Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài dịch CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI CÁC QUỐC GIA BRICS BẰNG MÔ HÌNH VÉC – TƠ TỰ HỒI QUY VỚI DỮ LIỆU BẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.64 KB, 21 trang )

Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TẠI CÁC QUỐC GIA BRICS
BẰNG MÔ HÌNH VÉC – TƠ TỰ HỒI QUY VỚI DỮ LIỆU BẢNG

Fredj Jawadi a,*, Sushanta K. Mallick b, Ricardo M. Sousa c,d
a

Đại học Evry Val d'Essone, 2, rue Facteur Cheval, 91025 Evry, Pháp.

b

Trường Queen Mary thuộc Đại học Luân Đôn, ngành Kinh doanh và Quản lý,
đường Mile End, London E1 4NS, Vương Quốc Anh.
c

Đại học Minho, khoa Kinh tế và Nghiên cứu chính sách kinh tế (NIPE), Campus of
Gualtar, 4710-057 Braga, Bồ Đào Nha.
d

Trường Kinh tế Luân Đôn, Hội cựu sinh viên LSE, đường Houghton, London WC2
2AE, Vương Quốc Anh.

Tóm tắt
Sử dụng mô hình Véc – tơ tự hồi quy với dữ liệu bảng, chúng tôi đánh giá các tác
động đến nền kinh tế vĩ mô của những cú sốc chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại 5
thị trường mới nổi quan trọng là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS).
Chúng tôi thấy rằng chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động của nền
kinh tế thực và thắt chặt tính thanh khoản của thị trường; trong khi những cú sốc trong chi
tiêu của Chính phủ có tác Keynes mạnh. Chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại


sự tương quan giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, điều rất quan trọng đối với
kinh tế và những quyết định chính trị. Kết quả của chúng tôi có giá trị ngay cả sau khi đã
kiểm soát các giai đoạn bất ổn lớn, chẳng hạn như các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài
chính.
2015 Elsevier B.V. Tất cả bản quyền được bảo lưu

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 1


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR
1.

Giới thiệu bài nghiên cứu

Sau cuộc Đại suy thoái 1929 -1932, cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007 -2009
được xem như một sự kiện khủng hoảng toàn diện toàn cầu. Có nguồn gốc từ thị trường thế
chấp dưới chuẩn của Mỹ, nó nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng đến các nền
kinh tế phát triển cũng như các nền kinh tế thị trường mới nổi cả về kinh tế vĩ mô và các
chính sách(1). Không ngạc nhiên khi mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu sắc của cuộc
khủng hoảng đã buộc các Chính phủ và ngân hàng trung ương ở nhiều thị trường mới nổi
phải quyết định một cách nhanh chóng, phối hợp hành động với các đối tác và các nhà chính
sách của các nước phát triển.
Các chính sách của Fed được các nhà hoạch định chính sách đối ngoại nhìn nhận như
sự chịu trách nhiệm cho việc tạo ra thặng dư thanh khoản toàn cầu và sự gia tăng của dòng
vốn vào các thị trường mới nổi từ năm 2009, dẫn đến đồng tiền được định giá không đúng,
tăng trưởng tín dụng quá nhanh, đóng góp vào sự hình thành bong bóng giá tài sản và sự tích
tụ của việc mất cân bằng tài chính vĩ mô ở các nước này (Eichengreen, 2011, 2013).
Trong bối cảnh này, cần đánh giá rằng liệu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

có thể được sử dụng là các công cụ có tác dụng ổn định kinh tế, đặc biệt là đối với nền kinh
tế mới nổi. Về chính sách tiền tệ, nhiều câu hỏi vẫn còn mở, cụ thể là, liên quan đến hiệu quả
của nó trong việc kiểm soát lãi suất và thúc đẩy sản lượng. Tương tự như vậy, đối với chính
sách tài khóa, không có sự đồng thuận về tác động đến kinh tế vĩ mô của nó: một mặt, tăng
đầu tư công dẫn đến thâm hụt ngân sách có thể lấn át chi tiêu cá nhân; mặt khác, việc tăng
đầu tư công có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế, đặc biệt là sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài
sản (Agnello vàSousa, 2011).
Bài viết này sẽ đóng góp kinh nghiệm cho cuộc tranh luận hiện tại bằng cách tập
trung vào năm nền kinh tế thị trường mới nổi: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi
(được gọi là BRICS). Cụ thể hơn, chúng tôi đánh giá những tác động đến kinh tế vĩ mô của
những cú sốc chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa bằng cách sử dụng mô hình Panel
Vector Auto-Regression (PVAR); thống nhất khuôn khổ theo dõi sự phát triển và lan truyền
tiềm năng giữa hai chính sách.
Sử dụng dữ liệu từng quý trong giai đoạn từ quý 1 năm 1990 đến quý 2 năm 2013,
chúng tôi bắt đầu bằng cách điều tra những ảnh hưởng của một cú sốc tích cực trong lãi suất,
và thấy rằng sự thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ:
(1)

Tuy nhiên, các nền kinh tế thị trường mới nổi đã khắc phục được khá tốt trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua và được quản lý để
thực hiện các biện pháp phản chu kỳ

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 2


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR
(i)

Có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế thực;


(ii)

Dẫn đến sự sụt giảm dần trong các chỉ số giảm phát giá; và

(iii)

Sẽ thắt chặt các điều kiện thanh khoản trên thị trường.

Sau đó, chúng tôi đánh giá các tác động tích cực trong việc bất ngờ tăng chi tiêu của
chính phủ, và thấy rằng việc mở rộng chính sách tài khóa bất ngờ sẽ dẫn đến:
(i)

Có tác động làm tăng GDP thực tế;

(ii)

Có ảnh hưởng liên tục và tích cực trên mức giá; và

(iii)

Không làm tăng lãi suất.

Khi xem xét các vấn đề của các mối liên kết giữa chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ, kết quả thực nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng các mặt tích cực của việc tạo cú sốc
trong chi tiêu chính phủ được theo sau bởi một sự gia tăng trong tỷ lệ tăng trưởng của tổng
nguồn cung cầu tiền tệ, trong đó tiếp tục làm tăng GDP thực tế. Trong trường hợp của các
mặt tích cực của cú sốc ảnh hưởng đến tỷ giá ngân hàng trung ương, chúng tôi cho thấy rằng
nó được đi kèm với giảm chi tiêu chính phủ, do đó, khuếch đại những ảnh hưởng của sự thắt
chặt tiền tệ. Do đó, chính sách tài khóa và tiền tệ xuất hiện để hiển thị lan truyền hợp lý,

trong đó có liên quan cho các quyết định kinh tế và chính trị trong BRICS.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra các thành phần của sự bất ổn định, cụ thể là
các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và / hoặc khủng hoảng tiền tệ. Ngoài
ra, khi tập trung vào giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến qúy 2 năm 2013, chúng tôi thấy rằng
các kết quả thực nghiệm bao gồm cả số lượng và chất lượng.
Bài báo được chia làm 6 phần:
-

Phần 2 trình bày về tổng quan các nghiên cứu trước.
Phần 3 mô tả phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng.
Phần 4 thảo luận về dữ liệu và kết quả thực nghiệm.
Phần 5 phân tích độ nhạy.
Phần 6 tổng kết.

2.

Tổng quan các nghiên cứu trước

Bài báo góp phần vào việc nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của chính sách
tiền tệ và chính sách tài khóa trong các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Liên quan đến chính sách tiền tệ, Taylor (2001) nhấn mạnh rằng tỉ giá hối đoái ổn
định có thể giúp thúc đẩy sự ổn định sản lượng và kiềm chế lạm phát tới mức mục tiêu.
Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 3


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

Theo Taylor (2002) khi thị trường tài chính kém phát triển, chẳng hạn như trường

hợp của các thị trường mới nổi, các ngân hàng trung ương đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc quản lý sự kỳ vọng của các tác nhân kinh tế.
Tương tự, Calvo and Mishkin (2003) chỉ rõ rằng độ tin cậy thể chế thấp buộc các
nhà chính sách tiền tệ ở những quốc gia này phải chịu một hạn chế thông qua việc áp dụng
một cơ chế lạm phát mục tiêu.
Đối với Brazil, Minella et al. (2003) cho rằng bao gồm cả tỷ giá hối đoái và tổng tiền
là các biến nội sinh của hệ thống tính toán không đầy đủcho sự phản ứng của nền kinh tế
trước những cú sốc của chính sách tiền tệ.
Ahmed (2003) điều tra về các yếu tố quyết định đến động thái kinh tế vĩ mô ở Mỹ
Latinh bằng cách sử dụng mô hình Panel Vector Auto Regression (PVAR), trong khi
Allegret et al. (2012) phát hiện ra sự liên quan của biến động tỷ giá hối đoái thực và các
dòng vốn.
Devereux et al. (2006) nhấn mạnh tầm quan trọng của những rào cản tài chính và
Batini et al. (2007) cho rằng chúng làm tăng các chi phí liên quan đến việc thực thi chế độ
tỷ giá cố định.
Đối với Trung Quốc, Wang và Handa (2007) và Burdekin và Siklós (2008) ước tính
các quy tắc chính sách tiền tệ và cho rằng sự thăm dò khối ngoại, lạm phát mục tiêu, che
dấu sản lượng mô tả hành vi của nhà chính sách về tiền tệ nước này.
Đối với Nam Phi, du Plessis (2006) thấy rằng chính sách tiền tệ là một công cụ chính
sách tài chính ổn định chủ đạo kể từ những năm 90.
Erten (2012) nhấn mạnh tầm quan trọng của những cú sốc nhu cầu ngoại trong việc
giải thích kết quả tăng trưởng nền kinh tế của các nước mới nổi, trong khi Saldarriaga và
Winkelried (2013) nhấn mạnh các liên kết thương mại song phương.
Sử dụng dữ liệu cho BRICS, Mallick và Sousa (2012) dựa trên các ước tính phương
pháp Bayesian hiện đại và một mô hình Sign-Restrictions VAR để xác định những cú sốc
chính sách tiền tệ (lãi suất).
Các tác giả cho thấy sự thu hẹp tiền tệ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế thực
sự và giúp cho lạm phát trong ngắn hạn. Mallick và Sousa (2013) cũng xác định giá cả
hàng hóa và các cú sốc chính sách tiền tệ đối với cùng một nhóm các quốc gia giống nhau.
Họ nhận thấy rằng chính sách tiền tệ có thể dựa vào những cú sốc kinh tế vĩ mô bất lợi, và

các cú sốc giá cả hàng hóa đòi hỏi một phản ứng tích cực từ các ngân hàng trung ương với
Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 4


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

mục tiêu lạm phát. Jawadi et al. (2014a) chỉ rõ qui tắc tiền tệ cho Trung Quốc và Brazil và
cho thấy mỗi quan hệ quan trọng giữa việc thực hiện các chính sách tiền tệ ở những quốc
gia này với các biến số như tỷ giá hồi đoái và giá cả hàng hóa.
Đối với các công trình về chính sách tài khóa tại các thị trường mới nổi, Gavin và
Perotti (1997), Talvi và Végh (2005), Alesina et al. (2008) và Ilzetski và Végh (2008) lập
luận rằng lạm phát cao và chính sách tài khóa cùng chu kỳ (pro-cyclicality) vẫn còn những
vấn đề về chính sách nghiêm trọng. Velasco (2000) cũng chỉ ra sự liên quan của sai lệch tài
khóa, như tài sản ròng của chính phủ có xu hướng giảm dần qua các chu kỳ kinh doanh
trong nhóm những quốc gia này. Mallick (2006) cho thấy, trong những hậu quả của cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á, các biện pháp thắt chặt tài khóa góp phần vào sự sụp giảm
sản lượng. Jawadi et al. (2014b) dùng một hệ thống hệ phương trình đầy đủ để tìm hiểu
những ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của chính sách tài khóa trong BRICs, và một mô hình
smooth transition (STR) để ước tính các quy tắc chính sách tài khóa. Các tác giả đã phát
hiện ra những hiệu ứng chính sách tài chính Keynes mạnh mẽ, tức là không có bằng
chứng về “thu hẹp chính sách tài chính mở rộng”.Ngoài ra, cân nhắc về sự tăng trưởng,
lạm phát và giá cả hàng hóa điều khiển hành vi tài chính ở những quốc gia này.
Công trình của chúng tôi cũng liên quan đến các tài liệu kinh tế về các biện pháp bắt
nguồn từ sự thay đổi bất ngờ trong chính sách kinh tế. Những nghiên cứu cấp quốc gia
chẳng hạn như các công trình của Afonso và Sousa (2012) và Christiano et al. (2005) tập
trung vào mô hình VAR và thứ tự Cholesky để xác định cú sốc tiền tệ và tài khóa tương
ứng. Blanchard và Perotti (2002) sử dụng thông tin đối ngoại về tính đàn hồi của các biến
tài chính để kiểm soát các phản ứng tự động của chính sách tài khóa trong chu kỳ kinh

doanh. Leeper và Zha (2003) và Afonso và Sousa (2011) dựa vào phương pháp Bayesian
và một hệ thống phương trình đầy đủ để số lượng các tác động kinh tế vĩ mô của những cú
sốc lãi suất ngân hàng và để ước lượng cầu tiền và chính sách điều khiển cân bằng. Uhlig
(2005) sử dụng thuật toán dấu hiệu hạn chế trên hàm phản ứng đẩy để xác định sự thay đổi
bất ngờ của lãi suất ngân hàng và chi tiêu chính phủ. Ramey và Shapiro (1998) và Romer
và Romer (2004, 2010) lập luận rằng các biện pháp thông thường có thể sai lệch và phát
triển "phương pháp tiếp cận thuyết minh" (narrative approach), tách biệt khỏi các sự kiện
chính trị.
Nghiên cứu dựa trên một danh sách các nước đã sử dụng hình thức rút gọn của
khuôn khổ Panel VAR (Panel VAR frameworks), phù hợp cho việc nghiên cứu sự chuyển
giao của cú sốc đặc tính riêng qua thời gian và đơn vị. Ví dụ, Beetsma và Giuliodori (2011)
và Lane và Benetrix (2015) phân tích sự chuyển giao của chi tiêu chính phủ các quốc gia.
Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 5


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

Agnello và Sousa (2011, 2013) nghiên cứu kinh tế vĩ mô và hiệu ứng giá tài sản của chính
sách tài khóa. Những công trình khác thì tập trung vào mô hình cấu trúc Panel VAR. Ví dụ,
Ravn et al. (2012) nghiên cứu tác động của "sự gia tăng trong mua sắm chính phủ" trên các
biến vĩ mô quan trọng bằng một mô hình Panel VAR. Pedroni (2013) đề xuất một mô hình
cấu trúc Panel VAR để giải thích cho cả những cú sốc đặc tính và phổ biến và cho
phépgiữa các đơn vị không đồng nhất của các động thái của các phản ứng.
3.

Phương pháp kinh tế lượng

Chúng tôi sử dụng một hình thức rút gọn của phương pháp Véc - tơ tự hồi quy

(PVAR). Tương tự như phương pháp Véc - tơ tự hồi quy truyền thống (VAR), đây là
phương pháp xem xét với tất cả các biến trong hệ thống như là biến nội sinh. Tuy nhiên, nó
sử dụng một cấu trúc bảng, nơi mà ta có thể kiểm soát tính không đồng nhất của các biến
không quan sát được. Khung bảng điều khiển cũng cho phép chúng tôi tăng hiệu quả, vì nó
tránh được các sai lệch tiềm ẩn gây ra bởi số lượng nhỏ các bậc tự do của phương sai ở cấp
độ quốc gia.
Chúng tôi xác định của mô hình bảng VAR thứ hai như sau:
Yi,t = Γ0 + Γ(L)Yi,t + νi + dc,t + εi,ti = 1,…..,N t = 1,….Ti
Trong đó:
Yi,t là một vector của các biến nội sinh,
Γ0 là một vector của các hằng số,
Γ(L) là một đa thức ma trận trong độ trể của điều hành,
νi là hiệu ứng cố định quốc gia cụ thể,
dc,t là thời gian tác dụng quốc gia cụ thể,
εi,t là một vector củasai số.
Bởi vì sự tương quan giữa các tác động cố định và các biến hồi quy, các khác biệt
trung bình của dữ liệu sẽ dẫn đến hệ số sai lệch (Holtz-Eakin et al., 1988). Do đó, chúng tôi
áp dụng một quy trình hai bậc thang, trong đó:
1) Chúng tôi chuyển các khác biệt trung bình và loại bỏ chỉ số trung bình của tất cả các quan

sát trong tương lai có sẵn cho mỗi quốc gia theo từng năm (Arellano và Bover, 1995) -i.e. cái
gọi là 'thủ tục Helmert';
2) Chúng tôi ước tính hệ thống bằng GMM, sử dụng độ trễ của các biến hồi quy như các công
cụ (Blundell và Bond, 1998).
Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 6


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR


Đối với các tính toán của hàm “phản ứng đẩy”, chúng tôi sử dụng phương pháp bóc
tách, phân rã Cholesky của ma trận phương sai-hiệp phương sai của phần dư, có nghĩa là,
chúng ta chuyển đổi hệ thống trong một VAR "đệ quy" và áp đặt một cấu trúc dạng hình tam
giác (Hamilton, 1994).
Chúng tôi giả định rằng các vector của các biến nội sinh có trong hệ thống có thể
được biểu diễn như:
Yt = [US_IRt, GDPt, Pt, GOVSt, IRt, M2_GRt]'
Cùng với các tác phẩm của Christiano et al. (2005), Mallick và Sousa (2012, 2013) và
Sousa (2010, 2014a, 2014b), chúng tôi cho rằng GDP thực tế và chỉ số giảm phát giá phản
ứng với chính sách tiền tệ có một độ trễ, trong khi tốc độ tăng trưởng của tổng tiền tệ (M2)
phản ứng tức thời với những cú sốc chính sách tiền tệ. Các biến này thường được sử dụng
trong các tài liệu chu kỳ kinh doanh tiền tệ. Cân nhắc thực tế của hàm phản ứng đẩy, chúng
tôi không hiển thị giá cả, có nghĩa là không bao gồm giá cả hàng hóa trong tập hợp các biến
của hệ thống. Theo đề nghị được thực hiện bởi Kim và Roubini (2000), chúng tôi cũng bao
gồm lãi suất quỹ vốn tại FED (đây là tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay
qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang) trong khuôn khổ của chúng tôi, cho phép
chúng tôi để giải thích cho những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ (2).
Phù hợp với các tác phẩm của Blanchard và Perotti (2002), Perotti (2004), Akitoby
và Stratmann (2008), Uhlig (2005), Afonso và Sousa (2011, 2012), Agnello và Sousa (2011,
2013) và Jawadi et al. (2014b), những tác động của chính sách tài khóa được chụp bởi sự
tương tác giữa GDP thực tế, chỉ số giảm phát giá cả, chi tiêu chính phủ và lãi suất. Sau
Agnello et al. (2013), chúng tôi tập trung vào các chi tiêu của chính phủ là các công cụ chính
sách tài khóa thay vì thu nhập của chính phủ. Điều này cũng phản ánh sự khó khăn trong
việc có được một nhận dạng đúng của những cú sốc thu nhập của chính phủ.
Cuối cùng, chúng ta xem xét một mô hình thống nhất cho cả hai chính sách. Giả định
của chúng tôi là chính sách tài khóa phản ứng với biến động của chính sách tiền tệ, như việc
hoạch định chính sách sẽ tác động nhanh hơn đến việc điều chỉnh tỷ giá ngân hàng trung
ương hơn để thực hiện những thay đổi trong chi tiêu chính phủ. Một số tác giả cũng đã phân
tích những tác động liên quan đến sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ,

(2)

Theo kết quả của chúng tôi, khi chúng ta thay thế lãi suất quỹ vốn tại FED với tốc độ tăng trưởng M2 ở Mỹ hay tốc độ tăng trưởng dự trữ của Fed
thì cho thấy rằng mặc dù có vai trò của chính sách tiền tệ của Mỹ trong việc giải thích sự biến động của các nền kinh tế BRICS nhưng các yếu tố trong
nước dường như liên quan chính. Để ngắn gọn, những kết quả này không được báo cáo trong bài báo, nhưng họ có sẵn theo yêu cầu.

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 7


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

đặc biệt là, trong bối cảnh của một liên minh tiền tệ. Trong bối cảnh này, Gali và Monacelli
(2008) xem xét trường hợp của chính sách tiền tệ được thực hiện bởi một ngân hàng trung
ương chung và chính sách tài khóa được thực hiện ở cấp quốc gia.
4.

Dữ liệu và kết quả thực nghiệm

4.1. Dữ liệu và phân tích sơ bộ
Chúng tôi sử dụng dữ liệu tại BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Các dữ liệu của các quý trong gian đoạn từ quý 1 năm 1990 đến quý 2 năm 2013, cho phép
chúng tôi để nghiên cứu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các biến trong mô hình PVAR như sau:
1) Lãi suất quỹ vốn tại FED (US_IRt), được sử dụng để nắm bắt các động thái của
chính sách tiền tệ của Mỹ;
2) GDP thực (GDPt), được sử dụng như là một đại diện cho hoạt động kinh tế và chu
kỳ kinh doanh;
3) Chỉ số giảm phát giá (Pt), dựa trên chỉ số giảm phát của GDP;

4) Chi tiêu Chính phủ (GOVSt), tương ứng với các chi tiêu, tiêu dùng chung cuối
cùng của Chính phủ và được sử dụng như các công cụ chính sách tài khóa;
5) Lãi suất danh nghĩa của Ngân hàng trung ương (IR t), được sử dụng như là công cụ
chính sách tiền tệ; và
6) Sự tăng trưởng tỷ lệ cung tiền (M2t), yếu tố thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng
trung ương liên quan đến những biến đổi của thị trường tiền tệ (Mallick, 2006)
Dữ liệu có nguồn gốc từ Haver Analytics, ngoại trừ Lãi suất quỹ vốn tại FED, được
công bố bởi Hội đồng thống đốc của Cục Dự trữ liên bang và chi tiêu của Chính phủ được
công bố bởi Ngân hàng Thế giới và các tài khoản quốc gia OECD.
Bảng 1 trình bày một loạt các thống kê mô tả, trong khi chúng tôi báo cáo hệ số tương
quan trong Bảng 2. Điều đáng chú ý là tất cả các biến thể hiện một sự tương quan đáng kể
giữa lãi suất của Ngân hàng trung ương và các chi tiêu của chính phủ.
Cuối cùng, ở bảng 3, chúng tôi đánh giá sự hiện diện của nghiệm đơn vị trong dữ liệu
bằng cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu bảng của Maddala và Wu (1999).
Các kết quả của kiểm định cho thấy rằng tất cả các biến được tích hợp bậc một.

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 8


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

Bảng 1: Số liệu thống kê tóm tắt
US_IR
GDP
P
GOVS
IR
M2_GR


# Obs
1140
391
504
383
530
513

Mean
5.302
599,029.300
73.965
17,038.130
1.998
0.986

Độ lệch chuẩn
3.551
638,853.900
60.319
38,528.060
5.484
4.729

Nhỏ nhất
0.070
83.530
0.000
14.753

0.024
-0.107

Lớn nhất
19.100
1,988,373.000
285.408
188,619.100
42.000
62.383

Bảng 2: Ma trận tương quan không điều kiện
US_IR
GDP
P
GOVS
IR
M2_GR

US_IR
1.000
0.011
-0.655***
-0.241***
-0.114***
0.028

GDP

P


GOVS

IR

1.000
0.144**
0.998***
-0.471***
-0.206***

1.000
0.228***
0.390***
-0.292***

1.000
-0.252***
-0.122**

1.000
-0..141***

M2_GR

1.000

Ghi chú: Ký hiệu ***, ** và * đại diện cho ý nghĩa 1%. 5% và 10% tương ứng

Bảng 3: Kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu bảng

US_IR
ADF-Fisher
Chi-square
p-Value
PP--Fisher Chisquare
p-Value

GDP

P

GOVS

IR

M2_GR

133.672

40.961

38.809

35.007

82.300

24.707

0.000


0.000

0.000

0.000

0.000

0.006

662.981

122.450

154.557

154.557

258.154

42.936

0.000

0.000

0.000

0.000


0.000

0.000

Ghi chú: Tất cả các hàng là kết quả trong lần thay đổi đầu tiên
4.2. Chính sách tiền tệ

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 9


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

Chúng tôi bắt đầu bằng cách nhìn vào những ảnh hưởng của một cú sốc chính sách
tiền tệ, tức là một cú sốc tích cực đến lãi suất danh nghĩa của Ngân hàng trung ương. Hình 1
thể hiện hàm phản ứng đẩy. Đường liền nét tương ứng với ước lượng điểm và đường đứt gãy
là khoảng tin cậy 68% dựa trên 10.000 kết quả. Vì vậy, chúng xấp xỉ một độ lệch chuẩn trên
và dưới mức trung, do đó khoảng cách giữa hai đường là khoảng hai lần độ lệch chuẩn. Thiết
lập này cũng là phù hợp với các nghiên cứu của Leeper và Zha (2003), Sousa (2010, 2014a,
2014b), Afonso và Sousa (2011, 2012), Agnello và Sousa (2011, 2013), Mallick và Sousa
(2012, 2013) và một số tác giả khác.

Hình 1. Hàm phản ứng đẩy
với một cú sốc tích cực trong
lãi suất
Ghi chú: Mỗi cột của các
biểu đồ đưa ra các hàm phản
ứng đẩy (trên 12 quý) với một

cú sốc tích cực trong lãi suất
tương ứng với một độ lệch
tiêu chuẩn (tức là thắt chặt
tiền tệ). Các biến đáp ứng
được đặt tên ở bên trái của
mỗi biểu đồ. Những đường đứt gãy trên và dưới thể hiện trong mỗi đồ thị là những kết quả tương ứng với 1
độ lệch chuẩn, trong khi đường kẻ liền mạch tương ứng với phản ứng trung bình.

Như vậy, việc thắt chặt chính sách tiền tệ dẫn đến:
(i)
(ii)
(iii)

Giảm GDP thực tế;
Giảm dần của chỉ số giảm phát giá; và
Một tác động tiêu cực lớn nhất đến tính thanh khoản của thị trường kéo dài 6 quý đầu
tiên sau cú sốc.

Điều thú vị là, chi tiêu của Chính phủ giảm khoảng 6 quý sau cú sốc trong lãi suất.
Điều này cho thấy tác động lan truyền giữa các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Thật vậy, các hiệu ứng của sự thắt chặt tiền tệ được lan truyền thông qua việc cắt giảm trong
chi tiêu của Chính phủ.
Để nghiên cứu sự biến động trong các biến nội sinh do các cú sốc lãi suất, Bảng 4
tóm tắt dự báo lỗi phương sai. Kết quả cho thấy sự thay đổi không mong muốn trong lãi suất
giải thích một phần rất quan trọng của sự thay đổi sản lượng thực tế và chỉ số giảm phát
GDP trong 12 quý đầu (tương ứng với 13,1% và 12,2%). Các cú sốc lãi suất cũng chiếm
Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 10



Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

28,8% của sự biến đổi trong tốc độ tăng trưởng M2 và 5,7% của sự biến đổi trong chi tiêu
của Chính phủ trong 12 quý đầu tiên.
Bảng 4: Kết quả phân tích phân rã phương sai dự báo do một cú sốc trong lãi suất
1 Quarter
ahead
US_IR
GDP
P
GOVS
IR
M2_GR

0.000
0.000
0.000
0.000
0.950
0.001

4 Quarter
ahead

8 Quarter
ahead

0.002
0.016

0.006
0.001
0.943
0.089

0.016
0.075
0.061
0.012
0.926
0.238

12 Quarter
ahead
0.039
0.131
0.122
0.057
0.895
0.288

Ghi chú: Tỷ lệ phần trăm của sự thay đổi trong mỗi biến được giải thích bởi các cú sốc lãi suất

4.3. Chính sách tài khóa
Hình 2 thể hiện hàm phản ứng đẩy với một cú sốc tích cực trong chi tiêu của Chính
phủ. Có thể thấy rằng chính sách tài khóa có tác động mở rộng và lâu dài đối với sản lượng
thực tế: tại 12 quý đầu tiên, một sự tăng chi tiêu trong Chính phủ 2,7% dẫn tới sự gia tăng
GDP thực tế 1,5%. Chỉ số giảm phát GDP cũng tăng lên dần dần sau cú sốc. Thêm vào đó,
sự phản ứng của lãi suất danh nghĩa cho thấy sự nới lỏng từ các Ngân hàng trung ương. Kết
quả là, nó ngăn chặn sự xuất hiện của hiệu ứng lấn át.


Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 11


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

Hình 2. Hàm phản ứng đẩy với một cú sốc tich cực trong chi tiêu chính phủ
Ghi chú: Mỗi cột của các biểu đồ đưa ra các hàm phản ứng đẩy (trên 12 quý) với một cú sốc tích cực trong chi tiêu
của Chính phủ tương ứng với một độ lệch tiêu chuẩn (tức là mở rộng tài khóa). Các biến đáp ứng được đặt tên ở bên
trái của mỗi biểu đồ. Những đường đứt gãy trên và dưới thể hiện trong mỗi đồ thị là những kết quả tương ứng với 1 độ
lệch chuẩn, trong khi đường kẻ liền mạch tương ứng với phản ứng trung bình.

Bảng 5 tóm tắt các phương sai của các dự báo lỗi k-quý-đầu tiên của các biến số khác
nhau trong hệ thống có thể được giải thích bằng cú sốc trong chi tiêu của Chính phủ. Tại 12
quý đầu tiên, cú sốc trong chi tiêu của Chính phủ làm thay đổi 29,5% trong chỉ số giảm phát
GDP. Nó cũng giải thích hợp lý cho các biến động về tỷ lệ tăng trưởng M2, sản lượng thực tế
và lãi suất ngân hàng trung ương (tương ứng 7,8%, 7% và 3,9%)
Bảng 5: Dự báo lỗi phương sai do một cú sốc trong chi tiêu chính phủ
1 Quarter
ahead
US_IR
GDP
P
GOVS
IR
M2_GR

0.000

0.000
0.000
0.929
0.002
0.038

4 Quarter
ahead

8 Quarter
ahead

0.004
0.009
0.067
0.852
0.011
0.011

0.045
0.035
0.200
0.713
0.026
0.041

12 Quarter
ahead
0.112
0.070

0.295
0.556
0.039
0.078

Ghi chú: Tỷ lệ phần trăm của sự thay đổi trong mỗi biến được giải thích bởi các cú sốc chi tiêu Chính phủ

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 12


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR
5. Phân tích độ nhạy
5.1. Phân tích mẫu lớn

Trong phần này, chúng tôi trình bày các bằng chứng từ các ước lượng của mô hình
PVAR trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2013. Hình 3 hiển thị các
hàm phản ứng đẩy với sự tác động đối với một cú sốc tích cực trong lãi suất của ngân hàng
trung ương, trong khi hình 4 hiển thị các hàm phản ứng đẩy tương ứng với sự tác động liên
quan đến một cú sốc tích cực trong chi tiêu của Chính phủ.

Hình 3. Hàm phản ứng đẩy với một cú sốc tích cực trong lãi suất
(Từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2013)
Ghi chú: Mỗi cột của các biểu đồ đưa ra các hàm phản ứng đẩy (trên 12 quý) với một cú sốc tích cực trong
lãi suất tương ứng với một độ lệch tiêu chuẩn (tức là thắt chặt tiền tệ). Các biến đáp ứng được đặt tên ở bên
trái của mỗi biểu đồ. Những đường đứt gãy trên và dưới thể hiện trong mỗi đồ thị là những kết quả tương
ứng với 1 độ lệch chuẩn, trong khi đường kẻ liền mạch tương ứng với phản ứng trung bình.

Các kết quả thực nghiệm được tóm tắt trong hình 3 là cả số lượng và chất lượng phù

hợp với các kết quả trước đó. Vì thế, một sự thắt chặt tiền tệ ngoài mong đợi dẫn đến:
(i)
(ii)
(iii)

Hoạt động thực của nền kinh tế suy giảm;
Giảm trong mức giá chung; và
Sự suy giảm trong tính thanh khoản của thị trường. Nó cũng kéo theo bởi sự
suy giảm trong chi tiêu của Chính phủ.

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 13


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

Sự khác biệt chính là độ lớn của các cú sốc lãi suất với mỗi quốc gia là nhỏ hơn đáng
kể. Khi như xem xét đầy đủ các mẫu, sự thay đổi ngoài mong đợi trong tỷ giá của ngân hàng
trung ương dẫn đến thay đổi trong khoảng 250 điểm cơ bản. Khi tập trung vào giai đoạn sau
năm 2000, sự thay đổi như vậy tương ứng với sự thay đổi của 100 điểm cơ bản. Tuy nhiên,
có thể thấy độ lớn các phản ứng của các biến nội sinh với các cú sốc trong lãi suất không
khác biệt nhiều so với khi xem xét đầy đủ các mẫu. Kết quả là, trong nền kinh tế vĩ mô,
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi trong
lãi suất của ngân hàng trung ương.

Hình 4. Hàm phản ứng đẩy với một cú sốc tich cực trong chi tiêu của Chính phủ
(Từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2013)
Ghi chú: Mỗi cột của các biểu đồ đưa ra các hàm phản ứng đẩy (trên 12 quý) với một cú sốc tích cực trong chi tiêu
của Chính phủ tương ứng với một độ lệch tiêu chuẩn (tức là mở rộng tài khóa). Các biến đáp ứng được đặt tên ở bên

trái của mỗi biểu đồ. Những đường đứt gãy trên và dưới thể hiện trong mỗi đồ thị là những kết quả tương ứng với 1 độ
lệch chuẩn, trong khi đường kẻ liền mạch tương ứng với phản ứng trung bình.

Đối với cú sốc tích cực trong chi tiêu của Chính phủ được vẽ ở hình 4, các kết quả
của các biến số khác nhau của hệ thống hiện nay là không bền bỉ, có nghĩa rằng tác động của
những thay đổi không mong đợi trong chi tiêu của Chính phủ là ngắn hạn so với trong quá
khứ. Và như vậy, chính sách tài khóa dường như là ít hiệu quả. Vì thế, ở 12 quý đầu tiên,
một cú sốc 1% trong chi tiêu của Chính phủ có ảnh hưởng không đáng kể trên GDP thực tế,
làm cho nhiều khả năng là các cú sốc chính sách tài khóa mở rộng sẽ dẫn đến một sự suy
giảm của nền tài chính công.
Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 14


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

5.2. Loại trừ khủng hoảng bất ngờ
Bây giờ chúng ta tìm hiểu sự liên quan của các kết quả trước đó với sự xuất hiện của
các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và / hoặc khủng hoảng tiền tệ. Chúng
tôi bắt đầu bằng cách tạo ra hai biến giả Di,tCRISISand Di,tNOCRISIS, được định nghĩa như sau:
Di,tCRISIS có giá trị bằng 1 nếu một trong hai thay đổi (năm trên năm) của GDP thực tế
hoặc chỉ số giá cân bằng thực tế là nhiều hơn hai lần so với độ lệch chuẩn của biến riêng
biệt, và bằng 0 nếu ngược lại(3).
Trái lại(3) Di,tNOCRISIS có giá trị bằng 1 trong trường hợp không có cuộc khủng hoảng bất
ngờ, và 0 nếu ngược lại.
Sau đó, chúng tôi ước lượng tiếp theo biến giả tăng cường trong mô hình PVAR sau
đây:
Yi,t= Γ0 + ΓCRISIS(L)Yi,t.DI,TCRISIS + ΓNO CRISIS(L)Yi,t.DI,TNO CRISIS
+ vi +dc,t + εi,t

i=1,….,N t=1,…..,Ti

(2)

Hình 5 và 6 hiển thị các hàm phản ứng đẩy với tác động của cú sốc chính sách tiền tệ
và cú sốc chính sách tài khóa tương ứng trong trường hợp không có khủng hoảng bất ngờ.
Các kết quả được thể hiện trong hình 5 là phù hợp với những báo cáo cho mẫu đầy đủ. Vì
thế, chứng thực các ý tưởng rằng những phát hiện của chúng tôi không thiên vị do sự hiện
diện của khủng hoảng bất ngờ. Thật vậy, họ cho rằng, trong thời kỳ "bình thường", chính
sách tiền tệ có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP thực tế, dẫn đến sự sụt giảm trong chỉ số giảm
phát GDP, thắt chặt các điều kiện thanh khoản cua thị trường và được theo sau bởi một vết
cắt chi tiêu chính phủ.
Trong hình 6, chúng tôi tóm tắt các hàm phản ứng đẩy với sự tác động của một cú sốc
tích cực trong chi tiêu của Chính phủ sau khi kiểm soát sự hiện diện của giai đoạn bất ổn
cao. Chúng tôi thấy rằng các cú sốc có tác dụng mở rộng trên GDP. Sự gia tăng bất ngờ
trong chi tiêu chính phủ cũng liên tục làm tăng mức giá chung. Cuối cùng, lãi suất danh
nghĩa phản ứng tiêu cực đối với các cú sốc trong chi tiêu chính phủ, bằng chứng là một số sự
nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương; do đó, tránh được các lấn át ảnh hưởng đến chi
tiêu cá nhân.

Các quý trước và sau khi đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này cũng được gán giá trị là 1, và tất cả các giai đoạn khác nghĩa là giai đoạn bình thường được gán giá trị 0

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 15


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

Hình 5. Hàm phản ứng đẩy với một cú sốc tích cực trong lãi suất (loại trừ các yêu tố khủng hoảng)

Ghi chú: Mỗi cột của các biểu đồ đưa ra các hàm phản ứng đẩy (trên 12 quý) với một cú sốc tích cực trong
lãi suất tương ứng với một độ lệch tiêu chuẩn (tức là thắt chặt tiền tệ). Các biến đáp ứng được đặt tên ở bên
trái của mỗi biểu đồ. Những đường đứt gãy trên và dưới thể hiện trong mỗi đồ thị là những kết quả tương
ứng với 1 độ lệch chuẩn, trong khi đường kẻ liền mạch tương ứng với phản ứng trung bình.

Hình 6. Hàm phản ứng đẩy với một cú sốc tích cực trong chi tiêu của Chính phủ
(loại trừ các yếu tố khủng hoảng)
Ghi chú: Mỗi cột của các biểu đồ đưa ra các hàm phản ứng đẩy (trên 12 quý) với một cú sốc tích cực trong chi tiêu
của Chính phủ tương ứng với một độ lệch tiêu chuẩn (tức là mở rộng tài khóa). Các biến đáp ứng được đặt tên ở bên
trái của mỗi biểu đồ. Những đường đứt gãy trên và dưới thể hiện trong mỗi đồ thị là những kết quả tương ứng với 1 độ
lệch chuẩn, trong khi đường kẻ liền mạch tương ứng với phản ứng trung bình.

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 16


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR
6.

Kết luận

Bài viết này cung cấp hệ thống bằng chứng về tác động vĩ mô của chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ đối với 5 nền kinh tế thị trường mới nổi: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung
Quốc và Nam Phi (tức BRICS).
Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận PVAR, chúng tôi đã thể hiện được rằng sự
gia tăng bất ngờ về lãi suất của Ngân hàng Trung ương sẽ:
(i)
(ii)
(iii)


Có tác động thắt chặt đối với các hoạt động kinh tế thực;
Dẫn đến sự suy giảm dần dần trong chỉ số giảm phát giá; và
Thắt chặt tính thanh khoản của thị trường.

Chúng tôi cũng thấy rằng sự gia tăng bất ngờ trong chi tiêu Chính phủ sẽ:
(i)
(ii)
(iii)

Có tác động tích cực tới sản lượng;
Dẫn đến sự sụt giảm về mức giá; và
Dường như không làm tăng chi tiêu cá nhân.

Cuối cùng, chúng tôi đã chỉ ra bằng chứng về sự tồn tại của mối quan hệ lan truyền
giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Cụ thể là:
(i)

(ii)

Một cú sốc tích cực trong lãi suất của Ngân hàng Trung ương kéo theo một sự
sụt giảm trong chi tiêu Chính phủ, do đó làm tăng ảnh hưởng của chính sách
tiền tệ, và
Một cú sốc tích cực trong chi tiêu chính phủ dường như đi kèm với sự gia tăng
trong tỷ lệ tăng trưởng của M2, qua đó, phát huy tối đa hiệu quả của các chính
sách tài khóa.

Từ góc độ chính sách, bài nghiên cứu cho thấy: Ngân hàng trung ương và các Chính
phủ có thể sử dụng các chính sách như những công cụ ổn định và mang tính vĩ mô quan
trọng. Hơn nữa, sự phối hợp giữa các chính sách có thể hữu ích trong việc thúc đẩy sự phục

hồi từ suy thoái kinh tế hoặc tránh áp lực lạm phát trong thời gian bùng nổ kinh tế. Trong
thực tế, các quyết định kinh tế và hoạch định chính sách có thể hưởng lợi từ sự phối hợp này,
tạo nên các mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Lời cảm ơn
Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 17


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR

Sousa thừa nhận dự án này được tài trợ bởi Chương trình hoạt động cho các yếu tố
cạnh tranh - COMPETE và bởi Ngân quỹ quốc gia thông qua FCT- Hiệp hội Khoa học và
Công nghệ Bồ Đào Nha trong dự án "FCOMP -01-0124 - ĐỂ - 037268" (PEstC/EGE/UI3182/2013).
Danh mục tài liệu tham khảo
Afonso, A., Sousa, R.M., 2011. What are the effects of fiscal policy on asset markets? Econ Model. 28
(4), 1871–1890.
Afonso, A., Sousa, R.M., 2012. The macroeconomic effects of fiscal policy. Appl. Econ. 44 (34), 4439–
4454.
Agnello, L., Sousa, R.M., 2011. Can fiscal policy stimulus boost economic recovery? Rev. Économique
62 (6), 1045–1066.
Agnello, L., Sousa, R.M., 2013. Fiscal policy and asset prices. Bull. Econ. Res. 65 (2), 154–177.
Agnello, L., Furceri, D., Sousa, R.M., 2013. How best to measure discretionary fiscal policy? Assessing
its impact on private spending. Econ. Model. 34, 15–24.
Ahmed, S., 2003. Sources of economic fluctuations in Latin America and implications for choice of
exchange rate regimes. J. Dev. Econ. 72 (1), 181–202.
Akitoby, B., Stratmann, T., 2008. Fiscal policy and financial markets. Econ. J. 118 (533), 1971–1985.
Alesina, A., Campante, F., Tabellini, G., 2008. Why is fiscal policy often procyclical? J. Eur. Econ. Assoc.
6 (5), 1006–1036.

Allegret, J.-P., Couharde, C., Guillaumin, C., 2012. The impact of external shocks in East Asia: lessons
from a structural VAR model with block exogeneity. Int. Econ. 132, 35–89.
Arellano, M., Bover, O., 1995. Another look at the instrumental variables estimation error component
models. J. Econ. 68 (1), 29–51.
Batini, N., Levine, P., Pearlman, J., 2007. Monetary rules in emerging economies with financial market
imperfections. In: Galí, J., Gertler, M. (Eds.), International Dimensions of Monetary Policy. NBER
Conference Volume, Chapter 5. The University of Chicago Press, pp. 251–311.
Beetsma, R., Giuliodori, M., 2011. The effects of government purchase shocks: review and estimates for
the EU. Econ. J. 121, F4–F32.
Blanchard, O., Perotti, R., 2002. An empirical characterization of the dynamic effects of
changes in government spending and taxes on output. Q. J. Econ. 117, 1329–1368.
Blundell, R., Bond, S., 1998. Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel
data models. J. Econ. 87 (1), 115–143.
Burdekin, R.C.K., Siklos, P.L., 2008. What has driven Chinese monetary policy since 1990?
Investigating the People's bank's policy rule. J. Int. Money Financ. 27 (5), 847–859.

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 18


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR
Calvo, G.A.,Mishkin, F.S., 2003. Themirage of exchange rate regimes for emerging market economies. J.
Econ. Perspect. 17 (4), 99–118.
Christiano, L.J., Eichenbaum, M., Evans, C.L., 2005. Nominal rigidities and the dynamic
effects of a shock to monetary policy. J. Polit. Econ. 113 (1), 1–45.
Devereux, M.B., Lane, P.R., Xu, J., 2006. Exchange rates and monetary policy in emerging market
economies. Econ. J. 116 (511), 478–506.
Didier, T., Hevia, C., Schmukler, S.L., 2012. How resilient and countercyclical were emerging economies
during the global financial crisis? J. Int. Money Financ. 31 (8), 2052–2077.

Du Plessis, S., 2006. Reconsidering the business cycle and stabilisation policies in South Africa. Econ.
Model. 23 (5), 761–774.
Eichengreen, B., 2011. International policy coordination: the long view. National Bureau of Economic
Research, NBER Working Paper No. 17665.
Eichengreen, B., 2013. Currency war or international policy coordination? J. Policy Model 35 (3), 425–
433.
Erten, B., 2012. Macroeconomic transmission of Eurozone shocks to emerging economies. Int. Econ. 131,
43–70.
Gali, J., Monacelli, T., 2008. Optimal monetary and fiscal policy in a currency union. J. Int. Econ. 76 (1),
116–132.
Gavin, M., Perotti, R., 1997. Fiscal policy in Latin America. NBER Macroecon. Annu. 12, 11–61.
Hamilton, J., 1994. Time Series Analysis. Princeton University Press, Princeton.
Holtz-Eakin, D., Newey, W., Rosen, H.S., 1988. Estimating vector autoregressions with
panel data. Econometrica 56 (6), 1371–1395.
Ilzetski, E., Vegh, C., 2008. Procyclical fiscal policy in developing countries: truth or
fiction? NBER Working Paper No. 14191
Jawadi, F., Mallick, S.K., Sousa, R.M., 2014a. Nonlinear monetary policy reaction functions in large
emerging economies: the case of Brazil and China. Appl. Econ. 46 (9), 973–984.
Jawadi, F., Mallick, S.K., Sousa, R.M., 2014b. Fiscal policy in the BRICs. Stud. Nonlinear Dyn. Econom.
18 (2), 201–215.
Kim, S., Roubini, N., 2000. Exchange rate anomalies in the industrial countries: a solution with a
structural VAR approach. J. Monet. Econ. 45 (3), 561–586.
Lane, P., Benetrix, A., 2015. International differences in fiscal policy during the global 457 crisis. Fiscal
Studies 36 (1), 1–27.
Leeper, E.M., Zha, T., 2003. Modest policy interventions. J. Monet. Econ. 50 (8), 1673–1700.

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 19



Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR
Maddala, G.S., Wu, S., 1999. A comparative study of unit root tests with panel data and a new simple
test. Oxf. Bull. Econ. Stat. 61, 631–652.
Mallick, S.K., 2006. Policy instruments to avoid output collapse: an optimal control model for India.
Appl. Financ. Econ. 16 (10), 761–776.
Mallick, S.K., Sousa, R.M., 2012. Real effects of monetary policy in large emerging economies.
Macroecon. Dyn. 16 (S2), 190–212.
Mallick, S.K., Sousa, R.M., 2013. Commodity prices, inflationary pressures, and monetary policy:
evidence from BRICS economies. Open Econ. Rev. 24 (4), 677–694.
Minella, A., de Freitas, P.S., Goldfajn, I., Muinhos, M.K., 2003. Inflation targeting in Brazil:
constructing credibility under exchange rate volatility. J. Int. Money Financ. 22 (7),
1015–1040.
Pedroni, P., 2013. Structural panel VARs. Econometrics 1 (2), 180–206.
Perotti, R., 2004. Estimating the effects of fiscal policy in OECD countries. Bocconi University, IGIER
Working Paper, No. 276.
Ramey, V., Shapiro, M., 1998. Costly capital reallocation and the effects of government spending.
Carnegie Rochester Conference on Public Policy. 48, pp. 145–194.
Ravn, M.O., Schmitt-Grohe, S., Uribe, M., 2012. Consumption, government spending, and the real
exchange rate. J. Monet. Econ. 59 (3), 215–234.
Romer, C.D., Romer, D.H., 2004. A newmeasure ofmonetary shocks: derivation and implications. Am.
Econ. Rev. 94 (4), 1055–1084.
Romer, C.D., Romer, D.H., 2010. The macroeconomic effects of tax changes: estimates based on a new
measure of fiscal shocks. Am. Econ. Rev. 100 (3), 763–801.
Saldarriaga, M.A., Winkelried, D., 2013. Trade linkages and growth in Latin America: an SVAR analysis.
Int. Econ. 135–136, 13–28.
Sousa, R.M., 2010. Housing wealth, financial wealth, money demand and policy rule: evidence from the
euro area. North Am. J. Econ. Financ. 21 (1), 88–105.
Sousa, R.M., 2014a. The effects of monetary policy in a small open economy: the case of Portugal. Appl.
Econ. 46 (2), 240–251.

Sousa, R.M., 2014b. Wealth, asset portfolio, money demand and policy rule. Bull. Econ.
Res. 66 (1), 95–111.
Talvi, E., Végh, C., 2005. Tax base variability and procyclicality of fiscal policy. J. Dev. Econ. 78 (1),
156–190.
Taylor, J.B., 2001. The role of the exchange rate in monetary policy rules. Am. Econ. Rev. Pap. Proc. 91,
263–267.

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 20


Nghiên cứu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại các quốc gia BRICS bằng mô hình PVAR
Taylor, J.B., 2002. Using monetary policy rules in emerging market economies. Stabilisation and
Monetary Policy. Banco de Mexico, pp. 441–457.
Uhlig, H., 2005. What are the effects of monetary policy on output? Results from an agnostic
identification procedure. J. Monet. Econ. 52 (2), 381–419.
Velasco, A., 2000. Exchange-rate policies for developing countries: what have we learned? What dowe
still not know? United Nations Conference on Trade and Development.
Harvard University, Center for International Development
Wang, S., Handa, J., 2007. Monetary policy rules under a fixed exchange rate regime: empirical evidence
from China. Appl. Financ. Econ. 17 (12), 941–950.

Người dịch: Nhóm 5 lớp Cao học ngành Tài Chính Công – Khóa 26

Trang 21




×