i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG DƯA CHUỘT VỤ ĐÔNG
XUÂN SỚM TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên, 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG DƯA CHUỘT VỤ ĐÔNG
XUÂN SỚM TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60. 62. 01. 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa ho ̣c: TS. Nguyễn Thúy Hà
Thái Nguyên, 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hải Yến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và sự quan tâm của Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật và khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống dưa chuột
vụ Đông Xuân sớm tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Đến nay tôi đã
hoàn thành đề tài của mình.
Để có được kết quả như vậy, trước hết Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo TS. Nguyễn Thúy Hà, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ với tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp
tôi hoàn thành đề tài này.
Tập thể Thầy, Cô giáo khoa Nông học, đặc biệt các Thầy, Cô giáo trong Bộ
môn Rau - Quả của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng
dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và những
người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hải Yến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 3
3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................................ 3
4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................ 3
Chương 1 ............................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................. 4
1.1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................... 5
1.1.3. Vai trò của dưa chuột ................................................................................................. 6
1.1.4. Giá trị kinh tế ............................................................................................................. 7
1.2. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và Việt Nam .............................................. 8
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới ................................................................ 8
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam ............................................................... 10
1.3.1. Trên thế giới............................................................................................................. 11
1.3.2. Ở Việt Nam .............................................................................................................. 17
1.4. Các kế t quả nghiên cứu phân bón cho rau trên thế giới và Viê ̣t Nam ........................ 22
1.4.1. Trên thế giới............................................................................................................. 22
1.4.2. Ở Viê ̣t Nam .............................................................................................................. 25
Chương 2 .......................................................................................................................... 29
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 29
2.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 29
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 29
2.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................. 30
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 30
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
2.5.1. Thiết kế thí nghiệm đồng ruộng, chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi .............. 30
2.5.1.1. Thí nghiệm 1: ........................................................................................................ 30
2.5.1.2. Thí nghiệm 2: ........................................................................................................ 31
2.5.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất của giống dưa
chuột Cuc 71. ......................................................................................................... 32
2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi................................................... 32
2.5.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng............................................................................... 35
2.5.4. Phương pháp phân tích thống kê ............................................................................. 35
Chương 3 .......................................................................................................................... 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 36
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa chuột tham
gia thí nghiệm tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ....................................... 36
3.1.1. Đặc trưng hình thái của các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm ......................... 36
3.1.2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống
dưa chuột ................................................................................................................ 38
3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa chuột .................... 41
3.1.4. Đặc điểm giới tính của các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm .......................... 45
3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống .......................................... 49
3.1.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm ................... 52
3.1.7. Đánh giá chất lượng quả các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm........................ 54
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và phát triển của
dưa chuột Cuc 71 tham gia thí nghiệm. ................................................................. 55
3.2.1. Ảnh hưởng của các liề u lươ ̣ng đa ̣m đế n khả năng sinh trưởng của cây dưa
chuô ̣t Cuc 71. ......................................................................................................... 55
3.2.2. Ả nh hưởng của liều lượng đạm đế n các yế u tố cấ u thành năng suấ t dưa chuột Cuc
71 ............................................................................................................................ 58
3.2.4. Ảnh hưởng của các liề u lươ ̣ng đa ̣m đế n dư lươ ̣ng NO3- trong dưa chuô ̣t Cuc
71 ........................................................................................................................... 64
3.2.5. Ả nh hưởng của các liều lượng đạm đế n tình hình sâu bê ̣nh trên cây dưa chuột Cuc
71 ............................................................................................................................ 65
3.2.6. Sơ bô ̣ hoạch toán hiê ̣u quả kinh tế ........................................................................... 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng và phát triển của
dưa chuột Cuc 71 tham gia thí nghiệm .................................................................. 67
3.3.1. Ả nh hưởng của liều lượng kali đế n khả năng sinh trưởng của dưa chuột Cuc
71............................................................................................................................ 67
3.3.2. Ả nh hưởng của các liều lượng kali đế n các yế u tố cấ u thành năng suấ t dưa chuột ............ 70
3.3.3. Ảnh hưởng của các liề u lượng kali đế n tình hình sâu bê ̣nh trên cây dưa chuô ̣t Cuc 71..... 75
3.3.4. Sơ bô ̣ hoa ̣ch toán hiê ̣u quả kinh tế ........................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI..............................................................................................
79
̣
1. Kế t luâ ̣n .......................................................................................................................... 79
2. Đề nghị........................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
viii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
AVRDC
: Asian Vegetable Development Center
(Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu á)
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CT
: Công thức
Cv
: Coeff Var - Hệ số biến động
Đ/C
: Đối chứng
ĐX
: Đông Xuân
FAO
: Food and Agriculture Orangition of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
KLTB/quả
: Khối lượng trung bình/quả
LSD
: Least Significant Diference - Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NLTT
: Năng suất thực thu
NN&PTNT
: Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
NSLT
: Năng suất lý thuyết
P
: Xác suất
TB
: Trung bình
TGST
: Thời gian sinh trưởng
UNEP
: United Nations Environment Programme
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
Viện CLT- CTP
: Viện cây Lương thực - Cây thực Phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được .................................... 6
Bảng 1.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác .................. 7
Bảng 1.3. Tiǹ h hiǹ h sản xuất dưa chuô ̣t của mô ̣t số nước trên thế giới qua các
năm 2011 – 2012 ...................................................................................... 9
Bảng 1.4. Diê ̣n tích, năng suấ t và sản lươ ̣ng mô ̣t số rau chủ lực năm 2004........... 10
Bảng 1.5. Sản xuấ t rau ở Việt Nam phân theo điạ phương .................................... 11
Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái của các giống dưa chuột ......................................... 36
Bảng 3.2: Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của các giống dưa chuột .............................................................. 39
Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa chuột ....42
Bảng 3.4. Biể u hiê ̣n giới tính và khả năng ra hoa đậu quả của các giống dưa
chuột ....................................................................................................... 46
Bảng 3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa chuột ...50
Bảng 3.6: Tỷ lệ sâu, bệnh hại của các giống dưa chuột.......................................... 53
Bảng 3.7: Đánh giá chất lượng quả các giống dưa chuột ....................................... 54
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các liề u lượng đa ̣m tới động thái tăng trưởng chiề u
cao cây dưa chuô ̣t ................................................................................... 56
Bảng 3.9. Biểu hiện giới tính và khả năng ra hoa đậu quả các giống dưa chuột ......59
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các liều lươ ̣ng đạm đế n các yế u tố cấ u thành năng
suấ t và năng suấ t của Dưa chuô ̣t ............................................................ 62
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các liề u lươ ̣ng đa ̣m đế n dư lươ ̣ng NO3- trong Dưa
chuô ̣t ....................................................................................................... 64
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tình hình sâu bệnh hại dưa chuột ........65
Bảng 3.13: Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức tham gia
thí nghiê ̣m 1 ( tính cho 1 ha ) ................................................................. 67
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của liề u lươ ̣ng kali tới đô ̣ng thái tăng trưởng chiề u cao
Dưa chuô ̣t ............................................................................................... 68
Bảng 3.15. Biểu hiện giới tính và khả năng ra hoa đâ ̣u quả của dưa chuột............ 71
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của các liề u lươ ̣ng kali đến các yế u tố cấ u thành năng
suấ t và năng suấ t Dưa chuô ̣t................................................................... 73
Bảng 3.17: Tiǹ h hiǹ h sâu bệnh ha ̣i trên dưa chuột ................................................. 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
x
Bảng 3.18: Sơ bộ hoa ̣ch toán hiê ̣u quả kinh tế của các công thức tham gia thí
nghiê ̣m 2 (tiń h cho 1 ha ) ...................................................................... 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn đô ̣ng thái tăng trưởng chiề u cao thân chính giống
Dưa chuô ̣t ............................................................................................ 42
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn NSLT và NSTT của các giống dưa chuột .................... 50
Hình 3.3: Đồ thi ̣biể u diễn đô ̣ng thái tăng trưởng chiề u cao cây dưa chuô ̣t ........... 56
Hình 3.4: Biểu đồ biể u diễn năng suấ t thực thu của dưa chuô ̣t ở các mức
bón đạm khác nhau .............................................................................. 62
Hình 3.5: Đồ thi ̣biể u diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây dưa chuô ̣t ........... 69
Hình 3.6: Biể u đồ biể u diễn năng suấ t thực thu của dưa chuô ̣t ở các mức
bón kali khác nhau .............................................................................. 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng và là thực phẩm cần thiết
không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Đặc biệt khi lương thực và các loại thức
ăn giàu đạm đã được đảm bảo nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân
tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Ngành sản xuất rau
cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các loại cây rau hàng năm, hai năm là một bộ
phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Dưa chuột Cucumis sativus L thuộc họ bầu bí, trong họ bầu bí dưa chuột là
loại được trồng nhiều hơn cả. Ở nước ta dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không
chỉ để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày mà còn mang tính
thương mại quan trọng có thể trồng quanh năm và phổ biến trong cả nước.
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn
định, kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển đó là điều kiện thuận lợi tiềm
năng cho ngành rau phát triển. Tuy ngành trồng rau trong đó có dưa chuột có nhiều
khởi sắc nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt là ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, diện tích trồng rau
nói chung và dưa chuột nói riêng có nhiều biến động qua các năm. Năng suất chỉ
bằng một nửa so với năng suất trung bình của cả nước. Có nhiều nguyên nhân làm
cho năng suất dưa chuột ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc còn thấp đó là do
điều kiện thời tiết gặp khó khăn, thường xuyên xảy ra mưa lũ, đất đai kém dinh
dưỡng, chưa có bộ giống dưa chuột chuẩn và tốt. Đặc biệt là giống dùng cho chế
biến công nghiệp và xuất khẩu còn quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất
do vậy phải nhập ngoại, giá thành cao và không chủ động trong sản xuất. Bên cạnh
đó giống dùng cho ăn tươi, tiêu thụ nội địa năng suất còn thấp, kém hiệu quả. Phần
lớn hạt giống do nhân dân tự để giống với năng suất thấp (15-25 tấn/ha) quả nhỏ,
ngắn lại chóng ngả màu vàng, dễ nhiễm sâu bệnh hại. Đồng thời các giống này lại
được người dân tự sản xuất và để giống trong một thời gian dài nên rất dễ bị thoái
hoá. Một vài năm gần đây, việc chuyển sang trồng giống dưa chuột ưu thế lai F1 đã
khắc phục được những nhược điểm của các giống địa phương nhưng giá thành giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
cao và không thích ứng rộng với các thời vụ trồng và các vùng sinh thái khác nhau
điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của dưa chuột. Vấn
đề đặt ra là phải tìm được những giống dưa chuột có khả năng sinh trưởng và phát
triển tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết ở Trung du miền núi phía Bắc nói chung
và trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nói riêng đảm bảo cho năng
suất cao, ổn định đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng mà giá thành sản xuất thấp phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Dưa chuột là một trong số những cây được ưu tiên phát triển ở nhiều địa
phương. dưa chuột là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn trồng được nhiều
vụ trong năm, đồng thời lại có tiềm năng năng suất cao (trung bình đạt 40-60 tấn/ha),
nên dưa chuột là một trong những loại rau chủ lực trong cơ cấu thâm canh tăng vụ
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người lao
động. dưa chuột được sử dụng rộng rãi trong mỗi bữa ăn hàng ngày với nhiều hình
thức chế biến như: ăn tươi, muối mặn, đóng hộp, dầm giấm...làm phong phú và tăng
chất lượng rau ăn hàng ngày, đồng thời giải quyết được tình trạng rau giáp vụ.
Ở nước ta, trong những năm gần đây dưa chuột đã trở thành cây rau mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Theo số liệu thống kê của FAO, năm
2012 diện tích dưa chuột cả nước đạt 37.460ha với năng suất trung bình 196 tạ/ha
và sản lượng đạt 734.089 tấn. Theo hiệp hội rau quả năm 2014, trong số gần 1,5 tỷ
USD rau quả xuất khẩu, các sản phẩm dưa chuột chế biến chiếm hơn 42 triệu
USD, đứng đầu trong nhóm rau xuất khẩu.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng trồng dưa chuột lớn của cả
nước, diện tích đạt khá cao 5.632ha, năng suất đạt trng bình cao nhất nước 267
tạ/ha và sản lượng đạt 150.581 tấn. trong khi các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
trong đó có tỉnh Thái Nguyên, diện tích trồng rau nói chung và dưa chuột nói riêng
còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính là do thiếu bộ giống thích ứng với điều
kiện khí hậu vùng trồng cũng như các biện pháp kỹ thuật phù hợp đi cùng.
Do vậy, để phát triển cây dưa chuột tại Thái Nguyên việc lựa chọn giống
phù hợp và xác định biện pháp canh tác thích ứng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu
của sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và khả năng sinh trưởng, phát triển một số
giống dưa chuột vụ Đông Xuân sớm tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Lựa chọn được giống dưa chuột phù hợp với vụ Đông Xuân sớm tại huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả
kinh tế của dưa chuột vụ Đông Xuân sớm tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột tham
gia thí nghiệm.
- Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật phù hợp với các giống dưa chuột tham
gia thí nghiệm.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Tìm ra được giống có khả năng thích ứng có thể trồng trong vụ Đông Xuân
sớm phù hợp với điều kiện tại địa phương.
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung giống chất lượng cao vào cơ cấu
giống dưa chuột ở vùng trung du có cùng điều kiện sinh thái nhằm tăng năng suất,
chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn trong việc tăng
năng suất và Cải thiện chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của các chương trình
giống cây trồng không chỉ tạo ra các giống mới có ưu thế hơn các giống hiện có,
mà điều quan trọng là phải duy trì và nhân ra nhiều lô giống có chất lượng tốt
cung cấp cho nông dân. Chọn giống có hiệu quả là giải quyết tốt mối quan hệ
phức tạp giữa các tính trạng trong cơ thể cây trồng và mối quan hệ cũng phức tạp
giữa cây trồng và môi trường để đảm bảo cho giống có năng suất cao và ổn định,
chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với yêu cầu thâm canh và điều kiện sản xuất
của địa phương.
Trong sản xuất cần nắm vững các đặc trưng và đặc tính của giống để từ đó
có biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất. Bón phân là một rong những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng để đáp
ứng nhu cầu của con người. Trong vài thập niên gần đây, phân hóa học chiếm
lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của
hầu hết các nước trên thế giới. Khi bón phân phải kế t hơ ̣p phân bón vô cơ và
phân bón hữu cơ thì mới phát huy đươ ̣c hiê ̣u quả cao và bề n vững.
Đa ̣m là yế u tố dinh dưỡng cơ bản,thành phầ n chin
́ h của protein. Đa ̣m đóng
vai trò quan tro ̣ng trong sự hình thành các cơ quan sinh vâ ̣t, là thành phầ n của
nhiề u hơ ̣p chấ t như: các ancaloit, các chấ t điề u hòa sinh trưởng, glucozit,
photphatit, enzim và diê ̣p lu ̣c… Đa ̣m là yế u tố có tính chấ t quyế t đinh
̣ đế n năng suấ t
và chấ t lượng các loa ̣i rau. Cây thiế u đa ̣m lá có màu vàng, cây sinh trưởng kém, rễ
mề m, quả bé, châ ̣m quá trình ra hoa, thâ ̣m chí thiế u nhiề u sẽ gây ru ̣ng nu ̣, ru ̣ng quả.
Tuy nhiên nế u bón thừa đa ̣m thời gian sinh trưởng thân lá sẽ bi ̣ kéo dài, ra hoa quả
châ ̣m, chín muô ̣n, thân lá non mề m, chứa nhiề u nước, giảm khả năng chố ng chiụ với
điề u kiê ̣n ngoa ̣i cảnh. Rau bón nhiề u đa ̣m còn giảm đô ̣ giòn và hương vi cu
̣ ̉ a rau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
Kali là yế u tố tham gia tổ ng hơ ̣p nhiề u chấ t trong cây như Protein, Lipit,
tinh bô ̣t, diê ̣p lu ̣c, sắ c tố …Kali thúc đẩ y sự hoa ̣t đô ̣ng của enzim, tham gia vâ ̣n
chuyể n các chấ t trong cây, thúc đẩ y quá trin
̀ h quang hơ ̣p. Da ̣ng kali thić h hơ ̣p
cho nhiề u loa ̣i rau là K2SO4. kali có tác du ̣ng trong viê ̣c vân chuyể n và tích lũy
chấ t đường bô ̣t trong cây, tăng khả năng chố ng chiu.
̣ Thiế u kali lá xoăn la ̣i, bê ̣nh
đố m nâu phát triể n, phầ n dưới của cây giảm tố c đô ̣ sinh trưởng [8].
Quá trình thâm canh rau, cung với việc sử dụng mấ t cân đố i phân bón,
thuố c bảo vê ̣ thực vâ ̣t đã không tăng hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra một nền nông
nghiệp kém bền vững. Vấ n đề đươ ̣c đă ̣t ra là nghiên cứu đưa ra đươ ̣c liề u lươ ̣ng
phân bón, nhấ t là Đa ̣m và kali phù hơ ̣p với từng loại cây trồng, đảm bảo phát
triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Trung du miền núi phía bắc, có tổng diện
tích đất tự nhiên là 353.318,9ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp là
294.011,32ha. Tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là 158.105ha (diện tích đất
trồng trọt là 108.074,68 ha). Trong đó chủ yếu là diện tích cây lương thực có hạt
92.030ha, chiếm tỷ trọng giá trị lớn trong nội ngành trồng trọt. Với điều kiện khí
hậu nóng ẩm mưa nhiều, ở đây có những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản
xuất rau, nhưng sự phát triển của nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đó. Về
diện tích, năng suất, sản lượng còn thấp chủ yếu cung cấp nhu cầu rau trong tỉnh
và chưa có giá trị xuất khẩu, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm chưa được đảm
bảo… Những năm gần đây đã áp dụng nhiều kết quả nghiên cứu trong sản xuất
rau nói chung và dưa chuột nói riêng, bước đầu đã đưa lại những kết quả nhất
định. Tuy nhiên năng suất cũng như chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Do đó để có cơ sở vững chắc nhằm phát triển cây dưa
chuột tại Thái Nguyên, trong từng điều kiện cụ thể của từng vùng sản xuất công
tác nghiên cứu sự thích nghi, tuyển chọn các giống phù hợp với địa phương là hết
sức cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
1.1.3. Vai trò của dưa chuột
* Về dinh dưỡng
Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần thiết
trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan
trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật. Theo kết quả
nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước khẩu phần ăn của
người Việt Nam cần khoảng 2.300 – 2.500 Calo năng lượng hàng ngày để sống
và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp phần đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp
chỉ số Calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại
vitamin và các loại khoáng đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của
mỗi cơ thể. Liều lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm. Về mặt dinh
dưỡng, xét trên kết quả phân tích hoá sinh trong quả dưa chuột thành phần hóa
học: Nước 95g%; protit 0.8g%; glucid 3g%; xenlulo 0.7g%; tro 0.5g% và theo
mg%: Ca 23mg; P 27mg; Fe 15mg; Các vitamin A, B1, B2, PP và C. Trong 100g
quả dưa chuột tươi cung cấp cho cơ thể 16 calo.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được
Chỉ tiêu
Thành phần hóa học (g%)
Vitamin ( mg%)
Kcalo/
Nước
Protit
Glu
Tro
100g
B1
B2
PP
C
Bầu
95,1
0,6
2,9
0,4
14
0,02
0,03
0,40
12
Dưa chuột
95,0
0,8
2,9
0,5
16
0,03
0,04
0,10
5
Bí xanh
95,5
0,6
2,4
0,5
12
0,01
0,02
0,03
16
Bí đỏ
92,0
0,3
6,2
0,8
27
0,06
0,03
0,40
8
Dưa gang
96,2
0,8
2,0
0,3
11
0,04
0,04
0,30
4
Cà chua
94,0
0,6
4,2
0,4
20
0,06
0,04
0,50
10
Mướp đắng
94,4
0,9
2,8
0,6
16
0,07
0,04
0,3
22
Xà lách
95,0
1,5
1,8
0,8
17
0,14
0,12
0,7
15
Dền đỏ
86,2
3,3
6,2
2,4
41
0,04
0,14
1,3
35
Loại rau
(Nguồn: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB Y học, 2007) [23]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
Trong thành phần của dưa chuột chứa liều lượng cacbon rất cao khoảng
74-75%, ngoài ra còn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường đơn). Nhờ
khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông máu, tăng tính
hoạt động trong quá trình oxi hóa năng lượng của mô tế bào. Bên cạnh đó trong
thành phần dinh dưỡng của dưa chuột còn có nhiều axit amin không thay thế rất
cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,024 mg%); Rivophlavin (0,075 mg%) và
Niaxin (0,03 mg%), các loại muối khoáng như Ca (23,0 mg%), P (27,0 mg%), Fe
(1,0 mg%). Tăng cường phân giải axit uric và các muối của axit uric (urat) có tác
dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ. Không những thế trong dưa chuột còn có một
lượng muối kali tương đối giúp tăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn
trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, dưa chuô ̣t còn dùng làm mỹ phẩ m, ví du ̣ như vitamin E tự nhiên
trong dưa chuột có tác du ̣ng thúc đẩ y sự phân chia tế bào, ngăn sự lão hóa của tế
bào hay nước ép dưa chuô ̣t có tác du ̣ng dưỡng da, làm giảm nế p nhăn, làm da
sáng đe ̣p…
1.1.4. Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả
quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. dưa chuột
là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Bảng 1.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác
Loại cây
Dưa chuột Bắp Cải
Năng suất ( tạ/ha)
Giá bán bình quân(đ)
Tổng chi phí
- Chi phí vật chất (1000đ/ha)
- Chi phí lao động (công/ha)
Tổng thu nhập (1.000đ/ha)
Thu nhập /công ( đ/công)
Cà chua
Ngô
Lúa
25
44,4
2.300
2000
2.417
222
3.333
5.050
194,4
3.830
15,0
19,7
250
444,4
278,8
1.200
400
700
6.447,8
834
23.552,2
28,2
6.028,3
5.157,1
556
695
11.749,3 14.302,9
21,1
20,6
(Nguồn: Lê Thị Khánh, 2002) [12]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Trong quả dưa chuột có các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như
protein, các loại vitamin A, C, B1, B2...Trước đây dưa chuột được sử dụng như
loại quả tươi để giải khát. Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới mở
rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng
là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như quả
tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu...
Bên cạnh đó dưa chuột còn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng
chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn,
chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau.
1.2. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2012 diện tích trồng dưa chuột trên
thế giới khoảng 2.109,6 nghìn ha, năng suất đạt 30,8 tấn/ha, sản lượng đạt
65.134,0 nghìn tấn. Số liệu từ bảng thống kê cho thấy Trung Quốc là nước có
diện tích trồng dưa chuột lớn nhất với 1.152,5 ha chiếm 54,6% so với thế giới.
Về sản lượng Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu với 48.048,8 nghìn tấn, chiếm
62,09% tổng sản lượng dưa chuột của thế giới. Sau Trung Quốc là Nhật Bản với
sản lượng 586,5 nghìn tấn, tiế p theo là các nước như Indonesia, Mexico… cũng
có sản lượng dưa chuột lớn. Như vậy chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 54,6 %
tổng sản lượng của toàn thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
Bảng 1.3. Tình hình sản xuấ t dưa chuột của một số nước trên thế giới qua các
năm 2011 - 2012
Diêṇ tích
Năng suấ t
Sản lượng
( nghin
̀ ha)
(tấ n/ha)
( nghin
̀ tấ n)
Quố c gia
Thế giới
2.061,7
2.109,6
31.19
30.8
64.327,6
65.134,0
Trung Quố c
1.110,9
1.152,5
42,6
41,6
47.357,7
48.048,8
Nhâ ̣t Bản
11,7
11,6
49,9
50,5
584,6
586,5
Indonesia
53,5
51,4
9,7
9,9
521,5
511,5
Mexico
18,2
15,3
29,9
41,8
545
640,5
Thái Lan
24,5
25
10,6
10,6
261
265
Canada
1,9
1,9
10,6
12,0
211,7
230,8
Cuba
9,7
9,5
9,6
10,0
94,0
95,4
Israel
1,1
1,1
96,6
91,6
105,4
100,8
Pháp
1,7
1,7
76,0
76,2
134,8
135,4
Ấn Đô ̣
25,1
26,5
6,4
6,3
160,9
168
Hungari
0,7
0,7
46,9
42,5
35,9
33,9
Italia
1,7
1,4
19,4
17,5
33,7
25,9
Malaysia
3,9
3,8
16,9
15,8
67,2
61,3
(Nguồ n: FAO.ORG, 2014)[25]
Nhìn chung diê ̣n tích, năng suấ t và sản lươ ̣ng dưa chuô ̣t của các nước trên
thế giới biế n đô ̣ng không nhiề u. Do đó cho thấ y dưa chuô ̣t có vai trò quan tro ̣ng
trong sản xuấ t và tiêu dùng các nước trên thế giới, đă ̣c biê ̣t là các nước phát triể n
như Tung Quố c, Nhâ ̣t Bản, Nga, My…
̃
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả năm 2012 là 829,895 nghìn
ha, tăng 3% so với năm 2011 (805,618 nghìn ha). Sản lươ ̣ng đa ̣t 13.992,386
nghìn tấ n. Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rau sản xuất trên đầu người
đạt 165 kg/người/năm, tương đương mức bình quân toàn thế giới và đạt loại cao
trong khu vực. Theo số liệu của Tổng Cu ̣c Hải quan, trong tháng 12-2014, hàng
rau quả của Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12 đạt 139 triệu USD, tăng 28,5%
so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm
2014 lên 1,49 tỷ USD, tăng 38,9% (tương ứng tăng 418 triệu USD).
Hàng rau quả của Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc với 436 triệu
USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,2% tổng kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Dưa chuột được xếp vào hàng một số loại rau quả chủ lực của Việt Nam.
Bảng 1.4. Diê ̣n tích và sản lượng một số loại rau, củ, quả chủ lực của Việt Nam
2010
Loa ̣i rau
Diêṇ tích
(ha)
2011
Sản
lươ ̣ng
(tấ n)
Diêṇ tích
(ha)
2012
Sản
Diêṇ
Sản
lươ ̣ng
tích
lươ ̣ng
(tấ n)
(ha)
(tấ n)
Cà chua
21.784
550.183
23.083
589.830
23.917
616.890
Dưa chuô ̣t
34.406
654.509
35.172
678.731
37.460
734.089
Cải bắp
31.277
733.893
33.102
797.840
36.424
876.016
Đâ ̣u quả các
loại
Su hào
4.879
56.898
15.152
237.118
22.172
265.606
18.749
320.342
17.378
313.797
21.676
402.222
Bí xanh
15.644
301.578
27.842
496.346
34.581
610.068
(Nguồ n: Viện Nghiên cứu Rau quả, 2012)[24]
Các vùng trồng dưa chuột lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc
vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh,
đồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp - Tiền Giang, Châu Thành - Cần Thơ,
Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên gồm vùng rau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải
miền Trung (Huế...).
Bảng 1.5. Sản xuấ t rau các loại ở Viê ̣t Nam phân theo điạ phương
TT
I
Điạ
phương
Diêṇ
2011
Sản
Diêṇ
2012
Diêṇ
Sản
Sản
tích(ha) lươ ̣ng(tấ n) tích(ha) lươ ̣ng(tấ n) tích(ha) lươ ̣ng(tấ n)
Cả nước
782.405 12.967.617 805.618 13.416.512 829.895 13.992.386
Miề n Bắ c
355.814
5.558.049
360.983
5.641.212
379.820
5.947.548
166.112
3.351.978
166.796
3.370.709
117.921
3.581.504
105.582
1.301.484
108.945
1.347.296
115.701
1.443.185
84.119
904.586
85.241
923.206
86.197
922.859
426.591
7.409.568
444.635
7.775.300
450.074
8.044.837
65.414
886.880
66.522
914.801
64.841
911.554
78.734
1.735.892
83.427
1.877.350
86.742
2.005.129
60.591
922.368
60.314
934.403
58.524
955.497
221.849
3.846.427
234.370
4.048.737
239.965
4.172.657
ĐB Sông
1
2010
Hồ ng
Trung du
2
MN phía
bắc
Bắ c Trung
3
Bô ̣
II
1
2
3
4
Miề n
Nam
Nam
Trung Bô ̣
Tây
Nguyên
Đông
Nam Bô ̣
ĐB Sông
Cửu Long
(Nguồ n: Viện Nghiên cứu Rau quả, 2012)[24]
1.3. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây rau truyền thống
nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thông dụng của nhiều nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
Công tác nghiên cứu về cây dưa chuột đã được nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới quan tâm. Đặc biết là công tác chọn tạo giống đã thu hút được sự tham
gia của một số lượng khá lớn các nhà khoa học. Bởi vì giống là tiền đề cho hiệu
quả kinh tế cao ở một vùng sinh thái nhất định. Chọn giống là tạo ra sự tiến hoá
có định hướng làm thay đổi các vật liệu có sẵn trong tự nhiên theo ý muốn của
con người, hình thành nên kiểu di truyền mới đạt hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, đã giải quyết nhu cầu của sản xuất và xuất khẩu dưa chuột, mục
tiêu của các cơ quan khoa học là tập trung vào nghiên cứu theo định hướng sau:
Khảo nghiệm tập đoàn giống nhập nội, xác định giống thích hợp, phục vụ
cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu.
- Lai tạo chọn lọc các giống mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ,
xuất khẩu: chọn giống dưa chuột cho chế biến (quả nhỏ), chọn giống dưa chuột
cho ăn tươi (quả dài). Việc chọn tạo giống dưa chuột phục vụ cho chế biến và
suất khẩu đã và đang được nhiều người quan tâm và tập trung nghiên cứu.
Ngày nay, giống đóng lọ cả quả thường được định hướng là những giống
leo giàn, quả ngắn hơn giống ăn tươi và có nhiều quả.
“Balam khira” của Saharanpur (UP) là giống tương tự với dạng đóng lọ
nhỏ hơn và ít hạt hơn, đây là một đặc điểm quan trọng trong việc đóng lọ có
dung dịch muối. Trong giai đoạn hiện nay giống dùng cho chế biến yêu cầu
nghiêm ngặt về màu sắc quả, quả sau khi chế biến phải giữ nguyên được màu
sắc. Đặc điểm này có liên quan đến gen quy định màu quả khi chín hoàn toàn.
Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận là giống có gai quả màu trắng giữ được
màu sắc sau chế biến tốt hơn giống có gai màu vàng đậm. Tất cả các giống dưa
cắt lát của Tây Âu và Mỹ đều có gai màu trắng. Các giống dưa chuột của Châu
Âu trồng trong nhà kính có đặc điểm khác nhau như: Dạng dưa của Anh có quả
to; Giống của Nga có quả ngắn, dày và có sọc nâu; Giống ở Pháp quả to, dày,
hình dạng thay đổi theo mục đích thương mại. Trong khi đó ở Đông Nam Á và
cận đông Châu Á dạng quả xanh bóng có sọc là phổ biến, ở Nhật Bản người tiêu
dùng thích giống cắt lát có dạng quả nhỏ.
Giống dưa chuột có gai đen chuyển màu da cam khi chín hoàn toàn, có xu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
hướng chuyển màu trước khi chín ở điều kiện nhiệt độ cao (cả trên đồng ruộng và
trong quá trình bảo quản, vận chuyển). Còn đối với giống dưa chuột dùng cho chế
biến cắt lát thì giống có gai quả màu đen thích hợp hơn giống có gai quả màu trắng
vì chúng có màu sắc hấp dẫn hơn sau khi ngâm trong lọ có dung dịch muối.
Giống dưa chuột lai hiện nay có giá trị kinh tế cao, rất nhiều ưu điểm trong
việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài, khi trồng
trong nhà kính ở các nước Tây Âu, đậu quả tập trung thích hợp cho thu hoạch
bằng máy và chống được nhiều loại bệnh. Tất cả các giống lai hiện nay đều là
giống 100% hoa cái và không có hạt (trong trường hợp trồng trong nhà kính ở
Tây Âu) và chống được rất nhiều bệnh.
Một số giống dưa chuột ở Ấn Độ:
+ Giống Pointette: Giống này có quả màu xanh đậm dài 20-25 cm. Nguồn
gốc từ Nam Carolina của Mỹ chống được bệnh phấn trắng, sương mai, thán thư
và đốm lá.
Công tác khảo nghiệm các tập đoàn giống để xác định ra các giống thích
hợp, phục vụ cho sản xuất đã được nghiên cứu nhiều như:
- Tại học viện nông nghiệp Jimiriazep từ những năm 60 của thế kỷ XX trở
lại đây đã tiến hành thu thập và nghiên cứu một tập đoàn hết sức phong phú
(khoảng 8000 mẫu giống). Mục đích là nghiên cứu và khai thác nguồn gốc, sự
tiến hoá, đặc điểm sinh thái, sinh lý, miễn dịch của tập đoàn dưa chuột. Dựa trên
những kết quả thu được Viện sỹ Taraconov.G đã tạo ra các giống dưa chuột lai
TCXA nổi tiếng và có năng suất kỷ lục 25-40 kg/m2 ở trong nhà ấm [27].
Ở Liên Xô cây dưa chuột được xếp là cây rau đứng thứ 3 sau Cải bắp và cà
chua. Trong các nhà ấm trồng rau, diện tích dưa chuột lên tới 80- 90%. Ngay từ
đầu thành lập Viện cây trồng liên bang Nga đã xúc tiến kế hoạch nghiên cứu và
thu thập các nguồn gen dưa chuột trên khắp thế giới. Viện sỹ Vavilov và các
cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo ra những loại hình dưa chuột có ưu
điểm tốt để phổ biến trong sản xuất. Nhà chọn tạo nổi tiếng Teachenko năm
(1967) đã sử dụng tập đoàn dưa chuột của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc trong
công tác chọn tạo giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
Một số nghiên cứu của tạp trí nông nghiệp Sarhad (Pakistan) cho thấy các
giống dưa chuột lai trồng trong nhà nilon cho năng suất cao. Thí nghiệm gồm 11
giống dưa chuột có tên là Dala, Luna, Belcanto, Benlland, Safa, Mubis, Jaha,
Pigan, Maram, Donna, Nibal. Các giống trên được trồng ở điều kiện bình thường
trong nhà nilon vào mùa thu và mùa Xuân. Vào mùa Xuân giống Jaha, Luna và
Dala sinh trưởng tốt, cho năng suất 55,8 tấn/ha; 41,8 tấn/ha; 41,7 tấn/ha. Trong
mùa thu có các giống Dala, Mubis và Luna cho năng suất lần lượt là 24,8 tấn/ha;
23,0 tấn/ha; 22,4 tấn/ha.
Năng suất và chất lượng của dưa chuột phụ thuộc vào giống và phương
pháp gieo trồng. Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng để thu được năng suất
cao như trồng trong nhà nilon, trong nhà lưới, trong nhà kính (trồng trên đất và
trồng không dùng đất).
Ngoài việc tạo ra giống dưa chuột có năng suất cao, các giống chống chịu
được sâu bệnh hại cũng là một định hướng quan trọng của công tác chọn tạo
giống dưa chuột. Một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm nhất đối với dưa
chuột là bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk và Curt) [14].
Cũng ở Mỹ (tháng 7, 8 năm 1997), đã làm thí nghiệm kiểm tra tính chống
bệnh sương mai của tập đoàn dưa chuột mục đích là đánh giá những dòng lai của
dưa chuột đối với việc chống lại bệnh sương mai ở Bắc Carolina. Các giống
thuần được thử làm hai năm với hai lần nhắc lại trong điều kiện nguồn bệnh tự
nhiên như trên đồng ruộng. Tỷ lệ bệnh hại thay đổi từ 1,3 - 9,0 trên thang điểm
từ 0-9, có 9 giống có tính chống chịu cao và được phổ biến rộng rãi [ 28].
Số liệu nghiên cứu qua nhiều năm cho thấy các giống Gy4, Clinton, galay,
M21, M27, Poisett có khả năng chống chịu sương mai tốt.
Ngoài bệnh sương mai, phấn trắng cũng là bệnh gây nguy hiểm không ít
cho sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột. Có nhiều ý kiến của các nhà khoa
học về bản chất di truyền khả năng chống chịu bệnh phấn trắng của cây dưa
chuột, đặc tính này mang tính lặn đa gen và đã đưa ra khẳng định rằng tính
chống chịu này ít nhất có hai gen lặn sph và e quyết định, trong nhiều trường hợp
có các gen bổ sung như sph-1, sph-2, l-1, l-2... [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN