Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

VIÊM nướu HOẠI tử lở LOÉT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.63 KB, 17 trang )

VIÊM NƯỚU HOẠI TỬ LỞ LOÉT
Viêm nướu hoại tử lở loét có lẽ là một trong những loại bệnh nha chu được ghi nhận sớm nhất trong lịch
sử loài người. Từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, trong tài liệu lịch sử chiến tranh của đội quân
Xenophon đã mô tả những dấu chứng lâm sàng của viêm nướu hoại tử lở loét. Sự khởi phát của viêm
nướu hoại tử lở loét liên quan đến kích xúc tâm lý, nhu cầu sinh lý và tình trạng thiếu dinh dưỡng. Do
vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những ghi nhận về bệnh lý này liên quan đến quân đội, và chủ
yếu trong thời kỳ chiến tranh. Những triệu chứng lâm sàng của viêm nướu hoại tử lở loét không có gì thay
đổi so với những mô tả đầu tiên về chứng bệnh này, với các dấu chứng điển hình: hoại tử gai nướu, đau
nhức, chảy máu. Bệnh này có nhiều tên gọi khác nhau theo thời gian như bệnh Vincent, viêm nướu do
thoi xoắn khuẩn, bệnh miệng đường hầm, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, và bây giờ là viêm nướu
hoại tử lở loét.
Mặc dù các dấu chứng lâm sàng của viêm nướu hoại tử lở loét rất dễ nhận diện, nhưng vấn đề bệnh căn và
bệnh sinh vẫn chưa được sáng tỏ. Với cùng loại vi khuẩn, nhưng tại sao viêm nướu hoại tử lở loét chỉ phá
hủy gai nướu và khu trú vùng nướu viền trong trường hợp bình thường? Tại sao viêm nướu hoại tử lở loét
ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch lại dẫn đến phá hủy trầm trọng các cấu trúc nha chu khác. Và tại sao
viêm nướu hoại tử lở loét ở trẻ suy dinh dưỡng nặng lại dẫn đến phá hủy lan rộng các cấu trúc mô mềm
vùng mặt và có khả năng dẫn đến tử vong. Trong y văn, những lý giải về chẩn đoán lâm sàng, về cơ chế
bệnh sinh và diễn tiến của bệnh vẫn còn mâu thuẩn. Bài tổng quan này dựa trên những cứ liệu khoa học
tin cậy, liên quan đến viêm nướu hoại tử lở loét, nhằm mục đích đúc kết những hiểu biết về bệnh, cung
cấp cơ sở cho việc chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VIÊM NƯỚU HOẠI TỬ LỞ LOÉT (VNHTLL)
VNHTLL đặc trưng bởi các triệu chứng lâm sàng: hoại tử gai nướu-chảy máu-đau.
Hoại tử gai nướu thường thấy dưới dạng gai nướu lõm hình chén. Dấu hiệu này rất dễ phát hiện, tuy nhiên
đặc điểm về hình thái của răng (kích thước,hình dạng) và sự sắp xếp của răng có thể dễ làm cho những
BS thiếu kinh nghiệm nhầm lẫn. Chẳng hạn như trong trường hợp răng hở kẽ kết hợp tình trạng viêm
nướu cũng có thể đưa đến tình trạng nướu có dạng lõm. Mất bám dính và tiêu xương ít xảy ra trong
VNHTLL, nhưng nếu bệnh tái phát nhiều lần thì cũng có thể hiện diện triệu chứng này.
Chảy máu nướu là dấu hiệu ít đặc trưng nhất so với các dấu hiệu khác, vì rằng hầu như rất nhiều bệnh lý
nha chu có dấu hiệu chảy máu. Điều khác biệt trong VNHTLL là dấu hiệu chảy máu tự phát, không cần
bất kỳ kích thích nào như những bệnh lý nha chu khác.
VNHTLL là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đặc hiệu. Plaut (1894) và Vincent (1896) là những người


đầu tiên đề xuất vấn đền bệnh căn học nhiễm trùng của VNHTLL. Cả hai nhà khoa học này làm việc độc
lập với nhau và cùng báo cáo về liên quan của bệnh và chủng vi khuẩn thoi xoắn khuẩn. Mặc dù thoi xoắn
khuẩn vẫn gặp phổ biến ở những người bình thường, tuy nhiên có lẽ đây chính là những vi khuẩn đóng
vai trò chính trong sinh bệnh học VNHTLL. Nghiên cứu trên kính hiển vi (1965), người ta phát hiện sang
thương VNHTLL đặc trưng bởi 4 vùng:

1
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Vùng vi khuẩn: bao gồm số lượng lớn vi khuẩn với các hình thái khác nhau, kể cả một ít xoắn khuẩn.
Vùng giàu bạch cầu đa nhân trung tính: nằm dưới vùng vi khuẩn, chứa nhiều bạch cầu đa nhân trung tính
xen kẽ nhiều xoắn khuẩn.
Vùng hoại tử: đặc trưng bởi những tế bào hoại tử và số lượng lớn xoắn khuẩn và một số vi khuẩn khác, có
lẽ là thoi khuẩn
Vùng xâm nhập xoắn khuẩn: là vùng mô lành nhưng có xoắn khuẩn xâm nhập. Ngoài ra không có loại vi
khuẩn nào khác.
Một nghiên cứu sau đó còn tìm thấy cầu khuẩn và trực khuẩn cùng với xoắn khuẩn trong vùng mô liên kết
không hoại tử lân cận. Vùng giàu bạch cầu đa nhân trung tính, vùng hoại tử và vùng xâm nhập xoắn
khuẩn là đồng nhất với VNHTLL. Biểu hiện mô học của VNHTLL là khá đặc trưng, tuy nhiên một số
trường hợp phức tạp lại có sự hiện diện của lympho bào, đặc trưng cho sang thương mạn tính. Có lẽ đó là
do VNHTLL xảy ra trên nền viêm nướu mạn tính trước đó.
Chủng vi khuẩn nuôi cấy được từ những sang thương VNHTLL bao gồm B.melanigogenicus ssp.
Intermedius và bây giờ được biết là Prevotella intermediavà Fusobactierium
sp. Treponema và Selenomonas sp cũng tìm thấy trong sang thương khi quan sát vi thể. Thí nghiệm trên
vật thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng lây truyền của các vi khuẩn này với kết quả dương tính và đây là
lý do VNHTLL được xem là bệnh có khả năng lây truyền như các bệnh xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay qua đánh giá rất nhiều dữ liệu nghiên cứu, Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ đã kết luận
VNHTLL không phải là bệnh lây lan qua tiếp xúc.


Đau trong VNHTLL là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Đau thường dữ dội và là lý do điều trị chính của
bệnh nhân VNHTLL. Các bệnh lý nha chu khác cũng gây đau như áp xe nha chu, herpes nhưng có thể
phân biệt dễ dàng với đau do VNHTLL.
Nếu không có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, không thể chẩn đoán là VNHTLL.
Ngoài 3 triệu chứng chính nêu trên, những triệu chứng khác cũng có thể gặp trong VNHTLL như: sưng
hạch vùng, hôi miệng, sốt và mệt mỏi. Những triệu chứng này không đặc trưng cho bệnh VNHTLL vì
những bệnh lý nha chu khác cũng có thể có triệu chứng này. Sưng hạch vùng ít gặp trong VNHTLL, và
nếu có thì chủ yếu là trong những trường hợp VNHTLL tiến triển và trầm trọng. Hôi miệng cũng chỉ thi
thoảng và còn gặp trong nhiều bệnh cảnh nha chu khác. Theo một số nghiên cứu thì sốt và mệt mỏi xảy ra
phổ biến trong VNHTLL, nhưng hầu hết những nghiên cứu khác lại cho rằng dấu hiệu này gặp trong
viêm nướu miệng herpes tiên phát và tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn nhiều hơn.

2
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Trước đây, VNHTLL được phân thành loại cấp tính và mạn tính, nhưng hiện nay quan điểm đó là một sự
nhầm lẫn. Một khi đã bị VNHTLL, bệnh nhân rất dễ bị tái phát trong tương lai. Các tác giả đã nhầm lẫn
khi cho rằng đây là dạng VNHTLL mạn tính, và do đó thuật từ VNHTLL cấp tính trước kia hay dùng,
nay không còn được sử dụng nữa, vì chỉ có một dạng VNHTLL, chứ không hề có VNHTLL cấp tính và
mạn tính.
VNHTLL có thể được chẩn đoán dễ dàng trong giai đoạn khởi phát với các triệu chứng đặc trưng, và hết
bệnh chỉ sau vài ngày nếu điều trị đúng. Đáp ứng điều trị một cách ngoạn mục này khó có thể xảy ra đối
với các bệnh nha chu liên quan mảng bám. Hơn nữa, VNHTLL chỉ ảnh hưởng khu trú ở gai nướu và nướu
viền. Tuy nhiên nếu VNHTLL xảy ra trên nền một bệnh lý nha chu khác thì có thể làm cho việc chẩn
đoán trở nên phức tạp.
Trong trường hợp VNHTLL có gây mất bám dính, nó vẫn đáp ứng nhanh chóng với điều trị. Một đặc
điểm quan trọng của VNHTLL là khả năng tái sinh gai nướu sau điều trị, và điều này là không thể đối với

những bệnh lý nha chu khác.
YẾU TỐ THUẬN LỢI
Sự khởi phát của VNHTLL liên quan mật thiết với đến nhiều yếu tố như kích xúc tâm lý, suy giảm miễn
dịch, thiếu dinh dưỡng, hút thuốc, viêm nướu sẵn có và chấn thương mô.
Kích xúc tâm lý
Kích xúc tâm lý và đặc biệt là kích xúc cấp thời (acute psychological stress) được xác định là có liên quan
đến sự khởi phát của VNHTLL. Những nghiên cứu đã cho thấy các tỉ lệ cao của VNHTLL ở binh sĩ dưới
mức độ cao của kích xúc cấp thời và ở bệnh nhân cai nghiện trong giai đoạn đầu. Trong khi đó sinh viên
dưới áp lực thi cử lại ít gặp.
Trong giai đoạn kích xúc tâm lý, thường kèm theo có yếu tố giảm vệ sinh răng miệng, rối loạn dinh
dưỡng, hút thuốc gia tăng và chức năng miễn dịch cũng có thể bị ảnh hưởng. Những biến cố gây kích xúc
trong cuộc sống khả năng gây hoạt hóa trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận, làm gia tăng nồng độ 17
hydrocorticosteroid (17-OHCS) trong máu và nước tiểu. Như vậy, khi nồng độ 17-OHCS gia tăng là có
liên quan đến kích xúc tâm lý. Khảo sát nồng độ 17-OHCS ở bệnh nhân VNHTLL, người ta phát hiện
nồng độ cao hơn so với khi đã hết bệnh.
Suy giảm miễn dịch
Nồng độ cortisol trong máu gia tăng liên quan đến suy giảm chức năng bạch cầu đa nhân trung tính. Suy
giảm chức năng hoá ứng động, chức năng thực bào và chức năng diệt khuẩn ở bệnh nhân VNHTLL đã
được nhiều nghiên cứu ghi nhận. Chức năng sinh kháng thể của các lympho bào cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nồng độ steroid gia tăng có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng của
vi khuẩn Prevotella intermedia.
Một số nghiên cứu về nồng độ kháng thể trên bệnh nhân VNHTLL cho thấy toàn bộ các loại kháng thể
đều giảm, ngoại trừ IgA. Nhưng cũng có nghiên cứu cho kết quả ngược lại, khi phát hiện nồng độ IgG và
IgM gắn kết với Spirochete kích thước trung bình khá cao và nồng độ IgG gắn kết với P. intermediacũng
3
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


vậy. Tuy nhiên nghiên cứu ở mức độ phân tử về chức năng lympho bào trong đáp ứng gián phân cho thấy

chức năng này suy giảm trầm trọng.
Và như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi VNHTLL liên quan đến HIV/AIDS. Trong một thời gian dài,
các nghiên cứu đều ghi nhận tiến triển từ viêm nướu liên quan HIV (HIV-G) sang VNHTLL rồi
VNCHTLL. Những trường hợp viêm nha chu phá hủy ở bệnh nhân HIV đều được xem là VNCHTLL.
Nghiên cứu về bệnh căn học VNHTLL và VNCHTLL trên bệnh nhân HIV/AIDS, người ta phát hiện các
chủng liên quan đến VNCHTLL khác với VNHTLL. Và thực sự, vấn đề viêm nha chu trên bệnh nhân
HIV/AIDS vẫn còn rất phức tạp.
Dinh dưỡng kém
Dinh dưỡng kém cũng được xem là yếu tố thuận lợi cho sự khởi phát của VNHTLL. Ở Châu Âu và Mỹ,
VNHTLL thường xảy ra ở thanh niên trong khi đó có các nước đang phát triển, VNHTLL lại thường xảy
ra ở trẻ em. Sự phát triển của VNHTLL ở trẻ em có lẽ liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng, đặc biệt
trong sự hấp thu protein và thứ phát sau nhiễm vi rút như sởi chẳng hạn. VNHTLL xảy ra ở trẻ suy dinh
dưỡng đặc biệt sau nhiễm vi rút hay ký sinh trùng có thể tiến triển thành dạng cam tẩu mã, một dạng hoại
tử lan rộng phần mềm và có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên một tổng quan y văn chỉ tìm thấy một tỉ lệ
rất hiếm những trường hợp noma khởi phát ban đầu là VNHTLL. Một nghiên cứu gần đây lại cho thấy
noma liên quan đến nồng độ cortisol cao trong máu, giảm nồng độ kẽm và amino acid ở trẻ em trước đó
đã nhiễm sởi hay herpes cùng với nhiễm trùng do F.necrophorum. Tuy nhiên cơ chế sinh bệnh học của
noma cho đến nay vẫn chưa được sáng tỏ.
Những yếu tố khác
Hút thuốc, viêm nướu và chấn thương cũng là những yếu tố thuận lợi khác trong VNHTLL, trong đó nhất
là hút thuốc. Một nghiên cứu còn cho rằng có sự liên quan giữa VNHTLL và các bệnh hoa liễu.
Cơ chế bệnh sinh của VNHTLL có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

4
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Tuy nhiên, đây chỉ là một số rất nhỏ những yếu tố xác định được trong cơ chế bệnh sinh VNHTLL. Thực
tế, đa số các trường hợp VNHTLL vẫn chưa xác định được yếu tố bệnh căn liên quan.

Chẩn đoán Viêm nướu hoại tử lở loét:
VNHTLL thường biểu hiện dưới dạng cấp tính vì vậy việc đưa ra chẩn đoán chính xác và nhanh chóng sẽ
quyết định sự thành công của điều trị, tránh nguy cơ mô nha chu bị phá hủy.
Chẩn đoán VNHTLL chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng, bao gồm 3 triệu chứng đặc trưng:
1.

Đau:

Đau là triệu chứng đặc trưng, còn được coi là 'dấu hiệu vàng" để chẩn đoán VNHTLL. Đau thường là lý
do đến khám của bệnh nhân. Ở thời điểm đầu khi xuất hiện vết loét ở đỉnh gai nướu, triệu chứng đau có
thể chưa rõ ràng. Tiếp theo bệnh nhân thấy đau dữ dội ở 1 hoặc vài gai nướu. Bệnh nhân ngừng tất cả các
hoạt động sinh lý ở vùng bị đau như ăn nhai, chải răng, … và có thể từ chối bác sĩ đưa dụng cụ thăm
khám vào vùng nướu bệnh. Khi dùng cây đo túi chạm nhẹ vào vết loét hoại tử, bệnh nhân có thể phản ứng
khá mạnh (nhổm dậy khỏi ghế), thể hiện 1 dấu hiệu đau dữ dội rất rõ rệt, phân biệt với dấu hiệu đau do
các bệnh cấp tính khác như áp xe nha chu.
5
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


2.

Vết loét, hoại tử lõm hình chén (miệng núi lửa) ở gai nướu và có thể ở cả nướu viền:

6
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


3.


Chảy máu tự phát hoặc với kích thích nhẹ:

VNHTLL còn có các triệu chứng không đặc trưng khác:
1.
Màng giả che phủ các vết loét, hoại tử: thành phần bao gồm các sợi fibrin, mô hoại tử, các tế bào
viêm, xác chết tế bào và vi khuẩn. Lớp màng giả này dễ dàng bong ra bộc lộ vết loét chảy máu.
2.
Hôi miệng: mùi hôi trong VNHTLL, như nhatrang đã đề cập, khá đặc biệt, không giống như mùi
hôi ỏ các bệnh nha chu khác như Viêm nha chu mãn. Mùi hôi đặc biệt này có thể là do sự tổng hợp mùi
tạo ra bởi hoạt động của vi khuẩn + hiện tượng hoại tử và chảy máu. Tuy nhiên mùi hôi là 1 dấu hiệu
được cảm nhận chủ quan bởi nha sĩ, không có phương tiện đo lường nên không thể xem là dấu hiệu đặc
trưng để xác định chẩn đoán.
3.

Sốt, mệt mỏi có thể gặp trong VNHTLL, thường là sốt nhẹ.

4.
Hạch dưới hàm, vùng cổ : thường phát hiện ở trẻ em nhiều hơn so với ngưởi trưởng thành không có
bệnh hệ thống.
Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh dễ gây nhầm lẫn với VNHTLL là Viêm nướu miệng do Herpes nguyên phát.

7
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Chẩn đoán phân biệt với Viêm nướu miệng Herpes nguyên phát (VNMHNP) dựa trên triệu chứng lâm
sàng:


Vị trí vết loét

VNHTLL

VNMHNP

Gai nướu

Nướu, không chỉ giới hạn ở gai
nướu

Nướu viền

Toàn bộ niêm mạc miệng

Đặc điểm vết loét

Vết loét lõm hình chén
Che phủ bởi lớp màng giả màu
vàng/trắng/xám
Chảy máu tự phát hoặc với kích
thích nhẹ
Đau khi kích thích

Nhiều bóng nước kết hợp thành 1
vết loét cạn, bao phủ bởi fibrin
Vết loét có hình dạng thông
thường
Khuynh hướng chảy máu không

đáng kể
Đau không đặc hiệu

Sốt

Nhẹ hoặc không sốt

Từ 38 độ C trở lên

Triệu chứng

Đau nướu (răng chết)

Rát bỏng miệng

Thời gian vết loét tồn tại và sự
khó chịu

1-3 ngày nếu điều trị đúng

Khoảng 1 tuần dù có được điều
trị

8
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Viêm nướu miệng Herpes ở bệnh nhân 3 tuổi
tuổi


Viêm nướu miệng Herpes ở bệnh nhân nữ 35

9
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Viêm nướu miệng Herpes ở bệnh nhân nam 43 tuổi (trước và sau điểu trị)
Ngoài ra cần phân biệt với những bệnh có biểu hiện lâm sàng với những vết loét ở nướu có thể gây nhầm
lẫn với vết loét do VNHTLL:
Nhiễm virus

Viêm nướu miệng do Herpes nguyên phát
Nhiểm Herpes miệng tái phát
Thủy đậu
Herpes zoster

Nhiễm vi khuẩn

Viêm nướu do Streptococcus
Viêm nướu do lậu cầu
Giang mai
Lao
Bệnh phong

10
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp



Bệnh nướu-niêm mạc

Viêm nướu tróc vảy
Pemphigoid niêm mạc lành tính
Hồng ban đa dạng
Lichen phẳng
Pemphigoid vulgaris
Lupus ban đỏ

Chấn thương

Vết loét do chấn thương nướu
Do chải răng
Dùng chỉ nha khoa
Xỉa răng

Điều trị VNHTLL:
Sau khi dạo qua 1 số y văn, tại hạ nhận thấy phần điều trị VNHTLL trong Carranza’s Clinical
Periodontology 10th edition, Saunders, 2006 là hay nhất. Xin tóm tắt để ACE tham khảo:
Các bước điều trị VNHTLL:
Lần hẹn 1:
Sau khi xác định chẩn đoán VNHTLL, ở lần hẹn này có thể tiến hành điều trị tại chỗ giới hạn ở những
vùng có biểu hiện cấp tính. Mục đích của điều trị là loại bỏ 1 lượng lớn vi khuẩn, loại bỏ lớp hoại tử tạo
điều kiện cho sự sửa chữa và tái tạo mô.
Cô lập
Bôi tê (hoặc gây tê nếu thấy cần thiết).
Dùng từng miếng gòn nhỏ, ẩm lấy sạch lớp màng giả và lớp bựa trên bề mặt các vết loét hoại tử. Nên
dùng từng miếng gòn nhỏ để làm sạch từng vết loét.
Bơm rửa bằng nước ấm.

Lấy vôi răng trên nướu, tốt nhất là dùng dụng cụ lấy vôi răng bằng siêu âm vì ít gây đau và khả năng làm
sạch tốt
Lấy vôi răng dưới nướu và nạo túi không được thực hiện ở thời điểm này vì có thể đưa vi khuẩn vào các
mô sâu hơn hay đưa vi khuẩn vào máu.

11
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Cho toa kháng sinh nếu có triệu chứng toàn thân hoặc có biểu hiện lâm sàng nặng hay trung bình. (Xem
thêm phần dưới).
Bệnh nhân được dặn dò nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, ngưng hút thuốc, uống rượu.
Bệnh nhân súc miệng bằng dunh dịch Ô xy già 3% pha với cùng 1 lượng nước ấm mỗi 2-3 giờ (ngoài tác
dụng cơ học, H2O2 còn phóng thích ô xy giúp loại bỏ vi khuẩn kỵ khí).Súc miệng bằng dung dịch
Chlorhexidine (Eludril) 2 lần 1 ngày để ngăn sự thành lập mảng bám.
Cho toa thuốc giảm đau như các loại kháng viêm không steroide (Ibuprofen)
Cho toa vitamin B và C

Hình ảnh ban đầu của 1 trường hợp VNHTLL

12
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Sau 1 ngày với điều trị tại chỗ kết hợp Metronidazole
Lần hẹn 2:
Sau lần hẹn 1 từ 1-2 ngày, bệnh nhân cần được khám và điều trị tiếp. Ở lần hẹn này bệnh nhân thường
không còn triệu chứng cấp, đau giảm hoặc không còn đau. Nướu ở các vết loét vẫn còn màu đỏ đậm

nhưng không còn lớp màng giả chứng tỏ không còn hiện tượng hoại tử.
Tiếp tục lấy vôi răng ở mức độ có thể.
Dặn dò bệnh nhân như lần hẹn trước
Lần hẹn 3: sau lần hẹn trước 5 ngày.
Ở lần hẹn này, đa số vị trí nướu có trạng thái bình thường, bệnh nhân thường không còn triệu chứng. Lấy
vôi răng và nạo túi có thể tiến hành nếu cần thiết.
Bệnh nhân có thể ngưng súc miệng với oxy già nhưng nên duy trì súc miệng với Chlorhexidine thêm 2
tuần.
Lên kế hoặch ,lịch hẹn điều trị nha chu toàn bộ cho bệnh nhân (viêm nướu, túi nha chu, lợi trùm, …).
Hẹn tái khám để đánh giá và tiến hành các điều trị sửa chữa nếu cần.
13
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Kháng sinh trong điều trị VNHTLL:
Có rất nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị VNHTLL và được cho là thành công.
Penicilline V, 1 triệu đơn vị/ 3 lần/ ngày/ 7 ngày thường được các Nha sĩ Khoa Nha chu Bệnh viện RHM
TW, TP HCM kê toa và cho biết kết quả điều trị là khả quan. Có nhiều tác giả cũng cho rằng Penicilline
đáp ứng tốt với vi khuẩn gây bệnh VNHTLL.
Có tác giả lại cho rằng Metronidazole 500 mg /2 lần/ ngày/ 7 ngày là chọn lựa hàng đầu trong điều trị
VNHTLL.
Amoxicilline 500 mg mỗi 6h/ 10 ngày cũng được sử dụng trong điều trị VNHTLL.
Ngoài ra còn có tác giả chỉ định Erythromycine và Tetracycline.
Rodogyl, kháng sinh thường được các Nha sĩ Việt Nam sử dụng có thể cũng có tác dụng tốt trong điều trị
VNHTLL vì chứa Metronidazole và Spiramycine.
Kháng sinh tại chỗ thường không được chỉ định trong điều trị VNHTLL vì đã được chứng minh là kém
tác dụng.
Như đã bàn luận ở các post trước, trong điều trị VNHTLL chúng ta có 2 mục tiêu: Giảm số lượng vi
khuẩn và Tăng khả năng đề kháng của cơ thể hoặc có thể kết hợp cả 2.

Điều trị tại chỗ (quan trọng nhất) và kháng sinh toàn thân là những phương pháp làm giảm số lượng vi
khuẩn gây bệnh. Phần này tại hạ đã post ở trên (mới edit bổ sung hình ảnh). Đối với đa số các trường hợp
VNHTLL không có những vấn đề tiền căn, điều trị tại chỗ (có thể kết hợp với kháng sinh toàn thân, nếu
cần) là đủ để giải quyết bệnh. Như đã từng đề cập, điều trị tại chỗ được thực hiện trước tiên ở mức độ tùy
theo bệnh cảnh lâm sàng cho phép. Bệnh cảnh lâm sàng có biểu hiện phù hợp với giai đoạn điều trị nào
của Các bước điều trị đã nêu thì tiến hành điều trị tại chỗ ở mức độ đó.
Các giai đoạn lành thương của nướu:
Sau khi lấy đi lớp màng giả, sang thương có hình ảnh là 1 vết loét màu đỏ ở vùng mô liên kết, chảy máu
biểu hiện của hiện tượng viêm, hoại tử, mất lớp biểu mô.
Tiếp theo có sự giảm bớt phạm vi và màu đỏ của đường viền vết loét biểu hiện sự giảm viêm và sự tái tạo
biểu mô, tuy nhiên bề mặt vết loét vẫn còn sáng bóng.
Giai đoạn kế tiếp là những dấu hiệu ban đầu của sự phục hồi nướu về đường viền và màu sắc, biểu hiện
sự tái thiết lập hàng rào biểu mô, bao gồm hiện tượng keratin hóa và sự giảm viêm tiếp tục.
Giai đoạn cuối cùng nướu phục hồi toàn bộ với màu sắc, độ săn chắc, cấu trúc bề mặt và đường viền bình
thường. Phần chân răng bị bộc lộ có thể được che phủ bởi nướu lành mạnh.
Sau khi điều trị thành công VNHTLL, tình trạng nha chu của bệnh nhân phải được đánh giá đầy đủ và
tiến hành điều trị. Như chúng ta đã biết, các bệnh nha chu như viêm nướu mãn, viêm nha chu mãn tính,
viêm lợi trùm, các yếu tố tại chỗ (miếng trám dư, phục hình kém chất lượng, …) cũng có thể được xem là
14
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


yếu tố tiền căn của VNHTLL. Vì vậy điều trị nha chu triệt để rất quan trọng vì giúp loại bỏ môi trường
của vi khuẩn, phòng ngừa sự tái phát bệnh.
Điều trị sửa chữa:
Sự hồi phục của nướu, đặc biệt là gai nướu trong VNHTLL là khá ngoạn mục. Sau khi lành thương đường
viền nướu trở lại tình trạng bình thường (vài tuần đên vài tháng). Tuy nhiên trong 1 số trường hợp như: có
sự tiêu xương, răng lệch lạc hoặc mất toàn bộ gai nướu do hoại tử, nướu không phục hồi hoàn hảo gây
mất thẩm mỹ hoặc các tạo thuận lợi cho sự tích lũy mảng bám.

Những trường hợp này cần can thiệp phẫu thuật tùy mức độ, bao gồm: phẫu thuật cắt nướu, phẫu thuật tạo
hình nướu để sửa chữa hình dạng nướu tạo thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa bệnh tái
phát.
Trong điều trị VNHTLL, tùy theo từng trường hợp có thể áp dụng các điều trị hỗ trợ nhằm tăng sức đề
kháng của cơ thể.
Biện pháp hỗ trợ toàn thân:
Cho toa thuốc giảm đau
Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước
Nghỉ ngơi tuyệt đối đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân phức tạp như sốt cao, mệt mỏi, chán
ăn hay suy nhược cơ thể.
Bổ sung dinh dưỡng trong điều trị VNHTLL:
Triết lý của việc bổ sung dinh dưỡng trong điều trị VNHTLL dựa trên:
Thực nghiệm tạo sang thương giống như VNHTLL trên động vật với mức độ suy dinh dưỡng nhất định
Triệu chứng đau làm bệnh nhân tránh ăn rau quả tươi và chọn 1 chế độ ăn thiếu Vitamin B và C
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bệnh nhân VNHTLL được điều trị tại chỗ có bổ sung Vitamin B và C
ít tái phát hơn.
Ở giai đoạn đầu của điều trị, nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống có thể bổ sung những dung
dịch dinh dưỡng y khoa.
Việc bổ sung dinh dưỡng góp phần trong điều trị VNHTLL, đặc biệt là đối với bệnh nhân suy dinh
dưỡng. Nếu xác định VNHTLL xảy ra ở bệnh nhân suy dinh dưỡng, bên cạnh việc điều trị Nha khoa cần
phải tham vấn Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là yếu tố thuận lợi của VNHTLL. Tuy nhiên sự tái phát bệnh được cho là do không loại
bỏ hoàn toàn các yếu tố tại chỗ hay vệ sinh răng miệng không tốt hơn là do suy dinh dưỡng.
Phát hiện các yếu tố tiền căn:
15
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


Như dentistvn đã đề cập VNHTLL có những yếu tố thuận lợi như: stress tâm lý, suy giảm miễn dịch, hút

thuốc lá.
Trong quá trình khám và điều trị cần phải lưu ý xem bệnh nhân có các biểu hiện về vấn đề tâm lý, suy
giảm miễn dịch. Nếu nghi ngờ có lẽ chúng ta nên tham vấn các Bác sĩ chuyên khoa liên quan.
VNHTLL cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân nhiễm HIVnhưng thường gặp hơn là Viêm nha chu hoại tử lở
loét. (Sẽ bàn về vấn đề này trong topic VNCHTLL).
Đối với bệnh nhân hút thuốc lá, việc ngưng hút thuốc trong giai đoạn điều trị là cần thiết. Các tác giả còn
đề cập đên việc tư vấn bỏ thuốc lá. (Chắc là hơi bị khó, theo kinh nghiệm bản thân).
VNHTLL tái phát hoặc không đáp ứng với điều trị:
Đa số trường hợp VNHTLL đáp ứng tốt nếu được điều trị đúng kết hợp với ý thức và chế độ vệ sinh răng
miệng thích hợp của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hoặc tái phát, các yếu tố sau
cần được xem xét:
1. Đánh giá lại chẩn đoán để loại trừ những bệnh có biều hiện giống VNHTLL như Viêm nướu tróc vảy,
….
2. Đánh giá bệnh nhân có bệnh hệ thống gây suy giảm miễn dịch?
Như đã đề cập, VNHTLL có thể xảy ra ở bệnh nhân nhiễm HIV. Đối với trường hợp này có thể tư vấn
bệnh nhân làm xét nghiệm HIV. Với những bệnh nhân có nghi ngờ các bệnh suy giảm miễn dịch khác thì
chuyển khám Y khoa hoặc chuyên khoa.
3. Điều trị tại chỗ không đầy đủ?
Các yếu tố tại chỗ chưa được giải quyết như viêm nướu mãn, túi nha chu, vôi răng, miếng trám dư, viêm
lợi trùm là các yếu tố thuận lợi gây tái phát VNHTLL.
3. Yếu tố bệnh nhân:
Vệ sinh răng miệng kém, nghiện thuốc lá, stress chưa được kiểm soát, dinh dưỡng kém là những yếu tố
góp phần vào sự tái phát hay không đáp ứng với điều trị. Bệnh nhân phải được hướng dẫn lại chế độ vệ
sinh răng miệng, tư vấn bỏ thuốc lá. Đối với bệnh nhân có vấn đề tâm lý hoặc có những hành vi phức tạp
gây suy giảm miễn dịch thì chuyển điều trị chuyên khoa.

KẾT LUẬN
VNHTLL là một bệnh lý nhiễm trùng của nướu gây đau nhức dữ dội, chủ yếu ảnh hưởng gai nướu và
nướu viền. Những triệu chứng lâm sàng thường sẽ được giải quyết trong vòng vài ngày, nếu điều trị đúng.
Tuy nhiên, bệnh nhân có nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. Cũng như các bệnh nha chu liên quan

mảng bám, nhiễm trùng cơ hội là yếu tố bệnh căn đầu tiên trong VNHTLL. Đồng thời, những yếu tố
16
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp


thuận lợi bao gồm kích xúc tâm lý, hút thuốc, viêm nướu tồn tại từ trước, nhưng rõ ràng nhất là tình trạng
suy giảm miễn dịch. Hơn nữa, suy giảm miễn dịch lại liên quan đến hấu như tất cả các yếu tố thuận lợi
nêu trên.
Trong nhiều năm qua, những nghiên cứu dịch tể học và bệnh căn học đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về
căn bệnh VNHTLL này, nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều điều chưa sáng tỏ.

17
Người chia sẻ: Bàn Chải Đánh Răng
Tài liệu dịch tổng hợp



×