Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Kỹ năng quản lý cảm xúc trong ứng xử với cha mẹ của học sinh trường THCS trần quốc toản thành phố phủ lý hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LƯƠNG MINH THƯ

KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG ỨNG XỬ
VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TOẢN, THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ - HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LƯƠNG MINH THƯ

KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG ỨNG XỬ
VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TOẢN, THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ - HÀ NAM

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số

: 60.30.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ



Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Nhân Ái

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy Cô giáo trong khoa
Tâm lý- Giáo dục, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nộiđã
giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý giá trong quá trình tôi học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới TS. Nguyễn Thị Nhân Ái, người đã trực tiếp hướng dẫn, người đã dành
nhiều thời gian và công sức chỉ bảo tận tâm, chu đáo cũng như động viên và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các Thầy Cô
giáo, các em học sinh, các bậc Phụ huynh của trường Trung học cơ sở Trần
Quốc Toản, TP Phủ lý, tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình triển khai khảo sát thực trạng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới Gia đình, Bạn bè đã luôn bên tôi,
khuyến khích, động viên, hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn.
Do còn hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên đề tài khó
tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô
giáo và các bạn để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên


Lương Minh Thư

năm 2017


DANH M ỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

HS

Học sinh

KN

Kỹ năng

QLCX

Kiểm soát cảm xúc

KNQLCX

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

THCS


Trung học cơ sở

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
TRONG ỨNG XỬ VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ . 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu về cảm xúc .................................................................. 5
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý cảm xúc .................................................. 10
1.2. Khái niệm công cụ ................................................................................ 13
1.2.1. Cảm xúc................................................................................................ 13
1.2.1.1 Khái niệm ........................................................................................... 13

1.2.1.2. Phân loại ............................................................................................ 16
1.2. 2. Kỹ năng ............................................................................................... 21
1.2.3. Kỹ năng quản lý cảm xúc ................................................................... 28
1.2.4. Kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS ................................. 30
......................................................................................................................... 34
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc trong ứng
xửcủa học sinh THCS ................................................................................. 37
1.3.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 37
1.3.2. Yếu tố khách quan .............................................................................. 39
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 42
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 43


2.1.Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 43
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 43
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 44
2.1.3. Tiến trình nghiên cứu ......................................................................... 44
2.2.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận........................................................ 47
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................... 48
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 55
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG
ỨNG XỬ VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TOẢN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - HÀ NAM .. 56
3.1.Thực trạng mức độ kỹ năng quản lýcảm xúc của học sinh Trung học
cơ sở........... ..................................................................................................... 56
3.1.1.Đánh giá chung về kỹ năng quản lýcảm xúc của học sinh Trung học
cơ sở............... ................................................................................................. 56
3.1.2. Thực trạng mức độ các kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản
lýcảm xúc của học sinh Trung học cơ sở..................................................... 71

3.1.3. So sánh kỹ năng quản lýcảm xúc của học sinh Trung học cơ sở trên
một số phương diện ....................................................................................... 90
3.1.4. Mức độ mong muốn được rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản
lýcảm xúc của học sinh THCS ..................................................................... 95
3.2. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năngquản lý cảm xúc của học
sinh Trung học cơ sở ..................................................................................... 97
3.2.1. Yếu tố chủ quan................................................................................... 98
3.2.2. Yếu tố khách quan .............................................................................. 99
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 103
1. Kết luận .................................................................................................. 103
2. Khuyến nghị........................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo khối lớp ................................. 44
Bảng 2.2: Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới tính ................................. 44
Bảng 3.1: Tần suất học sinh rơi vào trạng thái không quản lý được cảm xúc...... 56
Bảng 3.2: Tần suất học sinh nam, nữrơi vào trạng thái không quản lý được
cảm xúc ...........................................................................................................57
Bảng 3.3 : Tần suất học sinh khối lớp 6,7,8 rơi vào trạng thái không quản lý
được CX .......................................................................................................... 59
Bảng 3.4: Tần suất học sinh rơi vào trạng thái không quản lý đượcCX trong
các lĩnh vực ..................................................................................................... 61
Bảng 3.5 : Tần suất học sinh nam, nữ rơi vào trạng thái không quản lý được
cảm xúc khi giao tiếp với cha mẹ khi đề cập đến các lĩnh vực....................... 64
Bảng 3.6 : Tần suất học sinh khối lớp rơi vào trạng thái không quản lý được
cảm xúc khi giao tiếp với cha mẹ khi đề cập đến các lĩnh vực....................... 67

Bảng 3.7: Đánh giá chung mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh
THCS.... ........................................................................................................... 70
Bảng 3.8: Phần trăm mức độ nhận biết chính xác các khái niệm cảm xúc .......... 72
Bảng 3.9: Kỹ năng nhận biết cảm xúc của học sinh THCS qua nhận thức... 73
Bảng 3.10: Mức độ kỹ năng nhận biết cảm xúc của học sinh THCS qua tình
huống.... ........................................................................................................... 74
Bảng 3.11: Mức độ của kỹ năng nhận biết cảm xúc trong tình huống cụ thể .... 75
Bảng 3.12: Mức độ kỹ năng hiểu cảm xúc của học sinh THCS qua nhận thức . 79
Bảng 3.13: Mức độ kỹ năng hiểu cảm xúc của học sinh THCS qua tình huống.... 81
Bảng 3.14: Mức độ phù hợp của kỹ năng hiểu cảm xúc trong tình huống .... 82
Bảng 3.15: Mức độ kỹ năng giải tỏa cảm xúc của học sinh THCS qua nhận
thức.................. ................................................................................................ 84


Bảng 3.16: Mức độ kỹ năng giải tỏa cảm xúc của học sinh THCS qua tình huống . 86
Bảng 3.17: Các cách giải tỏa cảm xúc của học sinh THCS trong tình huống 87
Bảng 3.18: So sánh kỹ năng quản lýcảm xúc theo phương diện giới tính ..... 90
Bảng 3.19: Kiểm định T-test giữa hai mẫu nam và nữ .................................. 91
Bảng 3.20: So sánh kỹ năng quản lýcảm xúc của học sinh THCS trên phương
diện khối lớp.................................................................................................... 93
Bảng 3.21: Kiểm định Anova giữa các mẫu về khối lớp ............................... 94
Bảng 3.22: Mức độ mong muốn được rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản lý
cảm xúc của học sinh THCS ........................................................................... 96
Bảng 3.23: Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm
xúc........ ........................................................................................................... 97
Bảng 3.24: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến kỹ năng quản lý
cảm xúc của học sinh THCS ........................................................................... 98
Bảng 3.25: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan bên ngoài đến kỹ
năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS ................................................... 100



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại con người ngày càng phải chịu nhiều áp lực đến
từ các mối quan hệ xã hội, sức ép trong công việc, học tập làm cho nhiều
người rơi vào trạng thái lo âu, dồn nén căng thẳng, thậm chí rối loạn tâm lý.
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tác động mạnh
mẽ đến hiệu quả công việc, học tập, khả năng sáng tạo của con người.Vì vậy,
quản lý cảm xúc nhằm giúp cuộc sống của con người cân bằng, hài hòa, giảm
cảm xúc âm tính, phát triển cảm xúc tích cực là năng lực cần có của con
người trong cuộc sống hiện đại. Kỹ năng quản lý cảm xúc không đơn thuần là
kiểm soát hành vi và thái độ ngay khi cảm xúc nảy sinh mà phải được bắt
nguồn từ việc hiểu cảm xúc của mình, của người khác, hiểu hoàn cảnh, tình
huống đang diễn ra để có cách giải tỏa cảm xúc kịp thời và phù hợp.
Học sinh THCS là giai đoạn phát triển có tính đặc thù với nhiều thay
đổi mạnh mẽ tâm sinh lý. Bên cạnh những khó khăn trong học tập, giao tiếp
với bạn bè, thì điều đáng lưu tâm ở giai đoạn này chính là những trở ngại
trong quan hệ với cha mẹ của thiếu niên. Nhiều tình huống này sinh xung đột
mà nguyên nhân cơ bản chính là do không tìm được tiếng nói chung giữa cha
mẹ và con cái. Mâu thuẫn giữa một bên là sự phát triển tính người lớn ở thiếu
niên và một bên là sự không thay đổi trong quan hệ của người lớn với các em
nên trong một số tình huống, các em đã không quản lý được cảm xúc của
mình dẫn đến mất kiểm soát trong lời nói và hành vi gây nên những tổn
thương cho cả cha mẹ và bản thân.
Kết quả các công trình nghiên cứu đi trước cho thấy, quản lý cảm xúc
giữ vai trò quan trọng trong đời sống đối với học sinh THCS. Tuy nhiên trong
các công trình nghiên cứu hiện có, các tác giả thường đề cập đến việc nhận

1



biết các cảm xúc tiêu cực của học sinh trong học tập, quan hệ ứng xử… (Đào
Thị Oanh, 2008); phương pháp chẩn đoán trí tuệ cảm xúc của học sinh
(Nguyễn Huy Tú, 2003); hoặc kỹ năng kiểm soát cảm xúc nói chung của học
sinh THCS (Hoàng Vân Anh, 2016)… Đối với vấn đề kỹ năng quản lý cảm
xúc của học sinh THCS trong giao tiếp ứng xử với cha mẹ hiện còn là mảng
trống cần được nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “
Kỹ năng quản lý cảm xúc trong ứng xử với cha mẹ của học sinh trường THCS
Trần Quốc Toản thành phố Phủ Lý - Hà Nam ”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc trong ứng xử với cha mẹ
của học sinh THCS và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng. Từ đó đề xuất
một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc trong
ứng xử với cha mẹcủa học sinh THCS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc trong ứng xử với cha mẹ của học sinh
THCS ở một số tình huống nhất định
3.2. Khách thể nghiên cứu:
HS trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
4. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng quản lý cảm xúc của HS THCS ở mức trung bình biểu hiện ở
các kỹ năng: Kỹ năng nhận biết cảm xúc , kỹ năng hiểu cảm xúc , kỹ năng
giải tỏa cảm xúc. Trong đó kỹ năng nhận biết cảm xúc tốt hơn những kỹ năng
còn lại.
Kỹ năng quản lý cảm xúc trong ứng xử với cha mẹ của HS THCS chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, các yếu tố

2



ảnh hưởng rõ nhất: (1) Sự thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì, (2) Yếu tố
khí chất, (3) Giáo dục của gia đình, (4) Ảnh hưởng từ nhóm bạn, (5) Phương
tiện truyền thông,…..
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài : kỹ năng,
kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc trong giao
tiếp ứng xử với cha mẹ của HS THCS

5.2.

Tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc trong giao tiếp ứng
xử với cha mẹ của HS THCS và các yếu tố ảnh hưởng đến thực
trạng đó

5.3.

Đề xuất một số khuyến nghị nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc

trong ứng xử với cha mẹ của HSTHCS
6. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kỹ năng quản lý
cảm xúc trong ứng xử với cha mẹ của HS THCS trong 1 số tình huống nhất định
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu : HS lớp 6,7,8 THCS Trần Quốc
Toản thành phố Phủ Lý
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.


Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi
7.2.2. Phương pháp quan sát
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
7.3.

Phương pháp xử lý số liệu

3


8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được cấu trúc
gồm 3 chương
Chương 1 : Cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý cảm xúc trongứng xử với
cha mẹ của HS THCS
Chương 2 : Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 : Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc trong ứng xử với cha
mẹ của HS THCS

4



CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
TRONG ỨNG XỬ VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về cảm xúc
1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
(1) Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là hiện tượng tâm lý cá nhân
Theo hướng này quy tụ rất nhiều nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua các
công trình của L.X.Vưgotxki (1997), X.L. Rubinxtein (1989), V.A.
Cruchetxki (1982), R.S.Fieldman (2003), Jo.Goderfroid (1998), Richard J.
Gerrig và Philip G.Zimbardo (2013), Nicky Hayes (2005), Carrol E. Izard
(1992)... Trong các công trình này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu các
vấn đề về định nghĩa cảm xúc, biểu hiện, độ ổn định, sự xuất hiện và nguồn
gốc của cảm xúc, phân loại cảm xúc và sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm- sinh
lí cá nhân đến cảm xúc và ảnh hưởng của cảm xúc đến các hoạt động của cá
nhân. Chẳng hạn, trong công trình “Những cảm xúc của người”, Carrol E.
Izard (1992) đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về cảm xúc
của cá nhân: cảm xúc là gì? Các loại cảm xúc, biểu hiện cảm xúc qua nét mặt,
điệu bộ, mối quan hệ và ảnh hưởng của cảm xúc đến nhận thức, ý thức và
hành vi của cá nhân... P.A. Ruđich (1986), trong cuốn “Tâm lý học” đã đề cập
tới định nghĩa và đặc điểm cơ bản của cảm xúc, quan hệ giữa cảm xúc với
nhu cầu, vai trò của cảm xúc trong đời sống của con người, cơ sở sinh lí của
cảm xúc, những nét và biểu hiện bên ngoài của cảm xúc qua nét mặt... Trong
tác phẩm “Tâm lý học (nguyên lí và sử dụng)”, Stephen Worchel- Wayne
Shebilsue (2007), đã đề cập tới hàng loạt vấn đề về cảm xúc, từ việc đi tìm
một định nghĩa phổ biến về cảm xúc, đến việc giới thiệu hàng loạt thuyết tâm

5



lý học về cảm xúc như thuyết James -Langer về cảm xúc và cho rằng sự xuất
hiện cảm xúc là kết quả của những tác động bên ngoài, của các thay đổi nội
tại trong phạm vi vận động chú ý và không chú ý. Kế thừa và phát triển quan
niệm cảm xúc của Darwin, S. Freud (2002) cho rằng cảm xúc có nguồn gốc từ
các năng lượng tính dục, bản năng. Tổng hợp những cảm giác gắn liền với
những thay đổi đó chính là trạng thái cảm xúc. [6; tr.9]
(2) Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là một động lực thúc đẩy cá nhân
trong hoạt động và trong cuộc sống.
Cảm xúc với tư cách là một động lực tâm lý học được đề cập trong hầu
hết công trình nghiên cứu tâm lý học cá nhân, tâm lý học phát triển. Từ các
thực nghiệm của B.Skinner (1953), S. Freud (2002), A.Maslow (1970)…
Trong các công trình này, cảm xúc được nhìn nhận là một động lực thúc đẩy
cá nhân hành động. Vì vậy, vấn đề là làm thế nào để duy trì, thỏa mãn hay
củng cố những cảm xúc của cá nhân. Nếu S. Freud quy kết cảm xúc vào trong
lĩnh vực động cơ vô thức, gắn với các yếu tố cơ thể và cần được thỏa mãn
(2002), thì B.Skinner và các nhà tâm lý học hành vi lại chú trọng tới khía cạnh
tác động xã hội tới các hành vi cảm xúc. Theo đó, các hành vi cảm xúc của cá
nhân được quyết định bởi các củng cố tích cực, tiêu cực hay sự trừng phạt
(1953). Trong công trình “Tâm lý học và đời sống”, Richard J. Gerrig và Philip
G.Zimbardo hướng đến các chức năng của cảm xúc đối với nhận thức và hành
vi của cá nhân, trong đó nhấn mạnh đến chức năng động cơ hành động, chức
năng điều chỉnh sự tương tác xã hội. Cảm xúc được ví như chất keo kết dính xã
hội hoặc là tác nhân để cá nhân xa lánh, từ bỏ xã hội. [6; tr.10]
(3) Nghiên cứu cảm xúc qua việc xây dựng các mô hình về trí tuệ cảm xúc
Howard Garner (1983) là người có công lớn trong việc xem xét lại lý
thuyết trí tuệ cảm xúc trong tâm lý học. Mô hình đa trí tuệ nổi tiếng của ông cho
rằng trí tuệ cá nhân gồm hai loại: trí tuệ nội nhân cách và trí tuệ liên nhân cách.

6



Rewven Baron nhà tâm lý học người Israsel là người đầu tiên đưa ra
thuật ngữ EQ (Emotional Intelligentce Quotient) trong luận án Tiến sĩ của
mình năm 1985. Ông đặt trí tuệ cảm xúc trong phạm vi lý thuyết nhân
cách, đưa ra mô hình Well-being năm 1997 với ý định trả lời câu hỏi “Tại
sao người này có khả năng thành công trong cuộc sống hơn người khác?”.
Ông nhận diện được năm khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp với
thành công trong cuộc sống bao gồm: (1) Các kỹ năng cá nhân (intra
personal skills); (2) Kỹ năng liên cá nhân (interpersonal skills); (3) Tính
thích ứng (adaptatbility); (4) Quản lý căng thẳng (stress management); (5)
Tâm trạng chung (general mood)
Năm 1997, P.Mayer và Salovey chính thức định nghĩa trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận thức nhận biết cảm xúc, bày tỏ cảm xúc,
thấu hiểu cảm xúc và điều khiển cảm xúc. Mô hình cảm xúc dựa trên định
nghĩa này là kiểu mô hình được sắp xếp với mức độ từ thấp đến cao: (1) Nhận
thức và bày tỏ cảm xúc; (2) Suy nghĩ có cảm xúc; (3) Thấu hiểu và biết phân
tích cảm xúc; (4) Điều khiển cảm xúc một cách có suy nghĩ, có tính toán.
Daniel Goleman, một tiến sĩ tâm lý học của đại học Harvard đã tập hợp
những kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và viết thành cuốn sách gây
tiếng vang lớn ở Mỹ với nhan đề “Trí tuệ cảm xúc”. Từ đây EQ trở thành một
yếu tố quan trọng để lựa chọn con người vào vị trí lãnh đạo. Mô hình trí tuệ
cảm xúc do P.Goleman đề xuất mô hình gồm 5 lĩnh vực: (1) Hiểu biết về cảm
xúc của mình; (2) Quản lý cảm xúc; (3) Tự thúc đẩy mình; (4) Nhận biết cảm
xúc ở người khác; (5) Xử lý các mối quan hệ
Goleman là tác giả của một loạt tác phẩm về trí tuệ cảm xúc như: “Trí
tuệ cảm xúc, làm thế nào để biến những xúc cảm của mình thành trí tuệ” (năm
1997); “Làm việc với trí tuệ cảm xúc” (năm 1998); “Những xúc cảm dễ bị
phá vỡ, làm thế nào để vượt qua” (năm 2003). Những nghiên cứu của ông


7


không chỉ dừng lại ở việc xác định bản chất của trí tuệ cảm xúc mà còn tìm ra
những biện pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc một cách có hiệu quả. [4; tr.7-8]
Như vậy, theo hướng nghiên cứu về cảm xúc với tư cách là hiện tượng
tâm lý, các nhà khoa học đã nghiên cứu các vấn đề về định nghĩa cảm xúc,
biểu hiện, độ ổn định, sự xuất hiện và nguồn gốc của cảm xúc, phân loại cảm
xúc và sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm- sinh lí cá nhân đến cảm xúc và ảnh
hưởng của cảm xúc đến các hoạt động của cá nhân. Một số nhà nghiên cứu
cho rằng cảm xúc có nguồn gốc từ các năng lượng tính dục, bản năng, còn
một số khác cho rằng tổng hợp những cảm giác gắn liền với những thay đổi
đó chính là trạng thái cảm xúc.
Theo hướng nghiên cứu về cảm xúc với tư cách là động lực thì cảm xúc
được nhìn nhận là một động lực thúc đẩy cá nhân hành động. Vì vậy, vấn đề
là làm thể nào để duy trì, thỏa mãn hay củng cố những cảm xúc của cá nhân
thì cần có những kích thích tác động để cải thiện cảm xúc tiêu cực, tăng cảm
xúc tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động của con người.
Theo hướng nghiên cứu cảm xúc qua việc xây dựng các mô hình trí tuệ
cảm xúc, các nhà nghiên cứu cho thấy một cái nhìn tổng thế về cấu trúc và
từng tầng bậc của cảm xúc. Mỗi tác giả có cách xây dựng mô hình khác nhau
nhưng tựu chung lại theo 3 hướng chính: (1) Nhận biết cảm xúc; (2) Hiểu cảm
xúc và (3) Giải tỏa hay điều chỉnh cảm xúc cá nhân.
1.1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của
giáo viên, học sinh, sinh viên trên nhiều vùng miền. Xu hướng chung của các
nhà tâm lý học là làm sáng tỏ những vấn đề bản chất, cấu trúc của trí tuệ cảm
xúc, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc; đồng thời từng bước
thử nghiệm và mau chóng đưa vào những trắc nghiệm phù hợp nhằm xác định
chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Công


8


Khanh, Nguyễn Huy Tú, Trần Trọng Thủy, … được coi là những tác giả tiên
phong trong lĩnh vực này.
Bài viết của tác giả Nguyễn Huy Tú: “Chỉ số thông minh cảm xúc cao một tiêu đề thành công” [25], “Trí tuệ cảm xúc - bản chất và phương pháp
chẩn đoán”[26] và “Các mô hình lý thuyết về trí thông minh cảm xúc” do
Nguyễn Công Khanh (dịch) [22; tr.124-125] đã bước đầu tiếp cận đến trí tuệ
cảm xúc. Gần đây, các tác giả Nguyễn Công Khanh, Đinh Thị Kim Thoa và
Nguyễn Thành Đoàn cũng đã bàn đến phương pháp luận nghiên cứu trí thông
minh cảm xúc.
Tác giả Dương Thị Hoàng Yến với đề tài: “Trí tuệ cảm xúc của giáo
viên tiểu học” đã rút ra kết luận: Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học là một
yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong sự nghiệp. [30]
Đề tài cấp Nhà nước của tác giả Nguyễn Công Khanh: “Nghiên cứu trí
tuệ cảm xúc ở học sinh Trung học phổ thông” đã sử dụng trắc nghiệm MSEIT
của J. Mayer, P. Salovey và D. Caruso được Việt hóa đo lường trên 17000
học sinh. Kết quả cho thấy sự phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố và là sản phẩm của quá trình tương tác liên tục giữa
bản thân và môi trường sống. [12]
Tác giả Đào Thị Oanh (2010), Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc và giáo dục
trí tuệ cảm xúc cho học sinh THCS trong gia đình và nhà trường hiện nay, Đề
tài khoa học cấp Bộ, cho thấy: Nhìn chung, biểu hiện trạng thái cảm xúc của
thiếu niên được nghiên cứu là tích cực và phần lớn đạt ở mức tốt. Thiếu niên
nam trải nghiệm sự lo âu, căng thẳng nhiều hơn so với các thiếu niên nữ và
các thiếu niên nữ thường cảm thấy tự tin hơn. Có thể là do các em nữ trưởng
thành sớm hơn các em nam, các cách thức biểu hiện cảm xúc kín đáo hơn,
trong khi các trẻ nam tỏ ra hồn nhiên, bộc lộ cảm xúc trực tiếp và bột phát
hơn. Có sự mâu thuẫn nhất định trong tự đánh giá về trạng thái cảm xúc của


9


học sinh ở lứa tuổi này. Đó là mâu thuẫn giữa sự tự đánh giá về “tính tích
cực” của bản thân học sinh với “tâm trạng” và với những trạng thái có liên
quan tới “sức khoẻ” sinh lí thể chất: một mặt các em luôn tự cho mình là
“mạnh mẽ”, “vui vẻ”, “yêu đời”, “hạnh phúc”, “tươi tỉnh”, “sung sức”…,
nhưng cùng lúc đó lại cảm thấy “thụ động”, “không muốn làm việc”, “không
muốn động chân tay”, “đầu óc mụ mẫm” không tập trung được. Điều này có
thể lí giải bằng đặc điểm phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi này do sự chi phối
của quy luật về tính mất cân đối tạm thời trong sự phát triển cá nhân của trẻ.
Và chính đây là điều làm cho bản thân thiếu niên vấp phải những khó khăn
không nhỏ. Tương tự, sự khác biệt rõ rệt giữa nữ và nam thiếu niên vừa được
đề cập ở trên cũng có thể được giải thích bằng quy luật về tính không đồng
đều trong sự chín muồi giới tính, kéo theo những khác biệt về tâm lý, trong đó
có khác biệt về cảm xúc. [17]
Ngoài ra còn có các tác giả khác nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc như:
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở trong giao tiếp công vụ, Luận án tiến sĩ tâm lý học; Phan Trọng Nam
(2012), Trí tuệ cảm xúc của sinh viên đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý cảm xúc
1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Quản lý cảm xúc được đề cập tới là một trong nhiều nhân tố cấu
thành nên trí tuệ cảm xúc, chính vì vậy các nhà tâm lý nghiên cứu quản lý
cảm xúc ở mức độ là một khía cạnh của trí tuệ cảm xúc. Cụ thể là: Trong
công trình nghiên cứu của Richard P. Bagozzi “ The Self-Regulation of
Attitudes, Intentions and Behavior” tác giả tập trung nghiên cứu giải quyết
vấn đề vai trò của nhận thức và cơ chế tự điều tiết tình cảm. Sự điều chỉnh
và điều tiết cảm xúc được thực hiện bởi một số hoạt động nhận thức.

Những phản ứng cảm xúc tiêu cực hay tích cực liên quan đến độ lệch của

10


tự đánh giá bản thân so với sự đánh giá của người khác. Ngoài ra, thuyết
“Nhận diện các dạng kiểm soát cảm xúc” của Peter Burker (2007) đề cập
rất nhiều về kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Trong lý thuyết
này ông cho rằng nếu cá nhân không thích những phản ứng của người khác
họ sẽ xem xét làm thế nào để thay đổi quan điểm của họ về hành vi của bản
thân để có được sự đánh giá tích cực hơn. Một trong những lợi ích mà
thuyết này mạng lại là cách làm để ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực bởi
cá nhân mỗi người hoặc những người xung quanh. Trong khi đó, các tác
giả nước ngoài như Daniel Goleman và Thompson lại tập trung nghiên cứu
về điều chỉnh cảm xúc. [16, tr .8-9]
Trong các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, mà trong đó hàm chứa các
yếu tố nhận biết và kiểm soát, điều khiển cảm xúc của mình và của người
khác, còn có các công trình nghiên cứu quản lý cảm xúc. Chẳng hạn, Fischer,
Manstead, Evers, Timmers, & Valk (2004) nghiên cứu quản lý cảm xúc các
hoàn cảnh khác nhau. Erber, Wegner và Therriault (1996) đưa ra thực nghiệm
về việc tăng cường hay ức chế cảm xúc để có kinh nghiệm và thể hiện cảm
xúc mà họ tin rằng sẽ tạo điều kiện thực hiện trong một tình huống cụ thể.
Diamond & Aspinwall (2003) kết luận rằng, cảm xúc tốt hay cảm xúc xấu
không phải là bất biến và động lực điều chỉnh cảm xúc chỉ có thể được hiểu
trong bối cảnh cụ thể mà trong đó cảm xúc xảy ra. Hochschild (1983) chỉ ra
rằng các khuôn mẫu cảm xúc (được xây dựng trên quy tắc hiển thị cảm xúc ra
ngoài và có thể là kinh nghiệm cảm xúc trong một hoàn cảnh đã cho) đã tạo
động lực cho quản lý cảm xúc. Các nghiên cứu của Rime và các cộng sự
(1991), chỉ ra sự chia sẻ xã hội không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong
việc cung cấp những thông tin mà có thể phục vụ chức năng quan trọng về

tâm lý và xã hội. Chia sẻ xã hội, có thể làm giảm khoảng cách vật lý và các
đặc điểm cá nhân và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ gần gũi. Thoits

11


(1984), Collins và Miller (1994) tìm thấy rằng những người chia sẻ cảm xúc
của họ và cảm xúc với những người khác có nhiều hơn những người thích giữ
chúng ở lại. Các nghiên cứu của Zech & Rime (1996) đã phát hiện sự chia sẻ
cảm xúc được đánh giá là có ý nghĩa hơn và thú vị hơn là nói chuyện một
cách khách quan và mô tả. [6; tr.17]
1.1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Một số các nhà nghiên cứu ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến quản lý
cảm xúc và kỹ năng kiểm soát cảm xúc cụ thể như:
“Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên Sư phạm của tác giả
Nguyễn Thị Hải, 2013 [6]. Luận án nghiên cứu kỹ năng quản lý cảm xúc bản
thân của đối tượng sinh viên Sư phạm, dựa trên việc đánh giá biểu hiện và
mức độ của từng kỹ năng thành phần,qua tự đánh giá của sinh viên và qua
một số tình huống cụ thể, sau đó tính điểm trung bình mức độ kỹ năng quản
lý cảm xúc của sinh viên. Kết quả cho thấy kỹ năng kiểm soát cảm xúc của
sinh viên Sư phạm chỉ đạt mức trung bình. Điểm mạnh của luận án là nêu ra
được các kỹ năng thành phần và đánh giá được mức độ của từng kỹ năng đó,
tuy nhiên các mối quan hệ trong quá trình giao tiếp làm cho sinh viên rơi vào
trạng thái mất kiểm soát cảm xúc chưa nhắc đến cụ thể.
“ Kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của sinh viên
đại học Huế” của tác giả Nguyễn Bá Thu, 2016. Luận án nghiên cứu kỹ năng
quản lý cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập của đối tượng sinh viên Đại
học Huế, dựa trên việc đánhgiá biểu hiện và mức độ lo âu, kỹ năng thành
phần, tự đánh giá của sinh viên và qua các tình huống cụ thể, sau đó tính điểm
trung bình mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc lo âu của sinh viên. Điểm mạnh

của luận án này đã nêu ra được các biểu hiện, mức độ của cảm xúc lo âu và
kỹ năng thành phần trong việc quản lý cảm xúc tuy nhiên vẫn còn điểm hạn

12


chế khi chưa nêu ra được các khuyến nghị phù hợp giúp sinh viên hạn chế
được cảm xúc lo âu trong hoạt động học tập.
Tóm lại, qua tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy,
vấn đề về cảm xúc, quản lý cảm xúc là một vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn
của các nhà nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu công phu, tỉ mỉ, có giá trị về một hoặc một số khía cạnh nào
đó của vấn đề này. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc hay kỹ năng quản lý cảm xúc
bản thân cũng đang dần được các nhà khoa học quan tâm,các đề tài bắt đầu
nghiên cứu sâu về các biểu hiện và mức độ của các kỹ năng thành phần trong
kỹ năng quản lý cảm xúc.
Những phân tích trên cho thấy hiện nay chưa có nhiều để tài nghiên
cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh ở lứa tuổi THCS. Vì vậy, việc
tìm hiểu vấn đề này sẽ góp phần làm phong phú thêm các hướng nghiên cứu
và kết quả nghiên cứu về mức độ và biểu hiện của từng kỹ năng thành phần
trong kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS nói riêng và kỹ năng quản
lý cảm xúc nói chung.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Cảm xúc
1.2.1.1 Khái niệm
Theo “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: “Cảm xúc là rung động trong
lòng do tiếp xúc với sự việc gì đó” (Hoàng Phê, 1997)[19]
Theo “Từ điển Tâm lý học” (Nguyễn Khắc Viện, 1991) “Cảm xúc là
phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một
sự việc gồm hai mặt: Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật, như tim

đập nhanh, toát mồ hôi, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; Phản ứng tâm lý, qua
những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn
khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn. Lúc phản ứng chưa phân

13


định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là cảm động, lúc biểu hiện với
cường độ cao gọi là cảm kích”. [29]
Theo Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng, 2000), cảm xúc: “là sự phản ánh
tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối
quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể,
dưới hình thức những rung động trực tiếp”. [5, tr.29]
Tiếp cận cảm xúc dưới góc độ nguồn gốc phát sinh có rất nhiều quan
niệm như MC. Dougall coi cảm xúc là những cái được di truyền; B.F.Skinner,
J.Dolar và N.E. Miller lại giải thích cảm xúc là cách thức hay khuôn mẫu
phản ứng được tiếp thu theo nguyên tắc học tập điều kiện hóa hoặc học tập
bắt chước; S.Freud lại cho rằng cảm xúc chính là sự giải tỏa những năng
lượng libido bị dồn nén.
Thông thường, chúng ta cho rằng cảm xúc là nguyên nhân gây ra
những biến đổi sinh lý của cơ thể con người ví dụ như khi ta sợ hãi thì tim
đập nhanh hơn nhưng theo nhà tâm lý học người Mỹ William James (1890)
và nhà tâm lý học người Đan Mạch Carl Lange (1922) thì cảm xúc là hệ quả
của những thay đổi sinh lý trong cơ thể con người. Hay nói cách khác là hiện
tượng cảm xúc là sự phản ứng đối với những biến đổi sinh lý bên trong cơ thể
hay biến đổi nội tạng (visceral changes). Các biến đổi này phát sinh như một
sự đáp ứng với những việc xảy ra trong môi trường sống. Các biến đổi nội
tạng được giải thích là các phản ứng cảm xúc, hay sự biến đổi nội tạng được
xem là nguồn gốc của cảm xúc.
Tiếp cận nghiên cứu cảm xúc như là sản phẩm tất yếu của quá trình

thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, ở, mặc, vận động…Theo
X.L. Rubinstein (1960) khi xem xét cảm xúc về mặt nội dung thì các cảm xúc
được xác định bởi mối quan hệ xã hội của con người, bởi tập quán và thói
quen trong từng hoàn cảnh xã hội, tư tưởng của nó. Theo quan điểm của

14


X.L.Rubinstein khi xem xét dưới góc độ hình thức thì các cảm xúc được phân
chia theo cường độ của nó: (1) cảm xúc nội tại hướng vào chủ thể hay nhân
cách; (2) Trạng thái cảm xúc; (3) Xúc động là loại cảm xúc diễn ra rất mạnh
và có tác động tổ chức hành vi.
Daniel Goleman (2002), dưới góc độ nghiên cứu cảm xúc và mối quan
hệ giữa cảm xúc và trí tuệ, đã định nghĩa: “Cảm xúc vừa là một tình cảm và
các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh học đặc biệt, vừa là thang của các xu
hướng hành động do nó gây ra” [4]. Ông cho rằng số lượng các cảm xúc rất
phong phú do không chỉ có các cảm xúc đơn lẻ mà còn có sự kết hợp, sự biến
thể và biến đổi của các cảm xúc tạo ra.
Cùng quan niệm như vậy, Nguyễn Huy Tú (1975) định nghĩa “Cảm xúc
của con người là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do sự
thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay
không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh, cũng như trạng thái bên trong cơ
thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của
chúng ta”.[24]
Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Xuân Thức đều có chung một
nhận định về cảm xúc là những thái độ thể hiện rung cảm của con người đối
với những sự vật hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong
mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người.
Từ phân tích những định nghĩa trên ta thấy, xúc cảm xuất hiện do sự
phản ánh thế giới khách quan đến hệ thần kinh trung ương, ở đây có sự tiếp

nhận, xử lý và đưa ra thông tin cần thiết cho cá nhân, đồng thời thể hiện được
thái độ của chủ thể đối với sự vật hiện tượng gây nên xúc cảm, và định nghĩa
này cũng nhấn mạnh tới sự vật hiện tương đó liên quan đến những nhu cầu
hay sự thỏa mãn của chủ thể.

15


Tóm lại, với quan niệm khác nhau về xúc cảm nhưng các nhà tâm lý
học đều nhất trí rằng: (1) cảm xúc phản ánh ý nghĩa của các mối quan hệ giữa
các sự vật, hiện tượng với nhu cầu của chủ thể; (2) Cảm xúc chịu sự chi phối
của hệ thần kinh, chịu sự quy định của các cơ chế thần kinh; (3) Cảm xúc của
con người rất phong phú và mang bản chất xã hội; (4) Cảm xúc là phương
thức thích nghi của con người với môi trường.
Xuất phát từ các hướng tiếp cận và định nghĩa nêu trên, trong đề tài
này chúng tôi sử dụng định nghĩa: “Cảm xúc là sự biểu hiện thái độ của cá
nhân đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến cá nhân đó trong
cuộc sống.”
1.2.1.2. Phân loại
* Từ những quan sát của mình, Arnold (1950) cho rằng trước khi cảm
xúc nảy sinh, có thể phải tri giác được đối tượng và đánh giá đối tượng trên
cơ sở nhu cầu của mình. Chính sự phản ứng đáp lại sự đánh giá đối tượng đã
ảnh hưởng tới chủ thể tri giác làm nảy sinh cảm xúc ở cá thể như là sự chấp
nhận hay bác bỏ, thỏa mãn hay không thỏa mãn. Như vậy theo Arnold, cảm
xúc được cấu tạo bởi 3 thành tố: Tri giác, đánh giá, nhu cầu. [89]
Trên cơ sở quan niệm của Arnold, R.S. Lazarus và các cộng sự đã cho
rằng cảm xúc là một phản ứng đáp lại phức hợp và cảm xúc được cấu tạo bởi
3 thành tố:
- Tín hiệu hay kích thích.
- Sự đánh giá – được coi như là chức năng của bộ não mà nhờ đó cá thể

đã đánh giá được tình huống kích thích so với nhu cầu của bản thân.
- Phản ứng phức hợp – gồm 3 loại phản ứng: phản ứng nhận thức, phản
ứng biểu cảm, phản ứng công cụ.
+ Loại phản ứng nhận thức được coi như là những cơ chế tự vệ (dồn nén, từ
chối) được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong bệnh lý học cảm xúc và hành vi.

16


+ Loại phản ứng biểu cảm mà quan trọng nhất là biểu cảm ở nét mặt
thường chia làm 2 kiểu: biểu cảm sinh vật và biểu cảm tự tại.
+ Loại phản ứng công cụ thể hiện ở 3 loại:
Kí hiệu tượng trưng có chức năng thông báo, đưa ra tín hiệu về sự
tồn tại, hiện diện một cảm xúc nào đó hoặc che đậy một cảm xúc nào đó.
Phản ánh phương thức thể hiện ở những hành động phức tạp và có hướng (sự
gây hấn, bỏ chạy). Tập quán chính là những phản ánh công cụ bị quy định về
mặt văn hóa (thủ tục đi đến hôn nhân..) [89]
* Carroll.E.Izard (1992) đưa ra thuyết các cảm xúc phân hóa và cho
rằng cảm xúc có cấu trúc tầng bậc bao gồm những cảm xúc nền tảng và
những cảm xúc phức hợp. Mỗi cảm xúc trọn vẹn phải được tạo thành bởi 3
yếu tố cơ bản nhất là thần kinh chuyên biệt bị chế ước bên trong, những phức
hợp biểu cảm nét mặt đặc trưng và sự thể hiện chủ quan khác biệt.
Mười cảm xúc nền tảng theo Carroll. E. Izard gồm:
1. Hứng thú hồi hộp: Cảm xúc tích cực được thể nghiệm thường xuyên
nhất tạo động cơ học tập, phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và các khát
vọng sáng tạo.
2. Vui sướng: Cảm xúc mong muốn tối đa, xuất hiện do đó kích thích
thần kinh được hạ thấp một cách mạnh mẽ
3. Ngạc nhiên: Trạng thái ngắn ngủi xuất hiện nhờ nâng cao đột ngột
của kích thích thần kinh do xuất hiện sự kiện bất ngờ nào đó.

4. Đau khổ, đau xót: Cảm xúc mà khi trải nghiệm con người nản
lòng,cảm thấy cô độc, không tiếp xúc với người khác, tự thương thân mình.
5. Căm giận: Cảm xúc nền tảng mà việc kiểm soát sự biểu hiện của
nóphải được chú ý đặc biệt trong quá trình xã hội hóa.
6. Ghê tởm: Thường biểu hiện cùng căm giận, thường kích thích
hành vi phá hoại để thoát khỏi một người nào đó hay một cái gì đó.

17


×