Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

ĐIỂN HÌNH HÓA NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI SAU NĂM 1945 ( QUA TẬP TRUYỆN TÂY BẮC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.79 KB, 60 trang )

ĐIỂN HÌNH HÓA NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI SAU
NĂM 1945 ( QUA TẬP TRUYỆN TÂY BẮC)
A.NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài
1.1.1. Tiểu sử
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 10/8/1920, quê nội ở thị trấn
Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông ( Hà Nội ) trong một gia đình
thợ thủ công.
Ông có tuổi thơ và thời trai trẻ phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề, như
nghề làm gia sư dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,…
Bước vào con đường văn học từ năm 16 tuổi bằng một số bài thơ, sau đó
nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng
tác đầu tay, trong đó có “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, trong kháng chiến chống
thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.
Sau năm 1945, Tô Hoài tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, và viết
những trang văn về thiếu nhi. Đặc biệt sau cách mạng tháng Tám, những trang văn
của ông tập trung viết về cùng núi Tây Bắc và để lại nhiều tác phẩm đặc sắc.
Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông có gần 200 đầu sách thuộc nhiều
thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ
thuật.
Ông mất ngày 6-7-2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài trước và sau 1945.
Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện
đại. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, tính đến nay, ông đã có một khối lượng tác phẩm
nhiều đáng khâm phục: Hơn một trăm tác phẩm thuộc nhiều đề tài và thể loại;
1



trong đó có nhiều trang viết khá chất lượng, có giá trị hình thành phong cách nghệ
thuật của ông, đồng thời góp phần không nhỏ trong sự phát triền chung của nền
văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Tô Hoài bước vào làng văn khá sớm. Lúc đầu ông làm thơ, nhưng hầu như
không có thành tựu gì đáng kể. Ngoài hai bài thơ "Đan áo" và "Tiếng reo" (đăng
trên Tiểu thuyết thứ bảy) còn thì hầu hết là những vần thơ lãng mạn, rỗng và sáo.
Con đường của Tô Hoài là con đường văn xuôi. Ông viết từ năm 16 tuổi và
ngay trong giai đoạn đầu (1936-1939) đã có truyện ngắn đăng ở báo Nước Nam:
Tiểu thuyết thứ bảy, Tiểu thuyết thứ năm, Hà Nội tân văn: Nước lên, Bụi ô tô, Một
đêm sáng trăng suông, Bệnh già, Trê cóc ... Cũng trong thời gian này ông đã thực
hiện Một chuyến đi vào miền Trung và Nam Bộ, vừa đi, quan sát, vừa viết. Sau
chuyến đi này, năm 1941, thiên đồng thoại "Dế mèn phiêu lưu ký" ra đời, nổi lên
như một hiện tượng văn học độc đáo, bộc lộ rõ thiên hướng và tài năng văn chương
ở ông, khẳng định vị trí văn học của ông trong làng văn đương thời, cũng như
trong lịch sử văn học sau này.
Điểm qua các tác phẩm chủ yếu của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám:
Giăng thề (1941), Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Quê người (1942), O chuột (1942),
Nhà nghèo (1942), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944) V.V.... ta thấy tác
giả hướng ngòi bút vào hai mảng đề tài chính: Viết về vùng quê ngoại - Nghĩa Đô
với những người nông dân, thợ thủ công nghèo, lam lũ và viết về loài vật, những
con vật hiền lành, bé nhỏ gần gũi với sinh hoạt của con người. Những trang viết
này thể hiện rõ nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám "Một
tâm hồn gắn bó với quê nghèo, hiền hòa bình lặng, với những người áo nâu chân
lấm. Ông biết tìm cái đẹp, cái giản dị trong khung cảnh đơn sơ rất đời ở Việt Nam,
trong những con người bé nhỏ, chất phác, nghĩa tình và thông cảm với niềm vui,
nỗi đau thường trực của họ" .
Cách mạng tháng Tám đánh dấu một bước chuyển rõ rệt trong tư tưởng và
sáng tác của Tô Hoài. So với nhiều nhà văn cùng thời, Tô Hoài sớm vượt qua thời
kỳ "nhận đường" để nhanh chóng tiếp cận các vấn đề mới của đời sống và hướng
ngòi bút của mình vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trong giai đoạn này, nhịp độ sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài ngày càng
tăng tiến cả về số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật, ông viết nhiều, viết đều tay và
2


thành công nhiều thể loại. Những tác phẩm của ông sau 1945 có thể kể: Về truyện
ngắn và tiểu thuyết có Lão đồng chí, Núi cứu quốc, Xuống làng, Truyện Tây Bắc,
Khác trước, Mười năm, Vô tình, Miền Tây, Người ven thành, Tuổi trẻ Hoàng Văn
Thụ, Tự truyện, Những ngõ phố, Người đường phố, Họ Giàng ở Phìn-sa, Quê nhà ;
về ký có : Đại đội Thăng Bình, Thành phố Lê-Nin, Tôi thăm Cam-pu-chia, Nhật ký
vùng cao, Lăng Bác Hồ, Trái đất tên người, Hoa hồng vàng song cửa, Mùa thu Luang-pha-bang, Nhớ Mai Châu, Cát bụi Châu Ái ... và hàng loạt truyện, kịch truyện
phim, kịch múa rối, hoạt họa cho thiếu nhi : Kim Đồng, Vừ A Dính, Ông Gióng,
Con mèo lười, Trâu hóc, Đảo hoang, Sự tích Thăng Long, Chim chích lạc rừng,
Đàn chim gáy v.v...
Điểm qua quá trình sáng tác của Tô Hoài gần 60 năm qua, ta thấy ông không
chỉ là nhà văn viết nhiều về số lượng và thể loại, mà còn là một trong những nhà
văn viết nhiều đề tài; trong đó thành tựu nổi bật nhất có giá trị khẳng định tài năng
và phong cách nghệ thuật của ông tập trung phần lớn vào hai mảng đề tài: Vết về
loài vật và viết về miền núi. Nói đến phong cách Tô Hoài, ta nghĩ ngay đến Tô
Hoài của truyện loài vật và Tô Hoài của vùng cao Tây Bắc. Đặc biệt đáng lưu ý ở
Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám là đề tài miền núi, một đề tài đã thu hút tâm
lực, tình cảm của ông nhiều hơn cả, đồng thời cũng mang đến cho ông thành công
nhiều hơn cả, một đề tài sáng tác gần hơn với tên tuổi nhà văn. Hơn nửa thế kỷ
qua, đã giúp nhà văn cắm những cái mốc quan trọng trong cuộc đời sáng tác. Có
thể khẳng định rằng: Những thành tựu chủ yếu của Tô Hoài trong quá trình chuyển
biến từ một nhà văn hiện thực phê phán sang nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa
tập trung phần lớn vào đề tài miền núi. Tìm hiểu Tô Hoài sau Cách mạng tháng
Tám, không thể không tìm hiểu quá trình sáng tác và những thành tựu về đề tài
miền núi của ông với hai tác phẩm tiêu biểu: Truyện Tây Bắc (1953) - Giải nhất về
tiểu thuyết, giải thưởng văn học 1954-1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam và Miền

Tây (1967) - Giải thưởng Hoa Sen của Hội nhà văn Á-Phi (1971).
1.1.3 Phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật là một trong những phạm trù cơ bản có ý nghĩa đặc
biệt trong sáng tác của một tác giả. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của tác giả
cũng có nghĩa là nghiên cứu những nét nổi bật, những nét riêng biệt, mới lạ trong
tác phẩm của họ. Tô Hoài là một trong những nhà văn đã đi qua những thời kì quan
trọng, trải qua những mốc lịch sử và văn học đặc biệt: Trước và sau cách mạng
3


tháng Tám; trong chiến tranh và trong hòa bình; trước và sau thời kì đổi mới văn
học.
Các sáng tác của Tô Hoài đa dạng về đề tài và thể loại: Đi từ đề tài miền
xuôi đến đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch
bản phim, tiểu luận… Ở đề tài nào thể loại nào, ông cũng ghi lại những dấu ấn
riêng mà không pha lẫn với bất kì nhà văn nào.
Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài được thể hiện qua nhiều yếu tố, liên kết
chặt chẽ với nhau tạo nên phong cách nghệ thuật. Thông qua cái nhìn hiện thực về
cuộc sống đời thường, nhà văn Tô Hoài cảm nhận và tái hiện hiện thực cuộc sống
trên nhiều phương diện: Viết về con người, về xã hội, về loài vật và về thiên nhiên.
Tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn trong phong cách nghệ thuật của
ông.
Con người trong sáng tác của Tô Hoài bao giờ cũng gắn liền với gia đình,
quê hương, nghề nghiệp, gắn bó với những mối quan hệ, cảm xúc vui, buồn, hạnh
phúc và khổ đau. Viết về con người nhà văn thể hiện hình ảnh con người bằng tất
cả những gì đơn giản đời thường nhất có thể. Trong sáng tác, Tô Hoài không lý
tưởng hóa con người mà tạo lập trường riêng trong điểm nhìn của mình, ông cảm
nhận rằng mỗi con người, ai cũng có những phẩm chất, những thói tật, những mặt
tốt cũng như mặt xấu. Những phẩm chất đó chính là điều kiện cơ bản tạo nền tảng
đạo đức bền vững.

Bên cạnh đó nhìn từ hiện thực cuộc sống, bức tranh xã hội trong cảm quan
của Tô Hoài trở nên hiện thực hơn với những nét đẹp văn hóa truyền thống, đậm đà
bản sắc dân tộc pha lẫn những phong tục, tập quán lạc hậu là nguyên nhân dẫn đến
bất hạnh cho con người. Tô Hoài không né tránh hay biến đổi hiện thực mà tái hiện
hiện thực một cách chân thật tạo nên sự chính xác và cụ thể trong tác phẩm gây
cuốn hút, hấp dẫn người đọc. Chính những điều đó đã làm cho bức tranh xã hội
trong điểm nhìn của nhà văn luôn trở nên sống động hơn tự nhiên hơn. Ngoài ra,
bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Tô Hoài cũng được cảm nhận với dáng vẻ
tự nhiên. Thiên nhiên trong nhãn quan của nhà văn không chỉ tồn tại ở dáng vẻ dữ
dội khắc nghiệt, in đậm dấu ấn vùng quê, mà còn mang vẻ đẹp tự thân, vốn có của
nó tạo chất thơ cho đời sống.

4


Thế giới loài vật trong sáng tác của Tô Hoài chủ yếu là những con vật bé
nhỏ, hiền lành rất gần gũi trong cuộc sống của chúng ta. Thân hình tuy bé nhỏ
nhưng chúng lại có nét tính cách, có tâm trạng, có số phận hoàn cảnh y như con
người ( Dế mèn phiêu lưu ký, O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một
cuộc bể dâu, Mụ ngan…). Với tài năng quan sát và lối viết tinh tế, hóm hỉnh, thế
giới loài vật của tô Hoài luôn hiện lên vô cùng sinh động độc đáo. Những câu
chuyện về loài vật trong các tác phẩm của Tô Hoài luôn khiến người đọc liên
tưởng đến đời sống xã hội.

Nhân vật của Tô Hoài được xây dựng theo bút pháp nghệ thuật riêng. Khi
xây dựng nhân vật của mình, nhà văn thường đặt nhân vật trong môi trường sinh
hoạt, lao động nhất định gắn với mối quan hệ bình thường. Từ phẩm chất, tính cách
đến ngôn ngữ, hành động của nhân vật, tất cả được nhà văn mô tả, chú trọng khắc
họa rõ nét. Khi miêu tả ông lựa chọn những hình ảnh, chi tiết cụ thể, tiêu biểu có
tính xát thực kết hợp sử dụng bút pháp nghệ thuật tạo nên những hình ảnh gần gữi

trong cuộc sống sinh hoạt, khiến người đọc cảm nhận được nguyên gốc của đời
sống hiện thực.
Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện rất tập trung.
Tác phẩm của Tô Hoài viết chủ yếu về hai địa bàn: Vùng ngoại thành Hà
Nội và miền núi Tây Bắc. Đối tượng được Tô Hoài khai thác nhiều nhất, thành
công nhất trong tác phẩm của ông là cuộc sống của người lao động đói nghèo ở
ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc.
Bên cạnh đó, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường viết
truyện về loài vật. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện
trong tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn đối với người đọc, giúp họ nhận ra sự
sinh tồn tự nhiên của xã hội loài vật đó.
Có thể nói, những tác phẩm tiêu biểu nhất trên con đường văn chương của
Tô Hoài cũng không nằm ngoài không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể
hiện nói trên.
Lối viết của Tô Hoài đậm đà màu sắc dân tộc.

5


Đặc điểm phong cách nghệ thuật này của Tô Hoài được biểu hiện cụ thể ở
các điểm sau:
- Cách đặt tên cho tác phẩm của Tô Hoài có khi được xuất phát từ thành ngữ
dân gian: “ Đất khách, quê người”; “ Hoa đồng cỏ dại”; “ Giăng thề còn đó trơ
trơ”.
- Cách kể chuyện, dẫn truyện của Tô Hoài có sức lôi cuốn, hấp dẫn người
đọc, biểu hiện rõ ở tác phẩm Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Dế Mèn phiêu lưu kí .
- Tô Hoài thường đi vào khám phá và thể hiện truyền thống nhân nghĩa của
con người Việt Nam như : Trọng nghĩa khinh tài, khí tiết, thủy chung,…
- Tô Hoài khai thác đề tài lịch sử để ngợi ca phẩm chất cao đẹp của con
người Việt Nam, tiêu biểu là tác phẩm Đảo hoang, Chuyện ông Gióng.

Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống
quần chúng. Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn
lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị
của nó. Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang
bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của
mình mà có”…“Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc
sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế” (Sổ tay
viết văn).
Với sự nhận thức trên, Tô Hoài đã luôn trau dồi học hỏi ngôn ngữ trong cuộc
sống đời thường của nhân dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây
Bắc. Ở từng vùng đất, từng đối tượng, từng loại nhân vật, ông đều có cách sử dụng
ngôn ngữ thích ứng với đặc điểm của nó. Mặt khác, ông còn sử dụng thành công
những từ ngữ giàu sức tạo hình, từ chỉ màu sắc, từ địa phương,... Điều đó tạo cho
tác phẩm của ông vừa có vẻ đẹp giản dị, vừa không kém phần kì thú.
Nhà văn rất chú trọng ngữ điệu nói cho nên lời đối thoại trong văn chương
Tô Hoài thường được lược bỏ thành phần câu, câu nói trở nên ngắn gọn và đơn
giản mang đậm phong cách khẩu ngữ tự nhiên, giúp người đọc cảm nhận từng hơi
thở của cuộc sống.
Tô hoài bày tỏ lòng mình trước cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ
bằng một giọng điệu nghệ thuật đặc sắc. Giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Tô
6


Hoài là giọng điệu dí dỏm và giọng điệu trữ tình. Giọng điệu chủ đạo này góp phần
quan trọng nhận diện được văn chương Tô Hoài. Giọng điệu dí dỏm được nhà văn
khai thác tối đa khi nó trở thành phương diện để tác giả bày tỏ thái độ hài hước, xót
xa, phê phán trước mọi biểu hiện của con người và cuộc sống sinh hoạt (O chuột,
Chóp bể mưa nguồn, Cát bụi chân ai…) làm phương tiện truyền tải mọi vui buồn
lên trang sách, vừa thể hiện bản lĩnh cứng cỏi, bày tỏ thái độ, trách nhiệm với con
người và cuộc sống của nhà văn.

Giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài trọn vẹn hơn khi có sự tham gia của giọng
điệu trữ tình. Những vẻ đẹp sinh hoạt phong tục ở mọi miền quê, những cuộc sống
nên thơ, mộc mạc và phong cảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước mang
những sắc màu riêng biệt.
Tóm lại, phong cách nghệ thuật Tô Hoài đã tạo nên một màu sắc mới trong
nền văn học hiện đại Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển nền văn học hiện đại
dân tộc. Với một khối lượng văn chương đồ sộ của ông, có thể nghĩ rằng, những
sáng tác của tác giả vẫn luôn thu hút được sự quan tâm của độc giả và giới nghiên
cứu phê bình văn học tiếp tục khai thác.
1.1.4 Quan niệm nghệ thuật về con người của Tô Hoài sau Cách mạng.
-

Con người yêu nước, giác ngộ cách mạng:

Như vậy quan niệm nghệ thuật của ông so với trước cách mạng đã có sự
thay đổi. Nhà văn nhìn nhận con người trong hoàn cảnh đất nước đổi mới nhằm
nêu bật phẩm chất của họ. Tinh thần yêu nước, giác ngộ cách mạng thể hiện trước
hết qua cách đặt tên của từng người, tên tác phẩm. Tinh thần ấy còn bộc lộ qua cử
chỉ, hành động của nhân vật.
Ý thức giác ngộ đến với đồng bào miền núi khá sớm. Họ tham gia kháng chiến như
một lẽ tự nhiên. Và họ không chỉ giác ngộ mà còn tự mình đứng lên để “Cứu đất
cứu mường”, và cứu chính bản thân mình.
-

Con người từ trong đau thương tìm đến cánh đồng vui:

Từ cách nhìn mới mẻ, nhà văn đã làm nổi bật quá trình “đau thương” tới giác
ngộ cách mạng và vùng lên mạnh mẽ của người dân. Truyện Tây Bắc là một minh
chứng về quá trình đau thương con người vùng dậy chống lại thế lực bạo tàn.
Những người nô lệ trước đây bây giờ đứng lên làm chủ đất nước. Rất nhiều thay

7


đổi trong cuộc sống và sự biến đổi kì diệu mà cách mạng và chủ nghĩa xã hội đem
đến cho con người vùng cao.
-

Con người dũng cảm, ngoan cường, bất khuất:

Khác với nam giới, người phụ nữ miền núi yêu nước bằng những việc làm
cụ thể: Say sưa hát bài ca cách mạng, hăng hái phục vụ cách mạng và kháng chiến
bằng những công việc nguy hiểm, bất chấp mọi thành kiến của dân tộc.
Quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài về người cán bộ cũng tập trung phản ánh những
phẩm chất cao quý của họ.
Khám phá con người, thể hiện con người dưới nhiều góc độ khác nhau, nhà văn đã
góp phần vào thành tựu chung trong quan niệm nghệ thuật về con người trong văn
học Việt Nam.
1. 2 Tập truyện “Truyện Tây Bắc”
1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác
Mùa thu năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Nhà văn vào
sâu các khu du kích của Sơn La, Lai Châu đi khắp những vùng du kích hiểm trở
nhất, cùng bộ đội chủ lực đánh tan nhiều đạo quân và đồn bốt địch. Trong chuyến
đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó tình nghĩa với đồng bào các dân tộc Tây Bắc.
Cái kết quả lớn nhất của chuyến đi tám tháng ấy theo Tô Hoài là “đất nước và
người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ
quên” và hình ảnh Tây Bắc “đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét,
thành người , thành việc trong tâm trí tôi”. Và chính cuộc sống của đồng bào miền
núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, động lực mạnh mẽ thúc đẩy Tô Hoài viết
Truyện Tây Bắc. Cuối năm 1953, “Truyện Tây Bắc” ra đời đánh dấu bước phát
triển mới của Tô Hoài cả về mặt tư tưởng và nghệ thuật. Tập truyện gồm ba truyện

ngắn: “Cứu đất cứu mường”; “Mường Giơn”; “Vợ chồng A Phủ”. Đấy là một tập
truyện xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến, được giải nhất về tiểu thuyết năm
1954-1955 của Hội văn nghệ Việt Nam.
1.2.2 Nội dung chính của tập truyện “ Truyện Tây Bắc.”
Tập truyện “Truyện Tây Bắc” gồm 3 truyện: “Mường Giơn”,“Cứu đất cứu
mường”, “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm nhằm phản ánh chung cuộc đấu tranh giai
8


cấp của các dân tộc miền núi chống lại thực dân phong kiến và bọn đế quốc. Tác
phẩm cũng nhằm nêu lên sự đổi đời của nhân dân Tây Bắc dưới ánh sáng cách
mạng, ca ngợi cách mạng đã giải phóng con người.
“Mường Giơn” là một truyện viết về tinh thần kháng chiến của các dân tộc
trong những năm tháng đấu tranh chống giặc. Truyện mở đầu là cảnh gia đình ông
Mờng, ba chị em Mát, Ính, An và người con rễ Sạ. Cuộc sống đang êm đềm hạnh
phúc, thì bất ngờ giặc đem quân đến chiếm đóng, dân làng tản cư, Sạ mất tích.
Giặc Tây đóng đồn ở Mường Giơn, buộc mọi người phải trở về làng, bắt trai làng
đi phu, đi lính, chúng cướp bóc, hãm hiếp gây ra biết bao đau khổ cho dân làng.
Mát bị Bang kỳ cướp về hầu hạ rồi đem đi mất tích, chị Yên hàng xóm cũng bị
cưỡng bức. Ính luôn phải trốn tránh một cách khôn khéo đồng thời chủ động đấu
tranh làm địch vận, nhân dân làng Mường Giơn không khuất phục trước kẻ thù,
người Mường Giơn bắt đầu có những hành độn phản kháng, Sạ trước kia bị thương
được bộ đội cứu sống trở về làng bí mật giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với các dân
tộc anh em cùng nhau đứng lên đấu tranh giải phóng. Cuộc sống tự do của đồng
bào trở lại.
“Cứu đất cứu mường” là một truyện ngắn kể về cuộc đời của bà Ảng. Khi
còn trẻ Ảng là một cô gái người Thái xinh đẹp nổi tiếng nhất Mường Cơi, trải qua
những tháng ngày đen tối gây nên bởi những quy định tập tục lạc hậu ở miền núi.
Tri châu Né bắt cô về hầu hạ, khi hắn chết cô trở về làng mà không có gì cả, bố mẹ
thì đã mất, từ đó như một món hàng, cô lần lượt trải qua từ quan này đến quan

khác, thay phiên nhau bắt cô hầu hạ trong những cuộc vui chơi của chúng. Kết quả
cô Ảng có hai con, không biết là con của ai, càng trớ trêu thay cô bị phạt vạ là chửa
hoang, phải bán đứa con trai lớn là Nhấn đề nộp phạt. Phép làng không chia ruộng
những nhà không có đàn ông nên cô Ảng không có đất ruộng để làm, phải ôm đứa
con gái đi xin ăn. Cách mạng đến, khu du kích được thành lập trên núi, Nhấn xin
bố nuôi về đón mẹ lên. Bà Ảng về khu du kích trông nương rẫy. Cuộc sống những
tưởng đã bình yên thì trong một cuộc đánh cướp nương rẫy, tên Cầm Vàng con của
Tri châu Né đã đánh chết bà Ảng. Kết thúc tác phẩm là Nhấn đã cùng du kích Dao
đánh chặn địch.
Dựa vào một câu chuyện có thật, Tô Hoài viết truyện “Vợ chồng A Phủ”.
Truyện kể lại cuộc đời của đôi vợ chồng người Hmông là Mỵ và A Phủ. Mỵ là cô
gái xinh đẹp, nhà nghèo sống ở Hồng Ngài. Cô bị A Sử bắt cóc về làm dâu gạt nợ
9


cho nhà thống lý Pá Tra. Cô sống những tháng ngày như một người nô lệ không
hơn không kém. Khi mùa xuân đến cô Mỵ khao khát muốn đi chơi nhưng bị A Sử
bắt trói trong buồng. Đến khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc,
xoa đầu cho chồng. A Phủ là một chàng trai nghèo, mồ côi mẹ nhưng khỏe mạnh,
gan góc, giỏi lao động. Vì đánh A Sử nên bị bắt, đánh đập và bị phạt vạ, phải vay
vốn thống lý để nộp phạt, rồi trở thành nô lệ cho nhà thống lý. Một lần đi giữ bò A
Phủ để mất một con bò nên bị trói và bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm khi trở
dậy thổi lửa để sưởi, Mỵ đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ nên cô đã cắt dây trói
giải thoát cho A Phủ, hai người cùng bỏ trốn ra khỏi nhà thống lý Pá Tra. Hai người
đến Phiềng Sa, trở thành vợ chồng tạo dựng cuộc sống mới. A Phủ được giác ngộ
cách mạng trở thành tiểu đội trưởng du kích.
1.3 Tìm hiểu khái lược về điển hình hóa nhân vật.
1.3.1 Khái niệm điển hình và điển hình hóa nhân vật
Phạm trù điển hình là phạm trù quan trọng nhất của mỹ học hiện
thực” (X.M.Pêtơrốp). Trần Đình Sử xác định : “Điển hình là một sự khái quát cao

của sáng tạo nghệ thuật”. “Về bản chất, cái điển hình không phải là cái cá biệt
nhưng điển hình nghệ thuật thì phải đồng thời là cái cá biệt”. Muốn xây dựng
được một điển hình văn học, nhà văn phải tuân theo nguyên tắc điển hình hóa.
Điển hình hóa theo nghĩa rộng là “con đường đưa sáng tạo nghệ thuật tới chất
lượng cao”. Bản chất của điển hình hóa là một phương thức để tạo ra hình tượng
nghệ thuật, để xây dựng nhân vật điển hình. Trong nghĩa hẹp, điển hình hóa là
“hình thức khái quát hóa đặc trưng của phương pháp sáng tác hiện thực chủ
nghĩa, hình thành trên cơ sở quan sát tính lặp đi lặp lại tương đối ổn định của các
hiện tượng tính cách và quá trình cuộc sống cùng loại trong thực tế”.
Theo cách hiểu thông thường nhất thì điển hình là những nét tiêu biểu tập
trung nhất của một kiểu loại nào đó. Nó là kiểu mẫu là cá thể mang tính trội. Trong
đời sống xã hội người ta có thể lấy nó trở thành kiểu mẫu, tiêu biểu cho những tiêu
chuẩn đạo đức, cho một kiểu loại người. Đó là khái niệm điển hình thông thường
còn điển hình nghệ thuật được hiểu là “những nét, những tính cách cơ bản nhất,
bản chất nhất, quan trọng nhất và nổi bật nhất trong đời sống xã hội được tập
trung biểu hiện và nâng cao qua sự sáng tạo của nghệ sĩ, nhưng chung quy nó vẫn
là cuộc sống” (Trường Chinh).

10


Qua đó ta có thể định nghĩa rằng nhân vật điển hình là kiểu nhân vật tiêu
biểu, có những nét nổi bật, mang nét chung khái quát cho một loại kiểu nhân vật.
Nhân vật được coi là điển hình nếu nó tiêu biểu đại diện cho nhiều người có cùng
nét tính cách, cuộc đời, số phận giống nó. Trong các tác phẩm để đời người ta luôn
bị ám ảnh bởi những nhân vật điển hình như Chí Phéo, AQ, Thúy Kiều….

1.3.2 Đặc điểm của nhân vật điển hình
a. Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa khái quát và cá biệt.
Nhân vật điển hình có tính cụ thể và in sâu vào trí nhớ của người đọc.

Tính cách điển hình là sự thống nhất giữa 2 đặc tính chung và tính cá biệt.
Tương quan giữa tính chung và tính riêng trong điển hình là tính tương quan giữa
cái chung và cái riêng.
Thể hiện cho bằng được mối liên kết hữu cơ này là yêu cầu có tính chất bắt
buộc cho việc xây dựng hình tượng. Biélinski: "Cần phải làm cho nhân vật vừa
làm những biểu hiện của cả một thế giới gồm nhiều người, lại vừa là một người,
một chính thể, một cá biệt. Chỉ với điều kiện đó, chỉ có thông qua sự điều hòa giữa
các mặt đối lập ấy với nhau, thì nhân vật đó mới có thể là một người điển hình".
Mối quan hệ xuyên thắm hữu cơ của tính chung và tính riêng trong điển hình là
yêu cầu tất yếu. Vì nghệ thuật yêu cầu nhận thức cuộc sống trong tính sinh động
cảm tính của nó. Bản thân cuộc sống - đối tượng của nhận thức nghệ thuật là cái
hiện tượng và cái bản chất không tách rời nhau. Nhận thức nghệ thuật không thuần
túy lôgic mà còn là tư duy hình tượng: Không chia nhỏ đối tượng, không đi từ cá
biệt đến trừu tượng mà là một quá trình bao quát đối tượng trong sự thống nhất
giữa nội dung bản chất và hình thức ngay từ đầu.
11


Biélinski: "Ðiển hình ở trong nghệ thuật cũng chẳng khác gì loại và dạng ở
trong tự nhiên, chẳng khác gì một anh hùng ở trong lịch sử. Ðiển hình là sự thống
nhất của sự liên kết hữu cơ giữa 2 cực - cái chung và cái đặc biệt".
Trước hết là Chí Phèo, Chàng chí là tiêu biểu cho những người nông dân
hiền lành chất phác nhưng bị xã hội thực dân cùng với bọn địa chủ biến thành một
con quỷ dữ. Họ bị bần cùng hóa, tha hóa và bị đẩy đến bước đường cùng là cái
chết. Chí Phèo là điển hình cho kiểu người bị xã hội phong kiến vùi dập. Tuy
nhiên, Chí cũng vẫn giữ nét riêng độc đáo của mình. Đó là những ước mơ bình dị,
tình yêu với Thị Nở.
Hay người đàn bà hàng chài cũng là nhân vật điển hình cho những người
phụ nữ thương chồng thương con, chấp nhận những khó khăn đau khổ để cho con
được sống no đủ. Người phụ nữ Việt Nam luôn hi sinh bản thân mình để đổi lấy sự

bình yên no ấm của cả gia đình. Tuy nhiên câu chuyện của người đàn bà cũng có
những mẫu chuyện riêng, đó là hoàn cảnh sống lênh đênh sông nước của bà, những
câu chuyện về người chồng đã cưu mang bà như thế nào và vì sao hắn lại đánh bà.
b. Nhân vật điển hình được xây dựng trong hoàn cảnh điển hình.
Hoàn cảnh là môi trường hoạt động của nhân vật, là phạm vi hiện thực
khách quan tác động đến quá trình hoạt động của nhân vật. Con người tồn tại và
phát triển trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Môi trường này
chính là hoàn cảnh của con người. Môi trường hoạt động chủ yếu của con người là
môi trường xã hội. Cho nên, nội dung cơ bản của hoàn cảnh: Quan hệ xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ xã hội là quan hệ giai cấp.
Hoàn cảnh điển hình là hoàn cảnh của các nhân vật được miêu tả trong tác
phẩm, vừa có tính chất tiêu biểu và độc đáo, thể hiện được những tương quan bản
chất của đời sống trong những mối liên hệ phát triển biện chứng của chúng với
nhau.
Nhân vật điển hình thể hiện những cái chung phổ biến đối với môi trường.
Một nhân vật điển hình phải nằm trong hoàn cảnh điển hình, cụ thể. Những nhân
vật không thể không có số phận, những bước đi lệch khỏi hoàn cảnh ấy, môi
trường ấy. Tất cả là những tinh tú quay quanh mặt trời. Có thể có những nhân vật
thăng hoa từ nguyên mẫu có thực trong đời sống cụ thể, môi trường cụ thể. Cũng
có thể có những nhân vật đi lên từ hiện thực qua trí tưởng tưởng của nhà văn.
12


Nhưng dù đi lên từ đâu, thì nhân vật điển hình cũng có nghĩa tiêu biểu cho cuộc
sống đó, môi trường đó. Hay đúng hơn là hoàn cảnh điển hình tạo ra nhân vật điển
hình.
Chí Phèo sống trong hoàn cảnh xã hội cực kì thảm hại, sống trong hoàn cảnh
điển hình nhất của thời kì dân tộc chìm sâu trong máu và nước mắt. Một môi
trường hỗn loạn như Nam Cao từng viết “quần ngư tranh thực” và Chí là đại diện
đau đớn nhất của môi trường ấy. Là một anh làm thuê hiền lành an phận, Chí thật

sự trở thành miếng mồi ngon cho bọn cường hào ác bá và từ con người bình
thường Chí trở thành một con quỷ, một con thú độc hình nhân.
Rõ ràng tính cách của Chí không thể thoát ra được những quy luật chung của môi
trường mà anh đang sống.
Nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình là hai yếu tố biện chứng lẫn
nhau. Nghĩa là hoàn cảnh tác động đến nhân vật và ngược lại tính cách nhân vật tác
động trở ngược lại hoàn cảnh.
Con người là con đẻ của hoàn cảnh, nhưng nó không phải là sản phẩm thụ
động của hoàn cảnh. Trong quá trình phát triển, con người ngày càng làm chủ tự
nhiên và xã hội, và trở thành chủ thể lịch sử. Con người tạo nên lịch sử. Như thế
chính con người tạo nên hoàn cảnh. Văn chương phản ánh đời sống con người
không phải chủ yếu là phản ánh cái hoàn cảnh như một lực lượng siêu nhiên đẻ ra
những con người, mà phải thể hiện hoàn cảnh do con người tạo nên đó. Engels : "
Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn
cảnh".
“Truyện Vợ chồng A Phủ”: Từ cuộc sống tối tăm dưới ách bọn chúa đất,
những người nông dân sống như trâu ngựa, được ánh sáng cách mạng soi đường đã
vùng lên giải phóng quê hương, làm chủ cuộc sống.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu được phần nào về khái niệm nhân vật điển
hình và những đặc điểm cơ bản của nó. Một tác phẩm thành công là một tác phẩm
xây dựng được nhân vật điển hình, một tác giả xuất sắc là một tác giả có một tác
phẩm điển hình.
Một lần nữa nhóm chúng tôi xin mượn câu của Bê-ê-lin-xki để kết lại vấn
đề:
13


"Tính điển hình là một trong những dấu hiệu của tính mới mẻ trong sáng tạo, hay
nói đúng hơn là bản thân sức sáng tạo. Nếu có thể thì cũng nói rằng tính điển hình
là huy chương của nhà văn. Điển hình là người lạ đã quen biết”.


CHƯƠNG II. ĐIỂN HÌNH HÓA NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC TÔ HOÀI
SAU 1945 (KHẢO SÁT QUA TẬP TRUYỆN TÂY BẮC).
2.1 Kiểu nhân vật là những người phụ nữ miền núi dưới chế độ cũ.
Năm 1947, thực dân Pháp quay trở lại chiếm Tây Bắc, lập ra "xứ Thái tự trị"
giả hiệu, đưa tên Đèo Văn Long về làm Quốc vương bù nhìn để lừa bịp nhân dân.
Chúng khôi phục các thế lực phong kiến miền núi, duy trì, lợi dụng các phong tục,
tập quán lạc hậu để tăng cường đàn áp, bóc lột. Những cuộc càn quét, bắn giết,
cướp bóc, hãm hiếp diễn ra thường xuyên. Một tội ác ghê gớm của giặc Pháp:
Chúng đã tập trung 200 đồng bào Xá vào khu Pu-Ten làm cho đồng bào chết dần,
chết mòn vì bệnh tật và đói rét, khi giải phóng chỉ còn 40 người. Xã Pú-Tìu có 121
gia đình bị địch bắt xuống tập trung ở Hồng Cúm, sau giải phóng chỉ còn 23 gia
đình.
Hiện thực này được phản ánh khá rõ trong "Mường Giơn".
Từ khi bọn xâm lược trở lại chiếm đóng và thiết lập ách thống trị cũ, làng
Mường Giơn đang yên vui bỗng trở thành nơi liên tiếp diễn ra những vụ cướp, đốt,
14


hiếp, giết, dồn làng, bắt phu, bắt lính... Một không khí đau thương, tang tóc bao
trùm và hằn lên khuôn mặt những người dân vô tội: Cha mất con, chồng lìa vợ, anh
chị em xa nhau, nhà cháy, người chết, ruộng nương tan nát...
Những cảnh đời mù xám đó hiện ra gắn liền với số phận những nhân vật đặc biệt là những nhân vật phụ nữ trong tác phẩm. Đó là số phận của những bà lão
Ảng ở Mường Cơi, cô Mát ở Mường Giơn, cô Mỵ ở Hồng Ngài, v.v... Tuy thuộc
các dân tộc khác nhau, ở các địa phương khác nhau, nhưng họ đều có cảnh ngộ và
số phận chung: Là nạn nhân của thực dân Pháp và các thế lực thống trị phong kiến
miền núi.
Cô Ảng (Cứu đất cứu Mường) là một nạn nhân tiêu biểu của chế độ này.
Từ ngàn đời, sắc đẹp vốn là thứ của cải quý báu của nhân loại. Người phụ nữ
có quyền tự hào về nhan sắc của mình. Thế nhưng vì bọn thống trị tự cho riêng

mình cái quyền chiếm đoạt, lạm dụng thứ tài sản ấy, cho nên cô Ảng, người con gái
"đẹp nức tiếng Mường Cơi", đang tuổi thanh xuân phơi phới tình yêu phải trở
thành nàng hầu của tôn Tri châu Né ! Ở dưới cái chế độ bạo tàn ấy, nhà nghèo mà
có con gái đẹp quả là điều bất hạnh, tai họa không biết áp xuống lúc nào. Phụ nữ
thường rất thích mặc váy hoa, váy rồng, thích làm dáng và trau chuốt nhan sắc của
mình, nhưng cô Ảng phải mặc lam lũ để tránh con mắt nhòm ngó của bọn thống trị
: “Mẹ của Ảng thì bắt con mặc váy vá, đừng quấn thắt lưng thêu, đừng mang khăn
bịt đầu trắng cho đừng ai biết đã nhớn rồi, đừng ai để một đuôi mắt nào tới
nó.....Tìm cách lấy việc đi làm đồng xa để tránh làm trong nhà… Tìm chỗ trốn
giữa mấy chục người dân ngồi xổm hầu quan. Mẹ đã dặn : Đừng để ai nhìn thấy
mặt mày.”
Vậy mà nào có thoát khỏi nanh vuốt của những con "thần quái đại bàng"
dâm dục.
Suốt mười năm trời, cô Ảng, người con gái mười bảy tuổi phải đi nâng giấc
cho lão già sáu mươi, suốt ngày bưng thịt, bưng xôi, đun nước tắm... chúi mặt chúi
mũi đến nỗi mất hết cả ý thức về thời gian, không gian: “ Con mắt mờ mịt không
còn lúc nào ngước trông ra cho thấy được mùa nào có con chim nào đã về qua
dưới cửa sổ.”
Đến khi con quỷ già dâm dục ấy chết đi, cô Ảng trở về làng với hai bàn tay
trắng, “bố mẹ buồn khổ chết đã lâu rồi”, lại tiếp tục rơi vào tay của cả một lũ
15


"quan Châu, quan Lang và các chúa đất ở Mường Cơi, Mường Vạt, Mường La".
Trong chế độ có giai cấp thống trị, người đàn bà chỉ là một thứ đồ chơi, mà bọn
thống trị có thể mua, hoặc tự do chiếm đoạt bất cứ lúc nào chúng muốn và khi đã
thỏa mãn, chúng sẵn sàng vứt bỏ, mà không chịu phần trách nhiệm nào. Kết quả
của những cuộc đi hầu rượu, hầu thuốc phiện, hầu chăn gối cho bọn thống trị: Cô
Ảng có hai con, nhưng không biết con ai, vì "không nhà quan Lang nào ra mặt
nhận con". Tuy không nhận con, nhưng các quan vẫn rất "nghiêm ngặt" bắt phạt cô

vì tội "chửa buộm", “mỗi trẻ con đẻ hoang thì mẹ nó phải đem nộp làng mười hai
đồng bạc hoa xòe”. Và bà mẹ khốn khó phải bán đứa con trai lên vùng Dao để lấy
tiền nộp vạ.
Chưa hết, cô Ảng còn là nạn nhân của chế độ ruộng đất bất công nữa. Trước
Cách mạng tháng Tám ở vùng Mường, tầng lớp Lang đạo nắm toàn quyền chiếm
hữu, quản lý và phân phối ruộng đất. Bao nhiêu ruộng tốt đều là của quan Lang. Ca
dao Mường có câu: "Buông cạnh đường, ruộng Lang Ruộng bên cạnh, ruộng ậu
chấu Ruộng bên trên, ruộng ậu hóa Còn ruộng anh, ruộng bờ suối, ngọn nước".
Riêng người tàn tật và đàn bà không chồng thì không được cấp ruộng và bọn
thống trị cho rằng người tàn tật và đàn bà không đi lính, phục dịch chúng được.
Chính vì vậy, cô Ảng không có ruộng cày cấy, đành ôm đứa con gái đi ăn xin suốt
mấy năm trời, hóa thành bà lão Ảng đói rách, hẫm hiu.
Cùng với cô Ảng, cô Mỵ (Vợ chồng A Phủ) cũng là một điển hình về số
phận người phụ nữ miền núi Tây Bắc dưới chế độ cũ.
"Ai đi xa về, có việc vào nhà Thống lý Pá Tra, thường trông thấy có một cô con gái
ngồi quay sợi gai bên cạnh tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy,
dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô
ấy cũng cúi mặt, buồn rười rượi”.
Đấy là cái hình ảnh của Mỵ, người con dâu nhà Thống lý Pá Tra.
Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra từ bao giờ, cô không nhớ và cũng chẳng ai nhớ
cả. Chỉ biết rằng, ngày xưa lúc bố mẹ Mỵ cưới nhau, phải vay tiền nhà Thống lý.
Cho đến khi mẹ Mỵ chết đi, nợ vẫn chưa trả được... Cho đến một hôm, người ta
rình bắt cóc Mỵ và Mỵ trở thành con dâu gạt nợ nhà Thống lý. Mỵ định ăn lá ngón
tự tử, nhưng nghĩ chết đi không ai trả nợ cho cha thì khổ, đành quay trở lại nhà
Thống lý.
16


Ta biết rằng: Xã hội miền núi Tây Bắc xưa kia là xã hội phong kiến thời kỳ
đầu vốn mang nhiều vết tích của quan hệ chiếm hữu nô lệ. Khác với miền núi Tây

Nguyên với chế độ Mẫu hệ đặc thù, ở xã hội miền núi Tây Bắc, vị trí người phụ nữ
rất thấp kém. Người Mèo hay hát "Trâu đi đường trâu, Hổ đi đường hổ. Trâu đi
dưới khe. Hổ đi trên núi”. Người đàn ông được coi như con hổ, người đàn bà bị coi
như con trâu. Người Mán cũng hay nói "lấy vợ tốt, nó thồ khỏe hơn con ngựa”
v.v... Nhìn chung, chế độ phong kiến tập quyền ở đây chỉ thừa nhận sự tồn tại của
người phụ nữ với tư cách là những người nô lệ, sinh ra để cúi đầu chịu bề tôi tớ,
hèn mọn. Tâm lý "chịu dựng" đã hình thành và ăn sâu nghìn đời trong tâm thức họ:
"Ở lâu trong cái khổ Mỵ quen rồi. Bây giờ thì Mỵ tưởng mình là con ngựa,
là con ngựa phải đổi cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, con ngựa
chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”, "mỗi năm mất mùa, mỗi tháng lại làm đi
làm lại và cứ thế… suốt đời là thế” . Như một cái máy, cuộc đời họ ngày càng tăm
tối mù mịt, mọi tình cảm và ý thức làm người dường như đã bị thui chết từ lâu:
"Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái
buồng Mỵ nằm, kín mít, có một chiếc lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng
chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Mỵ nghĩ rằng, mình đành ngồi
trong cải lỗ vuông ấy trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.
Viết "Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài đã chọn và bắt đầu từ một câu chuyện rất
tiêu biểu về số phận người phụ nữ Tây Bắc: Câu chuyện ngàn đời thương tâm, đậm
sắc thái về cuộc đời làm dâu của người phụ nữ Mèo. Đó là câu chuyện tình duyên
của những người con gái tràn đầy sức sống, tươi trẻ và bình dị như "làn cỏ xanh
hoa", biết yêu và đang yêu. Nhưng rồi một ngày kia vì phận nghèo, gia đình túng
quẫn, mắc công mắc nợ nhà giàu, bị ép lấy chồng, "bị lôi xềnh xệch đến nơi ân
hỏi" và lâm vào cảnh ngộ làm dâu:
"Phận làm dâu như con ngựa trong tàu
Hý vang, dậm móng, nhìn cào cọc..."
Cô Mỵ của Tô Hoài, phải chăng chính là hiện thân của nàng Nhàng Nho
trong "Nhàng Nho-Chà Tăng", hay của ngươi con gái trong "Tiếng hát làm dâu":
những truyện thơ dân gian Mèo nổi tiếng: Tiếng hát đau thương, căm hờn, tiếng hát
thiết tha hy vọng nghìn đời của người phụ nữ Mèo.


17


Tô Hoài kể rằng: "Tôi đã đi nhiều núi, hầu như tôi thấy người phụ nữ Mèo
nào cũng thuộc lòng “Tiếng hát làm dâu" những bài hát ấy truyền đời này sang
đời khác, từ vùng ngày sang vùng khác, từ Hà Giang đến Lào Cai xuống Tây Bắc,
lên Trường Sơn, sang Hạ Lào, ở đâu, ở đâu người phụ nữ cũng nức nở láy đi, láy
lại cùng một nỗi đau, một lời thương.
Tiếng hát cuộc đời đi làm dâu của người phụ nữ Mèo, cái hồn đau của con người.
Tiếng hát làm dâu xưa kia, những người đàn bà ở núi hát dài cả đời...".
Hay số phận của chị Yên ( Mường Giơn). Chị yên là người phụ nữ phải gánh
chịu cảnh cô đơn góa bụa, không có tấc làm ăn, chị là người đại diện cho tầng lớp
người phụ nữ góa chồng ở miền núi. Theo tập tục, nhà không có đàn ông thì không
được chia ruộng, mẹ con chị đói rách bởi không có ruộng: “ Tục lệ mường ta, nhà
không còn ai đi phu đi lính được thì quan phải thu ruộng lại, bao giờ con mày
nhớn đến tuổi di lính, đi phu được thì tao lại chia trả cho mẹ con mày phần
ruộng”. Chị lại phải chịu cảnh nhục nhã của người phụ nữ khi bọn lính hiếp chị “
Thằng Tây về xoá cả phép làng, nó hiếp nhiều người quá, còn trời đất nào
nữa”.Chị yên là người tiêu biểu cho những người phụ nữ bị áp bức nặng nề.
Những người con gái đẹp nức tiếng ở đất Mường như Mỵ, Ảng, Yên lại suốt
đời phải mang gánh nặng bởi những tập tục. Sắc đẹp là bi kịch của cả cuộc đời,
chính sắc đẹp là nơi các quan làng, thống lí ham muốn và luôn muốn thống trị nó.
Tất cả những người con gái của bản Mường đều chịu chung số phận đến ở nhà
quan, những cô gái mang vẻ đẹp của tuổi thanh niên lẽ ra họ phải được sống với
tuổi trẻ vậy mà họ đều bị kìm kẹp ở nhà quan hay những người phụ nữ góa chồng
vẫn bị bọn quan lính ức hiếp, hành hạ. Tâm hồn của họ đã bị vùi dập, sức mạnh
của tuổi trẻ bị mất đi để thay vào đó là sự cam chịu lầm lũi. Bọn thống trị ấy cũng
luôn đứng trên giá trị của cái đẹp để chúng tha hồ bóc lột những người phụ nữ ấy
trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần.
Có thể nói những tập tục phong kiến của người miền núi Tây Bắc là gánh

nặng đè lên đầu người phụ nữ, họ sống dưới những tập tục ấy như sống dưới
những bóng đêm, không bao giờ thấy ánh sáng. Lúc nào họ cũng phải cam chịu
như cam chịu số phận của riêng mình. Sống dưới chế độ phong kiến những người
phụ nữ ấy đã phải đánh mất mình, đánh mất ước mơ, khát vọng của mình, cả cuộc
đời chỉ biết cúi đầu đi phục dịch cho bọn thống trị. Khi đề cập đến những người
phụ nữ với gánh nặng phong tục tập quán Tô Hoài đã nói lên giá trị nhân bản về
18


những người phụ nữ. Sống dưới những tập tục là bị vùi chôn đi chính mình. Đó là
nỗi đau lớn nhất cả đời người.
Qua "Truyện Tây Bắc", ta thấy Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa
những cảnh đời cùng những điển hình về số phận người nông dân, đặc biệt là
người phụ nữ miền núi dưới chế độ cũ. Nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài là
điển hình bởi nó tiêu biểu đại diện cho nhiều người trong xã hội có cùng nét tính
cách, cuộc đời, số phận giống họ, có gì đó na ná nhau. Đó là những nhân vật điển
hình cho những người phụ nữ thương con, chấp nhận những khó khăn đau khổ để
cho con được sống no đủ, luôn cam chịu, luôn bị áp bức, bóc lột nặng nề về vật
chất lẫn tinh thần. Và điển hình cho người phụ nữ Việt Nam luôn có trong mình
đức tính hi sinh, chịu khó. Tuy nhiên câu chuyện của những người phụ nữ trong
sáng tác của Tô Hoài cũng có những mẫu chuyện riêng, những câu chuyện riêng
của mỗi cuộc đời, mỗi con người.
2.2 Kiểu nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị, mất hết tính người.
Từ bao đời, cùng với sự tồn tại của chế độ phong kiến ở các vùng dân tộc
thiểu số miền núi Tây Bắc tồn tại một chế độ cai trị hết sức dã man. Các chế độ
Lang Đạo ở vùng Mường, Phìa Tạo ở vùng Thái, Thổ Ty ở vùng Tày-Nùng... đều
mang tính chất kiểu chế độ phong kiến thời kỳ đầu. Riêng một số vùng Dao, Mèo ở
Tây Bắc, sự phân hóa xã hội khá rõ rệt: Địa chủ, phú nông, trung nông, bần cố
nông... và theo đó, tính chất áp bức, bóc lột càng thể hiện sâu sắc hơn. Trong thời
thực dân, tầng lớp địa chủ là những người cầm đầu những dòng họ lớn: Họ Đèo ở

Mường La, Phong Thổ, họ Lò ở Nghĩa Lộ, họ Cẩm, họ Bạc ở Sơn La... v.v... được
giao cho những chức Quản Mán, Mán Tống (vùng Dao), Thống lý, Thống quản,
Chà chảng (vùng Mèo) v.v... Họ là những người vốn đã giàu có, lại được hưởng
những đặc quyền, đặc lợi như: Tự do chiếm hữu ruộng đất, bắt dân làm "cuông",
lao động phục dịch, tự do cướp gái đẹp về làm người hầu hạ... Chúng tự đặt ra
những luật lệ quái ác, phi lý, phi nhân để trói buộc người nông dân hiền lành.
Trong tập “Truyện Tây Bắc” Tô Hoài đã xây dựng một loạt các nhân vật đại
diện cho giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột và cướp đi quyền sống của nhân dân
miền núi Tây Bắc.

19


Trong “Vợ Chồng A Phủ”, dựa trên hình ảnh của một nhân vật có thật trong
Mùa Chống Lâu, một tên độc ác, chuyên chống phá cách mạng, Tô Hoài đã xây
dựng nên hình tượng thống lý Pá tra thật đặc sắc.
Điểm đầu tiên mà Tô Hoài khắc hoạ chính là một thống lí Pá Tra giàu có:
“Người ta thường nói: Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại
cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất
làng”
“Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma, xung quanh
chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên nhảy xuống, run bần bật. Vừa
hết bữa cơm lại tiếp ngay đến bữa rượu bên bếp lửa”.
Cách mở đầu giới thiệu câu chuyện mờ nhòe như cách mào đầu của cổ tích,
sơ lược giới thiệu chân dung thống lí qua lời đồn. Tuy vậy phần nào khái quát được
bản chất gian hùng của hắn:Ăn của dân nhiều” – một mặt hà hiếp, bóc lột người
dân, “Tây lại cho muối về bán, giàu lắm”, mặt khác lại làm tay sai cho thực dân,
bán đứng dân tộc. Cho thấy Pá Tra là một kẻ độc ác, tàn nhẫn, tham lam. Việc khắc
họa thống lí qua cảnh giàu sang của hắn càng góp phần bộc lộ rõ bản chất xấu xa
của hắn. Bởi một lẽ: Của cải công sức đó làm ra toàn bằng xương máu, nước mắt

nhân dân. Đã bao nhiêu người phải chết, đã bao nhiêu cuộc đời bị hủy hoại để làm
nên đóng gia sản ấy.
Điểm nổi bật thứ hai chính là một thống lý Pá Tra chìm đắm trong nghiện
ngập, sa đọa. Tô Hoài miêu tả “Trong nhà ông thống lí bày ra năm cái bàn đèn.
Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp”, “trên nhất là
thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra hút xong một lượt năm điếu, đến người khác hút,
lại người khác hút, cứ thế lần lượt xuống tới bọn đi gọi người về kiện”. Cho thấy
lối sống truỵ lạc của một gia đình giàu có quyền lực nhất Hồng Ngài, được Tô
Hoài khắc hoạ trong sự tương phản với cuộc sống cực khổ lam lũ của người dân
Hồng Ngài. Sau khi “phiên xử” A Phủ kết thúc, trong nhà “thuốc phiện vẫn hút
rào rào”.
Nhưng điển hình nhất vẫn là tính cách độc ác, tàn nhẫn, bạo ngược
Cha con thống lý Pá Tra đã bắt Mỵ về trả nợ thay cha, hành hạ đày đọa Mỵ.
Lời A Sử nói với bố Mỵ: “ Tôi đã cướp con gái bố làm vợ, tôi đem về cúng trình
ma nhà tôi rồi, bây giờ đến trình cho bố biết. Tiền bạc để cưới thì bố tôi bảo đã
20


đưa cho bố cả rồi”. A Sử dùng Mỵ để gán nợ, và việc A Sử dùng từ “cướp” một
cách ngang nhiên cho thấy quyền lực, và vị trí của hắn ở Hồng Ngài này như thế
nào. Để từ đó hắn cho mình cái quyền chà đạp nhân phẩm con người, xem họ như
một món hàng không hơn không kém, muốn bắt là bắt, muốn hành hạ thì hành hạ.
Suốt quá trình Mỵ ở nhà thống lí đã chịu sự giày vò cả về thể xác lẫn tâm
hồn, trên danh nghĩa là con dâu nhà Pá Tra- Vợ của A sử nhưng Mỵ cũng như bao
người phụ nữ trong ngôi nhà này, không hơn một kẻ nô lệ hạng bét, bị cha con Pá
tra đánh đập, sỉ vả, tước đi mọi quyền sống mà đáng ra nếu không vì món nợ của
cha thì cô không vào cảnh này. Chính món nợ ấy đã khiến cô sống cũng không
được mà chết cũng không xong, đã bao lần tính sử dụng lá ngón để tự vẫn nhưng
vì cha “thế là Mỵ không đành lòng chết”. Tất cả chính là do bàn tay độc ác, bạo
ngược của thống lý. Thủ đoạn dùng thần quyền để giam hãm tâm hồn con người.

Cha con Pá tra ngang nhiên bắt Mỵ về nhà, không những thế hắn còn dùng
cả thần quyền để giam Mỵ, giam giữ cái thể xác luôn gắn liền với một đức tin bao
lâu nay của những người ở đây. Ngay sau khi Mị bị bắt về nhà thống lý thì “ngoài
vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa”.
Giống như Mỵ, A Phủ cũng bị cái gọi là thần quyền “ghi nợ” với A Phủ: “A
Phủ cúi sờ lên đồng bạc trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi
ma về nhận mặt người vay nợ”.
Đức tin về thần quyền là một nét đặc trưng về tín ngượng của người miền
núi, có phần mê tín dị đoan, và chính đức tin này đã trở thành thứ công cụ để bọn
địa chủ miền núi dùng để đàn áp tinh thần người dân và giam hãm họ như một thứ
vũ khí ghê rợn, không tốn sức, thứ thủ đoạn tinh vi, độc ác, giày vò tinh thần con
người.
Với những chi tiết miêu tả phong tục không khỏi khiến người đọc rùng
mình: Tiếng nhạc sinh tiền, mùi hương khói, những buổi lễ âm u, những nghi thức
cầu ma… đã thể hiện sự am hiểu về phong tục của tác giả, đồng thời cũng phác vào
bức tranh thiên nhiên phong tục Tây Bắc nhiều màu sắc, một gam màu u ám, ma
mị, đậm chất hiện thực.
Thống lý Pá tra lộ rõ sự tàn nhẫn, độc ác thể hiện trong “phiên tòa” xử A
Phủ. Đó là một “Phiên tòa” tàn nhẫn, vô nhân tính khi người bị xử chưa được
tuyên án đã phải chịu tra tấn, đòn roi dã man.“Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc
21


phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh.” “Xong một
lượt đánh, chửi, kể, lại hút”. “Càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng
hút”. A Phủ bị đánh tới mức “hai đầu gối bạnh lên như hai mặt hổ phù”, “chân
đau bước tập tễnh”. Cái quyền lực trong tay cha con hắn, khiến hắn có thể làm mọi
thứ mà hắn muốn. Ở Hồng Ngài cha con Pá Tra là vua, hắn muốn ai chết, thì người
đó khó sống, bằng quyền lực hắn cũng biến A Phủ thành kẻ nô lệ không công của
mình, mặc hắn sai khiến, trách phạt. Cụm từ “Chửi, đánh, hút” lặp đi lặp lại trong

mối quan hệ tăng tiếng làm nổi bật lên sự nghiện ngập sa đọa của bọn thống trị
miền núi và sự tàn nhẫn dã man của chúng.
“Phiên tòa” khôi hài, dị hợm khi hội đồng xét xử từ cao nhất là thống lý đến
đứa thấp nhất là bọn chức việc đều là những con nghiện, ngập ngụa trong khói
thuốc phiện. Những kẻ đứng đầu ở đây toàn là những con quỷ dữ, những kẻ cậy
quyền, tàn ác, độc địa, sống trên những đồng tiền của Pá Tra, và bị Pá Tra biến
thành một công cụ hữu hiệu để hắn thống trị Hồng Ngài một cách dễ dàng. Vì thế
mà không ngạc nhiên khi bản án đưa ra bởi thống lý Pá Tra cũng rất vô lí: Đánh
người làng thì phải “Nộp cho thống quán năm đồng, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi
người đi gọi các quan làng về năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc
từ hôm qua đến hôm nay”.
Bản chất cường hào ác bá, bóc lột vơ vét của bọn địa chủ phong kiến và tay
sai của chúng bộc lộ rõ nét. Càng nực cười hơn là A Phủ phải bỏ tiền “mời các
quan hút thuốc” để các quan đánh đập, hành hạ mình.
Đánh con quan làng thì “phải xử tội chết, nhưng làng cho mày được sống
mà nộp phạt”. Một bản án bất công khác mà A Sử mới chính là kẻ gây tội, mới là
kẻ quấy rối, gây sự. Thật ra đây chính là phần mở đầu của thứ thủ đoạn tinh vi hơn:
Dùng món nợ để nô lệ hóa con người, không chỉ một thế hệ, mà nhiều thế hệ. “Cả
tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có
trăm bạc thì tao cho mày vay để ở nợ. Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa
có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa nhà tao. Đời mày, đời con,
đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. Đây chính là thủ
đoạn tinh vi để nô lệ hóa con người của thống lý. Bắt bớ một kẻ tội nghiệp, tra tấn
đánh đập anh ta, kết tội anh ta, gán anh ta vào một món nợ, cho anh ta vay nợ và
biến anh ta thành nô bộc để trả nợ dần. Thủ đoạn này làm ta nhớ đến một bá Kiến
“đẩy nó xuống nước rồi lại cứu nó lên cho nó trả ơn”. Nó thâm độc ở chỗ một
22


người như A Phủ làm lụng bao đời mới trả hết được món nợ ấy, một con số ngẫu

nhiên người ta tuyên phạt vào anh? Và như vậy A Phủ trở thành nô lệ suốt đời cho
thống lý mà không có cơ hội thoát.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn miêu tả chi tiết: A Phủ “nhặt bạc, nhưng
nhặt xong lại để ngay xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả vào trong tráp”. Chi
tiết này đã tố cáo thủ đoạn thâm độc của Pá Tra, đồng thời bật lên tiếng cười mỉa
mai của tác giả. Tiền trong tráp Pá Tra lại trở lại tráp Pá Tra, chỉ trong khoảng tích
tắc ấy mà một con người tự do đã trở thành nô lệ. Quá trình vay tiền, đóng phạt
diễn ra trong tích tắc, người thu tiền phạt cũng là Pá Tra, người cho vay cũng lại là
Pá Tra, đầy mỉa mai, chua chát. Thủ đoạn này còn thâm độc hơn nữa khi không chỉ
nô lệ một người, mà còn nô lệ nhiều thế hệ “đời mày, đời con, đời cháu mày cũng
thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. Đây cũng chính là cách Mỵ bị biến thành nô lệ
nhà thống lý và phải chăng còn nhiều nữa những nạn nhân của chúng? Của cải nhà
thống lý có được đều từ xương máu của những người này mà ra, những nạn nhân
của thứ thủ đoạn thâm độc của thống lý.
Cha con thống lý Pá Tra coi rẻ mạng sống con người, chà đạp nhân phẩm
con người một cách không thương tiếc, cuộc sống trong gia đình Pá Tra không
khác gì từ thời chiếm hữu nô lệ, thậm chí nó còn tệ hơn. Cha con Pá Tra tự trao cho
mình cái quyền sinh sát khi trong tay mình là những con nợ hắn dùng thủ đoạn
cướp về. A Sử đánh Mỵ không thương tiếc, A Phủ bị hành hạ dã man, và bao người
đã đang và sẽ tiếp tục bị hành hạ như vậy. “Người đàn bà lấy chồng ở Hồng Ngài
thì một đời con người chỉ biết đi theo đuôi ngựa của chồng.” “Mỵ chợt nhớ lại câu
chuyện người ta vẫn kể: Đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có một người trói vợ
trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi”. “A phủ bị trói chờ
chết”, Cái lo lắng của Mỵ: “Biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con
Pá Tra sẽ bảo là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy, Mỵ phải
chết trên cái cọc ấy”. Những chi tiết này đã cho thấy bản chất độc ác, tàn nhẫn coi
rẻ mạng người của thống lý Pá Tra. Một mạng người trong tay thống lý có thể bị
cướp đi bất kì lúc nào, cho thấy sự gian hùng, tàn nhẫn của giai cấp thống trị, sự
độc ác vô nhân tính của chúng.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhân vật Ảng trở thành vợ chuyên tay của các

quan trong truyện “Cứu đất cứu mường” cũng nói lên sự độc ác của bọn thống trị.
Cô Ảng là nạn nhân đích thực của một thế lực, một sức đè tàn bạo nhất của bọn
23


phong kiến miền núi. Việc phải bán con của mình để nộp phạt cho làng do chính
các quan đề ra cũng như việc bà Ảng không được phân chia ruộng để làm ăn cho ta
thấy chế độ thực dân phong kiến đã tước đoạt tất cả tinh thần lẫn vật chất. Bà Ảng
không có khái niệm tư hữu, không biết cái gì là của mình, ngay cả bản thân mình
thì cũng là của các quan. Không những bà Ảng, mà chính đứa con gái của bà cũng
phải tiếp món nợ truyền kiếp làm hầu cho châu Đoàn Cầm Vàng con Tri châu Né.
Bên cạnh đó, sự tàn ác của bọn thống trị còn lên đến tột cùng ở hành động
đốt kho thóc của Việt Minh và giết bà Ảng. Đó là khi bà Ảng lên trông nương,
trong kho đựng thóc và nuôi gà. Lúc đó trên lũng chỉ còn lại một mình bà Ảng thì
bọn lính tráng người châu Đoàn Cầm Vàng lên lũng tra hỏi Việt Minh. Chúng quát
tháo bà Ảng và “bọn lính tràn cả ra nương đuổi bắt gà đương kêu queng quéc,
bọn lính đã xô nhau nhổ sắn, đẵn chuối, lấy đu đủ, bí đỏ xách vào. Chúng hò hét
nhau làm cơm lung tung rối loạn như một cảnh cướp đường…..Chúng nó cứ “vừa
cười, vừa chạy quanh, không đứa nào thèm chú ý đến bà già đang đuổi đánh…”
một lúc sau thì có tên lính “ngứa tay” “gạt bà Ảng ngả vật xuống rồi kéo bà đến
trói vào gốc xoan”. Hành động tàn sác nhất là khi châu Đoàn Vàng “bước lại, giơ
tay đánh bà Ảng hai báng súng” khiến mặt bà đâm vào gốc cây, bà chết dưới gốc
xoan. Và chúng còn tàn phá lương lực “phá nốt bụi sắn, ngả nốt cây chuối….Cả
bọn liền kéo sang tìm phá lương thực phía núi khác”. Những chi tiết này cho thấy
sự tàn ác vô nhân tính của bọn thống trị, chúng sẵn sang cướp đi mạng người dù đó
chỉ là một bà già yếu ớt.
Trong truyện “Mường Giơn” là sự tàn ác của bọn thực dân Pháp, quan Ba,
quan Bang Kỳ…. Quan Ba giết người, cắt đầu anh Dầm “bày trước quầy bán hàng
của sòng bạc”, còn bọn lính Tây thì về “ăn hết trâu, hết lợn, hết rượu, hết gạo…
rồi nằm lăn ra ngủ ngay ở sàn”.

Chúng bắt các cô gái trong làng làm người hầu : Cô Mát dù yêu thương
chồng nhưng bị bắt đi hầu hạ các quan. Cuộc sống trở nên u uất ngột ngạt bị đọa
đày, cô Yên dù đã góa chồng có con nhưng vẫn bị bọn lính hiếp, còn cô Ính may
mắn hơn nhưng cô cũng gặp phải cảnh giặc xâm chiếm bản Mường, tuy tuổi còn
trẻ nhưng sớm phải lo nỗi lo về cuộc đời và thân phận . Cô Ính đẹp phải trốn biệt
một xó trên mái bếp khi có lính đi lại, ra ruộng phải luôn ngồi cúi mặt; thế mà cũng
không qua nỗi mắt của quan Bang Kỳ. Cô Ảng, Mỵ và cô Mát đều là những thứ

24


đều đã bị thế lực thống trị cướp đi: Đó là những Tri châu, những thống lý, những
châu Đoàn, quan làng…rồi cả quan đồn, quan ba Pháp.
Như vậy qua tập “Truyện Tây Bắc”, bằng ngòi bút sắc bén của mình Tô
Hoài đã xây dựng nên các nhân vật điển hình cho tầng lớp thống trị bạo tàn, chúng
suốt ngày vơ vét của cải, bóc lột nhân dân lao động. Và đặc biệt số phận của những
cô gái miền núi đều rơi vào tay chúng, chúng hành hạ, bắt họ làm hầu và thậm chí
hiếp những phụ nữ góa chồng. Chúng còn ra tay giết người, chặt đầu đem bày. Đời
sống của nhân dân miền núi lúc bấy giờ rơi vào cảnh khốn cùng.
2.3 Kiểu nhân vật lao động bị áp bức, bị dồn vào con đường cùng, nhưng vượt
lên với tinh thần phản kháng.
Từ bao đời, người miền núi Tây Bắc vốn sống lặng lẽ hiền hòa, quen chịu
đựng, nhẫn nhịn. Thế nhưng "con giun xéo lắm phải quằn", một khi bị dồn đến
biên giới của sự sống chết, thì tất yếu họ phải vùng lên đấu tranh để giành quyền
sống. Tính cách hiên ngang và tinh thần bất khuất luôn tiềm tàng trong sâu thẳm
con người Tây Bắc. Thơ ca dân gian Mèo đã từng phản ánh đặc điểm này: Có gì
đau khổ, nhẫn nhục cho bằng cuộc đời làm dâu, "làm súc vật trong chuồng người”
của người con gái Mèo trong "Tiếng hát làm dâu" . Nhưng không, không bao giờ,
không một lúc nào "người phụ nữ Mèo chịu cúi đầu. Dù kẻ ác có cướp được thể
xác, nhưng chúng không cướp được trí óc người ta. Không ai cướp được tự do của

tâm hồn người”. Trong đau khổ cùng đường, những con người bị áp bức ấy luôn
khát khao "nhổ cọc thả xuống vực sâu", "giật đứt tung, giật đứt phăng” mọi trói
buộc, xiềng xích để hướng tới cuộc đời tự do, hạnh phúc.
Đọc “Truyện Tây Bắc” ta thấy nét tính cách này trong con người Tây Bắc
rất rõ: Hình ảnh nắm lá ngón luôn vật vờ trước mặt cô Mỵ có gì liên quan đến thái
độ phủ định kiếp sống đọa đày đang tồn tại. Chàng trai A Phủ thân cô, thế cô, vì
điều bất bình, dám hiên ngang đánh vỡ đầu con trai thống lý Pá-Tra chấp nhận đòn
phạt vạ. Ông Mờng (Mường Giơn) quyết định không chịu về Mường Giơn để tránh
khói hầu hạ nhà quan. Bà lão Ảng suốt đời nhẫn nhục, nhưng trước cảnh giặc đốt
thóc, đã uất ức vùng dậy, xô vào như muốn cấu xé lũ lính. Và cô Ính ngang nhiên
dắt trâu đi cày trước bao cặp mắt giễu cợt của bọn vợ lính tráng trong làng. Tất cả
những điều ấy, phải chăng là mầm mống phản kháng?

25


×