Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.39 KB, 25 trang )

Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các nghành hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ cũng không ngừng lớn mạnh và Bưu Chính Viễn Thông là một trong những
nghành đó. Tổng kết trong thời gian vừa qua cho thấy Bưu Chính Viễn Thông đã góp
phần quan trọng vào sự vươn mình đi lên của nền kinh tế đất nước trong thời gian đổi
mới. Trong đóng góp đó không thể không kể tới vai trò quan trọng của bộ phận viễn
thông.
Không ngừng lớn mạnh cùng thời gian, nghành viễn thông Việt Nam đã và đang
cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ viễn thông tới người dân với cả chất lượng và số
lượng không ngừng cải thiện.
NGN là mạng thế hệ sau không phải là mạng hoàn toàn mới, nó được phát triển từ
tất cả các mạng cũ lên. NGN có khả năng làm nền tảng cho việc triển khai nhiều loại
hình dịch vụ mới trong tương lai một cách nhanh chóng, không phân biệt ranh giới các
nhà cung cấp dich vụ nhờ các đặc điểm: băng thông lớn, tương thích đa nhà cung cấp
thiết bị, tương thích với các mạng cũ,…
Với sự ham muốn nắm bắt công nghệ về NGN em đã quyết định lựa chọn đề tài
bài tập lớn là: ‘Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT’.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót trong bài, vì
vậy em mong nhận được sự đóng gói của thầy cô để bài tập lớn được hoàn thiện hơn.
Đà nẵng tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Ngọc Tuyết

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

1


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................1
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................................................................3
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ MỚI

8

1.1 Khái niệm và đặc điểm của NGN..............................................................................................................8
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................................................................ 8
1.1.2 Các đặc điểm của NGN....................................................................................................................................8

1.2 Dịch vụ trong NGN...................................................................................................................................10
1.2.1 Khả năng cung cấp dịch vụ............................................................................................................................10
1.2.2 Xu hướng dịch vụ trong tương lai.................................................................................................................10
1.2.3 Kiến trúc dịch vụ NGN.................................................................................................................................12
1.2.4 Các đặc trưng dịch\ vụ NGN..........................................................................................................................14
1.2.5 Bảo mật trong dịch vụ NGN..........................................................................................................................15
1.2.6 Các dịch vụ chính trong NGN........................................................................................................................16

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN NỀN MẠNG THẾ HỆ MỚI TẠI VNPT 18
2.1 IPTV............................................................................................................................................................18
2.2 Dịch vụ tính toán trên mạng công cộng.................................................................................................21
2.3 Dịch vụ push-mail.....................................................................................................................................21
2.4 Dịch vụ bản tin hợp nhất.........................................................................................................................22
2.5 Dịch vụ môi giới kinh doanh...................................................................................................................22

2.6 Dịch vụ thương mại điện tử.....................................................................................................................22
2.7 Các dịch vụ chuyển cuộc gọi ( Call Tranfer Service)...........................................................................22
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................25

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

2


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

DANH MỤC HÌNH
HÌNH1.1. MÔ HÌNH NGN 4 LỚP.......................................................................................................................9
HÌNH 1.2 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠN, DỊCH VỤ THEO HƯỚNG NÂNG CẤP MẠNG HIỆN
TẠI.................................................................................................................................................................................11
HÌNH 1.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG VÀ DỊCH VỤ THEO HƯỚNG XÂY DỰNG MỚI.......12
HÌNH 1.4 CẤU TRÚC MẠNG ĐA DỊCH VỤ (TỪ GÓC ĐỘ MẠNG)........................................................12
HÌNH 1.5 CẤU TRÚC CHỨC NĂNG LỚP ỨNG DỤNG..............................................................................13
HÌNH 1.6 CÁC API ĐẶT BÊN CẠCH CÁC SERVER ỨNG DỤNG..........................................................13
HÌNH 1.7 MÔ HÌNH CẤU TRÚC VẬT LÝ 1..................................................................................................14
HÌNH 1.8 MÔ HÌNH CẤU TRÚC VẬT LÝ 2..................................................................................................14
HÌNH 2.1 CẤU TRÚC MẠNG IPTV (ZTE).....................................................................................................19

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

3


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AG

Access Gateway

Cổng truy nhập

API

Application Programming Interface

Giao diện chương trình ứng dụng

ASBR

Autonomous System Boudary Router Router biên giới độc lập

ARP

Address Resolution Protocol

Giao thức phân giải địa chỉ


AS

Application Server

Máy chủ ứng dụng

AS-F

AS-Function

Chức năng máy chủ ứng dụng

AT

Access Tandem

Tổng đài truy nhập
Phương thức truyền không đồng

ATM

Asynchronous Transfer Mode

bộ
Giao thức điều khiển cuộc gọi

BICC

Bearer Independent Call Control


độc lập kênh mang

DR

Designated Router

Router được đề cử.

European Telecommunications

Viện chuẩn hoá viễn thông châu

ETSI

Standard Institute

Âu

FS

Feature Server

Máy chủ đặc tính

GK

Gatekeeper

Bộ giữ cổng


GW

Gateway

Cổng

HTML

Hyper Text Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

HTTP

HyperText Transfer Protocol

Giao thức truyền tải siêu văn bản

ID

Identifier

Nhận dạng

IETF

Internet Engineering Task Force

Nhóm kỹ thuật Internet


IN

Intelligent Network

Mạng thông minh
Phần ứng dụng của mạng thông

INAP

Intelligent Network Application Part minh

IP

Internet Protocol

ISDN

Integrated Services Digital Network Mạng số đa dịch vụ tích hợp

ISP

Internet Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ internet

ISUP

ISDN User Part


Phần người dùng ISDN

Giao thức Internet

International Telecommunications

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

4


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
ITU

Union

Hiệp hội viễn thông quốc tế

LAN

Local Area Network

Mạng cục bộ

LDP

Label Distribute Protocol

Giao thức phân bổ nhãn.


LSA

Link State Advertisement

Gói quảng cáo trạng thái liên kết.

LSR

Label Switch Router

Router chuyển mạch nhãn.

M2UA

MTP level 2 User Adaptaion

Tương thích với người dùng mức 2

MG

Media Gateway

Cổng phương tiện

MGC

Media Gateway Controller

Thiết bị điều khiển cổng phương
tiện


MGC-F

MGC- Function

Chức năng MGC
Giao thức điều khiển cổng

MGCP

Media Gateway Controller Protocol phương tiện

MG-F

MG-Function

Chức năng MG

MPLS

Multi Protocol Lable Switch

Chuyển mạch nhãn đa giao thức

MS

Media Server

Máy chủ phương tiện


NAT

Network Address Translation

Biên dịch địa chỉ mạng

NBMA

Non Broadcast Multiaccess

Đa truy nhập không quảng bá

NGN

Next Generation Network

Mạng thế hệ sau

OSI

Open Systems Interconnection

Mô hình liên kết hệ thống đấu nối
mở

OSPF

Open Shortest Path First

Giao thức ưu tiên đường đi ngắn

nhất.

PBX

Private Branchthay đổi

Tổng đài nhánh nội hạt

POTS

Plain Old Telephone System

Hệ thống điện thoại truyền thống

PPP

Point-to-Point Protocol

Giao thức điểm tới điểm
Mạng thoại chuyển mạch công

PSTN

Public Switched Telephone Network cộng

QoS

Quality of Service

Chất lượng dịch vụ


RAN

Radio Access Network

Mạng truy nhập vô tuyến

RARP

Reverse Address Resolution Protocol Giao thức phân giải địa chỉ ngược

R-F

Routing- Function

Chức năng định tuyến

RFC

Request For Common

Các chuẩn của IETF

RFC

Request For Comment

Khuyến nghị

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A


5


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
RIP

Routing Information Protocol

Giao thức thông tin định tuyến

Routing Information Protocol version Giao thức thông tin định tuyến
RIP-2

2

phiên bản 2

RLC

Release Complete

Hoàn thành giải phóng cuộc gọi

Real Time Transport Control

Giao thức điều khiển truyền tải

Protocol


thời gian thực

RTCP

Giao thức truyền tải thời gian
RTP

Real Time Transport Protocol

thực

SCF

Service Control Function

Chức năng điều khiển dịch vụ
Giao thức truyền tải điều khiển

SCTP

Stream Control Transport Protocol

dòng

SDH

Synchronous Digital Herachea

Phân cấp số đồng bộ


SDP

Session Discription Protocol

Giao thức mô tả phiên
Giao thức điều khiển cổng đơn

SGCP

Simple Gateway Control Protocol

giản

SGW

Signalling Gateway

Gateway báo hiệu

SIP

Session Intiation Protocol

Giao thức khởi tạo phiên

Session Intiation Protocol for

Phần mở rộng giao thức SIP

Telephony


dành cho thoại

SIP-T

Simple Network Management
SNMP

Protocol

Giao thức quản lý mạng đơn giản

SPF

Shortest Path First

Thuật toán ưu tiên đường đi ngắn
nhất.

SS7

Signalling System number 7

Hệ thống báo hiệu số 7

SSF

Service Switching Function

Chức năng chuyển mạch dịch vụ


STP

Signalling Transfer Point

Điểm chuyển tiếp báo hiệu

Transaction Capabilities Application
TCAP

Part

Phần ứng dụng khả năng phiên

TCP

Transfer Control Protocol

Giao thức điều khiển truyền tải
Ghép kênh phân chia theo thời

TDM

Time Division Multiplex

gian

TGW

Trunk Gateway


Gateway trung kế

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

6


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

7


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ MỚI

1.1 Khái niệm và đặc điểm của NGN
1.1.1 Khái niệm
Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và các nhà cung cấp
thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứu về chiến lược
phát triển NGN. Song vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào chính xác cho NGN. Do
đó, định nghĩa NGN nêu ra ở đây không thể bao hàm hết ý nghĩa của mạng thế hệ mới
nhưng là khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN.
Bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ chuyển mạch gói
và công nghệ truyền dẫn băng rộng, NGN ra đời là mạng có cơ sở hạ tầng thông tin
dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai dịch vụ một cách đa dạng và nhanh
chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, cố định và di động.

Như vậy, có thể xem NGN là sự tích hợp mạng PSTN dựa trên kỹ thuật TDM và
mạng chuyển mạch gói dựa trên kỹ thuật IP/ATM. Nó có thể truyền tải tất cả các dịch
vụ vốn có của PSTN, đồng thời có thể cung cấp cho mạng IP lưu lượng dữ liệu lớn,
nhờ đó giảm tải cho mạng PSTN.
Tuy nhiên, NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệu mà còn là
sự hội tụ giữa truyền dẫn quang và công nghệ gói, giữa mạng cố định và di động. Vấn
đề cốt lõi ở đây là làm sao có thể tận dụng hết lợi thế đem đến từ quá trình hội tụ này.
Một vấn đề quan trọng khác là sự bùng nổ nhu cầu của người sử dụng cho một khối
lượng lớn dịch vụ và ứng dụng phức tạp bao gồm cả đa phương tiện, phần lớn trong số
đó không được dự tính khi xây dựng các hệ thống mạng truyền thống.
1.1.2 Các đặc điểm của NGN
 Kiến trúc mạng.
Ban đầu, chưa có tổ chức chuẩn hóa nào đưa ra mô hình kiến trúc chuẩn cho NGN.
Đa số nhà cung cấp giải pháp NGN và nhà khai thác mạng phân chia NGN thành 4 lớp
như hình 1.1.

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

8


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

Lớp điều khiển (Control)

Lớp chuyển tải (Transport/Core)

Lớp quản lý

Lớp ứng dụng/dịch vụ (Application/Service)


Lớp truy nhập (Access)

Hình1.1. Mô hình NGN 4 lớp
• Lớp truy nhập: Gồm các thiết bị truy nhập cung cấp các cổng kết nối với thiết
bị đầu cuối thuê bao qua hệ thống mạng ngoại vi cáp đồng, cáp quang hoặc vô
tuyến. Các thiết bị truy nhập có thể cung cấp các loại cổng truy nhập POTS,
VoIP, IP, FR, X.25, ATM, xDSL, di động v.v..
Chuyển đổi các phương tiện truy nhập khác nhau vào mạng đường trục.
• Lớp chuyển tải: Bao gồm các nút chuyển mạch, các bộ định tuyến, các thiết bị
truyền dẫn có dung lượng lớn thực hiện chức năng chuyển mạch, định tuyến các
kết nối dưới sự điều khiển của các Softswitch trong lớp điều khiển.
Kết nối với lớp truy nhập thông qua các tuyến trung kế.
• Lớp điều khiển: Bao gồm các hệ thống điều khiển kết nối cuộc gọi giữa các
thuê bao thông qua điều khiển các thiết bị chuyển mạch (ATM+IP) của lớp
chuyển tải và các thiết bị truy nhập của lớp truy nhập.
Lớp điều khiển có chức năng kết nối cuộc gọi thuê bao với lớp ứng dụng,
dịch vụ. Các chức năng như quản lý, chăm sóc khách hàng, tính cước cũng
được tích hợp trong lớp điều khiển.
• Lớp quản lý: Xuyên suốt các lớp khác trong cấu trúc mạng mới, cho phép quản
lý thiết bị tại các lớp khác nhau.
• Lớp ứng dụng/dịch vụ: Cung cấp các ứng dụng và dịch vụ như dịch vụ mạng
thông minh IN, dịch vụ dùng thẻ trả tiền trước, dịch vụ giá trị gia tăng trên
mạng Internet cho khách hàng v.v..
Hệ thống ứng dụng và dịch vụ mạng này liên kết với lớp điều khiển thông
qua các giao diện mở API (Application Program Interface).
SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

9



Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
Năm 2005, các hệ thống tiêu chuẩn cho mạng thế hệ sau của ETSI và ITU-T
lần lượt ra đời. Theo các khuyến nghị này, kiến trúc NGN được chia thành 2 lớp:
lớp dịch vụ và lớp truyền tải.
1.2 Dịch vụ trong NGN.
1.2.1 Khả năng cung cấp dịch vụ.
NGN là nền tảng cung cấp các dịch vụ tích hợp, multi-media, đáp ứng nhu cầu của
nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Với khả năng xử lý rất mạnh, dung lượng
không hạn chế, các nhà khai thác có thể dễ dàng triển khai các dịch vụ băng thông
rộng, gộp các dịch vụ thành các gói dịch vụ hội tụ giữa cố định - di động - nội dung dữ liệu. Tính mở của NGN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ
thứ ba (third party) đưa ra những dịch vụ phong phú, cạnh tranh bình đẳng với các nhà
khai thác mạng và nhà cung cấp dịch vụ.
Các dịch vụ trên nền NGN gồm có:
• Các dịch vụ phục vụ kinh doanh: Giáo dục từ xa, khám chữa bệnh từ xa có tính
tương tác, hội nghị truyền hình, mạng riêng ảo (VPN), IP PBX, IPCentrex,…
• Các dịch vụ thông thường phục vụ cá nhân: thư điện tử, điện thoại đa phương
tiện, các trò chơi điện tử tương tác, dịch vụ tư vấn, giải trí, các dịch vụ Internet
hỗ trợ đa phương tiện,..
1.2.2 Xu hướng dịch vụ trong tương lai.
Để xác định được các dịch vụ trong mạng thế hệ sau cũng như chiến lược đầu tư
của các công ty, xu huớng phát triển các dịch vụ trong tương lai là vấn đề rất cần
xem xét.
 Trước hết chúng ta cần quan tâm đến xu hướng của dịch vụ thoại. Đây là
dịch vụ phổ biến, lâu đời và thu nhiều lợi nhuận nhất từ những ngày đầu
cho đến nay. Do đó, dịch vụ thoại truyền thống sẽ tiếp tục tồn tại trong
thời gian dài. Sau đó, một phần dịch vụ truyền thống này chuyển sang
thông tin di động và thoại qua IP.
 Đối với dịch vụ truyền thông đa phương tiện, hiện nay H.323 đã là môi
trường cho giải pháp thoại qua giao thức IP và các dịch vụ đa phương

tiện tương đối đơn giản.
 Trong tương lai, tính cước dịch vụ theo nội dung và chất lương, không
theo thời gian sẽ chiếm ưu thế.

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

10


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
 Nhiều dịch vụ và truy nhập ứng dụng thông qua các nhà cung cấp dịch
vụ và truy nhập ứng dựng sẽ phát triển mạng.
 Cuối cùng, phương thức truy nhập mạng, ra lệnh, nhận thông tin,.. bằng
lời nói sẽ là một lựa chọn trong tương lai. Hiện nay, kỹ thuật chuyển đổi
từ lời nói sang file văn bản và ngược lại đang phát triển mạnh.
Xu hướng tổ chức mạng có cấu trúc đơn giản, giảm số cấp chuyển mạch và
chuyển tiếp truyền dẫn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và
giảm thiểu chi phí khai thác và bảo dưỡng.
Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức như vậy, các phương pháp xây dựng và phát
triển mạng thế hệ sau có thể chia thành hai khuynh hướng như sau:
 Phát triển các dịch vụ mới trên cơ sở mạng hiện tại tiến tới phát triển
mạng thế hệ sau.
Đây là xu hướng đối với những nơi có:
-

Mạng viễn thông đã và đang phát triển hiện đại hóa.

-

Các dịch vụ hiện tại đã phát triển trên cơ sở mạng hiện có.


-

Có các nhu cầu phát triển dịch vụ mới.

Mạng thế hệ sau được phát triển theo nhu cần dịch vụ trên cơ sở mạng
hiện tại.

Hình 1.2 Xu hướng phát triển mạn, dịch vụ theo hướng nâng cấp mạng
hiện tại.

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

11


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
 Xây dựng mới mạng thế hệ sau.

Hình 1.3 Xu hướng phát triển mạng và dịch vụ theo hướng xây dựng mới.
-

Mạng thế hệ sau được xây dựng với nhiệm vụ trước mắt là đảm
bảo các nhu cầu về dịch vụ hiện nay.

-

Tiến tới phát triển các nhu cầu về dịch vụ mới.

-


Các dịch vụ mới được triển khai trên mạng thế hệ sau.

1.2.3 Kiến trúc dịch vụ NGN.

Hình 1.4 Cấu trúc mạng đa dịch vụ (từ góc độ mạng)

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

12


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

Hình 1.5 Cấu trúc chức năng lớp ứng dụng.
Xét trên lớp ứng dụng dịch vụ, có hai thành phần chức năng được thêm vào cấu
trúc mạng thế hệ sau: chức năng server ứng dụng và chức năng media server.
Chức năng của Server ứng dụng.
 Cung cấp một Platform phân phối dịch vụ đối với các dịch vụ tiên
tiến.
 SIP là giao thức được sử dụng giữa các bộ điều khiển cuộc gọi và
các server ứng dụng.
 Có thể cung cấp các giao diện mở APLs cho việc tạo và triển khai
các dịch vụ.

Hình 1.6 Các API đặt bên cạch các server ứng dụng.
 Là nền tảng cho việc thực thi và quản lý các dịch vụ.
 Triển khai các dịch vụ nhanh chóng và nâng cấp các dịch vụ hiện
có.
Chức năng của Media Server.

 Cung cấp tài nguyên phương tiện đặc trưng như IVR, hội thảo,
fax,..
 Các tài nguyên này thường là thu âm thanh, phát hiện nhấn phím,
hội thảo, chuyển văn bản thành thoại,..

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

13


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
 Giao tiếp với server ứng dụng bằng giao thức MGCP và/hoặc SIP.
 Kết cuối một dòng RTP, đóng vai trò như một đầu cuối media.
Cấu trúc chức năng này có thể được đặt theo nhiều kiểu cấu trúc
vật lý khác nhau, như các hình sau:

Hình 1.7 Mô hình cấu trúc vật lý 1.

Hình 1.8 Mô hình cấu trúc vật lý 2.
1.2.4 Các đặc trưng dịch\ vụ NGN.
Một số đặc tính dịch vụ quan trọng trong môi trường NGN:
 Liên lạc thông tin rộng khắp, thời gian thực, đa phương tiện, đảm
bảo độ tin cậy, than thiện trong việc liên kết các thuê bao, truy
nhập tốc độ cao và truyền tải thông tin với bất kỳ phương tiền
nào, vào mọi lúc, tại mọi nơi,…
SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

14



Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
 Nhiều thực thế và các phẩn tử mạng thông tin được phân bố trên
toang mạng. Nó bao gồm các ứng dụng cho phép truy nhập và
điều khiển các dịch vụ mạng.
 Dễ dàng sử dụng. Khách hàng không bị ảnh hưởng từ các quá
trình tập trung, xử lý và truyền dẫn thông tin phức tạp của hệ
thống.
 NGN cho phép khách hàng quản lý hồ sơ cá nhân, tự dự phonhf
các dịch vụ mạng, giám sát thông tin tính cước, cá nhân hóa giao
diện người dùng, tạo ra và dự phòng các ứng dụng mới.
 Với việc quản lý thông tin thông minh, NGN giúp nguoif dùng
quản lý sự quá tải của thông tin.
1.2.5 Bảo mật trong dịch vụ NGN.
Có nhiều thành phần yêu cầu về bảo mật ở mức độ cao trong mạng
NGN:
 Khách hàng/ thuê bao cần phải có tính riêng tư trong mạng và các
dịch vụ được cung cấp, bao gồm cả việc tính cước. Thêm vào đó,
họ yêu cầu dịch vụ phải có tính sẵn sàng cao, cạnh tranh lành
mạnh và bảo đẩm sự riêng tư của họ.
 Các nhà vận hành mạng, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà cung
cấp truy nhập đều cần phải bảo mật để bảo vệ hoạt động, vận hành
và kinh doanh của họ, dồng thòi có thể giúp họ phục vụ tốt khách
hàng cũng như cộng đồng.
 Các quốc gia khác nhau yêu cầu và đòi hỏi tính bảo mật bằng cách
đưa ra các hướng dẫn và tạo ra các bộ luật để đảm bảo tính sẵn
sang của dịch vụ, canh tranh lành mạng và tính riêng tư.
 Sự gia tang rủi ro do sự thay đổi trong toàn bộ các quy định và các
môi trường kỹ thuật càng nhấn mạnh sự cần thiết ngày càng gia
tang về tính bảo mật trong mạng thế hệ mới NGN.
Các vấn đề cần bảo mật:

 Từ chối dịch vụ: Nguy cơ này tấn công vào thành phần mạng
truyền dẫn bằng cách liên tục đưa dồn dập dữ liệu làm cho các
khách hàng NGN khác không thể sử dụng tài nguyên mạng.

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

15


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
 Nghe trộm: Nguy cơ này ảnh hưởng đến tính riêng tư của một
cuộc nói chuyện bằng cách chặn đường dây giữa người gửi và
người nhận.
 Giả dạng: Thủ phạm sử dụng một mặt nạ để tại ra một đặc tính
giả.
 Truy nhập trái phép: Truy nhập vào các thực thể mạng phải được
hạn chế và phù hợp với chính sách bảo mật.
 Sửa đổi thông tin: Trong trường hợp này, dữ liệu bị phá hỏng hay
làm cho không thể sử dụng được do thao tác của hacker.
 Từ chối khách hàng: Một hay nhiều khách hàng trong mạng có thể
bị từ chối tham gia vào một phần hay toàn bộ mạng vói các khách
hàng/ dịch vụ/ server khác.
Các giải pháp tạm thời
Các biện pháp đối phó có thể chia thành hai loại sau: phòng chống và dò
tìm. Sau đât là các biện pháp tiêu biểu:
 Nhận thực
 Chữ ký số
 Điều khiển truy nhập
 Mạng rieng ảo
 Phát hiện xâm nhập

 Ghi nhật ký và kiểm toán
 Mã hóa
1.2.6 Các dịch vụ chính trong NGN
Hầu hết các dịch vụ truyền thống là các dịch vụ dựa trên cơ sở truy nhập/ truyền
dẫn/ định tuyến/ chuyển mạch, dựa trên cơ sở khả năng kết nối/ tài nguyên và điều
khiển phiên, và các dịch vụ giá trị gia tang. NGN có khả năng cung cấp phạm vi
rộng các loại hình dịch vụ, bao gồm:
 Các dịch vụ tài nguyên chuyên dụng như: cung cấp và quản lý các bộ
chuyển mạch, các cầu nối hội nghị đa phương tiên,..
 Các dịch vụ lưu trữ và xử lý như: cung cấp và quản lý các đơn vị lưu trữ
thông tin về thông báo, file server,..
SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

16


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
 Các dịch vụ trung gian như: môi giới, bảo mật, bản quyền,..
 Các dịch vụ ứng dụng cụ thể như: các ứng dụng thương mại, các nội
dung thương mại điện tử,..
 Các dịch vụ cung cấp nội dung mà nó có thể cung cấp hoặc môi giới nội
dung như: đào tạo, các dịch vụ xúc tiến thông tin,..
 Các dịch vụ interworking dùng để tương tác với các dịch vụ khác, các
ứng dụng khác, các mạng khác, các giao thức hoặc các định dạng như
chuyển đổi EDI.
 Các dịch vụ quản lý, bảo dưỡng, vận hành và quản lý các dịch vụ và
mạng truyền thông.

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A


17


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN
NỀN MẠNG THẾ HỆ MỚI TẠI VNPT
2.1 IPTV
IPTV là dịch vụ truyền hình qua kết nối băng rộng dựa trên giao thức Internet. Đây
là một trong các dịch vụ Triple-play mà các nhà kha1i thác đang giới thiệu trên toàn
thế giới. Orange/France Telecom khá thành công với gói dịch vụ Orange TV tại Pháp,
Hàn Quốc mở rộng IPTV ra cả nước, PCCW thành công với dịch vụ IPTV tại Hồng
Kông, Nokia Siemens Networks triển khai IPTV tại Ba Lan (4/2007),… Tại Việt Nam,
các số liệu điều tra công bố trong hội thảo về IPTV 9/2007 cho thấy nhu cầu sử dụng
dịch vụ IPTV là rất cao, và việc phát triển nội dung cho các dịch vụ IPTV có thể bắt
đầu triển khai ngay từ thời điểm này, càng sớm càng tốt. Như vậy, xét trên góc độ nhu
cầu thị trường, đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ IPTV và sẵn
sàng trả thêm mức phí dịch vụ để có được khả năng giải trí thuận tiện, chất lượng.
Xét về công nghệ, IPTV không giống các sản phẩm Web TV trên mạng Internet
hiện nay, IPTV được cung cấp qua mạng IP do nhà cung cấp kiểm soát. Do đó, băng
thông theo yêu cầu được đảm bảo luôn sẵn sàng cho việc truyền dẫn dịch vụ IPTV từ
đầu cuối đến đầu cuối (end-to-end), khách hàng sẽ nhận được các chương trình truyền
hình và nội dung video với độ phân giải cao. Các dịch vụ IPTV gồm có: dịch vụ quảng
bá, dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ tương tác. VD: Broadcast TV, VoD, Game,…
IPTV có các thành phần chính như sau:
• Nguồn Video đầu mối (Head-end): Head-end gồm có chảo thu vệ tinh và anten
mặt đất (Satellite dishes and off-air antennas), bộ nhận và giải mã tín hiệu vệ
tinh (Satellite receivers), bộ số hóa tín hiệu hình (Digital encoders) mã hóa tín
hiệu hình theo chuẩn nén video hoặc MPEG-2 hoặc H.264. Việc chọn lựa kỹ
thuật nén video quyết định rất lớn đến số lượng kênh truyền hình có thể phát

quảng bá (multicast) trên mạng và việc dự trù băng thông mạng đủ để đáp ứng
dịch vụ.
• Phần mềm tương tác, quản lý, cung cấp dịch vụ (Middleware): là hệ thống điều
khiển trung tâm của dịch vụ IPTV, thực hiện chức năng giao tiếp với STB theo
cơ chế khách-chủ (client-server) điều khiển, cung cấp nội dung và đáp ứng yêu
cầu dịch vụ của STB.
• Mạng trục/Phân phối (Core/Distribution network): cung cấp băng thông rộng
(Gbps) và các giao thức định tuyến multicast.
SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

18


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
• Mạng kết tập (Aggregation network): Mạng kết tập hoạt động ở lớp 2 (mô hình
OSI), không nhận biết luồng dữ liệu IP multicast nên có thể sử dụng kỹ thuật
truyền tải luồng multicast trên các mạng khác nhau: SDH, ATM, Ethernet.
• Mạng truy cập (Access network): Nhà cung cấp dịch vụ phải cung cấp băng
thông rộng hơn đến nhà khách hàng. Cụ thể: 10Mbps (nếu không có kênh
HDTV) và 20 Mbps (có HDTV) bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như cáp quang
(FTTH - Fiber To The Home), đường dây thuê bao số (DSL) : ADSL2+ (băng
thông 20Mbps) hoặc VDSL (băng thông 50Mbps).
• Mạng khách hàng (Home Network): Mạng người dùng gồm một cổng vào
(home gateway-có thể là modem DSL, bộ định tuyến) giao tiếp với mạng của
nhà cung cấp, có nhiệm vụ nhận nguồn hình IPTV và phân phát đến các set-tobox (STB) khác nhau. Thiết bị đầu cuối (end point): STB, phone, mobile… có
thể dùng cáp đồng UTP hoặc vô tuyến (WiFi, DECT) để kết nối vào Home
Gateway. Home Gateway có khả năng nhận cấu hình tự động từ phía mạng nhà
cung cấp dịch vụ (plug-and-play) để thiết lập kênh hoạt động cho các thiết bị
đầu cuối gắn thêm vào Home gateway đảm bảo tính linh hoạt và mở rộng dịch
vụ.


Hình 2.1 Cấu trúc mạng IPTV (ZTE)
Hình 2.1 cho thấy cấu trúc cơ bản của một giải pháp IPTV. Các chương trình
truyền hình được thu ở các head end, ví dụ qua vệ tinh, và được xử lý để truyền dẫn
IPTV. Các chương trình được phân phối đến cho các khách hàng qua việc tạo luồng
SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

19


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
Multicast IP qua mạng lõi IP và các mạng truy nhập. Mã hoá trực tuyến sẽ được thực
hiện nhờ có một hệ thống bảo vệ nội dung. Phụ thuộc vào chương trình được lựa chọn,
thiết bị STB sẽ chuyển sang luồng multicast phù hợp sử dụng giao thức quản lý nhóm
Internet (Internet Group Management Protocol - IGMP).
Nội dung video sẽ sẵn sàng ở Server VoD và được bảo vệ bằng các phương tiện
của hệ thống bảo vệ nội dung. Một bộ phim được lựa chọn sẽ được truyền tải qua định
luồng đơn hướng IP (IP Unicast Streaming) đển STB. Bằng các phương thức của giao
thức định luồng thời gian thực (Real Time Streaming Protocol - RSTP), khách hàng có
thể dừng phim hoặc tua trở lại hoặc chuyển tiếp giống như cách với đầu ghi video hoặc
đầu DVD.
Việc truyền dẫn sẽ được tách logic từ truy cập Internet của khách hàng, nhưng sử
dụng cùng đường dây truy nhập. Ví dụ, các kênh ảo ATM (VC) hoặc các LAN ảo
Ethernet (VLAN) khác nhau sẽ được sử dụng cho mục đích này. Việc tách biệt này
đảm bảo cho dữ liệu IPTV được truyền đi với chất lượng đảm bảo.
Chức năng dịch vụ và quản lý người sử dụng sẽ làm nhiệm vụ cung cấp các dịch
vụ IPTV và quản lý dữ liệu khách hàng. STB thông tin với hệ thống này để nhận các
thông tin cụ thể về khách hàng và các dịch vụ, và để tiến hành các giao dịch như cho
thuê video. Các mô hình kinh doanh khác nhau như trả theo lần xem, thuê theo thời
gian và thuê bao các gói dịch vụ đều được hỗ trợ. Khách hàng có thể lựa chọn nhiều

dịch vụ khác nhau qua một giao diện người sử dụng thu hút trực tiếp tại thiết bị truyền
hình.
Hệ thống bảo vệ nội dung sẽ cho phép việc mã hoá các chương trình truyền hình
và nội dung VoD. Nó cũng cung cấp khoá cần thiết để giải mã ở STB. Để biết chắc
liệu một khách hàng được phép vào nội dung yêu cầu thu được (ví dụ liệu khách hàng
có thuê video) hệ thống bảo vệ nội dung sẽ thực hiện một yêu cầu trực tiếp tới dịch vụ
và hệ thống quản lý người dùng.
Hệ thống quản lý nội dung cũng sẽ thực hiện xử lý nội dung VoD và thông tin dữ
liệu đi kèm như: thông tin chi tiết về nội dung, gồm nhan đề, mô tả, thời gian phim
được chiếu và chi phí,... Một hướng dẫn chương trình điện tử (EPG) luôn sẵn sàng cho
các chương trình truyền hình; nó cung cấp thông tin toàn diện về các chương trình sẵn
sàng cho các ngày hay các tuần.
Trong mạng IPTV, dữ liệu video và audio được truyền tải ở dạng nén. Các kỹ thuật
nén MPEG-2 và H.264/MPEG-4-AVC được sử dụng cùng cách với các dịch vụ TV số
khác. Dữ liệu video và audio được mã hoá sẽ được truyền tải qua mạng IP được gói
trong luồng truyền tải MPEG-2. Tốc độ dữ liệu cho độ phân giải theo chuẩn nằm trong

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

20


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
khoảng 3-5Mbit/s với nén MPEG-2, và với H.264 trong khoảng 2-2.5Mbit/s. Tốc độ
dữ liệu cho phân giải cao với H.264 nằm trong khoảng 12-15 Mbit/s.
2.2 Dịch vụ tính toán trên mạng công cộng.
Cung cấp các dịch vụ tính toán dựa trên cơ sở mạng công cộng cho thương mại và
các khách hàng. Ví dụ nhà cung cấp mạng công cộng có thể cung cấp các khả năng lưu
trữ và xử lý riêng (như tổ chức trang web, lưu trữ/bảo trì/sao lưu các file số liệu hoặc
chạy một ứng dụng tính toán). Các nhà cung cấp dịch vụ mạng công cộng có thể cung

cấp các dịch vụ thương mại cụ thể (ví dụ như Enterprise Resource Planning – ERP, dự
báo thời gian-time reporting, hoá đơn chứng thực-vouchers, .v.v.) hoặc các ứng dụng
của khách hàng (TaxCut, kitchen remodeling program,...), với tất cả hoặc một phần các
lưu trữ và xử lý xảy ra trên mạng. Nhà cung cấp mạng công cộng có thể tính tiền theo
giờ, ngày, tuần, .v.v. phí bản quyền đối với dịch vụ (ví dụ như rent-an-app).
2.3 Dịch vụ push-mail.
Push mail là khái niệm chỉ những hệ thống email trong đó máy chủ luôn chủ động
gửi tức thời các email tới thiết bị đầu cuối mỗi khi hòm thư của họ nhận được mail
mới. Đây là dịch vụ dành cho máy điện thoại di động khá phổ biến trên thế giới nhưng
ở Việt Nam hiện nay chỉ có Viettel mới đưa dịch vụ này vào khai thác.
Tính năng đẩy thư trong thời gian thực (nghĩa là thư đến lúc nào sẽ được đẩy vào
thiết bị di động ngay tức thì) giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian phải ngồi máy
tính và check mail. Khách hàng có thể di chuyển thoải mái vì công việc của mình mà
vẫn có thể quản lý và sử dụng email ngay trên thiết bị di động. Đặc biệt với những
thiết bị dùng hệ điều hành Windows Mobile, khách hàng có thể dùng trình duyệt thân
thiện của Outlook ngay trong thiết bị của mình để quản lý email.
Thêm vào đó email có thể đưa lượng thông tin lớn hơn thông tin trên SMS rất
nhiều (không bị giới hạn như SMS) với chi phí thấp hơn và có thể xem và đính kèm
các loại file để gửi đi.
Push mail xóa bỏ hoàn toàn ngăn cách địa lý trên phạm vi toàn cầu bởi mọi thứ
đều sử dụng mạng Internet. Đối với những ai thường xuyên đi công tác nước ngoài,
đây là một tiện ích rất đáng kể.
Tính năng “push” của Push mail không chỉ cho phép đẩy tức thời mọi email mà
còn thêm khả năng chia sẻ email, contact, lịch làm việc, sắp xếp công việc, lịch họp…
Khả năng đồng bộ hoá dữ liệu với máy PC của Push mail giúp tăng thêm tính an
toàn cho thông tin do được lưu trữ tại nhiều vùng dữ liệu khác nhau, đảm bảo không bị
mất những dữ liệu quan trọng đặc biệt là khi thiết bị di động của bạn bị rơi, mất trộm
hoặc trục trặc ngoài ý muốn.
SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A


21


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
Dịch vụ Push mail cho phép lựa chọn chỉ nhận tiêu đề thư chứ không nhận cả thư.
Khi đó, người dùng có thể xác định được là thư đó có quan trọng để tải về máy để đọc
hay không. Điều này giảm thiểu chi phí, đặc biệt là khi điện thoại kết nối thông qua
GPRS.
Push mail đặc biệt thích hợp với khách hàng là những doanh nhân. Thông qua việc
sử dụng và quản lý Push mail và hỗ trợ làm việc mọi lúc mọi nơi, một doanh nhân,
doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời và đưa ra quyết định, đối
sách phù hợp.
2.4 Dịch vụ bản tin hợp nhất.
Hỗ trợ cung cấp các dịch vụ voice mail, email, fax mail, pages qua các giao diện
chung. Thông qua các giao diện như vậy, người sử dụng sẽ truy nhập, cung như là
được thông báo, các loại bản tin khác nhau (voice mail, email, fax mail, .v.v.), độc lập
với phương tiện truy nhập (tức là wireline hoặc mobile phone, máy tính, hoặc thiết bị
wireless data).
2.5 Dịch vụ môi giới kinh doanh.
Bao gồm quảng cáo, tìm kiếm và cung cấp thông tin đến các khách hàng tương
ứng với nhà cung cấp. Ví dụ như khách hàng có thể nhận thông tin trên cơ sở các tiêu
chuẩn cụ thể hoặc trên cơ sở các tham chiếu cá nhân, ...
2.6 Dịch vụ thương mại điện tử.
Cho phép khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ được xử lý bằng điện tử trên mạng.
Nó có thể bao gồm cả việc xử lý tiến trình, kiểm tra thông tin thanh toán tiền, cung cấp
khả năng bảo mật và việc mua bán có thể (ví dụ như kết nối giữa người mua và người
bán để họ thương lượng việc mua bán hàng hoá và dịch vụ). Ngân hàng tại nhà và đi
chợ tại nhà nằm trong danh mục các dịch vụ này. Nó bao gồm cả các ứng dụng thương
mại-thương mại (ví dụ như quản lý dây truyền cung cấp và các ứng dụng quản lý tri
thức).

Dịch vụ thương mại điện tử còn được mở rộng sang lĩnh vực di động. Đó chính là
dịch vụ thương mại điện tử di động (m-commerce – Mobile commerce). Có nhiều khái
niệm khác nhau về m-commerce, nhưng ta có thể hiểu dịch vụ thương mại điện tử di
động là dịch vụ cho phép ta tham gia vào thị trường thương mại điện tử (mua và bán)
qua các thiết bị di động cầm tay.
2.7 Các dịch vụ chuyển cuộc gọi ( Call Tranfer Service).
Một thuê bao có thể chuyển một cuộc gọi thông thường đến trung tâm phân phối
cuộc gọi bằng cách kích chuột trên một trang Web. Cuộc gọi có thể được định tuyến
đến một agent thích hợp, mà nó có thể được nằm bất cứ ở đâu thậm chí cả ở nhà (ví dụ

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

22


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT
như trung tâm cuộc gọi ảo – virtual call centers). Các cuộc gọi thoại và các tin nhắn email có thể được xếp hàng giống nhau đến các agent. Các agent có các truy nhập điện
tử đến khách hàng, danh mục, nguồn cung cấp và thông tin yêu cầu, nó có thể được
truyền đi truyền lại giữa khách hàng và agent.

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

23


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

KẾT LUẬN
Mạng thế hệ sau NGN đang được nghiên cứu, chuẩn hoá bởi các tổ chức viễn
thông lớn trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu càng tăng về tính mở, sự tương thích và

linh hoạt để cung cấp đa dịch vụ, đa phương tiện với các tính năng ngày càng mở rộng.
Tại Việt Nam, mạng viễn thông đang ngày càng phát triển để đáp ứng các nhu
cầu mới trong nền kinh tế hội nhập thế giới và việc chuyển hoàn toàn sang công nghệ
mạng NGN là việc làm bức thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu này. Quá trình xây dựng
và phát triển mạng NGN phải được tiến hành từng bước, có tính đến sự tương thích và
phối hợp với nền tảng mạng hiện tại.
Có thể nhận thấy còn một số vấn đề cần được nghiên cứu tiếp như: Ban đầu
mạng NGN mà VNPT triển khai đơn thuần chỉ là hệ thống VoIP. Nhưng với yêu cầu
tích hợp đa dịch vụ, đa phương tiện vào trong mạng sẽ nảy sinh một số khó khăn,
thách thức. Vì vậy, cần phải nghiên cứu sâu hơn về các thách thức này và hướng giải
quyết của nhà cung cấp, khai thác mạng.

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A

24


Kế hoạch phát triển dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới của VNPT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề tài: Phương án nâng cấp mạng đường trục quốc gia tiến tới cấu trúc
mạng thế hệ sau của tổng công ty - Vũ Văn San.
[2] VNPT training session, VietNam 6th,8th September 2004.
[3] Công nghệ truyền tải trong mạng NGN G/v Nguyễn Minh Phương.
[4] Nguyễn Xuân Khánh, “TCP/IP căn bản”.
[5] Tình hình phát triển mạng NGN tại Việt Nam, 30/06/2006.
[6] Các tài liệu về NGN Việt Nam do VTN cung cấp.

SVTH: Võ Thị Ngọc Tuyết _ Lớp: CCVT06A


25


×