Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

LƯƠNG VIỆT QUẢNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

LƯƠNG VIỆT QUẢNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MÃO

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa
và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.
Tác giả

Lương Việt Quảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong cũng như ngoài trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Mão - Khoa Nông
học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa nông
học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Lương Việt Quảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii

MỞ ÐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam.................................. 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ........................................................ 7
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Quảng Ninh .................................................... 8
1.2.4. Sản xuất ngô ở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .................................. 9
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới................................................. 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam ................................................. 15
1.4. Một số yêu cầu về sinh thái đối với sự phát triển của cây ngô ................ 18
1.4.1. Nhiệt độ ................................................................................................. 18
1.4.2. Nước và độ ẩm ...................................................................................... 19
1.4.3. Ánh sáng ................................................................................................ 20
1.5. Các loại giống ngô .................................................................................... 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iv
1.5.1. Giống ngô thụ phấn tự do...................................................................... 21
1.5.2. Giống ngô lai (hybrid) ........................................................................... 22
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 27

2.3. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm......................................... 27
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 28
2.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ................................... 29
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 34
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai thí nghiệm .... 34
3.1.1. Giai đoạn gieo - mọc ............................................................................. 35
3.1.2. Giai đoạn gieo - tung phấn .................................................................... 35
3.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu ............................................................. 36
3.1.4. Giai đoạn gieo - chín sinh lý ................................................................. 37
3.2. Các đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô lai thí nghiệm........... 38
3.2.1. Chiều cao cây ........................................................................................ 39
3.2.2. Chiều cao đóng bắp ............................................................................... 40
3.2.3. Số lá/cây ................................................................................................ 42
3.2.4. Chỉ số diện tích lá ................................................................................ 44
3.2.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp................................................................ 45
3.3. Khả năng chống chịu, mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô
thí nghiệm........................................................................................................ 48
3.3.1. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm ............................ 48
3.3.2. Tình hình nhiễm sâu hại của các giống ngô thí nghiệm ....................... 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


v
3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ
Xuân Hè 2016.................................................................................................. 53
3.4.1. Chiều dài bắp......................................................................................... 57
3.4.2. Đường kính bắp ..................................................................................... 58

3.4.3. Số bắp/cây............................................................................................... 59
3.4.4. Số hàng/bắp ............................................................................................ 59
3.4.5. Số hạt/hàng ............................................................................................. 60
3.4.6. Khối lượng 1000 hạt................................................................................ 60
3.4.7. Năng suất lý thuyết .................................................................................. 61
3.4.8. Năng suất thực thu................................................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 65
1. Kết luận ....................................................................................................... 65
2. Đề nghị ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CD bắp

: Chiều dài bắp

CIMMYT

: International Maize and Wheat Improvement Center

(Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế)

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CV%

: Hệ số biến động

Đ/c

: Đối chứng

FAO

:

Food and Agriculture Organization of the United

Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
IPRI

: International Rice Research Institute (Viện Nghiên cứu
chương trình lương thực thế giới)

KL1000

: Khối lượng 1000 hạt

LAI


: Chỉ số diện tích lá

LSD.05

: Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTK

: Năng suất thống kê

NSTT

: Năng suất thực thu

OPV

: Giống ngô thụ phấn tự do

P

: Xác suất

PTNT

: Phát triển nông thôn


TGST

: Thời gian sinh trưởng

QCVN 01-56-201: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống ngô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2005 - 2014 ............ 6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ................ 7
Bảng 1.3. Sản xuất ngô của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003 - 2015 .............. 8
Bảng 1.4. Sản xuấ t ngô huyện Đầm Hà giai đoạn 2009 - 2015 ...................... 10
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô
lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2016 tại huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................... 34
Bảng 3.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô lai vụ
Xuân Hè 2016 tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ...................... 38
Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai vụ Xuân Hè
2016 tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..................................... 42
Bảng 3.4. Trạng thái cây, độ bao bắp của các giống ngô lai vụ Xuân Hè
2016 tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..................................... 46
Bảng 3.5. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai vụ Xuân Hè 2016
tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................. 49

Bảng 3.6. Mức độ nhiễm sâu hại của các giống ngô lai vụ Xuân Hè 2016
tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................. 51
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân
Hè 2016 tại xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. .......... 54
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân
Hè 2016 tại xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ....... 55
Bảng 3.9. Năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân Hè 2016 tại huyện
Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Chiều cao cây, cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm .......... 39
Hình 3.2. Số lá và chỉ số diện tích lá của ngô lai thí nghiệm.......................... 44
Hình 3.3. Trạng thái cây, độ bao bắp ngô lai thí nghiệm. ............................... 47
Hình 3.4. Tỷ lệ đổ rễ của ngô lai thí nghiệm .................................................. 49
Hình 3.5. Chiều dài bắp và đường kính bắp của ngô lai thí nghiệm .............. 56
Hình 3.6. Số hàng/bắp, hạt//hàng của ngô lai thí nghiệm ............................... 57
Hình 3.7. Khối lượng 1000 hạt của ngô lai thí nghiệm .................................. 57
Hình 3.8. Năng suất ngô lai thí nghiệm. ......................................................... 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1
MỞ ÐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây trồng đảm bảo an ninh
lương thực cho nhiều quốc gia trên thế giới. Toàn thế giới sử dụng 17% tổng
sản lượng ngô làm lương thực, các nước sử dụng ngô làm lương thực chính:
Mozambique (93%), Kenya (91%), Congo (86%), Ethiopia (86%), Angola
(84%), Indonesia (79%), Ấn Độ (77%)… (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Không
chỉ cung cấp lương thực cho con người, ngô còn là nguồn thức ăn quan trọng
cho chăn nuôi, 66% sản lượng ngô của thế giới được dùng làm thức ăn cho
chăn nuôi (Bùi Mạnh Cường, 2007) [5].
Ngoài ra ngô còn được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp thực phẩm (sản xuất rượu, tinh bột, bánh kẹo…). Có khoảng 670 mặt
hàng được chế biến từ ngô. Hàng năm ở Mỹ sử dụng 18% tổng lượng ngô để
sản xuất tinh bột, 37% sản xuất cồn, 5,8% sản xuất bánh kẹo (Nguyễn Thế
Hùng, 2002) [7].
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, ngô
là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến Ethanol một nguồn nhiên liệu
sinh học thay thế các nguồn nhiên liệu tự nhiên như: Dầu mỏ, than đá đang
dần bị cạn kiệt. Sử dụng Ethanol làm giảm ô nhiễm môi trường vì có lượng
khí thải CO2 thấp hơn xe chạy xăng gần một nửa.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với hơn 80%
đất đai là đồi núi. Đất nông nghiệp đang sử dụng là 75.370 ha chiếm 12,3%
diện tích đất tự nhiên (611.081,3 ha). Như vậy, quĩ đất nông nghiệp của tỉnh
rất thấp, phải lựa chọn cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao và áp dụng
tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc nâng cao
năng suất và sản lượng ngô ở vùng này là sử dụng các giống ngô mới. Do đó,
cần phải chọn tạo được những giống ngô cho năng suất cao, có khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2
chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Để tìm ra được
những giống ngô ưu việt nhất đưa vào sản xuất đại trà, cần tiến hành quá trình
nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù hợp, giúp cho quá trình
đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò quan trọng trong
cơ cấu cây trồng ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực Miền Đông (thành
phố Móng Cái, huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu, huyện Đầm Hà, huyện Hải
Hà, huyện Tiên Yên) của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Đồng thời, cây ngô là
cây trồng cạn có khả năng chịu hạn tốt, khả năng thích nghi rộng, năng suất
cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh và thị trường tiêu thụ ổn định nên sẽ thuận lợi
trong việc bố trí mùa vụ cũng như các vùng trồng để nâng cao hiệu quả trong
sản xuất, giúp xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh năng suất ngô bình quân
tỉnh Quảng Ninh đạt 37,61 tạ/ha [3]. Năng suất ngô hiện tại ở Quảng Ninh
còn khá thấp so với năng suất ngô trung bình của Việt Nam (42,88 tạ/ha) và
thế giới (52,63 tạ/ha), bằng 1/3 năng suất ngô tại Mỹ [17]. Do vậy, việc nâng
cao năng suất ngô thông qua việc ứng dụng kỹ thuật mới, đưa các giống ngô
mới có khả năng thích ứng rộng, năng suất cao, chất lượng tốt trong sản xuất.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô
lai mới tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích của đề tài
Chọn được những giống ngô mới có triển vọng, cho năng suất cao, phù
hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô mới.

- Theo dõi đặc điểm hình thái của các giống.
- Đánh giá khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh của các giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


3
- Ðánh giá tiềm năng năng suất của các giống tham gia thí nghiệm.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô mới ở điều
kiện tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Đầm Hà nói riêng.
- Xác định được đặc tính nông học, khả năng chống chịu với một số loại
sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, tiềm năng năng suất của các
giống ngô mới chọn tạo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài lựa chọn được giống ngô mới có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, thích nghi với điều
kiện huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh góp phần mở rộng diện tích các giống
ngô mới làm tăng hiệu quả sản xuất.
- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác
hết tiềm năng đất đai, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ
nông dân huyện Đầm Hà nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như đất đai. Tùy từng giống cụ thể mà yêu
cầu điều kiện sinh thái khác nhau. Do vậy mà việc nghiên cứu xác định giống
thích hợp nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, để cây trồng phát
triển trong điều kiện thuận lợi nhất để phát huy hết tiềm năng của giống là hết
sức cần thiết.
Ngô là cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây có thể
trồng trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước, đồi, bãi hoặc có thể trồng
trong cơ cấu cây vụ đông trên đất lúa mà không ảnh hưởng đến 2 vụ lúa.
Hiện nay diện đất chuyên trồng ngô của tỉnh Quảng Ninh khoảng 5.800
ha chiếm 0,08% so với diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. Bên cạnh đó nhu
cầu sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi là vấn đề cấp thiết; Đặc biệt đối với
những vùng chăn nuôi trung tập, các trang trại và các hộ gia đình chăn nuôi
với qui mô lớn. Chỉ với 10 đơn vị chăn nuôi tập trung trên đã tiêu thụ hết
khoảng 64% tổng lượng ngô sản xuất hàng năm của toàn tỉnh. Trong khi đó, hiện
tại ngô được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu được
mua từ các đại lý phân phối, nhập nội và công ty chế biến thức ăn chăn nuôi;
Thông qua các đại lý hoặc các tư thương ngoài tỉnh thu mua gom lại, sấy khô rồi
cung cấp cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, như: Công ty CP Group,
Proconco và AFC Hải Dương,... thu mua chế biến (lượng ngô được thu gom chủ
yếu ở các Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu). Điển hình như Công ty Thiên Thuận
Tường hàng năm phải nhập hàng ngàn tấn ngô từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu
và từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu chăn nuôi của công ty.
Điều kiện phát triển cây ngô ở tỉnh Quảng Ninh tương đối thuận lợi. Đất
đai khí hậu phù hợp với nhiều giống ngô cao sản hiện có tại Việt Nam, năng
suất luôn ổn định từ 5-7 tấn/ha; Thời vụ gieo trồng đa dạng, có thể làm được 3
vụ/năm; Nông dân tại các địa phương đã trồng ngô từ nhiều thế hệ nên cơ bản
đã nắm rõ cách chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại. Giá ngô hạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
thương phẩm trên thị trường luôn ổn định từ 7.000- 7.500đ/1kg. Tuy nhiên,
sản xuất ngô trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn rất thấp so với tiềm năng
cả về diện tích, năng suất, chất lượng.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất ngô, tuy
nhiên năng suất bình quân lại đạt thấp hơn so với năng suất trung bình của cả
nước. Hiện nay trong tỉnh một số nơi còn sử dụng giống địa phương và giống
thụ phấn tự do. Các giống ngô lai được trồng chủ yếu trong tỉnh có nguồn gốc
từ các công ty nước ngoài như Monsanto, Syngenta, Bioseed,… nên khả năng
thích ứng của các giống ở mỗi vùng sinh thái sẽ khác nhau. Vì vậy để phát
huy được các đặc tính tốt của giống mới và tránh những rủi ro do giống không
thích ứng với điều kiện sinh thái tại cơ sở sản xuất thì trước khi đưa các giống
ngô lai mới vào sản xuất đại trà tại một vùng nào đó, nhất thiết phải tiến hành
đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và tính thích
ứng với điều kiện sinh thái của vùng đó. Vì vậy, khảo nghiệm là một trong
những khâu rất quan trọng trong công tác giống.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trên thế
giới ngô đứng thứ 2 về diện tích nhưng dẫn đầu về năng suất và sản lượng.
Năm 2013, sản lượng ngô đạt 1016,7 triệu tấn nhiều hơn so với lúa mì 313,5
triệu tấn và 271 triệu tấn so với lúa gạo (FAO, 2016) [17]
Trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật
việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất và sản
lượng ngô. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô trong đó có

38 nước là các nước phát triển còn lại là các nước phát đang triển.Tình hình
sản xuất ngô trên thế giới được trình bày ở bảng 1.1.
Số liệu bảng 1.1 cho thấy sản xuất ngô của thế giới trong 10 năm gần
đây tăng đáng kể tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng
ngô từ 147,44 triệu ha (năm 2005) đến 183,29 triệu ha (năm 2014). Năng suất
tăng không đáng kể từ 48,42 tạ/ha (năm 2005) đến 55,72 tạ/ha (2014). Do
diện tích tăng cho nên sản lượng vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Có được
kết quả này, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác và
ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và
bảo quản, cơ khí hóa và công nghệ tin học… vào sản xuất ngô.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2005 - 2014
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014


Diện tích
(triệu ha)
147,44
148,61
158,60
161,01
156,93
162,32
170,39
178,55
184,24
183,29

Năng suất
(tạ/ha)
48,42
47,53
49,63
51,09
50,04
51,55
51,84
48,88
55,17
55,72

Sản lượng
(triệu tấn)
713,91
706,31

788,11
822,71
790,18
820,62
883,46
872,79
1016,43
1.021,61

(Nguồn:FAOSTAT,4/2016) [17]
Theo báo cáo số 29 của ISAAA, 2/3 diện tích trồng ngô tập trung ở các
nước đang phát triển, tuy nhiên 2/3 sản lượng ngô trên thế giới lại tập trung ở
các nước phát triển. Trong đó Mỹ và Trung Quốc là hai nước có diện tích
trồng ngô lớn nhất thế giới, tổng diện tích hàng năm của 2 nước này chiếm
trên 38% tổng diện tích ngô thế giới.
Trong các quốc gia sản xuất ngô, Mỹ là luôn chiếm vị trí hàng đầu diện
tích và sản lượng ngô và là một trong những quốc gia có năng suất ngô cao
(đạt > 99 tạ/ha) (Faostat, 2016). Niên vụ 2013/2014 ước đạt 353,71 triệu tấn,
tăng 79,89 triệu tấn so với niên vụ 2012/2013. Tiếp theo là Brazil với sản
lượng ngô 70 triệu tấn và Ấn Độ gần 25 triệu tấn (FAOSTAT, 2016) [17].
Trung Quốc là quốc gia sản xuất ngô lớn thứ 2 thế giới, năm 2013 diện
tích ngô của Trung Quốc tương đương với Mỹ (35,3 triệu ha), song do năng
suất ngô của Trung Quốc thấp hơn Mỹ (61,8 tạ/ha). Do đó sản lượng ngô của
Trung Quốc thấp hơn so với Mỹ (217,7 triệu ha), chiếm 61,5% sản lượng ngô
của Mỹ và 21,41% tổng sản lượng ngô toàn thế giới (FAOSTAT, 2016) [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7
Brazin là nước sản xuất ngô đứng thứ 3 trên thế giới, năm 2013 gieo
trồng với diện tích 15,3 triệu ha, đạt năng suất 62,6 tạ/ha và sản lượng là 80,5
triệu tấn. Sản lượng ngô của Brazin đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa. Dự
báo đến năm 2019 - 2020, Brazin sẽ vươn lên trở thành nước xuất khẩu ngô
hàng đầu trên thế giới.
Ở Ấn độ hàng năm khoảng 25% sản lượng ngô được sử dụng làm thực
phẩm, 61% cho chăn nuôi và 13% để sản xuất xăng công nghiệp và 1% phục
vụ các ngành công nghiệp chế biến khác. Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá, trong
niên vụ 2010 - 2011 diện tích trồng ngô Ấn độ vươn lên đứng thứ 4 (8,6 triệu
ha và đứng thứ 7 về sản lượng ngô (20,5 triệu tấn,). Tuy nhiên, năng suất ngô
bình quân của Ấn Độ chỉ đạt 24 tạ/ha, thấp hơn so với năng suất trung bình
của thê giới. Nhu cầu ngô ở Ấn độ dự báo sẽ cần 30 triệu tấn vào năm 2020,
40 triệu tấn vào năm 2030[8].
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm. Do có khả
năng thích ứng rộng nên diện tích ngô đã được mở rộng nhanh chóng. Cây
ngô đã dần dần khẳng định vị trí trong ngành nông nghiệp và trở thành cây
lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa nước.
Bên cạnh đó Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và
phát triển. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta qua các giai đoạn không đồng đều.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

2010
2011
2012

2013
2014

1.126,4
1.121,3
1.115,6
1.170,3
1.178,5

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

40,90
4.606,8
43,13
4.835,7
44,02
4.973,5
44,35
5.190,9
44,10
5.202,5
Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2015 [3]

Qua bảng 1.2 cho thấy: Năm 2010 diện tích ngô đã đạt 1.126,4 nghìn ha
(tăng 2,6 lần), năng suất đạt 4,09 tạ/ha (tăng 3,56 lần) với sản lượng 4606,8
nghìn tấn (tăng 6,86 lần), trong đó giống ngô lai đã chiếm tới 95% trong tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
số hơn 1 triệu ha. Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, diện
tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp cộng thêm đó là dân số tăng, những
biến đổi bất thường của thời tiết dẫn đến diện tích trồng ngô của chúng ta
giảm. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngô ngày càng tăng, thì chúng
ta cần phải tăng năng suất.
Vào năm 2014, năng suất ngô đạt 44,10 tạ/ha, nhưng so với bình quân
chung của thế giới và khu vực năng suất ngô nước ta còn thấp. Nguyên nhân
chính là do diện tích ngô của Việt Nam trồng trên đất dốc và nhỏ lẻ, trong đó
có hơn 60% diện tích ngô trồng trên núi cao. Vì vậy, đây cũng là một bài toán
cho các chuyên gia, các nhà khoa học để tìm ra những giống mới có năng suất
cao, sức chống chịu tốt, chất lượng tốt, những biện pháp kỹ thuật hiệu quả
tăng năng suất và sản lượng ngô.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Quảng Ninh
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và các cấp
chính quyền trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cây ngô đã được chú
trọng mở rộng diện tích đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất. Do vậy diện tích và năng suất ngô của Quảng Ninh đã tăng
dần. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.3
Bảng 1.3. Sản xuất ngô của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003 - 2015
Năm
2003
2004
2005
2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(nghìn ha)
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
5,5
30,2
16,7
5,9
33,0
19,4
6,5
34,5
22,1
6,2
30,0
18,3
6,3
33,7

21,2
6,8
35,0
23,8
6,3
35,9
22,6
6,6
36,4
24,0
6,3
37,8
23,8
6,0
37,5
22,5
5,8
38,6
22,4
5,9
38,1
22,5
5,9
39,0
23,0
Nguồn: Cục thống kê Quảng Ninh, 2016 [3]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9
Số liệu bảng 1.3 cho thấy, Từ năm 2003 đến năm 2010 diện tích ngô của
tỉnh Quảng Ninh tăng từ 5,5 nghìn ha đến 6,6 nghìn ha. Tuy nhiên đến năm
2013 - 2015 diện tích lại giảm xuống còn 5,8 - 5,9 nghìn ha. Năng suất ngô của
tỉnh tăng đều từ 30,2 tạ/ha năm 2003 lên 39,0 tạ/ha vào năm 2015, tăng 8,8 tạ/ha
so với năm 2003. Sản lượng tăng từ 16,7 nghìn tấn năm 2003 lên 23,0 nghìn tấn
vào năm 2015, tăng 6,3 nghìn tấn. Tuy nhiên năng suất ngô trung bình của tỉnh
Quảng Ninh vẫn thấp hơn nhiều so với năng suất ngô của cả nước, năng suất ngô
hiện tại của tỉnh Quảng Ninh chỉ bằng 86,2% năng suất ngô của cả nước.
Ngoài việc trồng thâm canh ngô ở những vùng thuận lợi, cần tăng cường
sử dụng các giống ngô có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chịu hạn....
nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng ngô, nâng cao hiệu quả kinh tế,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Đặc biệt phải tiến hành nghiên
cứu các tổ hợp phân bón cho ngô, kết hợp nghiên cứu các phương thức trồng
xen và mở rộng những nghiên cứu ra sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu an ninh
lương thực, đồng thời nâng cao được chất lượng lương thực cho đồng bào dân
tộc thiểu số vùng cao, đặc biệt góp phần giảm giá thành sản phẩm ngành chăn
nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh.
1.2.4. Sản xuất ngô ở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Đầm Hà là huyện miền núi ven biển, nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh,
cách Thành phố Hạ Long 120 km về phía Tây Nam; có diện tích tự nhiên
31.025,02 ha (đất sản xuất nông nghiệp: 6.350,78 ha; đất lâm nghiệp:
15.776,66 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản: 794,52 ha). Dân số toàn huyện có
33.219 nhân khẩu. Mật độ dân số trung bình 111 người/km2, thấp nhất là xã
Quảng Lâm (28 người/km2); dân tộc thiểu số chiếm 35%. Mặt bằng dân trí
không đồng đều, lao động giản đơn còn phổ biến, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao
khoảng 25%, Điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn [2].
Địa hình huyện Đầm Hà được chia thành 02 dạng địa hình chính: Địa

hình vùng núi cao: Nằm phía Bắc và Tây Bắc có nhiều núi cao tới 1000m với
các sườn núi dốc; Địa hình vùng núi thấp: Là vùng núi thấp, gò đồi, địa hình
chia cắt mạnh tạo thành. Nhìn chung với đặc điểm địa hình dốc, đất canh tác
nông nghiệp ít, manh mún, không tập trung, không thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, khó khăn trong công tác đầu tư kinh phí xây dựng các công trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường, phục vụ sản xuất và
sinh hoạt cho nhân dân.
Huyện Đầm Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
mưa nhiều, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.000 - 2.200 mm,
lượng mưa phân bố không đều trong năm. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8)
chiếm 85% tổng lượng mưa. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,5 0C, mùa đông dao động 12-160C,
mùa hè từ 26-280C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 khoảng 37,6 0C, thấp nhất
vào tháng 01, có năm xuống đến 10C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm
khoảng 81%, cao nhất vào các tháng 3, 4 khoảng 92%, thấp nhất vào các
tháng 11,12 khoảng 76%. Số giờ nắng trong năm dao động từ: 1.600 - 1.700
giờ/năm.
Là huyện miền núi ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Bão
thường xuyên xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có nhiều bão nhất là
tháng 7 và tháng 8 trung bình mỗi năm có từ 3 - 5 cơn bão đi qua, tốc độ gió
trùng bình từ 30 - 40 m/s, bão kèm theo mưa lớn gây nên lũ lụt làm thiệt hại
cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của con người.

Khí hậu phân biệt hai mùa rõ rệt dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài vào
đầu năm, giữa năm mưa lũ làm xói mòn, sạt lở đất, làm hư hại các công trình
giao thông, thuỷ lợi; cuối năm rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Bảng 1.4. Sản xuấ t ngô huyện Đầm Hà giai đoạn 2009 - 2015
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích
(ha )
1.302,8
1.231,4
1.232,6
1.143,1
1.094,7
1.108,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Năng suất
(tạ/ha)
22,50
26,62
28,87
29,90

30,23
32,31

Sản lượng
(tấn )
29.313,00
32.779,87
35.585,16
34.178,69
33.092,78
35.825,33




11

2015

1.166,4
32,86
38.327,90
Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Đầm Hà, 2016 [2]
Qua bảng 1.4 cho thấy: Từ năm 2009 đến năm 2015, diện tích ngô của
huyện Đầm Hà cơ bản ổn định, trung bình khoảng 1.182,83 ha/năm. Do đặc
thù huyện miền núi ven biển, diện tích đất lâm nghiệp là chủ yếu, đất sản xuất
nông nghiệp ít, cây ngô được trồng trên đất ven sông suối vào vụ Xuân (thu
hoạch trước mùa lũ) chiếm khoảng 88%, vụ hè thu 12%, không trồng được vụ
Đông (do vụ mùa muộn, mùa đông sớm, nhiệt độ thấp). Năng suất ngô của
huyện tăng đều từ 22,50 tạ/ha năm 2009 lên 32,86 tạ/ha vào năm 2015, tăng

10,36 tạ/ha so với năm 2009. Sản lượng tăng từ 29.313,00 tấn năm 2009 lên
38.327,90 tấn vào năm 2015, tăng 9.014,90 tấn so với năm 2009. Tuy nhiên
năng suất ngô của huyện Đầm Hà vẫn thấp hơn, bằng 65 % năng suất ngô của
cả nước, bằng 73,2% năng suất ngô của tỉnh Quảng Ninh.
Các giống ngô đưa vào sản xuất chủ yếu là các giống ngô đã sản xuất
tại địa phương rất nhiều năm như: Giống LVN 4, LVN 10, NK4300, NK6654,
Bioseed 9681, Bioseed 9698, ngô nếp MX4.... Các giống ngô mới năng suất
cao chưa được quan tâm đưa vào trồng ở huyện.
Sản xuất ngô ở huyện Đầm Hà cần được đầu tư phát triển nhiều hơn
nữa, tăng diện tích gieo trồng ngô bằng cách chuyển đổi những diện tích trồng
lúa, màu kém hiệu quả, tăng diện tích ngô hè thu và diện tích ngô vụ đông, sử
dụng các giống mới năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái, thâm canh
tăng năng suất, sản lượng phục vụ vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
của huyện.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
Vào thế kỷ XVI và XVII, người Châu Âu biết đến cây ngô sau chuyến
thám hiểm phát hiện ra Châu Mỹ của Columbus. Ở Châu Mỹ người dân da đỏ
trồng rộng rãi khắp châu lục làm lương thực. Sau khi được Columbus đưa về
trồng, người Châu Âu đã nhanh chóng nhận ra được giá trị của cây ngô nhưng
cũng chưa có cơ sở đi xa hơn những người da đỏ làm được.
Năm 1716, Cottin Matther, là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu về
giới tính cây ngô và ông đã quan sát được sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Massachusetts. Trên ruộng ngô được trồng một hàng bằng giống đỏ và xanh

da trời, ông nhận thấy giống ngô vàng có sự thay đổi về màu hạt gây ra bởi
giống đỏ và giống xanh.
Năm 1760, nhà bác học người Nga Koelreiter đã quan sát và mô tả hiện
tượng ưu thế lai giữa Nicotinana tabacum và N.robusa. Năm 1766, Koeleviter
lần đầu tiên miêu tả hiện tượng tăng sức sống của con lai ở cây ngô, khi tiến
hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana, Dianthus, Vurbascum, Mirabilic
và Datura với nhau (Stuber, C.W, 1994) [19].
Hiện tượng ưu thế lai của cây ngô được các nhà khoa học quan tâm từ
rất sớm. Vào năm 1812, John Lorain là người đầu tiên tiến hành tạp giao ở
ngô với mục đích nâng cao năng suất hạt, ông nhận thấy rằng việc trộn lẫn
các loài ngô khác nhau như người da đỏ sẽ làm cho ngô năng suất cao hơn.
Năm 1876, Charler Dawin tiến hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao
phối và tự thụ phấn ở nhiều loại khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông đã quan sát
thấy giữa các cây giao phấn và các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy
mầm của hạt, số bắp trên cây, sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng
suất hạt. Năm 1877 ông đã đưa ra kết luận: “Chiều cao cây ở dạng ngô giao
phấn cao hơn 19% và chín sớm hơn 9% so với dạng tự phối” (Hallauer, A.R.
and Miiranda Fo, J.B, 1986) [18].
Năm 1904, G.H.Shull đã áp dụng sự giao phối bắt buộc ở ngô (giao phối
gần hoặc cưỡng bức) để thu được dòng thuần và tạo ra các giống ngô lai từ
dòng thuần. Năm 1905, Edward Murray East tiếp tục nghiên cứu để so sánh
tác động tự phối và giao phối ngô. Và ông cũng như Shull đều nhận thấy rằng
tự phối làm giảm nhanh sức sống và giao phối thì khôi phục lại. East đã thấy
được ý nghĩa to lớn của phương pháp lai giữa dòng thuần cho nền nông
nghiệp và khích lệ sản xuất giống lai F1. Năm 1917, ông đã phát minh ra
phương pháp lai kép. Đây là một phát kiến quan trọng trong thực tế sản xuất,
các nhà sản xuất nhanh chóng áp dụng chương trình dòng thuần và các tổ hợp
lai kép mới. Từ đó, lai kép được áp dụng rộng rãi ở các nước Mỹ, Canada và
Châu Âu. Nhưng đến năm 60 của thế kỷ 20 đã phát triển được nhiều dòng
thuần khỏe và năng suất cao, tạo điều kiện để sử dụng lai đơn vào sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
thay thế lai kép. Nên chỉ trong vòng 10 năm lai kép đã bị thay thế gần như
hoàn toàn bởi lai đơn hoặc lai cải tiến.
Tiến bộ khoa học về ngô lai được phổ biến và mở rộng nhanh chóng ở
Mỹ và các nước phát triển khác. Năm 1933, ngô lai ở vùng vành đai ngô ở
Mỹ chỉ chưa đầy 1% nhưng 10 năm sau đã đạt 78%. Đến năm 1965, 100%
diện tích ngô vùng vành đai và 95% diện tích ngô toàn nước Mỹ đã trồng ngô
lai. Chính nhờ thay thế các giống thụ phấn tự do bằng các giống ngô lai mà
năng suất của Mỹ năm 1981 đã đạt 68,8 tạ/ha, tăng 4,6 lần so vời năm 1933.
Năm 1966 Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT)
được thành lập tại Mexico. Nhiệm vụ chính của trung tâm này để phát triển và
nâng cao chất lượng các giống ngô và lúa mỳ tại các nước đang phát triển.
Trung tâm đã đưa ra giải pháp là tạo giống ngô thụ phấn tự do (OPV), làm
bước chuyển tiếp ngô địa phương và ngô lai. Trong 30 năm hoạt động trung
tâm đã có những đóng góp đáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải thiện
hoat động vốn gen, quần thể và các giống ngô cho 80 quốc gia trên thế
giớinhững đóng góp đáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải thiện hoat
động vốn gen, quần thể và các giống ngô cho 80 quốc gia trên thế giới.
Trung tâm CIMMYT đã nghiên cứu phát triển các giống ngô hàm lượng
protein cao QPM (Quality Protein Maize). Giống ngô giàu đạm chất lượng
cao đã được chọn tạo thành công sau khi khám phá ra đột biến gen lặn
Opaque 2 và gen trội không hoàn toàn Floury 2 ở ngô. Những gen này quy
định hàm lượng đạm, đặc biệt là Lizine và Tryptophan, đã giải quyết đòi hỏi
thị trường ngô ngày càng cao theo hướng tăng diện tích ở mức độ nhất định đi
đôi với tăng năng suất và sản lương. Các giống ngô QPM có ưu điểm đặc biệt

là hàm lượng Triptophan (0,11 %), Lysine (0,475%), Protein (11%) cao hơn
rất nhiều so với ngô thường (tỷ lệ này ở ngô thường là 0,05: 0,225: 9,0). Từ
năm 1997, ngô QPM đã được chuyển giao đến người nông dân và người tiêu
dùng. Ngô chất lượng protein cao được sử dụng làm lương thực chống suy
dinh dưỡng cho người nghèo, hiệu quả lớn khi sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho các nước đang phát triển.
Ngô lai là một thành tựu khoa học cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế
thế giới. Có thể nói, ngô lai là “một cuộc cách mạng xanh” của nửa thế kỷ 20.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Ngô lai đã tạo nên bước nhảy vọt về sản lượng trước lúa mỳ nhiệt đới hàng
thập kỷ, nhưng trong giai đoạn đầu nó chỉ phát huy hiệu quả ở Mỹ và các
nước phát triển. Mỹ là nước mà ngô lai phát triển thành công nhất. Cuối thế
kỷ 19, Mỹ đã có 770 giống ngô chọn lọc, cải lương. Theo E.Rinke (1979) việc
sử dụng giống ngô lai ở Mỹ đã được bắt đầu từ năm 1930, giống lai ba và kép
được sử dụng đến năm 1957, sau đó giống lai đơn cải tiến và lai đơn, chiếm
80-85% tổng số giống lai (Ngô Hữu Tình (1999) [11].
Các giống ngô lai ngày càng phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia
trồng ngô. Trong đó có các giống ngô lai đơn có ưu thế lai cao nhưng do quá
trình sản xuất hạt giống cho năng suất thấp nên giá thành hạt giống ngô lai
đơn cao. Vì vậy, người ta tiến hành lai tạo giống ngô lai kép, lai ba cho năng
suất hạt giống cao mà giá thành lại rẻ, ưu thế lai cao.
Những năm gần đây với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác
chọn tạo giống được trợ giúp bởi nhiều kỹ thuật mới như kỹ thuật nuôi cấy
mô tế bào và tái tổ hợp ADN. Việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại
vào công tác chọn tạo giống ngô của các nhà khoa học trên thế giới đã đạt

được những thành công lớn đó là tạo dòng thuần bằng phương pháp nuôi cấy
bao phấn. Thụ tinh trong ống nghiệm đã khôi phục được nguồn gen tự nhiên.
Nhờ áp dụng công nghệ sinh học các giống ngô mới ngày càng được trồng
rộng rãi và phổ biến. Gần 80% diện tích ngô trồng trên thế giới hiện nay được
trồng bằng các giống ngô cải tiến.
Dựa vào sinh học phân tử các nhà khoa học đã nghiên cứu, tạo ra các
giống ngô biến đổi gen. Ngô biến đổi gen phát triển mạnh và được đưa vào
canh tác đại trà vào năm 1996 ở Mỹ, mang lại lợi ích ổn định
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn tạo dòng thuần trên
ngô đang được các nhà nghiên cứu quan tâm trong những năm gần đây. Trong
đó, việc nghiên cứu chọn ra những dòng đơn bội kép bằng nuôi cấy invitro đã
giúp cho công tác chọn dòng thuần một cách nhanh chóng tiết kiệm so với
phương pháp thông thường.
Ngô là cây trồng đầy triển vọng của loài người trong thế kỷ 21. Các nhà
khoa học trên thế giới vần không ngừng nghiên cứu, chọn tạo ra những giống
ngô mới ưu việt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Hiện nay đã có hơn 29 quốc gia trên thế giới với 14 triệu nông hộ trồng
cây biến đổi gen với diện tích 130 triệu ha. Nhờ sử dụng các cây trồng biến
đổi gen thế giới đã cắt giảm khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm
khoảng 17,1% các độc hại ra môi trường liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật.
Hiện nay công nghệ sinh học hiện đại được áp dụng vào công tác chọn
giống ngô nên các giống ngô mới ngày càng được trồng rộng rãi và phổ biến.
Gần 80% diện tích trồng ngô trên thế giới hiện nay được trồng với giống ngô

cải tiến. Trong đó cây ngô biến đổi gen (Bt) có khả năng phát triển rất mạnh
trong khu vực phát triển ngô lai. Ngô Bt được đưa vào canh tác đại trà từ năm
1996 mang lại lợi ích ổn định, đã đóng góp một sản lượng ngô đáng kể làm
lương thực, nhiên liệu sinh học và thức ăn gia súc ở Mỹ. Năm 2007, diện tích
trồng ngô chuyển gen trên thế giới đã đạt 35,2 triệu ha, riêng ở Mỹ đã lên đến
27,4 triệu ha (trích theo Phan Xuân Hào, 2008) [6].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, nhưng do chiến tranh
kéo dài nên công tác nghiên cứu bắt đầu muộn hơn so với các nước khác trên
thế giới. Những năm đầu sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc các nhà khoa
học của Viện Nông Lâm đã tiến hành điều tra các giống phụ và giống
ngô địa phương, thu thập các mẫu ở hầu hết các tỉnh. Trên cơ sở kết quả đánh
giá các giống ngô địa phương các nhà khoa học đã tìm được các giống ngô tốt
phục vụ sản xuất như: Gié Bắc Ninh, ngô Việt Trì, ngô Vạn Xuân,... (Ngô
Hữu Tình, 2009) [13]
Bên cạnh đó các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, chọn
tạo các giống ngô lai nhưng không đạt kết quả nghiên cứu như mong muốn vì
vật liệu nghiên cứu còn nghèo nàn và chưa phù hợp. Và đến những năm đầu
của thập kỷ 90 công tác chọn giống ngô được các nhà khoa học coi là nhiệm
vụ chiến lược và đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đưa nghề trồng ngô
của nước ta đứng và hàng ngũ tiên tiến.
Năm 1973, Trạm nghiên cứu Sông Bôi được thành lập. Các nhà khoa
học đã tiến hành duy trì, đánh giá vật liệu tạo dòng thuần, khảo nghiệm các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×