Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Huy động nguồn lực xã hội trong việc đào tạo tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------------------

NGUYỄN HỮU DIỄM

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG VIỆC
ĐÀO TẠO TÀI NĂNG TRẺ CÓ NHIỀU TRIỂN VỌNG
TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------------------

NGUYỄN HỮU DIỄM

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG VIỆC
ĐÀO TẠO TÀI NĂNG TRẺ CÓ NHIỀU TRIỂN VỌNG
TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC SƠN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của các nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Diễm


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy giáo,
cô giáo trong khoa Tâm lí - Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội!
Với tình cảm thành kính, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến
PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn, người hướng dẫn khoa học, người thầy đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận
văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo
dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng, cùng cán bộ các
ban, ngành, đoàn thể đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi trong việc khảo sát thực tiễn, cung cấp thông tin, số liệu,... để nghiên cứu và

viết luận văn.
Đặc biệt, tác giả muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
- những người đã luôn luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tác giả đã cố gắng,
nỗ lực và dành nhiều thời gian, tâm huyết nhưng chắc chắn, luận văn không
thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự cảm thông,
chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày .... tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Hữu Diễm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BP

: Biện pháp

BT

: Bình thường

CB

: Cán bộ

CBQL


: Cán bộ quản lí

CNH

: Công nghiệp hóa

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐNGV

: Đội ngũ giảng viên

ĐT

: Đào tạo

ĐTB

: Điểm trung bình

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GV

: Giáo viên




: Huy động

HĐH

: Hiện đại hóa

HS

: Học sinh

HT

: Hình thức

MT

: Mục tiêu

NLCĐ

: Nguồn lực cộng đồng

NLXH

: Nguồn lực xã hội

NXB


: Nhà xuất bản

SL

: Số lượng

TC

: Tích cực

TN

: Tài năng

TNT

: Tài năng trẻ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
XÃ HỘI TRONG ĐÀO TẠO TÀI NĂNG TRẺ LĨNH VỰC VĂN HÓA,
NGHỆ THUẬT ................................................................................................ 6
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................. 6
1.1.1. Ở nước ngoài ........................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài............................................................... 14
1.2.1. Văn hóa, nghệ thuật .............................................................................. 14
1.2.2. Tài năng, tài năng trẻ và tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực
văn hóa, nghệ thuật ......................................................................................... 16
1.2.3. Đào tạo và đào tạo tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật ................................................................................................ 19
1.2.4. Nguồn lực, nguồn lực xã hội ................................................................. 20
1.2.5. Huy động, huy động nguồn lực xã hội và huy động nguồn lực xã hội
trong đào tạo tài năng trẻ có nhiều triển vọng lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật 21
1.3. Tầm quan trọng của đào tạo tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật .................................................................................. 22


1.4. Quá trình đào tạo tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật..................................... 27
1.4.1. Tuyển sinh ............................................................................................. 27
1.4.2. Tổ chức quá trình đào tạo ..................................................................... 28
1.4.3. Đánh giá sản phẩm và chương trình đào tạo ....................................... 30
1.5. Công tác huy động nguồn lực xã hội trong việc đào tạo tài năng trẻ lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật .................................................................................. 31
1.5.1. Mục tiêu huy động các nguồn lực xã hội .............................................. 31
1.5.2. Chủ thể huy động các nguồn lực xã hội ................................................ 31
1.5.3. Đối tượng huy động............................................................................... 32
1.5.4. Nội dung huy động các nguồn lực xã hội.............................................. 33

1.5.5. Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội ............................................ 34
1.5.6. Hình thức huy động các nguồn lực xã hội ............................................ 34
1.5.7. Kiẻm tra, đánh giá kết quả huy động các nguồn lực xã hội ................ 35
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn lực xã hội trong đào
tạo tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật .................................................. 36
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI
TRONG ĐÀO TẠO TÀI NĂNG TRẺ LĨNH VỰC VĂN HÓA,
NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................ 39
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ..................................................................... 39
2.1.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng .......................................... 39
2.1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 40
2.2. Thực trạng đào tạo các tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng ........................................................ 44
2.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương và
đất nước ........................................................................................................... 44


2.2.2. Thực trạng công tác tuyển sinh ............................................................. 46
2.2.3. Thực trạng mục tiêu đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật
thành phố Hải Phòng ...................................................................................... 46
2.2.4. Chương trình đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thành
phố Hải Phòng ................................................................................................ 48
2.2.5. Đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng .... 50
2.2.6. Thực trạng học sinh trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng ..... 51
2.2.7. Phương pháp dạy học trong quá trình đào tạo tài năng trẻ ở các trường
Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật ....................................................................... 52
2.2.8. Hình thức tổ chức đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật tại
trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng ........................................ 53

2.2.9. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo tài năng trẻ ở trường
Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng..................................................... 54
2.2.10. Hiệu quả đào tạo tài năng trẻ ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật
Hải Phòng ....................................................................................................... 55
2.3. Thực trạng công tác huy động các nguồn lực xã hội trong đào tạo các tài
năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại thành phố
Hải Phòng ........................................................................................................ 57
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác huy động các nguồn lực xã hội
trong đào tạo các tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng ............................................................... 57
2.3.2.Đánh giá mục tiêu huy động các nguồn lực xã hội trong đào tạo các tài
năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại thành phố
Hải Phòng ....................................................................................................... 58
2.3.3.Các lực lượng xã hội tham gia vào công tác đào tạo các tài năng trẻ có
nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng ... 60
2.3.5. Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội công tác đào tạo các tài năng trẻ có
nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng........ 66


2.3.6. Hình thức huy động các nguồn lực xã hội công tác đào tạo các tài năng trẻ có
nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng........ 67
2.3.7. Hiệu quả huy động các nguồn lực xã hội trong đào tạo các tài năng trẻ có
nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng...... 69
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động các nguồn lực
xã hội trong đào tạo các tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng ........................................................ 70
2.5. Đánh giá chung về thực trạng .................................................................. 72
2.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 72
2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại ...................................................................... 72
2.5.3. Nguyên nhân.......................................................................................... 73

Kết luận chương 2 ........................................................................................... 74
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI
TRONG ĐÀO TẠO TÀI NĂNG TRẺ LĨNH VỰC VĂN HÓA,
NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................ 75
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 75
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đảm bảo tính thực tiễn ........................................ 75
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 76
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả........................................................ 76
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ....................................................... 77
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................... 77
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống. ....................................... 77
3.2. Các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả công tác huy động các nguồn lực
xã hội trong việc đào tạo các tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực
văn hóa, nghệ thuật tại thành phố Hải Phòng ................................................. 78
3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài
ngành giáo dục về tầm quan trọng của việc huy động nguồn lực xã hội trong
đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật ......................................... 78


3.2.2. Tăng cường huy động sức mạnh tổng hợp của Ngành Giáo dục&Đào
tạo; ngành văn hóa; cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và của các tổ
chức xã hội trong cộng đồng cho công tác đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực Văn
hóa, nghệ thuật ................................................................................................ 81
3.2.3. Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền xây dựng cơ chế chính
sách huy động các nguồn lực để phát triển đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực Văn
hóa, nghệ thuật ................................................................................................ 82
3.2.4. Phát huy vai trò chủ đạo của trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật trong
công tác huy động các nguồn lực xã hội thực hiện đào tạo tài năng trẻ.............. 84
3.2.5. Phân loại đối tượng để huy động và định rõ cách thức để huy động các
nguồn lực xã hội trong đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật.... 86

3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực huy động được theo mục đích
cải thiện chất lượng đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật .......... 88
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả huy động các nguồn lực xã hội
trong đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật................................ 89
3.3. Mối quan hệ và khảo nghiệm biện pháp .................................................. 91
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp huy
động nguồn lực xã hội trong đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật
Hải Phòng ........................................................................................................ 92
3.4.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm ..................................................... 92
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm............................................................................. 93
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của CB các Ban, Ngành, Đoàn thể; CBQL, GV và HS
trường Trung cấp VHNT Hải Phòng về tầm quan trọng của đào tạo TNT lĩnh
vực VHNT đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương và
đất nước ........................................................................................................... 45
Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện công tác tuyển sinh của trường Trung cấp văn
hóa nghệ thuật Hải Phòng ............................................................................... 46
Bảng 2.3. Đánh giá về mục tiêu đào tạo TNT lĩnh vực VHNT thành phố
Hải Phòng ....................................................................................................... 47
Bảng 2.4. Đánh giá về chương trình đào tạo TNT lĩnh vực VHNT thành phố
Hải Phòng ........................................................................................................ 48
Bảng 2.5. Học sinh trường Trung cấp VHNT Hải Phòng trong quá trình đào tạo51
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ đáp ứng yêu cầu của

hệ thống CSVC, trang thiết bị phục vụ đào tạo TNT ở trường Trung cấp
VHNT Hải Phòng ............................................................................................ 54
Bảng 2.7. Đánh giá về hiệu quả đào tạo TNT ở trường Trung cấp VHNT
Hải Phòng ....................................................................................................... 55
Bảng 2.8. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác HĐ các NLXH trong đào tạo
các TNT có nhiều triển vọng trong lĩnh vực VHNT tại thành phố Hải Phòng ....... 57
Bảng 2.9. Đánh giá mục tiêu HĐ các NLXH trong đào tạo các TNT lĩnh vực
VHNT thành phố Hải Phòng ........................................................................... 59
Bảng 2.10. Mức độ quan trọng củ

LLXH trong công tác đào tạo các

TNT lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng .................................................... 61
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện củ

LLXH trong công tác đào tạo các TNT

lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng ............................................................ 62
Bảng 2.12. Mức độ phối hợp giữa trường Trung cấp VHNT với các lực lượng
trong công tác đào tạo các TNT lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng .............. 64


Bảng 2.13. Nội dung huy động các NLXH công tác đào tạo các TNT có nhiều
triển vọng trong lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng.................................. 65
Bảng 2.14. Biện pháp huy động các NLXH công tác đào tạo các TNT có
nhiều triển vọng trong lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng........................ 66
Bảng 2.15. Hình thức huy động các NLXH công tác đào tạo các TNT có nhiều
triển vọng trong lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng.................................. 68
Bảng 2.16. Hiệu quả HĐ các NLXH trong đào tạo các TNT có nhiều triển
vọng trong lĩnh vực VHNT tại thành phố Hải Phòng ..................................... 69

Bảng 2.17. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác HĐ các NLXH
trong đào tạo các TNT có nhiều triển vọng trong lĩnh vực VHNT tại thành
phố Hải Phòng ................................................................................................. 70
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp huy động NLXH
trong đào tạo TNT lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng ............................. 94
Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp huy động NLXH trong đào
tạo TNT lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng .............................................. 96
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp huy động NLXH
trong đào tạo TNT lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng ............................. 95
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp huy động NLXH
trong đào tạo TNT lĩnh vực VHNT thành phố Hải Phòng ............................. 97
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp huy động NLXH trong đào tạo
TNT lĩnh vực VHNT Hải Phòng ..................................................................... 92


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho Cán bộ quản lí, giáo viên trường
Trung cấp VHNT Hải Phòng
Phụ lục 2. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học sinh đang theo học tại trường
Trung cấp VHNT Hải Phòng
Phụ lục 3. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho người đã tốt nghiệp trường Trung
cấp VHNT Hải Phòng
Phụ lục 5. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho người dân tại thành phố Hải Phòng
Phụ lục 6. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ sử dụng người đã từng
được đào tạo tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng
Phụ lục 7. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lí, giáo viên trường
Trung cấp Văn hóa, nghệ thuật; cán bộ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
trên địa bàn thành phố Hải Phòng



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng
nói riêng đang trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức với mục tiêu phát triển nhanh và bền
vững, theo kịp xu hướng hội nhập quốc tế, Do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng tài
năng trẻ trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nói riêng là
một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu đề ra của thành phố
và đất nước.
Để các tài năng trẻ có điều kiện được phát huy và được sử dụng hiệu
quả, tài năng không thể tách rời môi trường giáo dục đầy đủ, toàn diện. Vai
trò của nhà trường và xã hội là điểm tựa quan trọng để tài năng trẻ bộc lộ và
phát triển. Đồng thời, công tác huy động các nguồn lực xã hội có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển các tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật.
Hiện nay, Việt Nam đang ở bước đầu tiên trong quá trình phát triển. Do
được quản lý bởi nhiều cấp, mỗi cấp ngân sách lại có nhiệm vụ đầu tư cho
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác nhau, nhưng vấn đề đầu tư cho đào tạo mới
chỉ dừng lại ở đầu tư mới cho cơ sở vật chất và còn mang tính dàn trải. Đó
cũng là vấn đề dễ hiểu để giải thích cho lý do những khoản kinh phí chủ yếu
đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vì tính “an toàn” và
“thực tế” của nó được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Đây là những khó
khăn chung của hoạt động đào tạo văn hóa nghệ thuật về yếu tố nguồn lực.
Giải quyết những khó khăn này, rất cần những điểm sáng tại các cơ sở đào
tạo, những cách thức quản lý sáng tạo để có thể coi đó như là bài học kinh
nghiệm cho cả hệ thống đào tạo những tài năng trẻ của chúng ta. Trong khi
đó, một số nước có nền giáo dục tiên tiến áp dụng thể chế mới trong quản lý
giáo dục - đào tạo là tách rời quản lý hành chính với trường học, nhà nước chỉ

1


giám sát cơ quan vận hành các trường, khuyến khích giao quyền tự chủ cho
các trường đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Một vài quốc
gia cải cách theo hướng nhà nước giữ vai trò chủ thể trong việc xây dựng thể
chế, nhân dân tham gia đóng góp xây dựng thể chế vận hành các trường công lập
và dân lập. Có như vậy, các trường học mới chủ động trong việc xây dựng nhà
trường hiện đại, tăng cường giao lưu hợp tác và liên doanh, liên kết trong hoạt
động đào tạo, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ. Đồng thời, khuyến
khích các cơ sở đào tạo mời các nhà khoa học có uy tín, các giáo sư, chuyên gia
đầu ngành là người nước ngoài đến đảm nhận việc giảng dạy tại các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu trong nước dành riêng cho các tài năng trẻ có nhiều triển vọng;
có chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút và tạo điều kiện đảm bảo để tích cực trau
dồi, rèn luyện và cống hiến. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy ngành giáo dục
và đào tạo nước ta đã có những chủ trương, biện pháp quan trọng phát hiện, bồi
dưỡng nhân tài và đến nay đã thu được những kết quả nhất định. Sự nghiệp giáo
dục được coi là quốc sách hàng đầu. Nhiều tài năng trẻ đã được bồi dưỡng và
phát triển nhanh chóng. Nhiều địa phương đã có những chính sách riêng khuyến
học, khuyến tài, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, trọng dụng nhân tài. Do vậy,
vấn đề huy động các nguồn lực xã hội là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Huy động các nguồn lực
xã hội trong việc đào tạo tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật tại Hải Phòng” để làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm nâng cao hiệu
quả trong công tác đào tạo tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của
thành phố.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn huy động các nguồn lực
xã hội trong đào tạo tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thành phố
Hải Phòng, đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác này, góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo.
2


3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo các tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật
thành phố Hải Phòng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp huy động nguồn lực xã hội trong đào tạo tài năng trẻ trong
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thành phố Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc đào tạo tài năng
trẻ đã được các tổ chức, cơ quan chức năng, các đơn vị đào tạo quan tâm thực
hiện và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, tính ổn định và bền vững của
hoạt động này còn hạn chế. Nếu đề xuất được các biện pháp huy động nguồn
lực xã hội sát với thực tiễn và mang tính đồng bộ thì sẽ đem lại nhiều nguồn
lực hơn, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động đào tạo tài năng trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận
Về việc huy động các nguồn lực xã hội đối với công tác đào tạo các tài
năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của thành phố
Hải Phòng.
5.2. Khảo sát thực trạng
- Tiến hành tổ chức khảo sát thực trạng công tác huy động các nguồn
lực xã hội đối với công tác đào tạo các tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của thành phố Hải Phòng.
- Tiến hành khảo sát thực trạng các biện pháp các nguồn lực xã hội đối
với công tác đào tạo các tài năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật của thành phố Hải Phòng.

- Tiến hành khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đối với công tác
huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác đào tạo các tài năng trẻ có
nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của thành phố Hải Phòng.
3


5.3. Đề xuất các biện pháp
Trên cơ sở khảo sát thực trạng, tổng hợp nhận xét, đánh giá để đề ra các
biện pháp hữu hiệu nhất để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn
chế trong việc huy động các nguồn lực xã hội đối với công tác đào tạo các tài
năng trẻ có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của thành phố
Hải Phòng.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nguồn lực xã hội được
huy động nhằm hỗ trợ và phục vụ hiệu quả công tác đào tạo các tài năng trẻ
có nhiều triển vọng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của Trường Trung cấp
Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu về huy
động cộng đồng trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái
quát hóa, từ đó rút ra những kết luận khái quát làm cơ sở lý luận cho đề tài
nghiên cứu. Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm:
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và của thành phố về huy động
cộng đồng
- Các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Xây dựng, sử dụng các phiếu điều tra (Phiếu khảo sát) nhằm thu thập
các thông tin, số liệu về thực trạng công tác huy động nguồn lực xã hội trong

đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thành phố Hải Phòng.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Xây dựng nội dung, thực hiện phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về
nhận thức của một số đối tượng đã được xác định về thực trạng huy động
4


nguồn lực xã hội trong đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thành
phố Hải Phòng. Đồng thời kiểm tra, làm rõ và bổ sung những thông tin đã thu
thập được thông qua phiếu điều tra.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Được sử dụng trong đề tài để quan sát các hình thức tổ chức, các nội
dung của huy động các NLXH. Đồng thời quan sát các công việc của tập thể
và cá nhân tham gia thực hiện việc huy động các NLXH trong đào tạo TNT
lĩnh vực VHNT, nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết, bổ sung cho kết
quả điều tra bằng các phiếu thu thập thông tin (phiếu khảo sát), làm tăng thêm
tính khách quan và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo, lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để xem xét, nhận
định về vấn đề nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho việc huy động các
nguồn lực xã hội trong đào tạo tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
7.3. Các phương pháp xử lý thông tin
Thông tin được xử lí bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ. Mã hóa
thông tin hợp lý để sử dụng các phần mềm tin học thực hiện thống kê toán
học, vẽ đồ thị và biểu đồ.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của Luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về huy động các nguồn lực xã hội trong đào
tạo tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Chƣơng 2. Thực trạng huy động nguồn lực xã hội trong đào tạo tài
năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thành phố Hải Phòng.
Chƣơng 3. Biện pháp huy động nguồn lực xã hội trong đào tạo tài năng
trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thành phố Hải Phòng.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI
TRONG ĐÀO TẠO TÀI NĂNG TRẺ LĨNH VỰC VĂN HÓA,
NGHỆ THUẬT
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
Loài người đã trải qua các nền văn minh khác nhau. Có thể thấy rằng
một xu hướng phát triển mang tính quy luật, phổ biến là mức độ lệ thuộc của
loài người vào các nguồn lực, vật chất tự nhiên ngày càng giảm trong khi mức
độ lệ thuộc vào các nguồn lực trí tuệ, tinh thần ngày càng tăng lên. Trong nền
văn minh nông nghiệp thì đất đai lao động là những yếu tố quan trọng nhất.
Nền văn minh công nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, thiên nhiên, kỹ
thuật và vốn. Bước vào thế kỷ 21 nền văn minh trí tuệ với kinh tế tri thức trở
thành những tài nguyên có tính chất quyết định và nguồn lực trí tuệ được coi
là yếu tố cạnh tranh hàng đầu.
Nhân tài, đặc biệt là thiên tài có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển của xã hội, tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần to lớn cho cộng
đồng, thậm chí cho cả loài người. Việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử
dụng nhân tài được xác định thành chiến lược quốc gia, được đầu tư lớn và áp
dụng rộng rãi từ học sinh phổ thông cho đến những người trưởng thành và
thành đạt, trong đó khâu đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trẻ tuổi; đồng thời, trở
thành vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các nước.
1.1.1. Ở nước ngoài

* Về đào tạo nhân tài: Ở Hoa Kỳ, từ năm 1974, Mỹ đã thành lập Cục
Giáo dục thiên tài nhi đồng thuộc Bộ Giáo dục Liên bang và xuất hiện
Chương trình giáo dục 0 tuổi. Trường ĐH danh tiếng Harvard cũng bắt đầu
nghiên cứu “công trình 0 tuổi”. Năm 1974, nước Anh cũng thành lập Hiệp hội
Thiên tài nhi đồng quốc gia và đặt các phân hội tại 34 địa phương trên toàn

6


lãnh thổ. Việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài được xác
định thành chiến lược quốc gia, được đầu tư lớn và áp dụng rộng rãi từ học
sinh phổ thông cho đến những người trưởng thành và thành đạt, trong đó khâu
đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trẻ tuổi được thực hiện rất hiệu quả thông qua
các chương trình đào tạo nhân tài phổ biến trong các trường đại học lớn.
Các nước châu Âu như: Anh, Pháp, Đức, Nga tiến hành phân loại đối
tượng theo mức độ phát triển trí tuệ và áp dụng những chương trình giáo dục
đặc biệt đối với những đối tượng có năng lực trí tuệ cao. Một trong những
điển hình của trường lớp đặc biệt kiểu này là Trường Hành chính Quốc gia
Pháp nổi tiếng, nơi đào tạo nhiều quan chức cao cấp cho nhà nước Pháp và
một số nước khác; ở đây, phương thức “hậu bổ” (bổ nhiệm chức vụ tương
xứng ngay sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo đặc biệt) được áp dụng
một cách trực tiếp, thậm chí không cần cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên
tốt nghiệp khoá học.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Ý, Pháp, Nga.... nhà nước đã
xây dựng môt hệ thống giáo dục toàn diện đào tạo những nhân tài âm nhạc từ
tuổi ấu thơ tới khi họ đạt đến những danh hiệu cao quý nhất.
Đào tạo, bồi dưỡng tài năng cũng rất được chú trọng ở nhiều nước châu
Á, với sự ưu tiên sử dụng “biện pháp nhà trường”, trước hết là thông qua các
trường lớp, chương trình giáo dục chất lượng cao dành cho những học sinh
giỏi và các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi.

Nhật Bản đã sáng lập trường học anh tài, chuyên chiêu sinh và đào tạo
nhi đồng có khả năng phi thường, thành lập Hiệp hội Khám phá tiềm năng nhi
đồng và đã xuất hiện “kế hoạch 0 tuổi”. Trên tinh thần đó, phổ biến nâng cao
tố chất nhi đồng, đào tạo ra số lượng lớn các trẻ thông minh sớm, nước Nhật
đã cải tạo thành công chất lượng nòi giống cả về trí tuệ và thể lực, trở thành
một trong những nước có tiềm lực khoa học công nghệ, kinh tế phát triển
hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Nhật Bản có chương trình quốc gia đào tạo
7


lãnh đạo trẻ. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở giai đoạn đầu được thực hiện
ở một số trường đại học lớn (Đại học Kobe đào tạo nhân tài lãnh đạo cấp cơ
sở, Đại học Nagoya đào tạo nhân tài lãnh đạo cấp tỉnh, Đại học Hitosubashi
đào tạo nhân tài kinh doanh, Đại học Kuyshiu đào tạo nhân tài về quản lý
hành chính, luật pháp…). Nhưng Đại học Quốc gia Tokyo vẫn là cơ sở đào
tạo nhân tài chủ yếu, cung cấp khoảng 50% nguồn quan chức nhà nước được
đào tạo cơ bản và chất lượng cao.
Trung Quốc có chiến lược về phát triển nhân tài đã được triển khai từ
rất sớm trên phạm vi cả nước. Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở Trung
Quốc được thực hiện bài bản, từ khâu tuyển chọn đến xây dựng chương trình,
phương thức đào tạo sử dụng và chế độ đãi ngộ, đặc biệt chú trọng gửi sinh
viên, cán bộ tài năng đi du học và tu nghiệp dài hạn, ngắn hạn ở những nước
phát triển. Trung Quốc coi trọng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực nhưng trước
hết tập trung vào ba lĩnh vực: lãnh đạo - quản lý, Đảng - Chính quyền, quản lý
kinh doanh - kỹ thuật chuyên môn. Tháng 12/2003, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc ra quyết định
về “tăng cường hơn nữa công tác nhân tài”. Trước đó (5/2002), Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện đã ban hành bản Đề cương quy
hoạch đội ngũ nhân tài toàn quốc 2002-2005. Đảng quản lý nhân tài, bao gồm
quy hoạch, đào tạo và sử dụng nhân tài. Công tác quản lý nhân tài được thực

hiện bởi một hệ thống tổ chức được phân cấp rõ ràng từ trung ương đến địa
phương (Cục nhân tài trực thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc, các ban, phòng nhân tài ở tất cả các bộ, ngành trung ương và các
tổ nhân tài ở tất cả các cơ sở, ban, ngành, cấp tỉnh, huyện). Công tác phát
hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài được thực hiện thường xuyên, công khai,
khuyến khích sự tham gia của đông đảo cán bộ, nhân dân. Hướng tới kỷ niệm
100 năm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (2049), Trung Quốc
đang thực hiện nhiều dự án phát triển nhân tài trong các lĩnh vực, đặt mục tiêu
8


phấn đấu đến năm 2049 sẽ có ít nhất một nghìn nhà khoa học tầm cỡ thế giới,
trong đó có 10 giải thưởng Nô-ben. Trung Quốc đang thực hiện “công trình
hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn nhân tài”. Mục tiêu đến năm 2010, đào tạo,
bồi dưỡng ra hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật công trình và nhà
lý luận kiệt xuất tầm cỡ thế giới; hàng nghìn cán bộ đầu ngành trong cả nước
về các lĩnh vực chuyên môn tầm quốc gia và hàng chục nghìn nhân tài trẻ tuổi
ưu tú có thành tích nổi bật trong các lĩnh vực chuyên môn, có vai trò nòng cốt,
có triển vọng phát triển.
Hàn Quốc có dự án “Chất xám Hàn Quốc” với mục tiêu cung cấp cho
đất nước những nhà khoa học đầu ngành, trong đó có những người có khả
năng đạt giải Nô-ben trong tương lai. Dự án gồm hai giai đoạn: giai đoạn I
(1999-2005) được đầu tư 200 triệu USD nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ
năng cao, đáp ứng nhu cầu của thế kỷ 21 và giai đoạn II (2005-2012) được
đầu tư 400 triệu USD nhằm nâng năng lực giảng dạy và nghiên cứu của
khoảng 15 trường đại học lên hàng những đại học danh tiếng nhất thế giới.
Ngoài ra còn có đề án “Ngôi sao đại học” được đầu tư khoảng 20 triệu
USD/năm để tuyển dụng khoảng 50 giáo sư hạng “sao” giảng dạy cho một số
lớp sinh viên tài năng, những ứng viên giải Nô-ben 10 năm tới.
Về các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đào tạo và

bồi dưỡng tài năng, chúng ta có thể kể đến một số công trình đáng chú ý
như: “Educating gifted children”[32] của Havighurst Robert J;
“Educating gifted children at Hunter College Elementary School”[31]
của Gertrude Howell Hildreth.
Về huy động các nguồn lực cho đào tạo nhân tài: Huy động các
nguồn lực cho việc đào tạo nói chung là công việc mang tính thường xuyên,
ổn định và trở thành truyền thống của các nước phát triển. Các trường đại học
phi lợi nhuận lớn, danh tiếng, các hội đồng trường với các đại diện từ nhiều
lĩnh vực khác nhau của đới sống xã hội, sự tham gia của các tập đoàn, các
9


công ty, các chính sách học bổng của các tổ chức phi chính phủ...là những
minh chứng cho việc huy động rộng rãi các nguồn lực xã hội. Tương tự, việc
đào tạo tài năng rất được chú ý. Các nghiên cứu về việc thu hút, phân phối các
nguồn lực được nhiều tác giả quan tâm từ rất sớm: ảnh hưởng của nguồn lực
đối với hoạt động của nhà trường, vai trò của nguồn lực trong quản trị trường
học của Martin J. Donenfeld trong công trình “ Ý nghĩa của nguồn lực xã hội”
(The Journal of Educational Sociology Vol. 13, No. 9 (May, 1940), pp. 560-564).
1.1.2. Ở Việt Nam
Lịch sử dựng xây và giữ nước bao đời nay cho thấy, thời nào nhân tài
được trọng dụng thì hưng thịnh, thời nào nhân tài bị khinh bạc thì suy vong.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” càng đặt ra yêu cầu
chăm lo công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, nhất là nhân tài trong
lĩnh vực lãnh đạo, quản lý.
Do nhận thức rõ được tầm quan trọng của nhân tài đối với sự nghiệp
cách mạng, ngay từ khi Đảng ra đời và trải qua các giai đoạn cách mạng,
Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng và quan tâm công tác phát hiện, đào tạo, bồi
dưỡng và trọng dụng nhân tài. Người nói: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến

thiết cần phải có nhân tài”[16].
Trong những năm trở lại đây, đứng trước yêu cầu của việc đẩy mạnh
xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập với quốc tế, Đảng, Nhà nước ngày
càng quan tâm chỉ đạo, đầu tư đối với công tác phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng
nhân tài nói chung và nhân tài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nói riêng. Điều
đó được thể hiện qua việc nghiên cứu, ban hành những văn bản sau:
- Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII)
về xây dựng và phát triển nền Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X)
về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới;
10


- Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Bộ Chính trị (X) về
xây dựng xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước;
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI)
về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước;
- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến
năm 2020;
-

ố 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020”;
- Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;

- Quyết định số 1243/QĐ-TTg, ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011 - 2020”;
- Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL ngày 22/5/2009 củ
ề tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển văn hoá đến
năm 2020”;
- Chỉ thị số 152/CT-BVHTTDL, ngày 09/9/2011 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao
chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011 - 2020”;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” tiếp tục khẳng định
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
11


dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi
đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Những văn bản nêu trên là những cơ sở pháp lí quan trọng cho công tác
phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật nói riêng.
Xuất phát từ ý nghĩa vô cùng quan trọng của công tác đào tạo và bồi
dưỡng nhân tài, trong những năm gần đây, các cấp quản lí, cũng như các nhà
khoa học đã hết sức quan tâm nghiên cứu về mặt lí luận cũng như thực tiễn
của vấn đề này.
Ngày 17 tháng 4 năm 1993 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT, Ban chủ nhiệm
chương trình V về đào tạo và bồi dưỡng người giỏi, phát triển đội ngũ cho

một số ngành mũi nhọn đã tổ chức hội thảo quốc gia “Phát hiện và bồi dưỡng
tài năng trẻ đại học và sau đại học” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phạm
Minh Hạc. Hội thảo đã đề cập đến các vấn đề cơ sở khoa học của tài năng,
đánh giá tình hình phát triển và bồi dưỡng tài năng ở nước ta, kinh nghiệm,
phương hướng và kiến nghị về công tác phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
Ngày 22 tháng 8 năm 2000 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức
Hội thảo quốc gia về “Bồi dưỡng nhân tài phục vụ CNH,HĐH đất nước” dưới
sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng. Các tham luận tại Hội thảo đã
đề cập đến vai trò của nhân tài trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, thực
trạng hệ thống trường chuyên và một số biện pháp đào tạo và bồi dưỡng các
tài năng ở các bậc học.
Trong Chương trình KX.07 “Con người - mục tiêu và động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội” có một đề tài “Các con đường và hình thức phát
hiện, bồi dưỡng và phát huy các tài năng trong một số loại hình lao động”
mang mã số KX-07-18. Kết quả nghiên cứu của đề tài này được thể hiện trong
12


×