Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Xử lý nhồi nhét thức ăn trên phục hình implant

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 43 trang )

XỬ LÝ NHỒI NHÉT THỨC ĂN TRONG PHỤC HÌNH IMPLANT
BS.NGUYỄN HỒNG PHƯỚC
(Chân thành cám ơn quý đồng nghiệp đã quan tâm đến đề tài này, và hy vọng đã giúp ích một phần
nào đó cho công việc hành nghề của các anh chị.)
Khi làm một phục hình cho BN implant, thông thường thì điều Bác sĩ quan tâm nhất là sự tồn tại và bền
vững của cây implant trong xương hàm, và xem đó là tiêu chí quan trọng nhất cần xem xét và thăm khám
đầu tiên, do đó nhừng phần khác có liên quan một cách vô tình bị xem nhẹ hơn tiêu chí đó.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân khi họ đồng ý để cho BS thực hiện một phục hình Implant cho mình, thì thứ
tự ưu tiên mà BN nghĩ đến sẽ là:
1. Chí phí điều trị họ có kham nổi hay không
2.

Thủ thuật có làm họ đau hay không

3. Thực hiện chức năng có thoải mái không bao gồm:
i.

ăn nhai tốt, không bị đau

ii.

nướu không bị viêm đau

iii.

không bị nhồi nhét thức ăn

iv.

không bị cắn má cắn lưỡi


4. có thẩm mỹ không
5. có bền vững lâu năm không
Việc tồn tại implant trong xương, bệnh nhân thường không có đủ kiến thức để quan tâm đến điều này, họ
giao phó chuyện này cho bác sĩ và nghĩ rằng chuyện đó hầu như là đương nhiên.
Ngoài ra, vì chi phí cho phục hình implant thường là rất lớn so với các điều trị phục hình khác, cho nên
yêu cầu của BN cũng thường là rât cao, và chỉ cần một trong những yêu cầu ở trên mà bệnh nhân không
được đáp ứng thì họ cũng rất thất vọng về kết quả điều trị, và uy tín BS điều trị cũng như phòng khám có
liên quan sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Bài này chủ yếu nhấn mạnh đến việc nhồi nhét thức ăn trong phục hình implant, nhằm cải thiện đến mức
tối ưu của kết quả phục hình, đem đến cho BN việc thực hiện chức năng chính là ăn nhai một cách thoải
mái nhất sau khi được phục hồi răng implant trên miệng.
Muốn làm một phục hình trên implant mà tránh được nhồi nhét thức ăn thì đầu tiên phải hiểu được cơ chế
đề kháng lại việc nhét thức ăn của răng tự nhiên, sau đó thì thực hiện một phục hình bắt chước theo cơ
chế tự nhiên, càng giống càng tốt, và tạo điều kiện cho việc chải rửa thức ăn được tốt sau khi làm phục
hình.


Cũng vậy, phải hiểu được những nhược điểm mà phục hình implant thường có, mà BS nha khoa không
phải là những chuyên gia phẫu thuật thì không thể cải thiện được hết nhược điểm đó. Từ đó, nắm được
những phương cách hạn chế bớt những tác hại của việc nhồi nhét thức ăn do những nhược điểm của phục
hình trên implant gây ra, là đã góp phần tạo nên một phục hình thoải mái cho BN, và BN sẽ hài lo(ng với
dịch vụ mà họ đã mua với một số tiền không nhỏ.
Bài này trình bày gồm có 3 phần sau đây:
IIIIII-

CƠ CHẾ CHẢI RỬA TỰ NHIÊN VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG LẠI NHỒI NHÉT THỨC ĂN
NHỮNG NHƢỢC ĐIỂM VỐN CÓ CỦA PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT
CÁC KIỂU NHỒI NHÉT THỨC ĂN

I-


CƠ CHẾ CHẢI RỬA TỰ NHIÊN TỪ MÔI MÁ LƢỠI VÀ GIẢI PHẪU HÌNH THÁI
RĂNG ĐÚNG QUY CÁCH ĐỀ KHÁNG LẠI SỰ NHỒI NHÉT THỨC ĂN

Hàm răng tự nhiên có những đặc điểm của tạo hoá sinh ra, giúp bảo vệ răng đề kháng lại lại sự nhồi nhét
thức ăn. Những yếu tố đó bao gồm:
1.Hình thái cung răng
2.Sự lồng múi giữa các răng
3.Hình dạng giải phẫu mặt răng
4.Khoảng trung hoà
5.Hình thái giải phẫu của nướu
6. Cấu trúc dây chằng nha chu
1.Hình thái cung răng
a-Hình thái đường cong spee:
Theo định nghĩa, đường cong Spee bắt đầu từ đỉnh răng 3, qua các đỉnh múi chiụ của các răng sau hàm
dưới và liên tục tới bờ trước của cành đứng hàm dưới.( The curve of Spee begins at the tip of the lower cuspid
and touches the buccal cusp tips of all the mandibular posterior teeth and continues to the anterior border of the
ramus- Peter Dawson). Cung Spee lý tưởng, nếu trải rộng ra sẽ xuyên qua đầu lồi cầu, và có bán kinh cung là
khoảng 4 inch.


Một điều cần lưu ý, là các BS thao tác nghề nghiệp lúc BN nằm, nên thường lầm tưởng phần lõm nhất của
Spee là ở vùng răng cối. Thật ra, trong cuộc sống hàng ngày, BN ăn nhai ở tư thế đứng hoặc ngồi đầu
thẳng, do đó đường cong Spee cong và cao nhất ở mặt xa của răng hàm cuối cùng và thấp nhất là ở vùng
răng 4. Lưu ý là, đường nối các rãnh trung tâm răng hàm dưới từ răng hàm sau nhất chạy về phía trước
cũng sẽ kết thúc ở phía hố gần của răng 4 hàm dưới, giúp cho thức ăn khi kết thúc nhai đổ vào khoang
miệng dễ dàng ở phía gần của răng 4.
Sự hài hòa và độ cong hợp lý của Spee sẽ tạo thành một máng trượt thức ăn và một máy cắt thức ăn
xuyên suốt cả cung hàm, giúp cho thức ăn được cắt-nghiền thành những mảnh vụn và trôi theo những
trủng rãnh trung tâm trượt từ răng này sang răng kia, và theo trủng rãnh phụ trên mặt nhai trôi vào trong

khoang miệng và ra ngoài khoang má, hạn chế tối đa việc trượt thức ăn vào vùng kẻ giữa 2 răng. Một
đường cong Spee đẹp, thì đường nối các đỉnh múi chịu từ răng 4 hàm dưới đến răng hàm cuối cùng,
thường là răng 7, phài gần như song song với đường nối các đỉnh múi trong và đường nối các rãnh trung
tâm. Ngoài ra, độ sâu của các rãnh trung tâm cũng phải tương đồng nhau giữa các răng tiền cối và các
răng hàm. Ngoài ra đường cong Spee giúp cho vận động tới trước có sự nhả khớp răng sau, giúp bảo vệ
răng và khớp thái dương hàm dưới.

Hình minh hoạ đường cong Spee


Hình dạng độ nghiêng đường cong Spee trên răng thật nhìn qua phim x quang, và trên răng phục hình
implant từ 34-37, cho thấy vùng cao nhất của cung Spee trong các hình này là gờ đỉnh múi ngoài- xa của
của các răng 37,47,và vùng thấp nhất của Spee là đỉnh múi ngoài & của răng 34, 44. Khi nhai thức ăn sẽ
trượt từ vùng cao nhất sang vùng thấp nhất và trượt qua vùng tiếp xúc các mặt bên một cách thuận lợi.
Khi các gờ bên này nghiêng hài hoà trong trong một cung Spee đều đặn, thì thức ăn sẽ trượt từ răng này
qua răng kia một cách dễ dàng và không bị nhồi nhét thức ăn.

Trên hình cung răng tự nhiên này, đường cong Spee không liên tục do răng 46 bị xoay và răng 37
lệch ngoài. Kết quả là ở BN này, thường hay nhét thức ăn ở vùng tiếp xúc bên giữa các răng 45-46, 4647, và 36-37.
b-Đường cong wilson: hình thái của đường cong Wilson, được tạo ra từ hướng nghiêng trong của
các răng, các múi ngoài hàm dưới cao hơn múi trong, giúp cho hai hàm khi tiếp xúc áp sát nhau dễ dàng
hơn. Ngoài ra khi lưỡi đặt thức ăn lên bản nhai thì không vượt quá bản nhai nhờ vào múi ngoài cao hơn.


Độ nghiêng của đường cong Wilson làm cho phần 1/3 mặt ngoài phía nướu lồi ra ngoài áp vào
má, giúp cho má dễ chải rửa mặt ngoài các răng một cách tự nhiên, giúp cho lưỡi có khoảng trống hợp lý
dễ chuyển động và quét sạch thức ăn ở mặt trong và mặt nhai một cách dễ dàng, và để cho thức ăn trượt
vào trong khoang miệng nhiều hơn là ra ngoài phía hành lang(quan sát các răng phần hàm 3 ở hai hình
trên minh hoạ cho điều này). Ngoài ra, chính đường cong Wilson sẽ giúp hàm răng vận động chức năng
qua phải qua trái một cách nhẹ nhàng và dễ dàng, tạo sự nhả khớp hợp lý, không bị cản trở khớp cắn, do

đó có tính chất bảo vệ được tổ hợp khớp thái dương hàm dưới khi hàm vận động bên.


Đường cong Wilson
Tuy nhiên, ở những BN lớn tuổi thì hiện diện cung Wilson ngược, vì sự mòn răng theo tuổi.

Với đường cong Wilson ngược như thế này, thường xảy ra với những BN từ tuổi trung niên trở đi,
và khớp cắn này đổ thức ăn ra ngoài hành lang nhiều hơn là vô trong khoang miệng, và gây cản trở rất
nhiều khi BN vận động sang bên, thường có khuynh hướng gây ra nứt, tét vỡ các múi trong hàm dưới ở
những BN bị cản trở hàm bên vận động như thế này.
2.Sự lồng múi giữa các răng
Yêu cầu đầu tiên trong khớp cắn chính là phải đạt được sự chạm khớp tối đa giữa các răng trên hai cung
hàm khi lồi cầu ở tương quan tâm, điều này giúp cho lực truyền đều lên các mặt răng, phân tán lực nhỏ ra,
không một răng nào bị tổn thương do lực lớn quá mức.
Sự lồng múi tối ưu sẽ giúp thức ăn trượt nhẹ nhàng lên mặt nhai các răng, không chui vào vùng kẻ răng,
không làm di chuyển răng lệch khỏi cung răng chuẩn, nhờ vậy bảo vệ hàm răng không bị nhồi nhét thức
ăn.


Khi lồng múi tối đa,thì bộ máy nhai sẽ được vận hành lên đến công suất tối đa, việc nhai nghiền sẽ được
thực hiện một cách nhẹ nhàng và dễ dàng, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh vụn làm tăng vị
giác khi hấp thu thức ăn.

Sự lồng múi tối đa của hai hàm giúp cho thức ăn chưa nát được giữ chặt trong bản nhai và cho phép
những phần thức ăn đã nát nhừ trôi qua những trũng rănh phụ vào trong khoang miệng hoặc ra ngoài
hành lang và được lưỡi đưa vào khoang họng nuốt xuống. Lồng múi càng tối đa, thức ăn càng dễ được
nghiền nát. Lồng múi càng tối đa, thì sự phân bố lực nhai càng trải đều lên tất cả các răng chịu lực qua
bản nhai, giúp lực phân bố đều trên các răng, do đó không có một vùng nào chịu lực lớn hơn những vùng
khác, kết quả là thức ăn không bị tống mạnh vào một vùng nào đó gây ra nhồi nhét thức ăn.



Những vùng chạm khớp cắn lý tưởng giữa hai hàm trong lồng múi tối đa phải là:
a.
b.
c.
d.

Các đỉnh múi chịu của răng hàm trên và răng hàm dưới.
Những hố trung tâm hoặc các gờ bên ở các răng sau hai hàm
Bờ cắn của các răng trước hàm dưới
Mặt trong của các răng cửa hàm trên.


Và một điều rất đặc biệt, là ở lồng múi tối đa lý tưởng, lực chạm khớp của các múi chịu răng cối nhỏ và
răng cối lớn truyền lực nghiến theo trục răng, cũng là theo trục bản xương, cho nên lực chạm này làm
cho độ nhún của dây chằng nha chu lún xuống tối đa theo lực nghiến.

Ngược lại, lực chạm khớp ở các răng trước theo chiều ngoài trong, không theo trục răng, nên có khuynh
hướng nhẹ hơn, giúp bảo tồn các răng không bị tống ra ngoài bản xương hàm. Điều này được chỉ thị màu
trên hình minh hoạ ở trên, với một màu đen ở các răng trước, và hai màu đỏ-đen ở các răng sau, biểu
hiện kết quả sự in màu ở giấy cắn hai mặt đỏ-đen.
3.Hình dạng giải phẫu các mặt răng:
là yếu tố cấu thành nên đường cong Spee và Wilson.


Răng có các đường cong và phần lồi tự nhiên, giúp cho việc chải rửa tự nhiên và giúp đề kháng lại việc
nhồi nhét thức ăn xuống vùng mô mềm bao quanh vùng cổ răng.
A- Hình dạng giải phẫu mặt ngoài và mặt trong răng
a- răng sau hàm dưới phải có sự nghiêng đều các mặt răng, múi ngoài cao hơn múi trong, mặt
ngoài có phần đường kính lớn sẽ nằm ở vùng 1/3 nướu,. Mặt trong thì phần đường vòng lớn

nhất thướng nằm ở 1/3 giữa. Ở phía ngoài lồi rõ nhiều hơn ở mặt trong.

b-răng sau hàm trên thì đường vòng lồi ra nhất nằm ở 1/3 nướu ở cả mặt ngoài và mặt trong,
nhưng mặt trong thì lồi rõ nhiều hơn mặt ngoài.

c- tất cả các răng trước ở cả hai hàm, phần lồi nhất của mặt ngoài và trong đều nằm ở 1/3 nướu.


Độ lồi 1/3 nướu ở mặt ngoài và mặt trong của các răng trước hàm trên và hàm dưới
Phần lồi này ở phía ngoài và trong chỉ vừa đủ để giúp cho thức ăn không bị tống vào vùng nướu viền ở
mặt ngoài và mặt trong khi nhai thức ăn, và giúp cho môi má áp sát vào chải rửa tự nhiên ở mặt ngoài dễ
dàng một cách thụ động, và giúp lưỡi làm sạch chủ động ở mặt trong và cả mặt ngoài.
Khi làm một phục hình mới, phải tuân thủ tạo lại độ lồi này cho đúng và cho hài hoà với cung răng còn
lại. Nếu không đủ độ lồi, nướu viền bao phủ quanh răng sẽ bị tổn thương bởi thức ăn, còn nếu lồi quá,
môi má lưỡi không áp sát được để rửa sạch, thì sẽ gây tích luỹ mảng bám.

-hình A biểu hiện một độ lồi thích hợp, giúp bảo vệ mô nướu với hướng trượt thức ăn
-hình B, độ lồi thiếu, nướu viền dễ bị tổn thương
-hình C, độ lồi quá mức, gây tích luỹ mảng bám ở 1/3 nướu.

B- hình dạng giải phẫu mặt nhai các răng
Các gờ bên hài hoà gần bằng nhau, có độ nghiêng từ múi ngoài vào múi trong giúp thức ăn trượt nhanh
vào khoang miệng(theo chiều đứng dọc, múi ngoài của các răng sau cả hàm trên và dưới cao hơn múi


trong để tạo nên một cung Wilson tốt) , các rãnh phụ có khuynh hướng dẫn thức ăn vào vùng má hoặc
vùng khoang miệng, không dẫn vào vùng kẻ răng gây nhồi nhét thức ăn.

Một trường hợp phục hình hàm trên được wax-up tạo gờ bên hố rãnh phụ đạt tiêu chuẩn hướng về mặt
ngoài và mặt trong, không hướng vào mặt bên.


Một phục hình sứ toàn bộ hàm trên được tạo hình giải phẫu chuẩn về mặt ngoài, mặt trong, và các gờ
bên.

Một trường hợp răng hàm dưới có hình dạng giải phẫu chuẩn về mặt ngoài, mặt trong , mặt nhai và gờ
bên


C- Cấu trúc vùng tiếp xúc mặt bên
1/ Nhìn từ mặt nhai:
Hàm trên: Vùng các tiếp xúc bên có khuynh hướng lệch về phía 1/3 mặt ngoài hơn so với mặt trong.

Hàm dưới: vùng các tiếp xúc bên nằm gần như là ngay vùng giữa mặt trong và mặt ngoài

2/ nhìn từ mặt ngoài:
Hầu hết các tiếp xúc mặt bên giữa các răng đều ở vùng nối 1/3 phía cắn hoặc phía nhai của các răng sauvà 1/3 giữa. Đặc biệt, chỉ có mặt gần và xa của răng nanh hàm trên là tiếp xúc bên đặt lệch hơn về phía
1/3 giữa thân răng của các răng này.

Đây là quan hệ tiếp xúc bên của hàm trên


Đây là quan hệ tiếp xúc bên của hàm dưới.
Trong phục hình, làm đúng vị trí tiếp xúc bên rất quan trọng. Nên nhớ rằng. ở người trưởng thành, tiếp
xúc bên là diện chứ không phải điểm. Diện tích của tiếp xúc bên theo chiều nhai-nướu và chiều ngoàitrong tối thiểu là 2 mm x 2 mm, Nếu làm lấn về phía 1/3 cắn, gai nướu sẽ phủ không đủ khoảng hở phía
nướu , gây hở kẻ gây nhồi nhét thức ăn theo chiều ngang. Nếu làm lấn về phía 1/3 nướu, thì gây viêm
nướu vì xâm phạm vùng hoạt động của gai nướu.. Theo chiều ngoài trong, nếu làm không đúng và đủ, thì
vùng tiếp xúc bên bị thiếu diện tích, do đó không đủ mạnh để đề kháng lại lực nén của thức ăn trong vận
động nhai, từ đó dễ gây nhồi nhét thức ăn theo chiều dọc vào vùng tiếp xúc bên.
Hiểu được điều này để khi phục hình một vài răng riêng lẻ, thì sẽ phục hình mới sẽ hài hòa với phần cung
răng đang tồn tại trên miệng cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Còn nếu phục hình toàn bộ cung răng

hoặc cả hai hàm thì sẽ tạo được một cung răng có đường cong Spee và Wilson hài hòa với khoảng trung
hòa của môi má lưỡi, nhờ vậy răng được chải rửa sạch không tích luỹ mảng bám và không bị sâu.

Một phục hình cố định toàn bộ hàm dưới phù hợp với khoảng trung hoà của bn, nhưng với đường cong
Wilson ngược, vì phụ thuộc vào độ mòn của hàm trên. Trường hợp thế này phải điều chỉnh cản trở khớp
cắn cẩn thận khi đưa hàm sang bên vận động, nếu không khả năng nứt vỡ sứ rất cao.

Cung răng đều đặn dễ được môi má chải rửa tự nhiên


Nếu cung răng răng chen chúc không đều, dễ tích luỹ mảng bám, dễ viêm nướu, dễ bị sâu răng trên răng
tự nhiên.
4.Khoảng trung hoà:
Chức năng phối hợp của môi má lưỡi tạo nên một khoảng trung hòa giúp răng đạt trạng thái tĩnh không
chịu áp lực từ bất kỳ phía nào khi ở trạng thái nghỉ, nhờ đó đạt được sự ổn định của cung răng, và hoạt
động tự nhiên dễ dàng của môi má lưỡi cũng giúp chải rứa phần lớn thức ăn từ phía ngoài và trong.

Hình minh hoạ cho thấy sự áp sát của môi má lưỡi khi hàm vận động há ngậm, và hình thái cung răng tự
nhiên có sự đóng góp rất lớn của áp lực từ môi má bên ngoài và lưỡi bên trong, và cung răng nằm ở vùng
trung hoà về lực của các cơ quan này.
Vùng trung hoà này, thay đổi rất lớn tuỳ thuộc vào độ lớn của lưỡi, độ linh động của lưỡi, sức căng hay
cường độ co cơ của hệ thống cơ cắn và phụ thuộc nhiều theo độ tuổi(Tất cả những vấn đề này phải được
bác sĩ phục hình quan tâm kỹ trước khi thực hiện một phục hình cho BN.)
Một phục hình mà xâm phạm khoảng trung hòa này, nếu lấn vào phía lưỡi thì có khuynh hướng bị lưỡi
tống thức ăn vào các khe nướu theo chiều ngang, nếu lấn ra phía môi má thì sẽ bị môi má làm điều tương
tự.


Cầu răng implant 36-37 bị nhồi nhét thức ăn phía má và phía lưỡi
Và khi môi má lưỡi bị phục hình xâm phạm vào khoảng trung hòa kiểu này, thì những vùng bị xâm phạm

sẽ có một sự ma sát quá mức với bề mặt mô răng tại chỗ đó gây ra cho BN dễ bị trầy và viêm loét môi má
lưỡi thường xuyên xảy ra sau khi được làm phục hình. Và thường là BS điều trị không biết nguyên nhân
tại sao BN bị như vậy khi BN phàn nàn, cứ bảo với BN là bị nhiệt, và vài ngày sẽ hết. Nhưng nếu nguyên
nhân không được giải quyết, thì BN sẽ thường bị tái phát lỡ miệng, nế BN cơ địa có sức đề kháng kém thì
dễ bội nhiễm, sưng viêm gây đau đớn vô cùng.

Do tiêu xương, implant 36 được cắm quá lệch về phía lưỡi

Phục hình implant trên răng 36 lấn về phía lưỡi gây tổn thương lưỡi thường xuyên


Những trường hợp viêm loét như thế này, nếu trầm trọng thì tốt nhất là nên tháo bỏ phục hình cũ, làm lại
cho BN một phục hình mới né vùng hoạt động của lưỡi.
Ngoài ra, nếu làm một phục hình trên răng tự nhiên mà xâm phạm khoảng trung hòa này, khi BN thực
hiện các vận động chức năng như há-ngậm-nhai-nuốt nói thì lực tác động từ môi má lưỡi có tác dụng như
một lực chỉnh nha sẽ nắn chỉnh lại phần cung răng xâm phạm cho đến khi lực này yếu đi không còn tác
động di răng được nữa. Sự di răng này dù nhỏ nhưng sẽ làm sai lệch khớp cắn của các răng thật gây hậu
quả bể vỡ sứ rất trầm trọng sau khi phục hình một thời gian và BS điều trị thường cũng không biết
nguyên nhân vì sao.
Trong phục hình trên implant, vấn đề này thường ảnh hưởng làm thất bại phục hình tháo lắp, còn phục
hình cố định nếu có xâm phạm khoảng trung hòa thì thường gây ra nhồi nhét thức ăn theo chiều ngang,
trầy xướt tổn thương môi má lưỡi.
5.hình thái giải phẫu của nƣớu quanh răng: cũng góp phần vào việc đề kháng lại sự nhồi nhét thức ăn.
a/ Nướu tam giác vùng kẻ răng: Có chức năng che phủ vùng kẻ giữa 2 răng, giúp tránh sự nhồi
nhét thức ăn theo chiều ngang vào vùng tam giác kẻ răng. Ở phục hình trên implant, việc tạo ra
gai nướu rất khó, hiện tại nha khoa Implant cố gắng tạo ra gai nướu giữa các răng cửa, vì ảnh
hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Nhưng ở các răng sau, vấn đề này chưa được xem trọng, cho nên việc
nhét thức ăn vào vùng tam giác gai nướu là điều tất yếu, nhất là khi phục hình đó là một cầu răng
thì việc sử dụng chỉ không được.
khoảng hở phía gai nướu


khoảng hở gai nướu phía môi

Khoảng hở giữa các bờ cắn

khoảng hở gai nướu phía lưỡi

Khoảng hở phía gai nướu

khoảng hở gai nướu phía ngoài các
răng sau

Khoảng hở giữa các mặt nhai

khoảng hở gai nướu phía lưỡi


Gai nướu che kín mặt ngoài và mặt trong ở khoảng hở giữa các răng giúp đề kháng việc
nhét thức ăn vô vùng này.
Và cũng thấy là phần chu vi nướu viền bao quanh răng luôn lớn hơn cổ răng và rất săn
chắc giúp nướu đề kháng lại lực nhai rất tốt
b/ Nướu viền bao phủ quanh phần cổ răng: có chu vi lớn hơn chu vi cổ răng, có chức
năng che chắn răng, không cho thức ăn theo chiều dọc nhồi nhét vào khe nướu viền,làm
tổn thương dây chằng nha chu và xương ổ bên dưới. Nướu này có độ sừng hóa cao, chịu
được sự va chạm lực nén của thức ăn trôi xuống trong chuyển động nhai. Trên răng tự
nhiên, nướu viền được kết chặc vào phần mào xương ổ quanh răng và vào vùng nối mencement, cho nên phần nướu này đề kháng lại vịêc nhét thức ăn vào khe nướu viền rất tốt.
Trong nha khoa implant, do thiếu xương và thiếu nướu, nên phần lớn các trường hợp
nướu viền bao quanh cổ răng nhỏ hơn chu vi của răng phục hình, nên mất đi chức năng
chống đỡ lực nén thức ăn khi nhai, không giống như nướu viền trên răng thật.
6. cấu trúc dây chằng nha chu

a- Dây chằng nướu-răng : bám dính từ xương ổ-nướu đến đường nối men-cement, giúp cho
nướu viền bám chặt vào răng, đề kháng được sự trôi theo chiều dọc của thức ăn.


Cấu trúc dây chằng nướu răng ở răng thật, răng implant không có dây chằng này.

So sánh hình ảnh nướu xung quanh răng implant và răng tự nhiên.
b- Dây chằng xuyên vách xương ổ: giúp kéo khít các răng lại với nhau, giúp cho vùng tiếp xúc
bên luôn khít sát, tránh được việc nhồi nhét thức ăn vào vùng tiếp xúc bên trong vân động
nhai. Lực kéo của nhóm dây chằng này sẽ bị ảnh hưởng khi lực nhồi thức ăn xuống vùng tiếp
xúc bên qúa lớn, làm di chuyển răng, và khi lực làm di chuyển răng lớn hơn lực kéo khít của
nhóm dây chằng này, khe hở sẽ không được đóng kín, răng bị xoay, bị di, vấn đề nhồi nhét sẽ
trầm trọng hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn, gây nên bệnh viêm nha chu do nhồi nhét thức ăn.


A- Hình minh hoạ nhóm dây chằng xuyên vách xương ổ, có chức năng kéo khít các răng lại với
nhau và chống xoay răng.

Các răng thật bị mòn các tiếp xúc bên rất nhiều, ở mặt xa răng 14 thậm chí bị khuyết, nhưng vẫn
được kéo khít nhau một cách tự nhiên.
Đối với một phục hình implant mà tiếp xúc với răng thật, phục hình ban đầu luôn được làm tốt.
Nhưng sau một vài năm, vùng răng ở tiếp xúc bên sẽ bị mòn, răng implant không có dây chằng
nha chu, nên không thể được kéo khít như là giữa các răng thật với nhau.
I-

NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM VỐN CÓ CỦA PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT

Vị trí giải phẫu
1. Thiếu xương, vị trí cắm implant không thuận lợi cho PH



Phần xương vị trí răng 46 bị tiêu rất nhiều về phía trong so với xương bao quanh răng 47, như
vậy khi cắm implant, trục implant nghiêng trong, phục hình tương lai cũng bị lấn vào phía trong
nhiều hơn so với cung răng

Vị trí răng 36, 37 xương tiêu quá nhiều nên implant được cắm lấn về phía lưỡi nhiều gần như là
ngang với điểm mặt trong răng 35, ngoài ra hướng cắm còn nghiêng nhiều về phía lưỡi, nên phục
hình tương lai lấn lưỡi là điều tất yếu xảy ra.

2. Thiếu nướu dính cả chiều dày, chiều ngang, chiều cao, thiếu gai nướu

Răng 37 phần nướu di động bám sát vào mặt ngoài miệng hốc implant, hầu như không có nướu
dính ở phần này.

Cấu tạo răng phục hình trên Implant
3. Đường kính platform, abutment nhỏ


Đường kính platform implant ở vị trí hai răng cối 36,37 mà nhỏ hơn nhiều so với đường kính
chân răng thật 35
4. Abutment có hình dạng không thuận lợi cho khoảng phục hình( custom abutment thì ok) nhỏ,
không uốn lượn theo bờ nướu 4 mặt Ngoài -Trong –Gần –Xa

Abutment vị trí răng 21 và răng 46, 47 không thể hiện được sự uốn lượn của giải phẫu nướu
quanh các răng này.
5. Hệ thống dây chằng đơn giản chỉ có hai nhóm dây chằng bám từ nướu đến xương ổ, làm cho
phần nướu bao quanh răng phục hình implant kém chức năng bảo vệ phần xương ổ bên dưới.
Tình trạng các răng lân cận
6. Răng đối diện bị trồi



Răng 16 bị trồi mà không được điều chỉnh trước khi làm răng implant 46, biến múi ngoài gần và
múi trong gần của răng trồi 46 thành múi chui nhồi nhét thức ăn vào vùng kẽ giữa 46,47.
7. Răng bên cạnh bị nghiêng, xoay

Cầu răng implant 45-46 rất khó tạo tiếp xúc bên tốt với răng 47 bị nghiêng trong nhiều.
8. Khoảng mất răng rộng hơn một răng lý tưởng

Ở đây mất răng 45, 46. Nhưng khoảng cách bị thu hẹp do răng 47 di gần, nếu cắm 1 răng thì quá
lớn, không bảo đảm an toàn, nhưng nếu cắm 2 răng cối nhỏ thì lại quá nhỏ, khó làm phục hình
tốt.
9. Răng bên cạnh có hình dạng giải phẫu răng không thuận lợi về tiếp điểm,mặt nhai


Răng 47 có mặt nhai mòn vẹt về phía gờ bên gần, dễ tạo điều kiện cho thức ăn nhồi nhét ở kẽ
răng implant 46 và răng 47.

III- CÁC KIỂU NHỒI NHÉT THỨC ĂN
A- Nhồi nhét theo chiều ngang
B- Nhồi nhét theo chiều dọc
A/Nhồi nhét theo chiều ngang
1/ Nhét vô vùng tam giác gai nƣớu
Nguyên nhân và khắc phục
-

Thiếu xương, vị trí cắm im không ngay giữa cung răng phục hình(thường là cắm giữa cung
xương), răng phục hình implant nhỏ hơn răng thật, làm cho răng lùi vào phía trong lưỡi so
với các răng lân cận, tạo một khoảng trống không tiếp xúc với má, do đó má đẩy thức ăn vào
vị trí khe nướu hai đầu gần-xa răng implant.



Do thiếu xương, implant 36 cắm giữa cung xương, lệch vào phía trong nhiều so với cung
răng nguyên thuỷ.

-

Phục hình răng implant 46, 47 có mặt ngoài thụt lùi vào trong so với cung răng, nên dễ lưu
thức ăn ở vùng khe nướu mặt ngoài giữa răng 45-46
Thiếu nướu phần gai nướu

Cầu răng trên implant 34-37 hầu như không có gai nướu giữa các răng nên khó che chắn tránh
nhét thức ăn vào vùng khe nướu giữa các răng này.

Cầu răng 36-37 thiếu nướu nhiều ở phần gai nướu nên thức ăn rất dễ nhét vào vùng này.


×