Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa tỉnh Đồng Nai giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

-------------------------------------

Trần Đình Quả

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
GỐM BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội – 2017


2

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
MỤC LỤC ......................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỐM BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 13
1.2. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa


tỉnh Đồng Nai ........................................................................................... 36
Tiểu kết ........................................................................................................... 49
Chương 2. ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỐM BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 2015

2.1. Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa ................ 51
2.2. Yếu tố đặc trưng vùng miền trong nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa ... 63
2.3. Những yếu tố sáng tạo mới của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa ....... 85
Tiểu kết ........................................................................................................... 89
Chương 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT
TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỐM BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY

3.1. Những giá trị của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa.............................. 92
3.2. Vị trí nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa trong tiến trình mỹ thuật
ứng dụng Việt Nam ................................................................................ 104
3.3. Những yếu tố cần thiết trong nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa
hiện nay .................................................................................................. 107
Tiểu kết .......................................................................................................... 122
KẾT LUẬN .................................................................................................... 124
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............................... 129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 130
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 141


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghệ thuật trang trí gốm luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong

việc làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm gốm. Nghệ thuật trang trí luôn thể
hiện bản sắc và quan niệm về cuộc sống của một dân tộc hay một vùng miền
nào đó. Khi nhìn vào các họa tiết trang trí hay màu sắc của sản phẩm, người
xem có thể phán đoán hoặc khẳng định nó được sản xuất ở đâu, vào thời điểm
nào. Men màu và họa tiết trang trí là hai yếu tố luôn hòa quyện để làm nên cái
đẹp về hình thức của trang trí, song sự sáng tạo mà người nghệ sĩ thể hiện, sắp
đặt trên sản phẩm mới là yếu tố quyết định. Từng đồ án trang trí đòi hỏi người
sáng tác phải có một trình độ am hiểu về mỹ thuật và đối tượng mà sản phẩm
nhắm đến. Đồ gốm thuộc loại sản phẩm mỹ thuật ứng dụng nên tính hàng
hóa, tính thích dụng, tính thẩm mỹ…, phù hợp với mỗi môi trường sử dụng
của nó phải được tôn trọng và nghiên cứu sâu nhằm thỏa mãn được yêu cầu
của người tiêu dùng và mục đích mà nhà sản xuất đặt ra.
Gốm Biên Hòa ở tỉnh Đồng Nai, từ xưa đến nay đã có những phong
cách trang trí rất độc đáo trên từng thể loại sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu
cầu sử dụng trong đời sống thường ngày của xã hội. Mỗi dòng gốm, từ gốm
Cây Mai của người Hoa đến gốm Biên Hòa và gốm Bình Dương đều có
những giá trị nghệ thuật riêng, song vì có vị trí gần nhau nên sự liên hệ, giao
thoa lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi. Chính sự giao thoa này, đã bổ
sung cho nhau để tạo ra những sản phẩm gốm Biên Hòa ngày nay có được
một nghệ thuật trang trí đa dạng, mang tính hiện đại trên cơ sở kế thừa truyền
thống hơn 100 năm hình thành và phát triển.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu, chuyên môn đều có những khẳng định
về giá trị của “Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa”, song giá trị đó là gì? Cụ
thể: Cái đẹp của gốm Biên Hòa được thể hiện ra sao, trên từng dòng gốm, sản


4

phẩm gốm? Tính dân tộc được biểu hiện thông qua phong cách trang trí, họa
tiết trang trí ra sao? Sự sáng tạo và khẳng định bản sắc riêng của từng dòng

gốm thế nào? Gốm là sản phẩm được phân loại theo công năng sử dụng, vậy
người thiết kế lựa chọn phong cách trang trí nào cho từng loại sản phẩm? Sự
thiết lập đồ án trang trí cho phù hợp với kiểu dáng và công năng sử dụng của
từng dòng gốm ra sao? Việc sáng tạo men màu và sử dụng men màu trong
từng đồ án trang trí thế nào? Sự giao thoa và ảnh hưởng văn hóa giữa các
vùng miền thông qua hoa văn, họa tiết, màu sắc và chất men trên các sản
phẩm gốm theo vùng, miền?... Đó chính là những câu hỏi cần có sự trả lời sâu
và cụ thể gắn với từng dòng gốm, sản phẩm để nêu rõ đặc trưng của vùng
miền; Đó cũng chính là cái cần để trang bị những kiến thức tốt về lý luận mỹ
thuật và thực tiễn đối với sinh viên các trường mỹ thuật ứng dụng, làm tài liệu
tham khảo hữu ích cho những người quan tâm.
Trang trí gốm Biên Hòa ngày nay đang được các cơ sở, công ty tìm tòi
trong sáng tác để đáp ứng những yêu cầu mới. Nhiều họa sĩ và sinh viên mỹ
thuật đã đưa những môtip hiện đại và cách trang trí mới để áp dụng vào sản
phẩm gốm. Nhằm nâng cao giá trị mỹ thuật được kết tinh trong sản phẩm,
trang trí gốm phải mang tính nghệ thuật và sâu sắc hơn nữa. Công việc đó, đòi
hỏi cần có đội ngũ giỏi về chuyên môn và được trang bị những kiến thức tốt
về lý luận mỹ thuật đi đôi với thực tiễn.
Trong thời kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế và sức cạnh tranh
khốc liệt về hàng hóa đang đặt ra cho nền sản xuất nói chung và nghề gốm nói
riêng những thách thức lẫn cơ hội. Đó chính là thách thức về chất lượng sản
phẩm mà trong đó yếu tố thẩm mỹ được đặt lên hàng đầu. Phải kết hợp hài
hòa giữa tạo dáng và trang trí sản phẩm. Ngày nay, nghề gốm Việt Nam đang
đón nhận nhiều công nghệ mới ở cả lĩnh vực tạo hình và trang trí sản phẩm.
Kiến thức thẩm mỹ của người thiết kế gốm cũng được trang bị những lý luận


5

có tính khoa học gắn liền với sự phát triển của mỹ thuật hiện đại. Những nhu

cầu thẩm mỹ của khách hàng quốc tế ngày càng đòi hỏi sản phẩm gốm phải
có sự đột phá về phương pháp tạo hình lẫn trang trí để vừa giữ gìn được bản
sắc nhưng bảo đảm tính mới mẻ của nghệ thuật hiện đại.
Sự đặc trưng riêng của vùng miền, của từng đồ án trang trí, tính tổng
hợp, giao thoa giữa các dòng gốm và nghệ thuật trang trí phương Đông phương Tây sẽ là cơ sở lý luận để luận án đi sâu vào nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về gốm Biên Hòa, nghiên cứu sinh
nhận thấy có những đặc trưng từ thực tiễn là:
Đặc trưng vùng miền trong hoa văn trang trí
Trang trí gốm Biên Hòa thật sự phong phú về hoa văn, mỗi một loại
gốm đều áp dụng những họa tiết trang trí có tính chung và riêng của vùng
miền. Điều này là đương nhiên bởi thế giới quan của người thiết kế trang trí
khác nhau. Trên sản phẩm gốm, hoa văn dân gian luôn được dùng làm họa tiết
để bố cục trang trí, vì vậy, mỗi dân tộc từ người Việt tới người Hoa và bản địa
đều có những sắc thái riêng của mình. Tuy nhiên, ngoài những cái riêng,
người thiết kế trang trí gốm không thể thoát khỏi cái chung của vùng miền,
của cơ chế quản lý xã hội và sự tiếp biến, giao lưu văn hóa. Tất cả những cái
chung và cái riêng đó tạo cho nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa thật đa dạng
về kiểu dáng, hoa văn và bố cục trang trí.
Đặc trưng về thủ pháp trang trí
Gốm Biên Hòa còn áp dụng nhiều thủ pháp để truyền tải ý đồ trang trí
của mình lên bề mặt sản phẩm. Qua những phương pháp thể hiện đó, tính đặc
trưng riêng của mỗi dòng sản phẩm được khẳng định. Tùy vào từng công
năng của sản phẩm để áp dụng thủ pháp trang trí nào cho phù hợp nhất đã tạo
ra sự phân loại ngay từ bước đầu thiết kế. Mỗi thủ pháp cho ra những hiệu
ứng khác nhau và đều đem lại vẻ đẹp riêng, nó mang đậm chất vùng miền


6

trong toàn cảnh gốm Việt.

Đặc trưng về các màu men
Men là yếu tố quan trọng, nó thể hiện trình độ phát triển của nghệ thuật
gốm truyền thống Biên Hòa nói riêng và gốm Việt nói chung. Trong các loại
hình gốm: sản phẩm đất nung không phủ men, gốm sành nâu chủ yếu là men
màu da lươn và men đen, đến gốm sành xốp thì đã có sự đa dạng về màu sắc
của men. Tùy theo từng độ lửa mà người thợ có thể chế ra nhiều màu cho phù
hợp với tính chất trang trí của từng sản phẩm. Men màu tạo nên màu sắc, độ
đậm nhạt cho các đồ án trang trí cũng như toàn bộ các sản phẩm một màu của
gốm Biên Hòa.
Men của gốm Biên Hòa được chia ra hai xu hướng khác nhau về nhiệt
độ chảy và hệ màu sắc: Đó là dòng men cao độ cho ra những màu sắc trầm và
quý, dòng men trung độ chuyên sử dụng những sắc màu tươi sáng hơn, rực rỡ
hơn với các màu nóng như màu vàng, hồng, cam, đỏ, xanh lam… Tóm lại,
việc tạo ra nhiều màu men phong phú, đã giúp nghệ thuật trang trí gốm Biên
Hòa càng khẳng định tính đặc trưng vùng miền và lý giải được sự nổi tiếng về
thương hiệu đã có từ trước đến nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận án bao gồm:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành, chủ thể sáng tạo và các giai đoạn phát
triển của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa;
- Nghiên cứu tổng hợp các phong cách, đặc điểm và những thành tựu
sáng tạo của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa trải qua từng thời kỳ từ đầu
thế kỷ XX đến năm 2015;
- Làm rõ hơn tính chất giao thoa và tiếp biến văn hóa giữa các vùng
miền thông qua hoa văn, màu sắc và chất men trên sản phẩm gốm;
- Khẳng định và làm rõ những giá trị nghệ thuật trong các đồ án trang


7


trí của gốm Biên Hòa, vị trí của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa trong tiến
trình mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.
- Trang bị những kiến thức về lý luận mỹ thuật và thực tiễn về nghệ
thuật trang trí gốm Biên Hòa với sinh viên các trường mỹ thuật ứng dụng, làm
tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa ở tỉnh
Đồng Nai từ đầu thế kỷ XX đến năm 2015. Tuy nhiên, gốm Biên Hòa ra đời
muộn nên nó được thừa hưởng những giá trị của nghệ thuật truyền thống dân
tộc và ảnh hưởng của sự tiếp biến giữa phương Đông - phương Tây. Vì vậy,
khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng trong sự giao thoa, tiếp biến đó. Luận án sẽ
đi sâu vào từng đối tượng cụ thể với những đề tài, tư liệu và phong cách trang
trí khác nhau để nêu bật được giá trị nghệ thuật trang trí của chúng. Đồng thời
qua đó rút ra những luận điểm chung của đề tài luận án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Luận án nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên sản phẩm gốm chế tác tại
Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, với hai yếu tố góp phần tạo nên nó, đó chính là hoa
văn và men màu.
Phạm vi về thời gian
Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa thực sự phát triển khi bước vào thế
kỷ XX, vì vậy thời gian nghiên cứu của luận án là giai đoạn đầu thế kỷ XX
đến năm 2015.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa kế thừa phong cách
và hoa văn truyền thống của dân tộc Việt Nam


8


Trong trang trí gốm Biên Hòa, những mô típ truyền thống như hoa sen,
hoa cúc, hoa mai.. dây leo thường được sử dụng. Phong cách trang trí của
gốm Men Ngọc hay gốm Hoa Nâu được kế thừa và phát triển hơn qua những
tai sen trên vai sản phẩm, những lằn khắc sâu họa tiết rồi mới phủ men, các
mảng màu men trang trí được phân định rõ ràng… Tất cả các phong cách
trang trí ấy đều được gốm Biên Hòa sử dụng và sáng tạo cho hoàn thiện hơn.
Giả thuyết 2: Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa có những đặc
trưng của vùng miền Đông Nam Bộ rõ nét
Miền Đông Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 2015, là một xã hội
văn hóa pha trộn giữa người Việt - Hoa và các tộc người bản địa. Cả người
Việt và người Hoa đều có những kỹ thuật làm gốm riêng của họ như: làm đồ
đất nung của người miền Trung, làm gốm có men của người Minh Hương…
Tuy nhiên, sự giao thoa về văn hóa của những con người cùng sống trên một
mảnh đất đã thúc đẩy nghề gốm phát triển với một nghệ thuật trang trí rất đặc
trưng mang trong mình đầy đủ thế giới quan, nhân sinh quan của xã hội thu
nhỏ đó.
Giả thuyết 3: Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa được tiếp nhận và
sáng tác trên nền tảng của khoa học và kỹ thuật Đông - Tây
Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã thành lập các trường đào tạo kỹ thuật,
mỹ thuật ở Việt Nam. Thông qua các trường này, các kiến thức khoa học
Phương Tây về lĩnh vực mỹ thuật đã được giảng dạy và truyền thụ cho người
Việt. Trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa, cái nôi của gốm Đông Nam Bộ
trong thế kỷ XX đã được các nghệ sĩ người Pháp trực tiếp giảng dạy. Như
vậy, nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa có sự cộng hưởng văn hóa của
phương Đông và phương Tây.
5. Ý nghĩa khoa học
Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa đã có quá trình hình thành, phát



9

triển và để lại nhiều giá trị trong khoảng hơn 100 năm qua… Các giá trị nghệ
thuật đó luôn gắn liền với từng biến cố lịch sử của mỗi thời điểm nhất định và
những con người sáng tạo ra nó. Trong tiến trình phát triển, nghệ thuật trang
trí cũng dần có những biến chuyển theo mỗi sự kiện, điều đó tạo nên sự phong
phú và đa dạng về hình thức lẫn nội dung. Luận án sẽ đóng góp vào việc lưu
truyền những thành quả của mỹ thuật ứng dụng trong một giai đoạn lịch sử.
Các yếu tố cấu thành nên nghệ thuật trang trí của từng thời kỳ khác
nhau, tư duy, phương pháp, kỹ thuật sáng tác cũng khác nhau. Vì thế, mà mỗi
một sản phẩm gốm đều có những đặc điểm riêng biệt, làm nên cái (hồn) cho
riêng mình… Đó chính là những giá trị cần nghiên cứu để gìn giữ, bảo tồn và
phát huy vào thực tiễn.
Luận án đi sâu vào những yếu tố tạo nên vẻ đẹp, tìm hiểu và phân tích
những giá trị thẩm mỹ, nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về nghệ thuật
trang trí gốm Biên Hòa. Đó chính là những tài liệu quan trọng cho việc giảng
dạy và sáng tác trong lĩnh vực gốm.
Những năm qua, nhiều họa sĩ tham gia sáng tác trong lĩnh vực gốm, tác
phẩm của họ trở thành vật mẫu cho người thợ học tập. Vì vậy, việc phát hành
những tài liệu mang tính tổng hợp về kiến thức mỹ thuật và khoa học riêng
cho lĩnh vực gốm như luận án là rất cần thiết.
Luận án khi hoàn thành, sẽ đóng góp vào nguồn tư liệu tham khảo,
nghiên cứu chung cho chuyên ngành. Nó cũng sẽ là tài liệu quan trọng cho
việc biên soạn giáo án, giáo trình phục vụ đào tạo về lĩnh vực nghệ thuật trang
trí gốm.
6. Phương pháp nghiên cứu
Gốm là sản phẩm đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của
“loài người”. Trong môn Lịch sử mỹ thuật, thành tựu về gốm qua các thời kỳ
luôn là một yếu tố quan trọng để nhận biết trình độ phát triển của con người



10

trong thời đại đó. “Gốm luôn thay đổi theo không gian và thời gian”, vì vậy,
khi nghiên cứu về gốm cần áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để
tiếp cận và phân tích vấn đề. Việc nghiên cứu các tác phẩm với các phong
cách trang trí khác nhau sẽ giúp tác giả đưa ra những nhận định tổng hợp. Bên
cạnh đó, còn có các môn khoa học khác hỗ trợ là Xã hội học, Mỹ thuật học,
Nhân học nghệ thuật. Trong nghiên cứu cũng không thể thiếu phương pháp
thu thập tài liệu, phân tích, so sánh đối chiếu, điền dã thực địa.
Tiếp cận nghiên cứu theo hướng Xã hội học
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung,
và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt
lịch sử. Chính bối cảnh và sự vận động xã hội hẹp của một vùng miền trong
khoảng thời gian nhất định đã sinh ra những dòng gốm mang tính đặc trưng
riêng của thời đại. Giai đoạn lịch sử 300 năm hình thành và phát triển của
mảnh đất Biên Hòa đã cho ra đời những dòng gốm có đặc điểm riêng mà
trước và sau thời kỳ này không có. Đó cũng chính là lý do để nghiên cứu và
đúc kết những giá trị của nghệ thuật trang trí, những đóng góp đối với nền mỹ
thuật ứng dụng Việt Nam.
Với quan điểm, lý thuyết luôn gắn chặt và được đúc kết, hoàn thiện từ
thực tiễn, tác giả luận án đặt ra cho mình nhiệm vụ phải nghiên cứu, khảo sát
sâu các vấn đề đã và đang tồn tại của thực tiễn. Hiện nay, tại mảnh đất Biên
Hòa, đang hoạt động nhiều cơ sở sản xuất gốm với những phong cách nghệ
thuật khác nhau. Đội ngũ các nhà thiết kế phục vụ cho công tác sáng tác mẫu
đã được hình thành một cách chuyên nghiệp với nhiều trình độ và quan điểm
khác nhau. Đó là một thực tiễn phong phú cần nghiên cứu, phân tích để thống
nhất và đưa ra một quan điểm nhất quán phù hợp với nghệ thuật trang trí của
thời đại.



11

Tiếp cận nghiên cứu theo hướng Mỹ thuật học
Là hệ thống lý luận và kiến thức về các lĩnh vực mỹ thuật, Mỹ thuật
học sẽ là hướng tiếp cận nghiên cứu, phân tích những sáng tạo trong từng đồ
án trang trí của các loại sản phẩm. Gốm Biên Hòa có nhiều loại hình và lựa
chọn các phương pháp trang trí rất đa dạng dẫn tới những kết quả phong phú.
Đây là cơ hội để vận dụng và chứng minh những lý luận thông qua thực tiễn.
Tiếp cận nghiên cứu theo hướng Nhân học nghệ thuật
Nhân học nghệ thuật nghiên cứu quá trình sáng tạo và thưởng thức,
mục đích hiểu biết tính dân tộc, những cộng đồng đã sản sinh, nuôi dưỡng, là
môi trường hoạt động của các nền nghệ thuật.
Chủ nhân của gốm Biên Hòa không phải chỉ có một mà nhiều tộc người
khác nhau là người Việt - Hoa - bản địa, trong đó người Việt là chủ yếu. Vì
vậy, các sáng tác sẽ mang đặc điểm và nhân sinh quan của từng tộc người
khác nhau. Song, ngoài cái riêng của từng tộc người ra thì chính môi trường
nghệ thuật Biên Hòa lại đem đến những cái chung về trang trí gốm.
Áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành
“Nghiên cứu liên ngành là nghiên cứu liên khoa học, là sự kết hợp các
môn học, các ngành học với nhau”. Đó là sự tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh
vực và nhiều ngành học, là quá trình liên kết, thiết lập các mối quan hệ qua
lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa những phương pháp và quy trình
của nhiều chuyên gia khác nhau. Việc áp dụng phương pháp tiếp cận liên
ngành sẽ cho phép nghiên cứu sinh có cái nhìn toàn diện hơn về đối tượng.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu 11 trang, kết luận 05 trang, tài liệu tham khảo 10
trang và phụ lục hình ảnh minh họa 33 trang, nội dung luận án được chia làm
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và sự hình thành, phát triển của nghệ thuật



12

trang trí gốm Biên Hòa tỉnh Đồng Nai (38 trang).
Chương 2: Đặc trưng nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 2015 (41 trang).
Chương 3: Giá trị nghệ thuật và những yếu tố cần thiết trong nghệ thuật
trang trí gốm Biên Hòa tỉnh Đồng Nai hiện nay (32 trang).


13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỐM BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển gốm Biên
Hòa
Vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai từ lâu đã có cư dân sinh sống và hình
thành nghề làm gốm. Theo Báo cáo Đồ gốm tiền, sơ sử trên vùng đất Biên
Hòa - Đồng Nai qua kết quả khảo cổ học [27], [30] của Phan Đình Dũng cho
biết vùng đất Đồng Nai là một trong những địa bàn hình thành và phát triển
của những cộng đồng dân cư cổ… Cư dân cổ Đông Nam Bộ đã biết đến
những nghề thủ công mà trong đó có nghề làm gốm với một trình độ nhất
định để thích ứng trong những điều kiện phát triển theo chiều hướng tích cực.
Những di chỉ khảo cổ với số lượng hiện vật gốm được phát hiện trên các tiểu
vùng địa lý đặc trưng, đã cho thấy một sự phát triển về nghề gốm rất hưng
thịnh, nhằm phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội nguyên thủy kể từ khi con

người biết đến chăn nuôi và trồng trọt.
Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển quan trọng của gốm Biên
Hòa thực sự bắt đầu từ khi người Việt vào khai phá vùng đất Trấn Biên và
người Hoa được Chúa Nguyễn cho phép định cư tại nơi đây. Sự kiện này gắn
liền với địa danh Cù Lao Phố.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Ân về Cù Lao Phố vùng đất lịch
sử và văn hóa [2], đã chỉ rõ Cù Lao Phố là nơi dừng chân của Nguyễn Hữu
Cảnh, cũng là thị cảng sầm uất vào bậc nhất phía nam ngày trước, nơi đây đã
sản sinh ra những làng gốm bên sông Đồng Nai. Cù Lao Phố cũng là nơi có
đông đảo người Hoa (Minh Hương) định cư, theo nghiên cứu của Huỳnh Lứa


14

Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX “Lại lấy
người Thanh đến buôn bán ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn
lập làm xã Minh Hương. Từ đó người Thanh mua bán đều thành dân tộc ta
vậy” [52]. Chính nơi đây, hình thành nên những làng gốm phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt và thương mại của cả vùng miền.
Khảo sát của T.S Trần Anh Dũng và T.S Hà Văn Cẩn (Viện Khảo cổ
học) trong Báo cáo Điều tra thám sát khảo cổ học ở một số tỉnh miền Đông
Nam Bộ, năm 2001 đã tìm thấy dấu vết nền lò nung gốm của người Việt cùng
những sản phẩm gốm nguyên vẹn như ghè đứng, bình vôi và cả mảnh bao
nung sành, chúng hoàn toàn tương ứng với kiểu lò và sản phẩm của một số
khu lò gốm ở Miền Trung, có niên đại ở thế kỷ XVII- XVIII. “Rạch Lò Gốm
chỉ sản xuất gốm da nâu, xám nhạt, xám đen với chất liệu sét tạp có pha lẫn
cát nhỏ” [31]. Như vậy qua bộ sưu tập gốm lòng sông Đồng Nai cho thấy
những người thợ gốm miền Trung đến lập nghiệp và sản xuất gốm tại Cù Lao
Phố đã từ rất lâu.
Nghiên cứu về lịch sử và đặc điểm của gốm Biên Hòa qua những sản

phẩm sưu tập tại sông Đồng Nai, có nhiều tác giả đã nêu lên những quan điểm
của mình. Đó là các bài: Sưu tập gốm lòng sông Đồng Nai [83] Lâm Thị Vân
Thoa, Nguyễn Thị Nguyệt; bài Về sưu tập gốm sông Đồng Nai Nguyễn Thị
Hậu, Đỗ Như Kiếm đã khẳng định “Trong bộ sưu tập gốm lòng sông Đồng
Nai, có nhiều loại hình thuộc gốm Việt, Hoa, Chăm niên đại tương đương với
sự phát triển của Cù Lao Phố” [41]. Song những dấu tích gốm còn sót lại ở
Rạch Lò Gốm (Cù Lao Phố) cho tới nay qua nhiều đợt nghiên cứu, điều tra,
khảo sát của các nhà khảo cổ học cho thấy có nhiều cứ liệu nhất về truyền
thống gốm Đại Việt (Trung Bộ) và gốm Việt gốc Hoa đã được sản xuất nơi
đây. Khởi đầu gốm Biên Hòa xưa thường sản xuất các đồ để chứa đựng như
lu, khạp. Bên cạnh đó là những đồ sinh hoạt hàng ngày như nồi, niêu, ấm…


15

Một số đồ có giá trị nghệ thuật là vò, bình rượu, chóe… Tất cả chúng đều
được làm bằng đất nung hoặc tráng men nâu, da lươn, đó là loại men đơn giản
dễ chế biến bằng các nguyên liệu có sẵn như bùn, tro, vôi... Dần dần, các lò
gốm Biên Hòa sản xuất những sản phẩm gốm men như bát, dĩa, bình, đèn,
đôn, gốm trang trí, đặc biệt là tượng gốm phục vụ cho xây dựng đền chùa.
Hai nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc đã có nhiều
công trình viết về gốm Đông Nam Bộ. Trong cuốn sách: Gốm Cây Mai - Sài
Gòn Xưa [93] và Tượng gốm Đồng Nai - Gia Định [94] đã bàn luận cụ thể
hơn về việc hình thành và phát triển của gốm Biên Hòa. Đó là: Năm 1679,
một số thợ gốm người Hoa theo Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa, họ lập ra
lò sản xuất gốm ở Cù Lao Phố để phục vụ cho việc sử dụng, trao đổi và buôn
bán với các vùng lân cận. Tại Rạch lò gốm (Cù Lao Phố) hiện còn rất nhiều
mảnh gốm sành da nâu, xám nhạt cùng dấu vết của xỉ lò được các nhà khảo cổ
đoán định là nơi sản xuất gốm có nguồn gốc của cư dân Trung Bộ và gốm của
người Hoa ở Việt Nam (phỏng theo Trung Quốc) có niên đại thế kỷ XVII XVIII. Như vậy, Cù Lao phố là nơi xuất phát nghề thủ công làm gốm ở Biên

Hòa được những lưu dân Việt và Hoa tạo lập thời kỳ khai phá vùng đất này.
Đặc biệt trong Gốm Cây Mai - Sài gòn xưa, tác giả đã phân tích mối
giao thoa giữa gốm Cây Mai và gốm Biên Hòa là:
Trong địa phương chí Biên Hòa cũng như trong Địa phương chí tỉnh
Biên Hòa các tác giả đều cho biết đầu thế kỷ XX ở Biên Hòa chủ yếu sản xuất
lu hũ và chén bát… “Chúng ta có nhiều bằng chứng cho thấy rằng các nghệ
nhân gốm, sành, gốm Cây Mai là những thầy giáo dạy về gốm đầu tiên của
trường Mỹ thuật Biên Hòa lập năm 1903” [93].
Như vậy, trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, gốm Biên Hòa đã chịu ảnh
hưởng lớn từ gốm Cây Mai trong sản xuất đồ sành với kỹ thuật tạo hình và
trang trí sản phẩm.


16

Một số bài báo trên tạp chí thông tin khoa học của các nhà khảo cổ học
viết về gốm Đồng Nai, nhưng chỉ dừng lại ở lịch sử ra đời chưa đề cập sâu tới
giá trị thẩm mỹ của gốm Đồng Nai. Đó là một loạt bài nghiên cứu như: Gốm
mỹ nghệ Biên Hòa - thành tựu của văn hóa Đồng Nai [62]; Nghề gốm mỹ
nghệ Biên Hòa [63]; Gốm Biên Hòa trong tiến trình giao lưu văn hóa với các
dân tộc ở Đồng Nai [64]; Nghề gốm ở Biên Hòa - Đồng Nai [65], của tác giả
Lâm Thị Nguyệt đã phác họa rõ bức tranh hình thành và hoạt động của nghề
gốm ở Biên Hòa. Các phương pháp tạo hình thủ công loại hình gốm như nắn
lu, xoay nồi đất được tác giả miêu tả rất kỹ từ công đoạn làm đất đến khi hoàn
thành sản phẩm. Tuy nhiên, nghệ thuật trang trí gốm lại không được nghiên
cứu sâu, tác giả chỉ thống kê có một số đề tài và màu men trên gốm. Điều này
cũng không phải là lạ khi mục đích nghiên cứu nghiêng về góc nhìn văn hóa.
Trong bài viết Bảo tồn và phát triển nghề gốm Biên Hòa ở Đồng Nai
[62] Nguyễn Thị Nguyệt đã có cái nhìn bao quát đối với thực trạng sản xuất
và các nghệ nhân giàu kinh nghiệm của gốm Biên Hòa trong những năm gần

đây. Tác giả cũng có những đề cập tới nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa và
kỹ thuật thể hiện trên gốm. Tuy nhiên, những đề cập này còn mang tính tổng
quát cần triển khai cụ thể nhiều hơn.
Tài liệu Loại hình gốm mỹ nghệ trong gốm Đông Nam Bộ: Sắc thái văn
hóa và ý nghĩa kinh tế [61] của Võ Công Nguyện lại cho thấy một cách đánh
giá, phân tích những ưu điểm của vùng miền trong sự phát triển ngành gốm.
Đó là những yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã sản sinh ra các dòng gốm
Đông Nam Bộ. Sự kết hợp của các dòng gốm quây tụ trên một vùng đã tạo
thành một tổng thể phong cách và sự hội nhập một cách khá thuận lợi và gần
như trọn vẹn. Các yếu tố nghệ thuật chế tác, nghệ thuật tạo hình và trang trí
sản phẩm, kỹ thuật và phong cách thể hiện, chất liệu, đã làm nên tính đặc
trưng của một dòng gốm nổi tiếng.


17

1.1.1.2. Hướng nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên gốm Biên Hòa
Qua quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, nghiên cứu sinh nhận thấy
đã có những bài viết ngắn, đề cập đến nghệ thuật trang trí của các dòng gốm
Biên Hòa, nhưng chưa có công trình nghiên cứu sâu và giải quyết triệt để về
giá trị nghệ thuật trang trí của dòng gốm này.
So với lịch sử phát triển và những thành tựu về gốm của người Việt, thì
gốm Biên Hòa thật nhỏ và hạn hẹp. Điều đó lý giải sự thiếu vắng những công
trình nghiên cứu thật tổng hợp về nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa. Trong
bài Nghệ thuật gốm Việt Nam từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Nguyễn Văn Y
cũng chỉ giới thiệu:
Gốm Biên Hòa cũng tạo nên phong cách tiêu biểu của nghệ thuật
gốm Việt Nam miền Nam Bộ... nhưng rõ ràng cái chất khỏe, cái
chất gãy gọn, dứt khoát về hình dáng, vẻ trang trí của gốm Biên
Hòa không thể lẫn lộn với gốm Thạch Loan. Gốm Biên Hòa giai

đoạn đầu đã tự tạo chỗ đứng hấp dẫn trong nghệ thuật gốm Việt
Nam [67, tr 287].
Sách Gốm Biên Hòa [30] của các tác giả Phan Đình Dũng, Nguyễn Văn
Thông, Nguyễn Yên Tri là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về hoạt động
của nghề gốm ở Biên Hòa trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX. Các vấn đề mà
sách Gốm Biên Hòa lần lượt đề cập tới như sau:
Tình hình sản xuất của các cơ sở gốm Biên Hòa giai đoạn năm 19542000, đây là thời gian mà gốm Biên Hòa phát triển mạnh với nhiều nghệ nhân
trưởng thành từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Nhiều chủng
loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn như: bình hoa, đôn tròn, đôn
voi, chóe, lu, đĩa, tượng người, tượng thú…
Quy trình sản xuất và kỹ thuật thực hiện của sản phẩm gốm Biên Hòa,
các tác giả đã tổng hợp và miêu tả khá kỹ lưỡng, chính xác quy trình sản xuất


18

từ lúc còn là đất khai thác ở mỏ - lọc luyện đất - tạo hình - trang trí nét - trang
trí men - nung lò - hoàn tất đóng gói. Trong mỗi công đoạn đều có những kỹ
thuật khác nhau để áp dụng cho từng loại sản phẩm.
Tóm lại, sách Gốm Biên Hòa có giá trị như một giáo trình giảng dạy
nghề làm gốm, nó là tài liệu tổng hợp cả về lịch sử phát triển, thực trạng sản
xuất đến các mô tả kỹ thuật của Gốm Biên Hòa trong nửa cuối thế kỷ XX.
Tuy nhiên, các tác giả không nghiên cứu và bàn luận về yếu tố thẩm mỹ của
sản phẩm, không có những phân tích về nghệ thuật trang trí của Gốm Biên
Hòa, ngay cả khi tài liệu liệt kê một số màu men song không đánh giá cái đẹp
của màu men đó.
Những tài liệu viết về tạo hình sản phẩm của Gốm Biên Hòa có Trần
Đình Sơn với Đề tài Phật giáo trên đồ gốm cổ Việt Nam [74]; Nguyễn Thanh
Chương với Tượng Phật gốm Biên Hòa [18], Các tác giả thống kê và bình
luận về các tượng gốm Biên Hòa mang đề tài phật giáo. Là một nhà sưu tầm,

tác giả Nguyễn Thanh Chương đã tiếp xúc với nhiều sản phẩm của các dòng
gốm trong và ngoài nước, nên việc đánh giá yếu tố nghệ thuật tương đối chính
xác và khách quan.
Với Luận án tiến sĩ Lịch sử Nghề gốm ở TP. Hồ Chí Minh từ thế kỷ
XVIII đến nay [100] và bài viết Nghệ thuật tạo dáng gốm Sài Gòn xưa [101],
Phí Ngọc Tuyến cũng giới thiệu một nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, có
nguồn gốc xa xưa và những thành tựu của nó thông qua một số sản phẩm nổi
tiếng. Tác giả chứng minh mối liên hệ của gốm Biên Hòa và gốm Cây Mai
trong dòng gốm miền Đông Nam Bộ.
Kerry Nguyễn Long với Gốm Biên Hòa trong giai đoạn đầu qua bối
cảnh các trào lưu ở nước Pháp [51] khái quát các ảnh hưởng mà gốm Biên
Hòa đã chịu từ định hướng làm gốm mà người Pháp du nhập vào Việt Nam.
Trong sách Biên Hòa sử lược, tác giả Lương Văn Lựu đã giới thiệu


19

gốm Biên Hòa là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáng trân trọng của xứ sở.
Ngoài việc lược sử sự hình thành và phát triển của gốm Biên Hòa ra, tác giả
nên lên vài nét về thực trạng sản xuất của nó. Ông đã đưa ra nhận xét: “Mỹ
phẩm của Trường Bá Nghệ Biên Hòa được các nhà ngoại giao quốc tế lưu ý
và các mỹ thuật gia Âu Á ưa thích nhứt là đồ gốm…”[53].
Tài liệu Tiến trình gốm sứ Việt Nam của Hoàng Xuân Chinh đã giới
thiệu và khái quát đặc điểm nghệ thuật các dòng gốm trên mọi miền đất nước.
Tác giả lược kê một số sản phẩm tiêu biểu của gốm Biên Hòa với vẻ đẹp của
nó. Tác giả đã có nhận định sau:
Với đặc trưng về kiểu dáng, hoa văn và màu sắc, gốm Biên Hòa
cũng giống như gốm Cây Mai được xem là gốm thiên về trang trí,
gốm mĩ nghệ. Gốm Biên Hòa trong khoảng giữa hai cuộc thế giới
chiến tranh lần thứ nhất và lần thứ hai đã phát triển mạnh và sản

phẩm không những được người dân Nam Bộ mến mộ mà cũng được
người dân phương Tây ưa chuộng [19].
Như vậy, tác giả ca tụng nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa song lại
không thể phân tích vẻ đẹp của nó, vì thế, rất cần những công trình nghiên cứu
chuyên sâu để làm rõ hơn.
Họa sĩ Trần Khánh Chương với những nghiên cứu Gốm Việt Nam từ
đất nung đến sứ [20] và Gốm Việt Nam - Việt Nam ceramies [21] là các tài
liệu tổng hợp về gốm Việt Nam dưới góc nhìn của một họa sĩ. Khác với nhiều
tác giả nghiên cứu về gốm, họa sĩ luôn bàn luận sâu hơn nghệ thuật của từng
dòng gốm. Khi viết về nghệ thuật gốm Biên Hòa, tác giả đã đưa ra những
phân tích rõ về bố cục cụ thể của từng loại sản phẩm trong tạo dáng, đặc biệt
Ông có những tổng hợp và phân tích một số đề tài và bố cục trang trí với sự
phối men nhiều màu “Gốm biên Hòa gây được ấn tượng riêng biệt dễ nhận
biết chủ yếu bởi phong cách trang trí, đó là mối quan hệ giữa thủ pháp trang


20

trí, màu sắc và nội dung các hoa văn”. Nhận định này cần phải chứng minh
qua nhiều đồ án trang trí cụ thể.
Bài viết Nghệ thuật gốm Biên Hòa [24] và Khảo sát một số cơ sở
gốm ở Biên Hòa - Đồng Nai [25] của họa sĩ Trần Khánh Chương là những
chuyên đề sâu nhất về nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa. Họa sĩ đã mở đầu
bằng việc giới thiệu đặc điểm của gốm Biên Hòa là loại gốm đặc trưng, đó là
gốm sành xốp lửa trung, trang trí hoa văn tinh tế, phức tạp, màu tươi sáng rực
rỡ, trên cơ sở bảng màu phong phú của men.
Lược qua những tinh tế trong tạo dáng, tác giả đi sâu vào nhận xét các
hoa văn trang trí trên sản phẩm với:
Trang trí gốm Biên Hoà là sự đa dạng, phong phú của nội dung
các hoa văn. Đối với hoa văn, ngoài yếu tố trang trí, người ta rất

quan tâm đến ý nghĩa của nó… Gốm Biên Hoà còn sử dụng khá
nhiều đề tài lịch sử, đề tài lao động, đề tài sinh hoạt, và các mẫu
tranh dân gian trong trang trí [24].
Tác giả cũng miêu tả những thủ pháp áp dụng vào trang trí như: chạm
khắc, chạm lộng, chấm men…, kết luận của nghiên cứu là nhận định hết sức
tổng hợp và đúng về nghệ thuật gốm Biên Hòa. Đó là vẻ đẹp của đồ gốm sành
xốp sử dụng men màu lửa trung, phong phú về bảng màu và sắc độ, với thủ
pháp trang trí nét chìm, kết hợp với tô màu men, hoặc chạm thủng có tính
trang trí cao. Vẻ đa dạng về hình dáng và bố cục trang trí, nội dung hoa văn
mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật Đồ hoạ.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu của họa sĩ Trần Khánh Chương
về gốm Biên Hòa là những tài liệu đi sâu vào từng khía cạnh của nghệ thuật
gốm Biên Hòa. Trong đó, nghệ thuật trang trí được tác giả phân tích một cách
tổng hợp nhất. Tuy nhiên, những nhận định của họa sĩ mang tính tổng hợp,
thống kê thực tiễn nhiều hơn là việc rút ra đặc trưng trên cơ sở lý thuyết. Vấn


21

đề còn thiếu ở đây là: Trong vẻ đẹp của mỗi loại hoa văn, mỗi chủ đề của đồ
án trang trí trên gốm Biên Hòa đều mang những ngữ nghĩa mà nghệ nhân sáng
tác gửi hồn vào sản phẩm. Đồ án trang trí gốm Biên Hòa rất phong phú, cần
phân nhóm để nhận định rõ các đặc điểm qua sự phân tích về hoa văn, bố cục,
màu sắc. Đó là điều cần phải làm toát lên qua những công trình nghiên cứu dài
hơi hơn, chuyên đề hơn, cụ thể hơn.
Bài viết Khai thác giá trị nghệ thuật gốm Đồng Nai trong phát triển
dòng gốm trang trí [89] của Võ Thị Thu Thủy cũng đề cập đến lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển yếu tố trang trí trong gốm Biên Hòa. Tuy nhiên, tác
giả chưa phân tích được những yếu tố trang trí làm nên vẻ đẹp của gốm Biên
Hòa, mà chỉ đề nghị nghiên cứu và khai thác nó.

Nhìn chung, đề tài nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa đã được nhiều tác
giả, nhiều công trình nghiên cứu tới. Song, các nghiên cứu đó thường được
lồng trong những nghiên cứu chung về một dòng gốm, cho đến nay vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về nghệ thuật trang trí của
gốm Biên Hòa. Trong trang trí gốm Biên Hòa, có những cái riêng và có cái
chung của sự giao thoa với các vùng lân cận, có những đặc trưng riêng của
vùng miền. Đó chính là mảnh đất để đề tài luận án của nghiên cứu sinh khai
thác và nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu từng phong cách trang trí gắn với
từng thể loại gốm Biên Hòa. Tác giả sẽ đi sâu, nghiên cứu tìm hiểu trong các
phong cách nghệ thuật trang trí, để nhận diện những họa tiết trang trí cùng
các màu men khác nhau với những ý nghĩa nội dung và lịch sử ra đời khác
nhau nhằm tìm ra những đặc trưng của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa.
1.1.2. Khái niệm về gốm và nghệ thuật trang trí gốm
1.1.2.1. Khái niệm về gốm
Khái niệm
Theo tài liệu Vấn đề tên gọi và sự phân loại gốm và sứ xét về mặt cấu


22

tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng Anh là ceramic. Đây là loại vật
liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide,
nitride, silicate…), sản phẩm ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật
liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao.
Đồ gốm nước ta, từ gốm đất nung của thời đồ đá đến đồ sứ ngày nay đã
trải qua cả một chặng đường dài hình thành và phát triển. Trong quá trình
phát triển đó, đồ gốm Việt Nam đã có những bước tiến bộ không ngừng cả về
kỹ thuật và mỹ thuật. “Từ trước tới nay, thuật ngữ “đồ gốm” được đa số
chúng ta hiểu một cách đơn giản nhất là “Tên gọi chung các sản phẩm được
làm từ đất sét, sau được nung qua lửa”[24].

Xét về gốc cơ bản của đồ đất nung đến sứ, nhận thấy có rất nhiều tương
đồng: Đó là việc chúng đều được tạo hình từ nguyên liệu chủ yếu là đất sét
(dù được phối liệu theo nhiều công thức khác nhau với nhiều thành phần);
chúng đều được nung qua lửa (có nhiều nhiệt độ khác nhau, nhiên liệu
khác nhau). Như vậy, có thể xem như chúng là cùng một họ và gọi theo một
tên chung là “gốm”.
Phân loại
Một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại gốm là nhiệt độ nung,
bởi nhiệt độ đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên độ sít đặc của xương
gốm. Dưới tác dụng của nhiệt, nước đóng vai trò kết dính giữa các phân tử
phối liệu sẽ bay hơi, xương gốm sẽ mềm ra, các phân tử co lại để lấp vào
khoảng trống giữa chúng, độ sít đặc càng cao đồng nghĩa với việc độ cứng
cũng cao theo, độ thẩm thấu sẽ nhỏ lại. Người ta có thể phân loại theo nhiều
cách khác nhau theo kiểu cốt đất mà người ta sử dụng và nhiệt độ nung.
Chất liệu làm gốm
Chất liệu làm đồ gốm được chia ra hai mảng khác nhau, đó là các
nguyên liệu tạo xương đất và các nguyên liệu tạo men.


23

Các nguyên liệu tạo xương đất: Xương đất là yếu tố quan trọng đứng
thứ hai trong một sản phẩm gốm (nhất dáng nhì xương tam men tứ trí) bởi nó
tạo ra độ bền của sản phẩm và là điều kiện cần để người thợ lựa chọn phương
pháp, mẫu mã tạo hình cho thích hợp. Ví dụ: Đối với phương pháp chuốt
(xoay tay) mà xương đất không đủ độ dẻo thì rất khó thực hiện hay xương đất
thiếu chất thô thì khi nung ở nhiệt độ cao sẽ làm cho hình dáng sản phẩm biến
dạng lớn. Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm để người thợ lựa chọn
những xương đất khác nhau cho phù hợp.
Các nguyên liệu tạo men gốm: Men là một lớp thủy tinh bao bọc sản

phẩm, nó làm tăng độ bền và tính thẩm mỹ của đồ gốm. Các nguyên liệu để
chế tạo men được chia làm hai loại, đó là các nguyên liệu tạo men gốc và các
nguyên liệu tạo màu. Trên thế giới và Việt Nam, nguyên liệu tạo men ở mỗi
địa phương thường khác nhau bởi người thợ thường dùng nguyên liệu tại chỗ.
Tuy nhiên, xét về khoa học khi phân tích theo hóa học thì men gốc thường
được chế tạo gồm các oxit kiềm như: Kali, Natri, Canxi phối liệu cùng cát,
cao lanh và chất chảy.
Có nhiều Oxit kim loại dùng để điều chế men, chúng được chia làm hai
loại dựa vào vai trò thể hiện trong men. Loại thứ nhất là các Oxit làm chất
chảy như: Oxit kẽm, Oxit bôric, Oxit chì (hiện nay Oxit chì bị cấm vì tính chất
độc hại). Loại thứ hai là các Oxit tạo màu, đây là các Oxit được đưa vào men
đề cho ra những màu sắc riêng theo mỗi loại. Các Oxit tạo màu gồm: Oxit
đồng cho màu xanh lá, Oxit Coban cho màu xanh dương, Oxit sắt cho màu
vàng đất, màu da lươn, Oxit Mangan cho màu nâu vàng, Oxit Crom cho màu
xanh tây, Oxit Riconium cho màu trắng đục…
Sơ lược qui trình sản xuất
Trên thế giới và Việt Nam, có nhiều loại gốm với các chất liệu và tính
chất khác nhau nên qui trình sản xuất cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể qui


24

vào bốn khâu chính mà hầu hết các sản phẩm gốm phải trải qua, các khâu đó
là: lọc luyện đất, tạo hình, trang trí và nung lò.
Lọc luyện đất: Là khâu đầu tiên nhưng rất quan trọng vì nó quyết định
đến chất lượng sản phẩm gốm. Khi đất được khai thác ở môi trường tự nhiên
về thường lẫn nhiều tạp chất như: sạn, thảo mộc, cát... nên cần nghiền hay
khuấy cho nhuyền rồi lọc qua dây để gạn bỏ bớt tạp chất. Tùy theo sản phẩm
đang sản xuất, phương pháp tạo hình và điều kiện công nghệ mà người thợ áp
dụng những phương pháp lọc luyện khác nhau.

Tạo hình gốm: Cũng được áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như
xoay tay (chuốt), xoay calip (xoay máy), rót khuôn, in khuôn, dập máy ép
thủy lực và tạo hình bằng nắn tay.
Trang trí gốm: Gồm hai công đoạn chính là vẽ họa tiết và phủ men. Tùy
theo từng địa phương và loại gốm mà người thợ áp dụng những thủ pháp
trang trí khác nhau. Đó là thủ pháp vẽ oxit trên và dưới men của gốm Bát
Tràng, là trang trí dán đêcan sau khi nung hoặc thủ pháp khắc chìm họa tiết
trang trí rồi tô men theo từng mảng khắc của gốm Biên Hòa. Trong mỗi thủ
pháp đó, hiệu quả cho ra những vẻ đẹp khác nhau như: Vẽ oxit dưới men sẽ
làm họa tiết được ẩn dưới lớp men phủ bên trên như một tấm kính làm cho
họa tiết luôn bền màu và không bị gợn trên mặt sản phẩm. Vẽ trên men cho
màu sắc của họa tiết tươi tắn hơn, đa dạng hơn, tuy nhiên màu dễ bị phai theo
thời gian và có gợn trên mặt sản phẩm. Dán đêcan mang đến những họa tiết
sắc xảo và phức tạp, xong vì hấp ở nhiệt độ thấp nên cũng dễ bị phai. Thủ
pháp khắc chìm họa tiết rồi tô theo mảng mang lại hiệu quả trang trí rõ nét.
Ngày nay trên nhiều lò gốm đã chế tạo được các loại men tinh thể với những
kết tủa trên men như vầy cá, bông hoa... Những hiệu ứng này đã trở thành họa
tiết trang trí một cách tự nhiên và sâu sắc. Chính việc áp dụng nhiều thủ pháp
trang trí khác nhau trên nhiều địa phương của gốm Việt Nam đã làm cho hình


25

ảnh của tổng thể gốm nước ta thật đa dạng cả về loại hình và tính thẩm mỹ
của sản phẩm.
Nung gốm: Là công đoạn cuối của việc sản xuất gốm. Có nhiều kiểu lò
nung gốm với các loại nhiên liệu khác nhau và phù hợp với những chất liệu
gốm khác nhau. Nhiên liệu củi có lò rồng (lò ống), lò bầu. Than đá có lò hộp,
dầu dieren có lò vòng, lò tunen. Nhiên liệu gas có lò tunen, bán tunen... Lò
dùng điện trở, lò đốt bằng trấu...

1.1.2.2. Khái niệm về nghệ thuật trang trí
Khái niệm
Trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người, là một
phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người, là nghệ thuật làm ra “Cái
đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin, giao tiếp với những ký hiệu
gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và
tinh thần của con người.
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp bố trí hình mảng, đường nét, màu sắc, khối
lượng… để tạo nên một vật phẩm đẹp và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống
tinh thần, thuận tiện cho lao động sản xuất, vui chơi, giải trí của con người hàng
ngày. Trang trí là nhu cầu của trí tuệ, nó phản ánh sự phát triển về mặt văn hóa,
thẩm mỹ của mỗi người, mỗi xã hội, mỗi thời đại từ xưa đến nay…
Trang trí là một loại hình của nghệ thuật tạo hình, có khả năng biểu
hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ của cả một cộng đồng, dân tộc,
bằng nghệ thuật cách điệu, tượng trưng hóa các đối tượng như tự
nhiên, cây cỏ, động vật… đã tạo thành các mô típ trang trí. Người
nghệ nhân xưa đã sáng tạo, tiếp thu và sử dụng nhiều mô típ trang
trí. Các mô típ trang trí có ý nghĩa và biểu tượng với rất nhiều lớp
nghĩa phong phú. Việc tìm hiểu và giải mã chúng cho phép chúng
ta tìm hiểu về tư duy, quan niệm và thẩm mỹ của người xưa[16].


×