Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG THỊNH QUANG, QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.66 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Tên đề tài:
NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG THỊNH QUANG,
QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
Người thực hiện : Bùi Tùng Anh
Mã sinh viên : A20064
Người hướng dẫn : Th.s Nguyễn Đức Hưởng
HÀ NỘI – 2014
1
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Tên đề tài:
NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG THỊNH QUANG,
QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
Người thực hiện : Bùi Tùng Anh
Mã sinh viên : A20064
Người hướng dẫn : Th.s Nguyễn Đức Hưởng
HÀ NỘI – 2014
2
MỤC LỤC


3
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Lí do thực tiễn
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó
đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và
là nơi chứa đựng rác thải.
Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà
còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động
sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và
ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo thống kê mới nhất của Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm
ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải hàng năm
trên 49 ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải công nghiệp, 1% chất thải y tế và
44% chất thải gia cư . Bên cạnh đó, ở Đô thị trong cả nước số chất thải rắn mỗi
năm là 9.939.103 tấn rác thải rắn, trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh
hoạt từ các khu dân cư . Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường
do rác thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng
báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa
được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đây là một trong những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư,
khu đô thị.
Những năm gần đây, Hà Nội là trung tâm của cả nước đi đầu trong việc phát
triển kinh tế cùng với xu hướng đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ
dân cư gia tăng làm tăng lượng rác thải sinh hoạt, tạo khó khăn cho công tác thu
gom và xử lý. Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố thì: Mỗi
ngày trên địa bàn thành phố có khoảng 5700 tấn chất thải các loại, tuy nhiên
trong số này thì chỉ có 80% – 85% được thu gom và xử lý, số còn lại thì không thể
kiểm soát được. Ở Quận Đống Đa, trung bình mỗi ngày có một khối lượng
khoảng 10% lượng rác thải của toàn Quận chưa được xử lý, thu gom. Tại một số

vùng trong thành phố, do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc
phân loại rác chưa được thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi
quy định đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thu gom của đội ngũ nhân viên
môi trường.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được
nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần
được sự quan tâm của cả cộng đồng. Không cần các phương tiện kỹ thuật để đo
4
lường hay các nhà chuyên môn mà ngay cả người dân cũng nhận thấy được tình
trạng ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng hơn.
Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân
về việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại Phường Thịnh Quang, Quận
Đống Đa, Hà Nội”.
Lí do lý luận
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Trong những năm gần đây, vấn
đề ô nhiễm môi trường luôn là mối quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường: Trong đó, rác thải sinh
hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý thích hợp của người dân và chính
quyền địa phương là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi
trường.
Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dân quan tâm đến vấn đề môi trường và
nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống hàng ngày. Tuy
nhiên, đa số người dân tại Phường Thịnh Quang chưa thật sự chú ý đến việc
phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt và việc xử lý rác của chính quyền địa
phương. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến và tập huấn cho người dân vẫn
chưa được các cơ quan quản lý của Phường chú trọng.
Cần thiết phải có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao
nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại, thu gom và xử lý

rác thải sinh hoạt từ đó thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi
trường.
Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Việc giải quyết rác thải sinh hoạt (thu gom, phân loại và xử lý) là một yêu cầu
bức thiết, quan trọng cần sự tham gia của tất cả mọi người, đồng thời cần sự phối
hợp của cơ quan chức năng (sở giao thông công chánh, sở tài nguyên môi
trường…).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề môi trường rất được người dân quan
tâm. Đa số người dân có nhận thức tốt về việc ô nhiễm môi trường do rác thải
sinh hoạt nhưng thái độ và hành vi còn chưa đúng. Đặc biệt trong việc phân loại,
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Chính quyền đã cố gắng giải quyết vấn đề rác
thải nhưng chưa triệt để và chưa triển khai tốt các biện pháp tuyên truyền cho
người dân.
5
Người dân cần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để phù hợp với cuộc sống
đô thị.
Mục đích Nghiên Cứu
Mục đích nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu thái độ, nhận thức, hành vi của người dân trong việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Mục đích khảo sát thực tiễn
Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân;
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại, thu gom và xử lý
rác thải của người dân.
Mục đíc đề xuất giải pháp
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong
việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở Phường Thịnh Quang –
Quận Đống Đa – Hà Nội.
Đối tượng Nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nhận thức, thái độ hành vi của người dân đối với việc
thu gom và xử lí rác thải.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là người dân tại Phường Thịnh Quang – Quận Đống
Đa – Hà Nội.
Phạm vi Nghiên Cứu
Phạm vi khách thể
Để tìm hiểu về nhận thức, thái độ của người dân về việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt tại Phường Thịnh Quang – Quận Đống Đa – Hà Nội, chỉ
giới hạn nghiên cứu trong 4 tổ dân phố phố bao gồm: tổ dân phố số 1, số 4, số 5
và số 9. Trong đó, ta chọn ngẫu nhiên 60 hộ gia đình để làm mẫu nghiên cứu,
những hộ trong mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa trên các đặc điểm về nghề
nghiệp.
Phạm vi địa bàn
Đề tài chỉ dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá nhận thức, thái độ của người
dân Phường Thịnh Quang – Quận Đống Đa – Hà Nội trong việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Phạm vi thời gian
Từ ngày mùng 1 tháng 4 đến hết ngày 29 tháng 10 năm 2014 .
6
Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về nhận thức, thái độ của người dân về việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt tại Phường Thịnh Quang – Quận Đống Đa – Hà Nội.
Qua đó em muốn chứng minh việc nâng cao nhận thức của người dân đối với
vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải là một điều rất cần thiết và cấp bách.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm em chưa thể nghiên cứu sâu vào
nhiều khía cạnh của ô nhiễm môi trường mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ.
Với mong muốn đề tài này sẽ được mở rộng hơn trong tương lai.
Giả thuyết Nghiên Cứu
− Để nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của người dân tại Phường

Thịnh Quang – Quận Đống Đa trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt, cần phải thực hiện các biện pháp:
− Xác định thói quen xấu, nguyên nhân dẫn đến thói quen xấu trong việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải;
− Đưa ra các biện pháp khắc phục những thói quen xấu ;
− Đưa ra các tiêu chuẩn trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt;
− Thực hiện tốt công tác truyền thông;
− Áp dụng công nghệ, khoa học một cách linh hoạt trong việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải;
− Những răn đe, cảnh cáo đối với người dân vi phạm, vứt rác bừa bãi.
Phương pháp Nghiên Cứu
− Phương pháp phỏng vấn.
− Phương pháp bảng hỏi.

7
PHẦN 1. TỔ CHỨC NGHIÊN CƯU
1.1. Nghiên cứu tổng quan tài liệu
1.1.1 Nghiên cứu tổng quan
− Tiến hành nghiên cứu các tài liệu đã nghiên cứu đề tài từ trước
− Yêu cầu: nắm được nội dung và hướng nghiên cứu từ đó tránh nghiên cứu
lại những đề tài đã nghiên cứu từ trước. Chỉ nghiên cứu lại nếu đề tài đó
nếu các bản nghiên cứu trước không đầy đủ hoặc không đúng.
− Thời gian: 7 ngày. Từ 1/4/2014 đến 7/4/2014.
1.1.2 Định nghĩa các khái niệm có liên quan
− Tiến hành nghiên cứu các khái niệm: nhận thức, thái độ, hành vi.
− Yêu cầu: phải hiểu được các khái niệm này để có thể làm tốt bài nghiên
cứu.
− Thời gian hoàn thành: 3 ngày. Từ 8/4/2014 đến 10/4/2014
1.2. Xây dựng các phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Bảng hỏi
− Dự thảo: soạn bản dự thảo bảng hỏi. 1 ngày: 11/4/2014
− Yêu cầu: bảng hỏi phải bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nghiên cứu
về cẩ ba khía cạnh: nhận thức, thái độ, hành vi của người dân.
− Thời gian hoàn thành bảng hỏi: 2 ngày. Từ 12/4/2014 đến 13/4/2014.
− Làm thử: tiến hành hỏi thử một vài người dân. Trong 1 ngày. Vào ngày
14/4/2014.
− Chỉnh sửa: 1 ngày. Trong ngày 15/4/2014.
− Áp dụng: tiến hành hỏi người dân bằng bảng hỏi. 3 ngày. Từ 16/4/2014 đến
18/4/2014.
1.2.2 Phỏng vấn
− Dự thảo: soạn bản dự thảo các câu hỏi để phỏng vấn. 2 ngày. Từ 19/4/2014
đến 20/4/2014.
− Yêu cầu: Các câu hỏi phỏng vấn phải được chuẩn bị phù hợp với đề tài
nghiên cứu. Các câu hỏi không khiến người được phỏng vấn khó chịu,
không quá khó, không đòi hỏi kiến thức chuyên môn quá cao, không lạc
đề. Buổi phỏng vấn diễn ra nhanh, hiệu quả, đúng lúc. Không chọn những
thời điểm không thích hợp để phỏng vấn như các giờ nghỉ trưa, giờ làm
việc.
8
− Thời gian:
+ Hoàn thành bảng câu hỏi phỏng vấn: 3 ngày. Từ 21/4/2014 đến
23/4/2014
− Làm thử: Trong 1 ngày. Trong ngày 24/4/2014
− Chỉnh sửa: 2 ngày. Từ ngày 25/4/2014 đến 26/4/2014.
− Áp dụng: 3 ngày. Từ 27/4/2014 đến 29/4/2014.
1.3. Xử lý số liệu
− Tiến hành xử lí các số liệu thu thập được
a) Bảng hỏi
− Tiến hành chấm điểm cho từng người dựa vào thang điểm đã được xây dựng

sẵn.
− Sắp xếp thứ tự theo nhóm điểm từ cao xuống thấp.
− Tính ra tỉ lệ chọn đáp án đối với từng đáp án trong từng câu hỏi. Sau đó
phân loại câu trả lời theo các mục như nhận thức, hành vi, thái độ,… để
thấy được xu hướng chung của người dân là như thế nào. VD: nhận thức
của họ về tác hại của đổ rác bừa bãi, đa số chọn là ô nhiễm môi trường.
Kết luận: họ đều nhận thức được việc này gây ô nhiễm môi trường.
− Qua việc tổng kết các câu hỏi sẽ giải quyết được rất nhiều câu hỏi. Ví dụ:
Họ nhận thức được bao nhiêu? Thái độ của họ như thế nào? Hành vi ra
sao? Họ cần phải nâng cao cái gì, thay đổi cái gì?
− Thời gian xử lí: 5 ngày.
b) Phỏng vấn
− Đây là một cách lấy thông tin trực tiếp. Vì vậy số liệu phải xử lí phần lớn là
số liệu định tính.
− Phân loại các câu trả lời theo nội dung nghiên cứu của câu hỏi: nhận thức,
thái độ, hành vi, quan điểm cá nhân – góp ý.
− Thời gian xử lí: 5 ngày.
1.4. Viết báo cáo kết quả
− Khi hoàn thành việc hỏi người dân và phỏng vấn họ. Ta tiến hành viết báo
cáo, tổng hợp lại những gì đã thu được.
− Viết dự thảo báo cáo: 3 ngày
9
− Chỉnh sửa hoàn thiện: 4 ngày
− Thời gian: 7 ngày.
10
PHẦN 2. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬN THỨC,
THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XỬ LÝ RÁC THẢI
VÀ THỰC TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Nhận thức, hành vi, thái độ của người dân Việt Nam trong việc xử lý
rác thải
1.1.1. Khái niệm nhận thức
1.1.2. Khái niệm hành vi
1.1.3. Khái niệm thái độ
1.1.4. Khái niệm xử lý rác thải
1.1.5. Ảnh hưởng của ý thức, hành vi, thái độ trong việc xử lý rác thải
1.2. Thực trạng xử lý rác thải tại các địa phương
1.2.1. Khái niệm thực trạng
1.2.2. Các mức đánh giá thực trạng xử lý rác thải tại các địa phương
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý rác thải tại các địa phương
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
PHƯỜNG THỊNH QUANG –QUẬN ĐỐNG ĐA- THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Tổng quan về Phường Thình Quang - Quận Đống Đa - Thành phố
Hà Nội
1.1.1. Về số hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu
1.1.2. Cấu trúc, thành phần các hộ gia đình
1.1.3. Các khu chứa và xử lý rác thải tại địa bàn nghiên cứu
1.1.4. Khung giờ xử lý rác thải của người dân
1.1.5. Thực trạng xử lý rác thải của người dân Phường Thịnh Quang
1.2. Phân tích tình hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải của người dân
Phường Thịnh Quang
1.2.1. Phân tích chung tình hình xử lý, phân loại và thu gom rác thải
1.2.1.1. Phân tích cơ cấu, thói quen trong hoạt động xử lý rác, phân
loại và thu gom rác thải
1.2.1.2. Phân tích thời điểm và lý do xử lý, thu gom và phân loại rác
thải của người dân Phường Thịnh Quang
1.2.2. Phân tích cụ thể tình hình xử lý, phân loại và thu gom rác thải của
15 hộ gia đình tại Phường Thịnh Quang
1.2.2.1. Phân tích cấu trúc, thành viên của 15 hộ gia đình

1.2.2.2. Phân tích thói quen sinh hoạt của 15 hộ gia đình
11
1.2.2.3. Phân tích thói quen xử lý rác thải của từng hộ gia đình
1.2.2.4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi, thói quen xử lý rác
thải của từng thành viên trong 15 hộ gia đình
1.2.2.5. Đánh giá nhận thức, hành vi và thái độ của 15 hộ gia đình
trong việc xử lý rác thải
1.2.2.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong phương thức thu gom,
xử lý và phân loại rác thải của 15 hộ gia đình
1.2.2.7. Biện pháp, bài học nâng cáo thái độ, ý thức, hành vi của 15
hộ gia đình tại Phường Thịnh Quang trong việc xử lý rác
thải sinh hoạt
1.3. Đánh giá nhận thức, hành vi và thái độ của người dân Phường Thịnh
Quang trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải
1.3.1. Kết quả nghiên cứu đạt được
1.3.2. Hạn chế, điểm mạnh
1.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, điểm mạnh
1.3.4. Biện pháp khắc phục
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC, HÀNH VI VÀ THÁI
ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG THỊNH QUANG - QUẬN ĐỐNG ĐA -
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ VIỆC PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT
1.1. Định hướng phát triển nhận thức, hành vi và thái độ của người dân
Phường Thịnh Quang
1.1.1. Môi trường sinh hoạt
1.1.2. Thói quen thu gom, phân loại và xử lý rác thải
1.1.3. Định hướng cho các công trình khoa học áp dụng cho việc xử lý rác thải
2.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, hành vi và thái độ của
người dân Phường Thịnh Quang trong việc phân loại, thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt

1.1.4. Nâng cao nhận thức bằng truyền thông
1.1.5. Áp dụng công nghệ khoa học đem lại hiệu quả trong việc xử lý rác
thải
1.1.6. Tổ chức các phong trào, đoàn hội với nội dung phân loại, thu gom và
xử lý rác thải đúng cách
12
PHẦN 2. BẢNG HỎI
2.1. Bảng hỏi
Kính thưa ông/bà, nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học
sinh viên. Tôi là sinh viên Khoa Tài Chính – Ngân Hàng trường Đại học Thăng
Long. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến
môi trường ở khu vực này. Chúng tôi mời ông/bà tham gia vào cuộc nghiên cứu
bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Những thông tin thu thập chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình ông/bà
phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Sự tham gia của ông/bà vào cuộc khảo sát sẽ
giúp chúng tôi trong việc học tập, nghiên cứu và xây dựng chính sách thành công.
Xin Ông/bà chú ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hay sai. Các câu trả
lời của Ông/bà đều có giá trị đối với nghiên cứu này.
Rất mong nhận được sự nhiệt tình hợp tác của ông/bà.
Xin chân thành cảm ơn! (Xin đánh dấu “X” vào ô có đáp án Ông/bà lựa chọn và
vui lòng ghi rõ nếu có phương án trả lời khác)
I. Thông tin cá nhân
 Họ và tên:…………….
 Giới tính
1.Nam  2.Nữ 
 Tuổi : …………
 Dân tộc:…………
 Trình độ học vấn:
1. Mù chữ 
2. Tiểu học 

3. Trung học cơ sở 
4. Trung học phổ thông 
5. Trung cấp/ cao đẳng 
6. Đại học hoặc trên đại học 
 Nghề nghiệp:
1. Nông nghiệp 
2. Lâm nghiệp 
3. Ngư nghiệp 
4. Buôn bán, dịch vụ 
13
5. Cán bộ, viên chức nhà nước 
6. Công nhân 
7. Tiểu thủ công nghiệp 
8. Làm thuê/làm mướn 
9. Học sinh/sinh viên 
10.Về hưu/già yếu không làm việc 
11. Không nghề, không việc 
12.Nghề khác (ghi rõ) …………………………
 Thu nhập của gia đình/ 1 tháng ……………………
 Tôn giáo :
1. Thiên chúa giáo 
2. Phật giáo 
3. Tin lành 
4. Cao đài 
5. Phật giáo hòa hảo 
6. Hồi giáo 
7. Thờ ông bà tổ tiên 
8. Không 
9. Khác (ghi rõ)…………………………………… 
II. Nội dung

Câu 1. Hiện nay gia đình ông/bà xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày như thế nào?
1. Để trước nhà, công nhân vệ sinh đến thu gom 
2. Để vào thùng rác công cộng 
3. Vứt rác ở gần nhà, vứt xuống sông 
4. Đào hố xuống chôn, đốt. 
5. Cách khác( ghi rõ)………………………………. 
Câu 2. Theo ông /bà việc xử lý rác của người dân trong Phường hiện nay như thế
nào?
1. Rất tốt 
2. Tốt 
3. Chưa tốt 
14
Câu 3. Ông/bà đánh giá việc phân loại và xử lý rác thải như thế nào?
Mức độ Phân loại Xử lý
Rất quan trọng  
Quan trọng  
Không quan trọng  
Bỏ qua  
Câu 4. Theo ông/bà người dân bỏ rác, đổ nước thải không đúng nơi qui định là do
nguyên nhân nào? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Do thói quen 
2. Sợ tốn tiền 
3. Giờ lấy rác không hợp lý 
4. Thiếu thùng rác 
5. Do không có ai đổ rác được 
6. Làm theo người xung quanh 
7. Không xử phạt kịp thời 
8. Do các công trình đang xây dựng 
9. Do hàng rong, xe ôm…thải ra 
10. Rác theo kênh rạch đến từ nơi khác 

11. Mức phạt chưa hợp lý 
12. Lý do khác( ghi rõ)…………………………….
Câu 5. Theo ông/bà việc xả rác bừa bãi và xử lý rác thải không đúng cách gây ra
những ảnh hưởng gì? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Ô nhiễm môi trường 
2. Tốn kém nhiều kinh phí 
3. Không tiết kiệm được nguồn nguyên liệu tái chế.
4. Tăng diện tích bãi rác. 
5. Mất nhiều thời gian phân loại và xử lí. 
6. Làm xấu mỹ quan đô thị 
7. Sức khỏe 
8. Không biết 
9. Khác (ghi rõ)…………………………………… 
15
Câu 6. Theo ông/bà những biện pháp nào nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn vệ
sinh môi trường của người dân? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Phát động thêm các phong trào bảo vệ môi trường 
2. Tăng cường tuyên truyền giáo dục về kiến thức môi trường.
3. Tăng cường lực lượng vệ sinh công cộng. 
4. Treo thêm băng rôn và khẩu hiệu. 
5. Tăng thêm thùng rác công cộng. 
6. Chính quyền cải tạo kênh rạch, cống rãnh, và môi trường. 
7. Phạt thật nặng hành vi gây mất vệ sinh môi trường. 
8. Khác…………………………………………………… 
Câu 7. Khi ông/bà nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi phản ứng của ông/bà như thế
nào?
1. Không phản ứng 
2. Khó chịu 
3. Nhắc nhở 
4. Tự nhặt rác bỏ vào thùng 

5. Báo chính quyền 
6. Khác ( ghi rõ)…………… 
Câu 8. Ông/bà biết cuộc vận động Xây dựng nếp sống văn minh Đô Thị qua nguồn
nào?
1. Pano, áp phích tờ rơi, biểu ngữ 
2. Gia đình 
3. Bạn bè 
4. Nhà trường 
5. Phương tiện truyền thông 
6. Chính quyền cơ sở 
7. Khác( ghi rõ)…………………… 
Câu 9. Phường của ông/bà có tổ chức các cuộc vận động bảo vệ môi trường
không?
1. Có  (tiếp tục trả lời câu 10)
2. Không  (tiếp tục trả lời câu 11)
3. Không biết  (tiếp tục trả lời câu 11)
16
Câu 10. Theo ông/bà mức độ tuyên truyền vận động về chương trình giữ gìn vệ
sinh môi trường của chính quyền địa phương trong vòng 6 tháng gần đây là?
1. Hàng ngày 
2. Mỗi tuần một lần 
3. Mỗi tháng một lần 
4. Ít khi 
5. Chưa bao giờ 
6. Không biết 
Câu 11. Gia đình ông/bà có biết cách phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày
không?
1. Có 
2. Không 
Câu 12.Nhà ông/bà có thường phân loại rác thải hàng ngày trước khi xử lý

không?
1. Có  (tiếp tục trả lời câu 13)
2. Không  (tiếp tục trả lời câu 14)
3. Bỏ qua  (tiếp tục trả lời câu 14)
Câu 13. Gia đình ông/bà đã phân loại rác như thế nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….
Vì sao phải phân loại như thế?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 14. Trong gia đình ông/bà ai là người thường xuyên phân loại rác sinh hoạt hàng
ngày?
1. Chồng 
2. Vợ 
3. Con 
4. Người khác (ghi rõ)……………
Câu 15. Ông/bà hãy cho biết đánh giá của mình về các chương trình giữ gìn vệ
sinh môi trường mà địa phương đã đưa ra ở trên?
17
1. Rất hiệu quả 
2. Hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Không hiệu quả 
5. Rất không hiệu quả 
Câu 16. Ở địa phương ông/bà có thường xuyên cải tiến việc thu gom rác thải
không?
1. Có  (tiếp tục trả lời câu 17)
2. Không  (tiếp tục trả lời câu 18)

Câu 17. Theo ông/bà ở địa phương cải tiến việc thu gom rác thải bằng cách?
1. Thay thế, thêm thùng rác, xe chở rác. 
2. Phân loại rác theo màu thùng rác 
3. Tăng cường lực lượng thu gom rác 
4. Khác (ghi rõ)……………… 
Câu 18. Ông/bà có biết rác sau khi thu gom được đưa đi đâu không?
1. Có 
2. Không 
Câu 19.Theo Ông/bà địa phương xử lý rác bằng cách nào?
1. Chôn rác 
2. Đốt 
3. Tái chế 
4. Không biết 
Câu 20. Khi thu gom rác ông/bà có thấy nhân viên vệ sinh môi trường phân
loại rác không?
1. Có 
2. Không 
Câu 21. Theo ông/bà việc phân loại rác có đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi
trường hay không?
1. Có 
2. Không 
3. Không biết 
1. Khác (Ghi rõ)……………………………… 
18
Câu 22. Theo ông/bà việc xử lý rác ở địa phương hiện nay còn có những hạn chế
gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
Câu 23. Theo ông/bà địa phương nên làm gì để khắc phục những hạn chế trên?
23.1. Trong việc phân loại, thu gom:
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
23.2. Trong việc xử lý:
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 24. Mỗi tháng Ông/bà có phải chi tiền cho việc thu gom rác thải sinh hoạt
không?
1. Không 
2. Có 
Nếu có thì bao nhiêu………… ?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ !
2.2. Cách xử lí kết quả bảng hỏi
− Câu 1:
+ Nghiên cứu về hành vi của người dân. Thu thập thông tin về cách xử lí
rác thải sinh hoạt của họ.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm
1 4
2 5
3 3
4 2
5 1
19
− Câu 2:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về sự đánh
giá của người dân đối với việc xử lý rác của chính họ.
+ Cách cho điểm:

Đáp án Điểm
1 3
2 2
3 1
− Câu 3:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về sự đánh
giá của người dân đối với việc phân loại và xử lý rác thải.
+ Cách cho điểm:
Mức độ Phân loại Điểm Xử lý Điểm
Rất quan trọng  3  3
Quan trọng  2  2
Không quan trọng  1  1
− Câu 4:
+ Nghiên cứu về hành vi của người dân. Thu thập thông tin về nguyên
nhân của việc bỏ rác, đổ nước thải không đúng nơi quy định.
+ Cách cho điểm:
Đáp
án
Điểm
Đáp
án
Điểm
Đáp
án
Điể
m
1 12 5 11 9 8
2 2 6 9 10 4
3 10 7 5 11 5
4 7 8 3 12 1

− Câu 5:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về nhận
thức của họ đối với tác hại do việc xả rác bừa bãi.
+ Cách cho điểm
Đáp án Điểm Đáp án Điểm
1 5 6 5
20
Đáp án Điểm Đáp án Điểm
2 5 7 6
3 4 8 1
4 4 9 3
5 4
− Câu 6:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về các giải
pháp có thể giúp nâng cao ý thức bảo vệ mội trường của người dân.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm Đáp án Điểm
1 3 5 5
2 7 6 4
3 6 7 8
4 2 8 1
− Câu 7:
+ Nghiên cứu về thái độ của người dân đối với các hành vi xả rác bừa bãi.
Thu thập thông tin về phản ứng của họ đối khi nhìn thấy các hành vi xả
rác không đúng nơi quy định.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm
1 2
2 4
3 5

4 6
5 3
6 1
− Câu 8:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về cách
thức tuyên truyền của cuộc vận động đến người dân.
+ Cách cho điểm:
21
Đáp án Điểm Đáp án Điểm
1 3 5 6
2 5 6 7
3 2 7 1
4 4
− Câu 9:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về tình
hình tổ chức các cuộc vận động trên địa bàn.
+ Cách cho điểm
Đáp án Điểm
1 3
2 2
3 1
− Câu 10:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về mức độ
tuyên truyền vận động về chương trình giữ gìn vệ sinh môi trường của
chính quyền địa phương trong vòng 6 tháng gần đây.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm
Đáp án Điể
m
Đáp

án
Điểm
1 6 3 4 5 2
2 5 4 3 6 1
− Câu 11:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân về cách phân loại rác thải sinh
hoạt.
Từ đó cho thấy mức độ quan tâm của họ tới việc phân loại rác.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm
1 5
2 1
− Câu 12:
+ Nghiên cứu về hành vi của người dân. Thu thập thông tin về việc phân
loại rác thải trước khi xử lí.
22
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm
1 3
2 2
3 1
− Câu 13:
+ Nghiên cứu về hành vi của người dân. Thu thập thông tin cụ thể của
từng gia đình về cách phân loại rác thải và lí do tại sao họ lại làm như
vậy?
+ Cách cho điểm: cho 5 điểm đối với tất cả các câu trả lời.
− Câu 14:
+ Nghiên cứu về hành vi của người dân. Thu thập thông tin về thành viên
trong gia đình tham gia việc phân loại rác thải, có bao nhiêu thành viên
tham gia việc này. Qua đấy cho đấy sự quan tâm của các thành viên về

việc phân loại rác.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm
1 3
2 3
3 2
4 1
− Câu 15:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về các
chương trình gìn giữ vệ sinh ở địa phương và đánh giá của người dân
về các chương trình này.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm Đáp án Điểm
1 5 4 2
2 4 5 1
3 3
− Câu 16:
23
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về việc
người dân có nhận thức được sự cải tiến việc thu gom rác hay không và
địa phương có thực hiện cải tiến phương pháp thu gom hay không.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm
1 5
2 1
− Câu 17, 18 ,19
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về cách cải
tiến việc thu gom rác. Về mức độ quan tâm tới việc rác được thu gom đi
đâu và cách địa phương xử lí rác.
+ Cách cho điểm:

Câu 17:
Đáp án Điểm
1 4
2 4
3 3
4 1
Câu 18:
Đáp án Điểm
1 5
2 1
Câu 19:
Đáp án Điểm
1 2
2 3
3 4
4 1
− Câu 20:
24
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về việc
nhân viên môi trường có phân loại rác không. Từ đó biết được việc
phân loại rác ngay từ nơi thu gom.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm
1 5
2 1
− Câu 21:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin về sự nhận
biết được lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt.
+ Cách cho điểm:
Đáp án Điểm

1 4
2 2
3 1
− Câu 22, 23:
+ Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông tin cụ thể về
những hạn chế về trong việc xử lý rác tại địa phương và những giải
pháp nhắm khắc phục những hạn chế đó.
+ Cách cho điểm: Cho 3 điểm cho mỗi câu hỏi có nội dung trả lời của
người dân.
− Câu 24:
+ Câu hỏi cuối. Nghiên cứu về nhận thức của người dân. Thu thập thông
tin về việc đóng tiền rác. Qua đó đánh giá người dân có góp phần tham
gia nâng cao việc thu gom, xử lí rác hay không.
+ Cách cho điểm: Có – 5đ; Không – 1đ.
25

×