Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa phương, móng cái và khả năng sinh trưởng lợn lai thương phẩm nuôi tại trạm nghiên cứu đồn đèn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA THỊ ĐIỀM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
LỢN NÁI ĐỊA PHƯƠNG, MÓNG CÁI VÀ KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG LỢN LAI THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI
TRẠM NGHIÊN CỨU ĐỒN ĐÈN, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA THỊ ĐIỀM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
LỢN NÁI ĐỊA PHƯƠNG, MÓNG CÁI VÀ KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG LỢN LAI THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI
TRẠM NGHIÊN CỨU ĐỒN ĐÈN, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Từ Quang Hiển

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
do bản thân tôi thực hiện và chưa hề được ai công bố dưới bất kỳ hình thức
nào ở trong nước và ngoài nước. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Ma Thị Điềm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các cơ quan, các cấp lãnh đạo;

gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS
Từ Quang Hiển, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Các Thầy, Cô giáo Phòng Đào tạo, bộ phận
đào tạo sau đại học; Khoa Chăn nuôi Thú y- trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; Trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh Bắc
Kạn đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn chân thành của tôi xin được gửi tới: Gia đình cùng bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn này. Do trình độ bản thân có hạn nên bản luận văn của tôi không tránh
khỏi những thiếu sót.
Tôi kính mong các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến
để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2016
Tác giả

Ma Thị Điềm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái ................................................. 3
1.1.2. Các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái ...................................... 4
1.1.3. Lợn rừng Thái Lan và một số giống lợn nuôi tại Bắc Kạn .................. 4
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của lợn nái .................................... 6
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và cho thịt của lợn .......................................... 11
1.1.6. Cơ sở khoa học của việc cho lai tạo giữa lợn đực rừng với lợn nái
địa phương, nái Móng Cái ........................................................................... 15
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ........................................... 16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................... 16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
2.1. Đối tượng, địa điểm thời gian nghiên cứu ............................................... 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 ................................................. 18
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2 ................................................. 21
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 25
3.1. Kết quả nghiên cứu về khả năng sản xuất của lợn nái địa phương và
Móng Cái ......................................................................................................... 25
3.1.1. Kết quả nghiên cứu về sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị ............... 25
3.1.2. Kết quả nghiên cứu về sức sản xuất của lợn nái ................................ 27
3.1.3. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn con ........................ 29
3.1.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm ................................... 32
3.1.5. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm .................................. 34
3.1.6. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng thức ăn của chăn nuôi lợn
nái sinh sản ................................................................................................... 36
3.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn lai F1
(♂ R x ♀ ĐP) và F1 (♂ R x ♀ MC) ................................................................ 39
3.2.1. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn thí nghiệm thương phẩm .... 39
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thí nghiệm ....... 46
3.2.3. Khả năng sản xuất thịt của lợn thí nghiệm ........................................ 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỢN THÍ NGHIỆM VÀ ẢNH MỔ KHẢO
SÁT LỢN THỊT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CS

Cai sữa

Cs

Cộng sự

ĐC

Đối chứng

ĐP

Lợn địa phương

ĐVT

Đơn vị tính

ĐVTĂ

Đơn vị thức ăn

F1 (R x ĐP )

Lợn lai giữa ♂ Rừng và ♀ Địa phương


F1 (R x MC ) Lợn lai giữa ♂ Rừng và ♀ Móng Cái
KDĐT

Khô dầu đậu tương

KHCN

Khoa học công nghệ

KL

Khối lượng

MC

Lợn Móng Cái

NT

Ngày tuổi

R

Lợn rừng

TA

Thức ăn


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Thí nghiệm

TT

Tháng tuổi

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................... 19

Bảng 2.2.


Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho lợn
nái nội.......................................................................................... 19

Bảng 2.3.

Bố trí theo dõi lợn lai nuôi thịt.................................................... 21

Bảng 2.4.

Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho lợn
nội nuôi thịt ................................................................................. 22

Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái thí nghiệm ............. 25

Bảng 3.2.

Khả năng sinh sản của lợn nái .................................................... 28

Bảng 3.3.

Khối lượng lợn con qua các kỳ cân ............................................ 30

Bảng 3.4.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm ............................ 32

Bảng 3.5.


Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các kỳ cân .................... 34

Bảng 3.6.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi ............................. 36

Bảng 3.7.

Chi phí thức ăn cho 1 kg lợn con 56 ngày tuổi ........................... 38

Bảng 3.8.

Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân ............ 40

Bảng 3.9.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân .......... 43

Bảng 3.10. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân ......... 44
Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm .................. 46
Bảng 3.12. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm.................... 48
Bảng 3.13. Kết quả mổ khảo sát lợn F1 nuôi thịt.......................................... 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm .................... 32

Hình 3.2.

Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm ............... 34

Hình 3.3.

Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm .............. 35

Hình 3.4.

Đồ thi ̣sinh trưởng tích lũy của lơ ̣n thịt thí nghiê ̣m .................... 42

Hình 3.5.

Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm ................ 44

Hình 3.6.

Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thịt thí nghiệm .............. 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngành sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị
trí quan trọng. Nó cung cấp phần lớn lượng thịt cho tiêu dùng và phân bón
cho ngành trồng trọt. Đối với chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Kạn, tổng đàn lợn của
các năm 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 là 211.809 con; 221.111 con và
196.923 con. Trong đó đàn lợn nái có 19.235 con; 23.912 con và 21.749; lợn
thịt có 192.405 con; 197.027 con và 175.023.
Việc tăng nhanh đàn lợn hướng nạc có khả năng sinh trưởng nhanh, tỉ
lệ nạc cao, sức sinh sản tốt, đáp ứng nhu cầu thịt nạc của người tiêu dùng
được nhà nước quan tâm, khuyến khích, tuy nhiên việc chăn nuôi lợn ngoại,
lợn lai kinh tế (♂ ngoại x ♀ nội) yêu cầu đầu tư chăn nuôi cao, do con giống
và thức ăn chăn nuôi giá cao đồng thời việc không chủ động giống, phải nhập
giống từ ngoài tỉnh đến không quản lý được dịch bệnh dẫn đến rủi ro trong
chăn nuôi cao nên chưa thực sự phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các hộ
dân miền núi tỉnh Bắc Kạn.
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển mạnh của nề n kinh tế, những giống
vật nuôi địa phương, chăn nuôi theo phương thức truyền thống đang được đông
đảo người dân quan tâm và có nhu cầu muốn được sử dụng sản phẩm thịt của
những giống vật nuôi này. Ở khu vực miền núi phía Bắc, có một số giống lợn
địa phương được nuôi chăn thả tự do, có chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp
với khẩu vị của người Việt Nam, đang rất được ưa chuộng và trở thành “đặc
sản” có giá trị trên thị trường bởi ưu thế về chất lượng, lại chịu đựng kham khổ
và thích ứng rất tốt với tập quán chăn nuôi của người dân.
Tuy nhiên, các giống lợn địa phương này có hạn chế là tỷ lệ mỡ khá
cao, khả năng sinh sản thấp, đẻ ít con/lứa... vì vâ ̣y cần thiết nghiên cứu và cho
lai mô ̣t số giố ng lơ ̣n điạ phương với lơ ̣n rừng để ta ̣o ra con lai có chấ t lươ ̣ng

thiṭ cao hơn đảm bảo đáp ứng nhu cầ u của xã hô ̣i.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa phương, Móng Cái và khả năng
sinh trưởng lợn lai thương phẩm nuôi tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn,
tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
2.1.1. Mục tiêu chung
Xác định được khả năng sản xuất của đàn lợn nái địa phương và nái
Móng Cái và khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn lai F1 giữa lợn
đực rừng và lợn nái địa phương, nái Móng Cái nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn
Đèn - Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh Bắc Kạn, là cơ sở để phát triển ngành
chăn nuôi lợn của người dân thuộc các huyện khu vực miền núi của tỉnh, góp
phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo tồn nguồn gen vật nuôi bản địa.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái địa phương và nái Móng
Cái và khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của dòng lợn lai thương phẩm
nuôi thịt.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Số liệu nghiên cứu của đề tài này, sẽ là tài liệu
đóng góp vào cơ sở dữ liệu về sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt của
các giống lợn địa phương nuôi tại tỉnh Bắc Kạn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ
quan thẩm quyền triển khai bảo tồn và sử dụng tốt hơn tiềm năng của lợn nái

địa phương, nái Móng Cái vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho các
vùng đồi núi trong địa bàn của tỉnh Bắc Kạn, góp phần tăng thu nhập cho
người dân, đồng thời tận dụng nguồn lao động và tài nguyên trong nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
* Sự thành thục về sinh dục của lợn nái
Ở lợn nái cũng như nhiều loài gia súc khác, sinh dục là quá trình sinh lý
rất quan trọng của gia súc trong việc duy trì nòi giống. Sau khi được sinh ra, cơ
thể gia súc tiếp tục được sinh trưởng và phát triển đến mức độ nhất định thì gia
súc cái có khả năng hoạt động sinh dục thể hiện bằng lần động dục đầu tiên.
Sự thành thục về tính dục được thể hiện qua việc xuất hiện sự phát triển
của các đặc tính sinh dục phụ, hoàn thiện các chức năng sinh sản và xuất hiện
các biểu hiện sinh dục đầu tiên như động dục. Trong điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng khác nhau có thể chi phối tuổi thành thục sinh dục. Nếu quá trình được
thúc đẩy nhanh do nuôi dưỡng tốt thì con vật sẽ thành thục tính dục sớm và
ngược lại. Ngoài ra các yếu tố thời tiết và mùa vụ cũng ảnh hưởng đến sự
thành thục về tính dục (Nguyễn Tấn Anh, 1995) [1].Tác giả Võ Trọng Hốt và
cs (2000) [17] cho biết: Tuổi thành thục về tính của các giống lợn nội như lợn
Móng Cái khoảng 4-6 tháng tuổi, sớm hơn so với các giống lợn Landrace,
Yorkshire (6-8 tháng tuổi).
* Chu kỳ động dục

Chu kỳ động dục của lợn nái là khoảng thời gian tính từ lần động dục
trước đến lần động dục sau. Thông thường sau khi thành thục về tính dục thì
lợn cái bắt đầu có biểu hiện về động dục lần thứ nhất, thường biểu hiện không
rõ ràng, sau đó khoảng 15-16 ngày lợn động dục trở lại, lần này biểu hiện
động dục rõ ràng hơn và sau đó đi vào quy luật mang tính chu kỳ. Chu kỳ
động dục của lợn nái bình quân là 21 ngày (17 -27 ngày) thời gian động dục
tuỳ thuộc vào các giống lợn, đối với lợn nội thì động dục kéo dài 3-6 ngày
* Số trứng rụng
Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số
con đẻ ra trong một lứa, trung bình mỗi lợn nái có số trứng rụng từ 15-20
trứng /chu kỳ động dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
* Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu
Lợn thành thục về tính trước thành thục về thể vóc. Do vậy không nên
phối giống ở lần động dục đầu tiên. Người ta thường phối giống lần đầu tiên
cho lợn nái hậu bị ở lần động dục thứ 2, vào lúc 8-9 tháng tuổi. Khi khối
lượng lợn nái đạt 110-120 kg (đối với lợn nái ngoại).
1.1.2. Các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1280 - 72, TCVN 1282 - 79) [26]
thì có 4 chỉ tiêu giám định lợn nái sinh sản như sau:
- Số con đẻ ra còn sống (không tính những con có khối lượng dưới 0,2
kg lợn nội và 0,5 kg đối với lợn ngoại và lợn lai máu ngoại).
- Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi.
- Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi.
- Tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa thứ 2 trở đi.

Sức sinh sản của lợn nái là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phẩm
giống. Khả năng sinh sản được biểu hiện qua những chỉ tiêu như: số con đẻ
ra/lứa, số lứa đẻ/ năm, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ còi cọc, dị hình... khả năng sinh sản
cũng liên quan đến việc thành thục sớm hay muộn, thời gian mang thai. Sinh sản
là đặc trưng của tính di truyền ở mỗi phẩm giống gia súc theo (Trần Đình Miên,
1975) [20]. Thông thường người ta đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái bằng
cách tính số con đẻ ra và số con sống trong một lứa, khối lượng sơ sinh, khối
lượng cai sữa, tỷ lệ nuôi sống, độ đồng đều của các con trong lứa.
1.1.3. Lợn rừng Thái Lan và một số giống lợn nuôi tại Bắc Kạn
* Lợn rừng Thái Lan
Lợn rừng (Sus Scrofa), ở châu Âu gọi là (Sus scrofa ferus) và châu
Á (Sus orientalis, Sus cristatus, Sus vittatus) là tổ tiên của lợn nhà hiện nay.
Căn cứ vào hình dáng của tai, người ta chia cả hai nhóm lợn nguyên thuỷ
châu Âu và châu Á thành hai loại: Lợn tai dài và lợn tai ngắn. Hiện tại lợn
rừng vẫn còn ở khắp vùng rừng châu Âu và châu Á. Những năm gần đây, do
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, ở Việt Nam cũng như một số nước
như Trung Quốc, Thái Lan, đã tiến hành thuần hóa và nuôi dưỡng lợn rừng từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
hơn 20 năm nay, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người chăn
nuôi. Lợn rừng Thái Lan có tai nhỏ vênh và hướng về phía trước. Màu lông
trên cơ thể lợn rừng không đồng nhất; lông bờm tốt và cứng, ở con đực phát
triển hơn con cái, một gốc chân lông có 3 ngọn chụm lại thành cụm. Lợn rừng
là loài nuôi con khéo. Hiện nay ở Bắc Kạn nhiều hộ chăn nuôi cũng dùng lợn
rừng thuần lai với các giống lợn địa phương, Móng Cái.
* Giống lợn địa phương nuôi tại Bắc Kạn

Ở nước ta hiện nay, tập đoàn giống lợn điạ phương rất phong phú.
Miền núi phiá Bắc Viê ̣t Nam nuôi phổ biến là các giống: Lợn Mẹo, lợn
Mường Khương, lợn Táp Ná. Đă ̣c điể m của giố ng lơ ̣n điạ phương tỉnh Bắc
Kạn: Dựa vào màu sắ c lông da có thể chia làm 3 nhóm như sau:
- Nhóm đen tuyền: Toàn thân đen tuyền. Nhóm này có đặc điểm là
tương đối nhỏ, có đặc điểm hoang sơ hơn. Nhóm lợn này được nuôi nhiều ở
bà con dân tộc H'mông và dân tộc Dao. Hiện nay, số lượng còn không nhiều
chỉ chiếm từ 6,10% - 8,33% đàn lợn nái điều tra, 2,42 - 3,92% đàn lợn thịt.
- Nhóm lợn đen có một số điểm trắng: Toàn thân lợn có màu đen và có
điểm trắng ở một số vị trí như gương mũi, 4 ngón chân, giữa trán và đuôi
có một nhúm lông màu trắng. Nhóm lợn này được nuôi nhiều ở bà con dân
tộc H'mông và dân tộc Dao. Nhóm lợn này được nuôi nhiều ở khu vực các
thôn vùng cao của các xã, khối lượng cũng lớn hơn nhóm đen tuyền.
- Nhóm lợn lang trắng đen: Nhóm lợn này có màu lông trắng và đen xen
kẽ. Các vết lang trắng không cố định và mức độ lang không giống nhau, con
nhiều, con ít. Các vết lang này thường phân bố ở bụng, ngang sườn, cổ, vai,
lưng, gương mũi, 4 ngón chân, giữa trán và đuôi. Nhìn chung nhóm lợn lang
trắng đen này có tầm vóc to hơn và lớn nhanh hơn được nuôi nhiều ở vùng thấp
hơn nơi có người dân tộc Tày sinh sống.
* Giống lợn Móng Cái
Giống lợn Móng Cái (MC) là giống lợn nội phổ biến nhất ở Việt Nam, có
nguồn gốc từ huyện Đầm Hà và huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Lợn MC được
nuôi hầu hết ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, sau đó lan ra miền Trung và phía Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Màu sắc lông da trắng, lưng và mông có khoang đen yên ngựa, da mỏng mịn, lông
thưa và thô. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở
miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông
rộng và xuôi. Lợn MC ăn tạp có khả năng ăn được hầu hết các loại thức ăn, tận
dụng được hầu hết các nguồn thức ăn dư thừa và các loại thức ăn chất lượng thấp,
có sức kháng bệnh cao (Nguyễn Văn Thiện và cs, 2005) [30].
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của lợn nái
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản ở lợn nái
- Tuổi động dục lần đầu: Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần
đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu phụ thuộc rất lớn vào giống. Vì, giống là tiền
đề và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
(Đặng Vũ Bình, 1999) [3]. Lợn rừng có tuổi động dục lần đầu lớn hơn lợn nhà,
lợn có khối lượng lớn động dục muộn hơn lợn có khối lượng nhỏ. Lợn Móng
Cái 130-140 ngày, lợn Đại Bạch nhập vào Việt Nam từ 203-208 ngày, lợn
Landrace từ 208-209 ngày (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006) [27]. Nhiều
khi ta thấy hiện tượng lợn cái không động dục. Lợn cái không động dục có thể
do nhiều yếu tố, là do phát hiện động dục không đúng, stress do thời tiết nóng,
động dục thầm lặng, ốm đau, dinh dưỡng thiếu protein và năng lượng. Ở lợn
nội do khả năng tăng trọng thấp, mà chúng lại động dục lần đầu sớm, nên cơ
thể chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy cần bỏ qua 1-2 chu kỳ động dục rồi mới phối
giống sẽ đạt hiệu quả cao hơn. (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ 1996) [10]. Tuổi
động dục lần đầu không chỉ phụ thuộc vào giống, mà còn phụ thuộc ít nhiều
vào mùa vụ trong năm, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường, chế độ dinh
dưỡng (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998) [2].
Theo Anderson và cs (1967) [32], mức ăn hạn chế về năng lượng đã
làm chậm tuổi thành thục về tính dục 16 ngày. Nhưng ở 5 thí nghiệm khác
mức ăn hạn chế làm cho tuổi thành thục về tính dục sớm hơn 11 ngày. Vấn
đề này còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong thực tiễn sản xuất, người ta thấy
cần nuôi dưỡng lợn nái sao cho không quá béo, không quá gầy. Sự có mặt
của lợn đực đã đẩy nhanh sự xuất hiện chu kỳ động dục có trứng rụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
- Tuổi phối giống lần đầu: Là tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu,
thông thường vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3. Người ta chưa tiến hành
phối giống cho lợn động dục lần đầu tiên, do lợn chưa thành thục về thể vóc,
số lượng trứng rụng còn ít. Đối với lợn nội, thường cho phối giống ở tháng
tuổi 6-7, khi khối lượng đạt 40-50 kg, lợn lai (♂ngoại x ♀nội) vào lúc 8 tháng
tuổi với khối lượng không thấp hơn 65-70 kg, còn với lợn ngoại, trong những
năm gần đây, người ta thường phối giống ngay từ lần động dục đầu tiên. Lợn
nái có số lứa đẻ thấp nhất là 1 lứa và cao nhất 11 lứa. Tuổi phối giống đậu thai
lần đầu được tính từ tuổi dẻ lứa thứ 1 trừ cho thời gian mang thai trung bình 115
ngày, năng suất sinh sản đạt cao nhất khi lợn nái được phối giống và mang thai
lần đầu vào lúc 38 tuần tuổi và mức độ lớn hơn trung bình đàn là 5,76%. Nếu lợn
mang thai lần đầu ở độ tuổi trước 34 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình
là 8,27% và nếu mang thai muộn sau 44 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung
bình là 1,25%. Đặc biệt nếu phối giống đậu thai lần đầu lúc 30 tuần tuổi thì mức
độ thiệt hại trong suốt đời sống sản xuất của một lợn nái là 17,02% (Kiều Minh
Lực và Jirawit Rachatanam, 2005) [18]. Như vậy, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ
để tránh phối giống quá sớm hoặc quá muộn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng,
sinh sản và tổn thất về kinh tế.
- Tuổi đẻ lứa đầu: Là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. Tuổi đẻ lứa đầu
cũng phụ thuộc vào giống, tuổi cho phối giống và chế độ nuôi dưỡng, ví dụ:
lợn rừng Thái Lan được cho phối giống lần đầu khi đạt 229,5 ngày (dao động
trong khoảng 167- 382 ngày), lợn rừng Việt Nam 251,5 ngày (dao động từ
224 - 363 ngày), vì vậy, tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là: 343,5 đối với lợn rừng
Thái Lan và 365 ngày với lợn rừng Việt Nam. Lợn Mẹo tuổi đẻ lứa đầu lúc 14

tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1996) [10].
- Các chỉ tiêu về số lượng:
+ Số con sơ sinh còn sống đến 24h/ lứa đẻ: Là chỉ tiêu kinh tế rất
quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, trình
độ phối giống của người nuôi dưỡng chăm sóc, và điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng lợn nái chửa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
+ Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa: Là tỷ lệ giữa tổng số lợn con đẻ
ra còn sống trong 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong của tất cả các lứa đẻ trên tổng số
lứa đẻ. Số con đẻ ra để lại nuôi: số lợn con đẻ ra còn sống để lại nuôi, đối với lợn
ngoại khối lượng lớn hơn 0,8 kg, đối với lợn nội khối lượng lớn hơn 0,3 kg.
+ Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của lợn con sau 24 giờ là tỷ lệ số lợn con còn
sống đến 24 giờ so với số con đẻ ra còn sống.
+ Số con cai sữa/ lứa: Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng,
quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn
nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả
năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con.
- Khoảng cách lứa đẻ: Là chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá năng
suất chăn nuôi lợn nái. Đây là thời gian để lợn nái hoàn thành một chu kỳ
sinh sản, bao gồm; Tổng thời gian chửa, thời gian nuôi, thời gian chờ động
dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố này thì thời gian
mang thai là không thể thay đổi, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ
phối là có thể thay đổi để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. Đây là một
biện pháp tích cực nhằm tăng lứa đẻ/nái/năm. Nhiều công trình nghiên cứu
đã dùng huyết thanh ngựa chửa làm giảm đáng kể thời gian từ khi cai sữa

đến động dục trở lại (Lê Hồng Mận, 2002) [19].
- Các chỉ tiêu về chất lượng:
+ Khối lượng sơ sinh: Là khối lượng lợn con được cân ngay sau khi đẻ,
đã được cắt rốn, lau khô và bấm số tai và trước khi cho bú ngày đầu tiên.
Khối lượng sơ sinh toàn ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và
được phát dục hoàn toàn. Do đó, thành tích này phụ thuộc cả vào phần của
lợn nái và phần nuôi dưỡng của con người. Khối lượng sơ sinh phụ thuộc vào
giống, khối lượng sơ sinh của lợn nội (Ỉ, Móng Cái) thường từ 0,4 - 0,6
kg/con, khối lượng sơ sinh của lợn ngoại trung bình 1,1 - 1,2 kg/con (Nguyễn
Văn Thiện, Nguyễn Quế Côi, 1986) [29]. Lợn con có khối lượng sơ sinh
càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao.
+ Độ đồng đều: Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch về khối lượng giữa
các cá thể trong đàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
- Khối lượng cai sữa toàn ổ: Ngoài chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa, khối
lượng toàn ổ lúc cai sữa cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất của
lợn nái. Tóm lại, sức sinh sản của lợn là một tiêu chuẩn để đánh giá chất
lượng phẩm giống. Khả năng sinh sản được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác
nhau như: Đẻ nhiều con, nhiều lứa, tỷ lệ sống khi đẻ và đến cai sữa, tỷ lệ còi
cọc, dị hình, khuyết tật. Khả năng sinh sản cũng liên quan đến sự thành thục
sớm hay muộn, thời gian mang thai, số lần thụ thai “Sinh sản của gia súc là
một hình thái của sức sản xuất và cũng là một biểu hiện đặc trưng của tính di
truyền ở mỗi phẩm giống của gia súc” (Trần Đình Miên, 1975) [20].
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
- Yếu tố di truyền: Các giống khác nhau, thì có khả năng sinh sản

không giống nhau. Nhìn chung, các giống thuần, được chọn lọc, thường có
khả năng sinh sản cao hơn các giống cải tiến và giống bản địa.
- Yếu tố ngoại cảnh:
+ Giống: Giống là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái,
giống và đặc tính của nó gắn liền với năng suất sinh sản. Các giống khác nhau
cho năng suất sinh sản khác nhau.
+ Phương pháp nhân giống: Các phương pháp nhân giống khác nhau sẽ
cho năng suất sinh sản khác nhau. Nếu nhân giống thuần chủng thì năng suất
sinh sản của chúng cũng chính là năng suất sinh sản của giống đó. Còn trong
trường hợp cho lai giống thì năng suất sinh sản của chúng sẽ cao hơn.
+ Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu. Tuổi sinh sản của lợn nái ổn
định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4, sang năm tuổi thứ 5 thì lợn có thể
còn đẻ tốt nhưng con đẻ ra còi cọc, chậm lớn. Do vậy tuổi phối giống lần đầu
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Để có thể giao phối lứa
đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục cả về tính và thể vóc.
+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Nhu cầu về dinh dưỡng của lợn nái
nhằm 2 mục đích: duy trì sự sống bình thường và sản xuất. Sản xuất ở đây
bao gồm cả nuôi thai và tiết sữa. Như vậy thông qua việc cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng (protein, khoáng, vitamin, năng lượng....) cho gia súc sẽ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
điều kiện để thể hiện đầy đủ các đặc điểm di truyền, do đó việc cung cấp đầy
đủ các chất dinh dưỡng là rất cần thiết.
+ Tuổi và lứa đẻ: Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến số con đẻ ra/ổ. Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh
sản (Koketsu và cs, 2000) [40]. Số lượng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ động

dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương
đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckerta và cs, 1998) [36]. Số con đẻ ra
tương quan thuận với số lượng trứng rụng (Warrick và cs, 1989 dẫn theo Ian
Gordon, 1997) [39]. Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái.
Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt
cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó gần như là ổn định hoặc hơi giảm
khi lứa đẻ tăng lên (Anderson và Melammy, 1972 dẫn theo Ian Gordon,
1997) [39] cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ tư, ở
lứa đẻ thứ tám trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có
quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ
lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với
những lứa đẻ sau (Colin, 1998) [35].
+ Mùa vụ: Khả năng sinh sản của lợn nái cũng bị ảnh hưởng trực tiếp
của yếu tố mùa vụ hay cụ thể hơn là nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Mùa
có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm năng suất sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả
thấp: Tỷ lệ chết ở lợn con cao, thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái
tăng, tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm và tỷ lệ thụ thai giảm. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt đến khả năng sinh sản của lợn
nái. Nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30 - 50%) và làm thiệt hại về
kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (Pastison, 1980 dẫn theo Ian Gordon,
1997) [39]. Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so
với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi và cs, 2000) [45]. Các
tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình
thường của chu kỳ động dục (Claus và Weiler 1985 dẫn theo Ian Gordon,
1997) [39] cho biết, từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 khoảng cách từ khi cai sữa
đến động dục trở lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và cho thịt của lợn
* Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn của lợn
Sinh trưởng là quá trình tự nhiên của sinh vật, sự tăng lên về kích
thước, khối lượng, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật trong
giai đoạn còn non cho đến thành thục về thể vóc.
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của lợn: Quá trình sinh
trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn nói riêng đều tuân
theo các quy luật:
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Quy luật này thể
hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi.
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật này được
chia ra làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, thời kỳ tiền
phôi thai từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày.
Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục,
thời kỳ trưởng thành, thời kỳ già cỗi. Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm
và quy luật sinh trưởng, phát dục của gia súc, có thể trong một mức độ nào
đó chúng ta tạo điều kiện cho con vật phát triển tốt ngay lúc đó còn là bào
thai, nâng cao sức sản xuất và phẩm chất giống sau này.
* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
Trong phạm vi ứng dụng có thể đề cập đến các chỉ tiêu sau đây:
- Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo
tăng lên sau một thời gian sinh trưởng.
- Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là khối lượng kích thước của cơ thể gia súc
tăng lên trong một đơn vị thời gian đối với lợn, đơn vị thời gian thường là
ngày. Sinh trưởng tuyệt đối cho biết mỗi con lợn, mỗi ngày tăng được bao
nhiều gam. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

- Sinh trưởng tương đối (R): Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể hay kích
thước các chiều đo tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt của lợn
Để đánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu
về thân thịt và chất lượng thịt. Theo Reichart và cs (2001) [47], đối với thân
thịt, các chỉ tiêu quan trọng đó là tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân
thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng
thịt bao gồm tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, mỡ dắt, pH của cơ thăn
ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt. Theo Clutter và Brascamp (1998) [34],
các chỉ tiêu quan trọng của khả năng nuôi vỗ béo bao gồm: tăng trọng ngày
đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, thu nhận thức ăn/ngày và khối
lượng đạt được lúc giết thịt.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất
thịt của lợn
- Ảnh hưởng của giống và các chỉ tiêu theo dõi: Các giống khác nhau
có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh
trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di
truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú
sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di
truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo. Tăng khối lượng và tiêu tốn
thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác
giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,51 đến - 0,56 (Nguyễn Văn Đức và cs,
2001) [12]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cs, 1996) [8]. Hệ số di truyền về tiêu
tốn thức ăn ở mức trung bình. Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm,

chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền
cao (h2 = 0,3 - 0,35) (Sellier, 1998) [48]. Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền
dao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7, nên việc chọn lọc cải thiện
tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc. Kay, (1990) [42] cho rằng việc chọn lọc
nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ lưng không làm ảnh
hưởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ. Hovenier và cs (1992) [38], khi nghiên
cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là
0,63. Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp
nhất (h2 = 0,3 - 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 - 0,57).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc
cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số
di truyền từ 0,1 - 0,3, (Sellier, 1998) [48]. Bên cạnh hệ số di truyền còn có một
mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số cặp tính
trạng là thuận và chặt chẽ như tăng trọng và thu nhận thức ăn (r = 0,65) (Cluttera
và Brascamp, 1998) [34], tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó
là các tương quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87),
tỷ lệ mất nước với pH 24 giờ (r = - 0,71) và với khả năng giữ nước (r = - 0,94)
(Sellier, 1998) [48]. Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học đã
xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng,
chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau.
Chẳng hạn như ở lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở lợn Large
White là 1,5 cm; ngược lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với
Landrace (Hammell và cs, 1993) [37]. Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở
lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai.

Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có
ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10% (Sellier, 1998) [48].
- Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ: Khả năng sản xuất và chất
lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ
tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai
đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì
lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và
hiệu quả kinh tế kém. Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là
do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển
rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích
lũy ngày càng tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng
khoảng 100 lần, trong đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81
lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975) [46].
- Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại: Cơ sở chăn nuôi và
chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở
chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn
được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi. Nghiên cứu của Nielsen và cs
(1995) [43] cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một
bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn
thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. Các
tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất
của lợn, đó là điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm
bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng,

điều trị, thay đổi khẩu phần... (Wood, 1986) [52].
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Dinh dưỡng là một trong những nhân tố
quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân
tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật (Từ
Quang Hiển và cs, 2001) [14]. Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh
hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do,
khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ
lưng lại cao hơn (Nguyễn Nghi và cs, 1995) [21] khi lợn được ăn khẩu phần
ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn
cho ăn khẩu phần thức ăn tự do (Thomke và cs, 1995) [51].
- Ảnh hưởng của mùa vụ: Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa
vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của
lợn. Pathiraja và cs (1990) [44] cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh
hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt. Khi nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Thomas (1984) [50]
cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 80C đến 220C thì khả
năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn
Đức (2000) [11], Trần Thị Minh Hoàng và cs (2003) [16] cũng cho biết tăng
khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
1.1.6. Cơ sở khoa học của việc cho lai tạo giữa lợn đực rừng với lợn nái địa
phương, nái Móng Cái
* Lai giống
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho con đực giống và

con cái giống thuộc hai quần thể khác nhau phối với nhau. Hai quần thể này
có thể là hai dòng, hai giống hoặc hai loài khác nhau, do vậy đời con không
còn là dòng, giống thuần mà là con lai giữa hai dòng, giống khởi đầu là bố mẹ
của chúng. Ví dụ: Cho lợn đực Landrace phối giống với lợn cái Móng cái, đời
con là Landrace x Móng cái (Đặng Vũ Bình, 2000) [4]. Lai giống có hai tác
dụng chủ yếu. Một là, tạo được ưu thế lai ở đời con về một số tính trạnh nhất
định. Các tác động cộng gộp là nguyên nhân của hiện tượng sinh học này. Hai
là, làm phong phú thêm bản chất di truyền ở thế hệ lai bởi vì con lai có được
những đặc điểm di truyền của giống khởi đầu, người ta gọi đó là tác dụng
phối hợp. Điều này có nghĩa là lai giống sử dụng được tác động cộng gộp các
nguồn gen ở thế hệ bố mẹ.
* Ưu thế lai
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [15], ưu thế lai là hiện tượng liên
quan tới sự phát triển mạnh mẽ ở đời sau như: Sức đề kháng tốt hơn, sức sản
xuất cao hơn bố mẹ. Ưu thế lai hiểu theo nghĩa toàn bộ là sự phát triển mạnh
mẽ của toàn bộ khối lượng cơ thể, sự tăng cường trao đổi chất, tăng trọng
nhanh hơn, chống đỡ với bệnh tật tốt hơn…
Mức độ ưu thế lai của một tính trạng được tính bằng công thức sau:
1/2 (AB+BA) - 1/2 (A+B)

H (%) =
trong đó:

1/2 (A + B)

x 100

H là ưu thế lai
AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B
BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A

A: giá trị kiểu hình trung bình của dòng (giống) A
B: giá trị kiểu hình trung bình của dòng (giống) B

Cần phân biệt 3 kiểu ưu thế lai như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
Ưu thế lai của mẹ: Là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật gây ra thông
qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó. Chẳng hạn, nếu bản thân mẹ là con lai,
thông qua lượng sữa, khả năng nuôi con khéo… mà con lai có được ưu thế này.
Ưu thế lai cá thể: Là ưu thế lai do kiểu gen của chính con vật gây nên.
Ưu thế lai của bố: Ưu thế lai của bố không bằng ưu thế lai của mẹ. Có
rất ít tính trạng có được ưu thế lai của bố, song cũng có thể thấy rằng, khả
năng thụ thai, tình trạng sức khỏe, tính hăng của con đực lai, chất lượng tinh
dịch… tạo nên ưu thế lai cho đời con của nó.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Chăn nuôi nông hộ, đặc biệt là chăn nuôi ở các vùng kinh tế khó khăn,
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trình độ dân trí thấp chủ yếu là sử dụng các
giống vật nuôi bản địa. Mặt khác việc phát triển các giống vật nuôi này ít được
quan tâm nên chúng nhanh chóng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của một
số giống lợn địa phương, như: Nghiên cứu của Lê Đình Cường (2008) [7], về
lợn Mường Khương thì số con sơ sinh sống/ổ là 9 - 12 con, khối lượng sơ
sinh/con là 0,35 - 0,50 kg, tuổi đẻ lứa đầu 10 - 12 tháng. Khả năng sản xuất
của lợn Ỉ Thanh Hoá có số con sơ sinh lứa 1 là 7,80 con, lứa 2: 8,8 con, lứa 9
cao nhất là 11,00 con và đến lứa 15 là 9,00 con; khối lượng sơ sinh 0,48 kg, 1

tháng tuổi đạt 2,30 kg, khối lượng 4 tháng tuổi là 42,70 kg; khối lượng giết
mổ 46,10 kg, tỷ lệ móc hàm 34,10 kg, tỷ lệ móc hàm đạt 73,90 % (Đỗ Xuân
Tăng và Nguyễn Như Cương, 1994) [25].
Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của giống lợn Táp Ná của Nguyễn
Văn Đức và cs (2004) [13] cho thấy, lợn Táp Ná có tuổi đẻ lứa đầu là 13,60
tháng, số con đẻ ra sống/lứa là 7,91 con, khối lượng sơ sinh/con là 0,63 kg, số
co cai sữa/ổ là 6,83 con. Lợn Vân Pa được phát hiện lần đầu tiên năm 1996,
tại một số xã đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pakô của huyện Hướng Hoá và
Đakrông của tỉnh Quảng Trị. Giai đoạn từ năm 1996 - 2004 được nuôi thích
nghi tại trường Trung cấp Nông Nghiệp & PTNT Quảng Trị. Lợn Vân Pa đạt
khối lượng 4,5 kg ở 3 tháng tuổi và 12 tháng đạt 23,5 kg, tuổi động dục lần
đầu 235 ngày. Số con sơ sinh sống/lứa 8,5 con, khối lượng sơ sinh/con đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×