Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá đặc điểm, điều kiện môi trường sinh thái vùng bán ngập lòng hồ thủy điện sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THU HƯỜNG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI VÙNG BÁN NGẬP
LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THU HƯỜNG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI VÙNG BÁN NGẬP
LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Xuân Vận

Thái Nguyên, năm 2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Đàm Xuân Vận.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề
được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017
Học viên

HOÀNG THỊ THU HƯỜNG


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông
Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Đàm
Xuân Vận đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Mường La - tỉnh Sơn La,
Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường.
Xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 04 năm 2017
Tác giả

HOÀNG THỊ THU HƯỜNG


iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ....................18
Bảng 2.2. Các thông số được phân tích mẫu đất .......................................................19
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu nước vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ................21
Bảng 2.4. Các thông số được phân tích mẫu nước....................................................21
Bảng 3.1. Cơ cấu dân tộc ở khu vực dự án ...............................................................30
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tây Bắc .........................................................33
Bảng 3.3. Tổn thất về cơ sở hạ tầng ..........................................................................34
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La tại địa bàn các huyện có tái
định cư ven hồ ...........................................................................................................38
Bảng 3.4. Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo địa bàn
các xã có tái định cư ven hồ Sơn La .........................................................................39
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu đất vùng bán ngập xã Mường Trai, huyện Mường
La, tỉnh Sơn La ..........................................................................................................44
Bảng 3.6. Phân tích theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã
Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................48
Bảng 3.7. Kết quả phân tích nước theo độ sâu ở vùng bán ngâ ̣p tại xã Mường Trai
...................................................................................................................................58


iv
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Thể hiện giá trị PH đất của 3 loại đất trên ................................................44
Hình 3.2. Hàm lượng Mùn trong đất bán ngập tại xã Mường Trai ...........................45
Hình 3.3. Hàm lượng Nitơ, P2O5, K2O, trong 3 loại đất bán ngập tại
xã Mường Trai...........................................................................................................45
Hình 3.4. Nồng độ As so với QCVN 03 ...................................................................46
Hình 3.5. Nồng độ Pb so với QCVN 03 ...................................................................46
Bảng 3.6. Phân tích theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã
Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................48
Hình 3.6. Hàm lượng cát, limon và sét tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã
Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................49
Hình 3.7. Giá trị pH theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã
Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................50
Hình 3.8. Hàm lượng đạm theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, ........................51
xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng .........................................................51
Hình 3.9. Hàm lượng Mùn theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai,
xã Mường Sại và xã Cà Nàng ...................................................................................51
Hình 3.10. Hàm lượng Ca2+, Mg2+, Al3+ tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã
Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................52
Hình 3.11. Hàm lượng K2O và P2O5 tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã
Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................54
Hình 3.12. Diễn biến, biến đổi theo độ sâu môi trường nước vùng bán ngập tại xã
Mường Trai ...............................................................................................................58


v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đă ̣t vấ n đề ...............................................................................................................1
2. Mu ̣c tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Yêu cầ u của đề tài ...................................................................................................3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Cơ sở khoa ho ̣c .....................................................................................................4
1.1.1. Cơ sở lý luâ ̣n .....................................................................................................4
1.1.2. Căn cứ pháp lý...................................................................................................9
1.2. Nghiên cứu về môi trường sinh thái đất ngập nước trên thế giới và Việt Nam ........11
1.2.1. Sinh thái đất ngập nước trên thế giới ..............................................................11
1.2.2. Sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam ...............................................................12
1.2.3. Đất ngập nước ở Sơn La .................................................................................16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...17
2.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu và pha ̣m vi nghiên cứu ...................................................17
2.1.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu......................................................................................17
2.1.2. Pha ̣m vi nghiên cứu .........................................................................................17
2.1.3. Điạ điể m thực hiê ̣n và thời gian thực hiê ̣n ......................................................17
2.2. Nô ̣i dung nghiên cứu ..........................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17
2.3.1. Các phương pháp lấy mẫu, phân tích, đo đạc .................................................17
2.3.2. Phương pháp thu thâ ̣p tài liê ̣u, số liê ̣u, thông tin thứ cấ p................................21
2.3.3. Phương pháp xử lý số liê ̣u ...............................................................................22
2.3.4. Phương pháp so sánh.......................................................................................22
2.3.5. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia ..............................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................23
3.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên - kinh tế xã hô ̣i khu vực nghiên cứu ....................................23
3.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên ...........................................................................................23
3.1.2. Điề u kiê ̣n kinh tế - xã hô ̣i ................................................................................30


vi
3.2. Đă ̣c điể m, điề u kiê ̣n môi trường đấ t bán ngâ ̣p lòng hồ thủy điện Sơn La .........42
3.2.1. Đặc điểm phân chia môi trường sinh thái đất vùng đất bán ngập lòng hồ thủy
điện Sơn La ...............................................................................................................42

3.2.2. Nhận xét và đánh giá đặc điểm, tính chất đất bán ngập tại
xã Mường Trai .........................................................................................................44
3.2.3. Đặc điểm, tính chất đất theo cao trình ngập ở vùng bán ngập tại thị trấn Ích
Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ................................................47
3.3. Đă ̣c điể m, điề u kiê ̣n môi trường nước vùng bán ngập lòng hồ thủy
điện Sơn La ...............................................................................................................55
3.4. Đă ̣c điể m, điề u kiê ̣n môi trường hê ̣ đô ̣ng - thực vâ ̣t vùng bán ngâ ̣p lòng hồ thủy
điê ̣n Sơn La ...............................................................................................................60
3.4.1. Đặc trưng ban đầu của hệ thực vật vùng đất bán ngập lưu vực thủy
điện Sơn La ...............................................................................................................60
3.4.2. Thực vật vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ........................................62
3.4.3. Đô ̣ng vâ ̣t vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ........................................65
3.5. Các biê ̣n pháp bảo vê ̣ môi trường sinh thái vùng bán ngâ ̣p lòng hồ thủy điê ̣n
Sơn La .......................................................................................................................67
3.5.1. Giải pháp đối với môi trường sinh thái đấ t ở vùng bán ngâ ̣p lòng hồ
thủy điê ̣n Sơn La .......................................................................................................67
3.5.2. Giải pháp đố i vớ i môi trườ ng nước vùng bá n ngâ ̣p lòng hồ thủ y
điê ̣n Sơn La ...............................................................................................................68
3.5.3. Giải pháp bảo vê ̣ đô ̣ng thực vâ ̣t ở vùng bán ngâ ̣p lòng hồ thủy điê ̣n Sơn La .69
3.5.4. Đề xuấ t giải pháp sinh kế cho người dân vùng bán ngâ ̣p lòng hồ
thủy điê ̣n Sơn La ......................................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................73
I. Kế t luâ ̣n ..................................................................................................................73
II. Kiế n nghi ..............................................................................................................
74
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75
PHỤ LỤC ..................................................................................................................78



vii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
MTST

: Môi trường sinh thái

DO

: Hàm lượng oxy hòa tan trong nước

PTBV

: Phát triể n bề n vững

BVMT

: Bảo vê ̣ môi trường

MT

: Môi trường

TCCS/PTHH

: Tiêu chuẩ n cơ sở/ Phân tích hóa ho ̣c

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

VN

: Việt Nam

OTC

: Ô tiêu chuẩ n

Nxb

: Nhà xuấ t bản

BTNMT

: Bô ̣ tài nguyên môi trường

TĐSL


: Thủy điện Sơn La

TĐC

: Tái định cư

KHCN

: Khoa học công nghệ

ĐNN

: Đất ngập nước

RNM

: Rừng ngập mặn


1
MỞ ĐẦU
1. Đă ̣t vấ n đề
Trái Đất là ngôi nhà chung của thế giới, là nơi sự sống con người được sinh
sôi nảy nở. Sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của các cuộc Cách mạng công nghiệp,
Cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với quá trình Công nghiệp hoá trong hơn 3 thế
kỷ qua đã và đang làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc không chỉ bộ mặt của xã
hội, loài người và cả tự nhiên. Những biến đổi đó một mặt đất thúc đẩy nền văn
minh hiện đại tiến nhanh hơn bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào trước đây, song mặt
khác cũng đang bộc lộ tất cả những mâu thuẫn gay gắt chưa thể điều hoà được giữa
sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ với việc bảo vệ những điều kiện tự

nhiên cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển
nhanh chóng của kinh tế cũng là sự suy thoái trầm trọng về môi trường sinh thái. Đó
không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà giờ đây ô nhiễm môi trường,
suy thoái sinh thái đã trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn nhân loại vì sự sống
còn của thế giới.
Việt Nam tuy mới bước vào con đường phát triển kinh tế nhưng đã phải đối mặt
với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Từ thực tiễn nghiên cứu và giải quyết các
vấn đề sinh thái của thời đại và trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay đã nảy sinh
nhu cầu cấp thiết cần phải có một cơ sở lí luận - phương pháp luận chung làm nền tảng
cho việc xem xét mối quan hệ giữa tự nhiên - con người - xã hội, đặc biệt là vai trò
ngày càng to lớn của con người trong việc làm biến đổi tự nhiên.
Như chúng ta đã biế t, các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng
núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình
như: đường sá, đập, nhà máy, đường dây dẫn điện... Phần lòng hồ sẽ bị ngập nước
cũng phải được khai quang, và dân cư trong vùng phải được dời đi chỗ khác. Những
hoạt động này sẽ ảnh hưởng lên môi trường thiên nhiên đã có sẵn trước đó và tác
động lên hệ sinh thái của khu vực. Đời sống của dân cư trong vùng cũng như các
giá trị văn hóa lịch sử của khu vực dự án cũng sẽ bị thay đổi hoặc biến mất hoàn
toàn. Để có thể đánh giá đúng đắn lợi ích của một dự án thủy điện, tất cả các yếu tố
nêu trên cần được phân tích đầy đủ, kể cả những thiệt hại hay lợi ích không thể hoặc
rất khó định lượng theo các chỉ tiêu giá trị.


2
Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế và năng lượng do việc làm thủy điện
mang lại, chúng ta cũng cần phải đánh giá những ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên
như: khi thực hiện công việc tích nước lòng hồ sẽ khiến hàng trăm nghìn hecta rừng
bị hủy hoại trực tiếp, các vùng dân cư lòng hồ thủy điện (phần lớn là người dân tộc)
sau khi di dân đến địa phương mới sẽ tiếp tục có những hành động gây ảnh hưởng
đến hệ sinh thái rừng đó là hủy hoại rừng một cách gián tiếp,các hệ sinh thái rừng

trước đó sẽ được thay thế bằng hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái nước chảy sẽ
được thay thế bằng hệ sinh thái nước lặng…. Từ những thay đổi đó sẽ gây nên
những ảnh hưởng đến các vấn đề như: khí hậu, địa chất, tài nguyên thiên nhiên cũng
như thay đổi về văn hóa, xã hội.
Những biến đổi to lớn về điều kiện tự nhiên do việc xây dựng nhà máy thủy
điện Sơn La mang lại sẽ có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến điều kiện thời
tiết và hệ sinh thái của vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La.
Xuấ t phát từ vấ n đề trên và dưới sự hướng dẫn trực tiế p của thầy giáo
PGS.TS. Đàm Xuân Vận, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá đặc điểm,
điều kiê ̣n môi trường sinh thái vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La”.
2. Mu ̣c tiêu của đề tài
a. Mu ̣c tiêu chung
Đánh giá đặc điểm, điề u kiê ̣n môi trường sinh thái vùng bán ngâ ̣p lòng hồ
thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp, biện
pháp bảo vệ môi trường sinh thái, giải pháp sinh kế cho người dân ở vùng bán ngâ ̣p
lòng hồ thủy điê ̣n Sơn La.
b. Mu ̣c tiêu cu ̣ thể
- Đánh giá, phân tích đă ̣c điể m, điề u kiê ̣n môi trường đất tại vùng bán ngâ ̣p lòng
hồ thủy điện Sơn La.
- Đánh giá, phân tích đặc điểm, điề u kiê ̣n môi trường nước vùng bán ngâ ̣p
lòng hồ thủy điện Sơn La.
- Đánh giá đặc điểm của hệ động, thực vật, vùng bán ngâ ̣p lòng hồ thủy điện
Sơn La.
- Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo cho các vấn đề môi trường đất, nước,
động thực vật tại vùng bán ngâ ̣p lòng hồ thủy điện Sơn La.


3
- Đề xuấ t giải pháp sinh kế cho người dân vùng bán ngâ ̣p lòng hồ thủy điê ̣n
Sơn La.

3. Yêu cầ u của đề tài
a. Yêu cầ u chung
- Đánh giá trung thực, khách quan về môi trường sinh thái vùng bán ngập
lòng hồ thủy điện Sơn La.
b. Yêu cầ u cu ̣ thể
- Kết quả phân tích thông số, phải đảm bảo khách quan, đúng quy định về
QCVN, TCVN về lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi với điều kiện của khu vực đó.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
1.1. Cơ sở khoa ho ̣c
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niê ̣m môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái: là một trong những vấn đề được đề cập đến khá nhiều
trong thời gian qua ở nước ta trên các bình diện khác nhau.
Theo định nghĩa (Nguyễn Thế Thôn, 2000), Môi trường sinh thái là môi
trường sống của con người hoặc hệ sinh vật của một hệ sinh thái nhất định, có không
gian sống nhất định bao gồm hệ thống môi trường ấy cùng với con người và hệ sinh
vật ấy. MTST được tổng hợp bởi tất cả các môi trường sống thành phần của hệ sinh
thái theo lãnh thổ.
Tác giả Nguyễn Minh Hằng trong bài viết “Môi trường sinh thái - vấn đề của
mọi người”[16] khẳng định, MTST là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan
chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn
cầu. Trong quá trình sinh sống vì nhiều lý do khác nhau, con người đã làm suy thoái
MTST, thể hiện rõ nhất ở sự suy thoái tầng ôzôn, gây “hiệu ứng nhà kính”, ô nhiễm
nguồn nước sạch. Các giải pháp cơ bản mà tác giả nêu ra nhằm khắc phục tình trạng
ô nhiễm MTST là: xây dựng ý thức sinh thái, kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục

tiêu sinh thái trong quá trình sản xuất.
Tác giả Vũ Trọng Dung, trong cuốn sách “Đạo đức sinh thái và giáo dục
đạo đức sinh thái” [17] quan niệm “môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện
xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể, của con người” [17, tr.153].
Theo tác giả thì các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng ô nhiễm MTST là các vấn
đề về công nghiệp hóa, kỹ thuật hóa, sự phát triển dân số… Không chỉ nhấn mạnh
một phương diện quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm MTST đó là giáo
dục đạo đức sinh thái, tức là giáo dục thái độ, ý thức, hành vi tôn trọng và yêu quý
thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ MTST cho mọi chủ thể, tác giả còn khẳng định sự
thống nhất giữa nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý trong việc giữ gìn và bảo vệ
MTST là đòi hỏi cấp bách đối với mỗi người và đó cũng là giải pháp cơ bản để giải
quyết vấn đề ô nhiễm MTST ở Việt Nam hiện nay.


5
Như vậy, dù hiểu theo khía cạnh nào thì MTST vẫn được quan niệm như một
chỉnh thể trọn vẹn có quan hệ với sự ổn định và phát triển của xã hội. Đó là nơi
cung cấp cho con người các sản phẩm vật chất với tính cách là yếu tố đầu vào và
chứa đựng các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. MTST không chỉ bao gồm
các hợp chất vô cơ mà còn có cả các hợp chất hữu cơ có sẵn từ tự nhiên hoặc được
tạo ra từ con người. Nếu trong quá trình sản xuất, con người chỉ biết khai thác triệt
để các nguồn lợi từ tự nhiên mà không biết tái tạo, phục hồi, không kiểm soát chặt
chẽ đầu ra của quá trình sản xuất, các chất thải độc hại được xả thẳng ra MT, sẽ dẫn
đến huỷ hoại MTST.
Xuất phát từ những quan điểm trên, có thể nhận định: (1) Nói đến MTST là
nói đến một bộ phận của giới tự nhiên có tồn tại sự sống; (2) MTST được cấu thành
từ các yếu tố vô cơ (đất, nước, TNTN...) và hữu cơ (động - thực vật…); (3) MTST
còn được gọi là môi trường sống nếu xét nó trong mối tương quan với sự sống, sự
tồn tại của đối tượng vật chất sống nhất định; (4) MTST còn được gọi là “môi
trường tự nhiên”, “môi trường sinh thái tự nhiên”.

1.1.1.2. Đất ngập nước

Các định nghĩa về đất ngập nước
Thuật ngữ “ĐNN” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo quan điểm,
người ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng trên 50
định nghĩa về ĐNN đang được sử dụng (theo Dugan, năm 1990). Các định nghĩa về
ĐNN có thể chia thành hai nhóm chính. Một nhóm theo định nghĩa rộng, nhóm thứ
hai theo định nghĩa hẹp.
Các định nghĩa về ĐNN theo nghĩa rộng như định nghĩa của Công ước Ramsar,
định nghĩa theo các chương trình điều tra ĐNN của Mỹ, Canada, New Zealand và
Ôxtrâylia.
Theo Công ước Ramsar (năm 1971), ĐNN được định nghĩa như sau :
ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên
hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy,
nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực
nước khi thuỷ triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m.


6
Theo các nhà khoa học Canada : “ĐNN là đất bão hoà nước trong thời gian
dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thuỷ sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước
(có thực vật thuỷ sinh) và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt.
Theo các nhà khoa học New Zealand : “ĐNN là một khái niệm chung để chỉ
những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở
mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt,
nước lợ hoặc nước mặn. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loại thực
vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt” [7].
a. Phân loại đất ngập nước trên thế giới

 Phân loại hiện hành của Hoa Kỳ - Kiểm kê đất ngập nước quốc gia

Phân loại được sử dụng trong kiểm kê các đất ngập nước và các nơi cư trú
nước sâu của Hoa Kỳ tập trung vào mô tả các nhóm phân loại sinh thái học, sắp
xếp chúng thành một hệ thống có ích đối với các nhà quản lý tài nguyên, trang bị
cho các đơn vị thành lập bản đồ, và cung cấp sự đồng nhất về các khái niệm và
các thuật ngữ.
Phân loại này được dựa trên tiếp cận thứ bậc giống nhau về mặt phân loại
học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật. Mức rộng nhất là hệ thống:
“Sự phức tạp của các đất ngập nước và các nơi cư trú nước sâu mà chúng cùng có
ảnh hưởng của các nhân tố thuỷ lực, địa mạo, hóa học hay sinh học”. Các hạng rộng
này bao gồm như sau:(1)Biển, (2)Cửa sông, (3)Ven sông, (4)Hồ, (5)Đầm, (6)Các hệ
thống phụ bao gồm: bán thuỷ triều, trên triều, gian triều,gián đoạn, thủy triều, nước
ngọt, dưới triều,ven biển.
Lớp đất ngập nước cụ thể hay nơi cư trú nước sâu mô tả sự xuất hiện nói
chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực vật ưu thế và cả kiểu dạng chất nền. Khi
độ che phủ của thảm thực vật vượt quá 30% thì lớp thảm thực vật được sử dụng (ví
dụ, đất ngập nước cây bụi – bụi). Nếu như chất nền bị che phủ bởi thảm thực vật
nhỏ hơn 30% thì khi đó lớp chất nền được sử dụng (ví dụ, nền đáy không được
vững chắc) [9].


7

 Phân loại ĐNN của công ước Ramsar
Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ước Ramsar (1971) đã phân ĐNN
thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp.
Trong quá trình thực hiện Công ước và thực tiễn áp dụng vào các vùng và
các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi. Vào năm 1994, phụ lục 2B
của Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là: 1) ĐNN ven biển và
biển (11 loại hình); 2) ĐNN nội địa (16 loại hình); và 3) ĐNN nhân tạo (8 loại hình)
(Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng cộng 35 loại hình. Cũng theo

Ramsar Convention Bureau (1997a,b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã được
xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần đây, hệ thống
phân loại ĐNN đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thành 42 kiểu [9].
a. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam
 Công ước Ramsar và phân loại đất ngập nước của Việt Nam/ Cục Bảo vệ
Môi trường
Năm 2001, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đã
công bố tài liệu “Các vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và môi trường
của Việt Nam”. Trong tài liệu này, những người biên soạn đã đưa ra một bảng phân
loại đất ngập nước tạm thời để tham khảo dựa trên cách phân loại đất ngập nước của
Ramsar (Classification System for “Wetland Types”). Kèm theo là danh sách 68
khu đất ngập nước đã được kiểm kê theo tiêu chí có giá trị cao về đa dạng sinh học
và bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Bảng phân loại đất ngập nước của Cục Môi trường gồm có 39 loại hình đất
ngập nước (wetland type).
Hệ thống phân loại này dựa vào Hệ thống phân loại các vùng ĐNN
(Classification System for "Wetland Type") của Ramsar đã được chấp nhận trong
Bản khuyến nghị 4.7 (Recommendation 4.7) và đã được sửa đổi trong Nghị quyết
VI.5 của Hội nghị Cam kết giữa Các bên Tham gia. Nhưng hệ thống phân loại này đã
được lược bỏ một số kiểu ĐNN không có ở Việt Nam[9].


8
 Phân loại đất ngập nước của Vũ Trung Tạng (2004)
Trong tạp chí khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ISSN 0866-8612)
PGS.TS.Vũ Trung Tạng đã có bài viết về “Những quan điểm và sự phân loại đất ngập
nước ở Việt Nam”.
Về quan điểm, tác giả đồng tình với định nghĩa về đất ngập nước của Ramsar
để sử dụng trong phân loại đất ngập nước của Việt Nam. Tác giả cũng nhìn nhận đất
ngập nước là hệ sinh thái, trong đó quần xã sinh vật và các yếu tố môi trường có

mối liên hệ tương tác với nhau. Quần xã sinh vật là sản phẩm được sinh ra trong
một môi trường xác định của đất ngập nước, nhưng quần xã sinh vật lại làm biến
đổi các yếu tố môi trường. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng đất ngập nước là kết quả tổ
hợp của 3 yếu tố chính: Đất, nước và thảm thực vật tồn tại trong đó.
Về phân loại đất ngập nước, tác giả thiết lập cấu trúc bảng phân loại gồm 4
bậc: Hệ (system); Phân hệ (sub-system); Lớp (class); và Dạng (type), ngoài ra có 2
Phân lớp riêng cho Lớp đất ngập nước châu thổ[9].

a. Một số đặc điểm sinh thái của đất ngập nước
Môi trường ĐNN được đặc trưng bởi nhiều sức ép hoặc áp lực môi
trường. Những sinh vật ở nước không thích ứng với biến cố khô hạn theo thời kỳ
ở nhiều ĐNN. Những sinh vật trên cạn lại bị áp lực bởi thời gian ngập úng lâu
dài. Vì nước nông, nhiệt độ cực trên trên bề mặt ĐNN lớn hơn là trong những
môi trường nước. Thế nhưng, sức ép khắc nghiệt nhất là sự thiếu ôxy trong các
đất của ĐNN, nó làm ảnh hưởng đến các sinh vật do thay đổi hô hấp và các con
đường trao đổi chất thông thường. Khi thiếu ôxy, việc cung cấp các chất dinh
dưỡng đối với thực vật cũng biến đổi, nồng độ những nguyên tố nhất định và các
hợp chất hữu cơ có thể đạt tới mức độc hại cao. Ở những đất ngập nước mặn ven
biển, hàm lượng muối cũng là sức ép phụ mà đòi hỏi sinh vật phải có những
phản ứng.
Do đó, không ngạc nhiên khi thấy các loài động thực vật trong ĐNN có
những cơ chế và chức năng liên quan đến những áp lực này. Những thích ứng
như vậy giúp cho các sinh vật chống chịu được áp lực của "các cú sốc" và thậm
chí có thể điều chỉnh được cả áp lực. Những sinh vật chống chịu có thể phòng
tránh áp lực một cách có hiệu quả và có thể tự biến đổi chúng để tối thiểu hoá


9
các tác động, các cơ chế đặc trưng của những sinh vật chống chịu có nhiều và
thường biến đổi. Nhìn chung, những vi khuẩn thể hiện những thích ứng sinh hoá,

mà những thích ứng này cũng đặc trưng cho hàng loạt những thích ứng ở mức tế
bào được phát hiện trong những loài động thực vật đa bào phức tạp. Những thực
vật có sợi thể hiện cả hai loại thích ứng sinh lý và cấu trúc. Động vật cũng phát
triển những khả năng thích ứng rộng, không những chỉ qua cơ chế sinh hoá và
cấu trúc mà còn bởi việc sử dụng tính ưu việt trong hoạt động sống phức tạp của
chúng[7].
- Nạp nước ngầm : Nước được thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng ngập
nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở
vùng ĐNN khác cho con người sử dụng.
- Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt : Bằng cách giữ và điều hoà lượng nước mưa như
"bồn chứa" tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế
lũ lụt ở vùng hạ lưu.
- Ổn định vi khí hậu : Do chu trình trao đổi chất và nước trong các HST, nhờ
lớp phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi
khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định.
- Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn : Nhờ lớp phủ thực
vật, đặc biệt là RNM ven biển, thảm cỏ ... có tác dụng làm giảm sức gió của bão và
bào mòn đất của dòng chảy bề mặt.
- Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc... : Vùng ĐNN được coi như "bể lọc"
tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và
công nghiệp) [4].
1.1.2. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp
thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014.
- Luật đa dạng sinh học, 20/2008/QH12.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ-CP
về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT.



10
- Nghị định 112/2008/NĐ-CP Nghị định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng
hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi.
- Quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCN ngày 5/6/2000 của BKHCN về việc
ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu chuẩn).
- Quyết định số 34/2004/QĐ- BKHCN ngày 9/10/2004 về việc ban hành tiêu
chuẩn Việt Nam.
- Nghị quyết số 41 NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
- Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT về việc
bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn).
- Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của BTNMT về việc
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
 Một số TCVN, QCVN liên quan :
 Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước:
- QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
 Một số TCVN, QCVN liên quan tới môi trường đất :
- QCVN 03 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
- TCVN 5297:1995 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - yêu cầu chung.
- TCVN 4046:1985 - Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu.
- TCVN 6857:2001 - Chất lượng đất - Phương pháp đơn giản để mô tả đất.
- TCVN 7538/2:2005 (ISO 10381-2:2002) - Chất lượng đất Lấy mẫu. Phần 2
hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6495/2:2001 - Chất lượng đất - Từ vựng các thuật ngữ và định

nghĩa liên quan đến lấy mẫu


11
- TCVN 5979 : 2007 - Chất lượng đất – Xác định pH.
(Soil quality - Determination of pH).
- TCVN 6498 : 1999 - chất lượng đất – xác định nitơ tổng – phương pháp
Kendan (Kjeldahl) cải biên.
(Soil quality - Determination of total nitrogen - Modified Kjeldahl method).
- TCVN 4050-1985 - Đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ.
(Soil - Method for the determination of total organic matter).
- TCVN 8662-2011 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định Kali dễ tiêu.
(Soil quality - Method for determination of bio-available potassium).
- TCVN 5256-2009 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định hàm lượng
Phospho dễ tiêu.
(Soil quality - Method for determination of bio-available phosphorus).
- TCVN 8569-2010 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định các Cation
Bazơ trao đổi - Phương pháp dùng Amoni Axetat.
(Soil quality  Method for determination of base cation exchange by
ammonium acetate method).
- TCVN 4403-2011 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định độ chua trao
đổi và nhôm trao đổi.
(Soil quality - Method for determination of exchangeable aluminium and acidity).
- TCVN 8567-2010 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định thành cấp hạt.
(Soil quality  Method for determination of particle size distribution).
1.2. Nghiên cứu về môi trường sinh thái đất ngập nước trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Sinh thái đất ngập nước trên thế giới
HST ĐNN trên thế giới được đánh giá có tính ĐDSH cao bởi sự cấu trúc
thành phần các loài thực vật, động vật. Chính từng loại thảm thực vật có đặc tính
thích ứng riêng với môi trường nước ngọt và nước mặn, để hình thành nên những

dải rừng ven suối, ven sông, ven hồ và ven biển như rừng ngập mặn.
Các vùng đất ngập nước lớn của thế giới có rất nhiều động thực vật hoang dã
nhưng đang ngày càng bị phá vỡ bởi hoạt động của con người.
Dưới đây là sinh thái một số vùng đất bán ngập trên thế giới:


12
 Đầm lầy Atchafalaya là khu dự trữ đất ngập nước lớn nhất Bắc Mỹ, gồm
một mạng lưới các nhánh sông, hồ nhiều chim và đầm lầy đầy ắp cá sấu, trải rộng
trên khoảng 400.000 ha.
 Hồ Tana là hồ lớn nhất Ethiopia, khởi nguồn của con sông Nile xanh nổi
tiếng. Trong các vùng đất ngập nước xung quanh hồ, những con thuyền làm bằng
cói sậy theo phương pháp từ thời Ai Cập cổ đại chở hành khách và hàng hóa, bên
cạnh là chim cốc, cò quăm, chim cổ rắn và nhiều loài chim khác đang kiếm ăn[24].
 Hệ sinh thái của hồ Tana đang chịu áp lực nặng nề từ nạn chặt phá rừng,
lượng mưa thất thường và lũ lụt của vùng đất ngập nước. Cuối năm 2004, hồ Tana
là đại diện đầu tiên của Ethiopia nhận đề cử là thành viên của Ramsar - công ước về
những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
Khu bảo tồn Bulyong Vùng đất ngập nước có giá trị nhất của Úc nằm trong
khu dự trữ sinh quyển Bookmark mênh mông này (900.000ha) tập trung quanh thị
trấn Renmark bên bờ sông Murray. Ngay từ sáng sớm, du khách có thể bắt gặp
chim bói cá, chim ăn thịt và diều hâu chao liệng trên đầu.
Bulyong, một phần của khu Bookmark, có gần 2.400ha ngòi lạch, đầm phá
quanh co, được sông Murray bồi đắp. Tuy nhiên vài năm nay, sông Murray đang
phải chịu nhiều vấn đề về sinh thái như dòng chảy thay đổi, độ mặn, độ đục, tình
trạng xói mòn bờ sông và đánh cá quá tải.
 Hồ Khanka: Nằm ở nơi gặp nhau của hai con sông Amur và Gorin về phía
bắc thành phố Khabarovsk, khu bảo tồn thiên nhiên Komsomolskaya là một khu vùng
đất ngập nước tuyệt đẹp, thu hút các loài chim di cư như sếu, diều hâu và đại bàng.
Khu bảo tồn Bolonsky thu hút hàng triệu loài chim di cư qua đây mỗi mùa

thu trên hành trình về phía nam của chúng và trở về vào mùa xuân [26].
1.2.2. Sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam
Đất ngập nước (ĐNN) ở Việt Nam có diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố
trên tất cả 8 vùng sinh thái. Trong đó hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long và châu
thổ sông Hồng có diện tích ĐNN lớn nhất.
Các hệ sinh thái (HST) - ĐNN trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng
không những có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, mà còn
có chức năng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nghiên cứu


13
khoa học, vui chơi giải trí phục vụ đời sống xã hội hiện tại và tương lai. Các HST
ĐNN của Việt Nam cũng là nơi tích lũy đa dạng sinh học (ĐDSH) cao có tiềm năng
lớn để sản xuất và cung cấp các nguồn năng lượng xanh, sạch, lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh. Đồng thời, sự phong phú của các loài động vật, thực vật
còn có vai trò rất quan trọng về tinh thần và văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc
biệt đối với cộng đồng có cuộc sống dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH).
ĐDSH ở vùng biển và vùng ĐNN nội địa không chỉ là vấn đề cốt lõi trong sinh kế
hướng tới sự thịnh vượng, mà còn được xem như là vật chỉ thị cho chất lượng môi
trường nước, chất lượng rừng, chất lượng ổ sinh thái bị biến đổi trong bối cảnh
BĐKH hiện nay[22].
 Sự phong phú về nguồn tài nguyên ĐDSH trong các HST ĐNN ở Việt Nam
Đặc trưng HST ĐNN ở Việt Nam rất đa dạng:
- Các vùng có các HST hoàn toàn nước ngọt như sông, suối, hồ, ao, ruộng
lúa, thủy vực ngầm trong hang đá, trảng cỏ ngập nước theo mùa.
- HST vùng nước lợ: đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn, cửa sông.
- HST vùng biển, ven bờ, đảo trên vùng biển như: rừng ngập mặn, bãi triều,
vũng - vịnh... Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó nhiều đảo có diện
tích lớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Sơn Trà, Lý Sơn,
Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc, Côn Đảo...

Tục ngữ có câu "Đất lành chim đậu", các vùng ĐNN Việt Nam từ xa xưa đã
hình thành nên nhiều sân chim. Đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng
sông Hồng có khoảng hơn 30 sân chim, trong đó phải kể đến các sân chim lớn nhất
như: Cà Mau, Bạc Liêu (40 ha), Đầm Dơi (120 ha), Cái Nước (13 ha), Tràm Chim
hơn 5.000 ha; sân chim Chi Lăng Nam - Hải Dương (8,3 ha), sân chim Ngọc Nhị Ba Vì - Hà Nội (4 ha)... Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có ý nghĩa to lớn
về khoa học, văn hóa giáo dục và phục vụ du lịch sinh thái, mang lại lợi ích về kinh
tế và xã hội. Trong các loài chim làm tổ ở rừng tràm thì loài già đẫy Java có số
lượng rất ít, là loài quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với khu vực
ASEAN và thế giới. Nhưng hiện nay, Việt Nam chỉ gặp chúng làm tổ ở Vườn quốc
gia U Minh, Cà Mau; Loài sếu đầu đỏ cũng là loài chim vô cùng quý ở Đông Nam
Á đã xuất hiện và thích nghi với môi trường ở Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; Vạc hoa chỉ gặp ở hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - khu


14
Ramsar vừa được công nhận năm 2011; Cò thìa cũng chỉ có ở khu Ramsar Xuân
Thủy, tỉnh Nam Định... Nhờ sự định cư và phát triển của các loài sinh vật quý,
hiếm, độc đáo này đã là một nguyên nhân thu hút khách du lịch trong nước và quốc
tế ngày càng đông[24].
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có những khu rừng đước, vẹt, mắm đã
từng có diện tích lớn hàng nghìn ha với những cây thân gỗ cao từ 15 - 20 m, và
có đường kính 3 0 - 4 0 cm với cành, tán lá xum xuê... Là môi trường sống thuận
lợi cho một số loài động vật thích nghi với môi trường ĐNN như: dơi ngựa lớn,
dơi ngựa Thái Lan, các loài khỉ, voọc, sóc, lợn rừng, rái cá và các loài chim, các
loài bò sát (cá sấu, kỳ đà, trân, rắn, rùa).... Dưới tán lá rừng của HST: ĐNN chứa
đựng một nguồn tài nguyên thực vật, động vật phong phú là mắt xích quan trọng
trong chuỗi quan hệ dinh dưỡng của HST là nguồn cung cấp thức ăn và là nơi trú
ngụ của nhiều loài động vật hoang dã. Trong đó có các sân chim lớn ở đông bằng
sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng (30 sân chim).
Kết quả của các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước

và quốc tê cho đến nay đã thống kê sơ bộ có khoảng 12.115 loài thủy sinh vật
phân bố ở môi trường biển và các vùng nước nội địa cùng với hơn 300 loài động
vật có xương sống chuyên sống trong môi trường nước, hoặc có chu kỳ sống
thích nghi liên quan với các HST ĐNN. Chẳng hạn, thú có 47 loài thuộc 11 họ, 4
bộ: chim có 170 - 180 loài thuộc 42 họ nằm trong 20 bộ; bò sát có 35 loài thuộc
6 họ và hầu hết 162 loài lưỡng cư thường sống và phát triển trong môi trường
ĐNN. Trong số này đã ghi nhận 60 loài thuộc diện có nguy cơ bị đe dọa có tên
trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 như rái cá lông mượt, rái cá vuốt bé, mèo cá,
hươu đầm lầy, voọc bạc, voọc mông trắng, voọc đầu vàng, dơi ngựa lớn, bò biển,
cá ông chuông, cá heo, sếu cổ trụi, vạc hoa... Đây là nguồn gen tự nhiên có giá
trị bảo tồn cao đang hiện hữu trong các HST ĐNN ở Việt Nam, là nguồn tài
nguyên vô cùng quý là sinh kế sản xuất sinh học trong môi trường nước[25].
 Tác động tiềm ẩn của BĐKH đối với ĐDSH trong các HST ĐNN Việt Nam
HST ĐNN là hệ rất nhạy cảm bởi sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tự
nhiên và con người, trong khi HST ĐNN của Việt Nam ở một số vùng được xác
định quan trọng ở tầm quốc gia và quốc tế như các khu Ramsar ở Vườn quốc gia
Xuân Thủy (Nam Định), Bàu sấu (Đồng Nai), Tràm Chim (Đồng Tháp), khu hồ Ba


15
Bể (Bắc Kạn). Đó là nơi nhằm bảo tồn HST, là nơi cư trú của các loài thực vật,
động vật có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn các nguồn gen quý tự nhiên tạo nên sự
ĐDSH cao của hệ. Đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của các loài chim có cuộc
sống gắn với môi trường nước, nơi dừng chân của các loài chim di cư từ các nước
trên thế giới, trong khi BĐKH, thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng rõ cùng với tình
trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng trầm trọng, hiện tượng chặt phá rừng
ngập mặn để nuôi trồng thủy sản cũng như phương thức chuyển đổi sử dụng tốt,
nuôi tôm trên cát cho các mục đích kinh tế khác đã và sẽ gây tác động xấu đến nơi
cư trú của các loài đặc biệt các rạn san hô, cỏ biển, các loài thú biển, chim các loại.
Các loài sóc, khỉ, voọc, các loài dơi như dơi ngựa chỉ phân bố ở các tỉnh phía Nam,

tập trung nhất là ở Vườn quốc gia U Minh, tại các sân chim Ngọc Hiển, Cái Nước
(Cà Mau), dơi, khỉ, sóc và các loài chim nước có tập tính di chuyển nhiều để kiếm
ăn và tìm nơi làm tổ. Các loài chim thường chỉ làm tổ trên các cành cây còn các loài
dơi ngựa lớn, dơi ngựa Thái Lan và các loài sóc là những động vật sống phụ thuộc
vào các tảng rừng và thân cây gỗ để kiếm ăn và nghỉ ngơi. Trong trường hợp có sự
tác động của BĐKH, các khu rừng ngập mặn sẽ bị chia cắt, phân mảnh thì khả năng
tuyệt chủng của các loài voọc, khỉ, chim, dơi, sóc đỏ, sóc côn đảo, voọc bạc, sếu
đầu đỏ, già đẩy... là rất cao, đây là những loài động vật rất nhạy cảm khi yếu tố môi
trường và các HST bị thay đổi. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, nếu không có giải
pháp phù hợp để ngăn chặn, tạo thích ứng kịp thời thì với tình trạng BĐKH hiện
nay thì chỉ đến giữa thế kỷ 21 này sẽ có khoảng 1/3 các loài động vật trên thế giới bị
đe dọa tuyệt chủng[24].
Theo các kịch bản dự báo về BĐKH, nhiệt độ trái đất nóng lên, mực nước
biển sẽ dâng từ 75 cm đến 1 m vào năm 2100 thì có khoảng 20 đến 30% diện tích
vùng thấp đồng bằng sông Cửu Long và 11% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng
bị ngập và sẽ có khoảng 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng, trong đó có 36 khu bảo
tồn thiên nhiên, 8 vườn quốc gia và 11 khu dự trữ thiên nhiên kể cả các khu Ramsar
sẽ bị ảnh hưởng. Có nghĩa là thành phần các loài thực vật, động vật hoang dã nêu ở
trên sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp như mất nơi sống, hoặc mất nguồn dinh
dưỡng. Chẳng hạn các loài voọc, khỉ, dơi ngựa, các loài sóc, các loài chim ở vùng
ĐNN chỉ sống và làm tổ trên các cành cây. Nguồn thức ăn chủ yếu là quả, lá, côn


16
trùng, nhưng khi thời tiết thay đổi, nắng mưa bất thường làm biến động nguồn thức
ăn nơi ở sẽ là mối nguy cho sự tồn tại phát triển của các loài.
1.2.3. Đất ngập nước ở Sơn La
Trong những năm đầu tích nước, nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là thực vật bị
ngập nước trong lòng hồ. Tổng diện tích đất bị ngập là 23.333 ha, trong đó đất nông
nghiệp là 7.670 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 3.170 ha, đất chuyên dùng là 879 ha,

đất chưa sử dụng là 11.087 ha. Sau khi chặt cây và thu dọn lòng hồ, nhiều chủng
loại thực vật cũng đã mọc lại. Đất rừng, cây chồi, đồng cỏ và các nguồn thực vật bị
ngập trong lòng hồ Sơn La.
Hồ chứa thủy điện Sơn La là hồ điều tiết năm. Hàng năm, hồ được khai thác
từ mực nước dâng bình thường đến mực nước chết. Từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 9
hàng năm, khoảng 8000 ha đất vùng bán ngập sẽ khô cạn.
Trong mùa cạn, người dân sử dụng đất vùng bán ngập để sản xuất nông
nghiệp. Các loài cây canh tác phổ biến trong vùng là lúa, ngô, hoa màu… Ngoài ra,
các thực vật trong nước như lau, sậy, bìm bìm… cũng có điều kiện để khôi phục cùng
với các loài khác như rong, bèo… Vùng bán ngập của hồ còn chứa các loài cỏ dại,
lùm bụi… Sau thời kỳ khô hạn, khi nước lên, các loài thực vật này lại bị ngập nước,
phân hủy và nguồn bổ sung các chất hữu cơ và vi sinh vật. Như vậy, hàng năm, một
lượng lớn xác thực vật và đất canh tác ở vùng bán ngập nước đã bổ sung vào lòng hồ
chứa các chất hữu cơ. Khối lượng các yếu tố này phụ thuộc vào cơ cấu sử dụng đất
vùng đất bán ngập.


×