Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

skkn xây DỰNG tư LIỆU học tập các CUỘC CÁCH MẠNG tư sản đầu THỜI cận đại THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

.......................................................................................TRANG

MỤC LỤC

..............................…………………………………………….1

Danh mục chữ viết tắt .............................................................................................2
I. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................3
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................................... .. .5
1.
2.

Cơ sở lý luận.........................................................................5
Cơ sở thực tiễn.....................................................................8

III. Tổ chức thực hiện các giải pháp.......................................................................12
3.1 Xây dựng tư liệu học tập các cuộc cách mạng tư sản đầu
thời cận đại ...........................................................................12
3.2 Một số biện pháp sử dụng tư liệu học tập các cuộc cách mạng
tư sản đầu thời cận đại theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh..................................................................................29
IV. Hiệu quả của đề tài .......................... ..............................................................43
V. Đề xuất, khuyến nghị và khả năng áp dụng...................................................44
VI. Tài liệu tham khảo......................................................................................45
VII. Phụ lục.......................................................................................................47

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1



1


Chữ viết tắt
DHLS

Viết đầy đủ
:

Dạy học lịch sử

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

NXB

:

Nhà xuất bản


PL

:

Phụ lục

PPDH

:

Phương pháp dạy học

PPDHLS

:

Phương pháp dạy học lịch sử

QTDH

:

Qúa trình dạy học

SGK

:

Sách giáo khoa


THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

XÂY DỰNG TƯ LIỆU HỌC TẬP CÁC CUỘC CÁCH MẠNG
TƯ SẢN ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tầm quan trọng và tính cấp thiết của chiến lược phát triển con người được
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 02
tháng 12 năm 1998 và được thể chế hóa trong Luật giáo dục, khẳng định: “Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có
tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng Độc lập dân
2

2


tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[5, tr. 8].
Trong những năm gần đây, dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng
ở trường phổ thông đã và đang đổi mới một cách toàn diện cả về nội dung và

phương pháp. Công cuộc đổi mới này đã thu hút toàn thể xã hội vào cuộc. Đảng,
nhà nước không ngừng đẩy mạnh đầu tư kinh phí, thu hút nhân tài để xây dựng
chiến lược phát triển khả thi. Ngành Giáo dục tiến hành đổi mới chương trình và
sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá… tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong
toàn bộ hệ thống giáo dục. Các nhà nghiên cứu giáo dục cũng đã tốn nhiều công
sức, tâm huyết cho vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều công trình nghiên
cứu mới ra đời, nhiều cuộc hội thảo khoa học về phương pháp giáo dục nói chung,
phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng được tổ chức công phu để tìm giải pháp
hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy học. Cán bộ, giáo viên các trường phổ thông
cũng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, không ngừng tìm mọi giải pháp
để từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
ban đầu đã được nhìn nhận thì còn nhiều vấn đề bất cập, gây không ít sự tranh luận
cũng như đặt ra nhiều câu hỏi cho những người trong cuộc. Chất lượng dạy học nói
chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, dù là cách dạy học truyền thống hay
hiện đại, vấn đề phương pháp vẫn là yếu tố mang tính quyết định. Phương pháp
dạy học (PPDH) lịch sử trong những năm gần đây được các nhà khoa học trên thế
giới cũng như trong nước nhìn nhận một cách toàn diện hơn với tư cách là một
khoa học. Từ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn đã và đang đặt ra hiện nay,
có rất nhiều cách thức, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở
trường phổ thông, trong đó có phương pháp sử dụng các nguồn tư liệu đã chứng tỏ
được ưu thế trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.

3

3


Là một giáo viên (GV) trung học phổ thông làm thế nào để học sinh (HS)
thích học bộ môn Lịch sử? Làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề “Xây dựng tư

liệu học tập các cuộc Cách mạng Tư sản đầu thời cận đại theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh” làm đề tài nghiên cứu của mình.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
Trước hết, phải kể đến những công trình mang tính lý luận, khái quát cao
như: Giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử của các tác giả Phan Ngọc Liên,
Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2002;
Phan Ngọc Liên, Trần Vĩnh Tường, Đặng Văn Hồ với Phương pháp dạy học Lịch
sử ở trường phổ thông, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998. Về lý luận giáo dục
nói chung và dạy học nói riêng, các nhà giáo dục học xã hội chủ nghĩa trước đây,
nhất là ở Liên – Xô (cũ) đã có nhiều đóng góp to lớn. Có thể kể đến những tác giả
và các công trình nổi tiếng như: N.G. Đairi với tác phẩm Chuẩn bị giờ học Lịch sử
như thế nào?, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 1978; I.F. Kharlamôp với Phát huy
tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
1978. Đây là những công trình mang tính lý luận cao, đề cập chuyên sâu đến một
số khía cạnh như làm thế nào để phát huy tính tích cực học tập của HS? Làm thế
nào để xử lý tốt mối quan hệ giữa sách giáo khoa và bài giảng của GV, giữa việc
học trên lớp cũng như tự học?.
Ở cách tiếp cận gần hơn, cụ thể hơn là các công trình mang tính chuyên
khảo. Tác giả Phạm Hồng Việt, khoa Lịch sử - Đại học sư phạm Huế có các công
trình: Ca dao lịch sử, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007; Qua câu đố tìm hiểu lịch sử
dân tộc, Hội khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, 2007; Lịch sử dân tộc qua các
trang thơ văn, Khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Huế, năm 2002; Sử dụng tư
4

4


liệu Văn học trong bài giảng Lịch sử ở lớp 10 và 11, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới

phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử và giảng dạy lịch
sử địa phương ở trường Trung học phổ thông của Vụ Giáo dục Trung học (Bộ
Giáo dục & Đào tạo), Hà Nội, 2008.
Trong vài chục năm gần đây, nền Giáo dục - Đào tạo nước nhà đã và đang
được đổi mới một cách toàn diện từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa, kiểm
tra - đánh giá…Theo đó, hiện nay sách giáo khoa là tài liệu tham khảo cơ bản được
viết cho học sinh, là một trong những cơ sở chính để giáo viên xây dựng kế hoạch
giảng dạy của mình. Nó không còn được xem là công cụ, là cẩm nang tuyệt đối của
cả giáo viên và học sinh như trước đây nữa. Chương trình cũng được xây dựng
theo hướng mở. Kiểm tra, đánh giá cũng được đổi mới. Để có được bài học lịch sử
hiệu quả cao, ngoài việc sử dụng hợp lý sách giáo khoa, giáo viên cần phải biết
khai thác và sử dụng tốt các nguồn tài liệu tham khảo khác.
Với rất nhiều công sức, tâm huyết và thời gian cống hiến cho sự nghiệp giáo
dục, Tiến sĩ N.G. Đai ri - nhà giáo dục nổi tiếng của Liên Xô (cũ ) đã đề xuất một
công thức trong dạy học theo hướng kết hợp tốt việc khai thác sách giáo khoa với
các tài liệu tham khảo khác để có được bài giảng lịch sử tốt (xem hình).
Nội dung của sách giáo khoa
1

2
2’

3

Nội dung bài giảng của giáo viên
Công thức trên chỉ ra rằng: ô số 1 là phần kiến thức có trong sách giáo khoa
mà không có trong bài giảng của giáo viên. Đây có thể là tri thức đã lạc hậu nên
thầy không giảng, yêu cầu học sinh không ghi nhớ, không ghi chép. Đây cũng có
thể là những kiến thức không cơ bản, sách giáo khoa đã trình bày rõ, hoặc ít quan
5


5


trọng [10, tr. 14], giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự học. Với đặc điểm trên thì ô
số 1 không phải lúc nào cũng có.
Theo ông, hai ô số 2 và 2’ (trong sơ đồ) chỉ phần kiến thức vừa có trong bài
giảng, vừa có trong sách giáo khoa. Đó là những kiến thức cơ bản nhất mà giáo
viên phải có nhiệm vụ truyền đạt đến cho học sinh và các em phải lĩnh hội vững
chắc. Đây là phần kiến thức cốt lõi bắt buộc cả thầy và trò đều phải làm sáng tỏ,
nếu không hiệu quả bài học sẽ rất thấp.
Ô số 3 chỉ phần kiến thức có trong bài giảng của thầy mà không có trong
sách giáo khoa. Đây có thể là những tri thức lịch sử địa phương hoặc là những
tài liệu tham khảo được giáo viên sưu tầm một cách có chọn lọc từ nhiều nguồn
khác nhau. Việc đưa những kiến thức từ bên ngoài này vào bài giảng nằm trong
chủ đích của giáo viên, nhằm làm rõ thêm kiến thức trong sách giáo khoa, hoàn
thiện thêm bài giảng, gây được hứng thú học tập cho học sinh, đạt được mục
đích đề ra từ ban đầu.
Như vậy, tùy vào từng chương bài cụ thể, tùy vào sự lựa chọn, chuẩn bị của
mình, giáo viên có thể xây dựng tư liệu để làm cho tiết dạy, bài dạy trở nên sinh
động, dễ hiểu hơn. Theo chúng tôi, vấn đề còn lại là chất lượng và liều lượng của
tư liệu được sử dụng như thế nào để giải quyết thỏa đáng thực trạng mà giáo viên
thường vướng mắc trong dạy học chính khóa là mâu thuẫn giữa khối lượng kiến
thức cần hình thành và ý đồ của giáo viên với thời lượng khống chế của tiết học.
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa
học - kỹ thuật và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển
như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy tất cả
các lĩnh vực và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi
người học phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo, lòng say mê học
hỏi, ham hiểu biết nhằm đáp ứng được bốn tiêu chí về học tập mà UNESCO đã đề

6

6


xướng. Chính vì vậy, trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII (1997), Đảng và
Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học”[3, tr. 41].
Hoạt động nhận thức tích cực, độc lập, đặc biệt trong tư duy có ý nghĩa quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, giáo dục và phát triển toàn diện
học sinh.
Trước hết, tính tích cực, độc lập trong nhận thức, đặc biệt là trong tư duy sẽ
đảm bảo cho các em lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức đã được hình thành. Đại
văn hào Nga Lép Tôn Xtôi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự trở thành kiến thức khi
nó là thành quả của tư duy chứ không phải là trí nhớ”
Trong một ý nghĩa nhất định, đích đến của việc dạy học là học sinh phải đạt
được cả ba yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Theo tổng kết của các nhà
lý luận giáo dục, cách dạy học truyền thống trước đây mới chỉ đáp ứng có mức độ
hai yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng. Sản phẩm của cách dạy học đó là thế hệ học
sinh thụ động, yếu năng lực thực hành, vận dụng và ứng phó với môi trường, thực
tiễn cuộc sống dù họ có đủ kiến thức, giàu lòng nhiệt huyết và tinh thần yêu nước.
2. 2. Cơ sở thực tiễn
Để có được những kết luận chính xác, khách quan làm cơ sở cho việc nghiên
cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế dạy học Lịch sử ở một số trường
Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.2.1. Mục đích điều tra
Tác giả đề tài trực tiếp điều tra thực tế dạy học Lịch sử ở các trường phổ
thông nói trên để thấy rõ tình hình xây dựng tư liệu trong dạy học Lịch sử, từ đó
lựa chọn và tập hợp tài liệu tối ưu và đề xuất phương pháp sử dụng tư liệu một

cách hợp lý để đạt hiệu quả mong muốn.
7

7


2.2.2. Nội dung điều tra
Đối với giáo viên, kết hợp dự giờ thăm lớp với các phương pháp khác như
phỏng vấn, hỏi chuyện, trả lời phiếu điều tra, tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết, mục đích xây dựng hồ sơ tư liệu
trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
- Tình hình sử dụng tư liệu trong dạy học Lịch sử của cá nhân thầy (cô) cũng
như của đồng nghiệp.
- Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng hồ sơ tư liệu trong dạy học Lịch
sử .
- Phương pháp, cách thức sử dụng hồ sơ tư liệu trong dạy học Lịch sử hiện
nay của thầy (cô).
Cũng với cách làm việc như trên, đối với học sinh, chúng tôi tập trung vào
một số vấn đề chủ yếu:
- Thái độ, tinh thần học tập bộ môn Lịch sử nói chung của học sinh ở trường
ta hiện nay .
- Nhận thức của học sinh về xây dựng tư liệu trong dạy học Lịch sử.
- Mức độ hứng thú và khả năng ghi nhớ của học sinh khi thầy (cô) sử dụng
tư liệu trong dạy học Lịch sử .
- Hiểu biết của học sinh về xây dựng tư liệu trong dạy học Lịch sử.
2.2.3. Kết quả điều tra
Về phía giáo viên:




Về mức độ cần thiết phải xây dựng tư liệu trong dạy học Lịch sử có 8/9
giáo viên (chiếm tỷ lệ 89%) cho rằng: nếu sử xây dựng tư liệu trong dạy học Lịch
sử để dạy học chắc chắn sẽ hiệu quả hơn bởi sử dụng nó sẽ góp phần làm cho giờ
học lịch sử sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhận thức
8

8


bài học lịch sử sâu sắc hơn. Một trong số giáo viên được phỏng vấn, điều tra cho
rằng họ chưa tự tin để sử dụng vì mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy chưa
nhiều.
Khi được hỏi về phương pháp, cách thức xây dựng tư liệu trong dạy học
Lịch sử, có 100% giáo viên trả lời rằng họ xây dựng tư liệu trong dạy học Lịch
sử để minh họa, cụ thể hóa sự kiện, nhân vật lịch sử nhằm làm cho nội dung bài
học hấp dẫn hơn. Chưa có giáo viên sử dụng xây dựng tư liệu trong dạy học Lịch
sử để kiểm tra, đánh giá, hay chứng minh một luận điểm khoa học. Hai trong số 9
giáo viên được điều tra (chiếm tỉ lệ 22%) thỉnh thoảng có sử dụng tài liệu Văn học
để rút ra nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm.
Về nguồn tài liệu tham khảo, điều kiện thư viện của các trường, khi chúng
tôi hỏi thầy (cô) trong giảng dạy, việc xây dựng tư liệu trong dạy học Lịch sử đã
gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào? Trong số giáo viên được hỏi, có 5/9
người (56%) cho rằng nhà trường có thư viện và cũng có tài liệu để tham khảo
nhưng không đầy đủ. Nguồn tài liệu để sử dụng chủ yếu do họ tự sưu tầm. Có 2/9
giáo viên (22%) cho rằng nhà trường có tạo điều kiện trong mức độ và hoàn cảnh
cụ thể nhưng các tài liệu còn rất nghèo nàn, thư viện còn rất sơ sài. Họ cho rằng, sử
dụng tư liệu trong dạy học Lịch sử phải mất nhiều công sức và thời gian chuẩn bị
hơn.
Với câu hỏi: sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử, thầy (cô) hướng tới mục
đích gì ? Có 8/9 giáo viên (89%) trả lời rằng, ý đồ của họ (xuất phát điểm) là nhằm

tăng thêm hứng thú, sự chú ý đối với học sinh, làm cho tiết dạy bớt nặng nề, đơn
điệu. Đối với các tiêu chí khác như nhằm phát triển năng lực tư duy, nhằm rút ra
bài học, quy luật lịch sử thì đa số giáo viên trả lời là chưa thực sự tính đến điều đó.
Nhìn chung, vấn đề sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử ở các trường Trung học

9

9


phổ thông nói trên, ở những giáo viên được điều tra đã được tiến hành nhưng vẫn
còn hạn chế.



Về phía học sinh:
Chúng tôi tiến hành điều tra 7 lớp 10 với số lượng là 310 HS. Nhìn chung,
đại đa số học sinh được điều tra vẫn thích học bộ môn Lịch sử. Các em hứng thú
hơn, thích học Sử hơn khi thầy, cô sử dụng tư liệu trong dạy học Lịch sử. Việc giáo
viên sử dụng tư liệu để dạy học lịch sử đã có tác dụng tích cực là làm cho học sinh
hiểu bài hơn. Về phía thầy, cô giáo, vấn đề sử dụng tư liệu đã được nhìn nhận và
đặt ra nhưng chưa được chú trọng và thường xuyên. Đa số giáo viên vẫn coi việc
sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử như là một thủ pháp của cá nhân. Thực tế này
chính là cơ sở để chúng tôi giải quyết các vấn đề mang tính lý luận ở phần 3

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.1 XÂY DỰNG TƯ LIỆU HỌC TẬP CÁC CUỘC CÁCH MẠNG
TƯ SẢN ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI
3.1.1. Nước Anh
Nước Anh trước cách mạng: Cái gọi là “rào đất” là tai họa chủ yếu của nông

thôn nước Anh thế kỷ XVI, XVII . Sự phát triển ào ạt của ngành dệt lụa sinh ra nhu
cầu lớn của thị trường đôi với lông cừu. Lúc bấy giờ đối với địa chủ thu địa tô
không lợi bằng nuôi cừu bán lông. Nhưng nuôi cừu phải có bãi chăn nuôi, do đó
các địa chủ lớn đã chiếm ruộng đất của công xã (như đồng cỏ rừng núi) đuổi tá
điền ra khỏi đất đai của họ để rào đất thành bãi chăn nuôi. “Cừu ăn thịt người”, đó
là câu lưu truyền trong dân gian lúc bấy giờ.
Trích theo tư liệu giảng dạy lịch sử kinh tế văn hóa ở trường THPT ( phần
lịch sử thế giới) Nghiêm Đình Vỳ ( chủ biên) H.Giáo dục 1993. trang 70.
Sự phát triển sớm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
khiến hàng ngũ quý tộc Anh phân hóa mạnh mẽ. Sự phân hóa trong hàng ngũ quý
10

10


tộc là đặc điểm của nước Anh thế kỷ XVI, XVII. Có một bộ phận quý tộc chủ yếu
là quý tộc loại trung và loại nhỏ bắt đầu chuyển biến thành giai cấp tư sản. Quý tộc
loại trung và loại nhỏ hoặc là thuê công nhân làm việc trong nông trường sản xuất
sản phẩm bán ra thị trường, hoặc cho thuê đất đai thu địa tô tư bản chủ nghĩa. Họ
xây dựng nhà máy rượu, công trường dệt len. Đó là quý tộc mới mà quyền lợi nhất
trí với giai cấp tư sản.
Trích theo tư liệu giảng dạy lịch sử kinh tế văn hóa ở trường THPT ( phần
lịch sử thế giới) Nghiêm Đình Vỳ ( chủ biên) H.Giáo dục 1993.trang 70.

11

11


12


12


Sáng ngày 30-1-1649 Saclơ Xtiuác bị điệu ra pháp trường ở quảng
trường trước Cung điện Trắng (Luân Đôn), khi đó, y mới tin là cái chết đã kề bên,
sợ hãi và ngã khuỵu xuống. Đông đảo quần chúng binh sĩ đã chứng kiến việc xử tử
nhà vua. Đao phủ sau khi chặt đầu nhà vua, còn giơ cao cho mọi người xem. Quần
chúng hoan hô vang dậy. Việc xử tư vua SaclơI là đỉnh cao của cách mạng tư sản
Anh.
Trích theo Những mẩu chuyện lịch sử Thế giới, tập 2, Đặng Đức An ( chủ biên)
NXB Giáo dục 2000 .trang 7.

13

13


3.1.2. Nước Mỹ

14

14


“ Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn
Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộngra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân

tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do ”…
(Trích Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2.9.1945 )

15

15


16

16


17

17


3.1.3. Nước Pháp
-Nông dân Pháp trước cách mạng 1789: Người ta thấy nột số thú vật dữ tợn, đực
và cái rải khắp các làng xóm, sạm đen, hốc hác và rám nắng gắn chặt vào mảnh đất
mà chúng đào xới một cách cực kỳ nhẫn nại. Hình như chúng cũng có một giọng
nói, và khi chúng đứng lên, người ta thấy chúng có bộ mặt người. Đêm đến chúng
rúc vào hang, sống bằng bánh mỳ đen, nước lã và rễ cây. Nhờ chúng, những người
khác khỏi phải gieo, cày và gặt để sống và do đó chúng xứng đáng được hưởng thứ
bánh mà chúng đã gieo trồng…
Người nông dân ngã gục dưới ách phong kiến. Với thời gian, đời sống nông dân
ngày càng khó khăn gay go. Nông dân sống trong nghèo đói, hàng trăm ngàn người
mất hết tài sản, không có lấy một túp lều phải sông lang thang bần cùng, ẩn náu

trong rừng rú.

18

18


Trích theo tư liệu giảng dạy lịch sử kinh tế văn hóa ở trường THPT ( phần lịch sử
thế giới) Nghiêm Đình Vỳ ( chủ biên) H.Giáo dục 1993.trang 71.
Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng 1789: Nông dân phải nộp cho chúa
phong kiến một phần thu hoạch ( thường là ¼) hoặc phải nộp tiền để thay thế. Đám
tăng lữ tham lam cũng cướp mất của nông dân một phần thu hoạch khác ( thuế thập
phân). Có một nông dân chết thì quản gia của chúa bắt họ hàng người chết phải
đóng một thứ thuế nặng nề về quyền thừa kế. Nông dân phải nộp thuế thông hành
trong khi phải sử dụng cầu của chúa phong kiến, phải trả tiền khi xay lúa bằng cối
xay của chúa và khi nướng bánh ở lò của chúa. Nếu chúa không có lò thì nông dân
vẫn phải nộp thuế hằng năm vì luật lệ phong kiến từ trước đã đặt ra như vậy. Cầu
và cối xay có thể bị sụp đổ hoặc hư hỏng nhưng thuế hằng năm vẫn cứ phải nộp.
Nhiều đặc quyền phong kiến khác từ thời trung cổ còn sót lại đè nặng lên người
nông dân Pháp. Khi vui chơi săn bắn, chúa phong kiến có quyền phóng ngựa băng
qua cánh đồng của nông dân, theo sau khách khứa và từng đàn chó săn.Mỗi chúa
thường nuôi nhiều chim bồ câu.Chim bồ câu phá hoại mùa màng nhưng nông dân
nào giết chết một con là bị trừng phạt nặng nề.Nhiều đặc quyền phong kiến khác
tuy không nặng nề nhưng nhục nhã cho nông dân vẫn còn được duy trì. Ban đêm
phải làm thế nào Ếch nhái ở các đầm ao không kêu để khỏi làm mất giấc ngủ của
chúa phong kiến. Khi gặp chúa hoặc các quản gia của chúa, nông dân phải rạp
người xuống cúi chào và hôn tay hoặc hôn vai chúng.
Trích theo tư liệu giảng dạy lịch sử kinh tế văn hóa ở trường THPT ( phần lịch sử
thế giới) Nghiêm Đình Vỳ ( chủ biên) H.Giáo dục 1993.trang 72-73..


19

19


Giải thích bức tranh biếm họa “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng”
+ Người nông dân cõng trên lưng hai người đó là quý tộc tăng lữ và quý tộc võ sĩ.
Đó là người nông dân phải chịu hai tầng áp bức, phải lệ thuộc chặt chẽ vào địa chủ
quý tộc và nhà thờ về ruộng đất. Họ phải nộp tô thuế nặng, buộc phải bán lúa thu
hoạch để trả nợ hoặc bỏ hoang ruộng đồng. Ngoài tô cống nạp và lao dịch, họ phải
nộp ¼ cho lãnh chúa, phỉa đóng thuế thập phân cho nhà thờ. Thuế đinh, thuế ruộng
đất , thuế muối và nhiều thứ thuế khác cho nhà nước phong kiến.
+ Dưới chân người nông dân có bồ câu, chim đang ăn thóc, thỏ phá hại mùa
màng.Nếu các con vật bị giết hại nông dân phải bồi thường nặng nề hoặc đi tù.
+ Chiếc cuốc mà người nông dân chống nói lên tình trạng nông nghiệp nước Pháp
rất lạc hậu: công cụ lao động và kỹ thuật canh tác thô sơ. Năng xuất nông nghiệp
kém, thấp hơn nước Anh rất nhiều vì thế nạn đói thường xuyên xẩy ra.

20

20


+ Hai giấy trong túi quần của người nông dân là các khế ước vay nợ của người
nông dân với quý tộc và tăng lữ. Đó là thòng lọng cột chặt người nông dân vào quý
tộc và lãnh chúa.
Hằng năm có khoảng một đến hai triệu nông dân bị khánh kiệt.
Trích Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 môn lịch sử.SGD-ĐT Thành phố
HCM.Trường THPT Lê Hồng Phong.NXB Đại học quốc gia TPHCM.
Nền quân chủ Pháp: nền quân chủ vương quyền là đỉnh của lâu đài phong kiến và

chuyên chế. Nhà vua luôn luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn: Vua có
quyền tối hậu quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. Vua chỉ
định bãi bỏ các bộ trưởng và quan chức, ban bố và bãi bỏ pháp luật trừng phạt và
ân xá. Vua Lui XVI tuy là một người yếu đuối và nhu nhược vẫn thích nhắc rằng
chỉ có ý chí của mình là luật pháp, mình là vị vua “do trời định”. Suốt triều đại
LuiXVI là sự chuyên chế cao độ, theo những “mật lệnh có ấn vua” nhằm khủng bố
nhân dân, hàng trăm người bị bắt tù đày ở các nơi trong nước.
Trích theo tư liệu giảng dạy lịch sử kinh tế văn hóa ở trường THPT ( phần lịch sử
thế giới) Nghiêm Đình Vỳ ( chủ biên) H.Giáo dục 1993.trang 75.

21

21


Lui XVI thường ngủ gật khi chủ tọa hội đồng vương quốc.Y nói rằng công việc trí
óc làm y mệt nhọc. Lui XVI ít chú ý đến chính trị nhưng lại ham mê săn bắn.
Chuồng ngựa củ vua có tới 1857 con với 1400 giữ ngựa.Ở các tỉnh còn lại dự trữ
1200 con ngựa nữa. Mỗi khi ra ngoài, có đến 217 bộ hạ theo hầu.
Triều đình phải chi tiêu những món tiền khổng lồ. Tiền nuôi chó săn mỗi năm tốn
54000 liv rơ.Rất nhiều người giữ việc trông coi bảo quản hàng vạn hươu nai trong
những khu rừng rậm ở ngoại ô Pari để cho vu đi săn.
Chi tiết sau đây nói lên chi phí lớn lao của triều đình. Trong một năm, các cô dì
của vua đã đốt 216000 liv rơ tiền nến; 4000 gia đình triều thần được vua ban cấp
rất hậu dưới hình thức tiền ân cấp và tặng vật.
Trích theo tư liệu giảng dạy lịch sử kinh tế văn hóa ở trường THPT ( phần lịch sử
thế giới) Nghiêm Đình Vỳ ( chủ biên) H.Giáo dục 1993.trang 75

22


22


Pháo đài Baxti: Ngục Baxti là một pháo đài ở phái tây nam thành phố Pari xây
dựng từ năm 1370 đến 1382, có tường bằng đá hình răng cưa cao 24m, dày 3m với
8 tháp canh cao 30m và hào sâu rộng 25m bao bọc xung quanh.Cổng pháo đài
được đóng mở bằng những chiếc cầu treo kéo trên những chiếc xích sắt.Từ thế kỷ
XV, pháo đài Baxti trở thành nhà tù quốc gia. Bất cứ ai, từ quý tộc cao cấp đến
thường dân đều có thể bị quẳng vào ngục Baxti , khi có tờ “ mật chỉ”( giấy có ấn
vua” của nhà vua gửi đến mà không cần một thủ tục pháp lý nào.Ngục Baxti là nơi
giam giữ rất nhiều tù chính trị, trong đó có nhiều nhà tư tưởng tiến bộ. Ngục Baxti
trở thành tượng trưng cho chế độ quân chủ chuyên chế Pháp.
Trích theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới .tập 2 Đặng Đức An ( chủ biên)
NXBGiáo dục 2000.trang 25.

23

23


Khí thế đấu tranh của quần chúng nhân pháp khi tấn công ngục Baxti – đoạn thơ
14/7 của nhà thơ Tố Hữu:
“…và lớn, và bé, đàn ông, đàn bà.
Tất cả chiếm, mỗi người đội khí giới
Anh hàng thịt vung con dao sáng chói
Người lính già,quắc thước múa chuôi gươm
Và anh hàng giày, quần áo rách tươm
Anh thợ dệt đang nằm sau cửa xưởng
Cũng trỗi dậy oai nghi như võ tướng
Giật thanh đao khẩu súng nhẩy ra ngoài

Những thằng con bé bỏng cũng dương oai
Phồng má thổi kèn vang sau gót bố…’
Việc đánh chiếm pháo đài Baxti : đã diễn ra ác liệt trong suốt bốn tiếng
đồng hồ.Quần chúng cáh mạng dùng thang bắc qua hào. Song bọn lính từ trên tháp
canh bắn xuống xối xả. Nhiều người đang trèo trên thang bị bắn rơi xuống hào
nước, hi sinh anh dũng. Về sau, đội dân quân mang đại bác tới, bắn vào pháo đài.
Một viên đạn pháo bắn trúng sợi dây sắt kéo cầu treo, chiếc cầu treo rơi xuống.
Quần chúng cách mạng ào ào vượt cầu treo, tràn vào pháo đài. Viên chỉ huy pháo
đài Launey chạy đến kho thuốc súng, định châm lửa đốt kho thuốc súng để dìm
toàn bộ mọi người trong pháo đài trong biển lửa và máu. Binh lính của hắn hoảng
sợ, vội ngăn hành động điên cuồng của hắn lại. Quần chúng cách mạng chiếm
được ngục Baxti viên chỉ huy Launey bị hành quyết.Quần chúng cách mạng đi diễu
qua các phố và các quảng trường công cộng, giơ cao đầu Launey cắm trên đầu
chiếc xào, miệng hô to: “ thắng lợi! thắng lợi”..Về sau nhân dân Pháp đã dỡ bỏ nhà
ngục Baxti và xây dựng ở đây một quảng trường rộng lớn, mang tên quảng trường
Baxti . Còn ngày phá ngục Baxti trở thành ngày quốc khánh của nước cộng hòa
Trích theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới .tập 2 Đặng Đức An ( chủ biên)
NXBGiáo dục 2000.trang 25
24

24


Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã nêu lên khẩu hiệu: “Tự do – Bình
đẳng – Bác ái” tư tường này thể hiện trên lá cờ tam tài của nước Cộng Hòa Pháp .
Tự do ứng với màu đỏ, vì nền tự do mà nhân dân đạt được phải thông qua cuộc
cách mạng bằng bạo lực, Bình đẳng ứng với màu trắng và Bác Ái ứng với màu
xanh.
Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng
nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và luôn luôn tự do và bình

đẳng về quyền lợi”
Trích Tuyên Ngôn Độc Lập –Hồ Chí Minh –Văn học 12 tập 1.Nhà xuất bản Giáo
Dục tái bản 2000.trang 57.

25

25


×