Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

BCNT anh hậu D8 qlnl1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 42 trang )

Báo cáo nhận thức về thủy điện Hòa
Bình

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập nhận thức là một trong những hình thức giúp sinh viên tiếp cận với
thực tế, khơi dậy lòng nhiệt tình ham học hỏi và khám phá những điều mới mẻ. Thực
tập nhận thức giúp sinh viên có được những kiến thức thực tế mà những gì sách vở
mang lại một cách khô khan, nhàm chán. Thực tập nhận thức giúp việc thực “Học đi
đôi với hành” được hiệu quả hơn.
Trong thời gian thực tập, tham quan học hỏi tại công ty thủy điện Hòa Bình em
đã tìm hiểu và nắm được công việc của người kĩ sư trong quy trình vận hành nhà máy.
Với sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ, công nhân viên nhà máy giúp em hiểu biết
hơn về các thiết bị cũng như quy trình vận hành của nó. Qua đó em đã xác định được
vai trò và trách nhiệm của người cán bộ khoa học kỹ thuật trong môi trường sản xuất
và xây dựng, thấu hiểu nỗi vất vả của các công nhân và kỹ sư trong nhà máy từ đó em
sẽ cố gắng học tập tốt để góp phần xây dựng và phát triển ngành điện nói riêng và nền
công nghiệp năng lượng nước ta nói chung.
Sau hai tuần đi thực tập tại công ty Thủy điện Hòa Bình, được sự quan tâm
giúp đỡ của các bác lãnh đạo và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên
trong công ty em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập nhận thức theo đúng yêu cầu của
nhà trường.
Báo cáo này em chỉ trình bày tóm tắt, sơ lược những kiến thức hiểu biết trong
thời gian thực tập tại công ty thủy điện Hòa Bình. Do thời gian có hạn cũng như kiến
thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp chỉ
bảo chân thành của cán bộ nhân viên trong công ty và các thầy cô giáo bộ môn để tạo
điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo thực tập nhận thức này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2016.
Sinh viên
Nguyễn Trọng Hậu



Sinh viên : Nguyễn Trọng Hậu- D8QLNL1

1


Báo cáo nhận thức về thủy điện Hòa
Bình

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NHÀ MÁY.
1.1.1 Lịch sử hình thành.

Hình 1: Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sông Đà có chiều dài 980 km
(phía Trung Quốc dài 438 km, phía Việt Nam dài 542 km). Ở Việt Nam, sông Đà
chảy qua các địa phận của các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Phú
Thọ, đến Sơn Tây (Hà Nội) nhập với sông Thao và sông Lô thành sông Hồng.
Lượng nước trung bình nhiều năm của sông Đà chiếm 47%, riêng mùa lũ chiếm
55% lượng nước của sông Hồng. Vì thế trị thủy sông Đà là bước quan trọng trong
trị thủy sông Hồng. Với sự chênh lệch về độ cao 332 m, sông Đà có tiềm năng lớn
về nguồn điện năng.
Ngày 29-5-1971, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết về xây dựng công trình thủy
điện Hòa Bình, trong đó chỉ rõ: “Với tác dụng phòng chống lũ lụt, công trình đảm
bảo một phần quan trọng an toàn cho nhân dân, đồng thời tạo ra những khả năng
lớn cho phát triển kinh tế quốc dân. Đây là công trình xây dựng cơ bản lớn nhất
của miền Bắc, có vị trí ưu tiên số 1”.
Với tinh thần “ Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc “, nhân dân các
dân tộc Hòa Bình và Sơn La đã tự nguyện di chuyển nhà cửa, rời bỏ đất đai để

dành đất xây dựng công trình. Thủy điện Hòa Bình đã trở thành “ Công trình thế

Sinh viên : Nguyễn Trọng Hậu- D8QLNL1

2


kỷ XX “, là thành quả trí tuệ, nghị lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam, biểu tượng tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Liên Xô (nay là
Liên Bang Nga).
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được quyết định xây dựng vào năm 1979
dưới sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Liên Bang Xô Viết cũ. Do điều kiện kinh tế
và kỹ thuật nên Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng trước và đến ngày 6/11/1979
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ra lệnh khởi công trình thế kỷ này.

Hình 2: Lễ khởi công công trình thủy điện Hòa Bình.

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của nhà máy.
Công trình thuỷ điện Hoà Bình được khởi công xây dựng từ năm 1979 và
khánh thành vào năm1994. Công trình này là niềm tự hào của đội ngũ cán bộ, công
nhân các ngành xây dựng, thuỷ lợi, năng lượng đánh dấu sự trưởng thành của đội
ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam. Công trình thuỷ điện Hoà Bình là công trình thế
kỷ nó thể hiện tình hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên Xô.
-

Ngày 06-11-1979: Khởi công xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình.

-

Ngày 12 -01-1983: Ngăn sông Đà đợt 1.


-

Ngày 09-01-1986: Ngăn sông Đà đợt 2.

-

Ngày 31-12-1988: Tổ máy số 1 hoà lưới điện quốc gia.


-

Ngày 04-11-1989: Tổ máy 2 hòa vào lưới điện quốc gia.

-

Ngày 27-03-1991: Tổ máy 3 hòa vào lưới điện quốc gia.

-

Ngày 19-12-1991: Tổ máy 4 hòa vào lưới điện quốc gia.

-

Ngày 15-01-1993: Tổ máy 5 hòa vào lưới điện quốc gia.

-

Ngày 29-06-1993: Tổ máy 6 hòa vào lưới điện quốc gia.


-

Ngày 07-12-1993: Tổ máy 7 hòa vào lưới điện quốc gia.

-

Ngày 04-04-1994: Tổ máy số cuối cùng hoà lưới điện quốc gia.
Ngày 20-12-1994: Khánh thành nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

-

Hình 3: Lễ khánh thành nhà máy thủy điện hòa bình.
-

Ngày 27-05-1994: Trạm 500KV Bắc Nam được đưa vào vận hành.

Sau 18 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa
giám sát thi công các tổ máy, những người xây dựng và vận hành Nhà máy đã trải
qua bao năm tháng thăng trầm lịch sử của thời ký quá độ. Việc hoàn thành xây dựng
và đưa vào vận hành công trình Thủy điện Hòa Bình đánh dấu một bước


phát triển mới của ngành năng lượng và sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa đất nước.
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CHUNG CỦA NHÀ MÁY.
1.2.1

Sơ đồ tổ chức.

Xây dựng công trình và vận hành an toàn ổn định công trình thủy điện

Hòa Bình - một công trình có qui mô lớn và kỹ thuật phức tạp tầm cỡ thế giới
đã đào tạo cho đấtnước một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và chuyên gia về
xây dựng, lắp máy và vận hành các công trình thủy điện nước ta trong tương
lai. Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, nhà máy thủy điện Hòa Bình
đã xây dựng một mô hình tổ chức khoa học và hợp lý.


Hình 4: Sơ đồ bộ máy tổ chức nhà máy thủy điện Hòa Bình.

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
a. Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Tập đoàn điện lực Việt Nam là một trong 9 Tổng công ty thuộc nhà nước.
Là lá cờ đầu chỉ huy sự phát triển của ngành điện Việt Nam cũng như các ngành
kinh tế trọng điểm khác. Trong đó, công ty thủy điện Hòa Bình hoạt động theo kế
hoạch mà tập đoàn đề ra.
b. Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do Tập Đoàn bầu ra, là cơ quan
đại diện thường trực của Tập Đoàn, thay mặt cho Tập Đoàn quản trị Công và có toàn
quyền nhân danh Tập Đoàn để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Tập Đoàn.


c. Ban kiểm soát.
Kiểm soát viên là những người thay mặt Tập đoàn để kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp trong quản lí điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, trong nghi chép
sổ sách kế toán tài chính của Công ty nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các cổ
đông.
d. Ban giám đốc.
Ban Giám đóc là cấp quản lý điều hành hoạt động của Công ty, đứng đầu là

Giám đốc do Hội đồng Quản trị lựa chọn và bổ nhiệm.
e. Các phòng, ban nghiệp vụ.
 Phòng tài chính-kế toán
Thực hiện lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện việc hoạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của công ty, lập các báo
cáo tài chính phục vụ cho công tác quản lý và theo chế độ quy định. Giám sát việc
thực hiện lưu ký chứng khoán.
 Phòng tổ chức lao động
Nhiệm vụ để thực hiện về tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho Công ty.
 Phòng kế hoạch - kĩ thuật.
Có chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản
xuất, kế hoạc xây dung cơ bản, kế hoạch duy tu bảo dưỡng và tổng hợp kế hoạch
triển khai các dự án đầu tư của Công ty Quản lý các công tác kỹ thuật.
 Bộ phận sản xuất.
Có chức năng tổ chức quản lý điều hành sản xuất các nhà máy thủy điện liên
tục an toàn –hiệu quả theo kế hoạch sản lượng hàng năm của Công ty.
 Phân xưởng vận hành.
Là bộ phận chuyên môn, tham mưu về công tác quản lý kỹ thuật, tiếp nhận
và quản lí vận hành nhà máy.
1.3 CÁC THÀNH TỰU MÀ NHÀ MÁY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC.
1.3.1 Thành tựu về phát điện.
Sau 15 năm vừa xây dựng vừa vận hành nhà máy đã hoàn tất các công đoạn và
đưa vào vận hành 8 tổ máy với công suất lắp đặt mỗi tổi máy là 240MW nâng tổng
công suất lắp đặt lên đến 1920MW. Mỗi năm nhà máy thủy điện Hòa Bình cung cấp
cho đất nước 8.1tỷ KWh chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện quốc gia làm thay
đổi cục diện của lưới điện Việt Nam góp phần quan trong trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Không ngừng cải tiến kỹ thuật nâng cao chất
lượng công trình, gần 1000 cán bộ công nhân viên nhà máy trong hai năm gần đây
đã đưa công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lên 10 tỷ kWh mỗi năm, cao hơn



thiết kế gần 2 tỷ KWh chiếm hơn 10% sản lượng điện quốc gia. Tính từ khi tổ máy 1
đi vào vận hành năm 1998 đến 2012 nhà máy đã sản xuất 160KWh góp phần rất lớn
trong sự ổn định hệ thống điện quốc gia.
Việc xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm
(Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình
này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung
Việt Nam. Trong đó chuyên tải vào miền Trung, miền Nam qua hệ thống đường
dây 500KV Bắc - Nam đạt gần 15 tỷ KWh điện.
1.3.2. Thành tự về trị thủy.
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình bên cạnh nhiệm vụ phát điện lên hệ thống điện
Quốc gia còn mang nhiều trọng trách: Chống lũ cho đồng bằng Bắc bộ và Thủ đô
Hà Nội - Đảm bảo xả lưu lượng nước lớn phục vụ tưới tiêu trong mùa khô hạn.
Đảm bảo giao thông đường thủy giữa hai vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Tây bắc
của Tổ Quốc.
Nhiệm vụ trị thuỷ sông Hồng, chống lũ giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng
bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu: Sông Đà là một
nhánh lớn của sông Hồng, chiếm khoảng 55% lượng nước trên hệ thống sông Hồng.
Theo thống kê 100 năm gần đây đã xảy ra những trận lũ lớn trên sông Đà như năm
1902 lưu lượng đỉnh lũ 17.700 m3/s, năm 1945 là 17.500m3/s, năm 1971 là
18.100m3/s đã làm nhiều tuyến đê suy yếu trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ như Sơn Tây, Hải Dương v.v... bị hư hỏng gây tổn thất nặng nề về người và tài
sản cho nhân dân mà nhiều năm sau mới khôi phục được.
Công trình thuỷ điện Hoà Bình năm 1991 đưa vào tham gia chống lũ cho hạ lưu
sông Đà, sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Hàng năm đã cắt trung bình từ 4-6 trận lũ
lớn, với lưu lượng cắt từ 10.000 - 22.650 m3/s. Điển hình là trận lũ ngày 18/8/1996
có lưu lượng đỉnh lũ 22.650 m3/s, tương ứng với tần suất 0.5 % (xuất hiện trong 3
vòng 50 năm trở lại đây). Với đỉnh lũ này Công trình đã cắt được 13.115 m /s (giữ
lại trên hồ) và chỉ xả xuống hạ lưu 9.535 m3/s, làm mực nước hạ lưu tại Hoà Bình
là 2,20m, tại Hà Nội là 0,8 m vào thời điểm đỉnh lũ. Hiệu quả điều tiết chống lũ cho

hạ du và cho Hà Nội là hết sức to lớn. Đặc biệt là với các trận lũ có lưu lượng đỉnh
lớn hơn 12.000 m3/s. Tác dụng cắt lũ càng thể hiện rõ nét khi xảy ra lũ đồng thời
trên các sông Đà, sông Lô, sông Thao.
1.3.3. Thành tựu về tưới tiêu, chống hạn, chống lũ cho nông nghiệp.
Hàng năm khi bước vào mùa khô, nhà máy đảm bảo duy trì xả xuống hạ
lưu với lưu lượng trung bình không nhỏ hơn 680 m /s, và vào thời kỳ đổ ải cho


nông nghiệp lên tới gần 1000 m 3/s. Nhờ vậy các trạm bơm có đủ nước phục vụ
cho nông nghiệp gieo cấy kịp thời. Điển hình như mùa khô 1993-1994 do hạn hán
kéo dài. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã phải xả hỗ trợ (qua công trình xả tràn)
hơn 128.5 triệu m3 nước xuống hạ lưu đảm bảo mực nước cho các trạm bơm hoạt
động chống hạn đổ ải, gieo cấy cho 0.5 triệu ha đất canh tác nông nghiệp vùng hạ
lưu sông Đà, sông Hồng kịp thời vụ. Ngoài việc điều tiết tăng lưu lượng nước về
mùa kiệt cho hạ lưu phục vụ tưới tiêu còn góp phần đẩy mặn ra xa các cửa sông,
nên đã tăng cường diện tích trồng trọt ở các vùng này.
1.3.4 Thành tựu về giao thông thủy.
Sự hiện diện của Công trình thuỷ điện Hoà bình góp phần cải thiện đáng kể
việc đi lại, vận chuyển bằng giao thông đường thuỷ ở cả thượng lưu và hạ lưu.
Phía thượng lưu với vùng hồ có chiều dài hơn 200 km tạo điều kiện rất thuận
lợi cho việc lưu thông hàng hoá phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc ở các tỉnh
vùng tây bắc của Tổ quốc.
Phía hạ lưu, chỉ cần 2 tôt máy làm việc phát công suất định mức, lưu lượng
mỗi máy 300 m3/s sẽ đảm bảo cho tàu 1000 tấn đi lại bình thường. Mặt khác, do
có sự điều tiết dòng chảy về mùa khô, đảm bảo lưu lượng nước xả trung bình
không nhỏ hơn 680 m3/s đã làm tăng mực nước thêm từ 0,5 đến 1.5m. Vì thế, việc
đi lại của các phương tiện tàu thuyền an toàn, chấm dứt được tình trạng mắc cạn
trong mùa kiệt như khi chưa có công trình thuỷ điện Hoà Bình.
Đặc biệt, 24/5/2016 nhà máy thủy điện đạt 200 tỷ Kwh.
1.4 VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ MÁY ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐIỆN

VÀ QUỐC GIA.
1.4.1 Vai trò của nhà máy thủy điện hòa bình đối với hề thống điện.
Trong hệ thống điện quốc gia, nhà máy thuỷ điện Hoà bình giữ một vai trò hết
sức quan trọng.
 Điều tần cấp I cho hệ thống điện quốc gia.
 Điều chỉnh đặt điện áp cơ sở tại nút cân bằng Hoà Bình.
 Bù công suất phản kháng cho lưới điện.
 Nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam.
Tóm lại nhà máy thủy điện Hòa Bình là nhà máy chủ đạo tại nút cân bằng
công suất trong hệ thống điện quốc gia hiện nay, đảm bảo các chỉ tiêu về chất
lượng điện năng.
Giữ được nhiệm vụ quan trọng như vậy là bởi vì nhà máy thủy điện Hòa Bình
mang đầy đủ các yếu tố giữu vai trò chủ đạo trong hệ thống điện hiện nay. Đó là:


• Có công suất đủ lớn để có thể tiếp nhận lượng công suất thay đổi P của
hệthống điện.
• Có khả năng khởi động, dừng máy và tốc độ thay đổi công suất nhanh để có
thể đáp ứng kịp với sự biến thiên của phụ tải (tính linh hoạt cao). Từ lúc
khởi động đến khi hoà lới chỉ mất khoảng 1.5 phút. Còn từ chế độ chạy bù
chuyển sang chế độ phát chỉ mất (10-20) là có thể mang đọc công suất.
Không bị ràng buộc về khả năng tải của lưới điện.
• Nhà máy nằm tại điểm nút của 1 đường dây 500kV và 7 đường dây 220kV.
1.4.2 Vai trò của nhà máy thủy điện hòa bình đối với quốc gia.
 Giảm lũ lớn cho đòng bằng sông Hồng.
 Làm tăng sự đảm bảo nước về mùa kiệt cho nhu cầu nông nghiệp và
công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng.
 Cải tạo điều kiện vận tải trên sông Đà và cải thiện điều kiện vận tải thủy
ở đồng bằng sông Hồng, tạo ra mối giao thông thủy nối liền vùng đồng
bằng sông Hồng với vùng Tây Bắc.

1.5 VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NHÀ MÁY TRONG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI.
Ở nước ta hiện nay,thủy điện vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn cung
điện, các nhà máy nhiệt điện với số lượng nhiều nhưng công suất mỗi nhà máy lớn
và chi phi cao hơn nữa Hòa Bình là một trong các nhà máy thủy điện với công suất
lớn nhất cả nước cùng với thủy điện Sơn La đã đi vào hoạt động(23/12/2012), thủy
điện Hòa Bình đóng vai trò chạy nền trong biểu đồ phụ tải.
Tuy nhiên do đặc điểm của nhà máy thủy điện là phụ thuộc vào thiên nhiên
nên vào các thời kỳ ít nước, không đủ cung cấp thì thủy điện Hòa Bình chạy lùi
lên phần thân của biểu đồ phụ tải, hoặc chạy nền nhưng không hết công suất. Phần
công suất còn lại dùng để dự trữ công suất. Đôi khi vào tầm cao điểm, tháng cao
điểm thì nó chạy kết hợp với các nhà máy nhiệt điện và thủy điện khác mà chưa
chạy hết công suất sẽ được huy động để đáp ứng nhu cầu. Lượng công suất chạy
chưa hết sẽ chạy bù vào phần còn thiếu và các nhà máy nhiệt điện với chi phí cao
cũng sẽ dược huy động. Mặt khác khi hệ tần số không đảm bảo (thường là thấp
hơn tiêu chuẩn) thì phần công suất dự trữ của thủy điện Hòa Bình sẽ được đẩy lên
chạy đỉnh để bù tần số (đây gọi là điều tần).
Thủy điện nói chung và thủy điện Hòa Bình nói riêng thường có nhiệm vụ
dự trữ công suất để phòng ngừa sự cố hệ thống, sự cố nhà máy, thiếu hụt nguồn
cung trên hệ thống, hơn nữa thủy điện Hòa Bình còn phải chịu trách nhiệm điều


tần cho cả hệ thống nên không phải lúc nào cũng chạy với công suất 1920 MW để
chạy nền.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC TỔ MÁY.
2.1 CÁC THÔNG SỐ VỀ HỒ CHỨA.

Hình 5 : Hồ chứa của nhà máy thủy điện Hoà Bình

a. Cấu tạo.
Hồ được tạo thành bởi hai dãy núi là Hoàng Liên Sơn (bờ bên trái ) và dãy Ai

lao Sơn (bờ bên phải ). Hồ được ngăn cách với hạ lưu bởi duy nhất 1 con đập.
b. Thông số cơ bản về hồ chứa.
Dài
Rộng trung bình
Sâu trung bình
Tổng dung tích hồ
Dung tích có ích
Dung tíchchống lũ
Chiều cao lớn nhất
Mực nước dâng bình thường

230km
0.8km
0.05km
10.5.109m3
5.65.109m3
6. 109m.3
Hmax = 117m (dung tích chứa > 1010 m3)
115m.


Mực nước chết của hồ
Mực nước nhỏ nhất của hồ
Mực nước gia cường
Mực nước cho phép dâng lên
Mực nước trước lũ

80m
75m.
122m.

117m.
90 + 2m

Khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động thì dung tích chống lũ của hồ
giảm xuống 2 tỷ m3.
2.2 CÁC THÔNG SỐ VỀ ĐẬP.
a. Cấu tạo:
Tên gọi :Đập đất đá
Nhà máy có đập được xây dựng trên nền đất yếu đông đất lên tơi 6R o,cát và
sỏi có độ dày lên tới 70m.Do vậy công nghệ xây dựng đập khó khăn vào bậc nhất
thế giới . Công nghệ xây đập trên cát .Để tạo được nền có trọng lực, ngăn nước
và dẻo các kỹ sư đã khoan phun xuống dung dịch xi măng và đất sét.Với kết cấu
đặc biệt đã cho đập dao động 0.9 m và hàng năm đập dao động 0.45m .Đập được
cấu tạo bởi ba lớp :
+ Lớp tiếp giáp với thượng lưu là đá đổ.
+ Lớp tiếp giáp với hạ lưu cũng là đá đổ.
 Hai lớp này dùng để chịu lực ép thủy lực từ hồ chứa.
+ Lớp giữa ( lõi đập) là đất sét dùng để ngăn nước.

Đá dăm
Đá hỗn hợp to nhỏ
Đất
sét
Đá hỗn hợp

Cát

mịn
Đá to


Đá to

chống
thấm

Nền cát, sỏi, phù
sa

Cọc phun

Kết cấu đập

Cọc gia cố

ximăng


b. Các thông số cơ bản của đập:
Độ cao thi công của đập
Độ cao mặt đập
Rộng mặt đập trung bình
Dài theo mặt đập
Rộng theo chân đập
Dài theo chân đập
Khối lượng đất đá

128m
123m
20m
743m

800m
600m
22.000.000 m3

c. Chế độ làm việc của đập:
Trong chế độ vận hành bình thường đập có nhiệm vụ chứa nước phát
điện.Thuỷ điện Hoà Bình có 16 cửa dẫn nước vào 8 tổ máy,cứ 2 cửa ≈ 1tổ
máy.Mỗi tổ máy có một đường ống áp lực dẫn nước vào với đường kính 8m,
qua tour-bin rồi qua đường ống áp lực (đường kính12m). Lưu lượng qua
3
turbine là 300m /sec. Ước tính tổng lượng nước hàng năm chảy vào hồ 57 tỷ
trong khi lượng nước hàng năm để phát 10.5 tỷ KWlà 51m 3chính vậy vì sau
mùa lũ 15/6 đến 15/9 hàng năm thì hồ được đo lưu lượng nước để xả nước
thừa cũng nước cặn thông qua hệ thống tràn vận hànhvới lưu lượng Q tổng
=36400 m3 /s. Đập tràn dài 120m, cao 67m có 18 cửa xả lũ trong đó có 12
cửa xả đáy (kích thước 6.10m) và 6cửa xả mặt (kích thước15.5m).
+ Lưu lượng xả1cửa xả đáy:
Q = 1750 m3
+ Lưu lượng xả 1cửa xả mặt:
Q = 1425 m3
+ Lưu lượng qua1tổ máy định mức:Qđm = 301 m3


Hình 6 : Cửa xả của nhà máy thủy điên Hòa Bình

Công trình thuỷ điện Hoà Bình được thiết kế để bảo đảm an toàn với lũ có
tần suất P=0.001% có lưu lượng xả lũ của các cửa là ∑Q=378.000m3
Ngưỡng cửa xả đáy độ cao H=56m,điều khiển các van cổng xả đáy
bằng bộ truyền động thuỷ lực, bộ truyền động này có tác dụng nâng cách
phai dưới áp lực ,giữ cách phai ở vị trí trên cùng, hạ cách phai đến vị trí an

toàn của cửa xả đáy, nâng tự động cách phai về vị trí trên cùng. Mỗi cách
phai được truyền động bằng 1 xi lanh thuỷ lực. Tất cả được chỉ đạo từ
trung ương.
2.3 CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ TỔ MÁY
Công trình gian máy:
- Số lượng tổ máy:
8
- Lưu lượng 1 tổ máy: 300 m3/s
- Chiều cao:
50.5 m
- Chiều rộng:
19.5 m
- Chiều dài:
240 m
Gian máy là một công trình được xây dựng ngầm trong núi đá có
chiều cao 50.5m; rộng 19.5m, dài 260m. Tại đây lắp đặt thiết bị của 8 tổ
máy để tạo ra. Song song với gian máy là gian biến thế gồm 24 máy biến
áp một pha được đấu để tạo thành 8 khối máy biến áp 3 pha, công suất là
105 MVA, nâng điện áp từ 15.75Kv lên 220kV. Hai tổ máy dược ghép
lại thành một khối và đưa lên thanh cái. Dòng điện được dẫn ra ngoài


bằng đường cáp trong dầu áp lực cao lên trạm phân phối ngoài trời
220/110kV.
CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
2.3.1 Turbine.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có máy phát kiểu trục đứng. Ở đây turbine trục
đứng kiểu PO-115/810/B567.2.
Các thông số:
- Số cánh của bánh xe công tác :

16 cánh.
- Số cánh hướng nước tĩnh :
18 cánh.
- Số cánh hướng nước động:
22 cánh.
- Đường kính bánh xe công tác:
567.2 cm
- Cột nước tính toán:
88m
- Cột nước làm việc cao nhất:
109 m
- Cột nhất làm việc thấp nhất:
65 m
Lưu lượng nước qua tua bin ở công suất định mức và cột nước tính toán
3
là: Q=301.5m /sec.
- Tốc độ quay định mức là: 125 vòng/phút
- Tốc độ quay lồng tốc:
240 vòng/phút
- Hiệu suất tối đa ở cột áp định mức:
ի=95%
- Trọng tải tính toán tối đa trên ổ đỡ:
16.1 tấn.
2.3.2 Máy phát đồng bộ 3 pha
Máy phát điện thủy lực kiểu CB-1190/215-48TB4.
Máy phát điện phụ kiểu CB-690/26-48TB4. Các máy phát điện được nối đồng trục
với turbine thủy lưc kiểu tâm trục. Máy phát đồng bộ dùng trong nhà máy thuỷ
điện Hoà Bình là máy kiểu trục đứng, có stato đấu hình Y, dây quấn hình sóng 2
lớp, có 3 đầu dây trung tính và 3 đầu dây chính, Z=576, số rãnh cho 1 cực và
1pha g=4, có 4 nhánh song song từng nhánh a=4, bước quấn 1-15-25.

-

Công suất biểu kiến
Công suất tác dụng định mức
Điện áp stator định mức
Dòng stator định mức
Dòng kích thích định mức
Tốc độ quay định mức
Tốc độ quay lồng tốc

:
:
:
:
:
:
:

Sđm = 266.7 MVA.
Pđm = 240 MW.
Uđm = 15.75 KV.
Iđm = 9780 A.
Ikđm = 1710 A.
nđm = 125 vòng/phút.
nl = 240 vòng/phút.


-

Điện áp roto định mức

:
Cos � đm
:
Khối lượng lắp ráp roto
:
Khối lượng toàn bộ máy phát :
Điện áp phát lên thanh cái
:

U = 430 V.
0.9
610.103 kg.
1210.103 kg.
15.75 kV.

Hình 7: Tám tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa Bình

Chế độ vận hành của các tổ máy:
+ Khi nhu cầu phụ tải tăng lên thì các cánh hứng nước tự động mở ra cho nước vào
buồng xoắn làm quay turbine đồng thời làm quay máy phát điện => phát ra điện năng cung
cấp cho hộ tiêu thụ.
+ Khi nhu cầu phụ tải giảm xuống thì nếu tần số giảm xuống dưới 49.5Hz máy sẽ
tự động quay máy và hòa máy, máy sẽ chạy ở chế độ bù đồng thời các phai hứng nước
đóng kín cho bánh xe công tác quay trong không khí.
2.3.3 Máy biến áp.
Máy biến áp (MBA) dùng trong nhà máy này là loại MBA 1pha 2 cuộn dây kiểu
OR-105000/220-TB3 dùng để tổ hợp thành MBA 3 pha, lắp đặt tại các đầu ra máy
phát điện, tạo thành sơ đồ khối MPĐ-MBA,



để dùng tăng áp và truyền tải lượng công suất tại đầu ra MFĐ từ 15.75kV lên 220kV
nối vào hệ thống cáp dầu áp lực và truyền tải lên hệ thống thanh cái 220kV của nhà
máy.
Các thông số của MBA khối:

2.3.4 Hệ thống nguồn điện 1 chiều.
Nguồn 1 chiều được cung cấp bởi 108 ắc quy phục vụ cho các mạch điều khiển,
rơle bảo vệ tín hiệu và cung cấp ánh sáng khi sự cố mất điện tự dùng nhà máy. Hệ
thống ắc quy có các thông số sau:
Kiểu ắc quy dùng trong trạm làm việc ở chế độ phóng
Dung lượng định mức (Ah)
Dòng trực áp lớn nhất I3 (A)
Dòng điện bảo đảm phóng nhanh trong 10 h
Dòng điện bảo đảm phóng nhanh trong 1 h
Dung tích bảo hành trong 1h phóng (Ah)
Dòng phóng trong 2h (A)
Dung tích bảo hành trong 2h phóng(Ah)
Dòng phóng nhanh trong 3h(A)
Dung tích bảo hành trong 3h (Ah)
Điện áp định mức của 1 bình ắc quy (V)

CK-14
540
126
50 (A)
259 (A)
259
154
308
126

378
2.15

2.4 TRẠM PHÂN PHỐI.
Thuỷ điện Hoà Bình bao gồm 8 tổ máy với công suất đặt 1920 MW. Để truyền
tải công suất trên đến các hộ tiêu thụ điện, sử dụng trạm phân phối 220/110/35 kV. Sơ
đồ nối điện trạm 220kV sử dụng sơ đồ 4/3 .


2.4.1 Giới thiệu chung.
Đến thời điểm này, trạm phân phối bao gồm :
 Hệ thống hai thanh cái 220kV làm việc songsong .
 Hệ thống thanh cái 110kV hai phân đoạn có dao cách ly liên lạc, làm
việc độc lập .
 07 đường dây 220kV :
- Đường dây (L271; L272) đi Hòa Bình –Nho Quan Ninh Bình.
- 1 đường dây (L272) đi Hòa Bình – Thái Nguyên.
- 1 đường dây (L2723) đi Hòa Bình – Chèm Hà Nội.
- đường dây ( L274; L275; L276) đi Hòa Bình – Ba La Hà Đông.
 03 đường dây 110 kV :
- Đường dây (L171 ; L172) cấp cho Thành Phố Hòa Bình .
- Đường dây (L173) đi Hòa Bình- Mai Châu-Sơn La-Lào.
 Hai lộ nối lên trạm 500kV Hoà Bình trực tiếp vào hai thanh cái
220kV
 Hai máy biến áp tự ngẫu 220/110/35 kV, công suất mỗi máy
63.000 kVA .
 Hai máy biến áp tự dùng 35/6 kV, công suất mỗi máy 6.300
kVA, cung cấp điện tự dùng cho toàn bộ nhà máy .



2.5 Nhiệm vụ của trạm phân phối :
Trạm phân phối 220/110/35kV, Thuỷ điện Hoà Bình làm nhiệm vụ :
 Cung cấp điện lên trạm 500kV Hoà Bình, liên lạc hệ thống điện quốc gia
qua đường dây 500kV .
 Cung cấp điện lên các đường dây 220kV và 110kV, cung cấp cho hệ thống
điện miền Bắc .
 Cung cấp điện cho hệ thống tự dùng Thuỷ điện Hoà Bình, qua máy biến áp
tự dùng TD61, TD62.
2.5.1 Đặc điểm của trạm 220/110/35kV .
Thuỷ điện Hoà Bình là một công trình trọng điểm của nền kinh tế quốc dân, sản
lượng điện cung cấp hàng năm chiếm 10.5 tỷ kWh. Do đó vấn đề cung cấp điện
phải an toàn, sơ đồ vận hành linh hoạt trong thao tác, xử lý nhanh khi có sự cố xảy
ra. Các tổ máy phát được được ghép nối bộ với máy biến áp, sau đó hai tổ máy
được ghép thành khối ghép đôi đưa lên trạm phân phối. Sơ đồ 4-3 với hệ thống hai
thanh cái 220 kV làm việc song, đảm bảo rất linh hoạt và an toàn cung cấp điện.
Mỗi phần tử của sơ đồ đều được cấp đến bằng 2 máy cắt, sơ đồ này cho phép sửa
chữa bất kỳ một máy cắt nào thì phụ tải cũng không bị mất điện. Khi có sự cố trên
bất kỳ phần tử nào, thì chỉ mất điện phần tử đó, các phần tử còn lại vẫn làm việc
bình thường. Khi sửa chữa một thanh cái, thanh cái còn lại làm việc bình
thường,các phụ tải vẫn được cung cấp điện bình thường .
Thông số kỹ thuật các phần tử chính ở trạm phân phối :
2.5.1.1 Máy cắt
Máy cắt làm nhiệm vụ đóng cắt mạch điện trong chế độ làm việc bình
thường, tự động cắt khi có sự cố trên thiết bị được bảo vệ. Hiện nay, trạm phân
phối 220/110/35 kV đã tiến hành nâng cấp hoàn toàn hệ thống máy cắt không khí
bằng máy cắt SF6. Máy cắt SF6 là loại máy cắt dùng khí trơ SF6 để dập tắt hồ
quang, còn dùng năng lượng nén lò xo để đống máy cắt. Ưu điểm của loại máy cắt
này gọn nhẹ, thời gian đóng cắt nhỏ.
Tại trạm 220/110/35kV hiện nay có:
 Loại máy cắt SF6 220 kV, đó là:

- Máy cắt SF6 loại 3AP1-FI do hãng SIEMENS sản xuất (cho các
máy cắt 232, 233, 237, 238, 240, 260, 251, 252, 253, 254, 255,
256, 257, 258) .


-

Máy cắt SF6 loại S1-245 F3 do hãng AEG sản xuất (cho các máy cắt
231, 234, 235, 236).
 Loại máy cắt SF6 110kV, đó là:
- Máy cắt SF6 loại 3AP1-FG do hãng SIEMENS sản xuất (cho máy
cắt 131, 132, 112, 172, 173) .
- Máy cắt ELFSL2SF6 loại -1II do Trung quốc sản xuất (cho các máy
cắt 171) .
Bảng thông số kỹ thuật của máy cắt trong trạm 220/110/35

Điện áp định mức

Máy cắt 220 kV
SF6
SF6
loại
loại
3AP1-FI
S1-245 F3
245 Kv
245 kV

Máy cắt 110 kV
SF6

SF6
loại
loại
3AP1-FG
ELFSL2-1II
145 kV
145 kV

Tần số định mức

50 Hz

50/60 HZ

50/60 Hz

50/60 Hz

Dòng điện định mức

3150 A

3150 A

3150 A

2500 A

Dòng điện cắt định
mức


40 kA

40 kA

40 kA

31,5 kA

Dòng điện cắt lớn
nhất cho phép

100 kA

100 kA

100 kA

80 kA

Thời gian đóng
Thời gian cắt
Thời gian dập hồ
quang
Áp lực khí SF6 định
mức ở 20 oC
Áp lực SF6 báo tín
hiệu
Áp lực SF6 khóa
thao tác

Áp lực khí nén mức

58 ms ± 8 ms
37 ms ± 4 ms
≤ 19 ms

100 ms
50 ms

55 ± 8 ms
30 ± 4 ms

135 ms
30 ms

≤ 19 ms

6.0 bar

0.68 MPa

6.0 bar

0.7 MPa

5.2 bar

0.58 MPa

5.2 bar


0.63 MPa

5.0 bar

0.55 MPa

5.0 bar

0.61 MPa
32 MPa


Máy cắt SF6
3AP1 FI

Hình 8: Máy cắt

2.5.1.2 Dao cách ly.
Làm nhiệm vụ tạo khoảng cách nhìn thấy được phục vụ công tác sửa chữa
các thiết bị chính (máy biến áp, máy cắt điện, đường dây...)
Bảng thông số kỹ thuật của dao cách ly
Dao cách ly 220 kV

Dao cách ly 110 kV

Mã hiệu

PH∆3-2-220/3200T1


PH∆3-110/630T1

Nước sản xuất

Liên Xô cũ

Liên Xô cũ

Điện áp định mức

220kV

110 kV

Điện áp lớn nhất cho phép

252kV

126 kV

Dòng điện định mức

3200A

630 A

Tần số định mức

50Hz


50Hz

Dòng điện ổn định động định mức

125kA

Dòng điện ổn định động định mức

50kA

Lực kéo chịu được

<1200N


Dao cách ly

Hình 9: Dao cách ly

2.5.1.3 Máy biến áp tự ngẫu 220/110/35kV (AT1, AT2).

Hình 10: MBA tự ngẫu 220/110/35 kV (AT1, AT2)


2.5.1.4 Máy biến áp tự dùng 35/6kV (TD61, TD62)

Hình 11: MBA tự dùng 35/6kV (TD61, TD62)

Máy biến áp tự ngẫu
220/110/35kV (AT1, AT2)

Mã hiệu
AT∆IITH-63000/220/110-TI
Nước sản xuất
Liên Xô cũ
Tần số định mức
50Hz
Số pha
3 pha
Công suất định các cuộn dây SC/ST/SH:
mức
63000/63000/32000 kVA
Điện áp định mức 230/121/38.5kV
Dòng điện định 158/301/480A
mức
Tổ đấu dây
Y-0/Y-0/∆-11
Tổn thất ngắn ∆PN = 215kW
mạch
Tổn thất không tải ∆P0 = 45kW
Điện áp ngắn UNC-T = 11%, UNC-H = 35%,
UNT-H = 22%
mạch phần trăm
Điều chỉnh điện áp cuộn Trung áp: Số nấc điều
dưới tải
chỉnh điện áp ±8x1.5%
Khối lượng dầu 45.5 tấn
TK∏

Máy biến áp tự dùng
35/6kV (TD61, TD62)

TMH-6300/35T1
Liên Xô cũ
50Hz
3 pha
6300kVA
35/6.3 kV
104/577 A
Y/∆-11

cuộn Cao áp : Số nấc
điều chỉnh điện áp
±6x1.5%
4650


2.5.1.5 Máy biến điện áp
Làm nhiệm vụ biến đổi điện áp từ 220kV xuống điện áp tiêu chuẩn phục vụ
cho công việc điều khiển, bảo vệ, làm nhiệm vụ cách ly mạch điện áp cao với điện
áp thứ cấp. Nhờ đó mà các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ phía thứ cấp
được chế tạo tiêu chuẩn, gọn nhẹ, làm việc độc lập với mạch thứ cấp .
Bảng thông số kỹ thuật máy biến điện áp

Điện áp sơ cấp định mức

Máy biến điện áp 220 kV
HKΦ-220-58T1, loại đơn
pha
220/ √3kV

Máy biến điện áp 110 kV

HKΦ-110-83T1, loại đơn
pha
110/ √3 kV

Điện áp thứ cấp định mức

100, 100 / √3 V

100, 100 / √3 V

Mã hiệu

Tần số
Công suất định mức
Tổ đấu dây
Loại dầu
Khối lượng dầu
Số tầng sứ

2000VA
Y-0/Y-0/
TK∏
360 kg
02

50 Hz
2000VA
Y-0/Y-0/
TK∏
01


Máy
biến điện áp (TU)

Hình 12:Máy biến điện áp TU


2.5.1.6 Máy biến dòng điện
Làm nhiệm vụ biến đổi dòng điện lớn thành dòng điện tiêu chuẩn 1A hoặc
5A, cung cấp cho các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ .
Bảng thông số kỹ thuật của máy biến dòng
Máy biến dòng 220 kV
Mã hiệu

TΦ3M-220-1T1
Nước sản xuất
Liên Xô cũ
Điện áp định mức
220kV
Điện áp lớn nhất cho phép 252 kV
Điện áp thử nghiệm
400kV
Dòng điện sơ cấp định mức 1500A, 750 A
Dòng điện thứ cấp định
mức

1A

Trọng lượng dầu (1 pha)


810 kg

Máy biến dòng 110 kV
TΦ3M-132b-T1
Liên Xô cũ
132 kV
145 kV
290kV
1200A, 600 A
1A

Máy
biến dòng điện

Hình 12 :Máy biến dòng điện TI


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×