Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của thanh niên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 53 trang )

Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ về khoa học công nghệ, đời
sống con người được nâng cao lên một tầm mới. Kéo theo đó là nhiều vấn đề xã hội
nảy sinh trong đó có giao thông. Hiện nay tai nạn giao thông đang là đề tài nóng bỏng
được xã hội quan tâm không chỉ riêng Việt Nam mà còn của toàn thế giới. Tai nạn giao
thông xảy ra gây nhiều thiệt hại cho chính bản thân, để lại nỗi đau, mất mát lớn cho gia
đình và xã hội.
Với tình hình giao thông của cả nước như vậy hơn bao giờ hết, các hoạt động
tuyên truyền ý thức chấp hành luật giao thông phải được phổ biến rộng rãi đến tất cả
các đối tượng nhằm tác động đến suy nghĩ, hành vi của mọi người khi tham gia giao
thông. Góp phần giảm thiểu tai nạn và tạo được nét văn hóa, văn minh khi tham gia
giao thông. Vì tất cả các lý do đó mà em đã chọn đề tài “Lập kế hoạch truyền thông đại
chúng cho chương trình về nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của thanh niên
Việt Nam”.
Nội dung bài đồ án gồm có hai phần:
Phần I: Tổng quan về Bộ giao thông vận tải
Phần II: Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý
thức khi tham gia giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016.
Trong quá trình làm đồ án em cũng đã hết sức cố gắng nhưng do kiến thức còn
hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được góp ý
của quý thầy cô. Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến cô Trần Ngọc Phương
Thảo đã giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!!!

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

i



Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... I
MỤC LỤC....................................................................................................................................................... II
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................................................. IV
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................................................... V
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI........................................................................................ 1
1.1.GIỚI THIỆU VỀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.2.PHÂN TÍCH BỐI CẢNH

1
2

1.2.1.Xác định bối cảnh......................................................................................................................... 2
1.2.1.1.Thực trạng tình hình giao thông hiện nay........................................................................................................2
1.2.1.2. Thực trạng về ý thức khi tham gia giao thông của thanh niên hiện nay.........................................................3
1.2.1.3.Các sự kiện an toàn giao thông đã diễn ra......................................................................................................4

1.3.XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG VỀ NÂNG CAO Ý THỨC KHI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
1.4.XÁC ĐỊNH CÔNG CHÚNG

6
6

1.4.1.Công chúng mục tiêu.................................................................................................................... 6
1.4.2.Đối tượng công chúng liên quan................................................................................................... 6
1.5.MÔ HÌNH SWOT


9

PHẦN 2: PHẦN LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC KHI
THAM GIA GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM NĂM 2016.................................................................11
2.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
2.2. MỐC THỜI GIAN
2.3. THÔNG ĐIỆP

11
11
11

2.3.1. Nội dung thông điệp.................................................................................................................. 11
2.3.2. Cấu trúc thông điệp................................................................................................................... 12
2.3.3. Hình thức thông điệp................................................................................................................. 12
2.4. CHIẾN LƯỢC

13

2.4.1. Nội dung truyền thông............................................................................................................... 14
2.4.2. Các kênh truyền thông............................................................................................................... 14
2.4.2.1. Kênh truyền thông đại chúng.......................................................................................................................14
2.4.2.2. Kênh truyền thông trực tiếp..........................................................................................................................14
2.4.2.3. Các kênh truyền thông khác.........................................................................................................................14

2.5. XÂY DỰNG CHIẾN THUẬT

15


2.5.1. Tổ chức truyền thông, quảng bá cho chương trình.....................................................................15
2.5.1.1. Quảng cáo ngoài trời....................................................................................................................................15
2.5.1.2. Truyền thông trên đài phát thanh................................................................................................................18
2.5.1.4. Quảng cáo trên internet...............................................................................................................................22
2.5.1.5. Quảng cáo trên báo, tập chí:........................................................................................................................29

2.5.2. Tổ chức lễ phát động tháng an toàn giao thông.........................................................................30
2.6.3. Tổ chức chương trình “ Hướng dẫn lái xe an toàn cho sinh viên Việt Nam”.................................37
2.6.3.1. Mục tiêu chương trình..................................................................................................................................37
2.6.3.2. Công chúng mục tiêu....................................................................................................................................37

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

ii


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
2.6.3.3. Nội dung chương trình.................................................................................................................................37
2.6.3.4. Họat động:...................................................................................................................................................39
2.6.3.5. Đối tượng tham gia......................................................................................................................................39

2.6. QUẢN LÝ RỦI RO
2.7. XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH
2.8. ĐÁNH GIÁ

41
42
42


KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 45
PHIẾU ĐIỀU TRA........................................................................................................................................... 46

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

iii


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1: ĐỊA ĐIỂM TREO BĂNG RÔN, PHƯỚN............................................................................................ 17
BẢNG 2.2. NGÂN SÁCH TREO CỜ PHƯỚN..................................................................................................... 17
BẢNG 2.3. NGÂN SÁCH TREO BĂNG RÔN...................................................................................................... 17
BẢNG 2.4. NGÂN SÁCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NGOÀI TRỜI................................................................18
BẢNG2.5 KẾ HOẠCH PHÁT BẢNG TIN TRÊN ĐÀI PHÁT THANH........................................................................19
BẢNG 2.6. NGÂN SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐÀI PHÁT THANH.......................................20
BẢNG 2.7. KẾ HOẠCH PHÁT SÓNG TRÊN TRUYỀN HÌNH.................................................................................21
BẢNG 2.8. CHI PHÍ CHO PHÁT SÓNG TRÊN TRUYỀN HÌNH..............................................................................21
BẢNG 2.9. BẢNG NGÂN SÁCH CHO CHƯƠNG TRÌNH “ VĂN HÓA GIAO THÔNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN
NAY”............................................................................................................................................................ 22
BẢNG 2.10. BẢNG TỔNG NGÂN SÁCH TRUYỀN THÔNG TRÊN TRUYỀN HÌNH..................................................22
BẢNG2.11. NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET GIAI ĐOẠN 1..............................................................28
BẢNG 2.12. BẢNG NGÂN SÁCH BÀI VIẾT TRÊN CÁC TRANG MẠNG GIAI ĐOẠN 2............................................28
BẢNG 2.14. NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO TRÊN BÁO.......................................................................................... 30
BẢNG 2.15. BẢNG CHI PHÍ CHO BUỔI DIỄU HÀNH......................................................................................... 34
BẢNG 2.16. BẢNG NGÂN SÁCH CHO CUỘC THI.............................................................................................. 36
BẢNG 2.17. BẢNG NGÂN SÁCH CHO CHƯƠNG TRÌNH...................................................................................37

BẢNG 2.18. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH DIỄN RA TRONG LỄ PHÁT ĐỘNG DIỄU HÀNH.........................................40
BẢNG 2.19. CHI PHÍ CHO CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN LÁI XE AN TOÀN CHO SINH VIÊN VIỆT NAM.............40

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

iv


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016

DANH MỤC HÌNH ẢNH
HÌNH 1.1. LOGO CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM..............................................................................1
HÌNH 1.2. HÌNH ẢNH VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG.............................................................................................. 3
HÌNH 1.3. HÌNH ẢNH VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM..............................................4
HÌNH 1.4. SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THỰC HIỆN NĂM AN TOÀN GIAO THÔNG.......................5
HÌNH 2.1. LOGO CỦA CHƯƠNG TRÌNH.......................................................................................................... 12
HÌNH 2.2. PHƯỚN CHO CHIẾN DỊCH AN TOÀN GIAO THÔNG.........................................................................16
HÌNH 2.3. BĂNG RÔN CHO CHIẾN DỊCH AN TOÀN GIAO THÔNG....................................................................16
HÌNH 2.4. ĐĂNG BÀI TRÊN TRANG WEBSITE: HTTP://WWW.MT.GOV.VN.......................................................23
HÌNH 2.5. ĐĂNG TRÊN WEBSITE HTTP://WWW.TUOITRE.COM.VN................................................................24
HÌNH 2.6. ĐĂNG TIN TRÊN WEBSITE HTTP://WWW.THANHNIEN.COM.VN.....................................................24
HÌNH 2.7. ĐĂNG TIN TRÊN WEBSITEH HTTP://DANTRI.COM.VN....................................................................25
HÌNH 2.8. ĐĂNG TIN TRÊN WEBSITE HTTP://VNEXPRESS.NET.......................................................................25
HÌNH 2.9. BACKDROP SÂN KHẤU BUỔI LỄ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH...............................................................33
HÌNH 2.10. HÌNH TRANG PHỤC CHO BUỔI DIỄU HÀNH..................................................................................33
HÌNH 2.11. BACDCROP CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN LÁI XE AN TOÀN CHO SINH VIÊN VIỆT NAM................38
HÌNH 2.12. CÁC HƯỚNG DẪN VIÊN HƯỚNG DẪN CÁC SINH VIÊN LÁI XE AN TOÀN........................................39

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B


v


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1. Giới thiệu về Bộ giao thông vận tải
Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan của Chính Phủ Việt Nam, thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và
hàng không trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện
đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc
Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Trụ sở: Bộ đặt tại số 80, phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội,
Bộ trưởng hiện tại là Đinh La Thăng.

Hình 1.1. Logo của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam
Chức năng:
Quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,
hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công theo
quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
Tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều
kiện thuộc ngành giao thông vận tải theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ quy định.
Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ban hành quy chuẩn xây dựng (trừ quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đô thị) và quy định việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông theo thẩm quyền.

Quy định việc bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông trong
phạm vi cả nước.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

1


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức bảo trì, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
mạng lưới công trình giao thông đang khai thác do Bộ quản lý.
Bộ Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không, hàng
hải, các phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, các công trình, phương
tiện, thiết bị chuyên dùng sử dụng trong giao thông vận tải và các mục địch khác theo
quy định.
Sở cũng quy định việc đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy
phép, bằng chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông,
người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải…
1.2. Phân tích bối cảnh
1.2.1. Xác định bối cảnh
1.2.1.1. Thực trạng tình hình giao thông hiện nay
Tại Việt Nam, số lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng
đông và tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông trên 100 000 người dân cao hơn mức
trung bình của thế giới
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 cả nước đã
xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người,
trung bình mỗi ngày có 26 người chết và 81 người bị thương vì tai nạn giao thông trên

toàn quốc. Trong những tháng đầu năm 2014, toàn quốc đã xảy ra 10.772 vụ tai nạn
giao thông, làm chết 3.928 người, bị thương 10.556 người
Hậu quả của tai nạn giao thông vô cùng đau thương và nặng nề. Đó là gánh nặng
cho gia đình người bị nạn và những người liên quan về cả tình cảm lẫn vấn đề kinh tế.
Hơn thế, đó là hậu quả cho chính người bị nạn, họ có thể vĩnh viễn mất đi tính mạng,
hay mất đi một phần thân thể. Từ đó, ta thấy được tai nạn giao thông là mối đe dọa
khôn lường, là kẻ thù của mọi nhà, mọi người.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở xảy ra nhiều với số lượng người chết
và bị thương cao chủ yếu là do: hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém, chất lượng
phương tiện giao thông không đáp ứng đúng các yêu cầu về kỹ thuật, ý thức chấp hành
luật giao thông của những bộ phận tham gia giao thông còn kém

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

2


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016

Hình 1.2. Hình ảnh về tai nạn giao thông
Thực trạng xấu đáng lên án hiện nay là người uống rượu bia vẫn tham giao
thông, trẻ em chưa đủ tuổi lái xe cũng tham gia điều khiển phương tiện giao thông,
người tham gia giao thông lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ
bảo hiểm, không chấp hành luật giao thông. Ý thức của người tham gia giao thông còn
rất kém, dẫn tới tình trạng ngày càng xảy ra nhiều vụ tại nạn giao thông cùng với các
hệ lụy đằng sau nó.
Theo điều tra của ủy ban nhân An toàn giao thông quốc gia, năm 2015 có gần
80% số người bị xử lý khi tham gia giao thông có độ tuổi từ 16 đến 30, gần 80% sinh
viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% sinh viên điều khiển xe sai kỹ thuật.

Đặc biệt nhiều học sinh, sinh viên không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy phân
khối lớn đến trường.
Cũng theo thống kê của Ban An toàn giao thông, số người chết do tai nạn giao
thông lớn nhất ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi (chiếm 49% người chết). Đó thật sự là con
số đáng báo động về hậu quả của việc thiếu ý thức khi tham gia giao thông của giới trẻ
hiện
nay.
1.2.1.2. Thực trạng về ý thức khi tham gia giao thông của thanh niên hiện nay
Theo điều tra của ủy ban nhân An toàn giao thông quốc gia, năm 2015 có gần
80% số người bị xử lý khi tham gia giao thông có độ tuổi từ 16 đến 30, gần 80% sinh
viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% sinh viên điều khiển xe sai kỹ thuật.
Đặc biệt nhiều học sinh, sinh viên không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy phân
khối lớn đến trường.
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông, số người chết do tai nạn giao thông
lớn nhất ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi (chiếm 49% người chết). Đó thật sự là con số đáng

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

3


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
báo động về hậu quả của việc thiếu ý thức khi tham gia giao thông của đại bộ phận
thanh niên Việt Nam hiện nay.

Hình 1.3. Hình ảnh vi phạm luật giao thông của thanh niên Việt Nam
Nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn thương tâm phần lớn là do ý thức quá kém của
thanh niên Việt Nam, họ lạng lách, đánh võng, đi hàng 3, hàng 4, vượt đèn đỏ… Vì
thế, để nâng cao được nhận thức của họ thì những hành động này cần được xã hội lên

án.
Để làm được điều đó, các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường chỉ đạo
Đoàn thanh niên làm tốt việc tuyên truyền, vận động thanh niên gương mẫu chấp hành
pháp luật về an toàn giao thông (ATGT). Ngoài ra, Ngành Giáo dục và Đào tạo cần đa
dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên để tuyên truyền, giáo dục
cho thanh niên các quy định của pháp luật về ATGT.
Điều quan trọng nhất là thanh niên cần có ý thức thay đổi thái độ và hành vi của
mình để những hành vi tham gia giao thông của các bạn trẻ không trở thành nỗi nguy
hiểm cho chính bản thân và là nỗi sợ hãi cho người đi đường, góp phần tích cực trong
việc giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
1.2.1.3. Các sự kiện an toàn giao thông đã diễn ra
• Tuổi trẻ Bách Khoa thực hiện An toàn, Văn hóa khi tham gia giao thông
Sinh viên Bách Khoa hưởng ứng Cuộc vận động tuyên truyền an toàn giao
thông và sử dụng phương tiện công cộng, hướng đến nét đẹp “Tuổi trẻ Bách Khoa
thực hiện an toàn, văn hóa khi tham gia giao thông”.
Cuộc vận động nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật An toàn giao thông, khi
tham gia giao thông của Đoàn viên – sinh viên trong toàn trường; tuyên truyền, vận
động Đoàn viên – Sinh viên sử dụng các phương tiện công cộng khi tham gia giao
thông, thay đổi thói quen theo hướng tích cực việc sử dụng phương tiện công công khi
tham gia giao thông.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

4


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
Bắt đầu là Lễ phát động “Tuần lễ xung kích về an toàn và văn hóa giao thông”
hôm 18/03 tại trường ĐH Bách Khoa cơ sở 1. Nội dung cuộc vận động bao gồm các
hoạt động chính như thực hiện hệ thống bandroll, dán poster tại hai cơ sở của trường,

tại Ký túc xá Bách Khoa nhằm cổ động, tuyên truyền thực hiện năm an toàn giao
thông 2012 với chủ điểm “Tuổi trẻ Bách Khoa thực hiện năm an toàn giao thông
2012”. Vận động cán bộ, giảng viên các Khoa, công nhân viên các phòng ban, Trung
tân và sinh viên của toàn trường thực hiện ký tên cam kết chấp hành nghiêm chỉnh luật
Giao thông, hành xử văn hóa, nêu cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Hình 1.4. Sinh viên trường đại học bách khoa thực hiện năm an toàn giao thông
Kế hoạch do Ban Chấp Hành Đoàn Trường ĐH Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh tổ
chức với mục đích hưởng ứng năm “An toàn giao thông 2012", hưởng ứng tháng
Thanh niên 2012 hướng tới chào mừng kỷ niệm 55 năm thành lập trường Đại học
Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM.
Tuổi trẻ Bộ GTVT tham gia Ngày hội “Thanh niên Tây Nguyên với văn hóa giao
thông”
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT và Chương
trình công tác năm 2014, ngày 15/11/2014 năm 2014, tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai, đoàn viên, thanh niên Bộ GTVT đã tham dự Ngày hội “Thanh niên Tây Nguyên
với Văn hóa giao thông” do Bộ GTVT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn
TN Bộ, Ban QLDA Đường HCM Bộ GTVT phối hợp tổ chức.
Trong Ngày hội, rất nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, ý nghĩa của đã diễn ra
như: tập huấn tuyên truyền ATGT cho đoàn viên thanh niên là thành viên các đội hình
sơ cứu, ứng cứu nhanh TNGT, hướng dẫn kỹ năng lái xe và thi lái xe an toàn…, qua
đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên tự giác tuân thủ
pháp luật về ATGT, xây dựng các chuẩn mực hành vi, nét đẹp văn hóa khi tham gia

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

5


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia

giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
giao thông của đoàn viên thanh niên và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước
nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Chương trình này đã đem lại những thành công không nhỏ, góp phần to lớn vào
việc cung cấp những kiến thức bổ ích và thiết thực, có thể tránh khỏi những nguy hiểm
khi tham gia giao thông và từ đó giúp hình thành ý thức trong việc tham gia giao thông
ở lứa tuổi thanh niên. Chiến dịch này nhắm vào đối tượng cụ thể là thanh niên ở khu
vực Tây Nguyên, vì vậy việc truyền thông sẽ dễ thực hiện hơn và mục tiêu chương
trình sẽ dễ đạt được hơn.
1.3. Xu hướng truyền thông về nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của thanh
niên Việt Nam
An toàn giao thông là một vấn đề cấp bách được nhà nước ta hết sức quan tâm.
Từ trước đến nay cả nước ta đã diễn ra rất nhiều các hoạt động nhằm tuyên truyền để
nâng cao ý thức tham gia giao thông và các hình thức tuyên truyền được sử dụng thì
rất đa dạng, phong phú như tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu về pháp luật giao thông
đường bộ, tổ chức các hội thi theo hình thức sân khấu hóa, tuyên truyền bằng panô, áp
phích, tờ rơi, phát thanh, truyền hình,...Đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn
giao thông đến các đối tượng khác nhau trên địa bàn thành phố như học sinh, thanh
thiếu niên,... Việc sử dụng các hình thức truyền thông đã đạt được hiệu quả trong việc
tuyên tuyền để nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.
1.4. Xác định công chúng
1.4.1. Công chúng mục tiêu
Chiến dịch diễn ra nhằm nâng cao nhận thức góp phần thay đổi thái độ và hành
vi của người dân cũng như thanh thiếu niên trên địa bàn cả nước về ý thức chấp hành
luật giao thông. Thông qua những hoạt động thực tế sẽ góp phần tạo nên thành công
của các mục tiêu trong chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông đồng thời tác động
tích cực đến việc chấp hành đúng luật giao thông trên địa bàn cả nước. Chiến dịch lần
này hướng tới đối tượng chính là tất cả thanh niên đang sinh sống và học tập trên địa
bàn cả nước. Là đối tượng gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất cần phải là những
người cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những

giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
1.4.2. Đối tượng công chúng liên quan
Đối với các chương trình mang tính chất xã hội như nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông cho thanh niên thì việc xác định các đối tượng liên quan là rất cần thiết. Khi
đã xác định rõ đâu là đối tượng có mối liên hệ với chương trình thì việc tổ chức thực
hiện sẽ dễ dàng hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

6


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
 Đơn vị chỉ đạo, giám sát
Chiến dịch diễn ra dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân các tỉnh thành
và khu vực. Vì đây là cơ quan quản lý chung, cũng là cơ quan quyền lực cao nhất. Một
khi chương trình có sự tham gia, chỉ đạo trực tiếp của các cấp chính quyền thì sẽ tạo
được lòng tin nơi công chúng và đem lại hiệu quả cao hơn.
 Đơn vị tổ chức
Bộ giao thông vận tải sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện
các hoạt động giáo dục tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về giao
thông vận tải - đô thị, an toàn giao thông... trên địa bàn các thành phố. Góp phần làm
cho chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông đem lại kết quả cao hơn.
Bộ giao thông là cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân thành phố thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải và đô thị trên địa bàn các thành phố.
Đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ủy ban nhân dân thành phố đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra về nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải. Với những đặc điểm như vậy, khi đã
trực tiếp đứng ra tổ chức chương trình thì mức độ thu hút, tin cậy của chiến dịch sẽ cao
hơn so với việc để một tổ chức không thuộc chuyên môn phụ trách. Bằng những kiến
thức, kinh nghiệm vốn có của mình cộng thêm mức độ uy tín, tiếng nói có trọng lượng

của một cơ quan nhà nước như vậy thì kế hoạch truyền thông chắc chắn sẽ có hiệu quả
cao hơn.
Cùng thực hiện chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông với Bộ Giao thông
vận tải là BộThông tin và Truyền thông. Đây là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban
nhân dân thành phố, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề truyền thông
trên địa bàn thành phố. Bất kỳ một chương trình nào đó khi đã tổ chức thì đều cần
công chúng biết đến, công chúng biết đến càng nhiều thì mức độ thành công của
chương trình sẽ cao hơn. Để giải quyết vấn đề này, Sở Thông tin và truyền thông có bộ
phận Báo chí – xuất bản, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản,
quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản trên địa
bàn thành phố. Khi chiến dịch diễn ra, việc đưa các thông tin đến công chúng là rất cần
thiết. Thực hiện chức năng của mình, Sở Thông tin và truyền thông sẽ tiến hành đưa
thông tin về các hoạt động đến với công chúng một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc
phối hợp tổ chức này còn giảm được một khoảng chi phí trong công tác truyền thông,
vì vậy sẽ tiết kiệm được nguồn ngân sách của thành phố.
 Đơn vị tài trợ
Ban tổ chức sẽ gởi thư mời tài trợ đến các tổ chức có liên quan và các doanh
nghiệp tại thành phố lớn, quan tâm đến chương trình và nêu rõ những quyền lợi mà họ
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

7


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
nhận được khi tài trợ cho chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông như nhận được
thư cảm ơn của ban tổ chức, được nêu tên trong buổi lễ phát động chiến dịch với vai
trò là đơn vị tài trợ, logo của các tổ chức, doanh nghiệp được in trên các băng rôn,
phướn, tờ rơi và backdrop chương trình, được bố trí thời gian để giới thiệu về doanh
nghiệp đến công chúng, được sử dụng các hình ảnh hoạt động làm hình ảnh quảng cáo

cho đơn vị mình... Các đơn vị tài trợ bao gồm:
Bộ Y tế .
Bộ Y tế cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa
bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ
phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y
tế, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện
đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc
Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Để hỗ trợ chiến dịch, Bộ y tế sẽ tài trợ về mặt
nhân lực, đó là đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trong suốt thời gian chiến dịch diễn ra
nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian thực hiện
các chương trình.
Ngoài ra, để chương trình diễn ra đạt hiệu quả cao hơn, ban tổ chức sẽ tiến hành
xin sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp quan tâm và có mối liên quan như Honda Việt
Nam, các doanh nghiệp đóng tại thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
như công ty công trình giao thông Đà Nẵng, công ty công trình giao thông Hà Nội,
tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 CIENCO5.
 Đơn vị bảo trợ truyền thông
Để thực hiện chiến dịch, các đơn vị bảo trợ truyền thông cần có bao gồm:
Trung tâm truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt
Nam, được phát sóng trong nước và có kênh phát qua vệ tinh đi quốc tế. Thực hiện
chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và cung ứng các dịch vụ công, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời
sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình, có chức năng sản xuất
và sẽ thực hiện việc đưa các thông tin về chiến dịch trên kênh truyền đến với công
chúng.
• Đài tiếng nói Việt Nam
Đài tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt
Nam, có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản
Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

8


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Đài chịu sự quản
lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền Thông hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn
và phát sóng. Khi trở thành đơn vị bảo trợ truyền thông cho chiến dịch nâng cao ý thức
tham gia giao thông trên địa bàn các thành phố lớn thì các chi phí sẽ không tính hoặc
tính ở mức thấp nhất.
• Ngoài ra, Bộ Thông tin và truyền thông vừa là đơn vị tổ chức và cũng là đơn vị
bảo trợ truyền thông cho chiến dịch.
Những đơn vị bảo trợ truyền thông trên sẽ phối hợp với ban tổ chức để đưa
những thông tin về chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông tại thành phố lớn lên
các phương tiện truyền thông cũng như tuyên truyền chiến dịch đến cho toàn thể các
thanh niên cho các thành phố đó.
1.5. Mô hình SWOT
 Điểm mạnh
Hiện nay an toàn giao thông đang là một điểm nóng và nhất là đối với thành phố
lớn của nước ta vì vậy kế hoạch truyền thông cho chiến dịch này chắc chắn sẽ được
chú trọng.
Đã từ lâu, giao thông luôn là vấn đề được xã hội quan tâm và được coi là một
trong những nếp sống văn hóa của người Việt, vì vậy ít nhiều cũng có ảnh hưởng tích
cực đến nhận thức, suy nghĩ của con người.
Đối với một kế hoạch truyền thông và cụ thể là kế hoạch tuyên truyền ý thức
chấp hành giao thông thì sự phát triển của công nghệ sẽ tạo điều kiện cho việc in ấn,
thiết kế, truyền tải thông điệp, cung cấp thông tin đến tất cả các đối tượng trên cả
nước. Nhờ công nghệ, mọi người được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và kế

hoạch truyền thông sẽ có hiệu quả cao hơn
 Điểm yếu
Chương trình diễn ra trong thời gian dài, phạm vi rộng nên gặp rất nhiều khó
khăn trong công tác quản lý, tổ chức
Việc truyền thông chưa được nhiều thanh niên chú ý, quan tâm nên công tác
truyền thông sẽ gặp nhiều bất cập.
 Cơ hội
Đã có nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên khi tham gia
giao thông được sự hưởng ứng nhiệt tình và quan tâm của người dân trên cả nước.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

9


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
Đơn vị tổ chức là bộ giao thông vận tải, đây là cơ quan có quyền lực, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về giao thông trên địa bàn thành phố theo quy định của
pháp luật. Bên cạnh đó còn có bộ thông tin và truyền thông, thực hiện chức năng quản
lý về báo chí, xuất bản, internet, phát thanh truyền hình...Vì vậy, việc kết hợp thực
hiện chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông giữa hai tổ chức này sẽ có cơ hội
thành công cũng như mức độ ảnh hưởng rất lớn đến công chúng, từ đó đem lại nhiều
kết quả như mong muốn và đạt được mục đích truyền thông.
 Thách thức
Dễ bị trùng lặp vì đã có nhiều chương trình, hoạt động tương tự như chiến dịch
lần này
Khí hậu nước ta có nhiều thay đổi bất thường, tình trạng thời tiết trong những
năm gần đây diễn ra phức tạp khó lường nên đây là một mối đe dọa cho việc truyền
thông ngoài trời cho chiến dịch.


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

10


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016

PHẦN 2: PHẦN LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC KHI
THAM GIA GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
NĂM 2016
2.1. Xác định mục tiêu
Chiến dịch diễn ra nhằm nâng cao nhận thức góp phần thay đổi thái độ và hành
vi của người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên trên địa bàn cả nước về ý thức chấp hành
an toàn giao thông . Thông qua những hoạt động thực tế sẽ góp phần tạo nên thành
công của các mục tiêu trong chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông đồng thời tác
động tích cực đến việc chấp hành đúng luật giao thông tại các thành phố lớn nói riêng
và cả nước nói chung.
Chiến dịch lần này tạo điều kiện cho các Đòan viên thanh niên nâng cao được
tình thần tự giác, tình nguyện trong các hoạt động tuyên truyền về ý thức chấp hành
gia thông. Qua chiến dịch lần này, họ cũng có thể chia sẽ những kiến thức của bản thân
với mọi người.
Bên cạnh đó, chiến dịch này còn tạo ra được trào lưu vận động mọi người tham
gia vào công tác tuyên truyền an toàn giao thông trên phạm vi cả nước. Những hoạt
động này sẽ giúp cho các thanh niên nhận thức cao hơn trong việc chấp hành luật giao
thông đường bộ.
2.2. Mốc thời gian
Trong thời gian này, liên tiếp xảy ra các vụ giao thông nghiêm trọng, số người

chết tăng lên từng ngày. Các chương trình tuyên truyền an toàn giao thông chủ yếu tập
trung vào tháng 9 – tháng an toàn giao thông, đây là mốc thời gian rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến chiến dịch. Kế hoạch truyền thông sẽ diễn ra trong 3 tháng từ
tháng 8 đến tháng 10 năm 2016.
2.3. Thông điệp
2.3.1. Nội dung thông điệp
Hiện nay, vấn đề về tai nạn giao thông đang được xã hội quan tâm, bởi vì hậu
quả của nó gây ra rất nặng nề. Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra hàng ngày,
hàng giờ và có nguy cơ cướp đi tính mạng của con người bất cứ lúc nào. Càng ngày,
mức độ tai nạn giao thông càng nghiêm trọng và nó tập trung khá nhiều ở bộ phận
thanh niên

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

11


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
Có thể nói, thanh niên chính là lực lượng chủ chốt khi tham gia vào công tác
giữ gìn trật tự an toàn giao thông và tham gia các hoạt động khác liên quan tới vấn đề
an toàn giao thông. Vì thế thanh niên Việt Nam cần có những suy nghĩ đúng đắn đắn
và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giẩm thiểu
tai nạn giao thông. Hãy tỏ ra là người có nhận thức nhanh nhạy, có hiểu biết khi tham
gia giao thông. Đó cũng chính là nội dung thông điệp mà chương trình muốn hướng
tới “ Tuổi trẻ Việt Nam am hiểu và tuân thủ luật an toàn giao thông”
2.3.2. Cấu trúc thông điệp
Đươc chia làm 2 phần
Phần 1: Tuổi trẻ Việt Nam
Cụm từ “Tuổi trẻ Việt Nam” là điểm nhấn trong câu thông điệp thể hiện được rõ

đối tượng mà chương trình muốn hướng tới. Họ là những người cần có những suy nghĩ
đúng đắn đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp
phần giẩm thiểu tai nạn giao thông.
Phần 2: Am hiểu và tuân thủ luật an toàn giao thông
“ Am hiểu” ở đây được hiểu là việc hiểu biết đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh luật
giao thông
Khi thanh niên Việt Nam đã am hiểu luật giao thông, họ đã nhận thức được thực
trạng hiện nay về tai nạn giao thông, từ đó họ sẽ chấp hành nghiêm chỉnh luật giao
thông. Khi ý thức trong mỗi người đã được hình thành thì những hành vi sai trái, quậy
phá trên đường sẽ trở thành lố bịch và bị xã hội lên án. Từ đó sẽ giảm thiểu được tai
nạn giao thông, giảm thiểu được ùn tắc giao thông.
Hai phần này đã có sự liên kết với nhau và tạo nên một câu thông điệp đầy ý
nghĩa, là tuổi trẻ những người cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và
gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao
thông. Tuổi trẻ gương mẫu chấp hành luật giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông.

Hình 2.1. Logo của chương trình
2.3.3. Hình thức thông điệp
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

12


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
Hai màu chủ đạo là màu trắng và màu xanh. Để thể hiện được nội dung muốn
truyền tải thông điệp được thiết kế với tông màu xanh dương và có viền màu trắng làm
nhấn mạnh được câu thông điệp. Màu xanh là màu của tuổi trẻ thể hiện sức trẻ đang ra
sức để đẩy lùi tai nạn giao thông làm đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. Màu trắng thể
hiện sự năng động, thân thiện, cởi mở và sự tự tin về thành công, chiến thắng

2.4. Chiến lược
Tai nạn giao thông ngày càng tăng với mức độc chóng mặt, nguyên nhân là do ý
thức của những người tham gia giao thông còn rất kém, họ chưa hiểu rõ hết về mức độ
nguy hiêm, nghiêm trọng của tai nạn giao thông, đặc biệt là đại bộ phận thanh niên. Vì
thế, chiến dịch lần này mang tầm qui mô cả nước, giúp cho mọi người có thể hiểu ra
được hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông, và chấp hành nghiêm chỉnh luật
giao thông đường bộ.
Chiến dịch lần này sẽ tiếp cận trực tiếp với các thanh niên đang học tại các
trường cao đẳng, đại học trên cả nước. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta sẽ có
chương trình thiết thực và cách thức tiếp cận của chương trình phải tác động đến ý
thức và tạo sự nhận thức cho thanh niên về tầm quan trọng của an toàn giao thông.
Chiến dịch lần này sẽ được tổ chức trong vòng 3 tháng, trãi qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: từ ngày 1-8-2016 đến 31-8-2016
Đây là giai đoạn chúng ta tiến hành các hoạt động quảng cáo trên truyền hình,
báo, internet…
Giai đoạn 2: từ ngày 1-9-2016 đến 31-9-2016
Tổ chức chương trình phát động tháng an toàn giao thông.
Phát động cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông với chủ đề “ An toàn giao
thông cho nụ cười ngày mai” tại các tỉnh thành phố thuộc địa bàn cả nước.
Giai đoạn 3: từ ngày 1-10-2016 đến 31-10-2016
Tổ chức chương trình”Hướng dẫn lái xe an toàn cho thanh niên Việt Nam”
Tiếp tục cuộc thi “ An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. Tổng kết cuộc thi
và trao giải thưởng.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

13


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia

giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
2.4.1. Nội dung truyền thông
Chiến dịch truyền thông sẽ tập trung vào 3 đối tượng chính:
-

Các bậc phụ huynh.

-

Chính quyền địa phương.

-

Đối tượng là các thanh niên đang sinh sống và học tập trên địa bàn cả
nước.

 Các bậc phụ huynh.
-

Là những người trực tiếp dạy bảo và làm gương cho thế hệ con cháu
trong việc chấp hành đúng quy định về an toàn giao thông.

 Chính quyền địa phương, nhà lãnh đạo, bộ giáo dục.
-

Nắm vững các pháp lệnh, nghị quyết, các thông tư, nghi định và các văn
bản mới ban hành về luật An toàn giao thông để tuyên truyền, phổ biến
kiến thức cho thanh niên.

 Thanh niên đang sinh sống và học tập trên địa bàn cả nước.

-

Là người trực tiếp tham gia giao thông và thường có những hành vi trái
pháp luật. Họ phải có ý thức để thay đổi hành vi của mình.

-

Cần tuyên truyền để hiểu rõ, nắm vững và thực hiện các quy định trong
luật an toàn giao thông.

-

Biết cách làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông.

2.4.2. Các kênh truyền thông
2.4.2.1. Kênh truyền thông đại chúng
Huy động đài phát thanh, truyền hình, báo chí dành nhiều thời gian, thời lượng
phát sóng tuyên truyền về an toàn giao thông. Đặc biệt phát huy hệ thống đài truyền
thanh ở xã, phường, khu phố để tập trung chuyển tải thông điệp “Tuổi trẻ Việt Nam am
hiểu và tuân thủ luật an toàn giao thông”
2.4.2.2. Kênh truyền thông trực tiếp
Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ giáo dục, các ban
ngành đoàn thể như đoàn thanh niên với các hình thức dễ tiếp thu như hội nghị, tập
huấn nói chuyện, tổ chức hội thi cộng tác viên tuyên truyền giỏi về an toàn giao thông,
diễu hành cổ động ở buổi lễ phát động vì tháng hành động an toàn giao thông...
2.4.2.3. Các kênh truyền thông khác
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

14



Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
Sử dụng các phương tiện truyền thông khác như treo băng trôn, phướn... tại các
tuyến đường lớn tại các trung tâm thành phố trên cả nước.
2.5. Xây dựng chiến thuật
2.5.1. Tổ chức truyền thông, quảng bá cho chương trình
- Thời gian: Bắt đầu từ ngày 01/08/2016 – 31/08/2016
- Mục đích:
Hoạt động tuyên truyền qua băng rôn, phướn, poster, quảng cáo ngoài trời diễn ra
ở giai đoạn đầu trong chiến dịch. Hoạt động này được thực hiện đầu tiên nhằm tạo sự
quan tâm, chú ý của mọi người về chiến dịch và thu hút họ tiếp tục theo dõi, tham gia
đến khi chương trình hoàn thành. Bên cạnh đó việc tổ chức truyền thông tại thời điểm
này còn nhằm mục đích thông báo cho toàn thể người dân, Đoàn viên thanh niên biết
về việc tuyên truyền an toàn giao thông trên cả nước.
- Cách thực hiện:
2.5.1.1. Quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời là hình thức quảng cáo có thể tiếp cận được với một lượng
khán giả lớn. Nếu đối với quảng cáo trên tivi, mọi người có thể chuyển qua một kênh
khác và không xem nó nhưng với quảng cáo ngoài trời dù thích hay không thì mọi
người vẫn có thể tiếp xúc với thông điệp. Hình thức quảng cáo ngoài trời có thể tồn tại
trong khoảng thời gian dài, do đó dễ tạo được sự ghi nhớ đối với công chúng. Ngoài
ra, các bảng quảng cáo ngoài trời với kích thước lớn, màu sắc sinh động sẽ thu hút
được nhiều đối tượng hơn.
 Băng rôn, phướn:
Việc treo băng rôn hay phướn đồng nghĩa với việc thông điệp của chương trình
xuất hiện suốt trong ngày vì thế nó tạo cơ hội tiếp cận rộng rãi và lặp đi lặp lại tại
những vị trí dựng băng rôn hay phướn thích hợp.
Vì là truyền thông ngoài trời nên bao giờ cũng to về kích cỡ, vì thế lúc nào cũng
tạo ảnh hưởng đối với người qua lại. Đặc biệt ảnh hưởng này càng liên tục được duy

trì vì mẫu quảng cáo xuất hiện thường xuyên mà không bị tắt mất như trên truyền hình
hay bị vứt đi như báo.
Chọn các tuyến đường có vị trí thuận lợi để treo phướn vì những nơi đó có rất
nhiều người qua lại, không bị khuất tầm nhìn nên những thông tin về chương trình
truyền thông sẽ được truyền đi nhanh hơn và nhiều người biết đến hơn. Đồng thời, treo

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

15


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
xen kẽ với giữa các tuyến đường để độ phủ của thông tin sẽ nhanh chóng bao quát
hơn.
Chiến dịch lần này sẽ tập trung treo băng rôn, phướn tại 3 nơi thuộc khu vực Bắc,
Trung, Nam. Đó là thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, đây
là 3 trung tâm thành phố lớn nhất của cả nước, tập trung nhiều dân cư, nhiều tuyến
đường bộ các trường học, bệnh viện. Do đó, khi chọn 3 địa điểm này để treo băng
băng rôn, phướn thì số lượng người xem sẽ nhiều hơn, thuận tiện cho việc quảng bá
chiến dịch cho lần này.

Hình 2.2. phướn cho chiến dịch an toàn giao thông

Hình 2.3. băng rôn cho chiến dịch an toàn giao thông

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

16



Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
Bảng 2.1: Địa điểm treo băng rôn, phướn
Khu vực

Miền Bắc
(Hà Nội)

Miền Trung
(Đà Nẵng)

Miền Nam
(Tp. Hồ Chí
Minh)

Tên đường
1. Lý Thường Kiệt
2. Lê Duẩn
3. Hai Bà Trưng
4. Ngô Quyền
5. An Dương Vương
6. Lạc Long Quân
7. Đường Cầu Giấy
1. Trưng Nữ Vương
2. Nguyễn Văn linh
3. Bạch Đằng
4. Lê Duẩn
5. Hùng Vương
6. Ngũ Hành Sơn

1. Cách Mạng Tháng Tám
2. Điện Biên Phủ
3. Tôn Đức Thắng
4. Ngô Quyền
5. Hai Bà Trưng
6. Nguyễn Thị Minh Khai
Tổng cộng

Số lượng băng
rôn
20
25
22
25
3
5
10
15
20
22
15
20
0
20
25
20
25
20
25
337


Số lượng phướn
50
40
45
50
55
50
50
40
50
45
40
50
55
50
65
60
65
55
60
975

Bảng 2.2. Ngân sách treo cờ phướn
ĐVT: VNĐ
ST
T

Địa điểm


Kích cỡ

Số
lượng

Đơn vị
tính

Chi
phí

Chi phí
treo

Thành
tiền

1

Hà Nội

2m X
0,5m

340

Cái

80.000


10.000

30.600.000

Hồ Chí Minh

2m X
0,5m

355

Cái

80.000

10.000

31.950.000

Thành phố Đà
Nẵng

2m X
0,5m

280

Cái

80.000


10.000

25.200.000

2
3
4

Thành phố

Tổng: 87.750.000
Bảng 2.3. Ngân sách treo băng rôn
ĐVT: VNĐ

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

17


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
ST
T
1
2
3

Kích cỡ


Số
lượng

Đơn vị
tính

1,5m X
2m

110

Cái

Hồ Chí Minh

1,5m X
2m

135

Cái

Thành phố Đà
Nẵng

1,5m X
2m

90


Cái

Địa điểm
Hà Nội
Thành phố

4

Chi phí

Chi phí
treo

Thành tiền

150.000

15.000

18.150.000

150.000

15.000

22.275.000

150.000

15.000


15.150.000

Tổng: 55.575.000
Bảng 2.4. Ngân sách hoạt động truyền thông ngoài trời
ĐVT: VNĐ
STT

Hạng mục

Số tiền

1

Ngân sách treo cờ phướn

87.750.000

2

Ngân sách treo băng rôn

55.575.000

Tổng: 143.325.000

2.5.1.2. Truyền thông trên đài phát thanh
Ngay từ thời gian đầu, đài phát thanh đã trở thành một phần không thể tách rời
của cuộc sống. Trong một chừng mực nào đó, đài phát thanh có tác động hằng ngày
đến cuộc sống của hầu hết mọi người, nó là công cụ giải trí thu hút người nghe trong

lúc họ đang làm việc, đang đi trên đường, nghỉ ngơi và hầu như trong mọi công việc.
Một người nông dân có thể nghe đài khi đang ăn sáng hoặc đang đi cày ruộng, những
người lái xe đi làm thường nghe đài trên đường đi...
Chương trình truyền thông cho chương trình lần này với quyết định chọn hình
thức quảng cáo trên đài phát thanh bằng cách phát bảng tin trên đài phát thanh của các
địa phương trên cả nước.
Nội dung của bảng tin phát trên đài phát thanh bao gồm các nội dung:
- Đưa ra thông điệp truyền thông để mọi người cùng hưởng ứng, đặc biệt đối
tượng thanh niên.
- Đưa ra những thực trạng tai nạn giao thông, nguyên nhân và qua đó nhằm giáo
dục ý thức mọi người đối với chấp hành luật an toàn giao thông. Đưa ra thông tin về
chiến dịch, chương trình nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của thanh niên Việt
Nam.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

18


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
- Giới thiệu về chiến dịch phát động tuyên truyền an toàn giao thông
Thời gian bắt đầu truyền thông trên đài phát thanh sẽ bắt đầu vào ngày
24/08/2016 đến 5/10/ 2016.
Yêu cầu: thông tin phải luôn được cập nhật lên tục, đảm bảo mới và nóng.
Hình thức: Phát sóng trên các tấn số:102,5 Mh, 89 Mh, các kênh VOV như:
VOV1, VOV2
Bảng2.5 Kế hoạch phát bảng tin trên đài phát thanh
Thời

TUẦN


gian Thứ 2

6h307h00
12h0012h30
17h3018h00

Thứ 3

Thứ 4

X

X

Thứ 5

Thứ 6

X

X

X

Thứ 7

X

X


X

Chủ
Nhật

X

X

Truyền thanh đây là loại hình của báo nói cho nên nó rất dễ đi vào tiềm thức của
con người đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng quê nghèo điều kiện kinh tế
còn khó khăn, trình độ không có … họ cũng có thể nghe và hiểu nội dung và thông
điệp của công tác truyền thông này. Như vậy kết quả mang lại về độ phủ, tiếp cận
thông tin cho người dân sẽ là rất cao làm được điều này đồng nghĩa với chương trình
đã rất thành công.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

19


Lập kế hoạch truyền thông đại chúng về chương trình nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông của thanh niên Việt Nam năm 2016
Bảng 2.6. Ngân sách cho hoạt động truyền thông trên đài phát thanh
ĐVT: VNĐ
Hạng mục

Đơn vị
tính


Chi tiết

Số
lượng

Đơn giá

VOV1

Lần

5 phút

5

3.300.000

16.000.000

VOV2

Lần

5 phút

5

1000.000


5000.000

TỔNG

Thành tiền

21.000.000

2.5.1.3. Truyền hình
So với phát thanh và các phương tiện khác, truyền hình có những lợi thế nhất
định sau:
- Tiếp cận được số lượng khá đông người xem
- Thu hút sự chú ý của công chúng lớn hơn so với các phương tiện truyền thông
khác
- Vì truyền hình là phương tiện đa chức năng, vừa chứa đựng hình ảnh, vừa chứa
đựng âm thanh, tất cả góp phần tạo nên sự tác động vào trí nhớ của người xem một
cách hiệu quả nhất. Là phương tiện được cho là đứng đầu trong các phương tiện thông
tin đại chúng.
Nội dung phát sóng
- Những phóng sự có nội dung về các vụ tại nạn giao thông đã xảy ra trên cả
nước. Lời thuyết minh kèm về nguyên nhân cũng như hậu quả của các tai nạn giao
thông kèm theo đó là những hình ảnh sẽ được lồng ghép vào nhau cho mỗi clip phát
sóng.
- Triển khai chủ đề, nội dung chương trình .
- Phổ biến các pháp lệnh, nghị định, quy định mới về an toàn giao thông cho toàn
thể người dân trên cả nước.
- Khẩu hiệu của tháng hành động vì an toàn giao thông.
Thời gian phát sóng
Nội dung các bài phóng sự, các chương trình sẽ được phát sóng liên tục trong ba
tháng từ tháng 8/2016 đến tháng 10/2016. Trong tháng 8/2016 mỗi chương trình sẽ

được phát sóng 2 lần/1 tuần. Trong tháng 9 /2016 mỗi chương trình sẽ được phát sóng
3 lần/1 tuần, trong tháng 10/2016 mỗi chương trình phát sóng với tần số 1 lần/tuần.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thạch_CCQC06B

20


×