Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Câu hỏi và đáp án môn Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.92 KB, 11 trang )

CÂU HỎI THI MÔN
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Câu 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Câu 2. Thói quen trong hoạt động thương mại là gì
Câu 3. Thông điệp dữ liệu là gì?
Câu 4. Hàng hóa theo quy định Luật Thương mại 2005 bao gồm những gì?
Câu 5. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện ra sao?
Câu 6. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa gồm những chi tiết nào?
Câu 8. Tập quán thương mại là gì?
Câu 9. Vi phạm cơ bản là gì?
Câu 10. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, pháp luật nước
ngoài và tập quán thương mại quốc tế như thế nào?
Câu 11: Thương nhân là gì? Đặc điểm pháp lý của thương nhân?
Câu 12: Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá thể hiện ra sao?
Câu 13. Tranh chấp thương mại là gì?
Câu 14. Tranh chấp thương mại (về hợp đồng mua bán hàng hóa) xuất hiện
bởi nhiều lý do nào?
Câu 15. Thương lượng là gì?
Câu 16: Những mặt ưu điểm phương thức giải quyết tranh chấp bằng
Thương lượng ?
Câu 17: Thương lượng cũng có những nhược điểm nào?
Câu 18. Hòa giải là gì?
Câu 19. Trọng tài là gì?
Câu 20. Trọng tài theo vụ việc là gì?
Câu 21. Trọng tài thường trực (còn gọi là trọng tài quy chế) là gì?
Câu 22. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các
thương nhân vói nhau bằng Toà án là hình thức giải quyết như thế nào?
Câu 23: Những ưu thế của trọng tài thương mại trong các phương thức giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh?
Câu 24: Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá gồm những chi tiết nào?
Câu 25: Điều kiện trở thành trọng tài viên?(Đ 20, L trọng tài TM)


Câu 26: Thỏa thuận trọng tài là gì?


Câu 27: Hòa giải là gì?
Câu 28: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết Tranh chấp
phát sinh trong hoạt dộng kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận nào?
Câu 29: Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp để ký kết hợp đồng trong hoạt
động kinh doanh thương mại bao gồm những ai ?
Câu 30: Hợp đồng song vụ là hợp đồng gì ?
Câu 31. Trường hợp nào áp dụng các chế tài thương mại mà hợp đồng vẫn
còn hiệu lực?
Câu 32 : Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua hàng hóa
đã nộp một khoản tiền để đặt cọc mà không mua thì khoản tiền đó được xử lý như
thế nào?
Câu 33: Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua hàng hóa đã
nộp một khoản tiền để đặt cọc mà người bán không bán thì khoản tiền đó được xử
lý như thế nào?
Câu 34:Quyền và nghĩa vụ bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
Câu 35: Quyền và nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
Câu 36: Chủ thể có quyền đại diện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa là?
Câu 37: Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua hàng hóa đã
nộp một khoản tiền để đặt cọc mà không mua thì khoản tiền đó được xử lý như thế
nào ?
Câu 38: Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp :
Câu 39: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại:
Câu 40: Các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong hoạt động kinh doanh:
Câu 41. Công ty K (có trụ sở tại quận Ninh Kiều, TP. cần Thơ) ký kết hợp
đồng bán cho công ty H (trụ sở tại Rạch Giá, Kiên Giang)- một lô hàng gồm 1.000

chai nước mắm (thể tích mỗi chai 1 lít), sau đó có tranh chấp về hợp dồng. Tòa án
nào có thẩm quyềngiải quyết biết rằng công ty K là nguyên đơn:
Câu 42: Với những dữ liệu cùa câu 45 và trong trường hợp hợp đồng các bên
có thỏa thuận nếu phát sinh tranh chấp sẽ giải quyết bằng trọng tài thương mại tại
Trung tâm trọng tài Tp. cần Thơ. Vậy Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết biết
rằng công ty K là nguyên đơn?
Câu 43. Với những dữ liệu của câu 45 và trong trường hợp hợp đồng các bên
có thỏa thuận nếu phát sinh tranh chấp sẽ giải quyết bằng việc khởi kiện tại Tòa án
nơi có trụ sở giao dịch của nguyên đơn. Vậy Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết
biết rằng công ty H là nguyên đơn?


Câu 44: Phân loại Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa bên bán và bên mua
Câu 2. Thói quen trong hoạt động thương mại là gì
Là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần
trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác
định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại. (K3, Đ3, LTM
2005)
Câu 3. Thông điệp dữ liệu là gì?
Là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.
(K5, Đ3, LTM 2005)
Câu 4. Hàng hóa theo quy định Luật Thương mại 2005 bao gồm những
gì?
Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
(K2, Đ3, LTM 2005)

Câu 5. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện ra sao?
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải
được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
(Đ 24, LTM 2005)
Câu 6. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa gồm những chi tiết
nào?
-

Thời hạn giao hàng
Địa điểm giao hàng
Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa

Câu 8. Tập quán thương mại là gì?


Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động
thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ
ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt
động thương mại.
(K4, Đ3, LTM 2005)
Câu 9. Vi phạm cơ bản là gì?
Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên
kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
(K13, D9, LTM 2005)
Câu 10. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, pháp luật
nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế như thế nào?

a) Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thưomg mại quốc
tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật Thương mại 2005 thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
b) Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận
áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu phápluật nước
ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam.
c) các câu a và b
Câu 11: Thương nhân là gì? Đặc điểm pháp lý của thương nhân?
1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại
các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo
hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương
mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích
quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc
quyền Nhà nước.
Câu 12: Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá thể hiện ra sao?
Giong cau 5
Câu 13. Tranh chấp thương mại là gì?
Câu 14. Tranh chấp thương mại (về hợp đồng mua bán hàng hóa) xuất
hiện bởi nhiều lý do nào?


a) Do sự thúc đẩy của lợi nhuận. Chính vì lợi nhuận mà có những nhà kinh
doanh vì xem trọng lợi nhuận đã chấp nhận phá vỡ hợp đồng, dẫn đến sự vi phạm
hợp đồng.

b) Sự hạn chế trong kiến thức pháp luật của nhà kinh doanh
c) Pháp luật vẫn còn những khoảng trống nhất định không thể bao quát hết
được các quan hệ có thể xảy ra.
d) Câu a, b, và c đúng
Câu 15. Thương lượng là gì?
a) Là hình thức giải quyết tranh chấp các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc
và đi đến thỏa thuận một cách thức giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự tác
động hay giúp đỡ của người thứ ba.
b) Câu a, c và d.
c) Nếu việc thương lượng thành công sẽ cho phép hai bên dạt đến một sự
thỏa thuận.
d) Thỏa thuận này được thừa nhận như một hợp đồng, sự thống nhất ý chí
giữa đôi bên, là “luật" giữa đôi bên và đôi bên phải có nghĩa vụ thực hiện.
Câu 16: Những mặt ưu điểm phương thức giải quyết tranh chấp bằng
Thương lượng ?
a) Ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc, Đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và
hiệu quả.
b) Ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên. Không gây tác động
xấu trong kinh doanh, quan hệ hai bên vẫn cũng có khi thương lượng xong,
c) Ít căng thẳng về tâm lý vì không giải quyết công khai,
d) Các câu trên đúng
Câu 17: Thương lượng cũng có những nhược điểm nào?
a) Hình thức thương lượng chỉ thích hợp đối với hai bên có thiện chí muốn
tìm giải pháp đối với tranh chấp.
b) Nếu các bên muốn dùng hình thức thương lượng để kéo dài thời gian thực
hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dài thời gian hơn.
c) Câu a và b đúng
Câu 18. Hòa giải là gì?
a) Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba,
đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các

giải pháp nhằm chấm đứt xung dột hoặc bất hòa,
b) Bên trung gian đóng vai trò hỗ trợ đôi bên đi đến giải pháp cỏ lợi nhất cho
đôi bên


c)Có khi bên trung gian hòa giải thuyết phục đôi bên chấp nhận giải pháp do
họ đề rạ, chấm dứt xung đột,
d) Các câu trên đúng.
Câu 19. Trọng tài là gì?
a) là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên thỏa thuận đưa những
tranh chấp ra trước một trọng tài viên
b) hoặc hội đồng trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc
sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp.
c) câu a và b
Câu 20. Trọng tài theo vụ việc là gì?
a) Là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết những tranh chấp cụ thể
khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết tranh chấp đó xong.
Câu 21. Trọng tài thường trực (còn gọi là trọng tài quy chế) là gì?
a)Là những trọng tài có tổ chức, trụ sở ổn định,
b) có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng.
d) Các câu a và b đúng
Câu 22. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các
thương nhân vói nhau bằng Toà án là hình thức giải quyết như thế nào?
a) Câu b, c và d đúng
b) Là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực
hiện.
c) Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có
nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
d) và các bên cũng không muốn đưa vụ tranh chấp của họ để giải quyết bằng
trọng tài.

Câu 23: Những ưu thế của trọng tài thương mại trong các phương thức
giải quyết tranh chấp trong kinh doanh?
a) Trọng tài thương mại đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt của các bên trong
giải quyết tranh chấp.
b) Xuất phát từ nguyên tắc xét xử không công khai của trọng tài để tạo cho
trọng tài trở nên một lợi thế rất lớn để các bên giữ gìn uy tín và bí mật trong kinh
doanh.
c) Với tính chất là một tổ chức phi chính phủ, ưu điểm của trọng tài thể hiện
ở việc trọng tài viên hoàn toàn độc lập, không bị chi phối bởi một cơ quan chủ
quản nào.


d) Tính nhanh chóng khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng là một ưu
điểm nổi bật và chính ưu điểm này mà các nhà kinh doanh xem trọng tài thương
mại là lựa chọn hàng đầu khi xảy ra tranh chấp.
e) Câu a, b c, và d đúng
Câu 24: Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá gồm những chi tiết
nào?
a) Thời hạn giao hàng,
b) Địa điểm giao hàng
c) Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
d) Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
e) Các câu trên đúng
Câu 25: Điều kiện trở thành trọng tài viên?(Đ 20, L trọng tài TM)
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm
trở lên;
- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có
nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b
khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

Câu 26: Thỏa thuận trọng tài là gì?
a) Là hình thức trong đó các chủ thể của các quan hệ kinh tế thể hiện sự nhất
trí vềviệc sẽ đưa các tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh đến trọng tài để giải quyết
theomột nguyên tắc của một tổ chức trọng tài nhất định.
b) Thỏa thuận trọng tài là nội dung đầu tiên trong trình tự, thủ tục trọng tài.
Thoảthuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức
vănbản khác
c) không có thoả thuận trọng tài thì không cỏ việc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài.
d) Các câu trên đúng
Câu 27: Hòa giải là gì?
a) Trong quá trinh tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hoà giải.
b) Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng.
c) Câu a và b


Câu 28: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết Tranh
chấp phát sinh trong hoạt dộng kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận nào?
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ
nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;

l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
Câu 29: Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp để ký kết hợp đồng trong
hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm những ai ?
a) Đại diện theo pháp luật.
b) Đại diện theo uỷ quyền.
c) Giám đốc
d) Tổng Giám đốc
e) câu a và b
Câu 30: Hợp đồng song vụ là hợp đồng gì ?
a) Là hợp đồng trong đó các bên tham gia ký kết đêu có quyên và nghĩa vụ;
b) quyền cùa bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
c) câu a và b
Câu 31. Trường hợp nào áp dụng các chế tài thương mại mà hợp đồng
vẫn còn hiệu lực?
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.


3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Câu 32 : Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua hàng
hóa đã nộp một khoản tiền để đặt cọc mà không mua thì khoản tiền đó được

xử lý như thế nào?
- Khoản tiền thuộc người bán
Câu 33: Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua hàng
hóa đã nộp một khoản tiền để đặt cọc mà người bán không bán thì khoản tiền
đó được xử lý như thế nào?
- Trả tiền cho người mua hoặc bồi thường 1 khoản tiền bằng tiền đặt cọc
Câu 34:Quyền và nghĩa vụ bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Quyền của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Nhận tiền thanh toán
- Nghĩa vụ bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Giao hàng: số lượng, chất lượng, đặc điểm, thời gian theo thỏa thuận
Câu 35: Quyền và nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng
hóa?
- Quyền của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Nhận được hàng mới có nghĩa vụ trả tiền
- Nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Thanh toán trả tiền
Câu 36: Chủ thể có quyền đại diện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
là?
c) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
d) Người đại diện theo ủy quyền
e) Câu c, d đúng.


Câu 37: Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua hàng
hóa đã nộp một khoản tiền để đặt cọc mà không mua thì khoản tiền đó được
xử lý như thế nào ?
c. Khoản tiền đặt cọc đó thuộc về người bán hàng ;
Câu 38: Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp :
a. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận đề nghị;

Câu 39: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp
hợp đồng thương mại:
a. Luôn là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp
nhân, các chủ thể khác bị vi phạm;
b. 1 năm kể từ ngày cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác nộp đơn cho tòa
án;
c. 2 năm kể từ ngày cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác nộp đơn cho tòa
án;
d. Tất cả đều sai.
Câu 40: Các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong hoạt động kinh doanh:
+ Sự bình đẳng pháp luật giữa các chủ thể
+ Tự do, tự nguyện thỏa thuận
+ Áp dụng thói quen trong hoạt động kinh doanh được thiết lập giữa các bên
+ Áp dụng tập quán
+ Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
Câu 41. Công ty K (có trụ sở tại quận Ninh Kiều, TP. cần Thơ) ký kết
hợp đồng bán cho công ty H (trụ sở tại Rạch Giá, Kiên Giang)- một lô hàng
gồm 1.000 chai nước mắm (thể tích mỗi chai 1 lít), sau đó có tranh chấp về
hợp dồng. Tòa án nào có thẩm quyềngiải quyết biết rằng công ty K là nguyên
đơn:
b. Tòa án nhân dân Tp. Rạch Giá;
Câu 42: Với những dữ liệu cùa câu 45 và trong trường hợp hợp đồng
các bên có thỏa thuận nếu phát sinh tranh chấp sẽ giải quyết bằng trọng tài
thương mại tại Trung tâm trọng tài Tp. cần Thơ. Vậy Tòa án nào có thẩm
quyền giải quyết biết rằng công ty K là nguyên đơn?
Câu 43. Với những dữ liệu của câu 45 và trong trường hợp hợp đồng
các bên có thỏa thuận nếu phát sinh tranh chấp sẽ giải quyết bằng việc khởi
kiện tại Tòa án nơi có trụ sở giao dịch của nguyên đơn. Vậy Tòa án nào có
thẩm quyền giải quyết biết rằng công tyH là nguyên đơn?
Tòa án nhân dân Tp. Rạch Giá



Câu 44: Phân loại Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Hợp đồng cung ứng dịch vụ



×