Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề cương Tổ chức và định mức lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.83 KB, 17 trang )

1. Tổ chức lao động khoa học là gì? Mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc của TCLĐKH

trong DN.
• TCLĐKH được hiểu là
- Một quá trình đưa vào TCLĐ hiện tại những sự hoàn thiện làm tăng năng suất lao
động chung do khoa học và thực tiến đề ra.
- TCLĐ dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực
hiện chúng thông qua việc áp dụng vào thực tiến những biện pháp được thiết kế
dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
• Mục tiêu của TCLĐKH trong DN
- Nhằm đạt kết quả lao động cao, đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao
động và phát triển toàn diện con người lao động.
- Nâng cao trình độ TCLĐKH góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa người
lao động với nhau và với người sử dụng lao động, đảm bảo quan hệ lao động hài hòa,
đồng thuận, ổn định và phát triển, các tập thể lao động làm việc có hiệu quả, đảm bảo
các yêu cầu về trách nhiệm xã hội
• Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ Kinh tế: đảm bảo sự dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn vật tư, lao động,
tiền vốn, tăng năng suất lao động và trên cơ sở để đảm bảo hiệu quả của sản xuất.
- Nhiệm vụ tâm sinh lý: phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất để tái
sản xuất sức lao động, làm cho sức lao động hoạt động bnh thường, để bảo vệ sức
khỏe và năng lực làm việc của người lao động.
- Nhiệm vụ xã hội: Phải đảm bảo những điều kiện thường xuyên nâng cao trình độ văn
hóa – kỹ thuật của người lao động, để cho họ có thể phát triển toàn diện và cân đối,
bằng cách nâng cao mức độ hấp dẫn của lao động và biến lao động thành nhu cầu bậc
nhất của cuộc sống.
• Nguyên tắc:
- Tính khoa học :
+ Các biện pháp TCLĐKH phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các
kiến thức khoa học, thể hiện ở việc sử dụng các nguyên tắc khoa học, tiêu chuẩn,
quy định và các phương pháp tính toán và công cụ đo hiện đại…


+ Các biện pháp TCLĐKH phải đáp ứng được yêu cầu của các quy luật kinh tế thị
trường, phải đảm bảo tính cạnh tranh cao của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
+ Các biện pháp TCLĐKH phải có tác dụng phát hiện và khai thác các khả năng dự
trữ để nâng cao năng suất lao động.
+ Các biện pháp TCLĐKH phải là cơ sở quyết định thoả mãn nhu cầu việc làm có
thu nhập ngày càng tăng của người lao động, làm cho lao động thích ứng cao với
con người và tạo nên những điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động.
+

Tính tổng hợp
Nguyên tắc này đòi hỏi các nội dung, các biện pháp TCLĐKH phải được nghiên cứu,
xem xét trong mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, trong quan hệ giữa bộ phận với


toàn bộ và xem xét trên nhiều mặt, chứ klhông tách rời nhau, không kết luận phiến
diện.
+ Khi phân tích và thiết kế các biện pháp cần đầy đủ những điều kiện hiện tại cụ thể của
phân xưởng, doanh nghiệp, như: điều kiện và tiến bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất, trình độ
tổ chức sản xuất và trình độ tổ chức lao động….
- Tính đồng bộ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện biện pháp phải triển khai việc
giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan. Đòi hỏi sự tham gia, phối hợp đồng bộ
của các phân xưởng, bộ phận, phòng, ban có liên quan trong doanh nghiệp và tổ chức
thống nhất các hoạt động phối hợp đó của cán bộ lãnh đạo các cấp.
- Tính kế hoạch: Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các biện pháp TCLĐKH phải được kế
hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học. Mặt khác, các biện
pháp TCLĐKH phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế
hoạch của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu như: năng suất lao động, năng lực sản xuất, quỹ
thời gian lao động, trình độ cơ khí hoá, tự động hoá…
- Tính quần chúng:
+ Đòi hỏi khi xây dựng và áp dụng phương pháp TCLĐKH phải thu hút được sự tự giác

tham gia của quần chúng (mọi người lao động trong doanh nghiệp) phát huy và tận dụng
được các sáng kiến, sáng tạo của họ.
+ Xuất phát từ quan điểm người lao động là trung tâm của quá trình sản xuất là đối tượng
thực hiện các biện pháp về TCLĐKH. Do đó họ phải được hểu biết và tham gia vào quá
trình tạo nên những điều kiện lao động tốt cho chính mình.
2. Cơ sở của TCLĐKH trong DN?

3. Bước công viêc? Tại sao lại phải phân chia quá trình sản xuất các bộ phận hợp

thành ( về mặt công nghệ cũng như về mặt lao động)

-

-



Bước công việc
Là một phần của quá trình sản xuất do một người lao dộng hoặc một nhóm người lao
động thực hiện liên tục một đơn vị công việc được giao tại một nơi làm việc với một
đối tượng lao động.
Đặc trưng của bước công việc gồm 3 yếu tố: người lao động, đối tượng lao động, nơi
làm việc
Tổ hợp bước công việc bao gồm một số bước công việc nhằm sản xuất ra một sản
phẩm tại một công đoạn sản xuất với cơ cấu người thực hiện không đổi. Thường thì
bước công việc là đối tượng của định mức lao động. Trong nhiều trường hợp không
thể chia quá trình sản xuất thành những bước công việc lặp lại thường xuyên thì đối
tượng của định mức có thể là tổ hợp bước công việc và đối với công việc phụ trợ thì
đối tượng định mức là các nhóm công việc cùng dạng.
Tùy vào mức độ tham gia của người lao động vào quá trình hoàn thành công việc mà

có bước công việc thủ công, cơ khí, tự đông….
Phải phân chia quá trình sản xuất các bộ phận hợp thành là vì


-

-

-

Để định mức kỹ thuật lao động, chúng ta không những phải nghiên cứu các bước
công việc mà còn phải nghiên cứu công việc hợp lý nhằm nhằm hoàn thành công việc
với hao phí thời gian lao động ít nhất. Đồng thời làm cơ sở đẻ nghiên cứu phương
pháp làm việc của những công nhân có năng suất cao. Kết cấu của bước công việc
được phân chia theo 2 tiêu thức: theo công nghệ và theo lao động.
Theo công nghệ:
+ Bước công việc được chia thành các giai đoạn chuyển tiếp, mỗi giai đoạn chuyển
tiếp lại chia thành các bước chuyển tiếp. Giai đoạn chuyển tiếp là một phần của bước
công việc, đồng nhất về mặt công nghệ; trong đó các bề mặt của chi tiết được gia
công đồng thời; các dụng dụng cụ được sử dụng đồng thời và chế độ gia công không
đổi.
+ Nếu một trong 3 yêu tố: bề mặt gia công, dụng cụ sử dụng và chế độ gia công thay
đổi thì khối lượng công việc tương ứng sẽ có những giai đoạn chuyển tiếp mới.
+ Đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp là có thể hoàn thành tại một nơi làm việc riêng
biệt (có thể tách ra thành một bước công việc độc lập). Trong sản xuất hàng khối thì
mỗi bước công việc chỉ có một giai đoạn chuyển tiếp còn trong sản xuất hàng loạt
vừa và đơn chiếc mỗi bước công việc thường bao gồm nhiều giai đoạn chuyển tiếp.
+ Giai đoạn chuyển tiếp lại được phân thành các bước chuyển tiếp. Bước chuyển tiếp
là một phần việc như nhau, lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp.
+ Trong quá trình thiết bị, bước chuyển tiếp tương ứng với giai đoạn ổn định theo một

chế độ nhất định hay với giai đoạn chuyển chế độ sang thông số đã định.
 Việc phân chia bước công việc về mặt công nghệ nói lên đối tượng lao động được
gia công theo trình tự nào và bằng những công cụ gì?
Theo lao động

Tác động của công nhân nhằm thực hiện bước công việc được chia thành thao tác, tổ hợp
thao tác, động tác và cử động lao động.
+ Thao tác: là một bộ phận của bước công việc, được biểu hiện bằng tổng hữu hạn những
tác động với một dụng cụ, cơ cấu, thiết bị, đôi tượng lao động nhất định, nhằm đạt mục
đích nhất định.
+ Tổ hợp thao tác: là tổng hợp các thao tác lao động của công nhân khi thực hiện một
phần của bước công việc. Gồm thao tác chính là các thao tác trực tiếp thay đổi đối tượng
lao động và thao tác phụ là các thao tác nhằm đảm bảo thực hiện các thao tác chính.
+ Động tác lao động: là một phân của thao tác bao gồm các cử động lao động liên tục có
cùng mục đích và thể hiện sự không đổi của các yếu tố vật chất trong thời gian thực hiện.
+ Cử động lao động: là một phần của động tác, là yếu tố đơn giản nhất trong hoạt động có
mục đích của con người, nó là sự di chuyển một lần các bộ phận trên cơ thể con người:
tau, chân, thân, đầu, ngón tay.


+ Mức độ phân chia của bước công việc thành các yếu tố cấu thành của chúng tùy thuộc
vào độ chính xác của việc phân tích chi phí thời gian làm việc theo yêu cầu và độ chính
xác của mức lao động cũng như tiêu chuẩn dùng để định mức lao động.
4. KN và phân loại các loại hao phí thời gian làm việc?

Thời gian làm việc trong ngày (ca) của người lao động là độ dài ngày làm việc theo quy định
của Nhà nước.( thường thì là 8h/ca, đối với công việc làm việc trong môi truong độc hại, năng
nhọc có thể rút 1 đến 2 giờ)
+ Thời định mức là thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
+ Thời gian không đinh mức là thời gian lãng phí.



Tca = TĐM + TKĐM
Nhóm thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công tác

Đây là thời gian người lao động tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện quá trình lao động.
-

Thời gian chuẩn kết (TCK)

+ Thời gian chuẩn kết là thời gian thực hiện công việc chuẩn bị phương tiện sản xuất,
công tác để thực hiện khối lượng công việc được giao và công việc kết thúc liên quan đến
việc hoàn thành khối lượng công việc đó.
VD: thời gian nhận nguyên vật liệu, phu kiện, thời gian chuẩn bị dụng cụ, thời gian vệ
sinh (lau chùi) và đièu chỉnh máy, tra dầu lúc đầu và cuối ca; thời gian thu dọn cụng cụ
trả phụ kiện thừa lúc cuối ca, giao nôp sản phẩm…
+ Thường chỉ hao phí vào lúc đầu ca hoặc cuối ca, chỉ hao phí một lần cho cả loạt sản
phẩm sản xuất, không phụ thuộc vào số lượng và thời gian ca làm việc.
-

-

Thời gian tác nghiệp (TTN)
+ là thời gian dùng để thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất hoặc vị trí trong
không gian của đối tượng lao động và thời gian để thực hiện các động tác phụ cần
thiết cho sự thay đổi đó.
+ Thời gian tác nghiệp chính (TC) ( thời gian công nghệ) là thời gian biến đổi đối
tượng lao động về mặt chất lượng, hình dáng, kích thước….
+
+ Thời gian tác nghiệp phụ (TP) là thời gian người lao động thực hiện những thao tác

phụ, tạo điều kiện hoàn thành một số sản phẩm nhất định.
Thời gian phục vụ nơi làm việc (TPV) là thời gian hao phí để thực hiện các công việc
mang tính tổ chức hoặc kỹ thuật nhằm bảo đảm cho nơi làm việc hoạt động liên tục
trong suốt ca.


-

+ Thời gian phục vụ tổ chức nơi làm việc (TPVTC) là thời gian hao phí để thực hiện các
công việc có tính chất tổ chức trong ca nhằm duy trì trật tự, vệ sinh và hợp lý hóa nơi
làm việc. VD: Thời gian về sinh nơi làm việc, máy móc trong quá trình làm việc; thời
gian nhận chỉ thị của cấp trên trong ca; thời gian sắp xếp, hiệu chỉnh, lau chùi dụng cụ
làm việc trong gia công loạt chi tiết.
+ Thời gian phục vụ kỹ thuật nơi làm việc (TPVKT) là thời gian hao phí để làm các
công việc phục vụ có tính chất kỹ thuật, nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường
của máy mọc thiết bị. VD: thay đổi dụng cụ làm việc, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị
trong quá trình làm việc; thời giant hay kim của thợi may; thời gian mài dao; thời
gian tra dầu mỡ, tiếp nhiên liệu lúc giữa ca.
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên của người lao động (TNN)

Là thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong ca làm
việc.

-


-

-


+ Thời gian nghỉ giải lao (TNGL) là thời gian tiêu hao cho nghỉ ngơi để chống lại sự
mệt mỏi, phục hồi khả năng lao động đã bị hao phí tạm thời trong quá trình làm việc
và phụ thuộc vào điều kiện lao động.
+ Thời gian nghỉ do nhu cầu tự nhiên (TNCTN) là thời gian vệ sinh cá nhân và giải
quyết các nhu cầu tự nhiện.
Thời gian ngừng công nghệ (TNC) là thời gian gián đoạn do yêu cầu kỹ thuật sản xuất
mà người lao động bắt buộc phải ngừng VD: thời gian chờ nóng máy, thời gian chờ
máy nguội, thời gian chờ thép đỏ của thợ rèn..
Nhóm thời gian lãng phí (TKĐM) là thời gian hao phí vào những công việc không cần
thiết và làm những việc không thuộc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Thời gian làm việc không theo nhiệm vụ (TKNV) là thời gian làm việc không thuộc
nhiệm vụ được giao, không làm tăng số lượng sản phẩm được giao.
+ Thời gian làm công tác đột xuất: là thời gian công nhân làm những công việc không
được dự kiến trong nhiệm vụ sản xuất nhưng cần thiết phải tiến hành do yêu cầu sx
+ Thời gian làm việc không hợp: là thời gian người công nhân làm những việc vô ích,
không làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. VD: tìm người lao động phụ trợ,
vận chuyển bán thành phẩm, nguyên vạt liệu ( nếu không có thợ phụ làm).
Thời gian lãng phí khách quan (TLPKQ) là thời gian người lao động phải ngừng công
việc do công tác tổ chức - kỹ thuật sản xuất không đảm bảo gây ra.
+ Thời gian lãng phí khách quan do nguyên nhân tổ chức ( TLPTC) là thời gian người
lao động phải ngừng việc do công tác tổ chức lao động chưa hiệu quả gây ra. VD:
thời gian chờ việc, chờ NVL, bán thành phẩm, tìm dụng cụ, đò gá lắp, chó hướng dẫn
sản xuất…
+ Thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật (TLPKT) là thời gian người lao động
ngừng việc do công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất không đảm bảo gây ra. VD: thời
gian máy hỏng, dụng cụ hỏng, mất điện trong nội bộ doanh nghiệp.


+ Thời gian lãng phí ngoài doanh nghiệp (TLPNDN) là thời gian người lao động ngừng
việc do phối hợp sản xuất kinh doanh hoặc ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp có

liên quan chưa chặt chẽ, không nhịp nhàng…VD: thời gian chờ bán thành phẩm của
đơn vị cung cấp, thời gian bão lụt, thời gian mất điện, nước (do cơ quan quản lý điện,
nước cắt)…
- Thời gian lãng phí công nhân (TLPCN) là thời gian ngường việc do người lao động vi
phạm kỷ luật lao động. VD: đi muộn về sớm, thời gian ngừng việc nói chuyên, làm
việc riêng trong làm việc; thời gian nghỉ ăn cơm, ăn bồi dưỡng trước giờ và sau giờ
quy định.
5. Các phương pháp nghiên cứu khảo sát thời gian làm việc? (mục đích, khái niệm,
cách tiên hành của chụp ảnh và bấm giờ BCV)
• Chụp ảnh thời gian làm việc
- Là một phương pháp phân tích số lượng, chất lượng sử dụng thời gian trong toàn bộ
một khoảng thời gian làm việc nhất định
- Mục đích:
+ Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc trong một khoảng thời gian tương
đối dài nhằm phát hiện những bất hợp lý và tìm biện pháp khắc phục.
+ Nghiên cứu các kinh nghiệm tiên tiến trong việc thực hiện các bước công việc.
+ Thu thập số liệu phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất – tổ chức lao động.
- Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị. Tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà xúc tiến một trong những nội
dung chuẩn bị sau:
+

+
+
+
+

Chọn đối tượng quan sát (tuỳ mục đích khảo sát mà chọn đối tượng là công nhân, nhóm
công nhân hay bộ phận lớn hoặc cả doanh nghiệp, cũng như thiết bị); giải thích cho công
nhân hiểu rõ mục đích chụp ảnh.

Chuẩn bị, chọn điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất ở bộ phận nghiên cứu (tiến hành
khảo sát).
Chuẩn bị biểu mẫu khảo sát (các hình thức khảo sát khác nhau dùng các biểu mẫu khác
nhau)
Chuẩn bị phương tiện ghi chép (bút mực, bút chì, dao gọt bút chì, bảng kê để ghi...).
Chọn nơi đứng để quan sát, hành trình di chuyển để quan sát, số lần quan sát, thời gian
của một lần quan sát, thời điểm bắt đầu của một lần quan sát.

Bước 2: Tiến hành khảo sát. Người quan sát bắt đầu theo dõi và ghi vào phiếu quan sát
những hiện tượng hao phí cần nghiên cứu. Tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà cách ghi, thời
gian ghi, số lần ghi, hao phí cần ghi, có khác nhau, như:
+

Chụp ảnh cá nhân, ghi liên tục đến hết ca làm việc, số thứ tự, tên hao phí, thời gian bắt
đầu và kết thúc một hiện tượng hao phí, nguyên nhân lãng phí, kết quả thu được.


+

Chụp ảnh tổ (nhóm), ghi qua khoảng cách từ một đến ba phút (thời gian đủ để quan sát
hết các đối tượng cần nghiên cứu trong một lần quan sát) không ghi cụ thể tên hao phí,
mà ghi bằng ký hiệu của nhóm hao phí.
+ Nếu tự chụp ảnh, công nhân chỉ ghi những lãng phí (thời gian bắt đầu và kết thúc của
hiện tượng lãng phí) và nguyên nhân gây lãng phí.
+ Chụp ảnh theo thời điểm, ghi theo số lần, số vòng khảo sát và thời gian bắt đầu của một
vòng khảo sát được tính trước. Ghi bằng chữ hoặc số ký hiệu, đánh dấu số lần và loại hao
phí bắt gặp trên một đối tượng khảo sát.
Bước 3. Phân tích:
+
+

+
+

Xác định độ dài thời gian của hao phí (thời gian)
Ký hiệu và phân loại hao phí.
Tổng hợp hao phí theo từng loại.
Trong chụp ảnh (tổ nhóm) tổng hợp hao phí theo từng loại cho từng người trong tổ
(nhóm) rồi tổng hợp chung, tính ra số tuyệt đối từng loại hao phí.
+ Trong chụp ảnh theo thời điểm tính số lần quan sát của mỗi đối tượng cho một hiện tượng
hao phí đã định, tính tỷ trọng mỗi loại hao phí, tính ra thời gian bằng số tuyệt đối.
Bước 4. Kết luận:
+

+

+
+
+
+

Đánh giá tình hình sử dụng thời gian làm việc (tỷ trọng thời gian làm việc có ích, thời
gian tác nghiệp, thời gian máy làm việc) trong ngày. Thời gian lãng phí trông thấy và
không trông thấy (số tuyệt đối, tỷ trọng) nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục.
So sánh thời gian hao phí thực tế với thời gian định mức, dự tính thời gian hợp lý định
mức, tính khả năng tiết kiệm thời gian, khả năng tăng năng suất lao động, do sử dụng hợp
lý thời gian lao động.
• Bấm giờ bước công việc
- KN: Bấm giờ là phương pháp nghiên cứu thời gian lao động hao phí để hoàn thành
bước công việc hoặc để thực hiện một thao tác, hay động tác thường xuyên lặp lại có
chu kỳ tại nơi làm việc.

- Mục đích:
Lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn (mức thời gian tác nghiệp).
Nghiên cứu các phương pháp làm việc tiên tiến để phổ biến rộng rãi trong công nhân.
Phát hiện những nguyên nhân không hoàn thành mức, đề ra biện pháp giúp đỡ công nhân
hoàn thành định mức.
Thông qua bấm giờ, nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tổ chức phục vụ nơi
làm việc, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao năng suất lao động.
- Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị
+
+

Chọn đối tượng để bấm giờ
Chia bước công việc hay thao tác ra các bộ phận hợp thành;


+

Nắm đặc điểm tình hình công nhân, tình hình máy móc thiết bị, dụng cụ, vật liệu.
Tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc, tiến hành những cải tiến cần thiết tuỳ theo
mục đích của bấm giờ.
+ Xác định số lần bấm giờ sao cho đảm bảo độ chính xác của tài liệu khảo sát, vừa tốn
ít công sức;
+ Chuẩn bị phiếu bấm giờ, đồng hồ, bút mực, bảng kê để ghi
Bước 2: Tiến hành
+

Ghi thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận của bước công việc hay thao tác. Nếu
bấm giờ liên tục thì thời gian kết thúc của bộ phận trước cũng là thời gian bắt đầu của bộ

phận tiếp theo. tiến hành đủ số lần như đã định;
+ Chú thích những lần đo hỏng, đo sai, những gián đoạn trong khảo sát vào những cột riêng
trong phiếu;
+ Tập trung tư tưởng, xác định đúng điểm ghi, chú ý khả năng kết hợp công việc thời gian
làm bằng tay vào thời gian máy làm việc.
Bước 3: Phân tích kết quả khảo sát
+

Kiểm tra mức độ ổn định của dãy kết quả thông qua hệ số ổn định:
Kôđ = Tmax/Tmin
+ So sánh Kôđtt với Kôđtc ( Kô.đ.tt ; Kô.đ.tc là hệ số ổn định thực tế qua khảo sát và hệ số
ổn định tiêu chuẩn được quy định.)
Nếu Kôđtt =< Kôđtc: chấp nhận kết quả đo được.
Nếu Kôđtt > Kôđtc: loại giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất ra khỏi dãy số. Nếu loại trên 20%
số liệu mà Kôđtt vẫn lớn hơn Kôđtc thì tiến hành khảo sát lại.
+

Tính thời hạn trung bình của dãy số (chỉ số lần được tính) và cộng thời hạn trung bình
của các bộ phận bước công việc hay thao tác, ta có thời hạn trung bình của bước công
việc hay thao tác đó.

Bước 4. Kết luận
Dựa trên cơ sở các số liệu đã phân tích, nghiên cứu phương án lao động hợp lý để thực hiện các
bộ phận của bước công việc hay thao tác, theo hướng giảm bớt số thao tác, động tác thừa, kết
hợp các thao tác làm việc bằng tay vào thời gian làm việc của máy, hoặc kết hợp làm việc đồng
thời của hai tay hoặc giữa tay và chân; lập biện pháp tổ chức - kỹ thuật khắc phục những lãng phí
trong sản xuất, xây dựng mức thời gian (sản lượng) xác định khả năng thực hiện mức, khả năng
tăng năng suất lao động của công nhân.
6. Phân công và hiệp tác lao động là gì? Những hình thức phân công và hiệp tác lao


động trong DN, các tiêu thức được xem xét đánh giá mức độ hợp lý của PC và
HTLĐ trong DN?








-

-

-


-

-


-

Phân công lao động là 1 quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau theo một
tiêu thức nhất định trong một điều kiện xác định.
Hiệp tác lao động là một quá trành mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong một quá
trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau những có liên hệ mật thiết,
chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chúng.
Phân công và hiệp tác lao động là hai mặt của một quá trình sử dụng sức lao động

trong doanh nghiệp: Phân công lao động phải tính đến khả năng có thể hiện tác được
và hiệp tác lao động phải dựa trên cơ sở phân công lao động.
Những hình thức phân công lao động
Phân công lao động theo chức năng: là hình thức chia tách các hoạt động sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp theo các chức năng nhất định để từ đó giao cho các bộ
phận và từng người lao động trong doanh nghiệp. VD: chức năng sản xuất, chức năng
nhân lực,..=> giúp mọi cá nhân và bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ, đúng trách
nhiệm, quyền hạn của mình và thực hiện tốt các mối quan hệ trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Phân công lao động theo công nghệ: là hình thức phân công lao động trong đó tách
riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ để thực
hiện chúng. => hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề cao. Có các
hình thức cụ thể như sau: phân công lao động theo nghề, phân công lao động theo giai
đoạn công nghệ chủ yếu, phân công lao động theo bước công việc, phân công lao
động theo các sản phẩm và chi tiết.
Phân công lao động theo trình độ chuyên môn: là hình thức phân công lao động trong
đó tách riêng các hoạt động, các công việc khác nhau theo tính chất phức tạp của nó.
=> cho phép sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện
nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động.
Những hình thức hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
Hiệp tác về mặt không gian: Hiệp tác giữa các phòng ban và các phân xưởng, hiệp tác
giữa các bộ phận trong một phòng hoặc một phân xưởng, hiệp tác giữa người lao
động trong tổ sản xuất.
+ Tổ sản xuất là hình thức lao động tập thể phổ biến trong sản xuất, bao gồm một số
người lao động cùng thực hiện nhiệm vụ sản xuất chung và cùng chịu trách nhiệm về
kết quả cuối cùng của tổ. Theo công nghệ có tổ sản xuất chuyên môn hóa và không
chuyên môn hóa. Theo thời gian thì có tổ theo ca và tổ thông ca
Hiệp tác về mặt thời gian: là sự phối hợp nhịp nhàng các phân xưởng, các phòng ban,
các bộ phận phục vụ sản xuất cũng như các cá nhân trong đơn vị, để đảm bảo đúng
tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. ( làm việc theo ca, theo nhiều ca và liên tục, có

nhiều cách đổi ca…)
các tiêu thức được xem xét đánh giá mức độ hợp lý của PC và HTLĐ trong DN
Phân tích về mặt kinh tế - kỹ thuật của hoàn thiện PC & HTLĐ gồm các khâu:
+ Tập lợp lao động về tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân và tình
hình sử dụng máy móc thiết bị, lưu ý các lãng phí thời gian, ngừng nghỉ không hợp
lý…


+

-

-

Phân tích đánh giá số liệu: Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của nhân
viên, tìm nguyên nhân của các loại lãng phí thời gian, rút kết luânk về sự hợp lý và
không hợp lý của phân công và hiệp tác lao động( Xác định cơ cấu phân công trong
một bộ phận, xác định tỷ trọng công việc cảu từng người, sự trùng lặp giữa những
người làm công việc khác nhau, xác định mức đọ bận việc của từng công nhân,
nhóm công nhân….) => tiến hành đề ra các biện pháp hoàn thiện.
Phân tích về mặt tâm lý: được tiến hành dựa trên sự phân tích và đánh giá sự đáp ứng
của người lao động đối với quá trình PC&HTLĐ. Đánh giá theo 2 chỉ tiêu:
+ Căn cứ vào sản lượng và đông thái của sản lượng qua theo thời gian.
+ Căn cứ vào mặt sinh lý phản ánh trạng thái cơ thể của người lao động ( Đo huyêt
áp, tim mạch, đo thời gian và thời gian chính xác của động tác thực hiện…)
Phân tích về mặt xã hội: bằng phương pháp thu thập: điều tra, phỏng vấn, quan sát,…
Phản ánh qua các chỉ tiêu:
+ Mối quan hệ giữa người lao động với quá trình sản xuất, khả năng đáp ứng yêu
cảu lao động.
+ Mức độ di chuyển sức lao động

+ Tính tích cực của con người
+ Mối quan hệ xã hội trong tập thể và sự phù hợp giữa các thành viên trong tập thể
lao động
+ Trách nhiệm xã hội của người lao động và tập thể người lao động tại nơi làm việc.

7. Thế nào là nơi làm việc? Yêu cầu đối với tổ chức và phục vụ nơi làm việc? Nhiệm vụ

của TC và PV NLV? Nội dung của tổ chức nơi làm việc? Các chức năng, các hình
thức và các chế độ phục vụ nơi làm việc?
 Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất, mà trên đó được trang bị
các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để một người hay một nhóm người lao
động hoàn thiện công việc của mình.
 Yêu cầu của tổ chức và phục vụ chỗ làm việc:
- Về mặt kỹ thuật: bảo đảm sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương tiện sản xuất,
bảo đảm chất lượng sản phẩm cao và tạo ra các phương pháp lao động tiên tiến.
- Về mặt kinh tế: bảo đảm giảm chi phí thời gian lao động và các chi phsi khác => hạ
giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Về mặt tâm sinh lý: tạo ra các điều kiện lao động tiện nghi, phù hợp với giới hạn tâm
sinh lý của con người, tiết kiệm sức lực và an toàn lao động.
- Về mặt xã hội; tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tạo hứng thú hấp dẫn
trong công việc và hình thành các tập thể lao động tốt.
 Nhiệm vụ của tổ chức và phục vụ nơi làm việc:
- Tạo ra đầy đủ các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để đạt năng suất và chất lượng
cao.
- Bảo đảm khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ, vật chất kỹ thuật và lao
động, tiết kiệm các yếu tố sản xuất => tiết kiệm chi phí sản xuất.


Bảo đảm điều kiện lao động là hợp lý nhất về mặt vệ sinh, tâm sinh lý đối với người
lao động =>duy trì khả năng làm việc lâu dài, phát triển người lao động một cách toàn

diện.
 Nội dung của tổ chức nơi làm việc: Tổ chức nơi làm việc là hệ thống các biện pháp
nhằm thiết kế chỗ làm việc với các trang thiết bị cần thiết và sắp xếp, bố trí chúng
một cách hợp lý và khoa học để thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất
của chỗ làm việc.
- Thiết kế nơi làm việc: Là việc lập các tài liệu kỹ thuật ( gồm tất cả bản vẽ, bản tính
toán… ) để theo đó mà thực hiện việc sản xuất, xây dựng…
Trình tự thiết kế nơi làm việc:
Chọn các thiết bị, loại dụng cụ, các trang thiết bị phù hợp.
Chọn phương án bố trí nơi làm việc tối ưu cho từng nơi làm việc cụ thể.
Thiết kế các phương pháp lao động hợp lý, tạo các tư thế lao động thuận lợi.
Xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng.
Tính các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của nơi làm việc.
Dự kiến các yếu tố của điều kiện lao động tại các nơi làm việc.
-








-

Trang bị chỗ làm việc
Trang bị chỗ làm việc là bảo đảm các loại máy móc, thiết bị…cần thiết theo yêu cầu
của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động.
Loại trang bị
Yêu cầu

- Thiết bị chính là những thiết bị tác
- Chât lượng phải phù hợp với thông
động trực tiếp vào đối tượng lao
số của quy trình công nghệ, tạo điều
động => biến chúng thành sản phẩm.
kiện đạt năng suất.
- Thiết bị phụ là thiết bị giúp người
- Phải thay thể tối đa con người trong
công nhân làm việc có hiệu quả hơn.
quá trình sản xuất có tính chất thủ
công, nặng nhọc và độc hại.
- Việc sử dụng chúng phải tiện lợi, dễ
sử dụng, sửa chữa, lắp đặt.
- Phải bảo đảm vệ điều kiện vệ sinh,
an toàn lao động, không gây ôi nhiễm
môi trường
- Phải được thiết kế sao cho phù hợp
với nhân trắc học, cơ sinh học và
sinh lý của người sử dụng…
Các loại trang bị công nghệ

-

-

-

Cần phải đảm bảo tính thông nhất hóa
và tiêu chuẩn hóa => giảm chi phí
thiết kế và giảm giá thành sản xuất.

Phải phù hợp với đăc điểm quy trình
công nghệ, loại hình sản xuất => sử
dụng tối ưu các tính năng kỹ thuật
của chúng và đạt năng suất cao.
Cần bảo đảm tính thẩm mỹ công


nghiệp, phù hợp với người sử dụng
Các trang bị tổ chức: Các trang bị dùng
để phân phối và bảo quản các trang bị
công nghệ.

-

Các thiết bị thông tin liên lạc và các thiết
bị an toàn lao động.

-

-








Đáp ứng tốt yêu cầu về công dụng và
chức năng của trang bị tổ chức.

Kết cấu vững chắc, hợp lí, bền, tiện
lợi khi sử dụng.
Tiết kiệm diện tích sản xuất.
Phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ, sản
xuất – kinh doanh
Có độ tin cậy, chính xác cao.
Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản
xuất - kinh doanh tại nơi làm việc.
Được bố trí một cách hợp lí trên chỗ
làm việc để người lao động dễ nhận
biết và dễ dàng sử dụng chúng.

Bố trí nơi làm việc là sắp xếp một cách hợp lý các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần
thiết có tính đến đặc điểm nhân trắc của người lao động thực hiện công việc đó.
Các yêu cầu trong bố trí nơi làm việc
Bố trí hợp lí và khoa học các đối tượng vật chất - kỹ thuật và lao động để thực hiện công
việc một cách thuận tiện và đúng quy trình sản xuất.
Đảm bảo lựa chọn hợp lí trạng thái và tư thế làm việc cho người lao động.
Bố trí các đối tượng, các vật dụng phù hợp với tầm nhìn và vùng thao tác của người lao
động.
Đảm bảo tiết kiệm diện tích sản xuất nhưng vẫn thuận tiện cho công việc phục vụ chỗ
làm việc.
Đảm bảo an toàn lao động và có tính thẩm mỹ.
Các cơ sở khoa học cần chú ý khi bố trí nơi làm việc:
Diện tích nơi làm việc.



Diện tích nơi làm việc được biểu diễn dưới dạng công thức chung như sau:
(a + b + 0,5c) (d + 0,5e)




Yêu cầu: Diện tích nơi làm việc phải thoả mãn việc phân bố các trang thiết bị theo yêu
cầu của sản xuất, ngoài ra cần phải có diện tích dự trữ phòng khi mở rộng sản xuất hoặc
thay đổi nhiệm vụ lao động.



Vùng làm việc.



Là khoảng không gian cho các hoạt động của con người tại chỗ làm việc.



Vùng làm việc của con người gồm: vùng quan sát và vùng thao tác.

Những lưu ý khi bố trí các phương tiện vật chất tại chỗ làm việc cho phù hợp với vùng làm việc:






Những dụng cụ, phương tiện sử dụng thường xuyên phải được bố trí trong vùng làm việc
tối ưu.
Những vật dùng theo một trình tự nhất định thì đặt cạnh nhau để tận dụng các chuyển
động ngược lại.

Những vật dùng bằng tay phải thì đặt bên phải, những vật dùng bằng tay trái thì đặt ở
phía bên trái người lao động.
Mỗi vật cần có một vị trí xác định trong vùng quan sát để không mất nhiều thời gian tìm
kiếm.
Tư thế làm việc.



Các tư thế làm việc như: đứng, ngồi, nằm, kết hợp...



Tư thế làm việc hợp lý sẽ tạo điều kiện để giảm hao phí năng lượng trong quá trình lao
động, thực hiện các thao tác một cách thuận lợi, chính xác, nâng cao năng suất lao động
và mệt mỏi ít hơn.





Một số lưu ý khi lựa chọn tư thế làm việc:


Đứng làm việc: Vùng thao tác lớn, lực tác động mạnh nhất, phản xạ nhanh nhất, năng
lượng tiêu hao gấp 1,6 lần so với ngồi làm việc.



Ngồi làm việc: vùng thao tác nhỏ hơn, lực tác động yếu hơn, phản xạ chậm nhưng có độ
chính xác cao nhất.




Nằm làm việc: Vùng thao tác nhỏ nhất, lực tác động yếu nhất, phản xạ chậm nhất và rất
dễ mỏi vai, tay khi phải giơ tay…

 Các chức năng phục vụ nơi làm việc
- Phục vụ chuẩn bị sản xuất: việc giao nhiệm vụ sản xuất cho từng nơi làm việc, chuẩn bị
-

-

các tài liệu, bản vẽ, chuẩn bị nguyên vật liệu….
Phục vụ dụng cụ: cung cấp các loại dụng cụ, theo dõi kiểm tra chất lương và bảo quản
dụng cụ…
Phục vụ vân chuyển và bốc dỡ: chuyển đến nơi làm việc các phương tiện vật chất kỹ
thuật cần thiết cho sản xuất: nguyên vật liệu, bán thành phẩm…và chuyển đi các loại sản
phẩn, bán thành phẩm, dụng cụ…sắp xếp các đối tượng vận chuyển ở nơi làm việc vào
kho.
Phục vụ năng lượng: bảo đảm cung cấp cho nơi làm việc các nhu cầu về năng lượng:
điện, xăng, dầu, nước…
Phục vụ điều chỉnh và sửa chữa máy móc thiết, bị: gồm việc hiệu chỉnh, điều chỉnh, sửa
chữa nhằm khôi phục khả năng hoạt động máy móc thiết bị.
Phục vụ kiểm tra: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm…đầu vào và chất
lượng sản phẩm đầu ra, kiểm tra quy trình công nghệ.
Phục vụ kho tàng: kiểm kê, phân loại, bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm..


-


Phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc: sửa chữa theo kỳ hạn các công trình xây
dựng, nơi làm việc, đường đi lại…
Phục vụ sinh hoạt, văn hóa tại các nơi làm việc: giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, dọn phế
liệu,…
• Các hình thức phục vụ nơi làm việc;

Hình thức phục vụ
Tập trung là hình thức
phục vụ trong đó tất
cả các nhu cầu phục
vụ theo chức năng đều
do các bộ phận phục
vụ doanh nghiệp đáp
ứng.
Phân tán là hình thức
phục vụ trong đó các
nhu cầu phục vụ tại
chỗ làm việc được các
bộ phận phục vụ của
các phân xưởng tự
đảm nhận lấy
Hỗn hợp là hình thức
kết hợp nội dung của
2 hình thức trên

Áp dụng đối với
Ưu
Doanh nghiệp có loại -Cho phép sử dụng
hình sản xuất hàng
hiệu quả cả về lao

loạt lớn hay hàng khối động phục vụ và thiết
( sản xuất có tính chất bị phục vụ
ổn định cao và quy
Áp dụng được
mô phục vụ lớn)
việc cơ khí hóa, tự
động hóa khâu phục
vụ và các phương
pháp phục vụ tiên tiến
Doanh nghiệp có loại
Dễ quản lý ở các
hình sản xuất đơn
phân xưởng
chiếc và loạt nhỏ (sản
xuất hay thay đổi, nhu
cầu phục vụ luôn thay
đổi, không ổn định)

Nhươc
Quản lý khá phức tạp
Chỉ phù hợp với sản
xuất ổn định

Phát sinh chi phí và
hiệu quả thấp khi tất
cả các phân xưởng
đều có các bộ phận
phục vụ giống nhau.

doanh nghiệm sản

Cả 2 loại trên
Chỉ áp dụng với
xuất hàng loạt , ở các
doanh nghiệm sản
doanh nghiệp của
xuất hàng loạt
nước ta, khi trình độ
chuyên môn hóa chưa
cao và sản xuất thay
đổi
• Các chế độ phục vụ nơi làm việc
- Chế độ phục vụ trực nhật: Thường thấy ở các đơn vị sản xuất theo loại hình đơn chiếc,
loạt nhỏ. Công nhân phục vụ luôn có mặt ở điểm trực đã quy định
- Chế độ phục vụ theo kế hoạch: Ở các doanh nghiệp có loại hình sản xuất hàng loạt vừa.
Kế hoạch phục vụ các chỗ làm việc được lập từ trước theo kế hoạch của sản xuất, khắc
phục tình trạng công nhân ngừng việc.
- Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: Doanh nghiệp có loại hình sản xuất hàng loạt lớn hay
hàng khối, sản xuất theo hình thức dây chuyền. Các hoạt động phục vụ chỗ làm việc được
xây dựng thành các tiêu chuẩn và lập từ trước, được tiến hành theo đúng lịch trình và thời
gian đã định
8. Các nhóm điều kiện lao động? Ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe và
khả năng làm việc của người lao động? các biện pháp cải thiện điều kiện lao động
trong DN? Hiểu như thế nào về mức độ nặng nhọc của công việc?
• Các nhóm điều kiện lao động


- Nhóm các nhân tố thuộc về vệ sinh - y tế
+ Điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, sự di chuyển, bức xạ nhiệt và áp suất của không
khí)
+ Tiếng ồn, rung động, siêu âm

+ Độc hại trong sản xuất
+ Tia bức xạ và trường điện từ cao
+ Ánh sáng và chế độ chiếu sáng
+ Điều kiện vệ sinh
- Nhóm các nhân tố thuộc vê tâm - sinh lý lao động
+ Sự căng thẳng về thể lực
+ Sự căng thẳng về thần kinh
+ Nhịp độ lao động
+ Trạng thái và tư thế lao động
+ Tính đơn điệu trong lao động
- Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học
+ Bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp;
+ Kiểu dáng và sự phù hợp của các trang thiết bị với tính thẩm mỹ cao;
+ Âm nhạc chức năng
+ Màu sắc
+ Cây xanh và cảnh quan môi trường
- Nhóm các nhân tố thuộc về tâm lý - xã hộ
+ Tâm lý cá nhân trong tập thể
+ Quan hệ giữa các nhân viên với nhau và quan hệ giữa nhân viên và thủ trưởng;
+ Tiếng đồn, dư luận, mâu thuẫn và xung đột.
+ Bầu không khí tâm lý của tập thể


- Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động
+ Vấn đề nhà ở, đi lại và gia đình của mỗi người lao động
+ Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
+ Điều kiện địa lý và khí hậu
+ Tình trạng xã hội và pháp luật

-


-

-

-

-

Ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe và khả năng làm việc của người
lao động
Các yếu tố vệ sinh phòng bệnh: Nhóm này bao gồm những yếu tố thuộc môi trường
xung quanh ( yếu tố vi khí hậu, chiếu sáng, sự ô nhiễm môi trường, tiếng ồn) có ảnh
hưởng đến chức năng sinh lý. Khi điều kiện làm việc của môi trường vượt qua những giới
hạn về sinh lý, con người sẽ bị mệt mỏi, sức khỏe giảm sút và thể hiện trực tiếp ở sự giảm
sút năng suất lao động.
Các yếu tố thẩm mỹ lao động: Gồm yếu tố màu sắc, cây xanh, âm nhạc chức năng. Tuy
nó không tác động trực tiếp đến sức khỏe nhưng các yếu tố thuộc nhóm này có tác dụng
cải thiện trạng thái tâm sinh lý của con người, gây cảm giác hưng phấn dễ chịu trong quá
trình làm việc => nâng cao năng suất lao động
Các yếu tố tâm lý và xã hội: Quan hệ giữa người với người là một vấn đề rất phức tạp.
Nhiều nghiên cứu về tâm lý đã chứng minh rằng: Thái độ quan tâm, công minh của cấp
trên với cấp dưới, mối quan hệ chân thành, tin cậy, cới mở giữa các đồng nghiệp với
nhau, sự hòa thuận trong gia đình, sự tôn trọng và thông cảm của xã hội đối với nghề
nghiệp của mình là những yếu tố ảnh hưởng tích cực đối với tâm lý và có thể làm cho
năng suất lao động tăng từ 18 -20%.
• Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động trong DN
Chủ động tạo ra những điều kiện thuận lợi, loại trừ tận gốc những yếu tố độc hại:
+ Nghiên cứu các số liệu nhân trắc học để thiết kế hoặc mua các dụng cụ, trang bị
phù hợp.

+ Áp dụng tắc nghiệm tâm lý => bố trí những người có tính cách phù hợp vào một
nhóm
+ Trồng cây xanh trong khu vực làm việc.
+ Tìm vị trí thuận lợi để đặt nhà xưởng ( cao ráo, thoáng mát, sáng sủa…)
+ Chế tạo các bộ phận giảm tiếng ồn
+ Hạn chế sử dụng các chất độc hại hoặc có thể thay thế bằng chất có tác dụng
tương tự, ít độc hại hơn.

Ngăn ngừa tác hại của các yếu tố bất lợi.
Trong trường hợp không thể loại trừ tận gốc các yếu tố bất lợi thì ta sẽ hạn chế chúng
bằng các biện pháp sau:
+ Tách người lao động ra khỏi môi trường độc hại bằng cách cơ khí hóa, tự động
hóa quá trình sản xuất.


+



Sử dụng các phương tiện và trang bị phòng hộ: thiết bị hút bụi, quạt chống nóng,

+ Áp dụng chế độ bồi dưỡng và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Chỉ tuyển người có đủ sức
khỏe và khả năng làm việc, trong quá trình làm việc phải thường xuyên theo dõi
và khám bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh nghề nghiệp.
Hiểu như thế nào về mức độ nặng nhọc của công việc

-

9. Định mức lao động là gì? Các dạng mức lao động? vai trò của mức lao động trong


việc quản lý lao đông trong DN?
10. Kết cấu mức kỹ thuật thời gian lao động và các phương pháp định mức lao động?
11. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động? Sự giống và khác nhau giữa tiêu chuẩn

để định mức kỹ thuật lao động và mức lao động? Quy trình xây dựng tiêu chuẩn để
định mức kỹ thuật lao động.
12. Định mức lao đông một số công việc cụ thể trong sản xuất ( Cắt gọt kim loại)?
13. Tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý sản xuất?



×