Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nhân vật thúy kiều trong truyện kiều của nguyễn du từ góc nhìn văn hoá ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.49 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ DUNG

nh©n vËt thóy kiÒu trong truyÖn kiÒu
cña nguyÔn du tõ gãc nh×n v¨n hãa øng xö
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam trung đại
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lã Nhâm Thìn

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng trong
luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ
ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Dung

2


LỜI CẢM ƠN


Với sự kính trọng và tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến thầy giáo GS. TS Lã Nhâm Thìn – người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm cùng quý thầy giáo, cô
giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã trực tiếp giảng dạy,
trang bị kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để luận văn
của em đạt kết quả cao nhất.
Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp – những người đã luôn động viên, cổ vũ tinh thần và giúp đỡ em hoàn
thiện luận văn này.
Với sự nỗ lực hết mình, em đã hoàn thành luận văn này. Nhưng do
những hạn chế nhất định về sự hiểu biết của bản thân cũng như các điều kiện
khách quan nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả

Vũ Thị Dung

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 8

6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 9
NỘI DUNG .................................................................................................... 10
Chương 1: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU CỦA NHÂN
VẬT THÚY KIỀU ........................................................................................ 10
1.1. Giới thuyết khái niệm .............................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................ 10
1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử ................................................................ 13
1.2. Văn hóa ứng xử trong tình yêu từ tư tưởng Nho giáo ............................. 16
1.3. Văn hóa ứng xử trong tình yêu từ đạo lí dân tộc: Tình yêu Kiều Kim: “Trăm năm tạc một chữ đồng” ............................................................. 27
1.4. Văn hóa ứng xử trong tình yêu từ góc nhìn giới ..................................... 32
1.4.1. Tình yêu Thúy Kiều - Kim Trọng: “Xăm xăm băng lối vườn
khuya một mình” ........................................................................................ 32
1.4.2. Tình yêu Thúy Kiều - Thúc Sinh: “Trước còn trăng gió sau ra đá vàng” ..... 40
1.4.3. Tình yêu Thúy Kiều - Từ Hải: “Đôi mắt cùng liếc, đôi lòng cùng ưa” ..... 43
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................... 46
Chương 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH
CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU ................................................................. 48
2.1. Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình từ tư tưởng Nho giáo ................ 48

4


2.1.1. Quan hệ cha con theo đạo hiếu: “Làm con trước phải đền ơn
sinh thành” ................................................................................................. 48
2.1.2. Quan hệ vợ chồng với Thúc Sinh và Từ Hải: “Nàng rằng phận
gái chữ tòng” .............................................................................................. 55
2.2. Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình từ đạo lí dân tộc ....................... 58
2.2.1. Tình cảm con cái - cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai” ............ 58
2.2.2. Tình cảm chị em: “Xót tình máu mủ” .............................................. 62

2.3. Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình từ góc nhìn giới (Quan hệ
Thúy Kiều - Hoạn Thư: “Chút phận đàn bà”) ................................................ 66
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................ 69
Chương 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA
NHÂN VẬT THÚY KIỀU ........................................................................... 70
3.1. Văn hóa ứng xử trong quan hệ xã hội từ tư tưởng Nho giáo: “Trên vì
nước dưới vì nhà”........................................................................................... 70
3.2. Văn hóa ứng xử trong quan hệ xã hội từ đạo lí dân tộc: “ân oán rạch ròi” ... 74
3.3. Ý nghĩa của việc tìm hiểu văn hóa ứng xử qua nhân vật Thúy Kiều trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du.............................................................................. 86
3.3.1. Đối với đương thời ............................................................................... 86
3.3.2. Đối với ngày nay .................................................................................. 87
Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................................................................ 88
KẾT LUẬN ................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 92

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi một dân tộc có một nền văn hóa riêng, mang những nét đặc
thù khó trộn lẫn. Văn hóa của một dân tộc bao gồm nhiều phương diện, trong
đó văn học là một yếu tố thuộc văn hóa. Không thể hiểu hết ý nghĩa và giá trị
của một tác phẩm nếu người tiếp nhận không nắm được đặc điểm văn hóa của
dân tộc - nơi mà tác phẩm ra đời. Vì tác phẩm văn học là một chỉnh thể của
nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như là một
trong những sản phẩm kết tinh cao nhất của văn hóa một tộc người, một đất
nước. “Sáng tác văn học trước hết là một hành động văn hóa. Tác phẩm văn
học, sự kiện văn học là một loại chứng tích văn hóa” [55, 5]. Vậy nên văn hóa

và văn học có mối quan hệ biện chứng với nhau. Việc nghiên cứu tác phẩm
văn học dưới góc độ văn hóa giúp người đọc có một cách tiếp cận mang tính
xã hội đối với tác phẩm. Và ngược lại, qua việc tìm hiểu tác phẩm chúng ta
cũng hiểu sâu hơn về văn hóa của một dân tộc.
Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng nghiên cứu thú vị.
Trên thế giới, nhà thi pháp học nổi tiếng M. Bakhtin có thể coi là một trong
những đại diện đầu tiên vận dụng kết hợp Văn học - Văn hóa học, văn học - Ngữ
dụng học trong các công trình nghiên cứu về F. Rablais và về F. Dostoievski.
Còn ở Việt Nam, việc tiếp cận văn học qua con đường văn hóa được hình thành
từ giữa thế kỷ XX và đến nay đã trở thành một hướng lớn trong nghiên cứu văn
học. Vai trò của văn hóa trong nghiên cứu văn học và việc vận dụng những
thành tựu văn hóa để lý giải văn học đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.
Văn hóa ứng xử là một phương diện của văn hóa mỗi dân tộc. Nghiên
cứu văn hóa ứng xử của các nhân vật trong tác phẩm văn học, người đọc có
thể thấy được nét riêng, độc đáo trong quan hệ đối nhân xử thế của con người
ở mỗi dân tộc.

1


Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du nói riêng, là thành tựu đỉnh
cao của văn học dân tộc Việt Nam nói chung. Đã có không ít học giả ca ngợi
Truyện Kiều không tiếc lời trong bài viết của mình. Tại lễ kỉ niệm ngày mất
của Nguyễn Du năm 1924, trong bài Diễn thuyết về quốc văn, Phạm Quỳnh
đã say mê bộc bạch tình yêu của mình đối với Truyện Kiều – tác phẩm mà
ông cho là quý báu, đời đời làm vẻ vang cho cả giống nòi: “Hiện nay suốt
quốc dân ta, từ trên hàng thượng lưu học thức, dưới đến kẻ lam lũ làm ăn, bất
cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết Truyện Kiều, ai ai cũng
thuộc Truyện Kiều, ai ai cũng kể Truyện Kiều, ai ai cũng ngâm Truyện
Kiều…”. Với ông Truyện Kiều vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thư

phúc âm của cả dân tộc và cũng “chiếm được một địa vị cao quý” trong nền
văn học thế giới.
Trong “Đặc sắc văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều”,
cố giáo sư Đặng Thai Mai cũng có những đánh giá tương tự về giá trị của
Truyện Kiều.
Với giá trị to lớn như vậy nên ngay từ khi ra đời, Truyện Kiều đã được
tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã thẩm bình, phê
bình, khảo cứu, nghiên cứu dưới góc độ thi pháp học, loại hình học, tiếp nhận
văn học, so sánh văn học,…và tìm hiểu Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa ứng
xử qua nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm cũng là một đóng góp vào thành
tựu nghiên cứu về kiệt tác này.
1.2. Truyện Kiều là một tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở trường phổ
thông cũng như ở các trường Đại học, Cao đẳng. Số lượng các đoạn trích của
tác phẩm được trích giảng ở trường phổ thông là nhiều hơn cả so với các tác
phẩm khác. Ở bậc THCS có đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”,“Cảnh ngày
xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Thúy Kiều báo ân báo oán”. Ở bậc THPT
là đoạn trích “Trao duyên”, “Chí khí anh hùng” và đọc thêm các đoạn “Nỗi

2


thương mình”, “Thề nguyền” (Ban cơ bản). Các tài liệu viết về các đoạn trích
này từ trước đến nay nghiêng về bình giảng vẻ đẹp của từ ngữ, nghệ thuật
khắc họa tính cách nhân vật, phẩm chất của nhân vật,…Luận văn nghiên cứu
“Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn văn
hóa ứng xử” sẽ giúp các thầy cô giáo và các em học sinh có thêm sự tham
khảo để hiểu hơn các đoạn trích giảng, từ đó hiểu hơn văn hóa ứng xử của
người Việt, nhằm giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Qua việc khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng từ trước đến nay

đã có một số công trình nghiên cứu văn học tiếp nhận Truyện Kiều dưới góc
nhìn văn hóa và văn hóa ứng xử. Có thể kể đến một số công trình nổi bật:
Trong cuốn “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa”, tác
giả Trần Nho Thìn đã trình bày những tâm huyết của mình về cách tiếp cận
văn hóa như một hướng đi chủ yếu để nghiên cứu văn học Việt Nam. Theo
tác giả “nếu chúng ta tìm kiếm và tích lũy được nhiều sự kiện văn hóa trong
quá khứ để giải thích văn học thì khả năng suy diễn, khả năng hiện đại hóa có
thể được giảm thiểu và chúng ta có nhiều cơ may đền gần sự thật lịch sử văn
học” [55, 6]. Ở bài viết Nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại nhìn từ
góc độ văn hóa (Qua lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều) [55, 37], Trần Nho
Thìn đã chỉ ra những hạn chế của các công trình nghiên cứu Truyện Kiều theo
hướng hiện đại hóa và khẳng định cần phải nghiên cứu tác phẩm này dưới văn
hóa của thời đại Nguyễn Du. Ví dụ nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể
hiểu chữ “Nghĩa” theo khái niệm vốn có trong Nho giáo để hiểu chữ “Nghĩa”
trong Truyện Kiều (“Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân”, “Kẻ chê bất nghĩa, kẻ cười
vô lương”). Chữ “Nghĩa” trong những câu thơ của Truyện Kiều đã chuyển từ
phạm vi văn hóa chính trị sang phạm vi văn hóa ứng xử đời thường. Kinh
nghiệm cho thấy với Truyện Kiều không thể xuất phát từ lý thuyết rồi đem đối

3


chiếu một cách hình thức với khái niệm trong tác phẩm mà phải xuất phát từ
chính tác phẩm, từ cách hiểu của tác giả, một cách cảm nhận mang tính
nguyên hợp về thế giới để xem xét. Một ví dụ khác là tác giả cũng khẳng định
không thể lấy quan điểm giai cấp để xem xét các nhân vật trong Truyện Kiều
theo thành phần giai cấp, quan hệ giữa các nhân vật là quan hệ mang tính giai
cấp. Cách lý giải của Trương Tửu trong “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du”
là không thích hợp vì cho rằng tác phẩm đã phản ánh trung thành tình hình
đấu tranh giai cấp ở cuối thế kỷ XVIII dựa học thuyết đấu tranh giai cấp. Ở

đây, cần phải xuất phát từ trình độ nhận thức về xã hội của Nguyễn Du để lý
giải. Theo quan điểm truyền thống, Nguyễn Du nhìn xã hội thành hai loại
người là người tốt và người xấu. Quan lại hay dân thường đều có người tốt
người xấu. Nguyễn Du có cách cảm nhận riêng về xã hội. Có lẽ xã hội như
chúng ta hiểu ngày nay được Nguyễn Du hình dung qua các khái niệm “cõi
người ta” “quê người” “đất khách quê người” “chân trời góc bể” tức là
những gì đối lập với “gia đình”. Những không gian xã hội ấy luôn thù địch
với con người, chứa đựng đầy những bất trắc đe dọa tính mạng con người và
con người cảm thấy nhỏ bé, mong manh, cô đơn trước không gian ấy. Sự
phân tích nhận thức xã hội của Nguyễn Du như vậy không chỉ đảm bảo tính
cụ thể của lịch sử tư tưởng tác giả mà còn giúp hiểu được nỗi cô đơn của con
người trong “cõi người ta”, cảm nhận hết chiều sâu của những dòng thơ ly
biệt cũng như tâm trạng nhớ nhà của nhân vật….
Trong bài viết “Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX” ở cuốn “Văn học trung đại Việt Nam
dưới góc nhìn văn hóa” [55, 125], tác giả Trần Nho Thìn đã chỉ ra những
đóng góp cũng như những hạn chế của các tác giả như Trần Đình Hượu, Phan
Ngọc hay Trần Ngọc Vương khi lý giải về thuyết “tài mệnh tương đố”. Mỗi
tác giả có cách lý giải khác nhau, song tựu chung lại là chưa thực sự tính hết

4


tính đa dạng của các từ ngữ do chính Nguyễn Du dùng, đặc biệt là chưa phân
tích riêng triết lý của Truyện Kiều trong tương quan với thời đại sản sinh ra
nó. Theo cách lý giải của Trần Nho Thìn, muốn hiểu đúng nội dung triết lý
của Truyện Kiều cần giải mã khái niệm “tài” như một khái niệm đặc thù của
Truyện Kiều. Mặt khác, cần phải chỉ rõ tại sao Nguyễn Du lại nêu vấn đề đó,
tức là cần đặt vấn đề vào bối cảnh thực tế lịch sử xã hội và tâm lý tư tưởng
của bản thân Nguyễn Du. Theo tác giả, chữ “tài” trong Truyện Kiều có nhiều

nội dung khác nhau: tài mạo, tài hoa, tài sắc, tài tình, tài đánh giặc,…song chỉ
có tài sắc và tài tình mới thuộc triết lý “tài mệnh tương đố” (“Thương thay
cũng một kiếp người. Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”, “Tài tình chi lắm
cho trời đất ghen”).Và tác giả đã dựa vào văn hóa trung đại để lý giải triết lý
này. Lý giải vấn đề người tài sắc thường hay bất hạnh tác giả dựa vào thực
tiễn lịch sử văn hóa: Trong xã hội phong kiến phụ quyền Phương Đông, người
phụ nữ có nhan sắc thường là nạn nhân của sự chuyên quyền độc đoán của
đàn ông, số phận của họ lệ thuộc vào đàn ông. Người phụ nữ không có quyền
lựa chọn cho mình cách sống, cách ứng xử hay làm chủ thân xác và tâm lý
của mình. Họ có thể bị cướp, bị bắt, bị tuyển mộ, bị dâng nạp, bị gả bán cho
bạn quan lại, vua chúa hay bọn lắm tiền nhiều của. Họ bị đối xử để thỏa mãn
dục vọng, bị đối xử bất công nên nhan sắc tàn phai, số phận bi đát. Bên cạnh
“tài sắc” là những người phụ nữ “tài tình” (tài làm thơ, tài đánh đàn – tài gắn
với môn nghệ thuật đề cao cảm xúc) cũng nằm trong triết lý “tài mệnh tương
đố” của Truyện Kiều. Triết lý này bắt nguồn từ những quan sát và suy ngẫm
lâu dài của Nguyễn Du về thân phận của những người ả đào mà ông đã gặp.
Những người phụ nữ đem tài sắc của mình để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi,
giải trí của bọn đàn ông và họ làm thành một lớp người đặc biệt trong xã hội
được gọi là đào nương, ả đào, cô đào. Họ phải bán tài đàn hát để kiếm sống,
thậm chí có thể kiếm sống bằng cả thân xác và trở thành vợ thiếp. Số phận,
cuộc đời của họ cũng bất hạnh, đau khổ.

5


Trong cuốn “Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa”, tác giả Lê
Nguyên Cẩn đã khám phá văn hóa tâm linh cũng như văn hóa ứng xử trong
Truyện Kiều. Với văn hóa tâm linh, người Việt Nam đồng thời tiếp nhận cả ba
thành tố Nho – Phật – Lão và hòa trộn chúng, theo cách Việt Nam, thành hệ
thống quan niệm phục vụ cho đời sống tư tưởng và tâm linh của mình. Ở

Truyện Kiều, ta thấy sự hòa trộn đó: bên cạnh các nho gia như Vương ông và
Vương Quan, Kim Trọng, hay Hồ Tôn Hiến, còn có các nhân vật đại diện
Phật giáo như Giác Duyên, Tam Hợp Đạo Cô và cả một thầy phù thủy nữa.
Như vậy, thế giới nhân vật trong tác phẩm này gắn chặt với quan niệm về thế
giới tâm linh vốn đã có từ trước trong lòng dân tộc. Còn dưới góc nhìn văn
hóa ứng xử, tác giả Lê Nguyên Cẩn cũng đã phân tích những ứng xử của
Thúy Kiều theo chữ “Hiếu”, theo đạo tòng phu của Nho giáo, cách cư xử đầy
tinh thần sẻ chia trách nhiệm của Thúy Vân, ứng xử của Chung Công theo
đạo lý “tình làng nghĩa xóm” “tắt lửa tối đèn” có nhau của dân tộc ta, ứng xử
của Kim Trọng đối với Kiều và với gia đình nhà Kiều,…
Dưới góc nhìn văn hóa, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn “Truyện
Kiều từ góc nhìn nhân học văn hóa” của Lê Minh Huệ (Trường Đại học sư
phạm Hà Nội) cũng đã nghiên cứu Truyện Kiều ở nhiều khía cạnh mới như
gia đình, dòng họ, hôn nhân, giới tính, ngôn ngữ. Qua sự phân tích cấu trúc về
gia đình, các hình thức tổ chức quan hệ dòng họ, những cuộc hôn nhân và giới
tính từ góc nhìn nhân học văn hóa, tác giả khẳng định Truyện Kiều đã thể hiện
được những đặc trưng của văn hóa trung đại, nói được những vấn đề của xã
hội bấy giờ: Đó là sự mục ruỗng của xã hội phong kiến, nỗi khổ của người
dân, đặc biệt là những người phụ nữ đẹp; đồng thời cũng nói lên được tiếng
nói khát khao hạnh phúc của con người và khẳng định được vai trò của các
nhân vật theo đúng giới tính.

6


2.2. Những công trình nghiên cứu riêng về nhân vật Thúy Kiều, từ
trước tới nay cũng rất nhiều, song các công trình nghiên cứu tập trung khai
thác nghệ thuật xây dựng nhân vật (ngôn ngữ đối thoại, nghệ thuật độc thoại
nội tâm nhân vật, …), hoặc so sánh nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du với nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm “Kim Vân Kiều

truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc); so sánh nhân vật Thúy Kiều
với nhân vật Dao Tiên trong truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự,…Cũng có
một số công trình đã đề cập đến ứng xử của nhân vật Thúy Kiều nhưng chỉ
phân tích ứng xử củaThúy Kiều ở một phương diện nào đó như ứng xử trong
quan hệ cha con hoặc ứng xử trong tình yêu… mà chưa có sự thống kê đầy đủ
và phân tích toàn diện tất cả những ứng xử của nhân vật Thúy Kiều trong các
mối quan hệ phức tạp với các nhân vật khác trong tác phẩm.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu về tác
phẩm Truyện Kiều cũng như thành tựu nghiên cứu về nhân vật Thúy Kiều,
luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề “Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn văn hóa ứng xử” với hi vọng đem đến
nhận thức một cách đầy đủ về những ứng xử của Thúy Kiều trong mối quan
hệ phức tạp với các nhân vật trong tác phẩm.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện các mục đích:
- Tìm hiểu nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
trong các mối quan hệ đan xen phức tạp dưới góc nhìn văn hóa ứng xử.
- Phân tích tâm lý, tính cách nhân vật Thúy Kiều thông qua văn hóa
ứng xử làm nổi bật phẩm chất, tính cách của nhân vật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trong mối quan
hệ với các nhân vật khác từ góc nhìn văn hóa ứng xử.

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi tư liệu
Truyện Kiều của Nguyễn Du, Nguyễn Thạch Giang Khảo đính và chú

giải, (tái bản lần thứ 7), Nxb Văn học (xuất bản năm 2008)
4.2.2. Phạm vi khoa học
Những biểu hiện văn hóa ứng xử của nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du:
- Văn hóa ứng xử trong tình yêu
- Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình
- Văn hóa ứng xử trong quan hệ xã hội
- Ý nghĩa của việc tìm hiểu văn hóa ứng xử qua nhân vật Thúy Kiều trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, hệ thống hóa: Người viết tiến hành khảo
sát, thống kê và hệ thống hóa những câu thơ theo cách ứng xử của Thúy Kiều.
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu để tìm ra điểm khác biệt của
nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với nhân vật Thúy
Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
- Phương pháp liên ngành giữa văn học và văn hóa: Nghiên cứu ứng xử
của nhân vật Thúy Kiều theo văn hóa Nho giáo, theo truyền thống đạo lý dân
tộc Việt Nam.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ ứng
xử của Thúy Kiều trong các mối quan hệ với những nhân vật khác.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống nhân vật Thúy Kiều trong
Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa ứng xử. Qua đó đưa đến một cái nhìn tổng
quát về văn hóa ứng xử của xã hội phong kiến thời bấy giờ, thấy được cụ thể

8


hơn về một phương diện của nền văn hóa của dân tộc. Từ đó khẳng định vai
trò to lớn của nhà thơ, nhà văn hóa Nguyễn Du trong lịch sử dân tộc.

Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có ý nghĩa thực tiễn, cung cấp thêm
tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy về Truyện Kiều.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Văn hóa ứng xử trong tình yêu của nhân vật Thúy Kiều.
Chương 2: Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của nhân vật Thúy Kiều.
Chương 3: Văn hóa ứng xử trong quan hệ xã hội của nhân vật Thúy Kiều.

9


NỘI DUNG
Chương 1
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU
CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU

1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo, có từ thuở
bình minh của xã hội loài người. Văn hóa đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử
các dân tộc, các quốc gia. Văn hóa là nền tảng, là động lực của quá trình phát
triển của cộng đồng nói chung và của từng cá thể trong cộng đồng nói riêng.
Có rất nhiều những định nghĩa văn hóa khác nhau tùy theo góc độ của người
nghiên cứu muốn nhấn mạnh về phương diện nào đó. Có thể nhìn văn hóa từ
góc độ một hệ thống tôn giáo – đạo đức ( Nho – Phật – Đạo), có thể nhìn văn
hóa từ góc độ dân tộc – chủng tộc. Từ hình thái xã hội cũng có thể nêu ra định
nghĩa về văn hóa.
Như chúng ta đã biết, văn hóa là một từ Việt gốc Hán. Theo nhiều tài
liệu cổ xưa nhất của Trung Quốc thì người Trung Quốc dịch từ văn hóa là

biểu hiện cách nhìn của người phương Đông: văn có nghĩa là “vẻ đẹp”, hóa có
nghĩa là “thay đổi, biến đổi”; “giáo hóa”... nói gộp lại, văn hóa hiểu theo
nghĩa gốc là “làm cho trở nên đẹp đẽ, văn vẻ”.
Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học
phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn
hóa thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất và văn hóa
của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí
lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B.Taylo là đại diện
của họ. Theo ông, “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín

10


ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập
quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã
hội”.[65,18 ]
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.[28, 413]
Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên): văn hóa là:
1. Tổng thể nói chung những giá tri vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hóa dân tộc. Văn hóa
Phương Đông. Nền văn học cổ.
2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời
sống tinh thần ( nói tổng quát ). Phát triển văn hóa. Công tác văn hóa.
3. Tri thức, kiến thức khoa học ( nói khái quát ). Học văn hóa. Trình độ
văn hóa.
4.Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Sống có

văn hóa của nền văn hóa truyền thống dân tộc và phê phán những hành vi ăn
nói thiếu văn hóa.
5. Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở
một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Văn
hóa rìu hai vai. Văn hóa gốm màu. Văn hóa Đông Sơn.
Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu trúc luận, tác giả Phan Ngọc
cho rằng: “ Không có vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng
có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới
biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn
riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân

11


khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo
thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc
người tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực
và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác ”. [65, 22]
Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: “ Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình”. [49, 27]
Trước tình hình có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, UNETSCO – Tổ
chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về văn hóa
như sau: “ Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần hay vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội.
Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngưỡng” [65, 23 - 24 ]
Có thể nói, dù mỗi nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới hay ở Việt

Nam khi tiếp cận văn hóa đều có cách hiểu, cách tiếp cận riêng, song họ luôn
thống nhất rằng, khi nói đến văn hóa là nói đến tất cả những gì trong hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và làm cho tình người phát
triển ngày càng cao hơn.Văn hóa là của con người, do con người và cho con
người. Không có con người nằm ngoài văn hóa cũng như không có văn hóa
nào mà lại không có con người. Con người chính là sản phẩm của xã hội đã
xây dựng do những định chế quy định hành vi ứng xử xã hội và hành vi ứng
xử bản thân trong không gian xã hội. Xét con người trong một thời đại lịch sử
nào đó thì nó sẽ chịu sự phản ánh cả về vật chất lẫn tinh thần của một nền văn
hóa mang trong nó tiếng nói, hơi thở, sức sống của dân tộc hay cộng đồng

12


ấy.Văn hoá là quá trình chuẩn mực hóa con người trong các mối quan hệ biểu
hiện qua những hành vi ứng xử. Do đó, chúng tôi sẽ xem xét các biểu hiện
của văn hóa nói chung từ các góc nhìn khác nhau khi soi chiếu vào nhân vật.
1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử
Văn hoá ứng xử có vai trò rất quan trọng trong đời sống thường nhật và
đời sống tâm linh của nhân loại nói chung, của dân tộc Việt Nam, con người
Việt Nam nói riêng.
Thuật ngữ “ứng xử” có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển
tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên), nhóm tác giả đưa ra khái niệm “ứng xử”
là từ ghép gồm “ứng” và “xử”. “Ứng” là sự ứng đối, ứng phó, “xử” là xử thế,
xử lí, xử sự...
“Ứng xử” là phản ứng của con người đối với sự tác động của người
khác đến mình trong trường hợp cụ thể nhất định. Là sự phản ứng có lựa
chọn, tính toán, cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân
cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao trong giao tiếp.

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, phản ứng của con người
chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội, dư luận xã hội, phong tục tập quán,
truyền thống... tổ chức xã hội. Như vậy, phản ứng của con người không còn là
tự nhiên nữa mà ngay cả bản thân mình cũng mang tính chất xã hội. Điều đó
chứng tỏ bản chất xã hội của con người được bộc lộ qua các hành vi ứng xử.
Như vậy khái niệm ứng xử bao hàm cả nội dung bản chất tự nhiên và bản chất
xã hội của con người. Con người cần học hỏi trau dồi kiến thức ngay từ khi
còn nhỏ và hòa vào môi trường tập thể để mọi giá trị tinh thần của cá nhân
bộc lộ như tình cảm, trí tuệ, tư duy trừu tượng, ngôn ngữ... trong ứng xử với
mọi người để cải tạo tự nhiên, xã hội và cải tạo chính bản thân mình. Từ đó
khái niệm ứng xử mang những đặc trưng như sau:
Ứng xử được bắt nguồn từ mỗi cá nhân cụ thể. Trong trường hợp cụ thể
mỗi cá nhân có đặc điểm và nhận thức hành vi ứng xử theo trình độ của mình.

13


Ứng xử chịu sự chi phối của các chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội
do các giá trị văn hóa tạo nên, nó điều hòa các mối quan hệ ứng xử theo một
trình tự nhất định, từ vị trí xã hội của mỗi cá nhân khác nhau mà có những
ứng xử khác nhau. Sự kết hợp hài hòa trong ứng xử của con người giữa “bản
chất tự nhiên” và “bản chất xã hội” là do yếu tố văn hóa quy định.
Vậy cụm từ “văn hóa ứng xử” được định nghĩa như thế nào?
Ứng xử là thành tố của văn hóa.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về cấu trúc văn hóa. Sau đây là một
cách tiếp cận. Trong văn hóa, nhân tố hàng đầu là sự hiểu biết nhưng hiểu biết
không thôi thì chưa thành văn hóa. Chỉ thành văn hóa khi sự hiểu biết được sử
dụng làm nền tảng và định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hoạt động
cho mỗi dân tộc và vươn tới những cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan
hệ giữa người với người, người với môi trường xã hội và tự nhiên. Qua cách

tiếp cận trên thì cấu trúc của văn hóa chính là sự hiểu biết, là khả năng ứng xử
được thể hiện trong lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động,... chỉ có thể đánh
giá được văn hóa của một người thông qua ứng xử của người đó.
Văn hóa là các giá trị hình thành trong các mối quan hệ ứng xử căn
bản: ứng xử tự nhiên, ứng xử xã hội và ứng xử bản thân.
Con người với tự nhiên: tương tác mật thiết, trước hết là ở môi trường
sống của con người, cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết để tồn
tại và phát triển. Con người từ thuở thiếu thời đã gắn với thiên nhiên: cây đa,
giếng nước, sân đình, bờ suối, ngàn dâu,... tùy từng vùng miền mà hình tượng
nào được xuất hiện nhiều trong văn chương. Thiên nhiên là người bạn, là
chứng nhân cho bao nỗi buồn vui của con người.Thiên nhiên là cội nguồn góp
phần cung cấp cho con người những nhân cách cao quý. Thuở xưa, xem nhân
cách cao quý, các đấng bậc được coi là sản phẩm sẵn có của trời - đất, là sự
kết tinh của những gì tốt đẹp nhất trong vũ trụ. Vì thế mà con người vay

14


mượn từ thiên nhiên các mẫu mực để diễn tả những gì liên quan đến con
người: ngoại hình, dung mạo, hành vi đến đời sống nội tâm,...
Trong ứng xử xã hội của con người: tạo nên các ứng xử giữa người này
với người khác. Các hệ chuẩn mực được hình thành trong các hoạt động xã
hội của con người rất rộng lớn bao gồm: văn hóa sản xuất, văn hóa tư duy,
văn hóa giao tiếp, văn hóa sinh tồn và nhiều hệ chuẩn về các phương diện văn
hóa khác của đời sống xã hội được hình thành từ những quan hệ huyết tộc,
những mối quan hệ lịch sử, nền kinh tế, chế độ chính trị, hệ tư tưởng, ngôn
ngữ,... Người ta biết đến các hệ chuẩn mực về giới tính, về thế hệ, về tuổi tác.
Nguyên tắc chung để hình thành những hệ chuẩn mực này là tạo ra sự đồng
thuận xã hội, cân bằng về các lợi ích giữ gìn bản sắc và phát triển giao tiếp.
Bên cạnh đó còn là những hệ thống chuẩn mực về tinh thần đó là: các

chuẩn mực về tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, thẩm mỹ,...
các chuẩn mực này làm định hướng cho những nhu cầu, những đánh giá,
những sở thích của con người trong đời sống xã hội.
Các chuẩn mực về thiết chế xã hội, nhằm duy trì và củng cố các những
hoạt động văn hóa giữ gìn bản sắc văn hóa. Trong mỗi chuẩn mực xã hội
người ta nhìn thấy sự tổng quát. Hệ thống các chuẩn mực xác định bản sắc
văn hóa vùng, miền, tộc người, dân tộc về các giai cấp tầng lớp trong xã hội,
về giới tính, tuổi trẻ, thế hệ và về rất nhiều những chuẩn mực khác. Do đặc
thù lịch sử, dân tộc ta đã chịu đô hộ ngót nghìn năm đô hộ của phong kiến
phương Bắc vì thế văn hóa nước ta cũng bị ảnh hưởng và chi phối theo mô
hình ứng xử của phương Đông truyền thống.
Ứng xử với bản thân con người: với tư cách là chủ thể hoạt động xã
hội, hoạt động năng lực của con người, nguồn lực của con người, thể chất, trí
tuệ, tình cảm của con người, phẩm hạnh của con người, thiên hướng của con
người, nhận thức, đánh giá sáng tạo của con người... là trung tâm của nền văn

15


hóa. Mọi nền văn hóa đều được tạo ra từ các chuẩn mực và thước đo đó, các
cách thức phát triển bản thân con người.
Trong mỗi nền văn hóa có những hệ thống chuẩn mực đặc trưng tạo ra
các sản phẩm văn hóa, trong đó sản phẩm văn hóa tuyệt vời nhất chính là
nhân cách văn hóa. Trong tư cách con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là
sản phẩm của lịch sử, các nhân cách văn hóa đã gắn bó hữu cơ với những
chuẩn mực văn hóa, vừa tiếp nhận, vừa sáng tạo thêm. Để tổ chức sản xuất
nông nghiệp, gắn gia đình với làng nước nên nhân dân Việt Nam chọn chuẩn
mực của đạo Nho để tạo nên trật tự xã hội có vua, quan, dân, có nghi lễ, quy
chế, làm cho quốc gia trở nên có văn hiến. Các chuẩn mực “tam cương, ngũ
thường, ngũ luân” dùng lễ nghĩa để củng cố trật tự xã hội và là định hướng cơ

bản của nền văn hóa Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước. Ứng xử nổi bật nhất với tự nhiên chính là thích ứng với tự nhiên. Trong
lịch sử văn hóa chúng ta đã tự hào vì đã ứng xử tài tình không đánh mất mình
trước những thế lực ngoại xâm. Không những thế, chúng ta còn biết phát huy
tốt đẹp và làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam. Con người Việt Nam
ngày càng hoàn thiện mình hơn nữa với những chuẩn mực nhân cách làm bề
dày cho nền văn hóa dân tộc.
1.2. Văn hóa ứng xử trong tình yêu từ tƣ tƣởng Nho giáo
Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngay từ khi ra đời đã hấp dẫn người đọc ở
nhiều phương diện. Một trong những điều làm nên sự cuốn hút ở mọi thời của
kiệt tác này chính là chủ đề tình yêu đôi lứa. Tình yêu trong Truyện Kiều hấp
dẫn người đọc bởi nó vừa mang những vẻ đẹp truyền thống của Nho giáo, của
đạo lý dân tộc, vừa thể hiện những nét hiện đại, mới mẻ vượt ra ngoài mọi
quy tắc của lễ giáo phong kiến.
Trước hết, tình yêu trong Truyện Kiều mang những nét văn hóa ứng xử

16


của Nho giáo. Trong thời kì phong kiến, khi mà Nho giáo thịnh hành, con
người phải “khắc kỉ phục lễ”, uốn mình theo những chuẩn mực đạo đức: “Trai
thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Người phụ nữ
phải có được “tứ đức” (công, dung, ngôn, hạnh). “Công”: phải khéo léo, giỏi
giang trong việc nữ công gia chánh. “Dung”: ngoại hình gọn gàng, dung nhan
phải hoà nhã. “Ngôn”: lời nói phải dịu dàng, khoan thai, mềm mỏng. “Hạnh”:
phẩm chất phải nết na, tiết hạnh, thủy chung, hiếu thảo, yêu chồng thương
con,…Xét theo chuẩn mực đạo đức đó, Nho giáo yêu cầu người con gái trong
tình yêu phải luôn giữ được tiết hạnh, trinh tiết. Nếu không sẽ bị xã hội coi
thường, lên án.

Thúy Kiều là đứa con tinh thần vô giá nhất mà Nguyễn Du gửi gắm bao
tâm huyết. Chính vì vậy, phẩm hạnh của Kiều được cụ Nguyễn “chăm chút”
trong từng “đường đi nước bước”, sự xuất thân, cách ứng xử của nàng trong
cuộc sống, trong tình yêu. Suốt dọc chiều dài tác phẩm, Thúy Kiều phải trải
qua rất nhiều mối tình. Tha thiết có, mặn nồng có và thoáng qua, khổ đau
cũng có…Nhưng độc giả khi đọc Truyện Kiều thường nghĩ ngay đến mối
tình của nàng với Kim Trọng. Và cũng chỉ qua mối tình với Kim trọng,
Nguyễn Du mới có dịp thể hiện suy ngẫm, quan niệm của mình về chữ “trinh”
theo quan niệm của Nho giáo.
Cũng giống với bao mối tình khác trong truyện Nôm giai nhân tài tử,
Thúy Kiều và Kim Trọng đến với nhau bằng tình yêu “sét đánh”. Gặp nhau
vào một buổi chiều khi chị em Kiều đi tảo mộ trong tiết Thanh minh, Thúy
Kiều và Kim Trọng, ngay lập tức “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Họ
là một cặp trai tài gái sắc, người thì “quốc sắc” mà kẻ thì “thiên tài”.
Sau những cảm xúc yêu mến ban đầu, tình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng
càng ngày càng sâu đậm. Họ đã trao cho nhau những kỉ vật “Giở kim hoàn với
khăn hồng trao tay”, cùng nhau làm thơ “Tay tiên gió táp mưa sa. Khoảng

17


trên dừng bút thảo và bốn câu”, cùng thưởng thức tiếng đàn của Kiều. Trong
đêm tình tự, họ đã thề nguyền:
“Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song” (447-450)
Có thể thấy, tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng là chân thành
và mãnh liệt. Tưởng rằng, một cô Kiều đã từng dám “Xăm xăm băng lối vườn
khuya một mình” sang gặp Kim Trọng thì cũng sẵn sàng trao cả “tấm thân

nghìn vàng” của mình cho chàng. Thế nhưng, điều đó không diễn ra trong
đêm tình tự. Khi thấy Kim Trọng:
“Hoa hương càng tỏ thức nồng
Đầu mày cuối mắt càng nồng càng yêu
Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” (497-500)
thì Thúy Kiều đã ngăn lại:
“Thưa rằng: Đừng lấy làm chơi
Dẽ cho thưa hết một lời đã nao!
Vẻ chi một đóa yêu đào
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Đã cho vào bậc bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu” (501-506)
Quan niệm về chữ “trinh” của cụ Nguyễn Du gắn với “bậc bố kinh”,
“đạo tòng phu” của lễ giáo phong kiến. Đây rõ ràng là một quan niệm truyền
thống thấm đẫm tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ phải coi trọng tiết hạnh, sự
trinh trắng và coi đó là thước đo về phẩm giá, đức hạnh của họ. Thúy Kiều là
sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo nên nàng càng ý thức rõ hơn về điều

18


này. Mặc dù Kiều cũng hiểu là người con gái trẻ đẹp đến tuổi lấy chồng thì
không thể ngăn cấm những chàng trai đến với mình. Song nàng cũng ý thức
được rằng để có thể trở thành một người con gái được trân trọng, một người
vợ hiền thì nàng phải biết giữ mình, giữ được chữ “trinh” theo đạo đức Nho
giáo. Nàng cũng hiểu rằng, nếu một người con gái thuộc “tuồng trên Bộc
trong dâu” “ăn xổi ở thì. Tiết trăm năm ấy bỏ đi một ngày!” thì “con người
ấy ai cầu làm chi!”. Nói những điều này với Kim Trọng, một mặt để Thúy
Kiều giữ gìn danh tiết, phẩm giá của mình, để sau này không cảm thấy hổ

thẹn với chàng “Gieo thoi trước chẳng giữ giàng. Để sau nên thẹn cùng
chàng bởi ai?”. Mặt khác, quan trọng hơn là nàng muốn nâng niu, trân trọng
một mối tình đẹp. Nàng “giữ giàng” để mối tình của Kiều – Kim đẹp từ đầu
đến cuối, để giữ gìn sự trong sáng, trọn vẹn của tình yêu, của “đạo vợ chồng”.
Kiều không muốn “Mây mưa đánh đổ đá vàng. Quá chiều nên đã chán
chường yến anh” để rồi “Trong khi chắp cánh liền cành. Mà lòng rẻ rúng đã
dành một bên” và “Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng”. Nàng muốn dành
cho tình yêu, cho người yêu một sự trọn vẹn nhất, tròn đầy nhất. Với những
lời lẽ nhẹ nhàng, có lý có tình, “từ chối mà không cao đạo, không cự tuyệt, từ
chối mà người nghe không thất vọng, tự ái” [26,152], Thúy Kiều đã khiến
chàng Kim, mặc dù đang trong trạng thái say tình cũng phải đồng tình với suy
nghĩ của nàng, thậm chí còn nể phục và trân trọng nàng hơn:
“Thấy lời đoan chính dễ nghe
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân” (523-524)
Ứng xử của Thúy Kiều với Kim Trọng trong đêm thề nguyền khi “sóng
tình dường đã xiêu xiêu” ấy, càng làm nổi bật vẻ đẹp đoan chính của nàng.
Người đọc càng yêu quý nàng hơn khi thấy Kiều vừa say đắm, nồng nhiệt
trong tình yêu, vừa trân trọng, nâng niu tình yêu ấy mà cũng không mất đi vẻ
đằm thắm, dịu dàng trong cách ứng xử với Kim Trọng. Điều này, đã làm nên

19


sự khác biệt giữa hình tượng cô Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với
cô Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Cũng miêu tả
đêm Thúy Kiều và Kim Trọng tình tự, thề nguyền với nhau nhưng Thanh
Tâm Tài Nhân có đến hai lần tả cảnh Kim Trọng muốn ân ái với Kiều để làm
nổi bật phẩm chất kiên trinh của nàng. Mỗi lần Kim Trọng có ý định hay hành
động muốn ân ái với nàng thì Kiều đều lên giọng răn dạy và rao giảng đạo
đức. Lần thứ nhất, Kim Trọng vừa trông thấy Kiều đã chạy lại ôm chầm lấy

và bị nàng mắng: “Sáu lễ chưa thành, sao lại càn rỡ thế”. Chàng ta cãi lại:
“Việc này vợ chồng không sao tránh khỏi, có gì càn rỡ? Nàng cự tôi, phải
chăng là đã đổi lòng?”. Nghe vậy, Kiều lập tức răn dạy: “Thiếp nghĩ trai gái
yêu nhau là ước nguyền gia thất, vị tất đã hại đến danh giáo. Chỉ giận ban
đầu thì quá nặng vì tình, lỡ làng chiều theo chồng, kịp đến thành lễ kết hôn,
đã không còn là người xử nữ, ngỡ là tình sâu vô hạn, mà hóa ra là việc xấu
to,… tiếc cho Oanh Oanh đã coi nhẹ thân mình để chiều ý….đừng rơi vào cái
nếp xấu gian phu, dâm phụ. Như thế thì đôi ta có thể làm gương cho khách
phong lưu muôn đời!” (….). Lần thứ hai, khi ở nhà Kim Trọng, chàng Kim
đắm say, ngất ngây khi ngắm nhìn người yêu “cặp mắt mơ màng, đôi má đỏ
bừng, như thược dược sương pha, hoa đào mưa nhuận, bất giác nguồn tình
lai láng, lửa dục khôn cầm, liền ôm ghì lấy Thúy Kiều vào lòng, đăm đăm
nhìn sững sờ, chẳng nói chẳng rằng…”. Thế là cô Kiều lại có dịp rao giảng
những bài học nằm lòng “Con gái giữ mình như chiếc lọ, lọ để vỡ đâu lại còn
nguyên; mình để nhơ đâu lại còn sạch? Đêm hợp cẩn mai sau, biết lấy gì làm
chứng?...nếu thiếp sinh lòng bất chính, chàng cũng nên tự tay giết đi, để dứt
mối dâm đãng, chớ lẽ nào lại lấy việc dâm bôn dạy cho vợ?”. Có thể thấy cô
Kiều trong Kim Vân Kiều truyện đã dùng những lời lẽ rất nặng nề để chỉ trích
Kim Trọng. Lời lẽ ấy trái ngược với những lời thiết tha, dịu dàng của Thúy
Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều trong Truyện Kiều đã bộc

20


×