Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 119 trang )



1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM















TRỊNH THỊ MINH










HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH XÃ
HỘI HOÁ
GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI
CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC




























































HÀ NỘI - 2008



2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
















TRỊNH THỊ MINH











HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH XÃ
HỘI HOÁ
GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI
CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ CAO ĐÀM


























HÀ NỘI - 2008

1




MC LC
Trang
M U

1. Lý do chn ti
1
2. Lch s nghiờn cu
5
3. Mc tiờu v nhim v nghiờn cu ti
5
4. Phm vi nghiờn cu
6
5. Mu kho sỏt
6
6. Vn nghiờn cu
6
7. Gi thuyt nghiờn cu
6

8. Phng phỏp nghiờn cu
7
9. Cỏc lun c d kin (Ni dung ca ti)
7
Chng 1: Cơ sở lý luận cho việc huy động nguồn
lực xã hội trong quá trình thực hiện xã hội hoá
giáo dục
8
1.1. Khỏi nim v giỏo dc
8
1.2. Khỏi nim xó hi
8
1.3. Xó hi húa (XHH)
10
1.4. Khỏi nim xó hi hoỏ giỏo dc
11
1.4.1. Ni dung c bn ca xó hi hoỏ giỏo dc
15
1.4.2. Mc tiờu ca xó hi hoỏ giỏo dc
15
1.5. Ngun lc xó hi
16
1.6. Huy ng cỏc ngun lc xó hi
18
1.6.1. Mc ớch huy ng cỏc ngun lc xó hi
18
1.6.2. Ni dung huy ng ngun lc xó hi
18
1.6.3. i tng huy ng bao gm cỏc ngun lc trong v ngoi nh trng
20

1.7. Cỏc nguyờn tc chung khi tham gia huy ng cng ng
23
1.8. Phõn bit c ý ngha ca xó hi hoỏ giỏo dc v huy ng cỏc
ngun lc xó hi
26
1.9. ng lc ca xó hi hoỏ giỏo
27

2


Kt lun chng 1
28
Chng 2: Thực trạng xã hội hoá giáo dục và huy
động nguồn lực xã hội ở quận Ngô Quyền
29
2.1. c im tỡnh hỡnh qun Ngụ Quyn
29
2.2. c im tỡnh hỡnh giỏo dc qun Ngụ Quyn
30
2.2.1. V c cu v cht lng i ng
30
2.2.2. V cht lng giỏo dc
30
2.2.3. V ph cp giỏo dc
31
2.2.4. Xõy dng trng chun quc gia
31
2.2.5. y mnh ng dng cụng ngh thụng tin
31

2.3. Thc trng xó hi hoỏ giỏo dc trong v ngoi qun Ngụ Quyn
32
2.3.1. Kinh nghim th gii v xó hi hoỏ giỏo dc
32
2.3.2. Vic thc hin xó hi hoỏ giỏo dc Vit Nam
34
2.3.3. Thc trng v cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo dc qun Ngụ Quyn
36
2.4. Thc trng cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo dc trong cỏc trng hc qun
Ngụ Quyn
38
2.4.1. Kt qu thc hin cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo dc v o to qun Ngụ Quyn
38
2.4.2. Kho sỏt iu tra, tỡm hiu thc tin, nghiờn cu thu thp s liu liờn quan
n cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo dc qun Ngụ Quyn thnh ph Hi Phũng
41
2.5. Thc trng vic huy ng cỏc ngun lc xó hi trong quỏ trỡnh xó hi
hoỏ giỏo dc cỏc trng tiu hc qun Ngụ Quyn thnh ph Hi Phũng
47
Kt lun chng 2
51
Chng 3: CC BIN PHP HUY NG CC NGUN LC X
HI THC HIN X HI HO GIO DC CC TRNG
TIU HC QUN NGễ QUYN THNH PH HI PHềNG
53
3.1. Kt qu nghiờn cu bin phỏp tin hnh xó hi hoỏ giỏo dc
53
3.1.1. Nhúm bin phỏp 1
53
3.1.2. Nhúm bin phỏp 2

53
3.1.3. Nhúm bin phỏp 3
53
3.2. Kho nghim tớnh kh thi v tớnh bc thit ca cỏc gii phỏp
54
3.2.1. Tớnh cp thit ca bin phỏp
55

3


3.2.2. Tính khả thi của biện pháp
55
3.3. Tiến hành các giải pháp
56
3.3.1. Nhóm biện pháp 1: Khai thác tối đa nguồn nội lực của nhà trưường.
56
3.3.2. Nhóm biện pháp 2
65
3.3.3. Nhóm biện pháp 3: Các thiết chế hỗ trợ cho cả 2 nhóm nguồn lực
74
Kết luận chương 3
87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
88
1. KÕt luËn
88
2. KhuyÕn nghÞ
90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

92
PHỤ LỤC




1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Viết tắt
Viết đầy đủ
XHHGD
Xã hội hoá giáo dục
XHH
Xã hội hoá
TH
Tiểu học
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
Bộ GD&ĐT
Bộ giáo dục và Đào tạo
PGD và ĐT
Phòng giáo dục và Đào tạo
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Uỷ ban nhân dân

TT HTCĐ
Trung tâm học tập cộng đồng
ATGT
An toàn giao thông
BVCSTE
Bảo và chăm sóc trẻ em
PCGD
Phổ cập giáo dục
CBQL
Cán bộ quản lý
CBGV
Cán bộ giáo viên
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
TDTT
Thể dục thể thao
HĐCĐ
Huy động cộng đồng
CSVC
Cơ sở vật chất
SGK
Sách giáo khoa
NXB
Nhà xuất bản
SXKD
Sản xuất kinh doanh
CNTT
Công nghệ thông tin

CMHS
Cha mẹ học sinh
PHHS
Phụ huynh học sinh
NQTW4
Nghị quyết trung ong 4
NQTW2
Nghị quyết trung ơng 2
ĐBQH
Đại biẻu quốc hội


2





1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục bắt nguồn từ đời sống xã hội, có bản chất xã hội và không thể
tách rời đời sống xã hội. Giáo dục từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu đƣợc của xã hội loài ngƣời, là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì
nó quyết định tƣơng lai của mỗi ngƣời, của đất nƣớc và làm thức tỉnh tiềm
năng sáng tạo trong mỗi ngƣời. Giáo dục còn là điều kiện tiên quyết để thực
hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác, trí tuệ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, là
chìa khóa dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới hòa hợp hơn. Do

đó, giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chỉ có sự tham gia
của toàn xã hội làm công tác giáo dục thì mới đảm bảo cho giáo dục phát triển
có chất lƣợng và hiệu quả cao. Hay nói một cách khác ta cần làm tốt công tác
XHHGD thì mới huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của toàn dân cùng tham
gia làm giáo dục.
Nhà nƣớc đã phối kết hợp với các tổ chức, các cá nhân, các nhà tài
trợ trong và ngoài nƣớc đã đề ra những chủ trƣơng, chính sách, nhiều cơ
chế để huy động các nguồn lực cho giáo dục nhƣ: huy đông tài chính, đất
đai, cơ sở vật chất, huy động mọi lực lƣợng tham gia làm giáo dục nhằm
đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục đã đề ra, góp phần nâng cao chất lƣợng
giáo dục. Giai đoạn 2002-2006 ngân sách Nhà nƣớc chi cho giáo dục và
đào tạo tăng gấp 2,4 lần, từ hơn 22600 tỷ đồng năm 2002 lên đến 55000 tỷ
đồng năm 2006. Tỉ trọng ngân sách Nhà nƣớc chi cho giáo dục và đào tạo
trong GDP tăng từ 4,2% (năm 2002) lên 5,6% (năm 2006) [29].
Trong những năm qua, dục giáo và đào tạo đã đạt đƣợc nhiều thành
tựu, tuy nhiên, trong thực tế giáo dục và đào tạo nƣớc ta còn nhiều yếu kém
bất cập cả về quy mô, cơ cấu, cả về chất lƣợng và hiệu quả, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu đổi mới đất nƣớc, do đó ta phải đổi mới sự nghiệp giáo dục và
đào tạo [39]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt


2


Nam chỉ rõ "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức,
cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy và học; thực hiện "Chuẩn hoá,
hiện đại hoá, xã hội hoá" chấn hưng nền giáo dục Việt Nam" [4]. Muốn đổi
mới đƣợc giáo dục làm cho giáo dục đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học,
đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội ta cần huy động sức mạnh tổng hợp của Nhà
nƣớc, của nhân dân trên mọi lĩnh vực [47]. Phải làm sao cho giáo dục trở

thành nhu cầu của nhân dân, có tác động và ảnh hƣởng trực tiếp đến đất nƣớc,
đến đời sống, lao động sản xuất của mỗi con ngƣời trong xã hội. Nhà nƣớc đã
và đang thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông nói chung và tiểu
học nói riêng. Trong quá trình thực hiện này, cần huy động sự đóng góp sức
lực, trí tuệ của các lực lƣợng xã hội tham gia giáo dục để giáo dục phát triển
mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và tiến tới xây dựng xã hội
học tập. Trong hoàn cảnh nhƣ vậy mọi ngƣời, mọi nhà, mọi ngành đều phải
có trách nhiệm quan tâm chăm lo cho giáo dục, chứ không hoàn toàn trông
chờ, dựa vào Nhà nƣớc hoặc khoán trắng cho ngành giáo dục.
Mặc dù Nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ cho giáo dục song cũng chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục nhƣ hiện nay. Và hơn bao
giờ hết, lúc này đây ta cần làm cho mọi ngƣời hiểu về giáo dục, say mê với sự
nghiệp giáo dục để cùng nhau tạo ra những bƣớc tiến nhảy vọt trong giáo dục.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, NQTW2 khóa XIII và
luật giáo dục Việt Nam đã khẳng định "Phát triển giáo dục là sự nghiệp của
toàn xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công
dân” [4]. “Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự
nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.’’[22, điều 12]. Muốn vậy ta
cần làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD, làm
sao cho giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi tổ
chức, mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của toàn xã hội.


3


Trong quá trình XHHGD Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong phát triển
sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp và các
hình thức giáo dục; khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá

nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. XHHGD không những huy động
đƣợc nhiều nguồn đầu tƣ khác từ các lực lƣợng xã hội, các cá nhân cho giáo
dục mà còn "mở cửa" nhà trƣờng với xã hội bên ngoài tạo mối quan hệ gắn bó
giữa nhà trƣờng với nhân dân, cho nhân dân thực hiện đƣợc quyền làm chủ
của mình với giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, làm cho giáo dục
phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
XHHGD là con đƣờng để thực hiện dân chủ hóa giáo dục nhằm biến hệ
thống giáo dục từ một thể chế hành chính cô lập thành một thể chế giáo dục
của dân, do dân, vì dân. Thực tế hiện nay, nhiều ngƣời nhận thức chƣa đúng,
thậm chí còn hiểu sai về khái niệm và bản chất của XHHGD, họ cho rằng
XHHGD chỉ là đóng góp các loại tiền cho giáo dục, chỉ là sự huy động vật lực
mà thôi. Ở một số địa phƣơng, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn
thể chƣa hiểu đƣợc ý nghĩa to lớn và vai trò vô cùng quan trọng của công tác
XHHGD, còn coi đó là trách nhiệm của nhà trƣờng. Do đó giáo dục gặp rất
nhiều khó khăn và rơi vào thế đơn độc.
Trong nhiều năm qua, chúng ta chƣa thu hút đƣợc sự đầu tƣ của các
nguồn lực xã hội cho giáo dục mà chỉ trông chờ vào ngân sách, sự chỉ đạo của
Nhà nƣớc. Với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã làm cho ngành giáo dục
rơi vào thế đơn độc. Đây là một trong những lí do cơ bản làm cho cơ sở vật
chất của giáo dục xuống cấp và lạc hậu, động lực của ngƣời dạy và ngƣời học
giảm sút, sự phát triển giáo dục không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nƣớc.
Ngân sách đầu tƣ cho giáo dục còn hạn chế, mà trong mỗi nhà trƣờng
còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trƣờng lớp, phƣơng tiện học
tập song chúng ta không thể ngồi chờ đến khi có đầy đủ các điều kiện cần


4



thiết để phát triển mà ta phải tìm ra con đƣờng ngắn nhất, có hiệu quả cao
nhất. Đó là phải huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD,
từ đó góp phần tích cực để giải quyết những khó khăn trƣớc mắt của địa
phƣơng, của từng bậc học. Làm cho giáo dục phát triển mạnh mẽ, đáp ứng
đƣợc yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Hiện nay, nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc cũng đã làm tốt việc huy
động các nguồn lực xã hội, coi đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự
nghiệp giáo dục, XHHGD đã phát triển ở nhiều nơi trong cả nƣớc, từ thành
thị đến nông thôn. Đặc biệt ở quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng,
XHHGD ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của nó và ngày càng đƣợc chứng
minh nhƣ một giải pháp thực sự có hiệu quả cao trong việc phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo. Những địa phƣơng triển khai tốt công tác
XHHGD đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ và mở ra một hƣớng đi
đúng đắn đầy triển vọng cho sự phát triển của giáo dục.
Giáo dục Việt Nam hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc sự phát triển của đất
nƣớc, của khu vực và của thế giới. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới giáo dục.
Muốn làm cho giáo dục trở lại với bản chất xã hội đích thực của nó và phù
hợp với tình hình thực tiễn của đất nƣớc ta phải làm tốt công tác XHHGD,
cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, của nhân dân . Làm sao cho
mỗi ngƣời đều đƣợc thụ hƣởng thành quả từ giáo dục và ngƣợc lại mọi ngƣời
cũng phải có trách nhiệm chăm lo cho giáo duc, đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền
của cho giáo dục. Đặc biệt, giáo dục tiểu học là bậc học nền móng với mục
tiêu giáo dục các em trở thành con ngƣời phát triển toàn diện, đức trí thể mỹ
và chuẩn bị cho các em những kiến thức kỹ năng cơ bản để các em tiếp tục
học lên trên [22, điều11]. Muốn vậy, ta phải huy động các nguồn lực xã hội
để tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện tốt nhất dành
cho các em học tập. Đây là giải pháp đƣợc nhiều ngƣời đề cập tới.


5



Phải khẳng định, huy động nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD là
tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục. Nhiều ngƣời có tâm
huyết, đã dày công nghiên cứu và đƣa ra những giải pháp cho chƣơng trình
XHHGD nhƣng thực tế chƣa đƣợc thành công.
Trong các văn kiện và công luận, XHHGD là chủ đề đƣợc bàn thƣờng
xuyên, tuy nhiên trong khi bàn về XHHGD ngƣời ta có xu hƣớng thiên lệch,
chƣa toàn diện về XHHGD.
Đề tài này mong muốn làm rõ XHHGD cả về lý luận và thực tiễn, đặc
biệt tập trung vào nội dung: Huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình xã
hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục tại các trƣờng tiểu học
quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.
2. Lịch sử nghiên cứu
Về vấn đề XHHGD đã đƣợc đề cập đến từ lâu và có nhiều tác giả
nghiên cứu ở mức độ chung cũng nhƣ ở từng khía cạnh của vấn đề XHHGD
và các khái niệm có liên quan nhƣ: bàn về khái niệm XHH, nguồn lực xã hội,
nội dung, mục tiêu, bản chất XHHGD, vai trò của cộng đồng xã hội với giáo
dục và quản lý giáo dục, cơ sở của XHHGD, mức độ XHHGD cho từng cấp
học. Trong đó, phải kể đến một số tác giả tiêu biểu nhƣ: Bùi Gia Thịnh - Võ
Tấn Quang - Nguyễn Thanh Bình. Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hải, Trần
Kiểm, Hồng Lê Thọ, Trần Kiều và nhiều tác giả khác.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nƣớc đã có
nhiều chỉ thị, nghị quyết về XHHGD và đã đƣa vấn đề này vào Luật giáo dục
năm 2005. Trên địa bàn quận Ngô Quyền có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh
nhƣng chƣa có ai nghiên cứu về việc huy động các nguồn lực, nghiên cứu về
XHHGD. Việc hiểu và tiến hành XHHGD chƣa đầy đủ, còn thiên lệch, mang
tính tự phát, thiếu căn cứ và kém hiệu quả. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên
cứu: “Huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình xã hội hoá giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học quận Ngô



6


Quyền thành phố Hải Phòng” với mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục ở
các trƣờng tiểu học trên địa bàn của quận.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
(1). Nghiên cứu về XHHGD cả về lý luận và thực tiễn.
(2). Nghiên cứu thực trạng về việc huy động các nguồn lực xã hội góp phần
thực hiện công tác XHHGD tại các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng.
(3). Các biện pháp huy động nguồn lực xã hội nhằm thực hiện mục tiêu
XHHGD tại các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
4. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: XHHGD là một vấn đề lớn, phức tạp và đa dạng; do đó
trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ
cơ sở lý luận về XHHGD (khái niệm, bản chất, nội dung, các biện pháp),
nguồn lực xã hội và chỉ tập trung vào nội dung thực trạng và một số biện pháp
huy động các nguồn lực xã hội cho các trƣờng tiểu học nhằm nâng cao chất
lƣợng giáo dục.
* Thời gian: 2004 – 2008.
* Địa bàn: quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng.
5. Mẫu khảo sát
Tập trung khảo sát điều tra về các nguồn lực xã hội tham gia XHHGD
thuộc địa bàn quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, thu thập số liệu, phát
hiện vấn đề mới. Cụ thể nhƣ sau:
- Các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải phòng.
- Đối tƣợng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và
một số tổ chức của phƣờng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của phƣờng, của quận.

6. Vấn đề nghiên cứu
- Các nguồn lực xã hội cho giáo dục bao gồm những nguồn lực nào?


7


- Bằng cách nào để huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình
XHHGD ở các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền phù hợp với điều kiện của
Hải Phòng?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Trong xã hội nói chung và quận Ngô Quyền nói riêng luôn tiềm ẩn và
tồn tại các nguồn lực đa dạng nhƣ: đất, nƣớc, không khí, tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lực lao động, trí tuệ con ngƣời, khoa học, công nghệ, cơ sở vật
chất và các tiềm năng kinh tế khác, bao gồm nguồn lực tinh thần và vật chất.
Những nguồn lực này có cả ở trong và ngoài nhà trƣờng, nó rất quan trọng và
cần huy động trƣớc hết bằng chính khả năng của nhà trƣờng, trên cơ sở đó để
huy động các nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy quá trình XHHGD ở các
trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền đạt kết quả tốt nhất.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phƣơng pháp quan sát.
2. Phƣơng pháp phỏng vấn.
3. Phƣơng pháp khảo sát.
4. Phƣơng pháp triển khai thí điểm và nhân rộng điển hình.
9. Các luận cứ dự kiến (Nội dung của đề tài)
Nội dung nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung ở 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận: Làm rõ các khái niệm XHHGD và các khái
niệm có liên quan đến XHHGD, bản chất của XHHGD; khái niệm về nguồn
lực xã hội trong quá trình XHHGD nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Chƣơng 2: Thực trạng huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình

XHHGD tại các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.
Chƣơng 3: Các biện pháp huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện
XHHGD ở các trƣờng tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Ngoài
ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát tính cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm
các biện pháp đã đề xuất; đồng thời phân tích mối quan hệ của các biện pháp.


8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
1.1. Khái niệm về giáo dục
Theo từ điển giáo dục học (Bùi Hiền) Nxb từ điển bách khoa Hà Nội 2001
định nghĩa về giáo dục: "Hoạt động hƣớng tới con ngƣời thông qua một hệ
thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm,
rèn luyện kĩ năng và lối sống, bồi dƣỡng tƣ tƣởng và đạo đức cần thiết cho
đối tƣợng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù
hợp với mục đích, mục tiêu, chuẩn bị cho đối tƣợng tham gia lao động sản
xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động đặc trƣng và tất yếu của xã hội loài
ngƣời, là điều kiện không thể thiếu đƣợc để duy trì và phát triển con ngƣời và
xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao
động xã hội, mà con ngƣời đƣợc giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là
động cơ vừa là mục đích của phát triển xã hội". Trong xã hội loài ngƣời có
một hiện tƣợng nảy sinh tồn tại và phát triển cùng xã hội con ngƣời, đó là thế
hệ đi trƣớc truyền lại cho thế hệ đi sau những kinh nghiệm xã hội. Thế hệ sau
lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội đó để tham gia đời sống xã hội, lao động, sản
xuất và các hoạt động xã hội khác. Hiện tƣợng này là hiện tƣợng đặc biệt của
xã hội loài ngƣời và chỉ có ở loài ngƣời, và đƣợc gọi là giáo dục. Nhƣ vậy,

khái niệm “giáo dục” đƣợc hiểu là "truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm
đã đƣợc tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời: đó là
nét đặc trƣng của xã hội loài ngƣời. [25, tr. 4].
1.2. Khái niệm xã hội
Xã hội là một khái niệm đa nghĩa, phân tán theo bề rộng lẫn bề sâu.
*Theo từ điển xã hội học thì:


9


Xã hội (hiểu theo nghĩa tổng quát): Là sự gắn bó (theo nghĩa chung cả
về không gian và thời gian) của một tập hợp các thực thể sống cùng loại và
chia sẻ cùng một quan hệ sống (thực vật, động vật, con ngƣời).
Xã hội (hiểu theo nghĩa hẹp hơn và chỉ nói tới con ngƣời): Một tập hợp
đƣợc giới hạn và không gian, thời gian hoặc xã hội và đồng thời có sắp xếp
của cá nhân hoặc nhóm cá nhân, những ngƣời gắn bó với nhau trong các quan
hệ tƣơng tác trực tiếp và gián tiếp.
[26,tr.562].
* Theo xã hội học thì:
Xã hội (hiểu theo cách đơn giản) là cộng đồng những ngƣời cùng
chung sống trên một lãnh thổ nhất định. Cộng đồng xã hội là tập hợp những
ngƣời có chung một nền văn hóa, một phƣơng thức sản xuất và sinh hoạt với
những dấu hiệu nhận biết là ngôn ngữ (gồm tiếng nói và chữ viết), cách ăn
mặc, cách ứng xử giao tiếp và các phƣơng tiện sản xuất.
Giữa giáo dục và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Giáo dục bắt
nguồn từ đời sống xã hội, có bản chất xã hội. Xuất phát từ cuộc sống lao động
sản xuất, con ngƣời có nhu cầu truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã
đƣợc tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Giáo dục
phục vụ cho xã hội. Mỗi triều đại có một nền giáo dục đặc thù, phản ánh thực

tiễn xã hội, đồng thời phục vụ quyền lợi cho chính xã hội đó, giai cấp đó.
Giáo dục đƣợc coi là công cụ, là phƣơng tiện để cải biến xã hội. Giáo dục vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Khi xã hội phát triển sẽ
lại tác động trở lại giáo dục, thúc đẩy giáo dục phát triển và đòi hỏi giáo dục
phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, của đất nƣớc
Xã hội muốn duy trì, phát triển phải thực hiện chức năng giáo dục. Đó
là chức năng không thể thiếu và không bao giờ mất của giáo dục. Nhờ có giáo
dục các thế hệ sau tiếp tục duy trì, đẩy mạnh lao động sản xuất và các hoạt


10


động khác. Giáo dục sáng tạo ra khoa học công nghệ, đồng thời giáo dục lại
luôn đƣợc hƣởng thành tựu của khoa học công nghệ. Ngƣời ta ví giáo dục là
vầng trán của cộng đồng, sự tiến bộ văn minh của cộng đồng chính do giáo
dục mang lại. Cộng đồng là trái tim của giáo dục, dòng máu từ trái tim nuôi
dƣỡng giáo dục. Giáo dục xa rời xã hội, tách khỏi cộng đồng thì giáo dục trở
nên vô nghĩa [38].
1.3. Xã hội hóa (XHH)
“Xã hội hoá” là một thuật ngữ chuyên dùng của xã hội học
(socialization) còn có nghĩa là sự XHH có gốc từ social: xã hội và sociology:
xã hội học; điều đó có nghĩa nhằm chỉ quá trình con ngƣời trở thành con
ngƣời xã hội khi đƣợc nuôi dƣỡng trong những thiết chế xã hội, khởi đầu từ
gia đình, một thiết chế xã hội đặc thù, và tiếp đó là các thiết chế xã hội khác.
Khi thuật ngữ của một ngành khoa học chuyên biệt đƣợc sử dụng phổ biến
vào đời sống, mà theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” của Viện ngôn ngữ là
“làm cho trở thành của chung của toàn xã hội”.
Theo quan điểm xã hội học thì “XHH là quá trình tương tác, lan toả các
chuẩn mực, các giá trị, các khung mẫu, hành vi xã hội giữa các cá thể và các

nhóm xã hội” [ 26,571]. Nhƣ vậy, ta có thể hiểu XHH một lĩnh vực nào đó, là
quá trình tƣơng tác, lan tỏa các chuẩn mực, các giá trị, các khung mẫu, hành vi
xã hội giữa các cá thể và các nhóm xã hội trên lĩnh vực đó. Làm sao cho nội
dung, thành quả của lĩnh vực đó phải lan tỏa và thấm sâu đến từng ngƣời dân
và toàn xã hội, làm cho mọi ngƣời, mọi nhà hiểu và tích cực tham gia đóng góp
xây dựng cho lĩnh vực đó ngày càng phát triển, kể cả vật chất và tinh thần,
đồng thời họ cũng đƣợc thụ hƣởng thành quả từ lĩnh vực đó mang lại. Một khi
họ đã hiểu, đã đƣợc hƣởng quyền lợi ở một lĩnh vực nào đó, thì họ sẽ có trách
nhiệm tham gia đóng góp sức lực trí tuệ làm cho lĩnh vực đó ngày một tốt hơn
lên.
1.4. Khái niệm xã hội hoá giáo dục


11


Và từ nhiều năm nay cụm từ "Xã hội hoá giáo dục" trở nên quen thuộc
với mọi ngƣời, ngƣời ta có rất nhiều quan điểm khác nhau về XHHGD.
Theo từ điển giáo dục học (Bùi Hiền) Nxb từ điển bách khoa Hà Nội
2001 định nghĩa "Xã hội hoá giáo dục, chủ trƣơng, biện pháp biến sự nghiệp
giáo dục trong nhà trƣờng thành công việc chung của toàn xã hội để thu hút
mọi thành phần, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động giáo
dục thế hệ trẻ tuỳ theo chức năng, điều kiện của mình. Tƣ tƣởng XHHGD
không phải xuất phát từ những khó khăn trƣớc mắt của ngành giáo dục, mà là
từ bản chất của giáo dục. Bởi vậy XHHGD bao gồm những hoạt động hết sức
đa dạng của các lực lƣợng xã hội hỗ trợ cho công tác giáo dục của nhà trƣờng:
đó là việc tuyên truyền vận động, huy động nhân lực, tài lực của xã hội cùng
tham gia sự nghiệp giáo dục thông qua việc hình thành hội bảo trợ, hội
khuyến học, quỹ học bổng, quỹ sáng tạo, câu lạc bộ tài năng trẻ, cơ sở đỡ đầu,
nhà tài trợ, ngƣời cố vấn."

XHHGD là một xu hƣớng phát triển giáo dục ở các nƣớc phát triển và
đang phát triển. Bản chất của XHHGD là sự tham gia trực tiếp của xã hội vào
giáo dục trên cả hai mặt tiếp nhận giáo dục và đóng góp vào sự phát triển của
giáo dục. Một số nhà nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng "XHHGD trƣớc
hết chính là giáo dục phải thích nghi với xã hội, phục vụ nền kinh tế xã hội,
đồng thời phục vụ cuộc sống xã hội". Quan niệm XHHGD đƣợc hiểu rất đa
dạng ở nhiều quốc gia khác nhau. Giáo dục là bộ phận không thể tách rời hệ
thống xã hội, giáo dục có tính chất xã hội vì giáo dục bắt nguồn từ xã hội và
phục vụ xã hội. Trong thực tế còn nhiều ngƣời nhầm lẫn giữa tính chất xã hội
của giáo dục và XHHGD. Hai khái niệm này không phải là một và không
đồng nhất. XHHGD nói ở đây thuộc về phƣơng thức, phƣơng châm, là huy
động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây
dựng nền giáo dục quốc dân dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc để xây dựng một
xã hội học tập [47]. Thực hiện XHHGD tức là thực hiện mối quan hệ giữa


12


giáo dục và cộng đồng. Thiết lập mối quan hệ này làm cho giáo dục phù hợp
với sự phát triển của xã hội. Bản thân ngành giáo dục phải đáp ứng nhu cầu,
quyền lợi học tập của nhân dân, không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục
và luôn tự đổi mới theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.
Từ những quan điểm trên và từ hai khái niệm XHH (theo quan điểm xã
hội học), khái niệm giáo dục (theo quan điểm giáo dục học) nêu ở trên ta có
thể hiểu xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục (XHHGD) là quá trình tƣơng tác,
lan tỏa các chuẩn mực, các giá trị, các khung hình mẫu, các hành vi xã hội
giữa các cá thể và các nhóm cá thể trên lĩnh vực giáo dục. Làm cho mọi ngƣời
hiểu về giáo dục, giáo dục đến với mọi nhà, mọi ngƣời, làm cho mọi ngƣời
đƣợc thụ hƣởng thành quả của giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, tạo ra một

phong trào, một xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất
nƣớc, đồng thời mọi ngƣời có trách nhiệm tham gia giáo dục và làm cho giáo
dục phát triển.
XHHGD không phải là giải pháp tình thế mà là tƣ tƣởng chiến lƣợc lâu
dài. Nó huy động sức mạnh của toàn xã hội nhƣng đòi hỏi giáo dục phát triển
có chất lƣợng và hiệu quả.
Nhƣ vậy, chúng ta xác định XHHGD một mặt là để huy động nhân lực,
tài lực, vật lực của toàn xã hội để giải quyết mọi vấn đề, mọi tồn tại của giáo
dục, không phó mặc cho ngành giáo dục, đồng thời cũng làm cho ngƣời dân
thấy đƣợc những lợi ích từ giáo dục mang lại cho ngƣời dân và cho xã hội để
họ tự nguyện đến với giáo dục. Đây thực sự là cuộc vận động lớn trong xã hội
dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc và ngành giáo dục .
Nhƣ vậy XHHGD là quá trình tƣơng tác hòa nhập giữa giáo dục và xã hội.
Giáo dục hoà nhập vào xã hội, vào cộng đồng. Xã hội tiếp nhận giáo dục nhƣ
công việc của mình, vì mình, do mình đồng thời xã hội tác động trở lại giáo
dục, thúc đẩy giáo dục phát triển . Đây là mối quan hệ biện chứng. Ta có thể
mô tả quan hệ giữa giáo dục và xã hội qua sơ đồ sau:


13


Mô hình 1.1: Mô tả khái niệm và bản chất XHHGD



















Nhìn vào sơ đồ ta thấy xã hội và giáo dục không thể tách rời nhau, giáo
dục bắt nguồn từ xã hội. Quá trình làm cho giáo dục lan tỏa, thâm nhập vào
xã hội, giáo dục đến với mọi nhà mọi ngƣời, đồng thời mọi ngƣời có trách
nhiệm tham gia đóng góp xây dựng nhà trƣờng, phát triển giáo dục. Đó chính
là XHHGD.
Theo nhóm tác giả Bùi Gia Thịnh thì “XHHGD là sự huy động toàn xã
hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng nền
giáo dục dưới sự lãnh đạo quản lý của Nhà nước” [47, tr.7].



XÃ HỘI
GIÁO DỤC

DỤC




























14


XHHGD có tác dụng tích cực đến quá trình xã hội hoá con ngƣời, xã
hội hoá cá nhân. Trong những năm gần đây, chúng ta nghe nói đến XHHGD.
Cụm từ “XHHGD” đang đƣợc hiểu theo nghĩa nhân dân tham gia đóng góp
xây dựng sự nghiệp giáo dục về mọi mặt nhƣng chủ yếu đƣợc hiểu theo nghĩa

đóng góp tiền cho các hoạt động giáo dục.
XHHGD là quan điểm đúng đắn, cơ bản, mang tính chiến lƣợc cho sự phát
triển của giáo dục Việt Nam. Nó thể hiện chính sách vận động quần chúng, huy
động tối đa sự đóng góp của toàn xã hội vào nhiệm vụ giáo dục. Tƣ tƣởng này
đã đƣợc Đảng ta coi trọng và vận dụng vào từng thời điểm khác nhau.
Bản chất của XHHGD là sự tham gia trực tiếp của xã hội vào giáo dục
trên cả hai mặt tiếp nhận giáo dục và đóng góp vào sự phát triển của giáo
dục. Nhƣ vậy chúng ta cần hiểu rõ hai vấn đề: mỗi ngƣời phải có trách nhiệm,
nghĩa vụ đối với giáo dục (XXH trách nhiệm, nghĩa vụ với giáo dục) đồng
thời mỗi ngƣời đều đƣợc hƣởng lợi từ giáo dục (XHH quyền lợi về giáo dục)
học thƣờng xuyên, học suốt đời [22].
Trong các tài liệu, sách báo các nhà nghiên cứu đã đƣa ra rất nhiều
quan niệm khác nhau về XHHGD, theo “VietnamNet”, ngay trong phiên thảo
luận và đối thoại trực tiếp của ĐBQH với bộ trƣởng BGD&ĐT ngày
15/11/2004 về các vấn đề XHHGD. Đại biểu (Sơn La) và một số đại biểu
khác có nêu ý kiến chất vấn và yêu cầu Bộ trƣởng trả lời bằng văn bản. Nội
dung chất vấn: “XHHGD là một chủ trƣơng đúng nhƣng nội hàm chƣa đƣợc
rõ. Chúng ta mới chỉ thực hiện XHHGD dƣới hình thức huy động sức đóng
góp của dân vào việc xây dựng trƣờng lớp, chứ chƣa huy động các tầng lớp
này tham gia xây dựng chƣơng trình và đánh giá giáo dục, xây dựng mạng
lƣới thu thập và xử lý, cung cấp thông tin về giáo dục cho mọi ngƣời. Đây là
một câu hỏi không chỉ đặt ra cho Bộ trƣởng mà còn đặt ra cho tất cả chúng ta.
Hiện nay xã hội hoá (trong đó XHHGD) do bị hiểu sai hay cố ý làm
không đúng nên đang bị lạm dụng kinh khủng. Cứ huy động sức dân thật


15


nhiều, rồi núp dƣới chiêu bài “XHH” là xong. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực

đời sống xã hội có sử dụng XHH để huy động tiền của, công sức của nhân
dân. “Khoan sức dân” là điều ngày càng ít ngƣời nghĩ tới. Một số ngƣời
thƣờng nghĩ XHH dịch vụ giáo dục là sự “đóng góp” của ngƣời dân với tƣ
cách là ngƣời hƣởng dịch vụ mà chƣa thấy đƣợc đó thực sự là một cơ chế
điều phối nguồn lực của xã hội [39].
Để hiểu toàn diện về XHHGD ta tìm hiểu thêm về nội dung cơ bản và
mục tiêu của XHHGD.
1.4.1. Nội dung cơ bản của xã hội hoá giáo dục
Xây dựng xã hội học tập, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, đa
dạng hoá các loại hình truờng lớp, các hình thức học tập, làm cho nền giáo
dục của chúng ta trở thành một nền giáo dục dành cho mọi ngƣời, tạo cơ hội
cho mọi ngƣời ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện học tập thƣờng xuyên, học tập
suốt đời. Nội dung đƣợc thể hiện ở hai mặt quyền và nghĩa vụ của mọi ngƣời
với giáo dục.
1.4.2. Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục
XHHGD dục sẽ “mở cửa” nhà trƣờng với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện
xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trƣờng và nhân dân, làm cho nhân dân
có thể thực hiện tốt quyền làm chủ của mình đối với giáo dục, không những
đóng góp xây dựng nhà trƣờng mà còn giám sát, kiểm tra nhà trƣờng trong
việc thực hiện các mục tiêu giáo dục [22].
XHHGD góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời phát
triển toàn diện. Muốn vậy cần có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của gia
đình và các lực lƣợng xã hội vào việc tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho giáo
dục, hoàn thiện nội dung và phƣơng pháp giáo dục, cải tiến công tác quản lý
giáo dục. Đồng thời làm cho mọi ngƣời dân trong cộng đồng nắm đƣợc những
thông tin về giáo dục để họ có thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình và


16



hƣởng thụ một nền giáo dục có chất lƣợng, có thể tham gia ý kiến, đóng góp
công sức, trí tuệ, tiền của cho giáo dục.
Mục tiêu cao nhất của giáo dục là xã hội hóa cá nhân. Điều quan trọng chủ
yếu của XHHGD là tính xã hội của sản phẩm giáo dục. Sản phẩm của giáo
dục phải đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội, do đó nội dung giáo dục trong nhà
trƣờng phải theo nhu cầu của xã hội.
1.5. Nguồn lực xã hội
1.5.1. Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, hệ thống chính trị, nguồn nhân lực, vốn và thị trƣờng ở
cả trong và nƣớc ngoài có thể đƣợc khai thác nhằm phục vụ cho việc phát
triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nhất định. Bao gồm cả nguồn lực vật chất
và nguồn lực phi vật chất.
Nguồn lực vật chất: nhƣ quỹ đất, vị thế địa lý, cơ sở hạ tầng, các nguồn
vốn, các tiềm năng kinh tế
Nguồn lực phi vật chất: bao gồm có con ngƣời, sự vững mạnh và ổn
định của hệ thống chính trị, những thành quả về kinh tế, chính trị văn hoá xã
hội và giáo dục, những chủ trƣơng giải pháp, sự đồng tình ủng hộ của ngƣời
dân, các tổ chức đoàn thể với giáo dục, trình độ nhận thức dân trí, kho tàng
quý báu về kinh nghiệm làm giáo dục cả hai nguồn lực này đều góp phần
làm giàu thêm cho nguồn lực xã hội, nó đều bao gồm nguồn lực vật chất và
phi vật chất.
1.5.2. Xã hội (theo quan niệm khoa học của xã hội học) là một phức thể xã
hội bao gồm các thành phần, cụ thể là các cá nhân, các nhóm ngƣời và các
liên hệ, quan hệ giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể xã hội. [40, tr.109-
110].
1.5.3. Nguồn lực xã hội: Các nguồn lực tiềm tàng ẩn trong xã hội đƣợc gọi là
nguồn lực xã hội. Nguồn lực này rất đa dạng và vô cùng to lớn.
Nguồn lực có thể có cả ở trong và ngoài nƣớc.



17


Nguồn lực trong nƣớc: đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định
trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Nguồn lực nƣớc ngoài: Nguồn lực nƣớc ngoài bao gồm: khoa học kỹ
thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất.
Nguồn lực nƣớc ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối
với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể. Mặc dù
có vai trò khác nhau, nhƣng giữa nguồn lực trong nƣớc và nguồn lực nƣớc
ngoài có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác,
bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng độc lập
chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nguồn lực
trong nƣớc với nguồn lực nƣớc ngoài thành sức mạnh tổng hợp để phát triển
kinh tế văn hóa, giáo dục
Dựa vào khái niệm trên, đối với phạm vi nhà trƣờng ta thấy nguồn lực
xã hội nằm ngay trong nhà trƣờng và cả bên ngoài nhà trƣờng.
Nguồn lực trong nhà trƣờng (gọi là nội lực): tiềm tàng ẩn chứa ngay
trong nhà trƣờng. Bao gồm: con ngƣời, CSVC, trang thiết bị, cảnh quan, vị
thế nhà trƣờng, thƣơng hiệu, uy tín và chất lƣợng của trƣờng
Nguồn lực ngoài nhà trƣờng (gọi là ngoại lực) bao gồm: nguồn lực có
ở trong và ngoài quận và cũng có ở trong và ngoài nƣớc.
Nguồn nội lực đƣợc khai thác, phát huy sẽ có tác động mạnh mẽ để thu
hút nguồn ngoại lực, làm cho nguồn nội lực mạnh thêm lên. Nguồn nội lực
càng mạnh thì càng thu hút đƣợc nhiều hơn nguồn ngoại lực và ngƣợc lại
nguồn ngoại lực càng dồi dào là cơ sở thuận lợi cho sự tăng trƣởng của nguồn
nội lực. Nguồn nội lực là cơ sở cho sự khai thác và huy động các nguồn lực
xã hội. Hai nguồn lực này đều là động lực cho sự phát triển giáo dục, phát
trển nhà trƣờng. Cả hai nguồn lực trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều

kiện cho nhau phát triển. Tất cả tạo nên nguồn lực xã hội to lớn mà ta cần huy
động và thu hút các nguồn lực này về với nhà trƣờng, về với giáo dục.


18


Nguồn lực xã hội bao gồm các nguồn lực vật chất, phi vật chất, có cả ở
trong và ngoài nhà trƣờng. Các nguồn lực này không phải là bất biến mà luôn
đƣợc điều chỉnh và thay đổi theo không gian và thời gian. Vấn đề là ta khai
thác, huy động và sử dụng các nguồn lực nhƣ thế nào để thúc đẩy sự phát
triển của nhà trƣờng, của giáo dục? [31].
Nhà trƣờng đang đứng trƣớc những nhiệm vụ và thách thức mới đòi hỏi
chúng ta phải biết huy động và phát huy mọi nguồn lực xã hội, đã hiện hữu
cũng nhƣ đang tiềm tàng trong và ngoài nhà trƣờng.
1.6. Huy động các nguồn lực xã hội
Huy động các nguồn lực xã hội: là ta tìm cách động đến các nguồn lực
của xã hội bằng nhiều giải pháp và cách thức khác nhau, để thu hút và kéo các
nguồn lực xã hội ấy về với giáo dục, đồng thời thúc đẩy giáo dục phát triển.
1.6.1. Mục đích huy động các nguồn lực xã hội
Để thu hút các nguồn lực vật chất, phi vật chất, để thúc đẩy quá trình
giáo dục nhằm xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ giáo dục ở nhà
trƣờng nhƣ: CSVC, trƣờng lớp, đội ngũ, cán bộ giáo viên; tạo môi trƣờng
giáo dục trong sạch, lành mạnh thống nhất giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội
góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo
con ngƣời Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc.
Thực hiện đổi mới chƣơng trình SGK, đổi mới mục tiêu giáo dục.
1.6.2. Nội dung huy động nguồn lực xã hội
Để tạo ra các nguồn lực phục vụ việc xây dựng một môi trƣờng giáo dục
tốt nhất, chăm lo sự nghiệp giáo dục là phải huy động cộng đồng trên cả hai

nội dung: nguồn lực vật chất và phi vật chất. Nội dung đó đƣợc biểu hiện cụ
thể sau đây:
Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trƣờng thuận lợi cho giáo dục:
Môi trƣờng ta cần quan tâm ở đây là môi trƣờng “nhà trƣờng - gia đình - xã hội”.

×