiếp tục khẳng định vai trò của sản xuất vật chất.
Cũng trong gia đình thần thánh hai ông đã chỉ ra lợi ích thống nhất giữa lợi ích của
giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động khác. Giai cấp công nhân sẽ là
người tập hợp lưc lượng tầng lớp khác để họ thưc hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Tác
phẩm đã nêu lên tư tưởng cho rằng giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.
Quan điểm về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sẽ tiếp tục được các ông làm rõ
hơn trong quá trình phát triển và hoàn thiện triết học Mác
2.3 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Trên cơ sở phê phán Bruno – Bauer khi họ cho rằng nhà nước là công cụ của phê
phán, ở tác phẩm này ông chưa sử dụng khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
mà vẫn sử dụng khái niệm “ xã hội công dân” và “xã hội công dân” là cơ sở hình thành
nhà nước tức cở sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng chứ không phải nhà nước
quyết định xã hội công dân như phái Hêgghen trẻ khẳng định.
2.4 Tư tưởng về quan hệ sản xuất.

Ở tác phẩm này ông nói rằng: “để sản xuất tất yếu phải hình thành nên mối quan hệ
giữa anh ta và người khác” tức là đã xuất hiện tư tưởng về quan hệ sản xuất. Đây là nền
tảng để ông tiếp tục phát triển quan hệ sản xuất trong bộ Tư Bản.

11


Tác phẩm này đánh dấu bước đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm nói chung và chủ
nghĩa duy tâm của phái Hêgen trẻ nói riêng, để đưa đến bước ngoặt có tính cách mạng
trong lịch sử triết học, là cơ sở nền tảng đầu tiên thể hiện thế giới quan mới của C. Mác
và Ph. Ăngghen, tuy nhiên ở đây chưa đụng chạm tới chủ nghĩa duy vật, chưa tập trung
phê phán chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII- XVIII, chủ nghĩa Phơ Bách.
3.

Tác phẩm luận cương về Phơ Bách (C. Mác viết 1845).
C. Mác viết tác phẩm vào tháng 4/1845 tại Bỉ. Tác phẩm bao gồm mười một luận

đề của C. Mác về Phơ Bách lúc C. Mác còn sống tác phẩm không được xuất bản sau khi
ông qua đời Ph. Ăngghen công bố lần đầu tiên cùng với tác phẩm “ Lútvich- Phơbách và
sư cáo trung của triết học cổ điển Đức (1888). Tác phẩm được Ph. Ăngghen đánh giá là
mầm mống của một thế giới quan mới. Đây là tác phẩm mà C. Mác tập trung phê phán
hạn chế của phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật cũ là ở chỗ nó
không có tính chất trưc quan, không hiểu thưc tiễn là nền tảng của nhận thức, không hiểu
tác dụng qua lại giữa người với tư nhiên, kể cả chủ nghĩa duy vật Phơ Bách. Tác phẩm
trình bày một số nội dung trong đó có hai nội dung bàn về chủ nghĩa duy vật lịch sử là
vấn đề con ngươi,bản chất con người và vấn đề tôn giáo.
3.1 Vấn đề con người, bản chất con người.
Ông chỉ ra mặt hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ rằng: “Khuyết điểm chủ yếu của
toàn bộ chủ nghĩa duy vật trước kia, kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơ Bách, là ở chỗ: Sư
vật, hiện tượng chỉ được xem xét dưới hình thức khách quan hay dưới hình thức trưc

quan chứ không được xét là hoạt động cảm tính của con người, là thưc tiễn…”
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật Phơ Bách về của con người là mặt tư nhiên, tách
rời con người khỏi xã hội, quy bản chất con người vào những tính chất sinh vật học, chỉ
thấy quan hệ giữa người với tư nhiên mà không thấy quan hệ giữa người với nhau, ông
không thấy con người thưc tiễn trên cơ sở đó C. Mác phê phán Phơ Bách và khẳng định:
Con người là sản phẩm của hoàn cảnh là chủ thể của hoàn cảnh, con người không chỉ có
12


khả năng biến đổi tư nhiên mà còn có khả năng biến đổi, hoàn thiện chính bản thân mình.
Con người vừa có mặt tư nhiên vừa có mặt xã hội, trong đó mặt xã hội tức là hoạt động
thưc tiễn khiến cho con ngươi cao hơn con vật.
Con người trong triết học Mác là con người thưc tiễn, khác với con người sinh học
trong triết học Phơ Bách. Khi C. Mác xem xét con người thưc tiễn, có nghĩa là con người
ngoài mặt tư nhiên còn có mặt xã hội. C. Mác đã nhấn mạnh mặt xã hội của con người để
tạo nên bản chất con người và đưa đến kết luận rằng: Con người mang bản chất xã hội.
Ông nêu lên định nghĩa chứ danh của ông về bản chất con người. “Bản chất con người
không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thưc của
nó bản chất con người là toàn bộ những quan hệ xã hội”, vì con người tồn tại được là
trong các quan hệ xã hội, và trong xã hội cụ thể chịu sư quy định của điều kiện kinh tế –
xã hội đó, bản chất con người không phải là chung chung, trừu tượng.
3.2 Vấn đề tôn giáo.
Trong tác phẩm C. Mác đã chỉ ra công lao của Phơ Bách trong khi phê phán tôn
giáo rằng: Phơ Bách đã kéo tôn giáo từ trên trời xuống dưới đất để phê phán.Ông đã thấy
mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm, rằng tôn giáo không phải là
tình cảm bẩm sinh của con người, người ta đã tạo ra tôn giáo theo hình ảnh thần thánh
của mình.
C. Mác đã phê phán Phơ Bách ở chỗ trong quan điểm về tôn giáo ông đã bộc lộ
mâu thuẫn, tính chất không triệt để. Mâu thuẫn đó thể hiện ở chỗ một mặt ông khẳng định
tôn giáo không phải là tình cảm bẩm sinh của con người, một măt ông lại lập luận rằng

tình yêu là một thứ tình yêu đặc biệt được gọi là tình yêu tôn giáo. Ông phê phán tôn giáo
như vậy lại càng làm cho tôn giáo thêm hoàn thiện, ông lấy tôn giáo làm cơ sở và căn cứ
để phân biệt lịch sử.
C. Mác còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Phơ Bách đó là: Ông không
nhìn thấy nguyên nhân giai cấp khiến cho tôn giáo chia thế giới thành thế giới tinh thần
và thế giới vật chất, ông không hiểu được rằng không thể thủ tiêu được tôn giáo nếu
13


không thủ tiêu sư bóc lột, sư bất bình đẳng xã hội mà phân chia giai cấp vốn có, không
thấy mối quan hệ giữa tôn giáo với các hình thức xã hội, mối quan hệ giữa tôn giáo với
việc giải phóng con người. Theo ông để giải quyết vấn đề con ngươi thì dùng tình yêu tôn
giáo.
Với những tác phẩm trên tất cả những vấn đề về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy vật lịch sử đã thể hiện một thế giới quan khoa học. Ông chỉ ra bản chất cách mạng
của chủ nghĩa Mác: “Các nhà triết học trước kia chỉ biết giải thích thế giới bằng nhiều
cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”. Những nội dung còn thiếu sẽ được
bổ sung ở những tác phẩm sau.
4.

Tác phẩm “ hệ tư tưởng Đức” (C.Mác và Ph.Ăngghen viết 1845)
Vào mùa hè 1845, Phơ Bách viết bại báo tuyên bố mình là người cộng sản, cộng

với những người theo “chủ nghĩa xã hội chân chính” (trào lưu chủ nghĩa xã hội tiểu tư
sản) và Bruno – Bauer đã viết nhiều bài báo chống lại chủ nghĩa cộng sản. Trong lúc này
những người ủng hộ C. Mác và Ph. Ăngghen là thiểu số trong phong trào công nhân, các
phe phái đủ màu sắc của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đang chiếm ưu thế. Trước tình hình
đó C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy đã đến lúc cần phải chứng minh một cách khoa học
những cơ sở, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, và tuyên truyền hệ tư tưởng đó để tranh thủ
những người vô sản tiến về phía mình trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa xã hội

tiểu tư sản.
Hệ tư tưởng Đức là tác phẩm luận chiến của C. Mác và Ph. Ăngghen chống lại chủ
nghĩa duy tâm của những người theo phái Hêghen trẻ và chủ nghĩa xã hội chân chính tiểu
tư sản Đức, là sư phát triển những tư tưởng cơ bản của tác phẩm “Bản thảo kinh tế- triết
học”, “Luận cương về Phơ Bách”, lần đầu tiên một quan điểm tổng quát, một phát minh
vĩ đại của C. Mác ra đời nhận thức duy vật về lịch sử là cơ sở triết học trưc tiếp của học
thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học. Là tác phẩm đánh dấu bước tiến mới của các ông
trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ

14


nghĩa cộng sản khoa học. Những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử được trình bày
trong tác phẩm đó là:
4.1 Con người là xuất phát điểm của lịch sư.
Trên cơ sở phê phán quan điểm trước Mác về động lưc phát triển của lịch sử như
quan điểm về con người trong triêt học Phơ Bách, trong phái Hêggen trẻ…C. Mác và
Ph.Ăngghen đã cụ thể hóa và phân tích chi tiết những đặc điểm của triêt học Phơ Bách
mà hạn chế cơ bản là trong quan niệm về vấn đề con người. Phơ Bách dưa vào khái niệm
“con người cộng đồng” để tư tuyên bố mình là người cộng sản, con người theo quan niệm
của Phơ Bách chỉ là “con người trừu tượng” mà không phải là con người hiện thưc của
lịch sử. Đối với những người cộng sản, con người là sản phẩm của tư nhiên và vấn đề
xem xét con người hiện thưc của lịch sử là hành động thưc tiễn của con người.
Mặc dù khi thừa nhận “ con người là đối tượng của cảm giác” nhưng Phơ Bách chỉ
nói đến quan hệ con người trong tình yêu và chỉ dừng lại ở lí luận mà không xem xét con
người trong mối quan hệ cụ thể, trong những điều kiện sinh hoạt nhất định, trong những
hành động thưc sư tức là không thấy được con người thưc tiễn. Khi nói về mối quan hệ
con người với tư nhiên, Phơ Bách có quan điểm siêu hình về giới tư nhiên bất biến mà
không hiểu rằng hoạt động thưc tiễn của con người tác động lên giới tư nhiên tạo nên giới
tư nhiên có tính chất lịch sử, ở Phơ Bách tư nhiên và lịch sử tách rời nhau, không liên

quan với nhau.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng khẳng định: “Khi Phơ Bách là nhà duy vật thì ông
không bao giờ vận dụng đến lịch sử, còn khi ông có tính đến lịch sử thì ông không phải là
nhà duy vật. Ở Phơ Bách, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau”
C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra sai lầm và hạn chế để rồi hai ông đứng trên quan
điểm duy vật lịch sử vào luận giải và đưa ra kết luận rằng: Con người thưc tiễn mới là
xuất phát điểm của tồn tại và phát triển, tiến bộ xã hội. Để nghiên cứu con người thưc
tiễn đó là con người hành động để sản xuất của cải vật chất, sản xuất ra những giá trị tinh
thần và cũng là quá trình sản xuất ra chính con người. Do vậy để nghiên cứu lịch sử xã
15


hội C. Mác và Ph. Ăngghen đa xuất phát từ xhinhs con người chứ không phải một lưc
lướng siêu nhiên, thần bí nào đó.
4.2 Sản xuất vật chất là nền tảng của tồn tại và phát triển xã hội.
Đây là lần đầu tiên C. Mác và Ph. Ăngghen nêu ra nguồn gốc của sư nhận thức duy
vật về lịch sử đó là con người, hoạt động của họ, những điều kiện đời sống vật chất của
họ, nghĩa là thừa nhận vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với các lĩnh vưc còn lại
của đời sống xã hội. Các ông khẳng định rằng hình thức hoạt động thưc tiễn đầu tiên của
con người là hoạt động sản xuất vật chất, vì con người sống thì cần phải ăn, mặc, ở, đi lại
và để thỏa mãn được nhu cầu đó con người phải tiến hành lao động sản xuất.
C.Mác và Ph. Ăngghen đánh giá cao việc sáng tạo ra cung tên để săn bắn tìm kiếm thức
ăn, ở dưới nước thì biết chế tạo ra thuyền độc mộc…Như vậy nhờ có hoạt động sản xuất
vật chất con người đã cải biến tư nhiên nhằm tạo ra của cải để thỏa mãn nhu cầu, con
người đã quan hệ với nhau tạo nên tính xã hội, để rồi những quan hệ xã hội được hình
thành, và quá trình sản xuất vật chất đó cũng đã biến đổi, hoàn thiện chính bản thân mình.
Quá trình sản xuất vật chất đó đã làm cho con người “nhô lên khỏi tư nhiên”,làm
cho con người hoàn thiện những giác quan, là nền tảng, nguồn gốc, động lưc cho sư phát
triển xã hội.
4.3Những quy luật cơ bản của phát triển, tiến bộ lịch sư.

Thứ nhất, mối quan hệ giữa lưc lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. C. Mác và
Ph.Ăngghen nói rằng để tiến hành sản xuất vật chất anh ta hay con người tất yếu phải
quan hệ với tư nhiên đồng thời còn phải quan hệ với nhau. Đây là quan hệ song trùng,
trong đó mối quan hệ giữa con người với tư nhiên được gọi là sức sản xuất (LLSX), mối
quan hệ giữa con người với con ngươi được gọi là hình thức giao tiếp (QHSX). Hai ông
đã chỉ ra vai trò của sức sản xuất (LLSX) cụ thể là hình thức giao tiếp (QHSX) bị quy
định bởi sức sản xuất và sức sản xuất giữ vai trò quyết định.

16


Về mối quan hệ giữa sức sản xuất( LLSX) và hình thức giao tiếp(QHSX): Bất cứ
thời đại nào cũng thế khi lưc lượng sản xuất phát triển đến một trình độ phát triển nhất
định nào đó sẽ mâu thuẫn với hình thức giao tiếp, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết
bằng cách mạng xã hội, và khi cách mạng xã hội được thưc hiện thì nó sẽ mâu thuẫn với
hình thức giao tiếp cũ đã trỏ thành xiềng xích bằng hình thức giao tiếp mới cho phù hợp
với sức sản xuất(LLSX), đến lượt nó lại trở thành cái không phù hợp. Ông nói: Theo
quan điểm của chúng tôi mọi xung đột đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa sức sản xuất
(LLSX) và hình thức giao tiếp (QHSX). Đây là lần đầu tiên vạch ra nội dung cơ bản của
quy luật vận động biện chứng giữa sức sản xuất (LLSX) và hình thức giao tiếp(QHSX),
lấy đó làm căn cứ để vạch ra sư kế tục và thay thế nhau của các chế độ sở hữu bộ lạc
nguyên thủy, chế đọ sở hữu nô lệ, chế đọ sở hữu phong kiến, chế đọ sở hữu tư bản chủ
nghĩa.
Thứ hai, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ở tác phẩm này
C.Mác và Ph.Ăngghen vấn dùng khái niệm “xã hội công dân” của Hêghen để chỉ mối
quan hệ này. Hai ông đã nhắc tới hai yếu tố nhà nước và pháp luật. C.Mác cho rằng nhà
nước là công cụ của giai cấp thống trị.
Toàn bộ giao tiếp vật chất của cá nhân trong một giai đoạn lịch sử là cơ sở quyết
định hình thức nhà nước và pháp luật hay cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Thích ứng với một cơ sở kinh tế nhất định cũng là một hình thức phù hợp với chế độ tư

hữu hiện đại là nhà nước tư sản hay nhà nước tư sản nảy sinh từ chế độ tư hữu hiện đại.
Nhà nước sẽ bảo vệ lợi ích do vậy nhà nước bao giờ cũng là công cụ của giai cấp thống
trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước cũng như luật pháp đều là công cụ để
bảo vệ lợi ích kinh tế, chế độ kinh tế. Như vậy hai ông đã chỉ ra bản chất, chức năng của
nhà nước.
Thứ ba, mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đây là lần đầu tiên C.
Mác và Ph. Ăngghen nghiên cứu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

17


Hai ông đã phê phán phái Hêghen trẻ rằng Hêghen trẻ đã tách ý thức xã hội ra khỏi
hiện thưc của nó và coi trọng ý thức. Từ đó hai ông đã chỉ ra nguồn gốc của ý thức là từ
đời sống hiện thưc. Và nêu lên khái niệm ý thức xã hội là tồn tại được con người ý thức,
tồn tại xã hội là cơ sở hiện thưc của xã hội, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Muốn
xóa bỏ ý thức phải xóa bỏ tồn tại xã hội.
Trong tác phẩm C. Mác và Ph. Ăngghen nói đến tính tương đối của ý thức xã hội khi
ông cho rằng ý thức xã hội cũng co vai trò to lớn đến sư biến đổi xã hội. Hai ông đã đề
cập đến bản chất xã hội vì ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, là sư phản ánh tồn tại
xã hội. Hai ông đã khẳng định rằng: “Không phải ý thức quyết định đời sống, mà chính
đời sống quyết định ý thức”. Ý thức, chính trị, xã hội là do cơ sở kinh tế quyết định cho
nên giai cấp nào chi phối tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả tư liệu sản
xuất tinh thần và trong mọi thời đại những tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng
thống trị.
4.4 Những nguyên lí khác của chủ nghĩa duy vật lịch sư.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức C. Mác và Ph. Ăngghen đã manh nha xuất hiện
tư tưởng về chuyên chính vô sản. C. Mác nói: “lưc lượng sản xuất phát triển đến một
trình độ cao nhất sẽ là điều kiện, tiền đề nổ ra cách mạng vô sản”. Tư tưởng này về sau đã
được Lênin phát triển sáng tạo “cuộc cách mạng vô sản có thể nổ ra ở mắt xích yếu nhất
trong sợi dây chủ nghĩa tư sản”.

C. Mác và ph. Ănggen tiếp tục nghiên cứu làm rõ vấn đề giai cấp, đấu tranh giai
cấp, các ông coi cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, coi cách
mạng cộng sản thắng lợi và sư xuất hiện tất nhiên của xã hội cộng sản, là kết quả tất
nhiên của quy luật kinh tế, quy luật tồn tại một cách độc lập với ý chí của con người.
Vấn đề cách mạng xã hội là tính tất yếu và rằng cuộc cách mạng đó “là tất yếu
không những vì không thể lật đổ giai cấp thống trị bằng cách nào khác, mà còn vì giai
cấp tiến hành việc lật đổ chỉ có dùng cách mạng mới thoát khỏi hết thảy mọi cái thối nát
cũ và có khả năng sáng tạo một xã hội mới”.
18


Đây là tác phẩm luận chiến của C. Mác và Ph. Ăngghen chống lại chủ nghĩa duy
tâm và những người chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Đức, đánh dấu bước tiến mới của các
ông trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa cộng sản khoa học.

5. Tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” (C.Mác viết 1847)
Năm 1840, Prudon xuất bản cuốn sách “sở hữu là gì” để phê phán chủ nghĩa tư bản,
trưc tiếp tấn công vào chế độ đại tư hữu nhưng ông lại lý tưởng hóa chế độ tư hữu nhỏ,
ông tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản, thể hiện lập trường hữu khuynh, theo
Pudong, thì người ta có thể đảm bảo sư phồn vinh cho tất cả mọi người chấm dứt cảnh
nghèo khổ bằng con đường hòa bình, cải lương, không cần đấu tranh giai cấp, không cần
cách mạng xã hội bằng cách loaị bỏ những mặt “xấu” và những hậu quả “xấu” của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa và giữ lại những mặt “tốt”, những mặt “có ích” của nó cho
người tiểu tư sản. C. Mác kịch liệt phê phán lí tưởng phản động đó. Ông bóc trần tính
chất phản khoa học và giả dối của lời lẽ “biện chứng” của Prudong.
Năm 1846 trong quyển “hệ thống mâu thuấn kinh tế hay triết học của sư khốn
cùng” Prudon tuyên truyền cho những người vô chính phủ, tư coi mình là kẻ đối địch với
chủ nghiã cộng sản. Do vậy C. Mác đã phê phán quan điểm của Prudon để giáo dục giai
cấp công nhân.


Trong tác phẩm “Sư khốn cùng của triế học” C. Mác trình bày những nguyên
lí triết học thông qua những nhận xét, cụ thể như sau.
5.1 Lý luận về hình thái kinh tế xã hội.
Trong lời nhận xét thứ hai: Trong tác phẩm này C. Mác trình bày mối quan hệ
biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lưc lượng sản xuất. Sư thay đổi phương thức sản
xuất nhất định dẫn đến sư thay đổi quan hệ xã hội, đáng chú ý trong khi trình bày vấn đề
này C. Mác đề cập đến thuật ngữ “quan hệ sản xuất” thay cho quan hệ giao tiếp trong tác
phẩm Hệ tư tưởng Đức. Ông khẳng định “ những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết
19


với những lưc lượng sản xuất” do có được những lưc lượng sản xuất mới mà loài người
đã thay đổi phương thức sản xuất của mình như cái cối xay quay bằng tay đã đưa lại xã
hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội nhà tư bản công nghiệp.
Chính những người thiết lập nên những quan hệ xã hội phù hợp với năng lưc sản
xuất vật chất của họ, cũng là những người sản sinh ra những nguyên lý, những ý niệm
phạm trù ấy ít có tính chất vĩnh cửu.
Trong nhận xét thứ ba: C. Mác cho rằng dòng hảy qua nhiều giai đoạn lịch sử xã
hội như là thể thống nhất các quan hệ sản xuất chính là ông đã trình bày về nguyên lý sư
thay đổi của thời đại khác nhau do sư thay đổi cac quan hệ sản xuất, trình bày như một
quy luật mối quan hệ giữa lưc lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở chỗ quan hệ sản xuất
phù hợp với lưc lượng sản xuất và ông nói rằng quan hệ sản xuất không bao lại xuất hiện
trước những điều kiện tiền đề vật chất của nó chưa chín muồi hay quan hệ sản xuất không
bao giờ ra đời trước lưc lượng sản xuất, xuất hiện mầm mống phôi thai của hình thái kinh
tế xã hội là quá trình lịch sử tư nhiên.
5.2 Khảo cứu mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Trong nhận xét thứ nhất: C. Mác đã nhắc tới tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ông
cho rằng: những điều kiện vật chất, sinh hoạt vật chất sư biến đổi của tồn tại là sư biến
đổi của những tồn tại vật chất, là sư biến đổi của phương thức sản xuất dẫn đến làm thay

đổi ý thức xã hội. Giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần thì đời sống vật chất quyết
định, đời sống vật chất thay đổi tức nói tới sư thay đổi của phương thức sản xuất.
5.3 Vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp.
Trong lời nhận xét thứ bảy: C. Mác nhắc tới vấn đề lịch sử, cách mạng, đối kháng
giai cấp tư sản vô sản. Ông cho rằng chế độ phong kiến đã có giai cấp vô sản của nó – tức
là nông nô một đẳng cấp đã chứa đưng tất cả những mần mống của giai cấp tư sản, những
người xã hội chủ nghĩa và những người cộng sản là những nhà lý luận của giai cấp vô
sản. C. Mác khẳng định “ giống như những nhà kinh tế học là những đại biểu của giai
20


cấp tư sản, những người xã hội chủ nghĩa và những người cộng sản cũng là những nhà lý
luận của giai cấp vô sản”, đấu tranh giai cấp là động lưc phát triển của xã hội có giai cấp.
Vì vậy trong xã hội tư sản tồn tại mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản, mâu thuẫn đó tới một
lúc nào đó tất yếu sẽ diễn ra cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản bằng
cách mạng vô sản. Ông khẳng định rằng cuộc đấu tranh tư sản chống lại vô sản là cuộc
đấu tranh cuối cùng trong lịch sử điều này cũng có nghĩa rằng giai cấp công nhân có tính
cách mạng triêt để.

6. Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản (C. Mác viết 1848)
Tác phẩm được C. Mác viết dưa trên tài liệu của Ph. Ăngghen trong những nguyên lý
của chủ nghĩa cộng sản mà Ph. Ăngghen soạn thảo, cho đồng minh những người cộng sản
tại đại hội lần thứ nhất của tổ chức này ( 1847) đã được xuất bản ngay trước khi nổ ra
cách mạng 1848, đây là bản cương lĩnh cho chủ nghĩa cộng sản khoa học. “Tuyên ngôn
Đảng cộng sản" đã đề ra rõ ràng và chính xác một cách thiên tài thế giới quan mới tức
chủ nghĩa duy vật triệt để bao quát cả lĩnh vưc đời sống xã hội, lí luận về đấu tranh giai
cấp, vai trò cách mạng trong lịch sử thế giới của giai cấp vô sản. Có thể nói rằng tuyên
ngôn là một văn kiện của giai cấp công nhân, thể hiện một cách đầy đủ sâu sắc cô đọng
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, hệ tư tưởng ra đời đã dẫn dắt phong trào công nhân
trên toàn thế giới, tuyên ngôn ra đời có tác động lớn đối với phong trào đấu tranh của giai

cấp công nhân trên toàn thế giới.
Tác phẩm gồm bốn chương:
Chương I: Những người tư sản và những người vô sản.
Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản.
Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Chương IV: Lập trường của những người cộng sản đối với các Đảng đối lập.

21


Tuyên ngôn Đảng cộng sản đã đề cập tới những nguyên lí chủ nghĩa duy vật lịch sử
như sau:
6.1 Vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lịch sư của giai cấp công nhân.
Ở trong chương I, C. Mác đã xác định quy luật cơ bản của sư phát triển của mọi xã
hội có tính chất đối kháng: Đấu tranh giai cấp. Ông đã vạch rõ ràng rằng xã hội nô lệ đã
bị xã hội phong kiến thay thế và xã hội phong kiến đã bị xã hội tư bản thay thế như thế
nào. Ông kết luận rằng chủ nghĩa tư bản do những mâu thuẫn đối kháng nội bộ mà không
tránh khỏi bị sụp đổ, nêu lên mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
công nhân là chủ nghĩa cộng sản.
C. Mác viết rằng: “Sư diệt vong tất của giai cấp tư sản và sư thắng lợi của giai cấp
vô sản đều không thể tránh khỏi”.
Trong chương II, ông nói sư xuất hiện và tồn tại của giai cấp dưa trên cơ sở chế độ
kinh tế nhất định, sư xuất hiện của giai cấp tư sản và vô sản gắn liền với nền đại công
nghiệp chủ nghĩa tư bản cho nên cùng với sư phát triển của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa, phát triển nền sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã đưa đến mâu thuẫn
gay gắt giữa tư sản – vô sản, tất yếu mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết.Đó là sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân tức có nghĩa là phải xóa bỏ chế độ tư hữu nhưng không phải
chế độ tư hữu nói chung mà là chế độ tư hữu tư bản, xây dưng chế độ công hữu bằng
cuộc cách mạng của giai cấp vô sản.
Trong chương III, để thưc hiện được sứ mệnh lịch sử đó thì ông đã kêu gọi sư liên

minh của tất cả giai cấp vô sản rên thế giới, lời kêu gọi kết thúc tác phẩm là “ Vô sản tất
cả các nước liên hợp lại!”. Lời kêu gọi đã biểu hiện tính chất quốc tế của phong trào cộng
sản chủ nghĩa.
6.2 Cách mạng xã hội, nhà nước, tư tưởng về chuyên chính vô sản
Trong chương II, ông đã khẳng định rằng: Chỉ có cách mạng vô sản mới làm cho
các quan hệ kinh tế, cho sinh hoạt xã hội và ý thức con người có sư thay đổi căn bản. “ Vì
22


trên thưc tế tất cả những giai cấp thống trị trước đó họ không tư rút lui mà để xóa bỏ họ
phải bằng cuộc cách mạng”. C.Mác đã viết: “Giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng
giai cấp công nhân là giai cấp công nhân phải thành giai cấp thống trị”, giai đoạn tiếp là
sử dụng chính quyền đó làm công cụ để xây dưng chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy, Tuyên ngôn Đảng cộng sản đã nêu ra tư tưởng chuyên chính vô sản, và
nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, tức tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa Mác về vấn đề
nhà nước. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản.
Chuyên chính vô sản là thời kì quá độ chính trị để tiến tới xã hội không có giai cấp. Ông
cũng nêu ra tư tưởng cách mạng không ngừng, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản
không chỉ dừng lại ở việc giành quyền thống trị mà phải thiết lập, xây dưng chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản. Có thể nói rằng tư tưởng chuyên chính vô sản là tư tưởng xuyên
suốt. Giai đoạn này chỉ xuất hiện tư tưởng, đến các tác phẩm sau sẽ phát triển thành khái
niệm chuyên chính vô sản.
6.3 Vai trò của Đảng cộng sản.
Trong chương II, nội dung chủ yếu là đề cập tới vai trò của Đảng cộng sản, bộ phận
không thể tách rời của giai cấp công nhân và đội tiên phong của giai cấp đó. Đảng cộng
sản và giai cấp vô sản đều thống nhất ở chỗ phải đấu tranh, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây
dưng xã hội cộng sản.
Trong chương IV, ông đã trình bày nguyên tắc và sách lược của Đảng cộng sản:
Người cộng sản ủng hộ, ở khắp nơi, mọi phong trào cách mạng chống lại trật tư xã hội và
chính trị hiện có, ủng hộ ngay cả cuộc đấu tranh chung với giai cấp tư sản chống lại chế

độ phong kiến. Nhưng không bao giò họ được quên nhiệm vụ cơ bản của họ là giáo dục
cho công nhân có ý thức rõ rệt về tính chất đối kháng không thể điều hòa giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản.
Dưới sư lãnh đạo của Đảng cộng sản đã đưa tới nhiều thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
ở Liên xô đồng thời đó cũng là thắng lợi của những tư tưởng mà C. Mác và Ph. Ăngghen
đã trình bày trong tác phẩm bất hủ Tuyên ngôn Đảng cộng sản.
23


Ngoài những vấn đề nổi bật nêu trên tác phẩm còn đề cập tới và tiếp tục khẳng định
sản xuất vật chất là nền tảng cho phát triển, tiến bộ xã hội và lịch sử phát triển của xã hội
có giai cấp, là lịch sử của đấu tranh giai cấp, và bàn về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội.

III.

Kết luận chung
Trong giai đoạn 1844 – 1848, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã được C. Mác và

Ăngghen xây dưng sâu sắc góp phần làm sáng tỏ thế giới quan mới. Những nội dung
trong tác phẩm sau bao giờ cũng bổ sung và phát triển nội dung ở tác phẩm trước làm cho
chủ ngĩa Mác hoàn thiện hơn. Hai ông đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề của chủ nghĩa duy vật
lịch sử:
Khi bàn về vấn đề con người C. Mác và Ph. Ăngghen nhận thấy rằng con người là
xuất phát điểm của lịch sử xã hội, là con người thưc tiễn, con người hoạt động, và sản
xuất vật chất có vai trò to lớn đối với con người.
Lí luận về hình thái kinh tế xã hội bước đầu được hình thành và phát triển khi các
ông nghiên cứu vai trò của sản xuất vật chất đối với sư tồn tại và phát triển của xã hội,
nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa sức sản xuất(LLSX) với hình thức giao
tiếp(QHSX), manh nha xuất hiện tư tưởng về quan hệ sản xuất trong tác phẩm “Gia đình

thần thánh”, mối quan hệ biện chứng giữa cở sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và trong
giai đoạn này lần đâu tiên hai ông nghiên cứu phạm trù tồn tại xã hội, ý thức xã hội và
mối quan hệ giữa chúng. Manh nha quan điểm cho rằng sư tồn tại và phát triển của các
hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tư nhiên
Khẳng định vai trò của giai cấp công nhân, của quần chúng nhân dân, vai trò của
đấu tranh giai cấp, vai trò to lớn của Đảng cộng sản. Có áp bức, bóc lột ắt phải có sư đấu
tranh, ở đây là cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nhằm xóa bỏ chế độ
tư hữu thiết lập chế độ công hữu, xây dưng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh giai cấp là động
lưc phát triển của xã hội có giai cấp, sứ mệnh đó do giai cấp vô sản lãnh đạo
24


Sư xuất hiện tư tưởng chuyên chính vô sản, trong giai đoạn này chỉ xuất hiện tư
tưởng tới các tác phẩm sau sẽ phát triển và sử dụng khái niệm chuyên chính vô sản. ngoài
ra còn có những quan điểm về tôn giáo rất biện chứng!
Những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong giai đoạn này được C. Mác và
Ph.Ăngghen xây dưng khá đầy đủ, là cơ sở cho những giai đoạn phát triển về giai đoạn
sau của triết học Mác.

C.

Lời kết

Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong giai đoạn hình thành triết học Mác là cơ sở để
bước vào giai đoạn phát triển về sau. Có thể nói rằng khi C.Mác và Ph. Ăngghen vận
dụng phép biên chuang duy vật vào luận giải vấn đề xã hội đã thể hiện sư sáng tạo so với
các nhà triết học trước đó và các nhà triết học cùng thời. Triết học Mác là triết học dùng
phép biện chứng để luận giải vấn đề xã hội, là cơ sở hình thành nên chủ nghĩa duy vật
lịch sử và nó còn có giá trị cho đến ngay nay.
Chủ nghĩa Mác – Lênin cung cấp thế giới quan, phương pháp luận, là kim chỉ nam

cho hành động, soi đường dẫn lối cho ta đi từ thành công này tới thành công khác. Lịch
sử nhân loại đã chứng minh bằng thành công vĩ đại to lớn của cách mạng tháng 10 / 1917,
ánh sáng của cách mạng tháng 10 có được một phần là do sư vận dụng sáng tạo của vị
lãnh tụ vĩ đại Lênin vào tình hình Liên Xô lúc bấy giờ. Tiếp thu những tư tưởng của các
bậc tiền bối và luồng ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta giành lại độc lập tư do theo con đường
cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin áp dụng vào thưc tiễn cách mạng Việt Nam, làm cho nước ta hoàn toàn độc
lập, tư do…

25


×