Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tổ chức hoạt động ngoại khoá “tiến hành thí nghiệm về cảm ứng điện với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa” theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG HOÀNG CHUNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
“TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VỚI
DỤNG CỤ TỰ CHẾ TẠO TỪ VỎ LON VÀ CHAI NHỰA” THEO
HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG HOÀNG CHUNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
“TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VỚI
DỤNG CỤ TỰ CHẾ TẠO TỪ VỎ LON VÀ CHAI NHỰA” THEO
HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 11

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số

: 60.14.01.11



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hƣng

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và thành kính đến PGS.TS
Nguyễn Ngọc Hưng – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Ngọc Chất – người luôn nhiệt tình chỉ
bảo, luôn cho tôi những lời khuyên quý báu mỗi khi gặp khó khăn trong quá
trình chế tạo các dụng cụ thí nghiệm .
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Lí luận và phương pháp
dạy học bộ môn Vật lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các em học sinh lớp 11A1, Ban giám hiệu, Giáo
viên chủ nhiệm lớp 11A1 trường THPT Dương Xá, Huyện Gia Lâm, Hà Nội
đã hỗ trợ, tạo điều kiên cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả

Đặng Hoàng Chung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ............................................ 5
1.1. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống hình thức dạy
học ở nhà trƣờng phổ thông ........................................................... 5
1.1.1. Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông ............................. 5
1.1.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông ........... 5
1.2. Hoạt động ngoại khóa vật lí trong nhà trƣờng phổ thông. ............... 5
1.2.1. Vị trí vai trò của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình
thức tổ chức dạy học vật lí ở trường phổ thông. ........................................... 6
1.2.2. Các đặc điểm của ngoại khóa vật lí .................................................... 6
1.2.3. Nội dung ngoại khóa vật lí ................................................................. 7
1.2.4. Các hình thức ngoại khóa vật lí .......................................................... 8
1.2.5. Các nguyên tắc tổ chức nhóm ngoại khóa ........................................... 9
1.2.6. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khóa vật lí .............................. 10
1.2.7. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá ............................................. 11
1.3. Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập ........ 13
1.3.1. Tính tích cực của học sinh trong học tập ............................................ 13
1.3.1.1. Khái niệm tính tích cực của học sinh trong học tập .......................... 13
1.3.1.2. Những biểu hiện tính tích cực trong học tập của học sinh ................ 14



1.3.2. Năng lực sáng tạo của hoc sinh trong học tập ..................................... 14
1.3.2.1 Khái niệm năng lực sáng tạo............................................................. 14
1.3.2.2 Biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập.............. 14
1.4. Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
trong dạy học Vật lí ở trƣờng phổ thông ........................................... 15
1.4.1. Các đặc điểm cơ bản của dụng cụ thí nghiệm đơn giản ...................... 15
1.4.2. Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông ............................................ 16
1.4.3. Các khả năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy
học Vật lí ở trường phổ thông ............................................................ 17
1.4.4. Thí nghiệm Vật lí ở nhà của học sinh ................................................. 18
1.5. Tác dụng của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đƣợc làm từ
chai nhựa và vỏ lon trong dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông ........... 19
1.5.1. Những ưu điểm cùa các dụng cụ thí nghiệm được làm từ chai nhựa
và vỏ lon............................................................................................. 19
1.5.1.1. Các tính chất ưu việt của chai nhựa và vỏ lon .................................. 19
1.5.1.2. Những ưu điểm của các dụng cụ thí nghiệm được làm từ chai nhựa
và vỏ lon. .......................................................................................... 20
1.5.2. Hiệu quà dạy học của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm được
làm từ chai nhựa và vỏ lon ................................................................. 20
1.5.3. Các khả năng sử dụng trong dạy học Vật lí những thí nghiệm được
tiến hành với dụng cụ được làm từ chai nhựa và vỏ lon ...................... 21
1.5.3.1. Các thí nghiệm có thể được sử dụng ở tất cả các khâu của quá
trình dạy học .................................................................................... 21
1.5.3.2. Các thí nghiệm có thề được sử dụng trong dạy học Vật lí
dưới nhiều hình thức khác nhau ....................................................... 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................... 23
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA “CHẾ TẠO
CÁC DỤNG CỤ ĐƠN GIẢN ĐỂ TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM



VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 11 ...... 24
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung phần “Cảm ứng điện từ”– Vật lí 11 .... 24
2.2. Mục tiêu dạy học phần “Cảm ứng điện từ” – Vật lí 11 .................... 24
2.2.1. Mục tiêu về kiến thức ......................................................................... 24
2.2.2. Mục tiêu về kĩ năng ............................................................................ 24
2.2.3. Mục tiêu về phát triển tư duy .............................................................. 25
2.2.4. Mục tiêu về thái độ ............................................................................. 25
2.3. Điều tra tình hình dạy học phần “Cảm ứng điện từ” lớp 11
ở trƣờng THPT Dƣơng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. ....................... 26
2.3.1. Mục đích điều tra ............................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp điều tra .......................................................................... 26
2.3.3. Đối tượng điều tra .............................................................................. 26
2.3.4. Kết quả điều tra .................................................................................. 27
2.3.4.1. Về học sinh...................................................................................... 27
2.3.4.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học.................................. 28
2.3.4.3. Tình hình tổ chức hoạt động ngoại khóa .......................................... 28
2.4. Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Chế tạo các dụng
cụ thí nghiệm đơn giản từ vỏ lon và chai nhựa để tiến hành một số
thí nghiệm về cảm ứng điện từ” cho học sinh lớp 11 ......................... 28
2.4.1. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa .................................................... 28
2.4.1.1. Mục tiêu về kiến thức ...................................................................... 28
2.4.1.2. Mục tiêu về kỹ năng ........................................................................ 29
2.4.1.3. Mục tiêu về phát triển tư duy ........................................................... 29
2.4.1.4. Mục tiêu về tình cảm thái độ ........................................................... 29
2.4.2. Nội dung của hoạt động ngoại khóa.................................................... 29
2.4.2.1. Thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm từ vỏ lon và chai nhựa để
tiến hành một số thí nghiệm về phần “Cảm ứng điện từ” ............................. 30
2.4.2.2. Các nhiệm vụ giao cho học sinh ...................................................... 52



2.4.3. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Cảm ứng điện từ”
lớp 11 ..................................................................................................... 56
2.4.3.1 Dự kiến thời gian và hình thức tổ chức ngoại khóa ........................... 56
2.4.3.2 Dự kiến khó khăn, sai lầm của học sinh khi chế tạo dụng cụ
thí nghiệm ....................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG II .......................................................................... 60
CHƢƠNG III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................... 61
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ......................................................... 61
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ........................................................ 61
3.3. Kế hoạch thực nghiệm ........................................................................ 61
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm.................................................................. 61
3.5. Diễn biến quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa............................ 62
3.5.1. Học sinh nhận nhiệm vụ ..................................................................... 62
3.5.2. Thảo luận nhiệm vụ ............................................................................ 62
3.5.3. Phân công nhóm và hoạt động nhóm .................................................. 63
3.5.4. Tổ chức báo cáo kết quả quá trình chế tạo dụng cụ thí nghiệm ........... 63
3.6. Tính khả thi của các nhiệm vụ và sửa đổi nhiệm vụ giao cho
học sinh ............................................................................................... 68
3.7. Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa .................................... 71
3.7.1. Hiệu quả trong việc củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện các
kĩ năng cần thiết ................................................................................. 71
3.7.2. Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa trong việc phát huy tính tích
cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ................................ 72
3.7.3. Một số hiệu quả khác của hoạt động ngoại khóa ................................. 75
KẾT LUẬN CHƢƠNG III ........................................................................ 77
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 79
PHỤ LỤC ................................................................................................... 80

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................ 80
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................ 82
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................ 84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ĐH

: Đại học

2. GV

: Giáo viên

3. HS

: Học sinh

4. NXB

: Nhà xuất bản

5. BCH

: Ban chấp hành

6. PPDH

: Phương pháp dạy học


7. HĐNK

: Hoạt động ngoại khóa

8. THPT

: Trung học phổ thông


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển hội nhập của xã hội đòi hỏi con người phải được
bồi dưỡng những năng lực và phẩm chất quan trọng, đặc biệt là năng lực sáng
tạo. Thực tiễn hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế càng cần thiết phải có nguồn nhân lực trình
độ cao năng động, sáng tạo. Với yêu cầu đó, ngành giáo dục nói chung và bộ
môn vật lí nói riêng cần đổi mới phương pháp dạy nhằm phát huy tính tích cực
và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Trong nghị quyết TW2 khóa VIII
của BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam có ghi: “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều và rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy, đảm bảo điều
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.”
Thực tiễn việc dạy và học hiện nay, lượng kiến thức học sinh cần tiếp nhận
ngày càng nhiều trong khi thời lượng học tập trên lớp thì không đổi dẫn đến
việc dạy học trên lớp để theo kịp chương trình chứ chưa kích thích được sự
hứng thú học tập và chưa phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh. Thời
gian để học sinh thực hành cũng như vận dụng kiến thức rất hạn chế. Vì vậy
việc đưa vào hoạt động ngoại khóa vào quá trình học tập của học sinh có ý
nghĩa rất quan trọng.

Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm nên ngoài các hoạt động lí thuyết
thì khâu quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học vật lí là phải
tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh. Trong thời gian học nội
khóa, học sinh chủ yếu được làm bài tập trên giấy. Vì vậy, việc đưa thí nghiệm
vào hoạt động ngoại khóa để học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa
học và nắm rõ bản chất các kiến thức vật lí là cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng.

1


Chúng tôi thấy rằng kiến thức phần “Cảm ứng điện từ”có rất nhiều ứng
dụng trong đời sống và kĩ thuật. Tuy nhiên, các thiết bị thí nghiệm ở phần này
nặng về tính thực hành, phát triển kĩ năng và chưa chú trọng phát triển khả
năng sáng tạo cho học sinh. Đối với việc chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn
giản, hai vật liệu là vỏ lon và chai nhựa có nhiều tính chất ưu việt, học sinh có
thể tự chế tạo và làm thí nghiệm ở nhà.
Đã có một số luận văn nghiên cứu về tổ chức hoạt động ngoại khóa như:
- Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khóa phần Nhiệt học lớp 10
theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh,
Vũ Đắc Toàn (2009), Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Hà Nội.
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
để tiến hành một số thí nghiệm về cơ học vật rắn” theo hướng phát huy tính
tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 10, Vương Xuân
Trung (2014), Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Hà Nội.
Đã có một số tài liệu nghiên cứu về sử dụng vỏ lon chai nhựa trong việc
chế tạo dụng cụ thí nghiệm như:
- Thí nghiệm Vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ lon (Cơ học

chất điểm và vật rắn – Dao động và sóng cơ) – Tác giả: Nguyễn Ngọc Hưng.
- Thí nghiệm Vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ lon (Cơ học
chất lỏng và chất khí) – Tác giả: Nguyễn Ngọc Hưng.
Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại
khóa "Tiến hành thí nghiệm về cảm ứng điện từ với dụng cụ tự chế tạo từ
vỏ lon và chai nhựa" theo hƣớng phát huy tính tích cực và phát triển
năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng quy trình thực nghiệm về việc chế tạo các dụng cụ thí nghiệm
để tiến hành các thí nghiệm về “Cảm ứng điện từ”.

2


- Xây dựng chủ đề: Tổ chức hoạt động ngoại khóa "Tiến hành thí nghiệm
về cảm ứng điện từ với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa" nhằm phát
huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Thí nghiệm với vỏ lon chai nhựa phần “Cảm ứng điện từ”– Vật lí 11.
- Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Cảm ứng điện từ” của học
sinh lớp 11.
4. Giả thuyết khoa học.
Nếu hoạt động ngoại khóa về chế tạo dụng cụ thí nghiệm sử dụng vỏ lon
chai nhựa về phần “Cảm ứng điện từ” có nội dung phong phú, phương pháp và
hình thức tổ chức phù hợp thì sẽ phát huy được tính tích cực và phát triển năng
lực sáng tạo của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về:
+ Hoạt động ngoại khóa ở trường THPT.
+ Thiết kế, chế tạo và sử dụng các thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí

ở trường THPT.
- Điều tra, khảo sát một số kiến thức của học sinh về phần “Cảm ứng điện
từ” để thấy được những sai lầm của học sinh và có hướng khắc phục.
- Thiết kế một số bộ thí nghiệm đơn giản từ vỏ lon, chai nhựa về phần
“Cảm ứng điện từ” trong chương trình Vật lí 11 THPT.
- Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về chế tạo một số bộ thí
nghiệm đơn giản từ vỏ lon, chai nhựa phần “Cảm ứng điện từ” trong chương
trình Vật lí 11 THPT.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm hoạt động ngoại khóa về chế tạo một số bộ
thí nghiệm đơn giản từ vỏ lon, chai nhựa phần “Cảm ứng điện từ”, từ đó thấy
được vai trò của hoạt động ngoại khóa trong việc phát huy tính tích cực và
phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.

3


- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, logic học,
phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp dạy học Vật lí, lí luận dạy
học Vật lí… Đặc biệt là nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động ngoại khóa ở
trường phổ thông; thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn
giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông; tính tích cực và năng lực sáng
tạo của học sinh.
- Nghiên cứu thử nghiệm: Chế tạo một số bộ thí nghiệm đơn giản sử dụng
vỏ lon và chai nhựa về phần “Cảm ứng điện từ”.
- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát tình hình dạy học ngoại khóa về
thí nghiệm phần “Cảm ứng điện từ” ở trường THPT Dương Xá, huyện Gia
Lâm, Hà Nội.
- Thực nghiệm sư phạm.
7. Đóng góp của luạn văn

- Vận dụng được lí luận về hoạt động ngoại khóa để lên kế hoạch tổ chức
hoạt động ngoại khóa về chế tạo một số bộ thí nghiệm đơn giản từ vỏ lon, chai
nhựa phần “Cảm ứng điện từ”
- Chế tạo được 15 bộ thí nghiệm đơn giản từ vỏ lon, chai nhựa để tiến
hành 23 phương án thí nghiệm phục vụ cho việc dạy và học phần “Cảm ứng
điện từ”.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí ở
trường phổ thông
Chương II: Tổ chức hoạt động ngoại khóa “chế tạo các dụng cụ đơn
giản để tiến hành một số thí nghiệm về cảm ứng điện từ” nhằm phát huy tính
tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm

4


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
VẬT LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
1.1 . Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống hình thức dạy học ở
nhà trƣờng phổ thông :
1.1.1. Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông
Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động tổ chức ngoài giờ các môn văn
hóa, có tổ chức, có kế hoạch. Hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, dưới sự
hướng dẫn của giáo viên với số lượng học sinh không hạn chế. Hoạt động
ngoại khóa nhằm mục tiêu :
- Nâng cao hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực văn hóa xã hội và khoa

học tự nhiên
- Củng cố và hoàn thiện hơn các kĩ năng cơ bản, phát triển các năng lực
chủ yếu như: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự học, năng lực giao tiếp ứng
xử, năng lực thích ứng, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh.
- Bôi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để học sinh có nhận
thức đúng đắn trước các vấn đề của cuộc sống, hiểu biết cảm thụ và đánh giá
cái đẹp.
1.1.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông
Hoạt động ngoại khóa là một trong các hình thức tổ chức đào tạo trong nhà
trường hiện nay. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo và giáo
dục học sinh. Hoạt động ngoại khóa là sự nổi hoạt động dạy trên lớp, là con
đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và
hành động. hoạt động ngoại khóa là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy
vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao tính tích cực của hoạt
động, qua đó rèn luyện những nét nhân cách của con người phát triển toàn
diện.
1.2. Hoạt động ngoại khóa vật lí trong nhà trƣờng phổ thông.

5


1.2.1. Vị trí vai trò của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức
tổ chức dạy học vật lí ở trường phổ thông.
Hoạt động ngoại khóa là một trong những hình thức dạy học trong nhà
trường phổ thông hiện nay. Ngoại khóa vật lí nói riêng và hoạt động ngoại
khóa nói chung có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trên tất cả các mặt, cụ thể là:
- Về giáo dục nhận thức: hoạt động ngaoij khóa giúp học sinh củng cố, dào
sâu , mở rộng những tri thức dã học trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vận dụng

tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra, tạo điều
kiện để học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với thực tiễn.
- Về rèn luyện kĩ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh kĩ
năng tự quản, kĩ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển, kĩ năng làm việc theo
nhóm, ngoài ra còn góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chế tạo dụng
cụ làm thí nghiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề...
- Về giáo dục tinh thần thái độ: hoạt động ngoại khóa tạo hứng thú học tập,
khơi dậy lòng ham hiểu biết, muốn hoạt động của học sinh, lôi cuốn học sinh
tự giác tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, phát huy tích cực, tự lực của học
sinh.
- Hoạt động ngoại khóa góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh
như tư duy loogic, tư duy trừu tượng và cao nhất là tư duy sáng tạo.
- Ngoài ra hoạt động ngoại khóa còn góp phần giáo dục đạo đức, lối sống,
tư tưởng, tình cảm cho học sinh
1.2.2. Các đặc điểm của ngoại khóa vật lí
Hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa vật lí nói riêng có những
đặc điểm cơ bản sau:
- Việc tổ chức ngoại khóa dựa trên tính tự nguyện của học sinh có sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Số lượng học sinh tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng
cũng có thể là tập thể đông người.

6


- Có những kế hoạch cụ thể về nội dung ngoại khóa, hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học.
- Kết quả hoạt động ngoại khóa của học sinh không đánh giá bằng điểm
như đánh giá kết quả học tập nội khóa.
- Việt đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa vật lí thông qua sản phẩm

mà học sinh có được, thông qua sự tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá
trình tham gia hoạt động và sự đánh giá này phải công khai, kết quả của học
sinh phải được khích lệ kịp thời.
- Nội dung và hình thức tổ chứ hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, mềm
dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia.
1.2.3. Nội dung ngoại khóa vật lí
Nội dung ngoại khóa phải bổ sung kiến thức cho nội khóa,củng cố, đào
sâu, mở rộng hợp lí các kiến thức trong chương vật lí, bổ sung những kiến
thức mà học sinh còn thiếu hụt hay mắc sai lầm khi học nội khóa. Nội dung
ngoại khóa mà học sinh ở phổ thông có thể gồm một số công việc chính như
sau:
- Học sinh đào sâu nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về vật lí và kĩ
thuật.
- Học sinh nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học ứng dụng như
kĩ thuật kĩ thuật vô tuyến, kĩ thuật chụp ảnh.
- Học sinh nghiên cứu thiết kế, chế tạo dụng cụ làm thí nghiệm vật lí,
nghiên cứu những ứng dụng kĩ thuật của vật lí.
- Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí, giáo
viên phải dựa vào các yếu tố, đó là: vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí,
xuất phát từ đặc điểm nội dung kiếm thức vật lí có tính trừu tượng, có nhiều
ứng dụng trong thực tiễn nhưng học nội khóa chưa đáp ứng được nhu do đó
điều kiện thời gian, phương tiện dạy học, nội dung ngoại khóa phải hấp dẫn để
thu hút được đông đảo học sinh tự nguyện tham gia. Nếu kết hợp các nội dung

7


để tổ chức ngoại khóa sẽ làm các hoạt động phong phú hơn và nhiều học sinh
tham gia hơn.
Trong đề tài này, chúng tôi tổ chức hoạt động ngoại khóa với nội dung

chính là học sinh thiết kế, chế tạo dụng cụ làm thí nghiệm vật lí, nghiên cứu
những ứng dụng kĩ thuật của vật lí. Nội dung này sẽ bù đắp những mặt yếu
của học sinh trong dạy học nội khóa, giúp các em hiểu rõ bản chất của hiện
tượng cũng như hiểu được những ứng dụng của cảm ứng điện từ trong cuộc
sống.
1.2.4. Các hình thức ngoại khóa vật lí
Việc chia ra các hình thức ngoại khóa chỉ là tương đối, có thể dựa theo số
lượng học sinh tham gia cũng có thể theo nội dung ngoại khóa…. Có thể hình
thức tổ chưc này bao gồm cả hình thức tổ chức khác. Sau khi nghiên cứu các
tài liẹu chúng tôi thấy hiện nay ngươi ta thường tổ chức hoạt động ngoại khóa
vật lí theo những hình thức sau:
- Hoạt động ngoại khóa tại trường:
+ Học sinh tổ chức hội vui vật lí.
+ Học sinh ra báo tường hoặc tập san về vật lí.
+ Học sinh luyện tập giải bài tập vật lí…
+ Học sinh tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên
cứu, chế tạo được.
+ Học sinh tổ chức buổi báo cáo về một số vẫn đề của vật lí, có thể kết hợp
biểu diễn thí nhiệm.
- Hoạt động ngoại khóa tại nhà:
+ Học sinh tham gia thiết kế , chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các mô hình
kĩ thuật.
+ Học sinh tham gia các công trình kĩ thuật ứng dụng vật lí.
+ Học sinh đọc sách, báo về vật lí và kĩ thuật.
- Hoạt động ngoại khóa tại các nơi khác:
+ Tham quan các công trình kĩ thuật, các nhà máy...

8



Tùy vào nội dung kiến thức làm ngoại khóa, cơ sở vật chất của từng
trường, thời gian tổ chức ngoại khóa mà giáo viên lựa chọn hình thức ngoại
khóa cho phù hợp.
Với nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa "Tiến hành thí nghiệm về cảm
ứng điện từ với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa", chúng tôi lựa chọn
hình thức hoạt động ngoại khóa ở nhà với các lí do sau:
- Các thí nghiệm thuộc phần “Cảm ứng điện từ” đòi hỏi học sinh phải có
thời gian để suy nghĩ phương án chế tạo, chuẩn bị vật liệu và chế tạo dụng cụ
thí nghiệm. Thời gian trên lớp không đủ để học sinh làm những công việc trên.
- Ở nhà, học sinh có thời gian suy nghĩ các ý tưởng mới, tự tìm tòi các
nguồn tài liệu như thư viện, internet, tham khảo ý kiến của phụ huynh… nhằm
phát huy tính tích cực và sáng tạo.
1.2.5 Các nguyên tắc tổ chức nhóm ngoại khóa
- Nhóm ngoại khóa không nên quá đông (nên từ 03 -> 12 học sinh)
- Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sở thích và tự nguyện của học sinh khi
tham gia ngoại khóa. Học sinh phải được lựa chọn đê tài mình thích để nghiên
cứu, tìm hiểu. Điều đó đảm bảo học sinh yeu thích công việc của mình và phát
huy được tài năng của họ.
- Cần thiết phải phát hiện và xây dựng được hoạt động hạt nhân của nhóm.
Đó là học sinh phải thức sự thích thú và nhiệt tình với công việc của nhóm,
đồng thời có khả năng tập hợp, đoàn kết các thành viên của nhóm, đồng thời
có khả năng tập hợp, đoàn kết các thành viên của nhóm ngoại khóa tồn tại và
hoạt động có hiệu quả nhất.
- Đảm bảo tính hấp dẫn và vừa sức của công việc giao cho các nhóm. Nó
đóng vao trò quan trọng trong việc duy trì hứng thú của nhóm. Nội dung phải
mới so với học nội khóa, phải phơi dậy trí tò mò, ham hiểu biết của học sinh.
- Phải đảm bảo tính nghiêm túc, nhẹ nhàng, nhưng không tùy tiện. Nhóm
ngoại khóa cần có kế hoạch làm việc cụ thể, tránh tình trạng “ đầu voi đuôi
chuột”, kiên quyết không để kế hoạch bị phá sản chừng nào không bị yếu tố


9


khách quan chi phối. Giáo viên cần đưa ra mốc thời gian hoàn thành để các
nhóm chủ động trong công việc.
1.2.6. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khóa vật lí
Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa vật lí là mềm dẻo và nhẹ nhàng, học
sinh và giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp daỵ học ngoại khóa phải dựa trên
các kiểu định hướng hoạt động của học sinh nói chung, đó là:
- Định hướng tìm tòi: Giáo viên yêu cầu học sinh tự nghĩ ra cách thức hoạt
động giải quyết vấn đề, không phải là theo một mẫu có sẵn.
- Định hướng tái tạo: người dạy hướng học sinh vào việc huy động, áp
dụng những kiến thức, cách thức hoạt động học sinh đã nắm được hoặc đã
được người dạy chỉ ra một cách tường minh các kiến thức, cách thức hoạt
động mà chỉ gợi ý để học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng
những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà
họ đảm nhận.
- Định hướng khái quát chương trình hoá: Đó là kiểu hướng dẫn mà giáo
viên cũng gợi ý cho học sinh tự tìm tòi nhưng sự hướng dẫn được chương
trình hoá theo các bước dự định hợp lí. Nếu học sinh không thể giải quyết
nhiệm vụ với sự hướng dẫn ban đầu, giáo viên sẽ gợi ý thêm, cụ thể hoá hơn,
chi tiết hơn những vấn đề từng bước để thu hẹp hơn phạm vi, mức độ phải tìm
tòi cho vừa sức của học sinh, sau đó học sinh tự thực hiện nhiệm vụ được
giao.
- Định hướng tái tạo: tức là giáo viên chỉ ra một cách cụ thể các kiến thức
cần huy động và cách thức hoạt động để sau đó học sinh tự chủ giải quyết
nhiệm vụ. Trong quy trình học sinh tự thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi
để kịp thời giúp đỡ nếu thấy các em thực sự gặp khó khăn mà không tự mình
giải quyết được.
- Để đảm bảo tăng cướng tính tích cực, tự lực của họ sinh thì trong HĐNK

của chúng ta đầu tiên chúng tôi sử dụng định hướng tìm tòi, nếu học sinh
không thực hiện nhiệm vụ thì giáo viên chuyển sang định hướng khái quát

10


chương trình hoá. Tuy nhiên, do hoạt động ngoại khoá khong bị bó hẹp về thời
gian nên sau khi gợi ý giáo viên cần để cho học sinh có thời gian suy nghĩ dài
một chút.
Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn kiểu định hướng khái quát chương
trình hóa. Chúng tôi giao nhiệm vụ cho học sinh dưới dạng những nhiệm vụ
gồm những câu hỏi định hướng giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ. Nếu trong
quá trình làm học sinh gặp khó khăn, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh theo các
mức độ từ tổng thể đến các bộ phận riêng biệt, từ tìm tòi đến tái tạo để học
sinh phát huy tối đa khả năng của mình.
1.2.7. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá
Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nói rõ quy trình cụ thể tổ chức hoạt động
ngoại khoá. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hopwj các tài liệu chúng tôi
thấy, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí có thể tuân theo các bước
sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá
Dựa vào vai trò của hoạt động ngoại khoá, căn cứ nội dung chương trình và
tình hình thực tế dạy học nội khoá của bộ môn, xuất phát từ nhu cầu nhận thức
của học sinh, đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường để lựa
chọn và xác định chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ chức, việc lựa chọn
này cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích
cực, sự sẵn sàng của học sinh ngay từ đầu.
Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khoá
Khi lập kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá cần xây dựng những nội dung
sau:

- Xác định mục tiêu hay yêu cầu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu
kiến thức; mục tiêu kỹ năng và yêu cầu phát triển năng lực trí tuệ; mục tiêu
thái độ, tình cảm.
- Xây dựng nội dung ngoạ khoá ở dạng những nhiệm vụ cụ thể giao cho
học sinh.

11


- Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
- Dự kiến các tình huóng có thể xảy ra và giải quyết.
- Dự kiến những công việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác.
Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch
- Khi tổ chức ngoại khoá theo kế hoạch, giáo viên lưu ý những nội dung
sau:
- Theo dõi học sinh thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là
những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn
ra không theo kế hoạch.
- Đối với các hoạt động có quy mô lớn, đông học sinh tham gia như ở khối,
lớp thì giáo viên tham gia là người tổ chức, điều khiển hoạt động. Đặc biệt là
giáo viên phải đóng vai trò là trọng tài để tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh
luận rộng rãi những nội dung ngoại khoá, làm sao để học sinh tự nhận Thấy
được những công việc mình cần làm, tự phân công nhau thực hiện những công
việc đó.
- Đối với những hoạt động quy mô nhỏ như tổ, nhóm học sinh thì cần phải
để cho học sinh hoàn toàn tự chủ cả viêc tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ
được giao, giáo viên chỉ xuất hiện khi học sinh ở vào thình huống gặp khó
khăn, lúng túng mà không xử lí được.
- Sau mỗi lần tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo viên phải đánh giá, rút
kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp hướng dẫn để

những đợt ngoại khóa sau đạt hiệu quả hơn.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen
thƣởng cho các nhóm và cá nhân có kết quả nghiên cứu đạt kết quả cao
Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa phải dựa vào cả quá trình
diễn ra các hoạt động, giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua tính tích cực, sự
hứng thú, sự thu hút được nhiều học sinh tham gia và căn cứ những nội dung
kiến thức, kỹ năng, tình cảm thái độ mà học sinh có được. Ngoài ra, sản phẩm
mà học sinh làm được cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt

12


động. Vì vậy cần tổ chức cho học sinh báo cáo, giới thiệu sản phẩm đó làm
được trong thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, ngoài ra đây cũng là việc
làm nhằm khích lệ, động viên học sinh tích cực hơn trong những hoạt động
sau này.
Trên đây là quy trình lập kế hoạch tổ chức HĐNK về chế tạo dụng cụ thí
nghiệm và tiến hành các thí nghiệm trên các dụng cụ đó. Tuy nhiên, tùy thuộc
vào yêu cầu giáo dục và điều kiện hoàn cảnh của từng trường, từng lớp mà có
thể vận dụng một cách mềm dẻo các bước để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa trong việc phát
huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chúng
tôi thấy sự tích cực và sáng tạo trong học tập của học sinh được biết hiển như
sau.
1.3.1. Tính tích cực của học sinh trong học tập
1.3.1.1. Khái niệm tính tích cực của học sinh trong học tập
Tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về
nhiều mặt trong học tập. Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức “một
nhận thức đó được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của

giáo viên”. Vì vậy, nói tới tích cực học tập thực chất là nói tới tính tích cực
nhận thức, mà nói tới nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh
đặc trưng cho khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghiej lực cao trong quá
trình nắm vững kiến thức.
Phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và cùng một thí nghiệm đưa ra được
nhiều cách chế tạo khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để thí
nghiệm chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn…
- Học sinh đưa ra được dự đoán hệ quả của giả thuyết. Cụ thể là học sinh
đưa ra dự đoán kết quả các thí nghiệm, dự đoán được phương án nào chính
xác nhất, phương án nào mắc sai số? Vì sao?.

13


- Đề xuất được những phương án đúng những dụng cụ thí nghiệm đó chế
tạo để làm thí nghiệm kiểm tra các dự đoán trên và kiểm nghiệm lại kiến thức
lí thuyết đã học.
- Vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế một các linh hoạt như giải thích
một số hiện tượng vật lí và một số ứng dụng kĩ thuật có liên quan.
1.3.1.2 Những biểu hiện tính tích cực trong học tập của học sinh
Sự tích cực của học sinh trong học tập được biểu hiện qua những hành
động cụ thể là :
- Học sinh tự nguyện tham gia vào hoat động học tập
- Học sinh sẵn sang,hồ hởi đón nhận nhệm vụ mà giáo viên giao cho
- Học sinh tự giác thực hiện công việc mình đảm nhận mà không cần sự đôn
đốc nhắc nhở của giáo viên
- Học sinh nêu thắc mắc,đòi hỏi,giải thích cặn kẽ những vaasn đề mình
chưa rõ
- Học sinh mong muốn được đóng góp ý kiến với thầy,với bạn những thông
tin mới mẻ thu được từ những nguồn khác nhau,vượt ngoài phạm vi bài học

- Tận dụng tất cả thời gian rảnh rỗi để thực hiện công việc của mình
- Thường xuyên trao đổi,tranh luận với bạn bè để tìm phương án giải quyết
vấn đề,không nản chí khi gặp khó khăn
- Hoàn thành công việc sớm hơn kế hoạch
1.3.2. Năng lực sáng tạo của hoc sinh trong học tập
1.3.2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mớ về vật chất,tinh
thần,tìm ra kiến thức mới, giải pháp mới,công cụ mới,vận dụng thành công
những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới.Sản phẩm của sự sáng tạo không thể
suy ra từ cái đã biết bằng cách suy luận logic hay bắt chướng làm theo
1.3.2.2. Biểu hiện của năng lực sang tạo của học sinh trong học tập
Trong học tập, năng lực sáng tạo của học sinh được biểu hiện qua các hành
động cụ thể như sau:

14


- Từ những kinh nghiệm thực tế,từ kiế n thức đã có,học sinh nêu được giả
thuyết.Trong chế tạo dụng cụ thí nghiệm thì học sinh đưa ra các phương án
thiết kế, chế tạo dụng cụ và cùng một thí nghiệm đưa ra nhiều phương án thí
nghiệm khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để thí nghiệm chính
xác hơn, dụng cụ chắc chắn và đẹp hơn.
- Học sinh đưa ra các dự đoán hệ quả của giả thuyết. Cụ thể là học sinh đưa
ra dự đoán kết quả thí nghiệm, dự đoán được phương án nào có độ chính xác
cao nhất, phương án nào có sai số cao nhất và giải thích.
- Đề xuất được những phương án dùng những dụng cụ thí nghiệm đó chế
tạo để làm thí nghiệm kiểm tra các dự đoán trên và kiểm nghiệm lại kiến thức.
- Vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế một cách linh hoạt như giải thích
một số hiện tượng vật lí và một số ứng dụng có liên quan.
1.4. Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong

dạy học Vật lí ở trƣờng phổ thông
Nội dung hoạt động ngoại khóa mà chúng tôi xây dựng chủ yếu là các
nhiệm vụ thực nghiệm giao cho học sinh thực hiện. Để phù hợp với trình độ
và điều kiện của học sinh, các nhiệm vụ thực nghiệm này chỉ đòi hỏi học sinh
thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm đơn giản. Vì vậy chúng tôi đi tìm
hiểu về các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và thí nghiệm Vật lí ở nhà của học
sinh trong dạy học Vật lí.
1.4.1. Các đặc điểm cơ bản của dụng cụ thí nghiệm đơn giản
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, các đặc điểm cơ bản của dụng cụ thí
nghiệm đơn giản cũng chính là những yếu tố đòi hỏi đối với việc thiết kế, chế
tạo chúng, cụ thể đó là:
- Việc chế tạo dụng cụ thí nghiệm đòi hỏi ít vật liệu, vật liệu đơn giản, rẻ
tiền, dễ kiếm kể cả đối với các thí nghiệm định lượng.
- Dụng cụ thí nghiệm phải dễ làm bằng các công cụ thông dụng như kìm,
búa, cưa, giũa,...

15


- Dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận của dụng cụ thí nghiệm. Vì vậy với cùng
một dụng cụ thí nghiệm đơn giản, trong nhiều trường hợp, ta chỉ cần thay thế
các chi tiết phụ trợ là có thể làm được thí nghiệm khác.
- Dễ bảo quản, vận chuyển và an toàn trong quá trình chế tạo cũng như tiến
hành thí nghiệm.
- Việc bố trí và tiến hành thí nghiệm với những dụng cụ thí nghiệm này
cũng dơn giản không tốn nhiều thời gian.
- Hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm phải rõ ràng, dễ quan sát.
1.4.2. Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong
dạy học Vật lí ở trường phổ thông
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, việc giao cho học sinh nhiệm vụ thiết kế,

chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản có tác dụng trên nhiều
mặt, góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức, phát triển năng lực
hoạt động trí tuệ - thực tiễn độc lập và sáng tạo của học sinh.
- Do được tự tay chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để tiến hành
các thí nghiệm, giải thích hoặc tiên đoán các kết quả thí nghiệm, đòi hỏi học
sinh phải huy động các kiến thức Vật lí đã học, vì vậy các em nắm kiến thức
chính xác, sâu sắc và bền vững hơn. Kiến thức không chỉ được củng cố mà
còn được mở rộng, đào sâu và hệ thống hóa.
- Mặc dù có các thiết bị thí nghiệm chế tạo sẵn được cung cấp cho phòng thí
nghiệm nhà trường, nhưng các thiết bị này đôi khi lại có một số nhược điểm
như: sự hiện đại của nó che lấp mất bản chất Vật lí của hiện tượng xảy ra,
hoặc với sự hiện đại của nó, học sinh cần thực hiện những thao tác rất đơn
giản, không đòi hỏi kĩ năng thực nghiệm và sự sáng tạo để cải tiến dụng cụ,
hơn nữa các thiết bị được cung cấp sẵn trong phòng thí nghiệm thường rất xa
lạ đối với cuộc sống trong khi dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự thiết kế và chế
tạo lại khắc phục được những nhược điểm đó.
- Lịch sử phát triển của Vật lí đã cho thấy: những phát minh cơ bản thường
gắn với các dụng cụ thí nghiệm rất đơn giản. Việc chế tạo các dụng cụ thí

16


nghiệm đơn giản sẽ bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp nhận thức Vật lí,
đặc biệt là phương pháp thực nghiệm.
- Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành
các thí nghiệm với chúng là tăng hứng thú học tập, kích thích tính tích cực và
sự sáng tạo của học sinh.
1.4.3. Các khả năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy
học Vật lí ở trường phổ thông
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, các dụng cụ thí nghiệm đơn giản có thể

được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học: Đặt vấn đề (tạo tình
huống có vấn đề), hình thành kiến thức mới (kiểm tra các giả thuyết đã nêu
ra), củng cố và vận dụng các kiến thức đã học (trong đó có việc đề cập các
ứng dụng kĩ thuật của kiến thức trong sản xuất và đời sống) và cũng có thể
dùng để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh.
- Các dụng cụ thí nghiệm đơn giản được sử dụng trước hết cho thí nghiệm
của học sinh, tiến hành trên lớp hoặc ở nhà. Chúng cũng có thể được giáo viên
sử dụng trong giờ học để tiến hành các thí nghiệm biểu diễn.
- Việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản để tiến hành các
thí nghiệm có thể giao cho từng học sinh hoặc các nhóm học sinh làm ở nhà
hay trong giờ ngoại khóa, không những để củng cố các kiến thức đã học mà có
khi còn để cung cấp các cứ liệu thực nghiệm chuẩn bị cho nội dung kiến thức
ở các bài học sau.
- Cùng một mục đích về mặt nội dung kiến thức, giáo viên có thể tiến hành
thí nghiệm trên lớp với dụng cụ thí nghiệm có sẵn trong phòng thí nghiệm,
còn học sinh được giao nhiệm vụ tiến hành các thí nghiệm này nhưng với các
dụng cụ thí nghiệm đơn giản do mình chế tạo.
- Giáo viên cũng có thể làm thí nghiệm trên lớp với dụng cụ thí nghiệm đơn
giản, yêu cầu học sinh về nhf chế tạo lại hoặc chế tạo dụng cụ thí nghiệm theo
phương án khác (nếu có).

17


×