Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa thiên ưu 8 vụ mùa 2015 và vụ xuân 2016 tại hoành bồ, quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ CÔNG TUẤN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ TỔ HỢP
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG LÚA THIÊN ƯU 8
TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ CÔNG TUẤN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ TỔ HỢP
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG LÚA THIÊN ƯU 8
TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHẠM VĂN NGỌC

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác giả cảm ơn. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Tác giả

Ngô Công Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Phòng đào tạo,

khoa Nông học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phạm Văn Ngọc, giáo
viên khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo giảng dạy
chuyên ngành Khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông Lâm đã giúp đỡ hoàn thiện
đề tài và có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Gia đình Ông Phạm Văn Thân, Thôn An Biên I, xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ đã
giúp đỡ tôi thực hiện các công thức thí nghiệm ở vụ Mùa năm 2015 và vụ Xuân 2016.
- Ban Dân vận Huyện ủy, Phòng Nông nghiệp&PTNT, Trung tâm dịch vụ kỹ
thuật nông nghiệp huyện Hoành Bồ đã giúp đỡ tôi trong thực hiện đề tài này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy giáo,
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Ngô Công Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ v
MỤC LỤC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
2.1. Mục đích của đề tài .............................................................................. 2
2.2.Yêu cầu của đề tài ................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
1.2. Vai trò của phân bón đối với cây lúa ................................................... 5
1.2.1. Nhu cầu về đạm của cây lúa.............................................................. 6
1.2.2. Nhu cầu về lân của cây lúa................................................................ 7
1.2.3. Nhu cầu về kali của cây lúa .............................................................. 8
1.3. Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên thế giới và ở Việt Nam ...... 9
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên Thế giới .......................... 9
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu phân bón ở Việt Nam .......................... 10
1.4. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới và ở Việt Nam ................ 12
1.4.1. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới...................................... 12
1.4.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam ........................................ 14
1.5. Phương pháp bón phân cho lúa .......................................................... 15
1.5.1. Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa .................................... 15
1.5.2. Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính ...................... 16
1.5.3. Phương pháp bón phân cho lúa ....................................................... 18
1.6. Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa................................................. 20
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 23
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................ 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 23
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 23
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................... 23
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 23
2.2.2. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm ................................. 24
2.2.3. Kỹ thuật áp dụng thực hiện thí nghiệm ........................................... 24
2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................ 26
2.3.1. Các chỉ tiêu đặc điểm hình thái ....................................................... 26
2.3.2. Các chỉ tiêu đặc điểm nông sinh học và sâu bệnh hại..................... 26
2.3.3. Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh hại ........................................ 30
2.3.4. Xác định hiệu lực phân bón ............................................................ 32
3.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 32
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 33
3.1. Tình hình thời tiết ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển giống
lúa Thiên ưu 8 ................................................................................. 33
3.1.1. Ảnh hưởng thời tiết vụ Mùa 2015 đến sinh trưởng phát triể n của
giống lúa Thiên ưu 8 ....................................................................... 33
3.1.2. Ảnh hưởng thời tiết vụ Xuân 2016 đến sinh trưởng phát triể n của
giống lúa thiên ưu 8 ........................................................................ 34
3.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng
phát triển giống lúa Thiên ưu 8......................................................... 36
3.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến mức độ biểu hiện
sâu bệnh giống lúa Thiên ưu 8 ........................................................ 48
3.4. Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu

thành năng suất và hiệu quả kinh tế giống lúa Thiên ưu 8 ............. 50
3.5. Đánh giá ảnh hưởng mùa vụ gieo cấy và phân bón đến năng suất giống
lúa Thiên ưu 8 ................................................................................. 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 61
TÀ I LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 63
PHỤ LỤC ................................................................................................. 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CT

Công thức

CV(%)

Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

Đ/c

Đối chứng


FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Ha

Hecta

IRRI

Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế

LSD0,5

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (Least Significant Difference Test)

M2015

Vụ Mùa 2015

NS

Sai khác không có ý nghĩa (Non - Sigaifiticant)

NSC

Ngày sau cấy

NSLT


Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P

Xác xuất.

P1000

Khối lượng nghìn hạt

TB

Trung bình

TH_VU

Thời vụ

X2016

Vụ Xuân 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 .... 15
Bảng 1.2: Lượng phân bón cho lúa ....................................................... 18
Bảng 2.1: Tỷ lệ lượng phân đạm và kali bón ở các thời kỳ .................. 25
Bảng 3.1: Đă ̣c trưng hiǹ h thái giố ng lúa Thiên ưu 8 ở 2 vụ thí nghiệm 36
Bảng 3.2a: Các chỉ tiêu nông ho ̣c giố ng Thiên ưu 8vu ̣ Mùa 2015 và Xuân
2016....................................................................................... 38
Bảng 3.2b: Các chỉ tiêu nông ho ̣c giố ng Thiên ưu 8 vu ̣ Mùa 2015 và Xuân
2016....................................................................................... 40
Bảng 3.3a: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giố ng Thiên ưu 8 vu ̣
Mùa 2015, vụ Xuân 2016 ..................................................... 41
Bảng 3.3b: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giố ng Thiên ưu 8 vu ̣
Mùa 2015 và vụ xuân 2016................................................... 42
Bảng 3.4a: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giố ng Thiên ưu 8 vu ̣ Mùa
2015.................................................................................................. 43
Bảng 3.4b: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giố ng Thiên ưu 8 vu ̣ Xuân
2016 ................................................................................. 45
Bảng 3.5: Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu giống lúa
Thiên ưu 8 vu ̣ Mùa 2015 và Xuân 2016 ........................... 46
Bảng 3.6: Mức đô ̣ biể u hiê ̣n sâu ha ̣i trên giố ng Thiên ưu 8 .................. 48
Bảng 3.7: Mức đô ̣ biể u hiêṇ bênh
̣ ha ̣i giố ng Thiên ưu vu ̣ Mùa 2015, vụ
Xuân 2016 ............................................................................. 49
Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố năng suất giống lúa Thiên ưu 8 .... 50
Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố năng suất giống lúa Thiên ưu 8 ..... 52
Bảng 3.10: Mô ̣t số đă ̣c điể m bông lúa liên quan tới cấ u thành năng

suấ t ........................................................................................ 54
Bảng 3.11: Ảnh hưởng mùa vụ gieo cấy đến năng suất trung bình các công
thức phân bón trên giống lúa Thiên ưu 8 .............................. 56
Bảng 3.12: Năng suất thực thu giống lúa Thiên ưu 8 của các tổ hợp phân
bón qua 2 vụ thí nghiệm ....................................................... 56
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón trên giống lúa Thiên
ưu 8 thí nghiệm ..................................................................... 57
Bảng 3.14: Giá trị biến động các nguồn biến động của năng suất.......... 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

Bảng 3.15: Năng suất trung bình của các công thức phân bón qua 2 vụ thí
nghiệm................................................................................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.a:

Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy của giống lúa
Thiên ưu 8 ở vụ Mùa 2015 tại Hoành Bồ - Quảng Ninh .... 33


Hình 1.b:

Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy của giống lúa
Thiên ưu 8 ở vụ Xuân 2016 tại tại Hoành Bồ - Quảng
Ninh..................................................................................... 35

Hình 2a:

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Thiên ưu
8 vụ Mùa 2015 .................................................................... 44

Hình 2b:

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Thiên ưu
8 vụ Xuân 2016 ................................................................... 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng
phát triển. Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ chất dinh dưỡng mà
phải lấy thêm phần lớn từ phân bón. Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của
thế kỷ XX, trên phạm vi trên toàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng

sản lượng nông sản tăng thêm. ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón
làm tăng 35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13
tấn hạt ngũ cốc. Bón phân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất lượng nông sản, cụ thể
là làm tăng hàm lượng chất khoáng, protein, đường và vitamin cho sản phẩm. Tuy
nhiên, nếu thiếu chất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều và không cân đối cũng có thể
làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Hoành Bồ giai đoạn
(2015-2020) đã đề ra phương án đưa vào trồng khảo nghiệm những giống lúa mới có
năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Hoành Bồ,
dần thay thế những giống cũ đang bị thoái hóa, năng suất thấp như: Khang Dân, Mộc
Tuyền,... Một trong những giống mà Phòng Nông nghiệp huyện đã đề xuất khảo
nghiệm có giống lúa Thiên ưu 8 là giống lúa mới năng suất trung bình từ 70-75 tạ/ha,
chịu thâm canh đạt năng suất từ 85-90 tạ/ha, ít sâu bệnh hại cho năng suất cao được
Tổng công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương chọn tạo. Để khai thác tiềm năng
năng suất của giống, cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật thâm
canh trong đó xác định lượng phân bón hợp lý và biện pháp kỹ thuật là hết sức quan
trọng. Việc xác định liều lượng phân bón thích hợp có vai trò quyết định tới việc nâng
cao các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa, cũng như khả năng chống chịu sâu
bệnh của giống.
Bón phân cân đối là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết
yếu, đều liều lượng, tỷ lệ thích lượng, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây
trồng, đất, mùa vụ để đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi
trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Bón phân không cân đối làm giảm hiệu lực của phân từ 20-50%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

Hiên nay, trên thị trường huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều loại phân
bón như phân: Phân lân nung chảy Văn Điển, phân đạm Hà Bắc, phân lân Lâm Thao,
phân Urea, đạm Phú Mỹ UREA, phân vi sinh Sông Gianh, phân Kali, phân bón lá... tỷ
lệ thành phần N:P:K và giá cả của mỗi loại cũng khác nhau. Trước tình hình đó, người
nông dân không biết lựa chọn loại phân nào để bón cho cây lúa nói chung và giống lúa
Thiên ưu 8 nói riêng, để vừa đảm bảo bón phân hợp lý, đủ thành phần dinh dưỡng cung
cấp cho cây trồng nhưng giá thành chi phí cho phân bón là thấp nhất.
Giống lúa Thiên ưu 8 là giống lúa có tiềm năng năng suất cao và chất lượng
khá. Trong những năm gần đây, giống lúa Thiên ưu 8 được trạm khuyến nông huyện
Hoành Bồ gieo cấy thử nghiệm ở một số vùng sinh thái trong địa bàn huyện Hoành
Bồ. Kết quả cho thấy giống Thiên ưu 8 có khả năng thích với điều kiện sinh thái
huyện Hoành Bồ, nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu xác định lượng phân bón cho
giống này phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng địa phương. Do vậy việc nghiên
cứu xác định lượng phân bón cho giống lúa Thiên ưu 8 phù hợp với điều kiện sinh
thái huyện Hoành Bồ là cần thiết.
Hiện nay có nhiều quan điểm về bón phân cân đối cho cây lúa, nông dân ở trong
huyện Hoành Bồ vẫn áp dụng bón phân dựa vào kinh nghiệm là chính, còn các nhà
khoa học của Viện nghiên cứu lúa IRRI khuyến cáo bón phân phải dựa theo năng suất
mong muốn và tập quán canh tác lúa của người dân. Do vậy nghiên cứu thử nghiệm
các quan điểm bón phân cân đối cho cây lúa là cần thiết để bổ sung tiến bộ kỹ thuật
mới trong canh tác lúa.
Từ những lý do trên, trong phạm vi luận văn đề tài thạc sỹ khoa học cây trồng
tôi tiến hành nghiên cứu: "Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và
phát triển của giống lúa Thiên ưu 8 vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016 tại Hoành Bồ,
Quảng Ninh".
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp cho giống lúa Thiên ưu 8 đạt hiệu
quả kinh tế cao tại Hoành Bồ, Quảng Ninh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
2.2.Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng
và phát triển giống lúa Thiên ưu 8 ở vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016.
- Đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến mức độ biểu hiện sâu bệnh trên
giống lúa Thiên ưu 8 ở vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016.
- Đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất thực thu giống lúa Thiên ưu 8 trong 2 vụ thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia trên thế giới đã, đang
và sẽ trải qua các hình thức phát triển nông nghiệp và sử dụng phân bón theo Bùi Huy
Đáp - 1980 [15]:
- Nền nông nghiệp cổ điển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không đáp ứng
được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi để lấy phân và trồng cây
phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ

thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong đất và điều kiện phát triển vi sinh vật đất
cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Nền nông nghiệp hóa học: là nền sản xuất nông nghiệp được chuyên môn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả cơ giới hóa trong sản
xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Sử
dụng phân bón cải tạo, cung cấp dinh dưỡng bị thiếu cho đất và cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng, sử dụng thuốc sinh học, thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vào trong
cây trồng, vật nuôi… nhằm kích thích vật nuôi, cây trồng sinh trưởng nhanh, chắc
khỏe, tạo giống lai mới… và bảo vệ cây trồng, vật nuôi chống lại sự tấn công của sâu
hại, dịch bệnh góp phần nâng cao năng suất cho cây trồng, vật nuôi.
Kinh nghiệm ở Việt Nam: Để đạt năng suất lúa 5 tấn/ha cần phải cung cấp từ
100 - 120 kg N/ha. Nếu chỉ bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải bón 30 tấn
mới đủ lượng đạm, do vậy rất khó khăn trong việc chuẩn bị đủ lượng phân hữu
cơ. Vì vậy, nền nông nghiệp này cũng không thể đáp ứng được nhu cầu lương
thực, thực phẩm ngày càng tăng với yêu cầu của con người. Kết quả thử nghiệm
sau 30 năm của FAO cho thấy: “Nếu tận dụng hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong
một trang trại để bón ruộng mà không bón phân hoá học, năng suất cây trồng giảm ít
nhất là 30%, đất bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng, một số cây giống mới (giống lai)
cần có một lượng phân bón thích hợp thì mới đạt được năng suất tối đa".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Theo cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đặc điểm của giống, biện pháp kỹ
thuật, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu... với mức bón và loại phân bón - Nguyễn
Hữu Tề và cộng sự - 1997 [41], cho rằng: những giống thấp cây bón lượng đạm nhiều
hơn giống cao cây; giống có bông to và hạt to bón phân nhiều hơn giống có bông nhỏ
và hạt nhỏ; giống có thân to và dầy sẽ chịu được lượng phân bón cao, khi bón nhiều

sẽ khó bị đổ. Lúa vụ Xuân (nhiệt độ thấp) bón nhiều phân hơn lúa vụ Mùa (nhiệt độ
cao). Trồng lúa dùng làm giống thì bón nhiều phân để hạt mẩy, nảy mầm khoẻ, sức
sống cao. Giống lúa đẻ nhánh ít, thời gian đẻ nhánh kết thúc sớm thì bón nhiều phân
đạm vào giai đoạn đầu để thúc đẻ nhánh. Những giống đẻ lai rai thì bón tập trung ở
thời kỳ đầu giai đoạn đẻ nhánh để lúa đẻ tập trung. Những giống có lá to, dài và mỏng,
bón ít đạm hơn giống có lá ngắn, hẹp, bản lá dầy và xanh đậm. Dạng cây xoè không
nên bón nhiều phân vì không cấy được dầy và diện tích lá lớn che khuất lẫn nhau.
Giống chống chịu sâu bệnh kém không nên bón quá nhiều phân.
1.2. Vai trò của phân bón đối với cây lúa
Theo Phạm Sỹ Tân - 2008[40], thì vai trò của phân bón hết sức quan trọng
trong thâm canh tăng năng suất lúa. Không có phân bón là không có năng suất gia
tăng. Trong 3 nguyên tố phân đa lượng N, P, K trong thâm canh lúa thì phân N góp
phầm làm tăng năng suất khoảng 40- 45%, phân lân góp phần khoảng 20-30% và
phân kali góp phần khoảng 5-10%.
Thực tiễn trong sản xuất cho thấy nếu cây trồng không bón phân thì không thể
cho năng suất cao. Theo Nguyễn Văn Luật -2001 [31] phân bón có khả năng tăng
năng suất từ 25-50% so với đối chứng không bón phân.
Theo Bùi Đình Dinh từ 1995-1999 [15] cho thấy: Trong thực tiễn, năng suất
cây trồng còn quá thấp so với tiềm năng năng suất sinh vật của chúng. Nếu năng suất
lúa ở mức 43,3 tạ/ha, so với các giống đang sử dụng thì chỉ đạt 30-40%. Muốn đưa
năng suất cây trồng lên nữa thì biện pháp sử dụng phân bón được coi là vật tư quan
trọng.
Trong những năm gần đây, ngoài vai trò của giống mới cho năng suất cao còn
có sự bổ trợ của phân bón. Việc ra đời của phân bón hóa học trong sản xuất nông
nghiệp đã làm tăng lên 50% năng suất cây trồng so với năng suất đồng ruộng luân
canh cây bộ đậu tại các nước Tây Âu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6
Theo FAO thì trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phân bón đóng vai trò vào tăng
năng suất nông nghiệp toàn cầu khoảng 50% (FAO-1984), Ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương là 75%. Nhờ kỹ thuật canh tác, cải tiến, trong đó chủ yếu là tăng cường
sử dụng phân bón hóa học mà năng suất cây trồng nông nghiệp tăng 2-3 lần trong
vòng 60 năm.
Ở Việt Nam năng suất cây lúa tăng từ 12,1 tạ/ha/vụ trong những năm 30 lên
31,7 tạ/ha/vụ trong những năm 90 của thế kỷ XX, tức là tăng 2,6 lần. Như vậy:
"Không có phân hóa học, nông nghiệp trong vòng 50 năm qua không thể tăng năng
suất gấp 4 lần, sử dụng phân bón có tác dụng sâu xa đến cân bằng dinh dưỡng trong
đất.
1.2.1. Nhu cầu về đạm của cây lúa
Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố
quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa, đạm luôn là
yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại đất (De Data, 1981[56]). Lúa
cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng để tích lũy chất khô và đẻ nhánh,
điều này xác định số lượng bông. Đạm góp phần tạo nên số hạt trong giai đoạn phân
hóa đòng, tăng kích thước hạt bằng giảm số lượng hoa thoái hóa và tăng kích thước
vỏ trấu trong suốt giai đoạn làm đòng. Đạm góp phần tích lũy hydratcacbon trong
thân lá ở giai đoạn trước trỗ và trong hạt ở giai đoạn vào chắc vì chúng phụ thuộc vào
tiềm năng quang hợp (Mae, 1997) [59]. Nghiên cứu của Yang và cs., (2000)[67] đã
xác định tỷ lệ hạt chắc tương quan thuận với hàm lượng cytokinin trong hạt và rễ.
Khả năng quang hợp của lá ảnh hưởng đến năng suất thông qua 2 con đường. Một là
tăng sức chứa có thể cho phép chuyển nhiều sản phẩm quang hợp ở lá cây vào hạt
(Winder và cs., 1998)[69]. Hai là hormon điều chỉnh khả năng tổng hợp và vận
chuyển chất hữu cơ. Đạm tác động đến cả sức chứa và lượng cytokinin trong cây vì
vậy ảnh hưởng lớn đến số hạt chắc của lúa (Horton, 2000[58]; Richards, 2000[63]).
Trong các nguyên tố dinh dưỡng, đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Cây
lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa

cần nhiều đạm nhất (Nguyễn Văn Hoan, 2006)[23]. Cung cấp đủ đạm và đúng lúc
làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung tạo nhiều nhánh hữu hiệu. Đạm thúc đẩy hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
thành đòng và các yếu tố cấu thành năng suất khác như số hạt/bông, khối lượng 1000
hạt và tỷ lệ hạt chắc. Vì vậy, bón đạm ở giai đoạn làm đòng ảnh hưởng quyết định
đến năng suất. Mặt khác bón đạm làm tăng hàm lượng protein nên ảnh hưởng đến
chất lượng gạo. Đạm cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu
bệnh hại lúa. Thừa hoặc thiếu đạm đều làm lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề
kháng giảm (Nguyễn Như Hà, 2006[22]; Nguyễn Văn Hoan 2006)[23]. Thiếu đạm
làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt/bông ít, lép
nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu
nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ non ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất
lúa. Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh
tới trỗ và giảm sau trỗ. Lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc từ 17 - 25 kg N,
trung bình cần 22,2 kg N (Nguyễn Như Hà, 2006 [22]; Nguyễn Thị Lẫm và cs,
2003)[30].
1.2.2. Nhu cầu về lân của cây lúa
Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ nguyên chất (P2O5) chiếm xung quanh
0,2% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. Phân lân tham gia vào thành phần
AND và ARN của cây lúa, lân có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục,
prôtit và vận chuyển tinh bột; lân còn đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và
tổng hợp prôtêin trong cây. Cũng như đạm, tỉ lệ lân cao hơn tại các cơ quan non của
cây lúa. Lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ
bên và lông hút. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ cây lúc mọc đến
khi lúa trỗ, nhưng lân hút mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy nhiên

giai đoạn đầu nhu cầu về lân của cây lúa là rất thấp.
Theo Lê Văn Căn - 1964[8] thì lân làm tăng khả năng hút đạm cho cây và hấp
phụ Fe làm giảm nồng độ Fe trong đất, có thể làm giảm nồng độ độc trong đất.
Theo Nguyễn Xuân Cự - 1992 [10], Nguyễn Ngọc Nông - 1995 [33], Võ Đình
Quang - 1999[34] lân là thành phần chủ yếu của acid nucleic, là chất chủ yếu của
nhân tế bào, trong vật chất khô của cây có chứa hàm lượng lân từ 0,1 - 0,5%.
Theo Mai Văn Quyền - 2002 [35], thiếu lân lá có màu xanh đậm, phiến lá nhỏ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
hẹp, mềm, yếu, mép lá có màu vàng, thân mềm, dễ đổ. Thiếu lân ở thời kỳ đẻ nhánh
làm cho lúa đẻ ít, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp, thời kỳ trỗ và chín kéo dài nên hạt lép
nhiều hơn, độ dinh dưỡng hạt thấp, bông nhỏ và năng suất không cao. Lân đối với lúa
là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển ảnh
hưởng đến năng suất và sản lượng một cách rõ rệt.
1.2.3. Nhu cầu về kali của cây lúa
Theo Quách Ngọc Ân - 2002 [1] thì, cùng với đạm, lân thì kali là một nguyên
tố đa lượng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có tác
dụng xúc tiến sự di chuyển của các chất đồng hóa trong cây. Ngoài ra, kali còn làm
cho sự di động của sắt trong cây được tốt do đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hô
hấp. Kali cũng rất cần cho sự tổng hợp protit, quan hệ mật thiết với sự phân chia tế
bào.
Kết quả nghiên cứu từ năm 1994 đến 1996 của Nguyễn Như Hà [19], cho thấy,
không bón phân kali ảnh hưởng xấu đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa (số bông
được tạo thành, đồng thời làm tăng tỷ lệ lép lửng), năng suất lúa giảm rõ rệt so với
bón đủ kali, Phạm Văn Cường - 2007 [12].
Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Tuy

nhiên, lúa hút kali nhiều nhất ở thời kỳ làm đòng, từ cuối đẻ nhánh đến trỗ lúa lai hấp
thu kali nhiều hơn lúa thuần. Sau khi trỗ bông lúa thuần hấp thu giảm hẳn trong khi
lúa lai vẫn hấp thu kali mạnh (670g/ha/ngày) chiếm 8,7% tổng lượng hấp thu. Kali
được sử dụng trong nguyên sinh chất tế bào như một tác nhân kích thích các hoạt
động chuyển hoá vật chất vô cơ thành hữu cơ đồng thời thúc đẩy quá trình vận chuyển
sản phẩm quang hợp từ lá vào hoa và hạt, Nguyễn Văn Bộ, 1995 [4]
Theo Nguyễn Như Hà - 2006 [22]: Kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế
bào và phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp,
tổng hợp các chất gluxit, ngoài ra còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong
cây lúa, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới các yếu tố
cấu thành năng suất như: số hạt, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt. Vì vậy kali là
yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ tới năng suất và chất lượng lúa. Kali còn thúc đẩy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
hình thành linine, xelulo làm cho cây cứng cáp hơn, chống đổ và chống chịu sâu bệnh
tốt hơn. Cây lúa thiếu kali ít ảnh hưởng đến đẻ nhánh nhưng làm cây lúa thấp, có lá
hẹp, mềm yếu và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu xanh tối. Khi thiếu kali,
mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu nâu đỏ, lá khô dần từ dưới
lên trên. Lúa thiếu kali dễ bị lốp đổ, sâu bệnh dễ tấn công (nhất là khi được cung cấp
nhiều đạm), số hạt ít, nhiều hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng, phẩm chất gạo giảm.
Để tạo ra 1 tấn thóc trung bình cây lúa hút 31,6 kg K2O, trong đó chủ yếu tích luỹ
trong rơm rạ 28,4 kg.
1.3. Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên Thế giới
Các thí nghiệm của Patrick - 1968[62] đều cho thấy kali có vai trò quan

trọng trong giai đoạn trước và sau làm đòng, thiếu kali ở giai đoạn này năng suất
lúa giảm mạnh.
Theo Koyama - 1981 [61], Sarker - 2002 [64]: “Đạm là yếu tố xúc tiến quá
trình đẻ nhánh của cây, lượng đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiều, tốc độ đẻ
nhánh lớn nhưng lụi đi cũng nhiều”.
Trên thế giới, vai trò của kali đã được nghiên cứu và khẳng định. Theo Gia-côp
khi nghiên cứu về vai trò của kali cho thấy: cường độ quang hợp càng mạnh khi hàm
lượng kali trong tế bào càng lớn. Song muốn có cường độ quang hợp cao cần phải có
đủ ánh sáng. Khi thiếu kali nồng độ sắt trong tế bào hạ thấp, quá trình tổng hợp tinh
bột, protein chậm… Do quá trình sinh trưởng chậm lại, nếu thiếu kali sẽ làm giảm sự
tổng hợp tinh bột và các hợp chất cấu tạo lên màng tế bào như xenlulô, làm độ cứng
của thân - dẫn theo Broadlent.
Theo quan điểm của Koyama - 1981 [61]: Kali xúc tiến tổng hợp đạm trong
cây. Thiếu kali cây lúa dễ bị bệnh tiêm lửa, đạo ôn, thối rễ, bạc lá, thân cây yếu dễ bị
đổ. Lúa được bón đầy đủ kali, lá chuyển màu xanh vàng, lá dài hơn và trỗ sớm hơn 2
- 3 ngày. Kali có tác dụng làm tăng số nhánh hữu hiệu, tăng chiều cao cây, bông dài
hơn và phẩm chất hạt tốt hơn.
Theo Shi M, S và Deng, J,Y - 1986 [66] khi nghiên cứu về kali cho thấy: kali
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
là nguyên tố dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu của cây trồng so với Ca và
Mg, kali ở trong đất lại chứa ở dạng khó tiêu nên cây trồng khó hút, do đó nhu cầu
của cây lúa về bón kali cần nhiều hơn so với Ca và Mg.
Kết quả nghiên cứu của Sinclair - 1989 [65] lúa hút kali vào thời kỳ đẻ nhánh
có tác dụng làm tăng số bông, số hạt, ở thời kỳ làm đòng làm tăng số hạt và tăng trọng
lượng nghìn hạt. Vì vậy, thiếu kali ở giai đoạn này làm năng suất giảm mạnh. Đây

cũng là cơ sở cho biện pháp kỹ thuật bón kali.
Thí nghiệm của Kobayashi - 1995 [60] cho thấy: khi bón đủ kali, giai đoạn từ
bắt đầu đẻ nhánh đến phân hoá đòng có tốc độ hút kali cao nhất sau đó giảm. Bón
kali khi lúa phân hoá đòng có thể làm tăng số hạt trên bông.
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu phân bón ở Việt Nam
Cây lúa gắn bó từ lâu đời với nhân dân ta, Vấn đề nghiên cứu về phân bón cho
cây lúa từ lâu đã được mọi người quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kể.
Kali không những ảnh hưởng tới năng suất mà còn ảnh hưởng tới chất lượng nông
sản.
Theo Lê Văn Căn - 1964 [8]: Nếu cứ bón đơn thuần đạm thì sau 3 - 4 vụ việc
phối hợp bón lân và kali sẽ làm tăng năng suất một cách đáng kể. Cũng theo tác giả
khi bón một lượng đạm lớn là 50 - 60 kg, nhất là các giống lúa mới thì hiện tượng
thiếu kali xảy ra chủ yếu là khô đầu lá và hạt bị lép. Nếu bón kali trên nền đạm cao
kết hợp kỹ thuật bón lót và bón thúc kali lúc lúa sắp đứng cái sẽ cho hiệu quá tốt hơn
rất nhiều. Tại hội nghị khoa học về nghiên cứu phân bón toàn miền Bắc tháng 12/1959
tổng kết nhìn chung đất Việt Nam giàu kali và sự phục hồi kali khá nhanh chóng. Trừ
đất bạc màu nghèo kali còn các loại đất khác hiệu suất sử dụng kali 3 - 5 kg thóc/1kg
K2O,
Khi cây lúa được bón đủ đạm thì nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác như
lân và kali đều tăng - Nguyễn Hữu Tề và cộng sự - 1997 [41]. Theo Bùi Huy Đáp[16],
đạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố
khác mới phát huy hết được tác dụng.
Hiện nay ở Việt Nam, bón phân kali đã cho mùa màng bội thu, có trường hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
vượt cả đạm và lân. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ- 2003 [6]cho thấy:

Bội thu do có đạm và lân trên đất phù sa là 11,7 tạ/ha trên đất bạc màu với lượng
tương tự chỉ cho 1,2 tạ/ha. Nguyên nhân ở đây là do trong đất phù sa giàu kali, cây
trồng khi đã đủ đạm và lân tự cân đối nhu cầu về kali trong đất nên có bón thêm kali
bội thu không cao. Ngược lại trên đất bạc màu dự trữ kali ít nếu không bổ sung kali
từ phân bón thì cây trồng không sử dụng đạm được dẫn đến năng suất thấp. Từ kết
quả trên ông đưa ra khuyến cáo, trên đất phù sa nếu bón dưới 150 N + 4 tấn phân
chuồng thì bón kali không có hiệu quả, xong nếu lượng bón trên 12 kg đạm/sào Bắc
Bộ thì nhất thiết phải bón kali. Trên đất bạc màu, nếu không bón kali chỉ nên bón tối
đa 7 - 9 kg đạm/sào Bắc Bộ.
Theo Phạm Văn Cường- 2005 [11] trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh
rộ, hàm lượng đạm trong thân lá luôn cao, sau đó giảm dần. Như vậy, cần bón tập
trung đạm vào giai đoạn này.
Khi cây lúa được cung cấp lân thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển
tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng, phát triển, thúc đẩy sự
chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa - Nguyễn Hữu Tề - 2004 [42].
Đào Thế Tuấn- 1963 [48] cho biết: bón lân có ảnh hưởng đến phẩm chất hạt
giống rõ rệt, làm tăng trọng lượng nghìn hạt, tăng tỉ lệ lân trong hạt, tăng số hạt trên
bông và cuối cùng là cho năng suất lúa cao hơn.
Bùi Huy Đáp- 1980[15] cho rằng: Lân có vai trò quan trọng đối với quá trình
tổng hợp đường, tinh bột trong cây lúa và có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất.
Theo Vũ Hữu Yêm -1995 [51], cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân. Thiếu
lân trong thời kỳ cây non cho hiệu quả rất xấu, sau này dù có bón nhiều lân thì cây
cũng trỗ không đều hoặc không thoát. Do vậy, cần bón đủ lân ngay từ giai đoạn đầu
và bón lót phân lân là rất có hiệu quả.
Kali là một trong ba yếu tố quan trọng cần thiết cho cây trồng. Khác với đạm
và lân, kali không phải là phần tử cơ cấu của các sinh chất chính nhưng kali cũng rất
cần cho quá trình tổng hợp protit, cần thiết khi cây tổng hợp đường thành tinh bột,
thông qua ảnh hưởng đến quá trình quang hợp mà xúc tiến sự hình thành gluxit,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





12
hydratcacbon tổng số và sự vận chuyển các chất vào cơ quan dự trữ, Bùi Huy Đáp 1980 [15].
Cây lúa cần kali trong suốt thời kỳ sinh trưởng và cần kali nhiều hơn các yếu
tố dinh dưỡng khác: gấp 1,5 lần so với đạm , gấp 3,5 lần so với lân Vũ Hữu Yêm 1995 [51]. Thiếu kali lá có màu xanh đậm, cây thấp, lúa trỗ sớm hơn, năng suất giảm.
Thiếu kali quá trình tổng hợp protein bị trở ngại, đạm amin và đạm hoà tan trong cây
tăng lên, sức chống chịu của cây bị giảm - Phạm Thị Láng -1996 [27].
Võ Minh Kha - 1996 [24] khi nghiên cứu quan hệ giữa năng suất với lượng
kali bón cho thấy: hiệu lực của kali còn phụ thuộc rất lớn vào năng suất, trên đất phù
sa Sông Hồng khi năng suất dưới 2,5 tấn/ha hiệu lực của kali thường không rõ; năng
suất từ 2,5 - 4,5 tấn/ha, bón 20 - 30 kg K2O có hiệu lực rõ; năng suất lớn hơn 4,5
tấn/ha nhất thiết phải bón kali.
Cũng theo Võ Minh Kha- 1996[24], trên ruộng lúa năng suất 8 tấn/ha số lượng
kali lấy đi trong hạt thóc khoảng 40 - 45 K2O. Nếu vùi trả lại rơm rạ và bón 10 tấn
phân chuồng thì sự thâm hụt về kali không lớn, vì vậy nước tưới có thể là nguồn kali
chính cho lúa. Hàm lượng kali trong nước tưới đạt 40ppm có thể đáp ứng nhu cầu
kali cho lúa ở mức năng suất 10 tấn/ha.
1.4. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới
Phân bón là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từ khi biết
sản xuất nông nghiệp loài người đã biết sử dụng phân bón và cây họ đậu để cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng. Trong mấy thập kỷ vừa qua, năng suất cây trồng không
ngừng được tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còn có tác dụng quyết định của
phân bón. Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng của mình - cho năng suất cao khi
được bón đủ phân và hợp lý. Việc ra đời của phân bón hoá học đã làm năng suất cây
trồng của các nước Tây Âu tăng 50% so với năng suất đồng ruộng luân canh cây bộ
đậu, đến thời kỳ 1970 -1985 năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng
trước đại chiến thế giới thứ nhất.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Ấn Độ là nước mà trong những năm 1950 hầu như không dùng phân bón, sau
đó lượng phân bón tiêu thụ tăng đều đặn đến mức 7,8 triệu tấn dinh dưỡng vào năm
1983 -1984, nhờ đó mà sản lượng ngũ cốc tăng từ 50 triệu tấn lên đến 140 triệu tấn
trong thời gian từ 1950 -1984 chấm dứt nạn đói triền miên cho Ấn Độ.
Khoảng từ 1970 đến 1980 nhu cầu phân bón toàn thế giới gia tăng mạnh, khá
ổn định từ 1980 đến 1985, đến năm 1990 thì giảm dần và niên vụ 1992 - 1993 giảm
đến 6%/năm so với niên vụ trước đó. Do năm 1980 ở Tây Âu một số nhà máy sản
xuất phân lân phải đóng cửa và báo động về chất lượng nông phẩm ở các nước bón
quá nhiều phân hóa học. Vì vậy, một số nước trước đây bón quá nhiều phân bón (Hà
Lan, Bỉ-Luxembua, Martinic, Thụy Sĩ) phải bón ít đi, một số nước châu âu khác (Anh,
Pháp) đi vào ổn định, các nước đang phát triển bón tăng lên.
Về tỉ lệ các chất dinh dưỡng N: P2O5: K2O trong phân hóa học bón thì trong
thập kỉ qua trên thế giới các châu lục đã bón như sau:
Cân đối N: P2O5 ở cả 3 khu vực (châu Âu, châu Á và các nước thuộc khu vực
Bắc Mỹ) có thể xem là tương tự nhau (1: 0,36), tuy những năm đầu thập kỉ 90 châu
Âu bón nhiều lân hơn 1: 0,40.
Về kali đến niên vụ 1999 - 2000 châu Âu bón ngang Bắc Mỹ N:P2O5:K2O là
1:0,36:0,16. Nguyên nhân có thể do ở châu Á nông dân còn dùng nhiều phân chuồng
và lúa nước chiếm diện tích lớn.
Theo FAO thì toàn thế giới năm 1960 sử dụng 10 triệu tấn phân đạm, năm
1980 là 62,7 triệu tấn đến năm 1990 là 150 triệu tấn, năm 2000 lên khoảng 200
triệu tấn.
Các nước trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng phân vi sinh vật trong nhiều

năm nhằm nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái. Phân vi sinh
vật cố định đạm cho các tên khác nhau như: Nitrazin (Đức, Balan, Liên Xô), Bactenit
hoặc Rizonit (Hungari), Nitrobacterin (Anh), Campen (Hà Lan), Nitrzon (Tiệp),…
Chế phẩm phân giải chất hữu cơ Estrasol (Nga), Mana (Nhật, Philipin). Phân vi sinh
tổng hợp Tian-li-bao (Trung Quốc, Hồng Công).
Ở Trung Quốc chế phẩm phân vi sinh được ứng dụng rộng rãi: chế phẩm “Điền
lực bảo” có tới 5-9.10 tế bào vi khuẩn, có hai chủng ưu thế có khả năng chuyển hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
photpho khó tan, xác định thuộc chi Bacillus. Nó đã được thử nghiệm trên 23 loại cây
trồng khác nhau và được chứng minh là vừa có khả năng chuyển hóa photpho trong
các hợp chất khó tan vừa có khả năng cố định nitơ để cung cấp photpho nitơ cho cây
trồng.
Năm 1970 ở Liên Xô đã dùng Bacillus megatheriumvar. Photphatcum để sản
xuất chế phẩm photphobacterin. Chế phẩm này được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và
các nước Đông Âu dùng bón cho lúa mì, ngô, lúa nước kết quả cho thấy sản lượng
tăng 5-10% so với đối chứng. Cùng năm này Liên Xô xử lí 10% diện tích trồng đậu.
Còn Mỹ từ năm 1968 xử lý hơn 70% diện tích trồng đậu bằng chế phẩm phân vi sinh
vật cố định đạm.
Năm 1984 ở Mỹ người ta đã tính là trong khoảng 15 triệu đôla cho công nghiệp
sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm thì chế phẩm phân vi sinh vật cho đậu tương
chiếm 70%.
Nhu cầu về phân bón vi sinh vật trên thế giới là rất lớn. Đây là phương hướng
tương lai của nông nghiệp để nhằm giảm bớt tác hại của việc sử dụng không cân đối
các loại phân hóa học, việc làm ô nhiễm môi trường và việc chi phí quá nhiều ngoại
tệ để nhập khẩu phân bón vô cơ.

Theo FAO Fertilizer Yearbook: Trong thời gian từ 1990 đến 1998 việc sử dụng
phân bón ở Châu Phi ít biến động, tăng giảm không đáng kể; so với 1990, lượng phân
bón năm 1998 giảm 1,4%. Việc dùng phân ở Châu Phi rất không đều nhau, có nước
bón rất cao đã bắt đầu giảm xuống (Algerie), có nước ở Châu Á trong những năm
1960 không bón phân nhưng đến thập kỷ 80 vào cuộc rất nhanh (Saudi Arabica), năm
1990 nước này bón trên 500kg NPK/ha.
Châu Âu đến thời kỳ 1996-1998 lượng phân bón đi vào ổn định, so với thời
kỳ 1990 giảm 5,3%. Bắc Mỹ thì tăng đều nhưng không nhiều, so với năm 1990 thì
niên độ 1997-1998 tăng 7,3%. Tăng mạnh là các nước khu vực đang phát triển: Châu
Đại Dương tăng 91%, Nam Mỹ tăng 64,5%, Châu Á tăng 27,8%.
1.4.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam
Trong những năm gần đây Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao
so với những năm trước đây, một mặt do vốn đầu tư ngày càng cao, mặt khác do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
người dân tiếp thu và áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ
Hữu Yêm, 1995, Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao
nhất thế giới. Mỗi năm nông dân Việt Nam đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân
bón vô cơ quy chuẩn không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở
tư nhân và các công ty TNHH sản xuất, cung ứng.
Theo Nguyễn Văn Bộ- 2003[6]: mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm,
456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Điều kiện khí
hậu ở nước ta còn gặp nhiều bất lợi, mặt khác kỹ thuật bón phân của người dân chua
cao nên mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với
lân và kali. Tuy nhiên hiệu quả của việc bón phân đối với cây trồng tương đối cao, vì
vậy người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bảng 1.1: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020
ĐVT: nghìn tấn
Năm

Các loại phân bón
Tổng số
Sản xuất trong nước

Urê

Nhập khẩu
Tổng số
KCL

Sản xuất trong nước
Nhập khẩu

2005

2010

2015

2020

1,900

2,100

2,100


2,100

750

1,600

1,800

2,100

1,150

500

300

0,0

500

500

500

500

0

0


0

0

500

500

500

500

Nguồn: Phòng Quản lý đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn 5/2007
Trong tương lai, nước ta vẫn là nước sử dụng một lượng phân bón rất lớn trong
sản xuất nông nghiệp, mặc dù chủ yếu vẫn phải nhập khẩu phân bón.
1.5. Phương pháp bón phân cho lúa
1.5.1. Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×