Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ qua các ca tư vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 89 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






VŨ KIM DUNG






Khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử
với cha mẹ qua các ca tư vấn








LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC











HÀ NỘI, 2007


Mục lục

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cúu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7. Giả thuyết khoa học

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài

1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những nghiên cứu ngoài nước
Những nghiên cứu trong nước
2. Khó khăn tâm lý
Khó khăn tâm lý
Bản chất của khó khăn tâm lý trong ứng xử
Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong ứng xử
Nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong ứng xử

3. Ứng xử
Khái niệm về ứng xử
Chiến lược ứng xử và các cách ứng xử
Phong cách ứng xử
Các nhân tố chi phối hành vi ứng xử
4. Các khái niệm có liên quan đến đề tài
5. Đặc điểm tâm sinh lý nhóm khách thể
6. Ứng xử giữa cha mẹ và con cái

Chương II: Tổ chức nghiên cứu

2.1.Giới thiệu về Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em
2.2. Quá trình nghiên cứu
2.3. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu

Chương III: Kết quả nghiên cứu

3.1. Các vấn đề ứng xử giữa trẻ em và cha mẹ
3.2. Khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ
3.3. Nguyên nhân các khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha
mẹ
3.4. H ậu quả các khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ
3.5. Phân tích một số ca tư vấn điển hình
3.6. Vai trò của cha mẹ đối với các khó khăn tâm lý của con cái


Chương IV: Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm củng cố, ổn định và phát triển gia đình, Ban bí thƣ Trung ƣơng
Đảng đã ban hành chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/05, khẳng định vai trò
to lớn của gia đình trong thời kì đổi mới, đồng thời cũng nêu lên các nguy
cơ mà gia đình đang gặp phải. Đó là các tệ nạn xã hội, sự thiếu bền vững
trong kết cấu, sự xuống cấp của các giá trị đạo đức trong gia đình, sự
xung đột về lối sống giữa các thế hệ, sự thiếu quan tâm chăm sóc đến các
đối tƣợng đặc biệt trong gia đình là ngƣời già và trẻ em…. Chỉ thị cũng
đƣa ra nhiệm vụ là phải tăng cƣờng công tác giáo dục đời sống gia đình,
cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kĩ năng làm cha mẹ, kĩ năng
ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng,
tăng cƣờng công tác nghiên cứu, điều tra khảo sát toàn diện về gia đình
đặc biệt là nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, gìn
giữ, phát huy những giá trị mới, tiên tiến, cần tiếp thu, nghiên cứu xây
dựng các mô hình gia đình Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH, áp dụng
các kết quả nghiên cứu để giải quyết những khó khăn, thách thức trong
lĩnh vực gia đình và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới.
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, nhiều nền văn hoá, lối sống mới
du nhập, đề cao sự bình đẳng, tự do và đề cao cá nhân, mối quan hệ giữa
trẻ em và cha mẹ càng ngày càng trở nên khó dung hoà do giữa trẻ và cha
mẹ có nhiều sự khác biệt vê quan niệm sống, cách giáo dục.
Cuộc sống nhiều áp lực, ngƣời lớn bận làm ăn, trẻ em lo học hành,
căng thẳng, mệt mỏi. Cha mẹ khó có thể quan tâm hết tới con em mình.
Trẻ đến tuổi dậy thì, tâm sinh lý biến đổi, cần có những nơi để chia sẻ,
tâm sự, và học hỏi. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn về nhu cầu giữa cha mẹ
và con cái.


2
Hàng ngày Đƣờng dây tƣ vấn và hỗ trợ trẻ em nhận đƣợc rất nhiều các
cuộc gọi của trẻ em về những khó khăn của mình trong ứng xử với cha
mẹ. Có những em gọi đến cho đƣờng dây hàng tiếng đồng hồ chỉ để khóc
và tâm sự về việc cha mẹ không hiểu mình có những mong ƣớc gì, không
bao giờ vừa lòng với mình và hay mắng mình trƣớc mặt ngƣời khác. Các
em cảm nhận thấy khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một xa. Các
em mong muốn cha mẹ thay đổi cách ứng xử phù hợp hơn với con cái.
Đồng thời cũng có nhiều bậc cha mẹ gọi đến bày tỏ những băn khoăn lo
lắng, lúng túng hoang mang trƣớc hiện tƣợng con cái suốt ngày lầm lì ít
nói, hay cáu gắt và không thích gần gũi trò chuyện với cha mẹ.
Nhƣ vậy, trong quá trình giao tiếp ứng xử, cả cha mẹ và trẻ em đều
gặp khó khăn đặc biệt là trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong ứng xử với cha
mẹ, Việc chỉ ra những khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha
mẹ, phân tích nguyên nhân và để đề ra biện pháp khắc phục phù hợp sẽ
giúp cải thiện mối quan hệ giữa trẻ em với cha mẹ.Với những lý do trên
đây, tôi chọn đề tài "Khó khăn tâm lý cuả trẻ em trong ứng xử với cha mẹ
qua các ca tƣ vấn" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khó khăn tâm lý cuả trẻ em trong ứng xử với cha mẹ qua các ca tƣ vấn
2.2. Khách thể nghiên cứu
- 190 trẻ em gọi đến Đƣờng dây tƣ vấn về vấn đề ứng xử với cha mẹ.
3. Mục đích nghiên cứu.
Chỉ ra các khó khăn tâm lý gây cản trở việc ứng xử của trẻ em với cha
mẹ qua đó phân tích nguyên nhân và đề ra một số biện pháp khắc phục
nhằm cải thiện mối quan hệ ứng xử giữa trẻ em với cha mẹ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài


3
+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý
+ Các khái niệm: khái niệm khó khăn tâm lý, ứng xử, trẻ em, ca tƣ
vấn.
+ Đặc điểm tâm - sinh lý của nhóm khách thể.
+ Các tiêu chí nhận dạng, phân loại và đánh giá
4.2. Tiến hành phân tích các ca tư vấn về khó khăn tâm lý của trẻ em
trong ứng xử với cha mẹ, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các kiến nghị
nhằm giảm bớt các khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu tài liệu
5.2.Phân tích ca
5.3.Phương pháp chuyên gia
5.4. Phỏng vấn sâu
5.5. Thống kê toán học
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng: nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ em trong
ứng xử với cha mẹ
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Nhóm trẻ gọi đến đƣờng dây tƣ
vấn về vấn đề ứng xử với cha mẹ thƣờng thuộc lứa tuổi 11-17 nên đề tài
chỉ nghiên cứu những khách thể thuộc lứa tuổi từ 11-17.
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trẻ em gọi điện tƣ vấn tại đƣờng
dây tƣ vấn hỗ trợ trẻ em.
7. Giả thuyết khoa học
7.1. Trẻ: Trẻ thiếu các kĩ năng biểu hiện những ý nghĩ, tình cảm, nhận
thức của mình với cha mẹ và thiếu năng lực tự chủ trong các tình huống
giao tiếp.
7.2. Cha mẹ: cha mẹ chƣa hiểu con cái, áp đặt và chƣa biết lắng nghe con
cái.



4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1. Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề tâm lý, những khó khăn tâm
lý đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tâm lý xem xét dƣới nhiều góc độ, nhiều
loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Vấn đề khó khăn tâm lý
trong giao tiếp, ứng xử, trong hành vi, trong các mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái cũng đƣợc đề cập đến nhiều. Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề
khó khăn tâm lý của con cái trong ứng xử với cha mẹ (qua phân tích các
ca tƣ vấn) thì còn rất ít. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi
không có điều kiện đề cập một cách hệ thống toàn bộ những công trình
nghiên cứu về khó khăn tâm lý mà chỉ trình bày một cách tổng quan
những công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài.
1.1 . Những nghiên cứu ngoài nước.
- Tiêu biểu là công trình nghiên cứu của H. Hipsơ và M.Phorvec, hai nhà
tâm lý học Đức, tác giả của phƣơng pháp luyện tập xã hội, trong “ Nhập
môn tâm lý học xã hội Macxít-Lêninít”. Hai tác giả này cho rằng: Quá
trình giao tiếp, ứng xử rất phức tạp và khó khăn, khó khăn lớn nhất ở đây
là sự hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết về bản thân của các đối tƣợng giao
tiếp. Chính các khó khăn về nhận thức này là nguyên nhân dẫn đến các
khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử. Cũng theo hai tác giả này có thể
phân loại khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử theo phƣơng diện “
Khó khăn tâm lý trong giao tiếp và vấn đề thông tin”. Theo cách phân
loại này có thể có 6 dạng khó khăn:
+ Khó khăn có tính chất tình huống: do cách hiểu khác nhau về
tình huống giao tiếp

+ Khó khăn về ý nghĩa: Do câu nói đƣợc tri giác một cách tách rời
về ý nghĩa với thông báo thông tin

5
+ Khó khăn có tính chất động cơ: Đối tƣợng giao tiếp che dấu
động cơ, thông tin hoặc có động cơ không rõ ràng.
+ Khó khăn do biểu tƣợng về đối tƣợng giao tiếp không đầy đủ.
+ Khó khăn do thiếu mối liên hệ ngƣợc và do đặc điểm của hình
thức thông tin.
+ Khó khăn mang tính chất ứng dụng của thông tin: Phát sinh do
có sự khác biệt mang tính ứng dụng giữa hệ thống kí hiệu và ngƣời sử
dụng kí hiệu.
H. Hipsơ và M.Phorvec đã chỉ ra đƣợc một loạt những nguyên nhân, các
dạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử tuy nhiên vẫn chƣa làm rõ
đƣợc khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử là gì.
- Trong công trình nghiên cứu của G.M.Andreva khi phân tích chức năng
thông tin về giao tiếp, ứng xử đã chỉ ra một vài nguyên nhân làm nảy sinh
các khó khăn tâm lý trong quá trình giao tiếp, ứng xử. Tác giả cho rằng,
những khó khăn này có thể nảy sinh do sự khác biệt về tôn giáo, ngôn
ngữ, nghề nghiệp, thiếu đồng nhất trong nhận thức tình huống ứng xử
giữa các thành viên tham gia giao tiếp, hoặc do đặc điểm tâm lý cá nhân.
Nhƣ vậy, ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện ra một số
nguyên nhân làm nảy sinh các khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử
nhƣng để đƣa ra khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp,ứng xử là gì
thì tác giả chƣa đề cập tới.
- Đến năm 1987, E.V. Sucanova đã đánh dấu một mốc quan trọng cho
việc nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử qua việc
đƣa ra cuốn sách “Những khó khăn của giao tiếp liên nhân cách”. Trong
công trình này tác giả đề cập đến những vấn đề:
+ Bản chất tâm lý của những khó khăn trong giao tiếp liên nhân

cách.
+ Vị trí của hiện tƣợng giao tiếp, khó khăn trong cấu trúc của các
vấn đề tâm lý xã hội.

6
+ Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra khó
khăn trong giao tiếp công việc.
+ Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hƣởng của các yếu tố khó khăn
đến quá trình giao tiếp công việc.
Trong công trình này tác giả đã phát hiện đƣợc một số khó khăn tâm lý
trong giao tiếp, ứng xử và nguyên nhân nảy sinh chúng. Song cũng nhƣ
các tác giả trên, bà chƣa đƣa ra đƣợc định nghĩa về khó khăn tâm lý trong
giao tiếp, ứng xử và cũng chƣa phân loại chúng một cách cụ thể.
- Cùng năm 1987, trong công trình nghiên cứu về nhân cách sƣ phạm của
giáo viên, V.A. Cancalic đã nêu ra một số khó khăn trong ứng xử của
sinh viên sƣ phạm nhƣ:
+ Không biết cách dàn xếp tổ chức một cuộc tiếp xúc.
+ Không hiểu lập trƣờng của đối tƣợng giao tiếp
+ Thụ động trong ứng xử
+ Có tâm trạng lo lắng, sợ hãi
+ Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân trong
ứng xử.
+ Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan
hệ đó theo nhiệm vụ sƣ phạm.
+ Bắt chƣớc máy móc cách ứng xử của giáo viên khác.
- B.Ph.Lomov cũng đã phân tích tính chất phức tạp của giao tiếp và vạch
rõ giao tiếp có hai chủ thể, hai đối tƣợng, hai mục đích, hai phƣơng pháp,
hai kênh giao tiếp khác nhau. Ngoài ra quan hệ giữa hai chủ thể, hai đối
tƣợng luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau rất phức tạp. Ông chỉ ra các loại
khó khăn sau:

+ Tính hai mặt của giao tiếp: là khó khăn khách quan của giao tiếp
+ Tính cơ động của nó: Giao tiếp với một ngƣời hôm nay khác với
giao tiếp với ngƣời đó vào ngày mai.

7
+ Giao tiếp có nhiều chức năng (thông tin, hiểu biết lẫn nhau, tác
động qua lại) mà việc thực hiện các chức năng này không phải là dễ
dàng, phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan.
+ Giao tiếp đòi hỏi tính sáng tạo, linh hoạt. Trong giao tiếp, nếu
rập khuôn theo bài bản mà không có sự sáng tạo thì không thể có kết quả.
Kết quả giao tiếp nhiều khi không dự báo đƣợc.
Nhƣ vậy bàn về khó khăn trong giao tiếp, ứng xử có rất nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Các tác giả này đã phát hiện và kể ra đƣợc một số
khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử, nguyên nhân làm nảy sinh
những khó khăn đó. Nhƣng để làm rõ khái niệm về khó khăn tâm lý trong
giao tiếp, ứng xử, phân loại chúng một cách cụ thể thì chƣa có tác giả nào
làm đƣợc.
1.2. Những nghiên cứu trong nước.
Thực sự, ở Việt Nam, vấn đề khó khăn tâm lý chƣa đƣợc quan tâm
nghiên cứu nhiều. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử cũng có số
lƣợng nghiên cứu rất ít. Trong cuốn “Vấn đề giao tiếp” của Nguyễn Văn
Lê, dƣới góc độ thông tin, tác giả đã bàn đến khó khăn tâm lý trong giao
tiếp, ứng xử nhƣ:
- Sự chênh lệch giữa ngƣời phát và ngƣời thu
- Khả năng xây dựng và trình bầy thông điệp (diễn đạt) của
ngƣời phát thông tin. Tác giả cũng đƣa ra các yếu tố tâm lý
gây khó khăn chính trong giao tiếp, ứng xử đó là: Những
chấn thƣơng tình cảm, những sự khác nhau về chính kiến,
những xung đột, tƣởng tƣợng, sự đánh giá về ngƣời khác,
định kiến, sự thiện cảm hay ác cảm. Tuy nhiên công trình

này chỉ mang tính chất diễn giải, “chấm phá”, mặc dù tác giả
có bàn tới khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử nhƣng
vẫn không đề cập tới nội hàm của khái niệm đó.

8
Tác giả Huyền Phan với bài viết: “Những khó khăn tâm lý trong
giao tiếp” đã cho thấy, nhiều khi giao tiếp, ứng xử không đạt mục đích vì
bị các khó khăn tâm lý ngăn cản. Muốn giao tiếp đạt mục đích cần phải
vƣợt qua các khó khăn tâm lý đó là:
- Bức tƣờng thành kiến do có ác cảm với một ai đó, do cái
nhìn thiên lệch đã tạo ra ấn tƣợng không tốt đẹp khi giao
tiếp, ứng xử.
- Bức tƣờng ác cảm nảy sinh khi có định kiến với đối tƣợng,
do có thông tin sai lệch về đối tƣợng.
- Bức tƣờng sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ băn khoăn
dẫn đến tiếp xúc gƣợng ép, thiếu tự nhiên.
- Bức tƣờng thiếu hiểu biết nảy sinh do khi tiếp xúc không
hiểu nhau hoặc hiểu không đúng về nhau
Nhƣ vậy trong bài viết này tác giả đƣa ra bốn khó khăn tâm lý
nhƣng lại không đề cập đến lý luận về khó khăn tâm lý.
Một tác giả khác là Phạm Ngọc Viễn trong khi phân tích các biện pháp cơ
bản của công tác huấn luyện tâm lý chung cho các vận động viên đã nêu
ra các khó khăn khó khăn tâm lý thể hiện dƣới dạng cảm giác sợ hãi,
không tin tƣởng, do dự trong quyết định… Những khó khăn tâm lý này
xuất hiện thƣờng xuyên trong điều kiện thi đấu bởi các yếu tố nhiễu nhƣ:
khởi thi không thành công, đối phƣơng kề mình có thành tích thi đấu cao,
trọng tài thiếu khách quan. Các khó khăn tâm lý rất đa dạng về mặt nội
dung. Tuy vậy có thể chia nó thành ba loại sau:
- Những khó khăn về nhận thức, xuất hiện khi phản ánh không
đúng về khả năng của bản thân (suy nghĩ về thất bại, biểu

tƣợng vận động sai, tri giác không chính xác về các tham số
của biểu tƣợng vận động….)
- Những khó khăn về cảm xúc, phụ thuộc vào thái độ của vận
động viên với nhiệm vụ đƣợc giải quyết (sợ ngã khi xuống

9
dụng cụ, không biết kìm hãm niềm vui khi chiến thắng, bị ức
chế do thất bại )
- Những khó khăn về đạo đức nảy sinh khi nhận thức và rung
cảm về những yêu cầu của xã hội (tinh thần trách nhiệm lớn
quá mức, sợ thua, quá hồi hộp trong trận quyết định…)
Trong công trình trên, tác giả đã có ƣu điểm là: phát hiện và gọi
tên đƣợc các khó khăn tâm lý, xác định đƣợc nguyên nhân nảy sinh các
khó khăn đồng thời phân loại đƣợc các khó khăn đó. Tuy nhiên còn các
vấn đề nhƣ bản chất của các khó khăn này nhƣ thế nào, làm thế nào để
hạn chế đƣợc nó … thì tác giả không nói đến.
Năm 1997, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu về trở ngại tâm lý
trong giao tiếp, ứng xử của sinh viên sự phạm với học sinh khi thực tập
tốt nghiệp. Trong đó tác giả cũng đã nghiên cứu về khái niệm, bản chất,
biểu hiện, nguyên nhân, phân loại và ảnh hƣởng của khó khăn tâm lý
trong giao tiếp, ứng xử.
Trên đây chúng tôi đã điểm qua một vài công trình nghiên cứu về
khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử. Tóm lại, mặc dù mới chỉ có một
số lƣợng ít ỏi các tác giả với các công trình nghiên cứu về vấn đề khó
khăn tâm lý trong giao tiếp nhƣng họ cũng đã có những đóng góp nhất
định:
- Đã phát hiện đƣợc một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp,
ứng xử
- Bƣớc đầu phân loại đƣợc các khó khăn tâm lý.
- Xác định đƣợc một vài nguyên nhân gây ra các khó khăn

trên
Tuy nhiên các tác giả trên cũng chƣa có những nghiên cứu lý luận
chuyên về khó khăn tâm lý nên không đề cập đến nội hàm khái niệm và
bản chất tâm lý của khó khăn cũng nhƣ cơ sở phân loại cụ thể các khó
khăn… Nhƣ vậy cho thấy cho đến nay, ở Việt Nam chƣa có một công

10
trình nghiên cứu hoàn chỉnh về lý luận cũng nhƣ về thực nghiệm các khó
khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử.
Vấn đề khó khăn tâm lý đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tâm lý xem
xét dƣới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Khó khăn tâm lý trong ứng xử của trẻ em với cha mẹ cũng đƣợc đề cập
đến nhiều. Tuy nhiên, chƣa có ai nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ em
trong ứng xử với cha mẹ qua các ca tƣ vấn tại Đƣờng dây tƣ vấn và hỗ trợ
trẻ em

2. Khó khăn tâm lý
2.1. Khó khăn tâm lý:
Theo từ điển Tiếng Việt căn bản thì: khó khăn có nghĩa là điều gây
trở ngại hoặc sự thiếu thốn
Trong từ điển Anh – Việt thì từ “ Hardship” hoặc từ “Difficulty” đều
đƣợc dùng chỉ sự khó khăn, sự gay go, sự khắc nghiệt đỏi hỏi nhiều nỗ
lực để khắc phục
Từ điển Pháp – Việt thì “difficulté” chỉ sự khó khăn, việc gây khó khăn .
Nhƣ vậy, qua các từ điển ở trên ta có thể hiểu khó khăn chính là những
điều gây trở ngại, cản trở, làm mất nhiều công sức, đỏi hỏi nhiều nỗ lực
để vƣợt qua.
Khó khăn tâm lý là những điều trở ngại , cản trở tâm lý.

2.2. Bản chất của khó khăn tâm lý trong ứng xử.

Ở một mức độ nào đó có thể khẳng định rằng, trong những vấn đề tâm
lý và tâm lý xã hội cho đến nay, khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử
là một vấn đề ít đƣợc đề cập và nghiên cứu về phƣơng diện lý luận cũng
nhƣ về phƣơng diện thực hành. Sở dĩ có tình trạng nhƣ vậy là do khái
niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử có phạm vi ý nghĩa rất
rộng, nó là khái niệm tổng hợp (khái niệm ghép) do vậy:

11
- Không tồn tại các phƣơng pháp tiếp cận truyền thống đƣợc thừa
nhận trong việc nghiên cứu vấn đề này.
- Khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử trong các công
trình nghiên cứu khác nhau có những nội dung khác nhau tuỳ theo
nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu.
Do tính đến các lý do trên, nên có thể tìm đƣợc một số dạng khác biệt
cơ bản trong cách giải thích khái niệm khó khăn tâm lý trong ứng xử.
Việc phân tích một cách chi tiết các quan niệm của các nhà nghiên
cứu khác nhau về hiện tƣợng này cho phép đi đến kết luận rằng, tính
thống nhất của các xuất phát điểm trong việc nghiên cứu đƣa ra định
nghĩa khái niệm khó khăn tâm lý trong ứng xử có lẽ là do ý nghĩa thƣờng
ngày đƣợc chấp nhận quy định. Ý nghĩa đó thông thƣờng bao gồm khái
niệm “khó khăn” chứ không phải là sự thống nhất thực sự của các quan
điểm lý luận và phƣơng pháp luận của các tác giả trong việc nghiên cứu
vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp ứng xử. Để biểu đạt nó, ngƣời ta
thƣờng dùng các thuật ngữ khác nhau” ngăn cản, cản trở”, “gián đoạn, trì
trệ”, “ lộn xộn”, “biến dạng, vi phạm”, “ đóng khung” và cuối cùng
cho rằng khó khăn tâm lý trong ứng xử là những cản trở tâm lý kìm hãm
ứng xử đạt hiệu quả. Những cản trở tâm lý đó chính là những “ hàng rào
tâm lý”, “ hàng rào ứng xử”.
Theo cách hiểu rất rộng thì “ hàng rào tâm lý”, “ hàng rào ứng xử” là “
tất cả những gì cản trở và bó hẹp hiệu quả của ứng xử”. Cách định nghĩa

này đã đặt ngang hàng giữa “hàng rào tâm lý” và các yếu tố của sự nảy
sinh chúng, đồng nhất hiện tƣợng và nguyên nhân gây ra hiện tƣợng.
Trong tâm lý học xã hội của Liên Xô cũ, hiện tƣợng khó khăn tâm lý
giao tiếp, ứng xử đƣợc B.D.Parƣghin nghiên cứu một cách có hệ thống.
Tác giả đặt vấn đề hàng rào (khó khăn) tâm lý “trong khuôn khổ quan
điểm do ông đƣa ra về tính gián tiếp của hoạt động” trong đó giải quyết
vấn đề về bản chất và chức năng của “ hàng rào tâm lý”. Ở đây “ hàng rào

12
tâm lý đƣợc hiểu nhƣ là hàng rào phổ biến không chỉ trong quan hệ giữa
ngƣời và đối tƣợng lao động mà cả trong hệ thống giao tiếp, ứng xử của
con ngƣời. Tác giả nhấn mạnh: “ Có cơ sở để khẳng định rằng, về bản
chất hàng rào tâm lý là tâm thế bền vững (ổn định) hay là trạng thái tâm
lý của cá nhân đã đƣợc định hình ở mức độ đã đạt đƣợc”.
Trong trƣờng hợp khác, “ hàng rào tâm lý” đƣợc định nghĩa thông qua
việc chỉ rõ chức năng cơ bản của nó. Theo đó, “ hàng rào tâm lý” đƣợc
hiểu ngầm nhƣ “ các qúa trình, các thuộc tính, thậm chí cả trạng thái của
con ngƣời nói chung bao bọc tiềm năng trí tuệ, tình cảm của con ngƣời .
Định nghĩa này đã nêu rõ chức năng của “hàng rào tâm lý” là che dấu
tiềm năng, tình cảm, lý trí và chỉ rõ “kẻ” đã mang nó là con ngƣời. Không
những thế, nó còn vạch ra các hình thức tồn tại của “ hàng rào tâm lý” đó
là các quá trình, các thuộc tính, trạng thái của con ngƣời. Ở đây còn có
một số định nghĩa khác về “hàng rào tâm lý”. Các định nghĩa này đã nêu
ra các cách giải thích khác nhau về hiện tƣợng nói trên. VD, tác giả
V.Ph.Galƣgin cho rằng, việc định vị “hàng rào tâm lý” đƣợc thực hiện
bằng cách chỉ ra chức năng và nguyên nhân nảy sinh ra nó. Theo ông,
“hàng rào” đó là chƣớng ngại có tính chất tâm lý cản trở quá trình thích
ứng của cá nhân đối với các yếu tố mới của ngoại cảnh, do các đặc điểm
của hoàn cảnh hoặc do các đặc điểm của thông báo (thông tin) hoặc đặc
điểm của cá nhân gây ra. Ở đây, nguyên nhân sinh ra các cản trở nhƣ vậy

đƣợc xem xét hoặc qua những đặc điểm của hoàn cảnh giao tiếp, ứng xử
theo nghĩa rộng, hoặc đặc điểm của thông báo (thông tin), hoặc qua
những đặc điểm của các chủ thể ứng xử. Nhƣ vậy trong định nghĩa này
miền xác định của “hàng rào tâm lý” đƣợc mở rộng. Tác giả cho rằng, nó
thuộc vào ba lĩnh vực cơ bản: thông báo (thông tin), tình huống (hoàn
cảnh) ứng xử, chủ thể ứng xử.
Quan niệm về nguồn gốc phát sinh của hàng rào tâm lý có ý nghĩa
không nhỏ trong quá trình hình thành khái niệm tổng quát về hiện tƣợng

13
khó khăn trong giao tiếp ứng xử. VD, trong nghiên cứu của A.A.Roiac về
sự phát sinh “hàng rào tâm lý” đƣợc lý giải theo mối tƣơng quan giữa
hoạt động và giao tiếp. Tác giả gọi “hàng rào tâm lý” là hiện tƣợng tâm lý
xã hội độc đáo mà cá nhân cảm nhận những khó khăn trong ứng xử.
Theo sổ tay tâm lý học thì hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện
ở tính thụ động qúa mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện
hành động. Cơ chế tình cảm của hàng rào tâm lý là sự gia tăng những
mặc cảm và tâm thế tiêu cực: hổ thẹn, cảm giác tội lỗi, sợ hãi Trong
những hành vi xã hội của con ngƣời, “hàng rào tâm lý” xuất hiện nhƣ
những vách ngăn (cản trở) trong ứng xử (thiếu sự đồng cảm, không trùng
lặp về ý nghĩa của các thông tin ) làm nảy sinh khó khăn trong quá trình
hiểu biết lẫn nhau và thiết lập hành động chung.
Qua những phân tích ở trên cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng
việc đƣa ra định nghĩa nội hàm khái niệm “khó khăn tâm lý” trong ứng
xử thƣờng dựa vào một trong những thông số cuả “các hàng rào tâm lý”.
Do đó trong từng trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể, hiện tƣợng khó khăn ứng
xử không đƣợc xem xét một cách đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, dẫn tới
tình trạng có nhiều cách quan niệm khác nhau về khó khăn tâm lý trong
ứng xử căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của từng công trình nghiên cứu.
Đứng trên quan điểm cấu trúc [3:trg 33-34], có một số quan niệm về

khó khăn tâm lý trong ứng xử nhƣ sau:
- Quan niệm thứ nhất: Khó khăn tâm lý trong ứng xử là trạng thái tâm lý
thể hiện tính thụ động quá mức của chủ thể ứng xử, làm cản trở quá trình
giao tiếp cũng nhƣ kết qủa giao tiếp của chủ thể. Cơ chế của khó khăn
tâm lý trong ứng xử là sự gia tăng các mặc cảm và tâm thế tiêu cực nhƣ
mặc cảm xấu hổ, tâm trạng sợ hãi, lo lắng, mặc cảm tự ti đánh giá thấp
bản thân
- Quan niệm thứ hai: Khó khăn tâm lý trong ứng xử là tổ hợp các thuộc
tính, các trạng thái tâm lý, các đặc điểm nhân cách làm cho chủ thể không

14
phát huy đƣợc năng lực và kĩ năng ứng xử, do đó hạn chế kết quả giao
tiếp. Quan niệm này chú ý đến năng lực và kĩ năng ứng xử kém phát triển
của ngƣời gặp khó khăn tâm lý trong ứng xử. Rõ ràng là ngƣời có năng
lực và kĩ năng ứng xử phát triển thƣờng khắc phục đƣợc các trạng thái
tâm lý và tâm thế tiêu cực của bản thân, linh hoạt trong ứng xử để đạt
đƣợc mục tiêu giao tiếp và ít gặp khó khăn tâm lý trong ứng xử. Những
ngƣời có kĩ năng và năng lực ứng xử kém phát triển thƣờng gặp nhiều
khó khăn trong ứng xử
- Quan niệm thứ ba: Khó khăn tâm lý trong ứng xử là sự không phù hợp
của đặc điểm nhân cách và trạng thái tâm lý của chủ thể với đối tƣợng
giao tiếp, làm cho quá trình giao tiếp ứng xử gặp khó khăn, mâu thuẫn,
xung đột và làm giảm hiệu quả giao tiếp. Quan niệm này nhấn mạnh tính
chất không phù hợp về tâm lý của chủ thể với đối tƣợng giao tiếp. Sự
không phù hợp này là nguyên nhân cản trở kết quả của giao tiếp. Theo
quan niệm này, một ngƣời có thể có nhân cách phát triển toàn diện, có
năng lực ứng xử nhƣng gặp đối tƣợng giao tiếp có đặc điểm nhân cách
xung khắc với mình thì sẽ gặp khó khăn khó khăn trong ứng xử.
Từ những điều trên ta thấy khi nói đến khó khăn tâm lý trong ứng xử
phải chú ý đến những vấn đề sau:

- Tính đa dạng của trở ngại tâm lý trong ứng xử. Mỗi loại nhân cách,
tính cách có trở ngại đặc trƣng riêng.
- Mọi ngƣời, ai cũng có những lúc gặp trở ngại tâm lý trong ứng xử.
Khó khăn này là khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của chủ
thể. Tuy nhiên, mức độ khó khăn tâm lý trong ứng xử ở mỗi ngƣời
là khác nhau, có ngƣời nhiều, có ngƣời ít.
- Khó khăn tâm lý trong ứng xử là một trong những nguyên nhân cơ
bản làm giảm hiệu quả ứng xử. Tuy nhiên, bên cạnh nó cũng còn
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác.

15
- Khó khăn tâm lý thƣờng diễn ra trong các tình huống phức tạp, bất
ngờ trong ứng xử, thƣờng gặp ở những ngƣời kém phát triển về
năng lực và kĩ năng ứng xử, những ngƣời có nhân cách lệch chuẩn
mực xã hội, những ngƣời mà đặc điểm nhân cách không phù hợp
với vai trò và địa vị xã hội, với nghề nghiệp mà họ đang làm.
- Khó khăn tâm lý cũng giống nhƣ bất kì hiện tƣợng tâm lý nào,
cũng có nguồn gốc từ thực tiễn khách quan, từ quá trình hình thành
và phát triển nhân cách. Bởi vì, khó khăn tâm lý trong ứng xử bắt
nguồn từ nhân cách, mà nhân cách chịu sự tác động của môi
trƣờng, của giáo dục, hoạt động, giao tiếp, tự tu dƣỡng, rèn luyện.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình quan niệm về khó khăn tâm lý theo
nghĩa rộng là: những khó khăn ngăn cản sự thể hiện (bộc lộ) tâm lý của
cá nhân phù hợp với đòi hỏi của nội dung, đối tƣợng và hoàn cảnh giao
tiếp, ứng xử. Theo nghĩa hẹp khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử là
những trở ngại tâm lý của chủ thể ngăn cản những hành vi ứng xử phù
hợp với nội dung đối tƣợng và hoàn cảnh giao tiếp. Tóm lại, tác giả
Nguyễn Thị Thanh Bình cho rằng khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng
xử là toàn bộ những đặc điểm tâm lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử
không phù hợp với nội dung, đối tƣợng và hoàn cảnh giao tiếp.

Tóm lại, qua những quan niệm về khó khăn tâm lý trên cho thấy khó
khăn tâm lý trong ứng xử là một hiện tƣợng tâm lý mang tính chủ thể
đậm nét. Bản thân chủ thể ứng xử cũng cảm thấy rõ những khó khăn đó
trong ứng xử với mọi ngƣời. Trong đề tài này chúng tôi cho rằng khó
khăn tâm lý trong ứng xử là sự không phù hợp giữa những đặc điểm tâm
lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử với nội dung, đối tƣợng và hoàn cảnh
giao tiếp.

2.3. Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong ứng xử.

16
Những dấu hiệu cơ bản của khó khăn tâm lý trong ứng xử đƣợc thể
hiện ở ba mặt: nhận thức, tình cảm và hành vi ứng xử [3: trg 37-38]
 Nhận thức: Ngƣời có trở ngại tâm lý trong ứng xử thƣờng
không hiểu biết đầy đủ về đối tƣợng giao tiếp, đánh giá tình
huống ứng xử không chính xác và đặc biệt là hiểu biết về
bản thân cũng chƣa sâu sắc.
 Xúc cảm tình cảm: Biểu hiện không phù hợp với tình huống
ứng xử, đối tƣợng ứng xử, thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm
– tình cảm, thiếu khả năng biểu cảm theo tình huống (hoàn
cảnh) ứng xử.
 Hành vi ứng xử: thiếu tự nhiên, gò bó, lúng túng, hành vi
thiếu nhịp điệu cần thiết, bột phát.

2.3. Nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong ứng xử.
Khó khăn tâm lý trong ứng xử là một vấn đề hết sức phức tạp và
khó khăn, do đó việc xem xét nguyên nhân gây nên các khó khăn đó cũng
rất phức tạp. Xuất phát từ một số quan điểm và thực tế ứng xử. Có một số
nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra các khó khăn tâm lý trong
ứng xử sau [3: trg 40-41]

* Nguyên nhân khách quan:
- Hoàn cảnh ứng xử mới lạ
- Tình huống ứng xử bất ngờ, phức tạp.
- Nội dung ứng xử mới lạ
- Thiếu thời gian ứng xử
- Địa vị xã hội khác nhau
- Chênh lệch quá lớn về tuổi tác
- Khác nhau về giới tính
- Không trùng hợp về tâm thế với đối tƣợng ứng xử
- Khác biệt về lối sống, ngôn ngữ

17
- Tập quán ứng xử khác nhau
- Lề thói ứng xử lạc hậu cản trở
- Mục tiêu ứng xử khác nhau.
-
* Nguyên nhân chủ quan
- Thiếu kinh nghiệm ứng xử
- Kém phát triển về năng lực và kĩ năng ứng xử
- Có sự khác biệt về phong cách ứng xử của chủ thể với đối tƣợng
ứng xử
- Chủ thể đánh giá quá cao hoặc quá thấp đối tƣợng ứng xử
- Không phù hợp về tính cách với đối tƣợng ứng xử
- Thiếu hiểu biết về đối tƣợng ứng xử
- Sơ ý, bất cẩn làm phật ý đối tƣợng ứng xử
- Các phẩm chất ý chí cá nhân kém phát triển (thiếu kiên trì, tự chủ,
thiếu kiên quyết )
- Khả năng biểu cảm kém không phù hợp với tình huống ứng xử
- Có sự khác nhau về kiểu loại khí chất và mức độ biểu hiện.
- Mặc cảm quá lớn về ngoại hình có dị tật bẩm sinh

- Thiếu khả năng diễn đạt
- Thiếu hiểu biết về phong tục tập quán và tục lệ ứng xử
- Máy móc, rập khuôn trong ứng xử
- Chƣa có tâm thế ứng xử
-
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến các khó khăn
tâm lý trong ứng xử. Với các nguyên nhân trên ta thấy bất kì ai cũng
có thể dễ dàng gặp phải khó khăn tâm lý trong ứng xử.

3. Ứng xử
3.1. Khái niệm về ứng xử:

18
Ứng xử theo nghĩa tiếng Anh là “cope”: đƣơng đầu, đối mặt trong
các tình huống bất thƣờng, tình huống khó khăn và stress.
Trong tâm lý học hiện đại có hai quan niệm về khái niệm ứng xử:
- Chỉ quan tâm đến tính chất của hoàn cảnh
- Quan tâm đến sự khác biệt cá nhân trong ứng xử
Khái niệm ứng xử đƣợc sử dụng để mô tả các phản ứng, hành động
đặc thù của con ngƣời trong những hoàn cảnh khác nhau. Đầu tiên chúng
đƣợc sử dụng trong tâm lý học stress của R.Lazarus và S. Folkmanvà
đƣợc định nghĩa là tổng của những nỗ lực nhận thức và hành vi mà cá
nhân bỏ ra để làm suy yếu đi ảnh hƣởng của stress.
Sau này, khái niệm ứng xử đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều tác
phẩm và bao quát một lĩnh vực rộng lớn hoạt động của con ngƣời – từ sự
tự vệ tâm lý một cách vô thức cho đến những nỗ lực có mục đích hƣớng
đến hoàn cảnh. Theo nghĩa rộng, ứng xử bao gồm tất cả các dạng tƣơng
tác của chủ thể với những yêu cầu của thế giới bên ngoài và nội tâm –
nắm bắt làm chủ hay làm suy giảm, làm quen hay lảng tránh khỏi những
yêu cầu của hoàn cảnh có vấn đề. Những điều kiện bên ngoài – yêu cầu

của hoàn cảnh, hay bên trong - đặc điểm tâm lý của chủ thể, tạo nên nội
dung của cách ứng xử, làm chúng hoàn toàn khác biệt với sự thích ứng
đơn giản.
Theo Adler A, tƣơng ứng với đƣờng đời của con ngƣời, có thể coi ứng
xử là phong cách sống của cá nhân, là sự tổn hợp những mục đích có
nghĩa và cách đạt đƣợc chúng,đƣợc xác định nhƣ sự thống nhất giữa
những đặc điểm nhân cách, tâm thế và hoạt động hàng ngày. Còn tƣơng
ứng với hoàn cảnh, nhƣ một giai đoạn của đƣờng đời thì có thể coi ứng
xử nhƣ một sự thay đổi phong cách sống theo hoàn cảnh [22: trg 45]
Trong từ điển tâm lý học của Nguyễn Khăc Viện, ứng xử đƣợc hiểu là
những phản ứng thể hiện thái độ của chủ thể trƣớc mọi tác động của thế
giới khách quan. Theo các hiểu này thì ứng xử có ở mọi sinh vật “tiếp

19
nhận một kích thích, ứng phó, đối xử lại, từ này nói lên tất cả mọi loại
hành động của con vật hay con ngƣời”
PGS Ngô Công Hoàn cho “ứng xử là những phản ứng hành vi của con
ngƣời nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do những rung cảm cá nhân kích
thích nhằm lĩnh hội truyền đạt những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của
cá nhân, xã hội trong những tình huống nhất định”. (Ngô Công Hoàn –
Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em - ĐH SP Hà Nội
PTS Lê Thị Bừng cho “ ứng xử là sự phản ứng của con ngƣời đối với
sự tác động của ngƣời khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất
định. Nó thể hiện ở chỗ con ngƣời không chủ động trong giao tiếp mà
chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái
độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng – tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm
của mỗi ngƣời nhằm đạt hiệu quả cao nhất” [4: trg11]
Nhƣ vậy, trong ứng xử có thể thấy vai trò của hoàn cảnh, tình huống
và của chính chủ thể hành vi ứng xử. Tóm lại có thể hiểu hành vi ứng xử
là cách mà cá nhân thể hiện sự tƣơng tác của mình với hoàn cảnh tƣơng

ứng với lôgíc của riêng họ, với ý nghĩa trong cuộc sống của con ngƣời và
với những khả năng tâm lý của họ. Nghĩa là khái niệm ứng xử bao trùm
một phạm vi rộng, bao gồm cả những phản ứng nội tâm trƣớc hoàn cảnh
xảy ra (suy nghĩ, tình cảm) và cả những hành động bên ngoài nhằm đáp
lại yêu cầu của hoàn cảnh. ậ đây ứng xử bao hàm cả nội dung của hoàn
cảnh mà con ngƣời tri giác đƣợc và khả năng tâm lý của cá nhân. ý nghĩa
tâm lý của ứng xử là ở chỗ làm thế nào để con ngƣời thích ứng nhanh
chóng với những yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm
chủ chúng.

3.2. Chiến lược ứng xử và các cách ứng xử.
Chiến lƣợc ứng xử là sự ứng xử một cách chủ động, có dự định
trƣớc một tình huống xảy ra.

20
Cách ứng xử là những phƣơng thức ứng xử cụ thể hơn trƣớc một
tình huống, một hoàn cảnh nhất định. Trong chiến lƣợc ứng xử có thể có
nhiều cách ứng xử khác nhau. Trong một số trƣờng hợp, chiến lƣợc ứng
xử có thể hiểu nhƣ cách ứng xử. Cách ứng xử khác với phong cách ứng
xử.
Có nhiều cách phân loại chiến lƣợc ứng xử phụ thuộc vào đối
tƣợng nghiên cứu của từng tác giả. Ứng xử là sự đáp lại của con ngƣời
trƣớc một tình huống nhất định nên nó rất đa dạng. Cách ứng xử chịu sự
chi phối mạnh mẽ của cả yếu tố hoàn cảnh lẫn đặc điểm riêng của từng
loại đối tƣợng.
Lazarus và Folkman cho rằng có hai chiến lƣợc ứng xử với hoàn
cảnh: tập trung vào trọng tâm của vấn đề (hành vi hƣớng tới vấn đề cần
giảI quyết, giảI quyết vấn đề) và tập trung trọng tâm vào cảm xúc (thay
đổi tháI đọ, tâm thế của mình trong mối quan hệ với hoàn cảnh). ĐôI khi,
hai loại chiến lƣợc này quan hệ gần gũi với nhau, bổ xung cho nhau.

Theo Compas (1991) ứng xử tập trung vào vấn đề xuất hiện từ tuổi ấu
thơ, các kỹ năng ứng xử tập trung vào cảm xúc xuất hiện muộn hơn, vào
cuối giai đoạn ấu thơ hoặc đầu tuổi vị thành niên.
Một số chiến lƣợc ứng xử tập trung vào trọng tâm vấn đề là:
- Sẵn sàng đƣơng đầu
- Tìm kiếm chỗ dựa xã hội
- GiảI quyết vấn đề có kế hoạch
Một số chiến lƣợc ứng xử tập trung vào cảm xúc là:
- Kiểm soát bản thân
- Giữ khoảng cách
- Đánh giá lại những điểm dƣơng tính
- Chấp nhận trách nhiệm
- Lảng tránh / chạy trốn

21
Một cách phân loại khác chia ứng xử của con ngƣời thành ba loại:
chiến lƣợc ứng xử bằng nhận thức, chiến lƣợc ứng xử bằng hành động,
chiến lƣợc ứng xử bằng con đƣờng sinh lý [22: trg51-54]
- Chiến lƣợc ứng xử bằng nhận thức là việc thay đổi cách diễn giải
những hoàn cảnh khó khăn của con ngƣời và vì thế có thể thay đổi
đƣợc cách họ đáp lại hoàn cảnh. Chiến lƣợc ứng xử bằng nhận thức
giúp con ngƣời suy nghĩ một cách bình tĩnh hơn, hợp lý hơn và có
tính xây dựng hơn khi đối mặt với những khó khăn.
- Chiến lƣợc ứng xử bằng hành động bao gồm việc lên kế hoạch, sắp
xếp lại các việc phải làm trƣớc những hoàn cảnh xảy ra nhằm làm
giảm đến mức tối thiểu những khó khăn gây ra cho bản thân mình.
Quản lý thời gian là một trong những hình thức của chiến lƣợc ứng
xử bằng hành động.
Chiến lƣợc ứng xử bằng hành động và nhận thức thƣờng gắn bó chặt
chẽ với nhau. Việc suy nghĩ bình tĩnh làm cho con ngƣời dễ dàng lên kế

hoạch hợp lý cho hành động của mình.
Chiến lƣợc ứng xử bằng con đƣờng sinh lý là việc phản ứng trực tiếp
hƣớng về thể chất của bản thân trƣớc hoàn cảnh khó khăn, stress xảy ra.
Ví dụ: sử dụng thuốc, hóa chất, ma túy… nhằm hỗ trợ cho thể chất của
con ngƣời. Tuy nhiên, cách ứng xử này chỉ có tác dụng tạm thời bởi nó
không nhằm trực tiếp đến vấn đề xảy ra.
Theo Cox và Ferguson (1991) thì có 3 chiến lƣợc ứng xử chính: ứng
xử đặt trọng tâm vào vấn đề, ứng xử đặt trọng tâm vào cảm xúc và lảng
tránh.
Ngoài ra còn rất nhiều các chiến lƣợc ứng xử khác nhƣ: ứng xử hƣớng
đến tác nhân kích thích, ứng xử hƣớng đến làm giảm nhẹ phản ứng stress,
chiến lƣợc ứng xử tâm lý.
Mặc dù việc phân loại các cách ứng xử là tƣơng đối khó khăn bởi
chúng đòi hỏi một nền tảng lý thuyết cũng nhƣ những nghiên cứu thực

22
tiễn phong phú hơn. Nhƣng có thể tổng hợp những dấu hiệu của ứng xử
nhƣ sau:
- có tính định hƣớng hoặc trọng tâm (vào vấn đề, vào bản thân)
- thuộc lĩnh vực tâm lý mà trong đó ứng xử đƣợc nảy sinh và phát
triển (bao gồm hoạt động bên ngoài, tri giác hoặc tình cảm)
- tính hiệu qủa (có tính đến kết quả giải quyết khó khăn hay không)
- tính thời gian để nhận đƣợc hiệu quả (tình huống đã đƣợc giải
quyết một cách cơ bản hay còn cần thêm thời gian nữa)
- hoàn cảnh – tình huống nảy sinh ra hành vi ứng phó (tình huống
khủng hoảng hay thƣờng ngày).

3.3. Phong cách ứng xử
Phong cách ứng xử chỉ đặc điểm phản ứng của cá nhân mang tính
ổn định tƣơng đối trong nhiều tình huống, mang phong cách cá nhân,

phân biệt đặc trƣng của cá nhân này với cá nhân khác. Trên bình diện một
trƣờng hợp cụ thể, một tình huống cụ thể có thể đồng nhất phong cách
ứng xử với cách ứng xử. Nhƣng nếu nói đến sự ổn định, kéo dài thì
phong cách ứng xử có ý nghĩa hơn.
Các đặc điểm nhân cách là thiên hƣớng đáp lại theo các cách khác
nhau có thể ứng với một loạt những hành vi trong nhiều tình huống khác
nhau, một số là những tình huống stress, một số thì không phải. Phong
cách ứng xử chỉ ra một cách tƣơng đối những khác biệt cá nhân trong
việc cá nhân đáp lại với stress nhƣ thế nào. Phong cách ứng xử là xu
hƣớng chung ứng xử với các sự kiện gây stress theo các cách khác nhau.
Có những ngƣời khi gặp các tình huống có vấn đề, thƣờng đi tìm sự giúp
đỡ của những ngƣời khác, có ngƣời lại tự mình giải quyết hoặc giữ trong
lòng. Phong cách ứng xử giống nhƣ đặc điểm của nhân cách ở chỗ chúng
đặc trƣng cho cách cá nhân ứng xử theo một cách thức nhất định, nhƣng

×