Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.83 KB, 6 trang )

Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật thời Nguyễn

Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật bao giờ cũng đa dạng phong phú và phức tạp, nên ấn tín tư
nhân trong văn hóa nghệ thuật cũng khá đa dạng và phức tạp.

Xã hội đầu thời Nguyễn xuất hiện những nhà tàng bản hoàn thiện hơn thời Hậu Lê, trên
những ấn bản có đóng hình con dấu vuông vức rõ ràng khắc tên nhà tàng bản. Ví dụ nhà
tàng bản Đa Văn đường thời Tự Đức còn để lại hình dấu trong cuốn Tứ lục sao[278], dấu
hình vuông, cỡ 2,8x2,8cm, 3 chữ Triện bên trong xếp theo hàng ngang, nét chữ uốn lượn
là 3 chữ Đa văn đường 多文堂, niên đại của sách chép năm Tự Đức thứ 11 (1858). (H.
204)



Các dòng họ như Ngô gia văn phái, Phan Huy, v.v… đều có những kho thư viện sách
riêng để khỏi lẫn với các dòng họ khác.

Dòng Ngô gia văn phái với dấu Danh gia tàng thư 名家藏書 có hình vuông, kích thước
2,6x2,6cm, 4 chữ Triện bên trong khắc vuông vức đẹp đẽ, dấu được in trong cuốn Ngô
gia văn phái[279]. (H. 205)

Dòng họ nổi tiếng Bùi Huy Bích cũng sử dụng dấu ấn riêng trên sách của họ. Trong cuốn
Hoàng Việt thi tuyển[280], dòng chữ “Tồn Am gia tàng” viết ngay ngắn và bên cạnh là
hình dấu Danh gia hội tuyển 名家會選, dấu hình vuông kích cỡ 3,4x3,4cm, bốn chữ
Triện trong dấu có nét khắc khác hẳn dấu của họ Ngô trên. (H. 206)




Những cổ vật ngày nay còn lại khá nhiều. Trên các đồ gốm, sứ, đồng v.v… và những bức


tranh, thơ cổ có nhiều hình dấu khác nhau, ở những bức tranh, dưới những bài thơ cổ
thường là dấu tên hiệu các họa sĩ, thi gia. Việc xác định chính xác đó là tranh cổ Việt
Nam hay Trung Quốc và thuộc thời nào, đồng thời xác định rõ hình dấu trên đó là một
việc làm khó khăn, chỉ có các họa sĩ, thi gia lão thành và các nhà nghiên cứu tranh, thơ cổ
chuyên nghiệp mới giải đáp được.

Đồ gốm, sứ, đồng thời Nguyễn khá phong phú. Các cổ vật Trung Quốc đã trộn hòa cùng
tồn tại với gốm Bát Tràng, Thanh Hóa trên đất Việt. Những hiện vật dân tộc thường
không khắc ấn dấu, chúng tôi chỉ thấy những dòng ghi niên hiệu như “Gia Long niên
chế” v.v… ở mặt đỉnh lư hương và dưới trôn đĩa, lọ, bình.



Từ thời chúa Nguyễn về sau, ngoài những đồ Ngự dụng được đặt làm ở Trung Quốc, một
số quan lại và phú thương sành chơi thường mua hoặc đặt làm những đồ gốm sứ Trung
Quốc về dùng, trên những cổ vật này mới có những hình dấu ấn. Chuyến công tác vào Sài
Gòn trước đây chúng tôi được một đệ tử của cụ Vương Hồng Sển cung cấp ít tư liệu có
ảnh hiện vật về ấn dấu. Trong đó có ảnh một chiếc đĩa mà đường kính thực ngoài là
15,5cm, mặt đĩa vẽ cảnh vật không in hình chữ Hán. Mặt trôn đĩa có in một dấu hình
vuông cỡ 4x4cm, 4 Triện trong dấu viết đậm nét, cỡ chữ không đều nhau, là 4 chữ Thái
lai thanh ngoạn 泰來清玩. Đây là đĩa nhà Thanh Trung Quốc có niên đại tương đương
đầu thời Nguyễn. Chiếc đĩa này được dùng ở vùng kinh đô Huế thời Nguyễn mà sau này
cụ Vương Hồng Sển đã mua lại và xếp vào loại đồ gốm sứ ở cố đô Huế. (H 207)



Tại Viện Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi đã chụp ảnh và in được một
số quả ấn và hình dấu thuộc lĩnh vực này. Ấn có ký hiệu BTLS 1202 bằng đá, cao
16,8cm, chiều ngang 6,2cm, khắc hình con nghê mẹ cõng nghê con đứng trên một khối
hình chữ nhật. Mặt dấu hình chữ nhật đứng cỡ 2,4x6,2cm, hai chữ bên trong xếp theo

chiều dọc là 2 chữ Lan sương 蘭霜. Dấu ghi tên hiệu người là Lan Sương. (H 208 a, b)

Ngoài ra còn một số hình dấu ghi lời hay ý đẹp như Ca vịnh thái bình 歌詠太平 theo
hình elíp, có cỡ 2,2x3,3cm, 4 chữ Triện khắc nổi xếp theo hình chữ thập, hai chữ “ca” và
“vịnh” nằm giữa và rộng gấp đôi hai chữ ở hai bên[281]. (H 209)



Những quan lại và văn nhân giỏi thường khắc ấn tín riêng ghi tên hiệu của mình, như dấu
Tùng tuyết trai 松雪齋 có kiểu chữ Triện thật lạ mắt và độc đáo[282]. (H. 210)

Mô típ dấu chữ Phúc 福 Lộc 祿 Thọ 壽 theo lối chữ Triện có trên rất nhiều hiện vật chất
liệu khác nhau, và chạm khắc nhiều ở đình, đền, chùa trong dân gian. Mỗi một chữ loại
này có rất nhiều kiểu khác nhau, ở đây thể hiện sự phong phú mang tính sáng tạo về thể
loại chữ Triện của những người sáng tác và cả các nghệ nhân điêu khắc. (H. 211)





Những người chơi ấn thường tạo ra những quả ấn rất nhỏ, mặt dấu làm theo hình trái cây,
hoa lá, khắc tên hiệu, hoặc khắc những mỹ tự mà họ thích. Trong dấu dùng chữ Triện như
dấu Thuận cát[283] 順吉 (H. 212) hoặc khắc lối Chân thư như dấu Tường hợp[284]
祥合. (H .213)


×