Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bào ATTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.95 KB, 36 trang )

Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn
MỤC LỤC
MỤC LỤC

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

1


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
LỜI MỞ ĐẦU
Xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 20122017, Công nghệ thực phẩm dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội
của Việt Nam. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035 theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã
xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, trong đó ngành công
nghiệp chế biến được lựa chọn đầu tiên.
Sau gần 30 năm đổi mới, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đã từng
bước đáp ứng nhiều sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế, phục vụ nhu cầu trong nước, thay
thế một phần hàng hóa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm phát triển còn khá khiêm tốn so với tiềm năng.Việc bảo đảm chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay,bảo đảm
để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người, việc bảo đảm an
toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát
triển nòi giống, thể hiện nếp sống văn minh. Quy định về thu hồi và xử lý thực phẩm
không an toàn là một trong những nội dung quan trọng trong bảo đảm an toàn thực phẩm,
được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

Hình 1: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa


2


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
Pháp luật quy định về sản xuất và tiêu thụ thực phẩm đã xuất hiện từ rất lâu. Điều
này được chứng minh bằng một số văn bản lịch sử từ rất sớm, chỉ ra sự tồn tại của việc
thiết lập và hệ thống hóa các quy tắc để bảo vệ người tiêu dùng, bắt nguồn từ hành vi
buôn bán thực phẩm không trung thực.
Ở châu Âu thời trung cổ, các quốc gia thành viên thông qua các luật liên quan đến
chất lượng và an toàn của các lọai thực phẩm như trứng, xúc xích, phô mai, bia, rượu
vang và bánh mì. Luật về độ thuần khiết của bia nổi tiếng ở Đức (1516), hệ thống luật
phân loại chất lượng rượu vang ban hành ở Pháp (1935). Ở Anh, Luật về pha trộn trà và
cà phê (1724); Luật Bánh mì ( 1822 và 1836); Đạo luật về ngô, đậu Hà Lan, đậu, củ cải
vàng và Cocoa (1822).
Trong nửa sau thế kỷ 19, luật thực phẩm tổng quát hơn bắt đầu xuất hiện khắp châu
Âu, thiết lập hệ thống kiểm soát thực phẩm chính thức và thủ tục giám sát sự tuân thủ các
luật này. Cùng thời gian đó, hóa học và khoa học thực phẩm mang lại những thay đổi
trong cách thức sản xuất thực phẩm, người ta có thể phát hiện những biện pháp giả mạo
thực phẩm. Luật thực phẩm được đặt ra nhằm 2 mục tiêu: bảo vệ sức khỏe người tiêu
dùng và bảo vệ những nhà sản xuất thực phẩm lương thiện. Cho đến thế kỷ 20, với sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, đa số các nước đều đã ban hành những điều luật để quản lý chất
lượng thực phẩm.
1.2 SƠ LƯỢC VỀ LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
Ngay từ đầu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EU) dành nhiều quan tâm tới nông
nghiệp. Lập tức luật pháp bắt đầu phát triển để giải quyết vấn đề thực phẩm như một loại
hàng hóa theo đúng nghĩa của nó. Lúc đầu, dự luật này có nguồn gốc từ cơ quan chịu
trách nhiệm đối với nông nghiệp, nhưng cuối cùng sự chú trọng lại chuyển sang các bộ

phận chịu trách nhiệm cho ngành công nghiệp, các doanh nghiệp và thị trường nội địa.
Sớm tìm cách thiết lập một thị trường chung cho các sản phẩm thực phẩm ở châu Âu
bằng việc quy định thành phần sản phẩm hài hòa phải đối mặt với hai khó khăn đáng kể.
Thứ nhất, tại thời điểm đó, yêu cầu tất cả các luật thống nhất trong Hội đồng, trong đó đã
cho mỗi nước thành viên có quyền phủ quyết đối với luật mới. Thứ hai, quy mô tuyệt đối
của nhiệm vụ. Tổ chức châu Âu đã sớm nhận ra, chỉ đơn giản là đối phó với quá nhiều sản
phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, một vài sản phẩm vẫn còn tuân theo quy định châu Âu về
tiêu chuẩn thành phần. Những tiêu chuẩn về thành phần hình thành từ kế thừa của giai
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

3


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
đoạn thứ nhất của luật thực phẩm của EU. Chúng đang được cập nhật hoặc thay thế khi
cần thiết, nhưng không có sản phẩm mới được thêm vào.
Những hạn chế và nhược điểm của nguyên tắc công nhận lẫn nhau nêu bật nhu cầu
hài hòa cho thực phẩm ở châu Âu. Đối với các nước thành viên có các tiêu chuẩn quốc gia
nghiêm ngặt, họ hy vọng luật châu Âu nhằm nâng cao các tiêu chuẩn của quốc gia láng
giềng để đạt được một sân chơi bình đẳng mà không cần thỏa hiệp bảo vệ người tiêu
dùng. Sau đó, sự chú trọng dịch chuyển tới nhu cầu pháp lý nhằm giảm hậu quả của thị
trường nội địa, nhấn mạnh dịch chuyển từ luật đối với các sản phẩm cụ thể đến quy tắc
chung mang tính phổ biến với mức độ rộng hơn của thực phẩm.
Quy định 178/2002 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng ngày 28 tháng 1 năm
2002 đặt ra các nguyên tắc và yêu cầu của luật thực phẩm chung, thành lập Cơ quan an
toàn thực phẩm châu Âu và ban hành thủ tục về các vấn đề về an toàn thực phẩm. Quy
định này thường được gọi là “Luật thực phẩm chung”. Sau sự ra đời của Luật Thực phẩm
chung, hàng loạt văn bản mới được ban hành tiếp theo:
+ Năm 2002, Quy định 178/2002 (GFL).
+ Năm 2003, Quy định 1829/2003 và 1830/2003: Bao bì thực phẩm biến đổi gen

(GMO).
+ Năm 2004, Quy định 852-854/2004:Vệ sinh bao bì, Quy định 882/2004: Kiểm
soát của Chính phủ, Quy định 1935/2004: Vật liệu tiếp xúc thực phẩm.
+ Năm 2005 Yêu cầu ghi nhãn chất gây dị ứng trong Chỉ thị 2000/13.
+ Năm 2006 Quy định 1924/2006: Tuyên bố về dinh dưỡng và sức khỏe.
+ Năm 2007 Sách Trắng Chiến lược cho châu Âu về dinh dưỡng , thừa cân và béo
phì liên quan.
+ Năm 2008 Quy định 1331-1334/2008: Cải tiến thực phẩm qua bao bì (FIAP);
chất phụ gia, hương liệu và enzyme.
+ Năm 2011 Quy định 1169/2011: Thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng.
1.3 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA CHUYÊN NGÀNH
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính
mạng con người.
Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi
sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm
hoặc sản phẩm thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy
định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

4


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm
mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người.
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thực nghiệm,
đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói,
dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có
chứa chất độc.
Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt,
khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực
phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền
qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức
khỏe, tính mạng con người.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông
thực phẩm.

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

5


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC THU HỒI THỰC PHẨM
KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM
2.1 PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Luật an toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong
bảo đảm an toàn thực phẩm. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh
doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm. Quảng cáo, ghi nhãn thực
phẩm,kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm. Phòng ngừa,
ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm. Thông tin, giáo dục, truyền thông về
an toàn thực phẩm, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. (Theo Điều 1
Luật An toàn thực phẩm).
Quy định trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ
gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực

phẩm (sau đây gọi tắt là sản phẩm) không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của
Bộ Y tế.
Việc thu hồi, xử lý thực phẩm trong trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trực tiếp tổ chức thực hiện thì thực hiện theo quy định tại Mục d, Khoản 5,
Điều 55 Luật An toàn thực phẩm: Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc
thu hồi, xử lý thực phẩm. (Theo Điều 1 Thông tư quy định việc thu hồi và xử lý thực

phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế)
2.2 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh thực phẩm. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có Điều kiện, tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm
do mình sản xuất, kinh doanh.
Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân
sản xuất công bố áp dụng.
Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh
doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

6


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp
liên ngành.

Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (Theo
Điều 3 Luật an toàn thực phẩm)
2.3 HÌNH THỨC VÀ THẨM QUYỀN THU HỒI THỰC PHẨM KHÔNG ĐẢM
BẢO AN TOÀN
2.2.1 Các trường hợp thực phẩm phải được thu hồi
Thực phẩm không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng không được phép tiếp tục
bày bán, phân phối và tiêu thụ. Những thực phẩm này sẽ nhanh chóng bị các cơ quan
chức năng thu hồi, tiêu hủy, tránh gây hại cho người sử dụng. Thực phẩm phải được thu
hồi trong các trường hợp:
-

Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn
quy định;
Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức
quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con
người.(Theo Khoản 1 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm)
2.2.2 Hình thức thu hồi
Những thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật
liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây tắt là gọi sản phẩm) không bảo đảm an toàn
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế sẽ bị thu hồi dưới 2 hình thức: thu hồi tự nguyện và
thu hồi bắt buộc.
- Thu hồi tự nguyện: là thu hồi do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo

quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là chủ
sản phẩm) tự nguyện thực hiện.
- Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân

sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn. ( Theo mục b, khoản 2, Điều 55
luật an toàn thực phẩm).
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách
nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

7


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định, chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp
luật.

2.2.3
Thẩm
quyền thu hồi

Hình 2.1 Thu hồi thực phẩm do hết hạn sử dụng

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi bắt buộc:
Cơ quan cấp giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy Xác nhận công bố phù
hợp quy định an toàn thực phẩm, cơ quan được phân công quản lý lĩnh vực an toàn thực
phẩm quy định tại Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4
năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực
phẩm (sau đây gọi tắt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm);
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐCP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn

thực phẩm và các cơ quan chức năng ra quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng
Bộ Công thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm
an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. (Theo Khoản 6 Điều 55 Luật an toàn
thực phẩm).

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

8


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP

CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ THU HỒI THỰC PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO AN
TOÀN THỰC PHẨM
3.1 TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
Trong năm 2016, công tác thanh tra, kiểm tra đã thực hiện quyết liệt tại các địa
phương. Số cơ sở bị xử lý tăng từ 17,6% năm 2015 lên 23,4% năm 2016, tỷ lệ cơ sở bị
phạt tiền tăng từ 50,5% năm 2015 lên 67% năm 2016, số tiền phạt trung bình một cơ sở
tăng từ 3,59 triệu đồng lên 3,73 triệu đồng năm 2016, cao hơn nhiều so với các năm trước
đó. Nếu không kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ thì chúng ta sẽ “mất kiểm soát”. Cần
phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bởi nếu không truy xuất được thì công tác
hậu kiểm sẽ không giải quyết được vấn đề cũng như không thể xử phạt, xử lý tận gốc.
3.1.1 Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc
Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước
– một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các
công đoạn xác định của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.
Thông qua các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở phải đưa ra thông tin cần xác
định đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm trong
suốt quá trình sản xuất của cơ sở. Việc truy xuất phải có khả năng thực hiện được thông

qua các thông tin đã được lưu giữ, bao gồm cả việc áp dụng hệ thống mã số nhận diện
(mã hóa) sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở.
Sản phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc được định dạng bằng một
phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
Cơ sở phải có biện pháp phân biệt rõ lô hàng nhận, lô hàng sản xuất, lô hàng xuất
để đảm bảo chính xác thông tin cần truy xuất.
3.1.2 Truy xuất nguồn gốc
Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
(Theo Khoản 1 Điều 54 Luật an toàn thực phẩm).
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn
gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:
+ Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

9


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
+ Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm
thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường.
+ Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp
xử lý.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện
truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn. (Theo Khoản
3 Điều 54 Luật an toàn thực phẩm)
3.1.3 Kiến nghị, chính sách để truy xuất được nguồn gốc
Nhà nước cần đưa ra các chính sách phù hợp, vận động nhiều doanh nghiệp cùng

đồng hành như: hạn chế việc bán hàng tại các quầy sạp không đủ điều kiện đảm bảo
ATTP, bán hàng trên vỉa hè. Hình thành bộ tiêu chuẩn thịt và tiêu chuẩn chăn nuôi tiên
tiến để có thể xuất khẩu nhằm cân đối cung cầu, ổn định thị trường. Truy xuất nguồn gốc
sản phẩm phải xuất phát và chịu trách nhiệm từ nhà sản xuất, người tiêu dùng chỉ kiểm tra
khi cần thiết thì sự đồng bộ trong phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng,
cộng đồng. (Đặng Thị Phương, Hội thảo “Đánh giá việc thực hiện chính sách
pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 khu vực phía Nam”)
3.2 TRÌNH TỰ THU HỒI
3.2.1Thu hồi tự nguyện
Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm xác định sản phẩm phải thu hồi, chủ
sản phẩm có trách nhiệm thông báo tới người có trách nhiệm trong toàn hệ thống sản
xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản
xuất, kinh doanh và thu hồi sản phẩm.

-

-

Sau khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm gửi báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo
đảm an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo mẫu quy
định. Báo cáo thu hồi sản phẩm phải đầy đủ các nội dung sau:
Tên tổ chức, cá nhân có sản phẩm thu hồi
Thông tin về sản phẩm thu hồi: Tên sản phẩm, quy cách bao gói (khối lượng hoặc thể tích
thực), số lô, ngày sản xuất và hạn dùng, lý do thu hồi.
Thông tin về số lượng sản phẩm không bảo đảm an toàn: Số lượng sản phẩm đã sản xuất
(hoặc nhập khẩu), số lượng đã tiêu thụ, số lượng sản phẩm đã thu hồ, số lượng sản phẩm
còn tồn chưa thu hồi được
Danh sách tên, địa chỉ các địa điểm tập kết sản phẩm bị thu hồi, thời gian thu hồi thực tế.
Đề xuất phương thức, thời gian khắc phục lỗi của sản phẩm thu hồi, phương thức xử lý
sản phẩm thu hồi của tổ chức, cá nhân.

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

10


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
3.2.2 Thu hồi bắt buộc
Ngay sau khi xác định sản phẩm phải thu hồi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu
hồi phải ban hành Quyết định thu hồi theo mẫu. Quyết định thu hồi được gửi cho chủ sản
phẩm và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở phải thiết lập thủ tục thu hồi sản phẩm phù hợp, đảm bảo thu hồi và loại bỏ
những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc có khả năng gây mất
an toàn thực phẩm ra khỏi các cơ sở trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

3.3 THU
Hình 3.1 Thu hồi vú heo thối
KHÔNG
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

HỒI
SẢN
PHẨM
ĐẢM BẢO AN TOÀN

3.3.1 Thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn trong lĩnh vực thủy sản
Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản phải thiết lập chính sách thu
hồi lô hàng xuất không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các trường hợp
sau:
a) Cơ sở tự nguyện thực hiện việc thu hồi lô hàng xuất trong trường hợp cơ sở tự
phát hiện lô hàng xuất được sản xuất từ nguyên liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng,

an toàn thực phẩm hoặc sản xuất, chế biến, bảo quản trong điều kiện không đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm.
b) Cơ sở phải thực hiện việc thu hồi lô hàng xuất theo yêu cầu của Cơ quan kiểm
tra, giám sát trong những trường hợp sau:
- Lô hàng xuất bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước nhập khẩu yêu cầu thu
hồi hoặc trả về do không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Lô hàng xuất có nguồn gốc từ các cơ sở, vùng nuôi, vùng thu hoạch thủy sản bị phát
hiện không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong phạm vi các chương trình giám
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

11


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
sát quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản phải thiết lập thủ tục thu hồi lô
hàng xuất. Trình tự thủ tục thu hồi thực phẩm không đảm bảo ATTP:
Tiếp nhận yêu cầu thu hồi.
Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện việc thu hồi.
Lập kế hoạch thu hồi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) trình lãnh đạo
phê duyệt.
• Tổ chức thực hiện việc thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt.
• Lập báo cáo về kết quả thu hồi, biện pháp xử lý đối với lô hàng xuất bị thu hồi và lưu trữ
hồ sơ. Trong trường hợp lô hàng bị thu hồi ảnh hưởng đến các cơ sở trong chuỗi sản xuất,
chế biến và phân phối sản phẩm, cơ sở có báo cáo gửi Cơ quan kiểm tra, giám sát.




Cơ quan kiểm tra, giám sát theo phân công quản lý có văn bản yêu cầu cơ sở thực

hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi lô hàng xuất không đảm bảo chất lượng, an toàn thực
phẩm. Văn bản thông báo thu hồi phải đảm bảo các thông tin sau về lô hàng xuất:
Tên cơ sở có trách nhiệm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi lô hàng xuất;
Thông tin nhận diện lô hàng xuất phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi (chủng
loại, mã số nhận diện, khối lượng).
• Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi.
• Phạm vi và thời hạn phải thực hiện thu hồi.
( Theo Thông tư số: 03/2011/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi
sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản).


3.3.2 Thu
Hình 3.2: Thu hồi tôm không đảm bảo an toàn thực phẩm
phẩm
đảm bảo an toàn trong lĩnh vực nông lâm sản

hồi sản
không

a) Đối tượng áp dụng thu hồi
Đối tượng áp dụng thu hồi là các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn
gốc thực vật: Cơ sở trồng trọt, cơ sở sơ chế gắn liền với cơ sở trồng trọt, cơ sở thu gom,
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

12


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
cơ sở sơ chế (độc lập), cơ sở bảo quản, vận chuyển, cơ sở chế biến, cơ sở kinh doanh (bao
gồm cả thực phẩm nhập khẩu); (sau đây gọi tắt là cơ sở). Cơ sở sản xuất kinh doanh thực

phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn: Cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, cơ sở
bảo quản, vận chuyển, cơ sở chế biến, cơ sở kinh doanh (bao gồm cả thực phẩm nhập
khẩu); (sau đây gọi tắt là cơ sở).
Không áp dụng thu hồi đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực phẩm nông lâm
sản có quy mô nhỏ để sử dụng tại chỗ và không đưa ra tiêu thụ trên thị trường , cơ sở sản
xuất kinh doanh nông lâm sản nhưng không dùng làm thực phẩm. (Theo thông tư số
74/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 31/10/2011 về việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và
xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn).
b) Trình tự thu hồi thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn thực phẩm
Khi phát hiện thực phẩm nông lâm sản mất an toàn, cơ sở tổ chức thực hiện truy
xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm sản mất an toàn.
Trong trường hợp cơ quan kiểm tra phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của
nước nhập khẩu và từ các nguồn thông tin khác về thực phẩm mất an toàn, cơ quan kiểm
tra theo phân công xử lý thông tin, thông báo cho cơ sở yêu cầu truy xuất nguồn gốc, thu
hồi và xử lý thực phẩm mất an toàn. Văn bản thông báo bao gồm các thông tin sau:
-

Tên cơ sở chịu trách nhiệm truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm;
Thông tin nhận diện lô hàng phải thực hiện truy xuất nguồn gốc (chủng loại; mã số nhận
diện lô hàng; khối lượng; ngày sản xuất; tên cơ sở sản xuất, kinh doanh - nếu có);
Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và biện pháp xử lý đối với sản phẩm
thu hồi (nếu có);
Phạm vi và thời hạn phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm và xử lý sản
phẩm thu hồi (nếu có);
Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm
mất an toàn. (Theo thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 31/10/2011 về việc
truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn).

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa


13


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP

Hình 3.3: Thu hồi hành tây không nguồn gốc rõ ràng
3.4 TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN THU HỒI
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SẢN PHẨM
3.4.1 Trách nhiệm của chủ sản phẩm
Ngay khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thông báo tới những
người có trách nhiệm trong hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân
phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và niêm phong sản phẩm.
Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được quyết định thu
hồi, chủ sản phẩm phải nộp kế hoạch thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo mẫu
đến cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực
phẩm. Nội dung kế hoạch thu hồi sản phẩm phải phù hợp với Quyết định thu hồi sản
phẩm không bảo đảm an toàn do cơ quan ra quyết định thu hồi ban hành.
3.4.2 Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thu hồi
Căn cứ vào mức độ vi phạm về Điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi,
xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực
phẩm không bảo đảm an toàn.
Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn. Xử lý vi phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức
khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực
phẩm. (Theo Khoản 5 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm).

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa


14


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP

CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SAU THU HỒI THỰC PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO AN
TOÀN THỰC PHẨM
4.1 PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ THỰC PHẨM SAU THU HỒI
Sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi được xử lý theo một trong các phương
thức sau đây:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm
vi phạm về chất lượng, lỗi ghi nhãn so với hồ sơ công bố nhưng không gây ảnh hưởng tới
sức khỏe người tiêu dùng.
b) Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về chất
lượng có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng có thể sử dụng vào
lĩnh vực khác.
c) Tái xuất: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, không
phù hợp với hồ sơ công bố, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, chủ sản phẩm đề
nghị phương thức tái xuất.
d) Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm không phù hợp với hồ sơ công bố
gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể khắc phục lỗi hoặc chuyển mục
đích sử dụng hoặc tái xuất. (Theo khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm).
4.2 THỦ TỤC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ THỰC PHẨM SAU THU
HỒI
Sau khi hoàn thành việc thu hồi sản phẩm, trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc,
chủ sản phẩm phải báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn và đề xuất phương
thức xử lý sản phẩm sau thu hồi tới cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về an toàn thực. Trường hợp cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm có ý kiến khác nhau về phương thức

xử lý sản phẩm sau thu hồi thì thực hiện theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
được phân công lĩnh vực quản lý đối với sản phẩm.
Sau khi nhận được Báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn và đề xuất
phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn
thực phẩm gửi cho chủ sản phẩm Phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận, nếu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm không có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

15


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi thì chủ sản phẩm được thực hiện xử lý sản phẩm
theo kế hoạch đã gửi cho cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm không đồng ý
với phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ sản phẩm gửi thì phải có văn bản đề
nghị chủ sản phẩm sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận ghi
trên Phiếu tiếp nhận. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ nội dung sửa đổi, bổ
sung.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, sau khi nhận được văn bản đề nghị sửa đổi, bổ
sung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, chủ sản phẩm có trách
nhiệm hoàn chỉnh phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi và nộp lại cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. (Theo Điều 6 Chương III Thông tư quy định
việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ
y tế)
4.3 XỬ LÝ SẢN PHẨM SAU THU HỒI
4.3.1 Đối với trường hợp lỗi về chất lượng
Sau khi khắc phục lỗi về chất lượng, chủ sản phẩm nộp văn bản đề nghị tiếp tục lưu

thông sản phẩm kèm theo kết quả kiểm nghiệm (các chỉ tiêu theo hồ sơ công bố) của
phòng kiểm nghiệm theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư số
19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn công bố
hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về an toàn thực phẩm, kết quả kiểm nghiệm phải phù hợp với hồ sơ đã công bố.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị tiếp tục lưu thông sản phẩm kèm theo kết quả
kiểm nghiệm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm gửi cho chủ sản
phẩm Phiếu tiếp nhận theo mẫu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm có trách nhiệm ban hành văn bản về việc đồng ý
hoặc không đồng ý được lưu thông sản phẩm. Trường hợp không đồng ý, phải nêu rõ lý
do.
Chủ sản phẩm chỉ được lưu thông sản phẩm kể từ thời điểm ghi trên văn bản đồng
ý được lưu thông sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
 Khi phát hiện sản phẩm lỗi về chất lượng, đối với doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể bán

hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, cũng có thể thông qua mạng lưới đại lý, nhà phân
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

16


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
phối. Dù là kênh bán hàng nào thì doanh nghiệp đều chịu trách nhiệm với hàng hóa của
mình, đặc biệt là trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm, đó nên là trách nhiệm trực
tiếp. Doanh nghiệp cần tiến hành xác minh xem hàng hóa bị lỗi khi được cung cấp thông
tin có đúng là hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp hay không (vì cũng loại trừ đó là hàng
giả, hàng nhái). Trong trường hợp đó là sản phẩm lỗi của mình, doanh nghiệp cần xác
minh lỗi của sản phẩm thuộc về bên nào, khâu nào của quy trình sản xuất hay phân phối.
Việc xác minh cần tiến hành nhanh chóng và có văn bản thông báo đến khách hàng hoặc

đại lý, nhà phân phối tiếp nhận. Thông báo đó cũng nêu rõ hướng xử lý, có thể thu hồi sản
phẩm hoặc bồi thường cho khách hàng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp sản
phẩm bị lỗi là do người tiêu dùng gây ra hoặc do đối thủ cạnh tranh cố tình tạo dựng. Do
đó, đặt ra vấn đề là doanh nghiệp phải có một tiêu chuẩn sản phẩm và quy trình sản xuất
nhất định để chứng minh được những lỗi mà sản phẩm mắc phải (do tác động chủ quan từ
phía đối thủ) là không thể nào có được với tiêu chuẩn và quy trình sản xuất này của doanh
nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng cho mình một Quy trình giải
quyết khiếu nại để không bị lúng túng hay bị động khi có sự cố xảy ra.
4.3.2 Đối với trường hợp khắc phục lỗi ghi nhãn
Sau khi khắc phục lỗi về chất lượng, chủ sản phẩm nộp văn bản đề nghị tiếp tục lưu
thông sản phẩm kèm theo mẫu nhãn mới cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn
thực phẩm. Sau khi nhận được văn bản đề nghị tiếp tục lưu thông sản phẩm kèm theo mẫu
nhãn mới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm gửi cho chủ sản phẩm
Phiếu tiếp nhận theo mẫu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm có trách nhiệm ban hành văn bản về việc đồng ý
hoặc không đồng ý được lưu thông sản phẩm. Trường hợp không đồng ý, phải nêu rõ lý
do.
Chủ sản phẩm chỉ được lưu thông sản phẩm kể từ thời điểm ghi trên văn bản đồng ý
được lưu thông sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
4.3.3 Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi mục đích
sử dụng đối với sản phẩm, chủ sản phẩm phải gửi văn bản thông báo và toàn bộ hồ sơ
chuyển đổi mục đích sử dụng của sản phẩm tới cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, nội dung hồ sơ phải có Hợp đồng giữa
chủ sản phẩm với tổ chức, cá nhân xử lý chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm phải thu
hồi. Trường hợp cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

17



Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
toàn thực phẩm có ý kiến khác nhau về phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi thì thực
hiện theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phân công lĩnh vực quản lý
đối với sản phẩm.
Sau khi nhận được giấy tờ đề nghị chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điểm a
Khoản này, cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn
thực phẩm gửi cho chủ sản phẩm Phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định
4.3.4 Đối với trường hợp tái xuất
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tái xuất sản phẩm, chủ
sản phẩm phải gửi văn bản thông báo về việc đã hoàn thành việc tái xuất sản phẩm kèm
theo hồ sơ tái xuất sản phẩm cho cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Trường hợp cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm có ý kiến khác nhau về phương thức xử lý
sản phẩm sau thu hồi thì thực hiện theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được
phân công lĩnh vực quản lý đối với sản phẩm.
Sau khi nhận được giấy tờ thông báo tái xuất sản phẩm quy định tại Điểm a Khoản
này, cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực
phẩm gửi cho chủ sản phẩm Phiếu tiếp nhận theo mẫu.
4.3.5 Đối với trường hợp tiêu hủy
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy sản phẩm,
chủ sản phẩm phải gửi văn bản thông báo về việc đã hoàn thành việc tiêu hủy sản phẩm
kèm theo Biên bản tiêu hủy sản phẩm có sự xác nhận của cơ quan quản lý về môi trường
và cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật cho cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
Trường hợp cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an
toàn thực phẩm có ý kiến khác nhau về phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi thì thực
hiện theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phân công lĩnh vực quản lý
đối với sản phẩm.

Sau khi nhận được giấy tờ thông báo về việc tiêu hủy sản phẩm ,cơ quan ra quyết
định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm gửi cho chủ sản
phẩm Phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định .
 Đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền

về an toàn thực phẩm đã có văn bản thông báo tới chủ sản phẩm phải dừng kinh doanh
vĩnh viễn loại sản phẩm đó thì chủ sản phẩm phải nộp lại giấy Tiếp nhận bản công bố hợp
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

18


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
quy hoặc giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm cho
cơ quan cấp các giấy trên trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ khi nhận được văn bản
thông báo.

Hình 4.1: Tiêu hủy thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

19


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP

CHƯƠNG 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG
ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM
5.1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG SẢN XUẤT
5.1.1 Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây:

Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết
định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm.
Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý
thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để
chứng nhận hợp quy.
Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy
định của pháp luật.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
5.1.2 Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực
phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản
xuất.
Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo
thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về
nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người
tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực phẩm.
Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục
hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công
bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

20



Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất
nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo
đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn. Trong
trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và
phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó.
Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do
mình sản xuất gây ra.
5.2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG KINH DOANH
5.2.1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau :
Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm;
Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi
và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm
nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
Ðược bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. (Theo điều 8 Luật An toàn
thực phẩm).
5.2.2 Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau:
Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh
doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh.
Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan
đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất

nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Ðiều 54 của Luật này;
Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện
bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

21


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách
phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân
sản xuất, nhập khẩu;
Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và
người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện
ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực
phẩm không bảo đảm an toàn;
Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền;
Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Ðiều 48 của Luật này. Bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh
doanh gây ra.(Theo điều 8 Luật An toàn thực phẩm).
5.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
5.3.1 Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây
Ðược cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận
chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông
tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối
với thực phẩm;

Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình
theo quy định của pháp luật;
Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
Ðược bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không
an toàn gây ra.(Theo điều 9 Luật An toàn thực phẩm)
5.3.2 Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

22


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai
báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh thực phẩm;
Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực
phẩm. (Theo điều 9 Luật An toàn thực phẩm).

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

23


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP


KẾT LUẬN
Tóm lại qua các quy định của pháp luật về việc thu hồi và xử thực phẩm không an
toàn thuộc thẩm quyền của bộ y tế, cho thấy đó là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết trong
tình hình sản xuất hiện nay để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người tiêu
dùng. Việc thu hồi đúng quy định nhằm ngăn ngừa và hạn chế những sản phẩm không
đảm bảo toàn có mặt trên thị trường gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Đối với những sản
phẩm không đảm bảo an toàn được xử lý theo đúng quy định góp phần hạn chế ô nhiễm
môi trường. Việc thu hồi và xử lý là hai công tác có liên quan mật thiết và có mối quan hệ
tương hỗ lần nhau, nhằm tạo ra một quy trình thu hồi và xử lý các thực phẩm không đảm
bảo an toàn một cách hợp quy và đạt hiệu quả cao.

GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa

24


Luật thực phẩm về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo ATTP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, 11/07/2011, Bộ Tư pháp
2. Thông tư số 17/2016/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm
an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế
3. Thông tư số: 03/2011/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản
phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 31/10/2011 về việc truy xuất nguồn
gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
5. />6. />
GVHD: Đoàn Phương Linh – Huỳnh Thị Sữa


25


×