Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đặc điểm tâm lý của học sinh có hành vi bạo lực học đƣờng ở một số trƣờng trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 143 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SU PHẠM HÀ NỘI
---------------

NGUYỄN THỊ TÂM

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH CÓ HÀNH VI BẠO LỰC
HỌC ĐƢỜNG Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SU PHẠM HÀ NỘI
---------------

NGUYỄN THỊ TÂM

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH CÓ HÀNH VI BẠO LỰC
HỌC ĐƢỜNG Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số: 60310401

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Khánh Linh

Hà Nội, năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tâm


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau Đại học và Thư viện
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn ở trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý – Giáo
dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, quan tâm,
giúp đỡ và cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
tại Khoa.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn – TS. Vũ Thị Khánh
Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu làm luận văn cho tới khi hội đồng khoa học
nghiệm thu đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em HS trường THCS
Hùng Tiến và trường THCS Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã nhiệt tình

giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp cho em nhiều tư liệu quý giá giúp em hoàn thành
luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ,
động viên và khích lệ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn của em
hoàn thiện hơn nữa.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
7. Các phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
8. Dự kiến cấu trúc luận văn .......................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH CÓ
HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG......................................................................6
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...........................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước............................................................................9
1.2. Lý luận tâm lý học về bạo lực học đường và hành vi bạo lực học đường .....................11
1.2.1. Bạo lực học đường ..........................................................................................11
1.2.2. Khái niệm hành vi bạo lực học đường ............................................................15
1.3. Nhận thức, thái độ của học sinh trung học cơ sở có hành vi bạo lực học đường.................24
1.3.1. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở có hành vi bạo lực học đường ...............24
1.3.2. Thái độ của học sinh trung học cơ sở có hành vi bạo lực học đường...................26
1.3.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở có hành vi bạo lực học đường ........28
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở có
hành vi bạo lực học đường ........................................................................................30
1.4.1. Bản thân học sinh ............................................................................................31
1.4.2. Từ phía nhà trường .........................................................................................32
1.4.3. Từ phía xã hội .................................................................................................36
1.4.4. Từ phía gia đình ..............................................................................................37
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................40


Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÂM
LÝ CỦA HỌC SINH CÓ HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở MỘT SỐ
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ..........................................................................41
2.1. Mục đích.............................................................................................................41
2.2. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.......................................................41
2.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .........................................................................41
2.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu .....................................................................46
2.3. Nội dung và tổ chức nghiên cứu ........................................................................47
2.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................47
2.3.2. Tổ chức nghiên cứu .........................................................................................47
2.4. Thời gian điều tra nghiên cứu ............................................................................47
2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................48

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản .....................................................48
2.5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .............................................................48
2.5.3. Phương pháp quan sát ....................................................................................48
2.5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu...........................................................................49
2.5.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình .............................................50
2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ........................................50
2.6. Đánh giá kết quả.................................................................................................50
2.6.1. Đánh giá mặt nhận thức ..................................................................................51
2.6.2. Đánh giá mặt thái độ.......................................................................................51
2.6.3. Đánh giá mặt hành vi ......................................................................................52
2.6.4. Cách tính điểm ................................................................................................52
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................53
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH CÓ
HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ.......................................................................................................................54
3.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh trung học cơ sở về bạo lực học đường ..................54
3.1.1. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về khái niệm bạo lực học đường ........54


3.1.2. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về mức độ nghiêm trọng của các vụ
bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay ................................................................58
3.1.3. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về địa điểm diễn ra bạo lực học đường.........63
3.1.4. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về loại bạo lực thường xuyên diễn ra
hiện nay .....................................................................................................................65
3.1.5. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về hậu quả bạo lực học đường gây ra ..........67
3.1.6. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về hình thức bạo lực học đường hiện nay ..........70
3.2. Đặc điểm thái độ của học sinh trung học cơ sở có hành vi bạo lực học đường ...............73
3.2.1. Thái độ của học sinh trung học cơ sở khi chứng kiến các vụ bạo lực học đường.......73
3.2.2. Mối quan hệ giữa thái độ của học sinh có hành vi bạo lực học đường và kết
quả học tập ................................................................................................................76

3.2.3. Mối liên hệ giữa thái độ của học sinh có hành vi bạo lực học đường và điều
kiện kinh tế gia đình ..................................................................................................78
3.3. Đặc điểm hành vi của học sinh trung học cơ sở có hành vi bạo lực học đường ..............79
3.3.1. Hành vi của học sinh trung học cơ sở khi đứng trước một vụ bạo lực học đường .....79
3.3.2. Đặc điểm hành vi của học sinh trung học cơ sở có hành vi bạo lực học đường .........81
3.3.3. Mối liên hệ giữa hành vi với kết quả học tập của học sinh có hành vi bạo lực
học đường ..................................................................................................................88
3.3.4. Mối liên hệ giữa hành vi với điều kiện kinh tế gia đình của học sinh có có
hành vi bạo lực học đường ........................................................................................90
3.4. Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở
có hành vi bạo lực học đường ...................................................................................91
3.5. Nghiên cứu chân dung điển hình học sinh có hành vi bạo lực học đường .................97
3.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn hành vi bạo lực
học đường ..............................................................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111
PHỤ LỤC


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt
ĐH QGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐH SPHN


Đại học Sư phạm Hà Nội

BL
BLHĐ
HV
̅

ĐLC

Bạo lực
Bạo lực học đường
Hành vi
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn

SL

Số lượng

TB

Thứ bậc

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


HS

Học sinh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nhận thức của HS THCS về khái niệm BLHĐ ........................................55
Bảng 3.2: Nhận thức của HS THCS có HV BLHĐ về khái niệm BLHĐ ................56
Biểu đồ 3.2: Nhận thức của HS THCS có HV BLHĐ về khái niệm BLHĐ ............57
Bảng 3.3: Nhận thức của HS THCS về mức độ nghiêm trọng của các vụ BLHĐ
đang diễn ra hiện nay ................................................................................................58
Biểu đồ 3.3: Nhận thức của HS THCS về mức độ nghiêm trọng của các vụ BLHĐ
đang diễn ra hiện nay ................................................................................................60
Bảng 3.4: Nhận thức của HS THCS có HV BLHĐ về mức độ nghiêm trọng của các
vụ BLHĐ đang diễn ra hiện nay xét theo giới tính (N=20) ......................................60
Bảng 3.5: Nhận thức của HS THCS có HV BLHĐ về mức độ nghiêm trọng của các
vụ BLHĐ đang diễn ra hiện nay xét theo khối lớp (N=20) ......................................61
Bảng 3.6: Nhận thức của HS THCS có HV BLHĐ về mức độ nghiêm trọng của các
vụ BLHĐ đang diễn ra hiện nay xét theo trường (N=20) .........................................62
Bảng 3.7: Nhận thức của HS THCS về địa điểm diễn ra BLHĐ ..............................63
Bảng 3.8: Nhận thức của HS THCS về loại BL thường xuyên diễn ra hiện nay.....65
Bảng 3.9: Nhận thức của HS THCS về hậu quả BLHĐ gây ra ................................67
Bảng 3.10: Nhận thức của HS THCS có HV BLHĐ về hậu quả BLHĐ gây ra ......69
Bảng 3.11: Nhận thức của HS THCS về hình thức BLHĐ hiện nay ........................71
Biểu đồ 3.6: Nhận thức của HS THCS về hình thức BLHĐ hiện nay ......................72
Bảng 3.12: Thái độ của HS THCS khi chứng kiến các vụ BLHĐ ............................73
Bảng 3.13: Mối liên hệ giữa thái độ của HS có HV BLHĐ với kết quả học tập trong
học kì vừa qua ...........................................................................................................76
Bảng 3.14: Mối liên hệ giữa thái độ của học sinh có hành vi bạo lực học đường và

điều kiện kinh tế gia đình ..........................................................................................78
Bảng 3.15: HV của HS THCS khi đứng trước một vụ BLHĐ .................................79
Bảng 3.16: Đặc điểm HV của HS THCS ..................................................................82
Bảng 3.17: Đặc điểm HV của HS THCS có HV BLHĐ...........................................84


Bảng 3.18: Mối liên hệ giữa hành vi với kết quả học tập của học sinh có HV BLHĐ
...................................................................................................................................89
Bảng 3.19: Mối liên hệ giữa hành vi với điều kiện kinh tế gia đình của học sinh có
HV BLHĐ .................................................................................................................90
Bảng 3.20: Nguyên nhân dẫn đến HV BLHĐ của HS THCS ..................................91
Bảng 3.21: Nguyên nhân dẫn đến HV BLHĐ của HS THCS ..................................95
có HV BLHĐ ............................................................................................................95


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nhận thức của HS THCS về khái niệm BLHĐ ....................................56
Biểu đồ 3.4: Nhận thức của HS THCS về địa điểm diễn ra BLHĐ ..........................65
Biểu đồ 3.5: Nhận thức của HS THCS về loại BL thường xuyên diễn ra hiện nay ........67
Biểu đồ 3.7: Thái độ của HS THCS khi chứng kiến các vụ BLHĐ..........................75
Biểu đồ 3.8: Thái độ của HS THCS bình thường và có HV BLHĐ khi chứng kiến
các vụ BLHĐ.............................................................................................................75
Biểu đồ 3.9: HV của HS THCS khi đứng trước một vụ BLHĐ ...............................80


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay dân tộc ta vốn có truyền thống ham học hỏi, tới trường là
một cách hữu hiệu và phổ biến nhất để con người ta học tập, mở mang trí thức và cả
tu dưỡng đạo đức. Đã là học trò thì phải biết chăm chỉ học hành, kính trọng thầy cô,

chan hòa với bạn bè. Tuy nhiên, đi cùng với thời kì hội nhập của đất nước, cũng nảy
sinh không ít những tiêu cực, một trong số đó là vấn nạn BLHĐ. Chúng không chỉ
đơn giản là những cuộc ẩu đả trong nội bộ mà dần dần càng trở nên nghiêm trọng,
gây hậu quả lớn và đang có xu hướng gia tăng.
Hiện nay HS không chỉ đánh nhau bằng vũ lực mà còn sử dụng các dụng cụ
gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng nữ sinh đánh nhau được phản ánh gần
đây, đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng mang lại
nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội. HV BL dẫn đến nhiều hậu
quả cho chính bản thân các em gây HV BL, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Các em bị BL cũng chịu rất nhiều hậu quả xấu, thân thể các em bị tổn thương, tâm
lý bất an, lâu ngày có thể dẫn đến sự hoảng loạn về tinh thần, ức chế tâm lý, sợ hãi,
những bệnh tâm lý như trầm cảm,….gây ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển nhân
cách bản thân HS.
Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, BLHĐ là một vấn đề
nghiệm trọng, đã và đang diễn ra nóng bỏng ở tất cả các cấp học, lớp học khác
nhau. BLHĐ không chỉ diễn ra ở HS nam mà còn ở HS nữ, không chỉ giữa HS với
HS mà còn BL giữa HS với giáo viên,..
Ở Việt Nam trong những năm gần đây BLHĐ đã và đang lan tỏa một cách
nhanh chóng ở mức báo động. BLHĐ không còn là hiện tượng cá biệt mà nó đã trở
thành vấn nạn của toàn xã hội, xảy ra hầu hết các trường ở thành thị cũng như nông
thôn, đồng bằng cũng như miền núi BLHĐ đều có xu hướng gia tăng cả về số lượng
và tính chất. Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ và Chăm sóc
trẻ em cho thấy từ năm 2005-2009 trong những vụ xâm hại, BL gia đình tăng gấp 3
lần, BL cộng đồng tăng 7 lần, BLHĐ tăng 13 lần so với những năm trước đó. Theo

1


thống kê Bộ giáo dục – Đào tạo, trong năm học 2009-2010, cả nước có 1.548 vụ
việc HS bị kỷ luật, khiển trách; 5.555 HS thì có một HS bị cảnh cáo; 11.111 HS thì có

một HS bị thôi học có thời hạn vì đánh nhau. Những con số trên phần nào cho ta thấy
tình trạng BLHĐ tăng đột biến và cao hơn hẳn so với những trường hợp BL khác. Có
thể thấy rằng, BLHĐ đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường
và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Ngoài ra, còn một điểm đáng chú ý ở đây là: lứa tuổi HS THCS là lứa tuổi có
nhiều biến đổi quan trọng về mặt tâm sinh lý. Đây là giai đoạn trẻ chuyển từ trẻ em
sang người lớn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về mặt cơ thể, đặc điểm tâm lý nổi
bật của HS lứa tuổi này là sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức, nhu cầu khẳng định
mình và mong muốn trở thành người lớn; bên cạnh đó, HS THCS còn khẳng định
bản thân qua các hoạt động chủ đạo: Học tập, giao tiếp, hoạt động xã hội theo
hướng tích cực. Tuy nhiên, trong thực tế một bộ phận không nhỏ HS THCS không
đạt được kết quả học tập như mong muốn mà bản thân đặt ra, vị thế của các em
trong lớp học bị giảm sút cùng với đó là sự thiếu quan tâm đúng mức từ phía gia
đình, nhà trường, xã hội,…những HS này có xu hướng khẳng định bản thân bằng
những HV mang tính BL, gây nên những tổn thương về mặt thể chất, tinh thần và
tâm lý cho bạn bè và những người xung quanh. Điều đáng nói là HV BLHĐ của các
em nhận được sự ủng hộ, bảo kê hay thậm chí là có cả một lực lượng sẵn sàng tham
chiến ở phía sau.
Chính vì thế mà việc nhận biết sớm các biểu hiện của trẻ có xu hướng BL sẽ
đem lại những thành tựu không nhỏ đối với quá trình giáo dục HS THCS nói chung
và một số em có HV BLHĐ nói riêng. Giúp cho các em có cái nhìn đúng đắn về bản
thân để từ đó giảm những HV BL, HV hung tính, đồng thời giúp cho HS lứa tuổi
này hòa đồng hơn với bạn bè, góp phần xây dựng một môi trường học tập lành
mạnh, sáng tạo và đoàn kết hơn.
Từ những lí do trên, em lựa chọn đề tài: “Đặc điểm tâm lý của học sinh có
hành vi bạo lực học đƣờng ở một số trƣờng trung học cơ sở”.

2



2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và tìm ra một số đặc điểm tâm lý điển hình của HS
THCS có HV BLHĐ. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng trên. Từ đó đề
xuất một số biện pháp tác động nhằm thay đổi các đặc điểm tâm lý tiêu cực của HS
có HV bạo BL đường góp phần làm giảm hiện tượng BLHĐ trong môi trường nhà
trường THCS.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số đặc điểm tâm lý điển hình của HS THCS có
HV BLHĐ (nóng nảy, thiếu kiềm chế cảm xúc, hung tính cao,…).
- Khách thể nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu 266 khách thể, trong đó có
246 HS bình thường và 20 HS có HV BLHĐ; lớp 6 là 65 em; lớp 7 là 66 em; lớp 8
là 67 em; lớp 9 là 68 em; HS nam là 103 em; HS nữ là 163 em; 126 em học trường
THCS Hùng Tiến và 140 em học trường THCS Như Hòa.
4. Giả thuyết khoa học
Đề tài tập trung nghiên cứu một số đặc điểm về nhận thức, thái độ và HV của
HS THCS có HV BLHĐ; bên cạnh đó, so sánh nhận thức, thái độ và HV của HS
bình thường và HS có HV BLHĐ về BLHĐ; từ đó rút ra một số đặc điểm tâm lý
điển hình của HS THCS có HV BLHĐ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như: BL,
BLHĐ, HV BLHĐ, đặc điểm tâm lý HS THCS,....
- Nghiên cứu thực trạng BLHĐ và tìm ra một số đặc điểm tâm lý điển hình
của HS có HV BLHĐ nhằm phát hiện và sàng lọc những HS có nguy cơ có những
HV BLHĐ để từ đó làm giảm những HV này của HS.
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm hạn chế HV
BLHĐ của HS.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số đặc điểm về nhận thức, thái độ và HV của
HS THCS có HV BLHĐ.


3


7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
- Mục đích: xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu về một số
đặc điểm tâm lý của HS có HV BLHĐ ở trường THCS Hùng Tiến và THCS Như Hòa.
- Cách thức tiến hành: thu thập thông tin qua các sách, báo, tài liệu, văn bản
liên quan đến BLHĐ, HV BLHĐ và một số đặc điểm tâm lý của HS có HV BLHĐ.
- Dự kiến kết quả: sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề một số đặc điểm tâm
lý của HS có HV BLHĐ ở trường THCS, lý luận tâm lý học về BLHĐ và HV
BLHĐ.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: nhằm thu thập những ý kiến chủ quan của HS THCS về HV
BLHĐ. Từ đó, đưa ra kết quả định lượng nhằm rút ra kết luận về thực trạng HV
BLHĐ của hoc sinh THCS và một số đặc điểm tâm lý điển hình của HS có HV
BLHĐ.
- Cách thức tiến hành: xây dựng bảng hỏi dành cho HS THCS, sau đó xây
dựng tiếp một bảng hỏi dành cho những HS có HV BLHĐ.
- Dự kiến kết quả: thu thập được số lượng lớn thông tin từ HS về HV
BLHĐ, để từ đó chỉ ra một số đặc điểm tâm lý điển hình của HS có HV BLHĐ.
7.3. Phương pháp quan sát
- Mục đích: là phương pháp sử dụng tri giác có mục đích, có kế hoạch về
HV BLHĐ của HS THCS.
- Cách thức tiến hành: sử dụng tri giác để tiến hành quan sát HV của HS có
HV BLHĐ và không có HV BLHĐ.
- Dự kiến kết quả: chỉ ra những đặc điểm tâm lý điển hình của HS có HV
BLHĐ.
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: nhằm tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn thực trạng HV BLHĐ của

HS THCS Hùng Tiến và THCS Như Hòa, một số đặc điểm tâm lý điển hình của HS

4


có HV BLHĐ tại địa bàn nghiên cứu. Qua đó, làm sáng tỏ những vấn đề mà phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi chưa đáp ứng được.
- Cách thức tiến hành: sử dụng linh hoạt các câu hỏi đóng và mở để khai
thác thông tin từ phía HS, kết hợp phỏng vấn giáo viên và phụ huynh.
- Dự kiến kết quả: chỉ ra nguyên nhân những HV BLHĐ của HS THCS
Hùng Tiến và THCS Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình.
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Mục đích: tìm ra những nét tâm lý điển hình của HS có HV BLHĐ thông
qua nhiều kênh thông tin khác nhau.
- Cách thức tiến hành: làm việc với một HS có HV BLHĐ, có thể kết hợp
với ghi âm hoặc quay video để có thể phân tích biểu hiện, thái độ của HS này.
- Dự kiến kết quả: chỉ ra những nét tâm lý điển hình của HS có HV BLHĐ.
7.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
- Mục đích: xử lý những thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên
cứu khác như: quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn,…cho ra các kết quả về
nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý của HS THCS có HV BLHĐ.
- Cách thức tiến hành: sử dụng phần mềm SPSS 23.0
- Dự kiến kết quả: hệ thống một cách logic các kết quả thu nhận được.
8. Dự kiến cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt
thì cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đặc điểm tâm lý của học sinh có hành vi bạo lực
học đường
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu đặc điểm tâm lý của học
sinh có hành vi bạo lực học đường ở một số trường trung học cơ sở

Chương 3: Thực trạng đặc điểm tâm lý của học sinh có hành vi bạo lực học
đường ở một số trường trung học cơ sở

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH
CÓ HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay BLHĐ là hiện tượng phổ biến ở nhiều nhà trường trên thế giới,
đang được coi là vấn nạn chung của toàn cầu. BLHĐ không phải là câu chuyện mới,
nhưng nó đang trở thành đề tài được nhiều người trên thế giới quan tâm khi hậu quả
của nó để lại là rất nghiệm trọng.
Ở Mỹ, BLHĐ đang là vấn đề mà hầu hết các trường ở Mỹ phải đối mặt, nó
đã trở thành một trong những vấn đề bức xúc nhất của nền giáo dục Mỹ. Theo
Trung tâm Thống Kê Giáo dục Quốc gia của Mỹ (năm 2007) cho thấy 5,9% HS
trung học mang theo một vũ khí (ví dụ như sung, dao,…) đến trường. Tỷ lệ này ở
nam lớn gấp ba lần ở nữ. Trong khoảng thời gian 12 tháng của cuộc khảo sát thì có
7,8 % HS trung học bị đe dọa hoặc bị thương bởi vũ khí tại trường học ít nhất một
lần; 12,4% HS đã từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần.
Ngoài ra, có khoảng 5,5% HS không cảm thấy an toàn khi đến trường và đã nghỉ
học ít nhất một ngày. Bên cạnh đó, theo Bộ Giáo dục Mỹ cho biết, cứ 3 HS từ lớp 6
đến lớp 12 tại nước này thì có một em báo cáo đã bị bắt nạt tại trường. Theo Trung
tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) cho hay, mỗi ngày tại nước này
có 160.000 HS không dám đi học vì sợ bị bắt nạt tại trường học.
Ở Pháp năm 2000, Bộ trưởng Giáo dục Pháp thừa nhận rằng có 39 trong số
75.000 vụ BLHĐ là “BL nghiệm trọng” và 300 là “có BL ở một số mức độ thấp hơn”.
Theo một cuộc điều tra của nhà xã hội học người Pháp Cecili Cara công bố năm 2009

(thực hiện trên 2000 HS từ 7-12 tuổi tại 31 trường học) thì có hơn 40% HS từng khẳng
định là nạn nhân của BLHĐ ít nhất một lần trong năm học và 28% HS thừa nhận đã
từng là “hung thủ” trong các vụ BLHĐ. Vấn đề BLHĐ gây lo ngại khiến Bộ Giáo dục
phải tổ chức gấp một hội nghị kéo dài 2 ngày để bàn về chủ đề này.

6


Ở Anh, một cuộc điều tra của Chính phủ vào năm 1989 cho thấy, 2% giáo
viên đã báo cáo từng phải đối mặt với những gây hấn về mặt thể chất. Vào năm
2007, một cuộc khảo sát trên 6000 giáo viên bởi đoàn giáo viên NASUWT thấy
rằng hơn 16% tuyên bố đã từng bị tấn công thể chất bởi các HS trong 2 năm trước
đó. Theo số liệu thống kê của cảnh sát thông qua một yêu cầu Tự do Thông tin năm
2007, có hơn 7.300 trường hợp cảnh sát được gọi tới để giải quyết các vụ BL trường
học tại Anh, nhưng trên thực tế trên toàn nước Anh có tới 10.000 trường hợp BLHĐ
bởi có khoảng 1/3 nhân viên cảnh sát quên không nhập dữ liệu. Nạn BLHĐ ở Anh
trở nên nghiêm trọng tới mức số HS bị đuổi học vì liên quan đến các vụ BLHĐ tăng
đáng kể, năm 2005 tăng 14% so với năm 2004. Có tới 1/5 HS cho biết thường
xuyên nhận được tin nhắn có nội dung ác ý qua điện thoại di động. Tháng 4/2009,
Hiệp hội Giáo Viên và Giảng viên đưa ra một cuộc điều tra với hơn 1.000 tHVên
của mình với kết quả gần ¼ trong số họ từng là đối tượng BL thể chất của một HS.
Tại Wales, 2/5 giáo viên thông báo đã từng bị tấn công trong lớp học, 49% từng bị
đe dọa tấn công.
Tại Nam Phi, Cao Ủy Nhân quyền nam Phi đã thống kê được rằng 40% trẻ
em được phỏng vấn nói rằng chúng từng là nạn nhân của tội phạm tại trường học;
chỉ có 23% HS cảm thấy an toàn khi đặt chân tới trường lớp; hơn 1/5 số vụ tấn công
tình dục vào trẻ em ở Nam Phi được phát hiện diễn ra tại trường học. Việc tiếp xúc
với BL gia đình, các băng đảng và ma túy đã để lại dấu ấn lâu dài trong tính cách
của HS cũng như có tác động đáng kể vào kết quả học tập của các em.
Tại Úc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu bang Queensland cho biết rằng, trong

tháng 7/2009, mức độ gia tăng của BLHĐ tại các trường học là “hoàn toàn không
thể chấp nhận” và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại HV BL
này. Trên thực tế có tới 55.000 HS đã bị đình chỉ học tại các trường của các bang
trong năm 2008, gần 1/3 trong số đó có những HV không đúng đắn về mặt thể chất.
Ở Nam Úc cũng trong năm 2008 đã có 175 cuộc tấn công BL đối với các HS và
nhân viên trường học.

7


Tại Nhật Bản, BLHĐ trong các trường học có xu hướng gia tăng bởi HS
thường luôn phải chịu sức ép nặng nề từ những vụ bắt nạt học đường, gây những
tổn thương tâm lý nghiêm trọng đối với một số em. Do vậy, Chính phủ Nhật đã tiến
hành nghiên cứu về tình trạng BL với bạn trong trường học. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy, thực trạng BL với bạn ở trường học đã tăng hơn 5% trong năm 2003 so
với các năm trước đó. Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản,trong năm 2007 con số những
vụ BLHĐ ở nước này là 124.898 vụ. Trong cùng năm đó, con số HS tự tử ở Nhật
Bản là 171 vụ. Trong số này có 6 HS do bị bắt nạt mà tự tử. Năm 2009, tại Nhật có
53.000 vụ BLHĐ. Đặc biệt các vụ trong số đó có liên quan nhiều đến HS THCS.
Hàn Quốc cũng được coi là một trong những quốc gia có nạn BLHĐ nhức
nhối trên thế giới. Theo thống kê của nước này cho thấy, gần 13,2% HS nam và
5,8% HS nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương.
Khoảng cuối tháng 2/2007, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết: nạn BLHĐ đã gia tăng
ở nước này, trong đó có 15,9% HS thú nhận từng bị BL ở trường học. Theo kết quả
của Quỹ phòng chống BL học thanh thiếu niên Hàn Quốc tháng 11 và 12/2009,
trong số 4.073 HS tại 64 trường tiểu học và trung học, 20% thừa nhận đã từng bị bắt
nạt ở trường, 63% nạn nhân phải “nếm đòn” BL ngay khi mới học tiểu học. Con số
này cao hơn 6-7% so với số liệu thống kê những năm trước đó như năm 2007 là
56,1% và năm 2008 là 56,8%. Hiện tượng BL ở nước này xảy ra ở HS nữ nhiều
hơn HS nam. Điều đáng chú ý ở đây là nhiều HS đã không còn ý thức được HV BL

của mình và khoảng 36% HS coi đó chỉ là việc bắt nạt như một trò đùa, 20% HS
thừa nhận HV bắt nạt bạn là không có lý do đặc biệt.[8]
Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, BLHĐ ở các nước trên thế giới đã và
đang tăng một cách mạnh mẽ, không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển mà ngay
cả những nước phát triển, HS cũng không tránh khỏi việc bị BL. Ngoài ra, những
con số này chỉ nêu được thực trạng của vấn đề, có một số nước đã bắt đầu nghiên
cứu nguyên nhân dẫn tới HV BLHĐ; tuy nhiên dường như chưa có quốc gia nào tập
trung nghiên cứu đặc điểm tâm lý của HS có HV BLHĐ thể hiện qua các mặt: nhận
thức, thái độ và HV của các em HS.

8


1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Trong thời gian gần đây, BLHĐ đang trở thành vấn nạn của nền giáo dục
Việt Nam khi những vụ BLHĐ ngày một gia tăng với số lượng lớn và hình thức
cũng trở lên đã dạng, mức độ nặng hơn, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên xuất hiện những bản tin về BLHĐ.
Chính vì thế việc ngăn chặn BLHĐ đang là mối quan tâm hàng đầu của các ngành
chức năng, trong đó có ngành giáo dục, gia đình và toàn xã hội.Trước thực tiễn
BLHĐ ở Việt Nam hiện này, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc nghiên cứu
vấn đề BLHĐ, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để góp phần
giảm thiểu BLHĐ trong các trường học.
Trong 10 năm trở lại đây, có rất nhiều nghiên cứu nhỏ lẻ, các bài báo khoa
học có liên quan đến vấn đề BLHĐ, có thể kể đến như:
Báo cáo khoa học “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến HV
phạm pháp của trẻ” của tác giả Mã Ngọc Thể đã đề cập đến mỗi quan hệ giữa vị
thành niên với nhóm bạn, ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến nhận thức của
các lứa tuổi, khảo sát một số HV phạm pháp của trẻ dưới tác động của nhóm bạn.
Kết qua khảo sát cho thấy rằng các thành viên trong cùng một nhóm trẻ vị thành

niên thường có cùng một sở thích, nhu cầu; Trẻ thường tồn tại trong nhóm có xu
hướng thích nghi với chuẩn mực của nhóm dưới nhiều hình thức khác nhau ngay cả
khi buộc các em chấp nhận những hậu quả mà mình gây ra, có 88% trẻ trả lời bị ảnh
hưởng do các đặc điểm xấu của bạn khi chơi cùng nhóm, trong đó trẻ không dám
phản hồi các chuẩn mực của nhóm vì sợ bị loại khỏi nhóm là 68%;
Một cuộc khảo sát do Khoa học Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn – ĐH QGHN thực hiện vào năm 2008 tại hai trường THPT trên địa
bàn quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng BLHĐ ở nữ sinh đã cho thấy nhiều kết
quả rất đáng lo ngại. Có thể nói đến các con số sau: có đến 96,7% số HS trong mẫu
được hỏi cho rằng ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ
BLHĐ ở nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên và 17,3% không
thường xuyên. Đặc biệt có tới 64% HS nữ được hỏi thừa nhận đã từng có HV đánh

9


nhau với các bạn khác và có tới 45,3% HS cho rằng HV đó là bình thường, 30,7%
HS trả lời có thể chấp nhận được và chỉ có 24% HS không thể chấp nhận HV BL
trong nữ sinh;
Sách Cách thức cha mẹ liên hệ với con và HV lệch chuẩn của trẻ (Lưu Song
Hà, 2008); Bài viết “Thực trạng BLHĐ ngày nay” của Phan Thị Mai Hương (2010)
đã bước đầu phác thảo bức tranh về tình trạng BLHĐ ở Việt Nam; Lê Cự Linh
(2011) đã sử dụng số liệu thống kê của các cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên
và thanh niên SAVY2 để tìm hiểu về BL ở thanh niên, bài viết chỉ ra rằng nam giới
là đối tượng chủ yếu gây ra các HV BL, cụ thể: có 4,3% nam thanh thiếu niên thành
thị và 2% nam thanh thiếu niên nông thôn đã từng gây thương tích cho người khác,
trong khi đó tỷ lệ này ở nữ giới lần lượt là 0,6% và 0,2%; Nghiên cứu HV BL ở HS
thiếu niên với bạn cùng lứa (Nguyễn Thị Hương, 2011); Nghiên cứu một số đặc
điểm tâm lý của HS THCS có HV BLHĐ huyện Sóc Sơn – Hà Nội (Mai Thị Dinh,
2012); Nhận thức và thái độ của HS THCS có HV BLHĐ (Ngô Thị Dung, 2012)…;

Theo báo cáo nghiên cứu được Bộ Giáo dục – Đào tạo kết hợp với Quỹ Nhi
đồng Liên Hiệp Quốc công bố sang ngày 20/12/2016 thì hiện tượng BLHĐ là một
trong những vấn đề nóng nhất của trường học phổ thông hiện nay. Theo số liệu của
Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa ra, trong năm học 2012-2013 có khoảng 1600 vụ HS
đánh nhau (khoảng 5 ngày/1 vụ). Cứ khoảng 5.200 HS thì có một vụ đánh nhau, cứ
khoảng 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, trung bình 9 trường
thì có học HS đánh nhau. Một kết quả nghiên cứu của Viện Y – Xã hội thực hiện
năm 2014 trên 3.000 HS THCS và THPT tại Hà Nội thì thấy rằng một thực trạng
đáng báo động hơn khi có tới 80% học cho biết từ trước đến nay đã bị BL giới trong
trường học ít nhất một lần, 71% HS bị BLHĐ trong vòng 6 tháng trước đó. Trong
đó 73% HS bị BL tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt nạt, đặt điều, sỉ nhục,…), 41%
bị BL về thể chất và 19% bị BL tình dục. Đặc biệt, BLHĐ có xu hướng gia tăng về
số lượng và mức độ trong HS. Đa số những HS nữ có HV BL cho rằng BLHĐ là
bình thường và chấp nhận được. BLHĐ không chỉ xảy ra giữa HS với HS mà còn
xảy ra giữa giáo viên với HS khi thầy cô vẫn được coi là người có quyền lực nhất

10


trong lớp học, trong trường học; đôi khi còn có HV BL từ HS đối với thầy cô giáo
của mình.
Như vậy những nghiên cứu về BLHĐ rất đa dạng và phong phú. Đó là điều
dễ hiểu bởi BLHĐ đang ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất
và các hình thức BLHĐ ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn, những hậu quả để lại
từ những vụ BLHĐ thật sự đã, đang và sẽ trở thành mối lo ngại đối với các bậc phụ
huynh, giáo viên và toàn xã hội; đặc biệt là đối với chính những em HS đang ngồi
trên ghế nhà trường. Do vậy việc nghiên cứu BLHĐ theo hướng chỉ ra thực trạng,
các biểu hiện của HV BLHĐ thể hiện qua ba mặt: nhận thức, thái độ và HV; nghiên
cứu và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới HV BLHĐ và đề xuất một số giải pháp nhằm
phòng ngừa và ngăn chặn BLHĐ là việc làm rất cần thiết ở nước ta trong giai đoạn

hiện nay.
1.2. Lý luận tâm lý học về bạo lực học đường và hành vi bạo lực
học đường
1.2.1. Bạo lực học đường
1.2.1.1. Khái niệm bạo lực
BL là một hiện tượng xã hội diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi nền văn hóa. Do vậy,
BL là một chủ đề được rất nhiều các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất
sớm. Chính vì thế có rất nhiều quan điểm khác nhau về BL, có thể kể đến như:
- Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1998), BL được định
nghĩa là: “BL là sức mạnh dung để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ
chính quyền”.
- Theo Từ điển Tiếng Việt (2003): “BL là sức mạnh để trấn áp, lật đổ”.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì “BL là việc đe dọa hay dung sức
mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm
người hay cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương,
tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát”.
- Theo Từ điển Xã hội học của G.Endruweit và G.Trommsdorff: BL là HV
có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong

11


khuôn khổ quan hệ trên – dưới một chiều dựa trên ưu thế bên ngoài, không có sự
thừa nhận của người yếu thế.
Từ những khái niệm trên về BL, chúng tôi thấy rằng: BL là tất cả những HV
sử dụng sức mạnh, quyền lực của bản thân hay tập thể để đe dọa, trấn áp, hành
hung,…dẫn đến những tổn thương cho người khác cả về thể chất lẫn tinh thần.
1.2.1.2. Khái niệm bạo lực học đường
Theo các hướng nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học đưa ra những khái niệm
khác nhua về BLHĐ:

Theo tác giả Phan Thị Mai Hương (2009) chỉ ra rằng: “BLHĐ là thuật ngữ
để chỉ những HV BL trong môi trường học đường, hoặc những HV BL của lứa tuổi
học đường. Bao gồm trong thuật ngữ này là hàng loạt các HV BL với các mức độ
khác nhau, từ không lời, đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động
thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương thậm chí tổn hại đến người khác”.
Theo tác giả Nguyễn Văn Lượt thì cho rằng: “BLHĐ là một dạng HV lệch
chuẩn của HS”.
Trong giáo trình Giáo dục kỹ năng phòng chống BLHĐ và tệ nạn xã hội cho
HS THPT: “BLHĐ là hệ thống xâu chuỗi lời nói , HV mang tính miệt thị, đe dọa,
hoặc dùng sức mạnh thể chất để khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với
trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn
đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, gây cú sốc về tâm
lý, sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục ở nhà
trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục”.
Như vậy không có sự thống nhất với nhau giữa các nhà nghiên cứu ở các lĩnh
vực khác nhau về khái niệm BLHĐ. Nhưng có thể thấy rằng, xét trên phương diện
góc độ văn hóa thì BLHĐ là một hiện tượng phản văn hóa, coi thường luật pháp, bỏ
qua nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp trong xã hội, trong nhà trường. Còn xét theo góc độ giáo dục thì
BLHĐ là sự phản ánh kết quả giáo dục không được như mong muốn, là thước đo
gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn
diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn hóa xã hội.

12


Khi xem xét khái niệm BLHĐ thì cần chú ý những vấn đề sau:
- BLHĐ là những HV xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả
nghiêm trọng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho những người bị hại;
- HV BLHĐ làm tổn thương về mặt thể chất cũng như tinh thần đều mang

tính cố ý cao (có chủ đích). Gây hậu quả về mặt thể chất thường được bắt nguồn từ
sự học hỏi, bắt chước những HV BL,…; gây hậu quả về mặt tinh thần thường mang
tính cố ý cao, nhưng cá nhân ý thức về HV này kém. Sự tổn thương về mặt tinh thần
không dễ nhìn thấy song bên cạnh đó, hậu quả để lại rất sâu sắc với người bị BL,
đặc biệt là tổn thương về mặt tâm lý.
Như vậy, theo các khái niệm ở trên, BLHĐ có phạm vi rất rộng, bao gồm cả
trong và ngoài nhà trường, xảy ra giữa các HS với nhau, giữa giáo viên và HS, giữa
các nhà quản lý với HS và ngược lại là giữa HS với giáo viên, giữa HS với các nhà
quản lý giáo dục.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi
giữa HS với HS. Do vậy có thể đưa ra khái niệm sau: BLHĐ là HV BL trong môi
trường học đường giữa HS với HS, những HV BL này có thể là HV bắt nạt, lạm
dụng lời nói, ẩu đả,… làm tổn thương, gây hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất
cũng như tinh thần của HS bị BLHĐ.
1.2.1.3. Phân loại bạo lực học đường
Theo giáo trình BLHĐ ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ Tâm lý học thì có
ba cách phân loại BLHĐ.
Phân loại theo hình thức của BL bao gồm:
- BL trực tiếp, thể hiện hay thân thể: Là hình thức BL dùng đến hành động
có ý nghĩa đối đầu với người khác nhằm mục đích là gây ra tổn hại (đẩy, đánh, đe
dọa, sỉ nhục,…)
- BL gián tiếp hay mối quan hệ: Là hình thức BL nhằm làm tổn hại vai trò
và sự công nhận của nạn nhân trong nhóm mà họ thuộc về thông qua các hình thức
như tung tin đồn, nói xấu, chối bỏ,…
- BL công nghệ: Là hình thức BL cố ý làm phiền, quấy nhiễu, gây tổn hại
đến uy tín hay hình ảnh của người khác bằng cách sử dụng những thiết bị công nghệ
như điện thoại, internet, các trang mạng xã hội như facebook, zing, yahoo,…

13



Phân loại theo chức năng của BL:
- BL phản ứng: là những HV phòng vệ trước một sự khiêu khích. Loại BL
này có xu hướng liên quan tới tính xung động và vấn đề tự kiểm soát cũng như
những vấn đề ứng phó với các mối quan hệ xã hội, dựa vào xu hướng gán ghép thù
hằn về HV của người khác.
- BL chủ động: là những HV thực hiện vì lợi ích nào đó. Nó được tính toán
và kiểm soát bằng những củng cố từ bên ngoài.
Phân loại BLHĐ theo quan điểm của các nhà tâm lý học (xét theo tính chất):
- BL thù địch: xuất phát từ sự giận dữ và được thực hiện để thỏa mãn cơn
giận dữ nhằm làm tổn thương người khác. HV BL thù địch thường được thực hiện
như một sự kết thúc hận thù của cá nhân nhằm giảm bớt tức giận.
- BL công cụ: không bắt nguồn từ sự giận dữ, nó được thực hiện như một
công cụ nhằm hướng mục đích kết liễu đối phương.
1.2.1.4. Địa điểm và hình thức bạo lực học đường
Địa điểm xảy ra BLHĐ thường rất rộng như: sân trường, trong lớp học, hành
lang, gầm cầu thang, nhà vệ sinh, ngoài cổng trường,… thậm chí là những nơi vắng
vẻ ít người đến.
Hình thức BLHĐ bao gồm:
- BL thể chất: thường biểu hiện ở những HV sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay,
chân, cơ thể) và người khác mà không được sự cho phép; ngăn cản hoạt động bằng bất
cứ cách nào; ngăn không cho đi lại; giữ hoặc ôm chặt, bóp cổ, đấm, đá, tát, đánh,…
- BL tinh thần: thường được biểu hiện ở những hành động như chửi mắng,
nói xấu, lăng mạ, la hét, dọa nạt, dè bửu, chơi khăm, sỉ nhục, thọc mạch, tạo ra áp
lực, cô lập đối phương; làm cho người khác cảm thấy không an toàn, cố ý hạ thấp
không coi trọng giá trị của người khác, xúc phạm và hạ thấp người khác trước mặt
mọi người, nhận xét về hình thức, trí tuệ, khả năng của người khác bằng những lời
lẽ gây tổn thương; phớt lờ, từ chối cũng như không thể hiện tình yêu thương; khủng
bố bằng cách gửi tin nhắn đe dọa liên tục, bịa đặt, vu khống trên mạng xã hội,…


14


×