Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

TONG HOP CAU HOI TRIET HOC 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.54 KB, 86 trang )

Mục lục


1. Triết học, tôn giáo, khoa học là gì? Phân tích mối quan hệ giữa triết
học và tôn giáo; giữa triết học và khoa học; giữa tôn giáo và khoa học.
-

Triết học tồn tại ở dạng tinh thần, nghiên cứu về thế giới, là hệ thống tri thức lý
luận, vai trò, vị trí của con người trong thế giới.

-

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện
thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự
nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Là sản phẩm của con người, gắn với
những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt
bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con
người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng
nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.

-

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học
thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt
hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp.

-

Mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo: Sự hình thành thế giới quan tôn giáo là
bước chuẩn bị tư tưởng để hình thành thế giới quan triết học. Lịch sử phát triển
tôn giáo ghi nhận sự phát triển nội dung tư duy triết học và sự biểu cảm của nội


dung đó. Qua từng chặng đường của tôn giáo, chúng ta thấy người cổ đại ngày
càng có tư duy triết học hơn. Hegels nhận xét rằng, trong tôn giáo tiềm ẩn nội
dung triết lý, con đường từ tôn giáo đến triết học là con đường từ lý tính hoang
tưởng đến lý tính khoa học, từ hình thức diễn đạt thông qua biểu tượng đến hình
thức diễn đạt bằng khái niệm. Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, ở đâu phát
triển phong phú tôn giáo thì ở đó hưng thịnh triết học.chúng ta thấy triết học có
một mối quan hệ mật thiết với tôn giáo nói chung, thần học nói riêng. Mối quan
hệ này biến thiên theo dòng chảy của lịch sử, theo sự phát triển tư duy khoa học
và sự thay đổi các quan điểm - thể chế chính trị. Trong mỗi thời đại khác nhau,
triết học có cách luận chứng và giải đáp khác nhau về những vấn đề mà tôn giáo
và thần học đặt ra. Tuy nhiên sự luận chứng và lời giải đáp của triết học duy vật
khác với triết học duy tâm. Nếu triết học duy vật, đặc biệt là triết học duy vật
biện chứng marxist có thái độ và quan niệm đối lập với tôn giáo thì triết học duy
tâm lại là người bạn đồng hành của tôn giáo và thần học. Tóm lại, giữa triết học
và tôn giáo vừa có sự thống nhất lại vừa bao hàm mâu thuẫn; do vậy, lời nhận
xét của Betrand Russell: “Triết học là hình thái tư tưởng nằm ở ranh giới giữa
khoa học và tôn giáo” không phải là không có lý.

-

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học :

 Là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là, triết học và các khoa học đều có tác động

biện chứng lẫn nhau. Nếu như sự tác động của triết học đến khoa học có thể chia
thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có những hình thức nhất định, thì ngược
lại, sự tác động của khoa học đến sự phát triển của triết học không phải khi nào
cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt. Từ chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn đan
xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần dần là sự tách ra của khoa học và sau
đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của triết học. Tác động của



khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực tiếp và theo đường
thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu không khí tinh thần cho phép hình thành một
kiểu tư duy, một cái nhìn tương ứng với trạng thái đạt được của khoa học về thế
giới. Thông qua những tri thức và phát minh khoa học, các khái niệm, các phạm
trù triết học có thêm những nội dung mới. Sự phát triển của khoa học tự nhiên
nhất định sẽ đưa đến những kết luận triết học chung như là một sự tổng kết lý
luận. Những kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa học tự nhiên
thường do chính các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Ảnh hưởng của khoa học
đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận tích cực, nhưng
cũng có thể đưa đến những kết luận tiêu cực, phản khoa học.
 Xét về phương thức biểu hiện, triết học là thế giới quan lý luận, là hệ thống các

tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nhận thức. Xét về tính
chất, triết học là sự khái quát chung nhất, mang đặc trưng tư duy tổng hợp. Mối
quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, thống nhất
của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan hệ này nằm ở chỗ, tùy từng giai
đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt này lên
mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Các kết luận triết học được rút
ra từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Điều đó phụ
thuộc vào lý luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng bởi thế giới
quan triết học nào.
-

Mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học:

Trong khi khoa học tìm hiểu các quy luật của thế giới vật chất
khách quan thì tôn giáo xác định các giá trị tinh thần và tâm linh của con người;
trong khi khoa học làm nền tảng cho công nghệ thì tôn giáo làm nền tảng cho

đạo đức; trong khi khoa học bận tâm tới đời sống vật chất thì thì tôn giáo bận
tâm tới ý nghĩa và giá trị đích thực của đời người. Nếu quan tâm đến các phương
pháp khoa học, chúng ta sẽ nhận ra thế giới khoa học hoàn toàn không có chỗ
cho lòng trung thành. Trong khoa học, con người liên tục nêu ra các giả thuyết
và kiểm định chúng. Một giả thuyết khi đã thu thập đủ bằng chứng khoa học ủng
hộ các luận điểm của nó sẽ được gọi là lý thuyết hoặc học thuyết. Nhưng ngay
cả các học thuyết tốt nhất cũng không được đặt cao hơn truyền thống hoài nghi.
Trái ngược với khoa học, niềm tin là yếu tố cốt tử của mọi tôn giáo. Người ta có
thể “ủng hộ” một học thuyết khoa học hoặc không ủng hộ, nhưng đối với tôn
giáo thì phải có đức tin để được xem là có sức mạnh tinh thần. Sự đối lập giữa
tôn giáo và khoa học như đã từng xảy ra trong lịch sử thực ra chỉ là một sự đối
lập Giả tạo khi tôn giáo không có thẩm quyền lại lên tiếng về những vấn đề
thuộc phạm vi riêng của khoa học và khoa học lại can thiệp vào những vấn đề
thuộc vào bản chất và đặc trưng của tôn giáo điều đó không có nghĩa là đem tôn
giáo đối lập với khoa học mà là để trả lại tôn giáo và khoa học những chức năng
và vai trò mà chúng vốn có. Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn
giáo mà không có khoa học thì mù quáng.


2. Tư duy lý luận, tư duy biện chứng là gì? Bình luận nhận định của
Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
không thể không có tư duy lý luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được
thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”
Trả lời:
Tư duy lý luận
Là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực
khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các
khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các
thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy
luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức.

Tư duy biện chứng
Năng lực tư duy biện chứng là một bộ phận cấu thành năng lực tư duy, nó
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chủ thể nhận thức và hoạt động. Năng lực
tư duy biện chứng đòi hỏi chủ thể nhận thức không chỉ có tri thức khoa học sâu
rộng mà còn phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo những tri thức đó vào giải
quyết những vấn đề cụ thể trong cuộc sống. Nhưng để có khả năng vận dụng
những tri thức chung nhất của phép biện chứng duy vật vào giải quyết những
vấn đề cụ thể, đòi hỏi chủ thể nhận thức phải hiểu biết sâu sắc và nắm vững
được phép biện chứng duy vật. Có như vậy mới hình thành được năng lực tư
duy biện chứng.
Như vậy, năng lực tư duy biện chứng là tổng hợp tất cả các phẩm chất
của tư duy ở trình độ cao, khoa học nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức
và thực tiễn đang đặt ra một cách đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, hiệu
quả nhất. Muốn vậy chủ thể tư duy phải: Nắm vững các nguyên lý, quy luật,
phạm trù của phép biện chứng duy vật và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những
nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và
giải quyết những vấn đề bức thiết của thực tiễn đặt ra.
Bình luận nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững
trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”… “Cứ
mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình
thức tồn tại của chính mình”.
Trước đây những dân tộc khác nhau có những nền khoa học phát triển
không như nhau. Tuy nhiên hiện nay, khoa học thuộc về cộng đồng do thế giới
đã hòa nhập.
Đỉnh cao khoa học: tiếp cận những vấn đề phức tạp nhất của giới khoa
học ở thời điểm, giai đoạn đó. Muốn lao vào đối đầu, giải quyết với các vấn đề
khoa học ở đỉnh của sự phát triển thì không thể ko có triết học hướng dẫn.


Các nhà khoa học phải học triết học để nắm vững tư duy lý luận. Vì nó

mang lại tư duy lý luận hay còn gọi là thế giới quan, phương pháp luận giúp cho
các nhà khoa học có khả năng xử lý những vấn đề do khoa học đặt ra.
Ngược lại, khoa học cũng có vai trò rất quan trọng đối với triết học.
Nếu triết học mang đến cho khoa học tư duy lý luận để các nhà khoa học
nghiên cứu và khám phá thế giới thì khoa học cũng mang đến cho triết học
những thành tựu của mình để luận chứng cho những nguyên lý, quy luật phạm
trù của nó. Vì vậy, khi khoa học phát triển và đạt được những thành tựu mới,
buộc triết học phải thay đổi cơ sở lý luận của mình hay hoàn thiện chính mình.
Việc gắn với sự phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm được các
mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện tượng. Thêm vào đó, các thành tựu của
khoa học tự nhiên đã đưa lại những cơ sở khách quan, những kết luận chung cho
tư duy lý luận. Sự phát triển của khoa học nói chung và những phát minh mới
trong khoa học nói riêng sẽ dẫn đến sự mất đi một số khái niệm và đồng thời
xuất hiện một số khái niệm khác. Dĩ nhiên, điều đó không thể xem như là sự đổi
mới thuật ngữ giản đơn của ngôn ngữ. Đó chính là quá trình làm sâu sắc thêm về
tư duy nhờ đó được những hình thức diễn đạt bằng lời tương ứng. Và quá trình
làm “sâu sắc" tư duy đó được gắn liền với việc mở rộng lĩnh vực áp dụng những
hệ ngôn ngữ mới.
3. Chứng minh rằng, triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý
nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại; nó làm cho chủ nghĩa
Mác không chỉ có giá trị lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với
thời đại.
Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở các nước Tây
Âu. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng tỏ ra ưu việt hơn so với
các chế độ xã hội khác trong lịch sử. Tây Âu đã trở thành trung tâm của sự phát
triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, và sự phát triển lực lượng sản xuất tạo
ra cơ sở kinh tế cho sự phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội.
Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển càng sản sinh ra và củng cố trong
lòng nó một lực lượng đối lập là giai cấp vô sản công nghiệp có vai trò to lớn
đối với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản; nhưng lực lượng này ngày

càng xung đột gay gắt với giai cấp tư sản. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô
sản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ và rộng lớn.s
Để cuộc đấu tranh giai cấp thắng lợi cần phải có một lý luận khoa học dẫn
đường đưa giai cấp công nhân đi từ đấu tranh tự phát tới đấu tranh tự giác. Lúc
bấy giờ, lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximông, Phuriê,
Ôoen,… không đáp ứng được yêu cầu, lợi ích và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô
sản. Do đó, triết học Mác phải ra đời để đáp ứng được nhu cầu là vũ khí tinh
thần của giai cấp vô sản. Và giai cấp vô sản đóng vai trò là vũ khí vật chất của
Triết học Mác. Hơn nữa, chỉ có triết học Mác mới có khả năng cải tạo chủ nghĩa
xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học.


Sự ra đời của Triết học Mác là tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình
phát triển của tư tưởng triết học của nhân loại. Nó là hình thức phát triển cao
nhất của chủ nghĩa duy vật và của phép biện chứng. Đó là kết quả của sự phát
triển của triết học duy vật trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, đồng thời
cũng là kết quả của sự phát triển của phép biện chứng trong cuộc đấu tranh với
phép siêu hình, trong lịch sử triết học. Tuy nhiên, tiền đề lý luận trực tiếp cho sự
ra đời của triết học Mác là triết học cổ điển Đức, mà tiêu biểu là triết học
Hêghen và triết học Phoiơbắc.
Xuất phát từ quá trình vận động phát triển của “ý niệm tuyệt đối”, Hêghen
đã trình bày đầy đủ và chặt chẽ hệ thống các tư tưởng (các nguyên lý, quy luật
và phạm trù) của phép biện chứng theo tinh thần duy tâm, thần bí. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm, thần bí trong triết học
Hêghen nhưng đồng thời cũng đánh giá cao tư tưởng biện chứng của ông. Bằng
thiên tài của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo triệt để phép biện chứng
duy tâm thành phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tinh thần
nhận thức các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Xuất phát từ giới tự nhiên vật chất, tìm hiểu các vấn đề về con người và
xây dựng nên chủ nghĩa duy vật nhân bản, Phoiơbắc coi con người – với tư cách

là thực thể của thế giới tự nhiên – là đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông đối
lập chủ nghĩa duy vật nhân bản của mình với triết học duy tâm biện chứng của
Hêghen và trên cả hai bình diện là bản thể luận và nhận thức luận đồng thời đòi
vứt bỏ chủ nghĩa duy tâm và cả phép biện chứng của Hêghen… C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đánh giá cao chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, nhưng cũng đồng
thời phê phán tư duy siêu hình, duy tâm về lịch sử của ông. Chính C.Mác và
Ph.Ăngghen là những người đã nhận thức một cách chính xác những thành tựu
và hạn chế của triết học Phoiơbắc, và dựa trên hệ thống triết học này để xây
dựng thế giới quan duy vật biện chứng của mình.
Sự ra đời của triết học Mác còn xuất phát từ những giá trị mà nhân loại
đạt được trong lĩnh vực kinh tế chính trị học Anh (đại biểu là A.Xmít và
Đ.Ricácđô), chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh (đại biểu là Xanh
Ximông, S.Phuriê, R.Ôoen). Nhờ những giá trị tư tưởng trong các lĩnh vực này
mà C.Mác và Ph.Ăngghen thấy rõ nền tảng vật chất của sự phát triển lịch sử xã
hội, sáng tạo nên quan điểm duy vật về lịch sử và dự báo về chủ nghĩa xã hội
hiện thực trong tương lai.
Những thành tựu của: R.Mayer và P.P.Joule đã phát hiện ra định luật bảo
toàn và chuyển hóa năng lượng; Schwann và Schleiden xây dựng học thuyết tế
bào; Darwin xây dựng học thuyết tiến hóa;… đã làm lung lay tận gốc các quan
niệm duy tâm, siêu hình về nhận thức thế giới tự nhiên; đồng thời, khẳng định
các tư tưởng nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và của phép biện chứng
duy vật về mọi sự tồn tại trong thế giới (nguyên lý về tính thống nhất vật chất;
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; nguyên lý về sự phát triển). Khoa học tự
nhiên mang tính chất lý luận trong giai đoạn này là tiền đề khoa học cho sự ra
đời của triết học Mác; và những khái quát của triết học Mác đã mang lại cơ sở


về thế giới quan và phương pháp luận phổ biến cho các lĩnh vực khoa học cụ thể
trong việc nhận thức thế giới khách quan.
Sự ra đời của triết học Mác là sản phẩm mang tính quy luật của sự phát

triển khoa học và triết học nói riêng, của toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại nói
chung. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen là những thiên tài đã khái quát được toàn
bộ tiến trình lịch sử và văn hóa tinh thần mà loài người đã đạt được, để xây dựng
học thuyết triết học duy vật biện chứng, đáp ứng được nhu cầu nhận thức và cải
tạo thực tiễn xã hội mà thời đại lịch sử đặt ra.V.I.Lênin viết: “Chủ nghĩa Mác…
không nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới. Trái
lại, toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề
mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự
thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong
triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội”.
4. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vận dụng mối quan
hệ này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất có sau,
ý thức quyết định vật chất.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Tuy nhiên quan điểm của họ chưa thấy
được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ con người hiện thực, con
người thực tiễn để xem xét mối quan hệ này. Từ đó khẳng định, vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất quyết định nguồn gốc, bản chất, nội dung sự biến
đổi của ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con
người.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã được Lênin đề cặp
đến trong định nghĩa về vật chất của ông. Với định nghĩa ấy Lênin đã phân biệt
chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm đồng thời cũng nêu lên mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thể hiện qua vai trò quyết định của
vật chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức
đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, để làm rõ quan
điểm này chúng ta chia làm hai phần:
a) Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức:

Lênin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện, sâu sắc và khoa học về phạm
trù vật chất. Từ định nghĩa của Lênin đã khẳng định vật chất là thực tại khách
quan được phản ánh vào bộ não của con người thông qua tri giác và cảm giác.
Thật vậy, ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não con
người. Con người là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất.


Như vậy, xét cho cùng, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn
gốc của ý thức và quyết định nội dung của ý thức. Cụ thể là:
Thứ nhất, phải có bộ não của con người phát triển ở trình độ cao thì mới
có sự ra đời của ý thức. Bên cạnh đó, thế giới tự nhiên cũng quyết định sự ra đời
của ý thức vì nếu có bộ não phát triển mà không sống trong thế giới tự nhiên đa
dạng phong phú tức là không có sự tác động của thế giới tự nhiên vào bộ não
con người thì ý thức của con người chẳng khác nào loài vật, khó nhận thức được
hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới
khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào đó sinh ra mà bộ não không
hoạt động được hay không có bộ não thì không thể có ý thức được. Cũng như
câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với xã hội
loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ giống như
những con sói. Tức là hoàn toàn không có ý thức.
Thứ hai, là phải có lao động và ngôn ngữ, đây chính là nguồn gốc xã hội
của ý thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh
tinh tế hơn đối với hiện thực... ngôn ngữ là cầu nối để trao đổi kinh nghiệm, tình
cảm hay là phương tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc
của xã hội có ý nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức. Vật chất là tiền
đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì ý thức
cũng phải thay đổi theo như ông bà ta có câu: “Có thực mới vực được đạo”.
Bên cạnh đó, vật chất là điều kiện khách quan để hiện thực hóa tư tưởng,
chủ trương, kế hoạch của con người, do đó mà vật chất quyết định tính năng
động, sáng tạo, phong phú, đa dạng của ý thức trong hoạt động thực tiễn.

b) Ý thức tác động trở lại vật chất:
Nói đến ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức là của con
người, có tính tương đối tác dụng trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người và nó là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người như:
tình cảm yêu thương, tâm trạng, cảm xúc, ý chí, tập quán, truyền thống, thói
quen, quan điểm, tư tưởng, lý luận, đường lối, chính sách, mục đích, kế hoạch,
biện pháp, phương hướng…Sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản
ánh tinh thần, sáng tạo và chủ động chứ không máy móc, rập khuôn theo thế giới
vật chất và nó chỉ phát huy vai trò của mình khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa
nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan. Do đó, các yếu tố tinh thần, tâm lí
đều tác động trở lại vật chất một cách mạnh mẽ.
Ví dụ: Nếu tâm trạng của người công nhân mà không tốt thì làm giảm
năng suất của một dây chuyền sản xuất trong nhà máy. Nếu không có đường lối
cách mạng đúng đắn của Đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể giành thắng lợi
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lênin đã nói “ Không
có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.


Như vậy, ý thức không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có
tính độc lập tương đối vì nó có tính năng động cao nên ý thức có thể tác động trở
lại vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Do đó, sẽ tạo ra hai hướng:
Nếu ý thức phản ánh đúng điều kiện vật chất, hiện thực khách quan thì sẽ
có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo
thế giới vật chất. Trong trường hợp này, ý thức có tác động trở lại tích cực đối
với thực tiễn, đặc biệt là sự tác động của khoa học, lí luận. Đây là cơ sở quan
trọng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác trong
hành động và thực tiễn cuộc sống. Bởi lẽ, khi phản ánh đúng hiện thực khách
quan thì chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các sự vật hiện tượng
trong thế giới quan.

Ví dụ: Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 1000 0C thì con
người tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất các loại thép với đủ các kích cỡ
chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.
Ngược lại, khi ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan sẽ làm
cho các hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan, có thể
kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan.
Bên cạnh đó, khi con người không nhận thức đúng, không hiểu rõ sự việc, hiện
tượng thì họ sẽ hành động sai và thường chịu những thất bại trong cuộc sống.
Ví dụ: Trong công việc, nếu khen thưởng đúng người đúng việc sẽ làm
tăng sự hưng phấn và trách nhiệm đối với công việc, ngược lại sẽ dẫn đến bệnh
thành tích, khoe khoang và sự chán nản của các cá nhân khác do sự sai lệch dẫn
đến không minh bạch trong công tác khen thưởng.
Vì vậy, con người phải thừa nhận tính khách quan của vật chất, thừa nhận
quy luật tự nhiên của xã hội để phát huy tính năng động của ý thức, nhận thức
đúng sự vật hiện tượng. Thế giới vật chất với những thuộc tính, quy luật của nó
tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người nên trong hoạt động
thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn
cứ cho hoạt động của mình.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vừa có tính tuyệt đối vừa có tính
tương đối. Vật chất quyết định ý thức là tuyệt đối. Nhưng trong một số trường
hợp cụ thể hoặc trong một giai đoạn ngắn, ý thức lại quyết định vật chất. Mác
chỉ rõ lí luận sẽ trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng.
Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống
xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở
lại tồn tại xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để
xem xét các mối quan hệ như chủ thể và khách thể, lí luận và thực tiễn, điều
kiện khách quan và nhân tố chủ quan….



II/ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
Từ quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ta rút ra được ý nghĩa
phương pháp luận như sau:
Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong hoạt động thực tiễn
chúng ta phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan,
nhận thức và hành động theo đúng quy luật khách quan. Không được lấy ý muốn
chủ quan thay cho điều kiện khách quan.
Thứ hai, vì ý thức tác động trở lại vật chất nên cần phải thấy được vai trò
tích cực của ý thức, tinh thần để sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện
có, phát huy tính năng động chủ quan, đặc biệt phát huy vai trò của tri thức,
khoa học, chú ý giáo dục và nâng cao nhận thức cho con người. Mác nói: “Vũ
khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí,
lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất nhưng lí luận
một khi thâm nhập được vào quần chúng thì sẽ trở thành lực lượng vật chất”.
Thứ ba, cần chống lại căn bệnh chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hóa vai trò
của ý thức và cho rằng ý chí, ý thức có thể thay được điều kiện khách quan,
quyết định điều kiện khách quan. Đó là hành động lấy ý chí áp đặt thực tế, lấy
ảo tưởng thay cho hiện thực. Bệnh chủ quan duy ý chí là do sự yếu kém về trình
độ nhận thức nói chung và sự hạn chế trong quá trình áp dụng lí luận vào thực
tiễn nói riêng. Đó là “sự mù quáng chủ quan”, là sai lầm tự phát dẫn đến rơi vào
chủ nghĩa duy tâm một cách không tự giác. Chúng ta cũng không nên tuyệt đối
hóa vai trò của vật chất trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Nghĩa là
chống lại “chủ nghĩa khách quan” thái độ thụ động, tuyệt đối hóa điều kiện vật
chất trông chờ ỷ lại vào điều kiện vật chất, không chịu cố gắng, không tích cực,
chủ động vượt khó vươn lên.
Thứ tư, đảm bảo tính thống nhất biện chứng giữa tính khách quan và chủ
quan trong hoạt động của con người cũng là một yếu tố quan trọng trong quá
trình nhận thức.
III/ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI:

Như chúng ta đã biết, giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng
với nhau, trong đó nhân tố vật chất giữ vai trò quyết định còn nhân tố ý thức có
tác động trở lại nhân tố vật chất nhưng trong nhiều trường hợp, ý thức lại quyết
định sự thành bại của con người. Điều đó được thể hiện trong đường lối, chủ
trương đổi mới kinh tế của Đảng ta, hay nói khác hơn đó là vấn đề giữa kinh tế
và chính trị trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Vì vậy để xây dựng
xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải nhận thấy nguyên lý vật chất quyết định ý thức
là xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo nó.
Trước thời kỳ đổi mới, khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chúng ta nôn
nóng muốn đốt cháy giai đoạn nên phải trả giá. Ở thời kỳ này, chúng ta đã xem
nhẹ thực tế phức tạp của thời kỳ quá độ, chưa nhận thức được thời kỳ quá độ đi
lên xã hội chủ nghĩa là quá trình lịch sử lâu dài và phải trải qua nhiều chặng


đường. Do đó, thời kỳ này chúng ta phát triển quan hệ sản xuất (QHSX) đi trước
lực lượng sản xuất (LLSX) mà không nhìn thấy vai trò quyết định của LLSX.
Sau giải phóng, đất nước ta là đất nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu do
hậu quả của chiến tranh để lại, hơn 90% dân số tham gia vào nông nghiệp nhưng
chúng ta lại nôn nóng xây dựng các nhà máy công nghiệp để theo đuổi mục tiêu
nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hóa trong khi LLSX chưa phát triển,
thêm vào đó là sự phân công không hợp lý về quản lý Nhà nước và xã hội,
quyền lực tập trung chủ yếu vào Đảng, Nhà nước thì quản lý quá nhiều mặt của
xã hội, nhiều quy định được ban hành và thực hiện quá cứng nhắc làm cho đời
sống xã hội yếu kém, thiếu sức sống, thiếu năng động sáng tạo…dẫn đến tình
trạng người làm công thì chỉ cần làm theo đúng giờ qui định nên hiệu quả công
việc không cao, người quản lý thì chỉ “ngồi chơi xơi nước” chờ đến cuối tháng
lĩnh lương.
Thực tế đó đã cho chúng ta thấy nếu đường lối chính sách của Đảng phù
hợp với quy luật phát triển sẽ làm cho đất nước phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm
sự phát triển kinh tế của nước nhà. Nhưng xét cho cùng, đường lối được đề ra

phải phụ thuộc vào điều kiện khách quan, hoàn cảnh cụ thể. Thế giới luôn vận
động, vai trò tích cực của ý thức cũng chỉ tồn tại trong một giai đoạn, điều kiện
nhất định, nếu đường lối không phù hợp thì sớm muộn cũng bị đào thải. Nếu
một đất nước có một nền kinh tế phát triển giàu mạnh mà chính trị bất ổn thì đất
nước đó sẽ không phát triển bền vững, cuộc sống của người dân sẽ không được
yên bình, hạnh phúc. Còn đất nước có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định thì
sẽ trở nên giàu mạnh, người dân có một cuộc sống ấm no.
Với các chủ trương trên, Cương lĩnh của Đảng được thông qua tại Đại hội
VII đã khẳng định: “Đảng ta đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy
luật khách quan” trong việc xác định mục tiêu, phương hướng về xây dựng cơ
sở vật chất,cải tạo xã hội chủ nghĩa (XHCN) và quản lý kinh tế… Biểu hiện của
căn bệnh đó là chúng ta đã chủ quan trong việc đánh giá những khả năng hiện
có, vì thế mà sinh ra những ảo tưởng về tốc độ cải tạo, phát triển kinh tế và hệ
quả của nó là việc đề ra những chỉ tiêu quá cao vượt quá khả năng thực tại.
Không những vậy, Đảng đã mắc sai lầm là vội vàng cải tạo XHCN, phủ nhận
nền kinh tế nhiều thành phần, duy trì cơ chế quan liêu bao cấp. Đảng có nhiều
sai sót trong quản lý tiền tệ cũng như quản lý giai cấp lãnh đạo. Chúng ta đã
không có một đường lối, chính sách phát triển kinh tế thận trọng và khoa học
dẫn đường.
Như vậy, Đảng ta đã vi phạm nguyên tắc khách quan của sự xem xét, trái
với tinh thần của phép biện chứng duy vật. Qua đó, chúng ta thấy được vai trò
quyết định của vật chất đối với ý thức, đó cũng là bài học quan trọng của Đảng
là: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy
luật khách quan”.
Từ đó, Đảng ta nhận thấy rằng phải có cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa
và cơ sở vật chất phát triển. Chúng ta phải xây dựng LLSX phù hợp với QHSX.
Chúng ta có thể bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nhưng không thể bỏ qua


những tính quy luật chung của quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Bên

cạnh đó, phải biết kế thừa và phát triển tích cực những kết quả của công nghiệp
tư bản cùng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, môi trường, cơ
chế thị trường với nhiều hình thức cụ thể tác động vào quá trình phát triển kinh
tế.
Để vực dậy nền kinh tế lạc hậu của nước nhà, Đảng đã xác định là phải
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để tăng sức sống và năng động cho nền
kinh tế, phát triển LLSX. Phát triển các quan hệ hàng hoá và tiền tệ, tự do buôn
bán, các thành phần kinh tế tự do kinh doanh và phát triển theo khuôn khổ của
pháp luật, được bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu là làm cho thành phần kinh
tế quốc doanh và tập thể đóng vai trò chủ đạo. Song song quá trình phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì chúng ta cũng cần phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực tế tại Đại hội lần thứ VI (12- 1986) đã nghiêm khắc tự phê
bình về những chủ trương, chính sách sai lầm mang nặng tính giáo điều chủ
quan duy ý chí, đồng thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng và đi vào thế ổn định và phát triển.
Tại Đại hội VI đã đề ra định hướng lớn và xác định các chủ trương đổi
mới. Hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại của
nền kinh tế tiểu tư bản, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Vận dụng đúng đắn quan
hệ hàng hoá - tiền tệ. Trong quá trình thực hiện nghị quyết đại hội Đảng VI,
những diễn biến phức tạp trên thế giới đã ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế ở
nước ta. Nhưng Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn,
phát huy tích cực sáng tạo, sự kiên trì tìm tòi khám phá ra con đường đổi mới
kinh tế và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã đánh giá tình hình kinh
tế Việt Nam sau hơn bốn năm thực hiện đường lối đổi mới: Công cuộc đổi mới
đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế có những chuyển biến
tích cực, bước đầu hình thành nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nước, tốc độ lạm phát giảm, so với trước
đây thì độ khủng hoảng đã giảm bớt. Nhưng trong Đại hội VII cũng chỉ ra những
tồn tại lớn cần giải quyết đặc biệt là về kinh tế. Đồng thời cũng tự phê bình về

việc chậm xác định rõ yêu cầu và nội dung đổi mới, còn nhiều sơ hở và lúng
túng trong quản lý điều hành. Đặc biệt trong Đại hội cũng xác định “về quan hệ
giữa đổi mới với các chính sách nhằm đổi mới kinh tế thì phải tập trung trước
hết đổi mới kinh tế với các chính sách nhằm để đáp ứng những nhu cầu cấp bách
của nhân dân về đời sống".
Như vậy, Đảng và nhà nước ta vận dụng ngày càng đúng đắn phương
pháp luận biện chứng về mối quan giữa vật chất và ý thức vào trong công cuộc
đổi mới và xây dựng kinh tế. Đại hội VII sau khi đã phân tích sâu sắc tình hình
quốc tế và trong nước đã vạch ra những đường lối phát triển kinh tế một cách
tổng quát. Xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh
mẽ việc đổi mới các lĩnh vực khác. Trong công cuộc đổi mới, báo cáo trước Đại


hội đã nhận xét: “nét nổi bật là ở trong Đảng đã có sự đổi mới về tư duy kinh tế
với tinh thần độc lập sáng tạo”.
Đảng đã cụ thể hoá và phát triển Nghị quyết Đại hội VII bước đầu hình
thành hệ thống các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới kinh tế ở
nước ta. Và hội nghị đại biểu toàn quốc giữa kỳ đã đánh giá thành tựu to lớn có
ý nghĩa hàng đầu là đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng
khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá liên tiếp trong 3 năm. Tổng
sản phẩm GDP trong nước tăng bình quân 8,2% (mức đề ra cho 5 năm 19911995 là 5,5 và 6,5%), sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện. Sản
lượng lương thực trong 5 năm (1991- 1995) tăng 26% so với 5 năm trước (19861990). Sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,3%
( mức kế hoạch đề ra là 7,5- 7,8%). Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng
theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, thị trường xuất nhập khẩu cũng được
củng cố và mở rộng, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu trong 5 năm 1991- 1995 đạt trên 17 tỷ USD ( mức kế hoạch là 2- 15 tỷ
USD), đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển kinh tế đất nước.
Nhưng trong những năm 1991-1995, nền kinh tế vẫn còn có những mặt
yếu kém. Đó là, nền kinh tế vẫn còn mang tính nông nghiệp lạc hậu, công

nghiệp còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Tuy nền kinh tế tăng trưởng
khá nhưng năng suất, chất lượng… của sản phẩm còn thấp và yếu. Vì vậy, Hội
nghị toàn quốc giữa kỳ đã đề ra những chủ trương và biện pháp giải quyết cụ thể
như: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, thực hiện chính sách nhất quán phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa trên cơ sở bám chặt vào hiện trạng của nền kinh tế thực tại.
Hiện nay nền kinh tế thị trường ở nước ta vẫn còn đang ở trình độ kém
phát triển so với tốc độ phát triển của thế giới: Số lượng hàng hoá và chủng loại
hàng hoá quá nghèo nàn, hàng hoá lưu thông trên thị trường và kim ngạch xuất
nhập khẩu còn quá nhỏ, chi phí sản xuất lại quá cao dẫn đến giá thành cao
nhưng chất lượng mặt hàng lại kém. Nhiều loại thị trường quan trọng còn ở trình
độ sơ khai hoặc mới đang trong quá trình hình thành như: thị trường vốn, thị
trường chứng khoán, thị trường sức lao động. Chúng ta cũng cần mở rộng giao
lưu kinh tế nước ngoài, nhanh chóng hội nhập vào các tổ chức thương mại thế
giới và các hiệp định song phương đồng thời phải xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ.
Muốn vậy, ta phải đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức và đối tác,
phải quán triệt trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Thu hút vốn
đầu tư nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một trong chủ trương quan
trọng của Đảng. Để làm điều này thì chúng ta cần giữ vững ổn định chính trị,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới các chính sách tài chính và tiền tệ, giá cả,
phát triển các thị trường quan trọng như thị trường chứng khoán, thị trường lao


động, Nhà nước cũng cần hạn chế việc can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp mà nên tập trung tốt các chức năng tạo môi trường,
hướng dẫn, hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài. Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đồng bộ nhưng thông thoáng lành mạnh để tạo sự tin

tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tránh tình trạng giấy tờ phức tạp rắc rối,
trên bảo dới không nghe làm cho quá trình giải toả mặt bằng gặp nhiều khó
khăn.
Như vậy, kinh tế (vật chất) là tính thứ nhất, chính trị (ý thức) là tính thứ
hai. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị thay đổi theo từng hình
thái kinh tế: cộng sản nguyên thủy - chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ
nghĩa - chủ nghĩa xã hội. Mỗi hình thái kinh tế đều có một đặc điểm riêng, nếu
hình thái kinh tế thay đổi thì đường lối chính sách cũng thay đổi để phù hợp với
nền kinh tế đó.
Trình độ tổ chức quản lý và tính hiện đại của nền sản xuất chính là nhân
tố quyết định trình độ và mức sống của xã hội bởi sản xuất vật chất là nền tảng
hình thành tất cả các quan hệ xã hội, đời sống tinh thần của xã hội. Mối quan hệ
giữa kinh tế và chính trị càng được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng đổi mới
đất nước, hiện thực lịch sử đã chỉ ra rằng mọi quan hệ của đời sống xã hội bao
gồm quan hệ chính trị, nhà nước pháp quyền, đạo đức, khoa học, tôn giáo…đều
hình thành và biến đổi gắn liền với kinh tế và sản xuất nhất định.
Vai trò tác động trở lại của ý thức đối với vật chất cũng là một trong
những chủ trương quan trọng mà Đảng ta đặc biệt chú ý, lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ
Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin, là sự thống nhất giữa chủ nghĩa
Mác - Lênin và thực tiễn của đất nước Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã bảo
vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin đúng đắn, hiệu quả nhất. Như vậy muốn
hiểu sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm vững chủ nghĩa Mác Lênin, nhất là phép biện chứng duy vật và phải nghiên cứu, nắm vững thực tiễn.
Chúng ta phải tập trung suy nghĩ về hai mặt:
Một là, về mục tiêu, lý tưởng và đạo đức lối sống. Đây là yếu tố cơ bản
nhất chi phối mọi suy nghĩ, hành động của chúng ta quyết định phẩm chất của
người cán bộ, đảng viên trong điều kiện chuyển biến của thế giới và tình hình
trong nước. Tư tưởng của Bác khẳng định mỗi người chúng ta hãy nâng cao đạo
đức cách mạng, đạo đức công dân và đạo đức của người cộng sản. Cụ thể, chúng
ta phải "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", luôn vì sự nghiệp dân giàu nước
mạnh. Kiên quyết chống chủ nghĩa thực dụng với các biểu hiện tính đa dạng

trong nền kinh tế thị trường mở cửa, ngăn chặn sự thoái hoá biến chất trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên.
Hai là, về yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi người
trên cương vị trách nhiệm của mình, phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vì vậy,
chúng ta phải đề cao ý chí phấn đấu, phấn đấu không mệt mỏi, không sợ gian
khổ, đồng thời phải ra sức trau dồi tri thức. Cần nâng cao tri thức khoa học xã
hội và nhân văn, đặc biệt là nâng cao trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin


và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao tri thức về khoa học tự nhiên, đặc biệt là
mũi nhọn về khoa học công nghệ hiện đại. Phải nắm vững phương pháp nhận
thức và hành động của Bác, bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, thâm nhập dân
chúng, đánh giá đúng khó khăn thuận lợi, thực trạng và triển vọng. Tự nỗ lực, vì
dân và thực sự dựa vào dân, thực hiện dân chủ lắng nghe và quan tâm ý kiến của
dân mà tìm ra phương hướng, biện pháp, nguồn vốn sức mạnh vật chất, tinh thần
và trí tuệ để vượt qua khó khăn và thách thức.
Phấn đấu tốt hai mặt trên là chúng ta đã thực sự quán triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh và làm theo di chúc của Người, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng mà
Người đã chỉ đường để xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Vai trò ý thức tác động lại vật chất cũng phải được thể hiện rõ ở
khía cạnh phát huy tính năng động, tích cực và vai trò trung tâm của con người,
một số giải pháp cho vấn đề này:
Một là, đổi mới hệ thống chính trị dân chủ hoá đời sống xã hội nhằm phát
huy đầy đủ tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội phù
hợp có ý nghĩa then chốt trong việc phát huy tính tích cực của ngời lao động
như: cơ chế quản lý mới phải thể hiện rõ bản chất của một cơ chế dân chủ, và cơ
chế này phải lấy con người làm trung tâm, vì con ngời, hướng tới con người là
phát huy mọi nguồn lực. Cơ chế quản lý mới phải xây dựng đội ngũ quản lý có

năng lực và phẩm chất, thành thạo về nghiệp vụ.
Ba là, đảm bảo lợi ích của người lao động là động lực mạnh mẽ của quá
trình nâng cao tính tích cực của con người: cần quan tâm đúng mức đến lợi ích
vật chất, lợi ích kinh tế của người lao động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ
như ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, nghỉ ngơi. Cũng cần có chính
sách đảm bảo và kích thích phát triển về mặt tinh thần, thể chất cho nhân dân,
tăng cờng xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp để giải quyết tốt vấn đề
ba lợi ích tập thể, và lợi ích xã hội nhằm đảm bảo lợi ích trớc mắt cũng như lâu
dài của người lao động.
Bốn là, Đảng và Nhà nước cũng cần khắc phục thái độ ỷ lại vào hoàn
cảnh bằng cách nhanh chóng cổ phần hoá các công ty nhà nước để tạo sự năng
động, sáng tạo trong hoạt động cũng như cạnh tranh, nhất là trong thời kỳ hội
nhập hiện nay. Ngoài ra chúng ta cũng cần nâng cao trình độ nhận thức tri thức
khoa học cho nhân dân nói chung và đặc biệt đầu tư cho ngành giáo dục. Chúng
ta cần xây dựng chiến lược giáo dục, đào tạo, với những giải pháp mạnh mẽ phù
hợp để mở rộng quy mô chất lượng ngành đào tạo, đối với nội dung và phương
pháp giáo dục, đào tạo, cải tiến nội dung chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp
với từng đối tượng, trường lớp ngành nghề. Kết hợp giữa việc nâng cao dân trí,
phổ cập giáo dục với việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của người lao động để đáp ứng nhu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.


Nhìn chung, những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua là cả một
quá trình phấn đấu toàn điện của Đảng và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng
và đổi mới đất nước. Qua đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng và có cơ sở khẳng
định rằng công cuộc đổi mới mà chúng ta cùng nhau xây dựng và thực hiện là
hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực trạng nước ta trên cơ sở vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của

nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng Cộng sản
Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc này ntn vào sự nghiệp cách
mạng ở nước ta
Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung
của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Yêu cầu của nguyên tắc
này được tóm tắt như sau: khi nhận thức khách thể ( đối tượng ), sự vật hiện
tượng tồn tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong
chính nó mà không được thêm hay bớt một cách tùy tiện.
- Vật chất là cái có trước tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đoạn phát

triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế giới
vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ tư
duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng mà phải xuất phát từ chính
bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được bắt đối tượng tuân theo tư
duy mà phải bắt tư duy tuân theo đối tượng . Không ép đối tượng thỏa mãn một
sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng – cái logic phát
triển của chính đối tượng đó.
- Toàn bộ nghệ thuật chinh phục bản chất của sự vật hiện tượng được gói ghém
trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện
thâm nhập hữu hiệu vào thế giới bên trong của sự vật. Nghệ thuật chinh phục
như thế không mang đến cho sự vật hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó.
Điều này đã đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khan. Làm như thế nào để biết
chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta về sự vật là khách quan, là phù hợp với
bản thân sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu
phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng.
- Giới tự nhiên và xã hội không bao giờ tự phơi bày toàn bộ bản chất của mình ra
thành các hiện tượng điển hình. Con người không phải chỉ nhận thức những cái
gì bộc lộ ra trước chủ thể. Do đó để phản ánh khách thể như một chỉnh thể, chủ
thể tư duy không thể bổ sung những yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết,
đưa ra các dự đoán khoa học. Thiếu những điều này tư duy sẽ không mang tính

biện chứng, sẽ không thể hiện bản tính sáng tạo thông qua trí tưởng tượng của
chính mình. Yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể đòi hỏi chủ
thể tư duy phải biến đối, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó.
Những biến đổi, cải tạo đối tượng phù hợp quy luật của hiện thực thuộc lĩnh
vực nghiên cứu.
- Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức các
hiện tượng thuộc đời sống xã hội. Đối tượng nghiên cứu bao gồm cái vật chất


và cái tinh thần chứa đầy những cái chủ quan, những cái lý tưởng và luôn chịu
sự tác động của các lực lượng tự phát của tự nhiên lẫn lực lượng tự giác ( ý chí,
lợi ích , mục đích, nhân cách, cá tính khác nhau) của con người. Ở đây đối
tượng , khách thể tư duy quyện chặt vào chủ thể tư duy bằng hệ thống những
mối liên hệ chằng chịt. Do đó cần phải cụ thể hóa nguyên tắc khách quan trong
xem xét các hiện tượng xã hội, tức là phải kết hợp nó với các yêu cầu phát huy
tính năng động, sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng. Điều này còn có
nghĩa là nguyên tắc khách quan trong xem xét không chỉ bao hàm yêu cầu xuất
phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của nó, không
được thêm bớt tùy tiện chủ quan, mà nó còn phải biết phân biệt những quan hệ
vật chất với những quan hệ tư tưởng các nhân tố khách quan với các nhân tố
chủ quan, thừa nhận các quan hệ vật chất khách quan tồn tại xã hội là nhân tố
quyết định . Còn những hiện tượng tinh thần, tư tưởng được quy định bởi đời
sống vật chất của con người và các quan hệ kinh tế của họ nhưng chúng có ảnh
hưởng ngược lại tồn tại xã hội. Phải coi xã hội là một cơ thể sống tồn tại và
phát triển không ngừng chứ không phải là cái gì đó kết thành một cách máy
móc. Phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một
hình thái kinh tế xã hội và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và
phát triển của hình thái xã hội đó.
- Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan
tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các

vấn đề xã hội, đối với khunh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối
với việc đánh giá tình hình xã hội những đánh giá có giá trị hơn những cách
giải quyết đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về
các lực lượng cách mạng thời đại đó. Vì vậy tính khách quan trong xem xét các
hiện tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc tính đảng. việc xem thường nguyên
tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét,
dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các
hiện tượng xã hội phức tạp.
6. Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải
xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Hãy chỉ ra và phân
tích cơ sở triết học của khẳng định đó.
Ở Việt Nam, do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ & hành động giản
đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng đã xuất hiện trước Đổi
mới có nguyên nhân và gây ra tác hại lớn.
Xuất phát từ hiện thực khách quan của nước ta yếu kém về năng lực tư
duy, lạc hậu về lý luận, ít kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý đất nước;
Đồng thời do sai lầm ấu trĩ “tả” khuynh, xảy ra trong một điều kiện lịch sử rất
đặc biệt của dân tộc ta (Biết phát huy tối đa sức mạnh tinh thần, khao khát thoát
ra khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ...) nhưng lại không xuất phát từ hiện thực, bất
chấp quy luật, coi thường tri thức KH,… Nên tạo ra những chính sách sai lầm,
gây ra những hậu quả về nhiều mặt (kinh tế, xã hội…) rất nghiêm trọng & kéo
dài.


Để có thể khắc phục triệt để chủ nghĩa chủ quan phải quán triệt thực hiện
nguyên tắc khách quan. Vì nguyên tắc khách quan là nguyên tắc đầu tiên của tư
duy biện chứng, Vận dụng nguyên tắc khách quan kết hợp với chủ quan trong
hoạt động nhận thức sẽ tránh được những sai lầm trong chính sách phát triển đất
nước.
Trên cơ sở quy luật khách quan đó, Đảng ta khẳng định “Mọi đường lối

chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
Để làm được điều đó Phải tôn trọng hiện thực kh.quan, tôn trọng vai trò quyết
định của VC, tức:
Xuất phát của hiện thực kh.quan của đất nước, của thời đại để hoạch định
chiến lược, sách lược phát triển đất nước;
Biết tìm kiếm, khai thác, tổ chức những lực lượng vật chất (cá nhân –
cộng đồng, kinh tế – quân sự, trong nước – ngoài nước, quá khứ – tương lai,…)
để hiện thực hóa chúng.
Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; Coi đại đoàn kết toàn dân
tộc là động lực chủ yếu phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích
khác nhau (kinh tế, chính trị, tinh thần,...; cá nhân, tập thể, xã hội) thành động
lực thúc đẩy công cuộc đổi mới
Đồng thời phải phát huy tính năng động, sáng tạo của YT, ph.huy vai trò
của các yếu tố chủ quan (t.thức, t.cảm, ý chí, lý trí,...), tức ph.huy vai trò nhân tố
CN trong h.động nhận thức & thực tiễn cải tạo đất nước. Cụ thể:
Coi sự thống nhất nhiệt tình CM & tri thức KH là động lực tinh thần thúc
đẩy công cuộc Đổi mới; Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ; Bồi
dưỡng nhiệt tình, phẩm chất cách mạng; Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật
cường, tài trí người Việt Nam,…
Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng (chủ nghĩa
Mác–Lênin, tư tưởng HCM); Nâng cao và đổi mới tư duy lý luận (về CNXH &
con đường đi lên CNXH);
Phổ biến tri thức KH cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Kiên quyết khắc phục & ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí, lối
suy nghĩ, hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo
tưởng; bất chấp quy luật khách quan
7. Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng "Ý thức con người
không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới ?
Phương pháp luận:
Ý thức của con người theo triết học duy vật biện chứng không phải là một

hiện tượng thần bí, tách rời khỏi vật chất mà là đặc tính của một dạng vật chất có
tổ chức đặc biệt là bộ óc của con người, là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của
thế giới bên ngoài vào bộ óc của con người trên nền tảng của hoạt động lao động


sáng tạo và được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Ý thức là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan.
Ý thức con người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
-

-

Nguồn gốc tự nhiên: Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, phản ánh là
thuộc tính chung của mọi vạn vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái hiện lại
của 01 hệ thống vật chất này những đặc điểm của của một hệ thống vật chất
khác khi 02 hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau. Cùng với sự phát triển
của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp lên
cao. Như vậy ý thức là thuộc tính của 01 dạng vật chất có tổ chức cao là bộ
não người. Não người và sự phản ánh của thế giới khách quan vao não
người chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Nguồn gốc xã hội: Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, chính lao động
và ngôn ngữ là 02 nguồn gốc xã hội Quyết định trực tiếp đến sự hình thành
và phát triển của ý thức Chính lao động đóng vai trò Quyết định trong sự
chuyển biến từ vượn thành người, làm cho con người khác với tất cả động
vật khác. Lao động giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện chính
mình. Thông qua lao động não người càng ngày càng hoàn thiện, phát triển
giúp tư duy trừu tượng phát triển. Chính lao động là cơ sở hình thành, phát
triển của ngôn ngữ . Sự ra đời của ngôn ngữ sẽ giúp con người phản ánh sự
vật khái quát hơn. Điều này càng thúc đẩy tư duy trừu tượng phát triển .
Đây là 02 yếu tố quan trọng để phát triển ý thức. Lao động và ngôn ngữ là

“hai sức kích thích chủ yếu” để bộ não vượn thành bộ não người, phản ánh
tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.

Về bản chất của ý thức: Các Mác đã chỉ ra rằng ý thức chẳng qua chỉ là
vật chất được di chuyển vào trong bộ óc của con người và được cải biến đi ở
trong đó. Như vậy bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định,
nhưng khi phản ánh thì nó mang dấu ấn chủ quan của con người.
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người nhưng đó là
phản ánh sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên
cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng
tượng ra cái không có trong thực tế. ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có
thể tạo ra những huyền thoại, những giả thuyết ...
- Phản ánh của ý thức là tích cực, chủ động: con người trên cơ sở hoạt
động thực tiễn, chủ động tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ
tính chất, thuộc tính, đặc điểm → hiểu biết vận dụng tri thức để nhận thức và
cải tạo TGKQ.
- Ý thức mang bản chất xã hội
Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định
ý thức thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức con người, mà
phải xuất phát từ thế giới khách quan.Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng
và hành động theo các quy luật khách quan. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng


không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, lấy ý chí áp đặt cho
thực tế vì như vậy sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.Tuy nhiên, chủ nghĩa
duy vật đồng thời vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng to lớn của ý thức đối với
vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quan hệ giữa vật chất và
ý thức là quan hệ hai chiều. Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật
tầm thường và bệnh bảo thủ, trì trệ trong nhận thức và hành động.

Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý
thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn
thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn
thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy
luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức
là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho con người
hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện
khách quan nhất định. Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế
giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả "Ý thức con người không
chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới". Vì vậy, phải phát
huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để
tác động, cải tạo thế giới khách quan.
Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
ta thấy không được xem nhẹ quan điểm khách quan, tính năng động, sáng tạo
của ý thức mà nó còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,
của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể
phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những
con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó
con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan)
thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các
điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật … để phục vụ
cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người.
Nếu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta tuyệt đối hóa, cường
điệu hóa vai trò của nhân tố chủ quan thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển của xã hội và rơi vào bệnh bệnh bảo thủ trì trệ. Đây là khuynh hướng sai lầm
cực đoan do cường điệu hóa vai trò của vật chất, sùng bái sức mạnh của quy luật,
hạ thấp vai trò của nhân tố chủ quan. Khuynh hướng bảo thủ sẽ dẫn đến tình trạng
ỷ lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới,
bằng lòng thỏa mãn với cái đã có.
Liên hệ thực tế:

Bệnh bảo thủ trì trệ là một thực tế tồn tại trong thời kỳ khá dài trước đổi
mới (trước Đại hội lần VI tháng 12-1986). Trong giai đoạn này, tình trạng khủng
hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng xuất phát từ bảo thủ có tác hại rất lớn.
Bênh bảo thủ trì trệ được biểu hiện qua việc “chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế đã lỗi thời”, trong công tác tổ chức thời kỳ này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì
trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan
lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không


đúng đắn, mang nặng tính hình thức..” Đảng ta đã “duy trì quá lâu cơ chế quản
lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp” - một cơ chế "gắn liền với tư duy kinh tế
dựa trên những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất
chủ quan, duy ý chí".
Bệnh bảo thủ trì trệ có nguyên nhân từ sự yếu kém lạc hậu về tư duy lý
luận, trí thức lý luận không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Sự giản đơn
yếu kém về lý luận thể hiện ở chổ: hiểu và vận dụng chưa đúng nguyên lý, quy
luật, phạm trù, chưa chú ý tiếp thu kế thừa những thành tựu, kỹ thuật công nghệ
mới của chủ nghĩa tư bản, của nhân loại, thậm chí còn có định kiến phủ nhận
một cách cực đoan những thành tựu đó, chưa chú ý tổng kết những cái mới từ sự
vận động, phát triển của thực tiễn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nguyên nhân
của bệnh chủ quan là kém lý luận, lý luận là lý luận suông. Còn do nguồn gốc
lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của con người chi phối.
Nhờ vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước ta, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước
được ổn định và nâng cao, chế độ XHCN ngày càng củng cố và đất nước đã ra
khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và đang có những bước chuyển biến tích
cực trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế – kỹ
thuật yếu, trong điều kiện sự biến đổi khoa học – công nghệ trên thế giới lại diễn
ra rất nhanh, liệu nước ta có thể đạt được những thành công mong muốn trong

việc tạo ra nền khoa học – công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian
ngắn hay không? Chúng ta phải làm gì để tránh được nguy cơ tụt hậu so với các
nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề
đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học – công nghệ
trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới. Như vậy có nghĩa là
ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học. Chúng ta phải không ngừng nâng
cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành
niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực
cả. Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không
phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc. Chức năng của các giá trị văn
hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức. Không có tính đạo đức thì tất
cả các dạng giá trị (giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa. Còn cách
mạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần – xã hội, xây dựng mối
quan hệ tư tưởng, tình cảm của con người với tư cách là chủ thể xây dựng đời
sống tinh thần và tạo ra được những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của
con người.Mà có tự do thì con người mới có thể tham gia xây dựng đất nước.
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thắng lợi của công cuộc đổi mới có
được là dựa trên một nền tảng tư tưởng đúng, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh mà trong đó sự quán triệt và vận dụng đúng quy luật,
nguyên tắc khách quan là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng.


Câu 8: Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa triết học câu nói của
C.Mác: "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê
phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng
vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó
thâm nhập vào quần chúng"
1. Hoàn cảnh xuất hiện: trong Lời nói đầu của bộ “Góp phần phê phán triết
học pháp quyền của Hêgen” của C.Mác - Gồm ba tác phẩm của Mác phê phán
quan điểm của Hêghen về nhà nước và pháp quyền. Sự tán dương của tác giả với

chế độ quân chủ lập hiến, chế độ quan liêu và quân chủ Phổ. Nêu vai trò lịch sử
của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh nhằm cải tổ xã hội.
2. Nội dung:
C.Mác đã nói rõ rằng, "tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết.
Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực
tiễn".
Ở câu nói trên, "Vũ khí của sự phê phán" và "lý luận" là khoa học, tư tưởng
khoa học, lý luận khoa học, còn "sự phê phán của vũ khí” và "lực lượng vật
chất" là hoạt động vật chất, hoạt động thực tiễn của con người. Như vậy, C Mác
đã giải trình rất rõ ràng, lý luận khoa học phải thông qua hoạt động thực tiễn của
con người thì mới trở thành lực lượng vật chất. Nếu lý luận không thông qua
hoạt động của con người mà chỉ tự bản thân nó thôi thì không thể biến thành cái
gì cả và không sinh ra tác động tích cực hay tiêu cực đến thực tiễn. Trong mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, thì thực tiễn, xét đến cùng, là cái luôn giữ vai
trò quyết định; còn lý luận có tính độc lập tương đối của nó.
Lý luận phải được vận dụng sáng tạo vào trong từng điều kiện cụ thể của thực
tiễn để kịp thời chỉ đạo hoạt động thực tiễn, lý luận phải được kiểm nghiệm
trong thực tiễn
Lý luận được xây dựng không dành cho lý luận mà để phục vụ cho hoạt động
thực tiễn, sự phát triễn của lý luận không tách ra khỏi thực tiễn mà bám sát thực
tiễn, giải đáp các vấn đề do thực tiễn đặt ra.
- Lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm tính chân lý của nó.
- Lý luận đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp để hướng dẫn, dự báo hoạt
động thực tiễn, cải tạo thế giới. Lý luận chỉ có sức mạnh khi xâm nhập vào thực
tiễn, vào hoạt động của con người trong thực tế.
-

Hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi
đường, nhờ đó mà hoạt động thực tiễn của con người mới trở thành tự giác, có
hiệu quả và đạt được mục đích mong muốn. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý

luận, vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương
pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển các mối
quan hệ thực tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế,


những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động. Như vậy lý luận không chỉ
giúp con người hoạt động có hiệu quả mà còn:
-

Là cơ sở để khắc phục những hạn chế hiểu biết của con người.
Là cơ sở để tăng năng lực hoạt động của con người..
Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng của con người.
Liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức mạnh cải tạo tự
nhiên và xã hội.

3. Ý nghĩa triết học:
Cho thấy vị trí vai trò của triết học, của lý luận khoa học trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi sự nô dịch của giai cấp bóc lột.
Theo Mác, triết học phải có nhiệm vụ phản ánh mọi xung đột của đời sống
hiện thực, những điều kiện kinh tế, vật chất của những xung đột hiện thực ấy,
đồng thời vạch ra con đường và những cách giải quyết các xung đột đó. Vì vậy,
triết học phải tìm được cho mình một lực lượng nằm ngay trong bản thân hiện
thực, có khả năng phủ định xã hội hiện tại, xây dựng một xã hội mới. Lực lượng
ấy chính là giai cấp vô sản. Như vậy theo Mác, triết học tiên tiến phải gắn liền
với các lực lượng tiến bộ.
9. Trình bày khái quát các hình thức lịch sử của phép biện chứng? vì
sao nói phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép
biện chứng ?
1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng (Trang 109, cuốn 2, triết học)
Trong chủ nghĩa Mác — Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối

liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự
vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện chứng bao gồm
biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện
chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng
khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.
Phép biện chứng vừa là lý luận (học thuyết) nghiên cứu bản tính biện chứng
của thế giới vừa là phương pháp luận (nguyên tắc hay quan điểm) xem xét sự vật
trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau và trong trạng thái luôn vận động, phát
triển; là cách thức tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Do vậy, phép biện chứng vừa là hệ
thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù phản ánh đúng đắn bản tính biện chứng
cuả vạn vật tồn tại trong thế giới; vừa là hệ thống các nguyên tắc phương pháp
luận chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn hiệu quả. Phép biện
chứng đối lập với phép siêu hình.
2. Các hình thức lịch sử của phép biện chứng (Trang 109 – 115, cuốn 2, triết
học)


Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ bản: phép biện
chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
a

Phép biện chứng chất phác
Là hình thức đầu tiên của phép biện chứng. Nó là một nội dung cơ bản trong
nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu
cho nhũng tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là "biến dịch luận”
(học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ) và "ngũ
hành luận" (học thuyết về những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các tố chất
bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia. Trong triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét
nhất của tư tưởng biện chứng là triết học của đạo Phật, với các phạm trù "vô
ngã", "vô thường", "nhân duyên". Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện

một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát. Ph.Ăngghen viết:
"Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm
sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên
cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng...” Cái thế giới quan
ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các
nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclit trình bày một cách
rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi
đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi sự vật đều không ngừng phát sinh và
tiêu vong"'. Tuy nhiên, những tư tưởng biện chứng đó về căn bản vẫn còn mang
tính chất ngây thơ, chất phác. Ph.Ăngghen nhận xét: "Trong triết học này, tư duy
biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi
những trở ngại đáng yêu... Chính vì người Hy Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ,
phân tích giới tự nhiên, cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên là một
chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thế ấy. Mối liên hệ phổ biến giữa
các hiện tượng tự nhiên chưa được chứng minh về chi tiết: đối với họ, mối liên
hệ đó là kết quả của sự quan sát trực tiếp”. Phép biện chứng chất phác cổ đại
nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài,
bằng trực quan chất phác, ngây thơ, còn thiếu sự chứng minh bởi những thành
tựu phát triển của khoa học tự nhiên.
Tổng kết lại, tuy phép biện chứng thời cổ đại nhận thức đúng về bản chất của
thế giới, nhưng lại nghiên cứu bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác,
ngây thơ, chưa có sự chứng minh cụ thể của khoa học tự nhiên.

b

Phép biện chứng duy tâm
Tồn tại trong nền triết học cổ điển Đức; nó được hình thành trong nền triết
học của Cantơ, trải qua triết học của Phíchtơ và triết học của Senlinh. Sau cùng
được hoàn thiện trong triết học của Hegel.
Các nhà triết học này đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện

chứng duy tâm một cách có hệ thống. Phép biện chứng Hegel là hệ thống lý luận
về quá trình tự vận động, phát triển của ý niệm tuyệt đối. Phép biện chứng Hegel


bao gồm lý luận về tồn tại, lý luận về bản chất, lý luận khái niệm. Không chỉ có
Hegel các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng phép biện chứng duy tâm bằng
một hệ thống có logic. Vladimir Ilyich Lenin đã nói: “Hegel đã đoán được một
cách tài tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng, của thế giới, của giới
tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm”. Engels lại nhấn mạnh ý kiên của
Karl Marx: “Tình chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay
Hegel tuyệt nhiên không ngăn cản Hegel trở thành người đầu tiên trình bày một
cách bao quát và có y thức những hình thái vận động chung của phép biến
chứng. Ở Hegel, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó
lại là sẽ thấy được cái hạt nhận hợp lý của nó ở đàng sau cái vỏ thần bí của nó”.
Phép biện chứng duy tâm là phép biện chứng tư duy, là phép biện chứng của
khái niệm, nó mang tính tư biện, thần bí: phép biện chứng duy tâm là một hệ
thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù chuyển hóa lẫn nhau phản ánh mối liên
hệ và sự vận động, phát triển diễn ra trong thế giới tinh thần, trong tư duy. Nó
vừa là một hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh về mối liên hệ phổ biến và về sự
phát triển vừa là một phương pháp tư duy triết học phổ biến. Phép biện chứng
duy tâm đã hòan thành cuộc cách mạng về phương pháp, nhưng cuộc cách mạng
đó xảy ra ở tận trên trời.
Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết
học Hégel là hạn chế cần phải vượt qua. C.Mác và Ăngghen đã khắc phục hạn
chế đó để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao
nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê
phán đối với phép biện chứng cổ điển Đức. Ăngghen tự nhận xét: "“…có thể nói
rằng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác
thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự
nhiên và về lịch sử”.

c

Phép biện chứng duy vật
C.Mác và Ph.Ăngghen cải tạo “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng duy
tâm Hêghen theo tinh thần triết học duy vật của Phoiơbắc, xây dựng phép biện
chứng duy vật. V.I.Lênin tiếp tục bảo vệ và phát triển nó. Đối với họ, “phép biện
chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”, “là môn khoa học về những quy luật
phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và
của tư duy”, “là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc
nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người,
nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”.
Phép biện chứng duy vật bao gồm phép biện chứng khách quan và phép
biên chứng chủ quan. Phép biện chứng duy vật là đỉnh cao của tư duy nhân loại,
mang tính tự giác, tính khoa học và tính cách mạng triệt để, và là công cụ hiệu
quả để nhận thức và cải tạo thế giới.
3. Phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép
biện chứng vì:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×