Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 với sự hỗ trợ của một số kĩ thuật dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG THI ̣ THANH CHÂM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN
XOAY CHIỀU”- VẬT LÍ 12 VỚI SỰ HỠ TRỢ CỦA MỘT SỐ
KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG THI ̣ THANH CHÂM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN
XOAY CHIỀU”- VẬT LÍ 12 VỚI SỰ HỠ TRỢ CỦA MỘT SỐ
KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Chun ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG VIỆT

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh trong dạy
học chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lí 12 với sự hỡ trợ của một số kĩ thuật
dạy học tích cực”được thực hiện từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 7 năm 2015.
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin
đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn đúng quy định.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa
từng được cơng bố, sử dụng trong cơng trình nghiên cứu của bấ t cứ tác giả nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Trương Thi Thanh
Châm
̣

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i





LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiê ̣u, Phòng đào ta ̣o sau Đa ̣i ho ̣c,
các thầ y cô giáo trong khoa Vâ ̣t lý trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m- Đa ̣i ho ̣c Thái
Nguyên và các thầ y cô giáo trực tiế p giảng da ̣y lớp Cao ho ̣c K21B Vâ ̣t lý đã
giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và
các em học sinh các trường THPT Tiên Yên, THPT Nguyễn Traĩ (huyện Tiên
Yên- tỉnh Quảng Ninh) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành
điều tra, thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Bằng tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn PGS.TS.
Nguyễn Thị Hồng Việt đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các ba ̣n ho ̣c viên lớp Cao
ho ̣c K21B Vâ ̣t lý- Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Trương Thi Thanh
Châm
̣

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài .......................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
7. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG SGK VỚI SỰ HỠ TRỢ CỦ A KTDH
TÍCH CỰC NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH TỰ LỰC CỦ A
HỌC SINH ......................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5
1.1.1. SGK........................................................................................................ 5
1.1.2. Kĩ năng sử du ̣ng SGK ............................................................................ 7
1.1.3. Kĩ thuật dạy học tích cực ..................................................................... 10
1.1.4. Tính tự lực học tập ............................................................................... 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii





1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh
hình, kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trơ ̣ của KTDH tích cực ở
một số trường THPT tại Quảng Ninh ................................................................ 19
1.2.1. Mục đích điều tra ................................................................................. 19
1.2.2. Phương pháp điều tra ........................................................................... 19
1.2.3. Đối tượng điều tra ................................................................................ 19
1.2.4. Kết quả điều tra .................................................................................... 19
1.2.5. Nguyên nhân và phương hướng khắc phục ......................................... 21
Kết luận chương 1.............................................................................................. 22
Chương 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌ NH RÈ N LUYỆN KỸ NĂNG SỬ
DỤNG KÊNH HÌ NH, KÊNH CHỮ TRONG SGK CHO HS KHI
DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU”- VẬT LÍ 12
VỚI SỰ HỠ TRỢ CỦA MỘT SỐ KTDH TÍ CH CỰC ................................. 23
2.1. Nghiên cứu nội dung chương trình SGK và xây dựng cấu trúc logic
nội dung chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lí 12 ........................................ 23
2.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng .................................................................. 23
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung kiến thức của chương “Dòng
điện xoay chiều” ........................................................................................... 24
2.2. Xây dựng tiến trình tổng quát rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình,
kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trơ ̣ của mô ̣t số KTDH tích cực ........... 26
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng tiến trình............................................................ 26
2.2.2. Xây dựng tiến trình tổng quát .............................................................. 27
2.3. Xây dựng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ
trong SGK cho HS khi da ̣y ho ̣c chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lí
12 với sự hỡ trơ ̣ của mô ̣t số KTDH tích cực ..................................................... 33
Kết luận chương 2.............................................................................................. 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv





Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................... 54
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................. 54
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................................. 54
3.3. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................ 54
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ......................................................... 54
3.3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................... 54
3.4. Tiến trình thực nghiệm sư phạm................................................................. 55
3.4.1. Cơng tác chuẩn bị thực nghiệm sư phạm ............................................. 55
3.4.2. Tiến hành TNSP theo kế hoạch ........................................................... 56
3.5. Đánh giá kết quả TNSP .............................................................................. 57
3.5.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá .................................................................. 57
3.5.2. Phân tích diễn biến giờ dạy thực nghiệm sư pha ̣m .............................. 58
3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................. 64
Kết luận chương 3.............................................................................................. 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI ̣............................................................................. 72
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌ NH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ...... 74
TÀ I LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 75
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


Viết đầy đủ

ĐC

Đối chứng

ĐH- CĐ

Đa ̣i học- Cao đẳ ng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KC

Kênh chữ

KH

Kênh hình

KTDH

Ki ̃ thuật da ̣y học


PT

Phương tiêṇ

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thơng

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:


Các thao tác sử du ̣ng kênh chữ........................................................ 8

Bảng 1.2:

Các thao tác sử du ̣ng kênh hình ...................................................... 9

Bảng 3.1:

Kế t quả điề u tra ban đầ u các nhóm TN và ĐC ............................. 55

Bảng 3.2:

Lịch giảng dạy ở các lớp đã chọn.................................................. 56

Bảng 3.3:

Phân bố tần số điểm kiểm tra ........................................................ 66

Bảng 3.4:

Xếp loại điểm kiểm tra .................................................................. 66

Bảng 3.5:

Bảng phân phối tần suất ................................................................ 68

Bảng 3.6:

Bảng phân phối tần suất lũy tích ................................................... 69


Bảng 3.7:

Bảng tổng hợp các tham số thống kê ............................................ 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v




DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1:

Xếp loại điểm kiểm tra ................................................................ 66

Đồ thị 3.2: Phân phối tần suất điểm kiểm tra.................................................. 68
Đồ thị 3.3: Phân phối tần suất lũy tích điểm kiểm tra .................................... 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1:

Sơ đờ cấ u trúc chương “Dòng điê ̣n xoay chiề u” .......................... 26

Hình 2.2:


Tiế n trin
̀ h rèn luyê ̣n ki ̃ năng sử du ̣ng KH, KC trong SGK
cho HS........................................................................................... 29

Hình 2.3:

Sơ đồ tư duy đinh
̣ hướng các thao tác sử du ̣ng hiǹ h ảnh.............. 40

Hình 2.4:

Khăn phủ bàn hê ̣ thố ng các nhâ ̣n đinh
̣ về nô ̣i dung kiế n thức
ẩ n trong hình ................................................................................. 40

Hình 2.5:

Sơ đồ tư duy gơ ̣i ý HS giải quyế t nhiê ̣m vu ̣ ho ̣c tâ ̣p..................... 41

Hình 2.6:

Phiế u KWL ................................................................................... 42

Hình 2.7:

Sơ đồ tư duy hê ̣ thố ng kiế n thức các đoa ̣n ma ̣ch đươ ̣c suy ra
từ ma ̣ch có R, L, C nố i tiế p........................................................... 44

Hình 2.8:


Sơ đồ tư duy hê ̣ thố ng các kế t quả của ma ̣ch có R, L, C nố i
tiế p trong trường hơ ̣p cuô ̣n dây có điêṇ trở .................................. 44

Hình 2.9:

Sơ đồ tư duy đinh
̣ hướng HS thu thâ ̣p thông tin từ kênh chữ ...... 48

Hình 2.10: Sơ đồ tư duy đinh
̣ hướng HS xử lí thông tin từ kênh chữ ........... 49
Hình 2.11: Sơ đồ tư duy về mố i liên hê ̣ của thông tin .................................... 49
Hình 2.12: Phiế u KWL ................................................................................... 50
Hình 2.13: Khăn phủ bàn hê ̣ thố ng các hê ̣ quả của hiêṇ tươ ̣ng cô ̣ng
hưởng điêṇ .................................................................................... 49
Hình 2.14: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức cơ bản của tiết học ................... 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện với những đổi
mới cực kì nhanh chóng. Theo đó, hệ thống giáo dục của nước ta cũng đặt ra
những yêu cầu phải đổi mới toàn diện. Từ chỗ đánh giá tài năng qua việc thuộc
lịng những kiến thức “un thâm”, “thơng kim bác cổ” được thay đổi bằng đánh
giá qua năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết

định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và
phát triển thì đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH) là hết sức cần thiết. Quan điểm xuyên suốt của việc đổi mới PPDH ở
trường phổ thông là “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, tức là dạy học sao
cho học sinh phải hoạt động tích cực, tự lực để chiếm lĩnh kiến thức , từ đó phát
triển năng lực sáng tạo, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết 29-NQ/TW) của
Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có chỉ rõ: “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang
tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”[16, tr. 3].
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ thơng tin, kiến
thức khơng cịn là tài sản riêng của trường học. Học sinh có thể tiếp nhận thông
tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của nhiều
gia đình khó khăn, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; việc mua sắm
1


các phương tiện học tập hiện đại là rất khó khăn nên thông tin từ tài liệu, ấn
phẩm là nguồn quan trọng nhất, trong đó phải kể đến sách giáo khoa. SGK là
tài liệu có nội dung cơ bản, hiện đại, khoa học, chính thống được biên soạn
theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo để HS học tập. Do đó,
trước hết cần phải rèn luyện cho HS khai thác sử dụng SGK một cách có hiệu
quả, theo đúng chuẩn kiến thức- kĩ năng.

Môn vật lý có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo
của giáo dục phổ thơng. Nó có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho
học sinh kỹ năng tư duy bậc cao và hình thành niềm tin về bản chất khoa học
của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả
năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống. Trong q
trình dạy và học mơn Vật lí, SGK đã được GV và HS sử dụng. Tuy nhiên việc
sử dụng này còn tùy tiện, thiếu khoa học, chưa phát huy hết hiệu quả mà SGK
đem lại. Đặc biệt, trong quá trình dạy học, GV chưa chú ý đến việc hình thành
và rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác sử dụng SGK dẫn đến HS chưa thật sự
chủ động, sáng tạo trong việc học tập từ SGK.
Chương “Dịng điện xoay chiều”- Vật lí lớp 12 là chương quan trọng
trong việc cung cấp cho HS các kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển
sinh ĐH-CĐ, trong đó đa số các câu khó và có tính phân loại HS cao đều ở
chương này. Mặt khác các kiến thức lí thuyết của chương khơng phải là những
hiện tượng mà ta có thể dễ dàng hình dung và quan sát trong thực tế. Do đó,
trong chương này SGK trình bày nhiều thơng tin hỗ trợ thơng qua kênh hình và
kênh chữ. Tuy nhiên, với đa số HS thói quen tự học và kĩ năng tự học chưa
được hình thành rõ nét, đặc biệt là kĩ năng sử dụng SGK với sự hỗ trợ của kĩ
thuật dạy học tích cực.
Liên quan đến vấn đề rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK cho HS, đã có một
số cơng trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các cơng trình này chưa chú trọng đến
việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK với sự hỗ trợ
của kĩ thuật dạy học tích cực.
2


Trên cơ sở những lí do đã trình bày ở trên và để nâng cao chất lượng dạy
học môn Vật lí ở trường THPT hiện nay, chúng tơi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ
năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện
xoay chiều”- Vật lí 12 với sự hỡ trợ của một số kĩ thuật dạy học tích cực”.

2. Mục đích của đề tài
Xây dựng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ
trong SGK cho HS với sự hỡ trợ của mơ ̣t sớ KTDH tích cực nhằm góp phần
phát huy tính tự lực của HS; vận du ̣ng khi dạy học chương “Dòng điện xoay
chiều”- Vâ ̣t lí 12.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lí 12 với sự hỡ
trơ ̣ của một số KTDH tích cực.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu dựa trên cơ sở lí luận về SGK, về KTDH tích cực, cùng với viêc̣
phân tích nội dung kiến thức khoa ho ̣c về dòng điêṇ xoay chiề u để xây dựng
tiến trình rèn luyện kỹ năng sử du ̣ng SGK cho HS khi dạy ho ̣c chương “Dòng
điện xoay chiều”- Vật lí 12 với sự hỡ trơ ̣ của mơ ̣t sớ KTDH tích cực, thì có thể
góp phần phát huy tính tự lực của HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về:
5.1.1. SGK
5.1.2. Kĩ năng sử dụng SGK
5.1.3. Kĩ thuật dạy học tích cực
5.1.4. Tính tự lực học tập
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh
hình, kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trợ của KTDH tích cực ở một số
trường THPT tại Quảng Ninh
5.3. Nghiên cứu nội dung chương trình và xây dựng cấu trúc logic nội dung
chương “Dịng điện xoay chiều”- Vật lí 12
5.4. Xây dựng tiến trình tổng quát rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình,
kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỡ trợ của mợt sớ KTDH tích cực.
3



5.5. Xây dựng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ
trong SGK cho HS khi dạy học chương “Dịng điện xoay chiều”- Vật lí 12
với sự hỗ trợ của một số KTDH tích cực.
5.5.1. Bài “Mạch có R, L, C nối tiếp”
5.5.2. Bài “Máy biến áp. Truyền tải điện năng”
5.6. Thực nghiệm sư phạm
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
6.2.2. Phương pháp quan sát
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6.4. Phương pháp thống kê tốn học
7. Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc rèn luyện kĩ năng sử dụng
kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS với sự hỗ trợ của mô ̣t sớ KTDH tích
cực nhằ m phát huy tiń h tự lực của HS.
- Xây dựng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong
SGK cho HS khi dạy học chương “Dịng điện xoay chiều”- Vật lí 12 với sự hỗ
trợ của một số KTDH tích cực nhằ m góp phầ n phát huy tính tự lực của HS.
- Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV Vật lí dạy ở các trường THPT.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK
với sự hỗ trợ của KTDH tích cực nhằm góp phầ n phát huy tính tự lực của HS.
- Chương 2: Xây dựng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình,
kênh chữ trong SGK cho HS khi da ̣y ho ̣c chương “Dịng điện xoay chiều”- Vật
lí 12 với sự hỡ trợ của mơ ̣t sớ KTDH tích cực.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


4


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG SỬ DỤNG SGK VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA KTDH TÍCH CỰC
NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH TỰ LỰC CỦA HỌC SINH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. SGK
1.1.1.1. Quan niệm về SGK
Khoản 2, điều 29 của Luật Giáo dục Việt Nam 2005 quy định: “Sách
giáo khoa cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định
trong chương trình giáo dục của các mơn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ
thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông”[25, tr. 5]. Như
vâ ̣y, SGK là cụ thể hố chương trình; tức là cụ thể hoá chuẩn về mục tiêu,
phạm vi, số lượng và mức độ của kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Theo GS. TSKH. Thái Duy Tuyên “SGK là phương tiện dạy học quan
trọng nhất. SGK cung cấp cho HS hệ thống tri thức và những tình cảm lành
mạnh, những phong cách và phương pháp làm việc hiện đại”[35, tr. 25].
Tuy mỗi cách phát biểu khác nhau nhưng theo chúng tơi các cách phát
biểu đều có ý chung rằng SGK là cuốn sách trình bày hệ thống kiến thức cơ sở
của một khoa học; phản ánh các tư tưởng văn hoá của mỗi dân tộc; cụ thể hoá
các yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định trong chương trình giáo
dục của quốc gia. SGK là một trong ba yếu tố quyết định nhất đến chất lượng
dạy học, là tài liệu sử dụng chính thức trong giảng dạy và học tập. SGK là
phương tiện rất cần thiết cho quá trình tổ chức nhận thức cho HS của GV, giúp
định hướng quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực
hành theo năng lực của người học, góp phần giáo dục nhân cách và bồi dưỡng

tâm hồn cho HS.

5


1.1.1.2. Vai trị, chức năng của SGK Vật lí
* Vai trị, chức năng của SGK Vật lí đối với HS
Theo GS.TS Nguyễn Đức Thâm “SGK Vật lí là tài liệu quan trọng nhất
có tác dụng hỡ trợ, tạo điều kiện cho HS tự học, tự tiếp thu tri thức Vật lí cần
thiết cho bản thân. SGK Vật lí giúp cho HS tìm hiểu kiến thức mới, nghiên cứu
và nghiền ngẫm những điều chưa hiểu biết hoặc hiểu chưa thấu đáo về kiến
thức Vật lí. SGK Vật lí giúp phát triển những kĩ năng làm bài tập, thực hành thí
nghiệm, kĩ năng lao động, hình thành và phát triển ở HS phương pháp học tập,
nghiên cứu khoa học, thu thập thông tin và xử lí thơng tin”[27, tr. 34].
Theo GS.TSKH. Thái Duy Tuyên “SGK Vật lí tạo điều kiện cho người
học có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kiến thức, kĩ năng, tự khẳng định khả năng
của mình đối với mơn học. Từ đó người học sẽ có được biện pháp cụ thể để bổ
sung kiến thức và kĩ năng Vật lí cho bản thân. Nhờ đó, HS tự điều chỉnh để trở
thành một cái tơi hồn thiện về đức, trí, thể, mỹ. Việc làm này cịn có ý nghĩa
quan trọng là góp phần đáp ứng yêu cầu về lực lượng lao động của quốc gia
trong quá trình hội nhập và phát triển”[35, tr. 30].
Như vậy, vai trò, chức năng cơ bản của SGK Vật lí đối với HS là một
phương tiện cung cấp kiến thức Vật lí, thơng tin khoa học bộ mơn cho HS; giúp
HS tự tìm kiến thức mới, tự kiểm tra, đánh giá bản thân, tra cứu thông tin, tạo điều
kiện cho HS nắm vững, nắm chắc, nắm chính xác kiến thức. Từ đó hình thành ở
các em năng lực tự học, tự làm chủ kiến thức, thơng tin cần thiết. Đồng thời SGK
Vật lí giúp phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách cho HS.
* Vai trò, chức năng của SGK Vật lí đối với GV
SGK Vật lí cung cấp các kiến thức phù hợp với yêu cầu về chuẩn kiến
thức và chuẩn kĩ năng theo quy định của chương trình giáo dục bộ mơn. Từ đó,

GV xác định mục tiêu bài dạy, lựa chọn phương án, phương pháp dạy học để tổ
chức cho HS chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện các kĩ năng cần thiết. Song song
với đó, GV được định hướng tham khảo các tài liệu cần thiết, định hướng đặt câu
6


hỏi, bài tập, gợi ý nhiệm vụ học tập, giao nhiệm vụ nghiên cứu cho HS, cho các
nhóm HS. Khi xác định rõ mục tiêu kiến thức, GV sẽ tổ chức tốt cho mỗi HS,
mỗi nhóm HS tương tác với kiến thức. Đây cũng chính là bước quan trọng của
việc rèn luyện và hình thành cho HS những kĩ năng cần thiết. Đồng thời, SGK có
thể giúp người dạy khêu gợi và phát huy khả năng tự học của người học.
Như vậy, vai trò, chức năng cơ bản của SGK Vật lí đối với GV là
phương tiện quan trọng nhất cung cấp các kiến thức phù hợp với yêu cầu về
chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng theo quy định của chương trình giáo dục.
SGK giúp GV tham khảo, lựa chọn phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
HS và định hướng quá trình tổ chức hoạt động nhận thức toàn diện cho HS,
giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành năng lực cho HS.
1.1.2. Kĩ năng sử dụng SGK
Trên cơ sở đặc điểm của SGK, đề tài xác định các kĩ năng sử du ̣ng SGK
gồm: ki ̃ năng sử du ̣ng kênh hình và ki ̃ năng sử du ̣ng kênh chữ. Chính vì vậy,
luận văn sẽ dùng thuật ngữ “ki ̃ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ” thay cho
thuật ngữ “ki ̃ năng sử dụng SGK”.
1.1.2.1. Khái niệm kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ
Theo GS.TS. Phạm Hữu Tòng “ Kĩ năng là khả năng của con người thực
hiện các hoạt động nhất định dựa trên việc sử dụng các kiến thức và kĩ xảo đã
có. Cơ sở tâm lí của kĩ năng là sự hiểu mối liên hệ tương hỗ giữa mục đích
hoạt động, các điều kiện hoạt động và các cách thức thực hiện hoạt động. Kĩ
năng dựa trên kiến thức, kĩ năng là kiến thức trong hành động” [30, tr. 18].
Khi con người hoạt động liên tục và lặp lại một hoạt động nào đó chuyên
biệt một cách thành thạo sẽ hình thành kĩ năng, kĩ xảo đối với cơng việc đó.

Theo quan niệm về kĩ năng như trên, có thể quan niệm kĩ năng sử dụng
kênh hình, kênh chữ là khả năng mà mỗi người học, người dạy có thể khai thác,
xử lí, sử dụng linh hoạt các kênh thơng tin có trong SGK một cách có chủ đích
mang lại hiệu quả nghiên cứu, học tập cao nhất cho bản thân; từ đó nâng cao
chất lượng học tập, giảng dạy, chất lượng sống cho bản thân và cộng đồng.
7


1.1.2.2. Các thao tác sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK
* Các thao tác sử dụng kênh chữ:

Khi làm viê ̣c với kênh chữ có 3 bước cơ bản: thu thâ ̣p, xử lí và vâ ̣n dụng
thơng tin từ kênh chữ. Trong mỗi bước lại gồ m nhiều thao tác, có thể tóm tắ t
các thao tác đó như sau:
Bảng 1.1: Các thao tác sử du ̣ng kênh chữ
Bước

Các thao tác
1. Xác định mục tiêu qua đề mục hoặc nhiệm vụ được GV giao

1. Thu thập

2. Đọc lướt đề mục, nội dung, gạch chân từ khóa, số liệu,

thơng tin từ

công thức

kênh chữ


3. Đọc kỹ các thông tin cần thiết
4. Viết ra các ý chính và tóm tắt các thơng tin cần thiết

2. Xử lí thơng
tin từ kênh chữ

1. Xác định nội dung thông tin cần xử lý
2. Phân tích mối liên hệ của thơng tin
3. Viết ra mối liên hệ của thơng tin vừa phân tích
4. Khái qt hóa các thơng tin vừa xử lí
1. Xác định mục tiêu vận dụng thông tin

3. Vận dụng

2. Xác định các hướng vận dụng thông tin

thông tin từ

3. Bằng kinh nghiệm, trực giác chọn ra hướng vận dụng

kênh chữ

thông tin phù hợp nhất
4. Kiểm tra tính khả thi và kết quả vận dụng thông tin

* Các thao tác sử dụng kênh hình:
Dựa vào đặc điểm của mỗi loại kênh hình (hình ảnh, bảng biể u, đờ
thi...),
̣ có thể tóm tắt các thao tác tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh
hình như sau:

8


Bảng 1.2: Các thao tác sử du ̣ng kênh hình
Loại
Các thao tác sử dụng kênh hình

kênh
hình

1. Quan sát tồn diện hình vẽ ( hình ảnh)
2. Phân tích, nhận định hình này nói về nội dung gì, mơ tả vật hoặc
hiện tượng gì trong thực tế
Hình vẽ 3. Nhận định nội dung kiến thức ẩn trong hình là gì và liên quan thế
(hình

nào với vấn đề đang cần giải quyết, nghiên cứu

ảnh)

4. Đàm thoại, thảo luận về hình và lựa chọn nội dung cần thiết phục
vụ yêu cầu học tập, nghiên cứu
5. Sử dụng giải quyết nhiệm vụ học tập
1. Xem ghi chú về bảng biểu đang quan sát, xem thông tin tổng quát

Bảng biểu về nội dung các cột, các dòng
2. Xác định giá trị của các đại lượng, ý nghĩa của con số cho
trong bảng
3. Mô tả và thiết lập mối quan hệ giữa thông tin ở các cột và dịng
4. Khái qt hóa nội dung thể hiện ở bảng biểu

5. Sử dụng giải quyết nhiệm vụ học tập
1. Quan sát số lượng và tên gọi các trục của đồ thị, đơn vị tính, xác định
Đồ thị

đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí hay q trình vật
lí nào
2. Xác định giá trị của các đại lượng vật lí tại một điểm trên đồ thị
theo đơn vị tương ứng trên các trục tọa độ (nếu đồ thị cho phép)
3. Xác định đặc điểm của đồ thị và diễn đạt, giải thích đặc điểm đó
về phương diện vật lí
4. Trình bày hiện tượng hay q trình vật lí xảy ra theo đồ thị
5. Sử dụng giải quyết nhiệm vụ học tập

9


1.1.3. Kĩ thuật dạy học tích cực
1.1.3.1. Khái niệm
Sau khi nghiên cứu các tài liệu khác nhau, chúng tôi thấy rằng mỗi tác
giả có cách phát biểu khác nhau về KTDH. Tuy nhiên chúng đều có nội hàm và
bản chất giống nhau: Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động
của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện
và điều khiển quá trình dạy học.
1.1.3.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong luận văn
Theo PGS.TS. Đỗ Hương Trà, PGS.TS. Nguyễn Văn Khải và một số các
tác giả khác thì có thể kể ra một số KTDH tích cực như: Động não, sơ đồ tư
duy, bể cá, mảnh ghép, khăn phủ bàn, KWL, ổ bi, XYZ, tia chớp, ba lần ba,
lắng nghe và phản hồi tích cực…[19],[31],[32]. Tuy nhiên trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn chúng tôi chỉ xin sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích
cực nhất định. Sau đây chúng tơi xin trình bày cơ sở lý luận của các kĩ thuật

dạy học tích cực sẽ được áp dụng trong luận văn.
a, Ki ̃ thuật động não
* Khái niê ̣m: Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động
những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo
luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các
ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng).
* Cách tiến hành
- Giáo viên chia nhóm học sinh (nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký),
giao vấn đề cho nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung, các thành viên đưa
ra ý kiến của mình về vấn đề được giao trong một thời gian quy định. Trong khi
thu thập ý kiến không đánh giá, nhận xét, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận
khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.
10


- Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp,
xóa những ý khơng phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả.
* Kế t luận:
Ki ̃ thuâ ̣t động não thường dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ
đề hoặc tìm các phương án giải quyết vấn đề. Ki ̃ thuâ ̣t này dễ thực hiện,
không tốn kém lại sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động nhiều ý
kiến phát huy tối đa trí tuệ của tập thể đồng thời tạo cơ hội cho tất cả thành
viên tham gia. Tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý có thể đi lạc đề, tản mạn,
mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp. Có thể có một số
HS “q tích cực“, số khác thì thụ động.
b, Kĩ thuật khăn phủ bàn
* Khái niê ̣m: KT khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập
mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm
kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS, tăng cường tính độc lập,

trách nhiệm của cá nhân HS, phát triển mơ hình có sự tương tác giữa người
học với người học.
* Cách tiến hành:
- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.
- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần
xung quanh. Phần xung quang được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi
người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
trả lời câu hỏi/ nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết
vào phần giấy của mình trên tờ A0.
- Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống
nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “Khăn phủ bàn”
11


* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn phủ bàn
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.
- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm q đơng, khơng đủ chỗ trên
“khăn phủ bàn”, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý
kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn phủ bàn”.
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất
vào giữa “khăn phủ bàn”; những ý kiến chung nhau có thể đính chồng lên nhau.
- Những ý kiến khơng thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ
lại ở phần xung quanh của “khăn phủ bàn”.
* Kế t luận:
Kĩ thuật khăn phủ bàn là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có
thể tổ chức trong tất cả các bài học, môn học, cấp học giống như học theo nhóm
nhưng KT khăn phủ bàn khắc phục được những hạn chế của học theo nhóm.
Trong kĩ thuật khăn phủ bàn đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc
cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy

có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Từ đó, các cuộc thảo
luận thường có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên có cơ
hội chia sẽ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức
của mình một cách tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không
mất thời gian cũng như giữ được trật tự trong lớp.

12


c. Kĩ thuật KWL (Know, Want to know, Learned)
* Khái niê ̣m: Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học,
các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học nhằm tăng cường
tính độc lập của HS, phát triển mơ hình có sự tương tác giữa HS với HS. Bên
cạnh đó GV có thể đánh giá được kết quả học tập của giờ học thông qua tự đánh
giá, thu hoạch của HS. Trên cơ sở đó điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp.
* Cách tiến hành
- Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, GV phát phiếu
học tập KWL. Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc cho nhóm HS.
PHIẾU HỌC TẬP KWL
K

W

L

(Những điều đã biết)

(Những điều muốn biết)

(Những điều đã học

được sau bài học)

- Yêu cầu HS viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài.
- Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học.
- Sau khi kết thúc bài học, học sinh điền vào cột L của phiếu những gì
vừa học được.
Lúc này HS xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học đối
chiếu với điều đã biết, muốn biết để đánh giá được kết quả học tập, và sự tiến
bộ của mình qua giờ học.
* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật KWL:
- Nếu sử dụng kĩ thuật này đối với nhóm học sinh thì trước khi học sinh
điền thơng tin vào cột K, yêu cầu HS trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm.
- Khi mới áp dụng kĩ thuật KWL, có thể dùng các câu hỏi gợi ý để HS có
thể viết những gì HS đã biết, muốn biết và đã học được vào các cột tương ứng.
* Kế t luận:
Sơ đồ KWL có thể sử dụng trong các chủ đề/bài học, môn học và ở
các cấp học với các nội dung và mức độ khác nhau. Sử dụng sơ đồ này sẽ
13


phát huy được tác dụng là giúp cho HS xác định nhiệm vụ, động cơ, ý thức,
tự giác học tập, biết đánh giá nhìn lại quá trình học tập của mình và tự điều
chỉnh cách học. Kết quả học tập sẽ được nâng cao khi cả người dạy và người
học đều nhìn lại q trình thơng qua kết quả học tập ngay sau mỗi nội dung/
hoạt động/ bài học mà không phải chờ đợi đến giờ kiểm tra HS mới nhìn
thấy kết quả của mình, GV mới đánh giá được kết quả học tập của HS và
cách dạy của mình.
d. Sơ đồ tư duy
* Khái niê ̣m:
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để

chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thơng tin ra ngồi bộ não. Đồng thời là
một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó:
“sắp xếp” ý nghĩ.
* Cách tiến hành
- Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Nhánh và chữ viết trên đó
được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm.
Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
* Kế t luận:
- Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
tóm tắt nội dung, ơn tập một chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý
tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; thu thập, sắp xếp các ý
tưởng; ghi chép khi nghe bài giảng…
14


×