Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Quá trình truyền giáo của đạo tin lành tại việt nam từ năm 1911 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 193 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN HÙNG

QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI -2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN HÙNG

QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1975

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số

: 62 22 03 13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG

Hà Nội-2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được đề cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn
rõ ràng và chính xác.
Tác giả Luận án

Nguyễn Xuân Hùng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1. Nhóm công trình trong nước có đề cập đến vấn đề truyền giáo và đạo Tin
Lành
1.2. Nhóm công trình từ nước ngoài có đề cập đến đạo Tin Lành và quá trình
truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam
1.3. Những kế thừa từ những người đi trước
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1911 - 1954
2.1. Khái lược về đạo Tin Lành trên thế giới và tổ chức truyền giáo đầu tiên vào

Việt Nam
2.2. Bối cảnh lịch sử và xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
2.3. Truyền giáo Tin Lành trong giai đoạn 1911- 1945
2.4. Truyền giáo Tin Lành trong giai đoạn 1946 - 1954
Tiểu kết chƣơng 2
CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1955 - 1975
3.1. Bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa tại miền Nam Việt Nam từ sau Hiệp
định Giơ-ne-vơ năm 1954
3.2. Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với các tôn giáo
3.3. Hoạt động truyền giáo của Hội Truyền giáo C.M.A và Hội Thánh Tin Lành
Việt Nam
3.4. Hoạt động truyền giáo giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Nam Trường
Sơn-Tây Nguyên giai đoạn 1955-1975
3.5. Hoạt động truyền giáo của các tổ chức, giáo phái khác tại miền Nam Việt
Nam giai đoạn 1955 - 1975
3.6. Đạo Tin Lành tại miền Bắc thời kỳ 1955 - 1975
Tiểu kết chƣơng 3
CHƢƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUYỀN GIÁO TIN LÀNH
ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
4.1. Truyền giáo Tin Lành với lĩnh vực chính trị
4.2. Truyền giáo Tin Lành trong mối quan hệ với các tín ngưỡng tôn giáo khác tại
Việt Nam
4.3. Truyền giáo Tin Lành đối với xã hội và văn hóa
Tiểu kết chƣơng 4
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
14
14
24
26
28
30
30
41
46
70
74
76
76
81
86
97
102
112
119
121
121
127
140
144
145
150
153
168



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Viết tắt
C.M.A

Chữ tiếng Anh
The Christian and

Chữ tiếng Việt
Hội truyền giáo C.M.A

Missionary Alliance
2

The Evangelical Church

Hội Thánh Tin Lành

of Vietnam

Việt Nam

The Evangelical Church

Hội Thánh Tin Lành

HTTLVN(mb)


of Vietnam (North)

Việt Nam miền Bắc

S.I.L

Summer Institute of

Hội Ngữ học mùa hè

HTTLVN

3

4

Linguistics
5

6

W.E.C

W.V

Word Wide

Chiến dịch truyền bá


Evangelisation Crusade

Phúc Âm toàn cầu

World Vision

Hội Hoàn Cầu Khải
Tượng (tên hiện nay là
Tầm nhìn thế giới)

7

M.C.C

Mennonite Central

Ủy ban Trung ương

Committee

Mennonite


DANH MỤC CÁC BẢNG

1. Bảng 2.1. Chương 2. Kết quả truyền giáo tại Địa hạt Bắc hạt đến hết năm
1942. Tr. 65
2. Bảng 2.2. Chương 2. Kết quả truyền giáo tại Địa hạt Trung hạt đến hết
năm 1942. Tr. 66
3. Bảng 2.3. Chương 2. Kết quả truyền giáo tại Địa hạt Nam hạt đến hết năm

1942. Tr. 67
4. Bảng 2.4. Chương 2. So sánh sự tăng trưởng tín đồ tại 03 miền truyền giáo
cho đến hết năm 1942. Tr. 68
5. Bảng 3.1. Chương 3. Số liệu về tăng trưởng tín đồ của HTTLVN trong thời kỳ
1955 -1965. Tr. 93
6. Bảng 3.2. Chương 3. Số liệu về kết quả truyền giáo tại vùng đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Hội C.M.A và HTTLVN từ 1955 đến 1973.
Tr. 102


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo, xét dƣới góc độ triết học, là một hình thái ý thức xã hội. Tuy
nhiên, tôn giáo không chỉ dừng lại ở phạm vi ý thức hệ mà trong quá trình
hình thành và phát triển đã trở thành những cộng đồng, thực thể tôn giáo có
ảnh hƣởng nhiều mặt đối với xã hội loài ngƣời.
Bƣớc vào thế kỷ XXI, tôn giáo vẫn đang nổi lên nhƣ là một vấn đề mang
tính toàn cầu, đƣợc mọi nhà nƣớc, mọi quốc gia cùng các giới chính trị, văn
hóa quan tâm sâu sắc.
Việt Nam là đất nƣớc có sự hiện diện của nhiều tôn giáo. Do nằm ở vị
trí địa lý thuận lợi cho việc giao thƣơng nên từ xa xƣa trong lịch sử Việt Nam
đã tiếp nhận ảnh hƣởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa mà gắn
liền với đó là sự du nhập của các tôn giáo, hệ tƣ tƣởng tôn giáo nhƣ: Phật
giáo, Đạo giáo, Nho giáo v.v…
Ngƣời Việt Nam vốn có truyền thống hòa bình, cởi mở, không kỳ thị đã
rộng mở tiếp nhận những tƣ tƣởng văn hóa, tôn giáo từ bên ngoài để rồi “nội
địa hóa”, chọn lọc những nét văn hóa tinh tế của chúng hòa quyện với hệ
thống tôn giáo, tín ngƣỡng bản địa làm giàu thêm nền văn hóa của mình.
Chính đặc tính này đã góp phần nào việc định hình và giữ gìn, bảo vệ truyền
thống, bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố, đoàn kết cộng đồng dân tộc tạo nên

sức mạnh để chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lƣợc trong suốt chiều dài lịch sử.
Nền văn hóa cổ truyền cùng hệ thống tôn giáo tín ngƣỡng truyền thống
của ngƣời Việt đã bị chấn động kể từ thế kỷ XVI, khi các giáo sĩ Công giáo
phƣơng Tây theo chân các thuyền buôn, và sau này là các đạo binh xâm lƣợc
đến đây để tiến hành truyền giáo.
Cho dù không thể phủ định những đóng góp có giá trị về mặt văn hóa, tƣ
tƣởng mà Công giáo mang tới nhƣng cũng dễ nhận thấy rằng: tôn giáo này

1


với tính độc thần, đƣợc tổ chức chặt chẽ, tiến hành truyền giáo với phƣơng
thức áp đặt, không thỏa hiệp “Chinh phục nhân loại, mở mang nước Chúa”
đã gây ra sự va chạm văn hóa mà xã hội Việt Nam chƣa từng biết đến.
Sự đụng độ văn hóa này vào thời cận hiện đại còn đƣợc các thế lực thực
dân, đế quốc lợi dụng vào mục đích chính trị, gây ra những vết thƣơng nhức
nhối trong lòng dân tộc.
Giữa một bối cảnh lịch sử, xã hội văn hóa nhƣ vậy, đầu thế kỷ XX đạo
Tin Lành, dòng phái Kitô giáo thứ hai đƣợc các giáo sĩ Bắc Mỹ mang đến
truyền giáo vào Việt Nam.
Đạo Tin Lành là tôn giáo ra đời từ phong trào Cải Cách, chống đối, ly
khai với giáo hội Công giáo Rôma tại châu Âu từ thế kỷ XVI. Đây là tôn giáo
khá đa dạng và phức tạp với hàng vài trăm giáo hội, giáo phái, tổ chức, theo
nhiều xu hƣớng khác nhau, hoạt động truyền giáo năng động và tích cực trên
quy mô toàn cầu.
Trong thế giới hiện tại, với hơn 900 triệu tín đồ hiện diện trên khắp các
châu lục,Tin Lành đã trở thành tôn giáo lớn mang tính toàn cầu. Tại nhiều
vùng, nhiều quốc gia đặc biệt tại Âu Mỹ, đạo Tin Lành đã có những ảnh
hƣởng sâu đậm trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa.
Du nhập vào Việt Nam, đạo Tin Lành đã mang tới một sắc thái mới lạ,

một gam màu mới trong bức tranh tôn giáo, tín ngƣỡng tại đây. Tuy nhiên,
cũng dễ nhận thấy rằng việc truyền giáo tin lành đã làm gia tăng thêm cấp độ
của sự va chạm văn hóa, tôn giáo tín ngƣỡng trong xã hội. Đặc biệt, quá trình
du nhập, tồn tại và phát triển của tôn giáo này tại nƣớc ta lại trùng lặp với thời
kỳ xâm lƣợc, gây chiến của các thế lực thực dân, đế quốc, đặc biệt thời kỳ
1950-1975, nên càng làm nảy sinh nhiều nghi vấn, hệ lụy phức tạp.
Trong khoảng vài thập niên trở lại đây, đạo Tin Lành đã phát triển mạnh
trong giới sinh viên, trí thức, dân nhập cƣ, ngƣời hồi hƣơng tại các vùng đồng

2


bằng,đô thị và đặc biệt phát triển nhanh, rộng trong các vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào các dân tộc ít ngƣời sinh sống.
Vấn đề Tin Lành đã và đang là chủ đề đáng quan tâm liên quan nhiều
đến các lĩnh vực: Văn hóa - xã hội, tôn giáo - dân tộc, chính sách đối nội, đối
ngoại của nhà nƣớc. Hàng ngày, hàng giờ tác động đến quá trình hội nhập,
bang giao quốc tế, đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nƣớc trong
giai đoạn hiện tại.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay đạo Tin Lành tại Việt
Nam vẫn chƣa đƣợc tìm hiểu và nghiên cứu đầy đủ trên quan điểm khách
quan khoa học.
Do sự khác biệt văn hóa và do nhiều nguyên nhân, cho đến nay kiến thức
phổ quát về vấn đề tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng còn tản mạn
và chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi. Chính sự thiếu vắng các tri thức, hiểu biết
cần thiết, thiếu vắng các công trình nghiên cứu khoa học mang tính lý luận và
tính thực tiễn về tôn giáo này tại Việt Nam đã dẫn đến tình trạng: Nhận thức
của nhiều giới chức và các cơ quan hữu quan về lĩnh vực này còn chƣa đầy đủ
và toàn diện, dẫn đến mâu thuẫn trong quan điểm đánh giá và nhìn nhận, lúng
túng, khó khăn trong việc hoạch định và thực thi chính sách.

Bởi vậy, nghiên cứu về đạo Tin Lành, quá trình truyền giáo của đạo Tin
Lành tại Việt Nam, trong đó làm rõ những tính chất, đặc điểm cũng nhƣ
phƣơng thức hoạt động của tôn giáo này, những điều kiện khách quan và chủ
quan tác động đến quá trình và kết quả truyền giáo, những hệ quả tác động
của việc truyền giáo đối với các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa v.v… là đề
tài có tính khoa học và tính thực tiễn cao.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Quá trình truyền giáo của
đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975 làm đề tài luận án
của mình.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu bao quát và có hệ thống các vấn đề liên quan đến quá trình
truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911đến năm 1975, qua đó
rút ra những nhận định về tôn giáo này, làm cơ sở khoa học và thực tiễn để lý
giải và làm sáng tỏ những vấn đề liên quan.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của đạo Tin Lành tại
Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975.
Phân tích làm rõ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quá
trình, kết quả truyền giáo của đạo Tin Lành.
Đƣa ra những nhận định về đặc điểm cộng đồng, đặc điểm dòng phái và
tổ chức giáo hội của tôn giáo này tại Việt Nam.
Đánh giá những hệ quả tác động của quá trình truyền giáo Tin Lành đối
với các vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Vấn đề thuật ngữ, khái niệm

Tên đề tài luận án :“Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt
Nam từ năm1911 đến năm 1975”, bao hàm các khái niệm “quá trình truyền
giáo” và thuật ngữ “đạo Tin Lành” cần đƣợc làm rõ, trƣớc hết là thuật ngữ
“truyền giáo”: Theo Từ Điển Bách Khoa thƣ, mục từ “Truyền giáo” có nghĩa
là : “truyền bá tín ngưỡng một tôn giáo cho những người khác, trong nước hay
ngoài nước. Truyền giáo là công việc của mọi tôn giáo, nhưng có tổ chức, có
quy mô nhất là việc Truyền giáo của đạo Kitô, phát triển mạnh sau khi nhiều
nước Châu Âu đi thôn tính những miền đất mới. Từ thế kỉ 16, người Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha vừa chinh phục thuộc địa, vừa truyền giáo. Năm 1622, Toà
thánh lập ra Bộ truyền giáo, sau đó, lập chủng viện của Hội truyền giáo nước

4


ngoài đặt ở Pari. Thế kỉ 19, việc truyền giáo được đẩy mạnh và phát triển ra
khắp thế giới; các nhà truyền giáo thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, ra sức đào
tạo các giáo sĩ bản xứ. Các đoàn truyền giáo Tin Lành cũng phát triển mạnh
vào thế kỉ 19. Đạo Kitô được truyền vào Việt Nam từ thế kỉ 17 và 18, bắc cầu
cho chủ nghĩa thực dân thâm nhập. Các giáo sĩ đến Việt Nam có người Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, chủ yếu là người Pháp [trong đó có Alêchxăng Đơ Rôt
(Alexandre de Rhodes - Bá Đa Lộc].”[113, T.4, tr. 627]
Nhƣ vậy việc du nhập của đạo Tin Lành không chỉ là truyền bá giáo lý,
tƣ tƣởng mà còn là gây dựng tổ chức, huấn luyện đội ngũ, mở mang thực lực
nhiều mặt, bởi vậy dùng thuật ngữ truyền giáo là hoàn toàn phù hợp. Cho đến
nay, sau hơn 100 năm truyền giáo,với khoảng hơn 1 triệu tín đồ, đạo Tin Lành
tại Việt Nam vẫn còn là cộng đồng tôn giáo thiểu số. Theo giới chức tin lành,
thì công việc truyền giáo vẫn đang tiếp tục, Việt Nam đã và đang là miền, xứ
truyền giáo theo nhƣ khẳng định của họ.
Thuật ngữ, khái niệm tiếp theo đó là tên gọi “đạo Tin Lành”. Tuy rằng
tên gọi “đạo Tin Lành” ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt khi đạo Tin

Lành tại khởi sự truyền giáo tại Việt Nam nhƣng có thể đƣợc hiểu tƣơng
đƣơng nhƣ thuật ngữ quốc tế “Protestantism” vốn đã đƣợc định nghĩa trong
các bộ Từ Điển Bách Khoa Thƣ của Pháp, Nga, hay ở một mức độ nào đó ở
Việt Nam:“ĐẠO TIN LÀNH (vốn trước còn được gọi là Tân Giáo) một trong
ba trào lưu cơ bản của đạo Kitô, sau Công giáo và đạo Chính thống. Đạo Tin
Lành tách ra khỏi Công giáo trong thời kì cải cách tôn giáo thế kỉ 16. Là một
tập hợp những giáo hội độc lập và các giáo phái xuất hiện trong thời kì này,
như giáo phái Luthơ, giáo phái Canvanh, Anh giáo, giáo phái rửa tội, giáo
phái Jêhôva, vv. Khác với Công giáo và đạo Chính thống, Đạo Tin Lành
không thừa nhận luyện ngục, bỏ hệ thống đẳng cấp của Giáo hội, bỏ giới tu
sĩ, cho phép các giáo sĩ lấy vợ, đơn giản hoá việc thờ cúng: không thờ tượng

5


thánh và các thánh tích, chỉ giữ lại lễ rửa tội và lễ rước thánh thể. Điểm chủ
yếu phân biệt Đạo Tin Lành với Công giáo và đạo Chính thống là học thuyết
cho rằng mối liên hệ giữa Chúa với con người là một mối liên hệ trực tiếp.
Do đó, đức tin theo Đạo Tin Lành không phải là đức tin truyền thống như các
Công đồng và các giáo hoàng giải thích và quy định; đức tin đó chỉ có trong
Kinh Thánh và do lí trí con người tìm hiểu và giải thích cho bản thân mình.
Đạo Tin Lành không công nhận Đức Mẹ Maria là đồng trinh. Học thuyết của
Đạo Tin Lành có một vai trò tích cực trong lịch sử. Nó tấn công vào quyền
lực của giáo hội đối với chính quyền thế tục, vào vai trò thống trị của Giáo
hội Công giáo và giải phóng con người khỏi những xiềng xích phong kiến và
tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản”.[113, T.1, tr. 930]
Khác biệt với nhiều tôn giáo khác, tính đa nguyên, đa dạng của đạo Tin
Lành xuất hiện từ buổi đầu khi tôn giáo này ra đời. Trong hình thái tổ chức
của tôn giáo này trên thế giới, phổ biến đƣợc gọi với hai thuật ngữ Giáo hội
và Giáo phái.

Theo Từ điển Bách Khoa thƣ Việt Nam giáo hội đƣợc định nghĩa: “Là tổ
chức tôn giáo dựa trên cơ sở cùng chung tín ngưỡng, nghi lễ thờ cúng và giáo
luật, bao gồm các tín đồ và các chức sắc (giáo sĩ, tăng lữ) có thứ bậc trên
dưới”. Thuật ngữ giáo phái thì tƣơng đối phức tạp hơn và đến nay vẫn còn
nhiều tranh cãi giữa các trƣờng phái nghiên cứu. Tuy nhiên, đa số các nhà
nghiên cứu đều thống nhất nhận định:
Các tôn giáo, mà đặc biệt đối với đạo Tin Lành trong thành phần thƣờng
tồn tại dƣới 02 hình thức, đó là giáo hội và giáo phái.
Thuật ngữ thông dụng: Giáo hội đƣợc dịch từ Church (Anh), Eglise
(Pháp) (còn có nghĩa đen là Nhà thờ).
Giáo phái đƣợc dịch từ: Sect, Denomination (Anh), Secte (Pháp).

6


Theo thông lệ, các nhánh Tin Lành chính, có tổ chức mang tính quốc gia,
vùng miền rộng lớn thƣờng đƣợc gọi là giáo hội nhƣ: Giáo hội Anh giáo, giáo
hội Luther. Các cộng đồng tin lành theo chủ thuyết Calvinism ít khi đƣợc gọi
là giáo hội vì hầu nhƣ không có tổ chức thống nhất, thƣờng là các giáo phái
độc lập khác nhau.
Đạo Tin Lành ngay từ buổi sơ khai đã đi theo chiều hƣớng nhấn mạnh sự
tự do cá nhân, thông giao trực tiếp của cá nhân tín đồ đối với Đức Chúa Trời.
Đó là một trong những nguyên do dẫn đến tôn giáo này không có một tổ chức
giáo hội thống nhất mà là tập hợp của nhiều giáo hội, giáo phái, tổ chức,
phong trào khác nhau. Đó là những vấn đề liên quan đến nội hàm thuật ngữ,
khái niệm đƣợc sử dụng trong luận án.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là đạo Tin Lành tại Việt Nam bao gồm
tất cả các tổ chức giáo hội, giáo phái tin lành đã từng du nhập, tồn tại, hoạt
động truyền giáo trên các vùng miền lãnh thổ Việt Nam cùng cộng đồng chức

sắc, tín đồ phụ thuộc. Cụ thể hơn, đối tƣợng nghiên cứu tập trung vào quá
trình truyền giáo của tôn giáo này từ khởi đầu năm 1911 cho đến năm 1975
với những tác động, ảnh hƣởng liên quan.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án là lịch sử quá trình truyền giáo của đạo
Tin Lành tại Việt Nam từ khởi đầu vào năm 1911khi các giáo sĩ tin lành nƣớc
ngoài lần đầu tiên lập trụ sở truyền giáo cho ngƣời Việt cho đến năm 1975,
khi các giáo sĩ kết thúc một thời kỳ dài truyền giáo và rời khỏi đây. Chúng tôi
dừng lại ở mốc thời gian 1975 trƣớc hết do khuôn khổ giới hạn của một bản
luận án, sau nữa từ sau năm 1975, bối cảnh chính trị - xã hội đã có nhiều thay
đổi, đạo Tin Lành sống đạo và hoạt động truyền giáo với nhiều phƣơng thức

7


mới. Do vậy, đây là chủ đề nghiên cứu tiếp theo với sự cần thiết thêm về mặt
thời gian và tƣ liệu.
Do đặc điểm trên thế giới, đạo Tin Lành là một tôn giáo không có tổ
chức thống nhất mà bao gồm nhiều giáo hội, giáo phái, tổ chức khác nhau hợp
thành. Tại Việt Nam, giai đoạn đầu, ngoài Hội truyền giáo Tin Lành C.M.A
đến từ Mỹ còn xuất hiện vài tổ chức, giáo phái khác. Tuy nhiên, trên thực tế
Hội truyền giáo Tin Lành C.M.A. và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
(HTTLVN) là lớn mạnh nhất với hơn 80% tín đồ, chức sắc…Bởi vậy, luận án
của chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về tổ chức này.
Các giáo phái, tổ chức tin lành khác, do du nhập muộn hơn, do quy mô
hoạt động nhỏ hẹp, tín đồ ít cũng sẽ đƣợc đề cập tới, tuy nhiên chỉ trong một
số mục, với số trang vừa phải.
Mảng vấn đề truyền giáo tin lành nơi các dân tộc ít ngƣời rất quan trọng
đƣợc chúng tôi đề cập, phân tích trong luận án. Tuy nhiên do khuôn khổ và
tính chất có giới hạn của luận án sẽ không thể đi sâu vào lĩnh vực nhân chủng

học, tôn giáo tộc ngƣời cùng những vấn đề liên quan.
Trong giai đoạn 1955- 1975, do đất nƣớc bị chia cắt nên cộng đồng Tin
Lành cũng bị phân chia. Tại miền Bắc có tổ chức Hội Thánh Tin Lành Việt
Nam miền Bắc. Tuy nhiên nếu so sánh, cộng đồng tin lành miền Bắc rất nhỏ
bé đối với cộng đồng tin lành tại miền Nam. Bởi vậy, trong giai đoạn này
chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về tình hình đạo Tin Lành tại miền Nam,đạo
Tin Lành tại miền Bắc cũng sẽ đƣợc đề cập tới nhƣng trong một mục với số
trang hợp lý.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án, nguồn
tài liệu sử dụng trong luận án
4.1. Phƣơng pháp luận

8


Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm
đƣờng lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Đề tài luận án thuộc chuyên ngành lịch sử Việt Nam, bởi vậy, phƣơng
pháp nghiên cứu chính thống và chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận án là
phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, cụ thể:
Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam sẽ đƣợc phân tích và
trình bày bám theo các giai đoạn lịch sử, trong đó các mốc lịch sử đƣơng đại
đƣợc lấy để làm mốc so sánh, đối chiếu với các sự kiện truyền giáo tin lành.
Trong quá trình thể hiện, để làm rõ những vấn đề liên quan chúng tôi sử
dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích tƣ liệu, thƣ tịch, phƣơng pháp so
sánh, thống kê; phƣơng pháp phỏng vấn sâu các chức sắc, tín đồ.v.v…
Các tôn giáo lớn trên thế giới, trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển đã
trở thành các thực thể, cộng đồng có ảnh hƣởng xã hội và văn hóa tƣơng đối

mạnh. Đặc biệt đối với đạo Tin Lành là một tôn giáo hiện đại, đa dạng, phức tạp
về thành phần và xu hƣớng thần học nên trong việc tiếp cận nghiên cứu chúng
tôi còn chú trọng sử dụng phƣơng pháp tôn giáo học để làm sáng tỏ vấn đề.
Nghiên cứu về quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ
1911 đến 1975 là một chủ đề liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội nhƣ: thể chế chính trị và chính sách của các chính
quyền đối với tƣ cách pháp lý của các đoàn truyền giáo , văn hóa dân tộc bản
địa và sự tiếp thu hay chống đối đối với sự truyền giáo, phƣơng thức hoạt
động truyền giáo của đạo Tin Lành và các yếu tố khách quan, chủ quan chi
phối kết quả hoạt động truyền giáo…bởi vậy cần phải có những cách tiếp cận
phù hợp nhƣ: Cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận cấu trúc - chức năng, cách
tiếp cận dƣới góc độ tôn giáo-văn hóa.

9


4.3. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án
Các nguồn tài liệu chính đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm:
Nhóm thư tịch tài liệu gốc: Các nghị quyết qua các kỳ Đại Hội Đồng
Hội Thánh Tin Lành Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1927 đến 1975. Các
biên bản của Tổng Liên Hội, các bản phúc trình, khai trình công việc Chúa
của các Chi Hội, Địa hạt, Tổng Liên Hội, phúc trình hằng năm của Hội truyền
giáo C.M.A. và HTTLVN, các bản Điều lệ, Hiến chƣơng của Hội Truyền giáo
Tin Lành C.M.A., Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và của các giáo phái, tổ
chức khác. Hồ sơ lƣu trữ của chính quyền thuộc địa Pháp về Hội truyền giáo
Mỹ tại Đông Dƣơng (Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I), hồ sơ lƣu trữ của chính
quyền Sài Gòn về hoạt động của các giáo phái, tổ chức Tin Lành (Trung tâm
lƣu trữ Quốc gia II) v.v…
Nhóm tài liệu xuất hiện trong quá trình hoạt động của đạo Tin Lành:
Các tạp chí, sách báo của đạo Tin Lành, các ấn phẩm truyền giáo và phục vụ

truyền giáo, các kỷ yếu ra đời vào các dịp có các sự kiện, kỷ niệm của các địa
hạt, chi hội hay các cơ quan chuyên biệt của đạo Tin Lành, các công trình
khảo cứu về lịch sử truyền giáo và các lĩnh vực hoạt động khác của giới Tin
Lành. Gần đây, nhóm tài liệu đƣợc cập nhật và bổ sung từ các ấn phẩm xuất
bản của Tin Lành ngƣời Việt hải ngoại viết về lịch sử HTTLVN, hồi ký của
các mục sƣ trí sự trong và ngoài nƣớc, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng trong
giới tin lành Việt Nam, các bản viết tay, đánh máy (thủ bản) về lịch sử các
Chi hội, Địa hạt Tin Lành tại nhiều địa phƣơng còn chƣa đƣợc xuất bản (lưu
hành nội bộ) mà chúng tôi tập hợp đƣợc.
Mảng tài liệu quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài này là các ấn
phẩm, công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành trên thế giới của các tác giả
nƣớc ngoài giúp cho việc soi rọi, nhận định, đánh giá, so sánh, thống kê của
đề tài đƣợc chính xác và khoa học hơn, làm rõ hơn các tính chất, đặc điểm của

10


đạo Tin Lành tại Việt Nam trong các mối tƣơng quan với đạo Tin Lành trên
thế giới và trong khu vực.
Các ấn phẩm, công trình nghiên cứu về: biên niên các sự kiện lịch sử,
lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, về văn hóa, tôn giáo, tín ngƣỡng Việt
Nam cũng đƣợc tham khảo và sử dụng trong luận án nhƣ một mảng tài liệu
quan trọng làm nền tảng cho việc trình bày của luận án.
Cuối cùng, có thể kể đến những tư liệu thu thập được từ các cuộc đi
điền dã, nghiên cứu lịch sử truyền giáo, nghiên cứu xã hội học tôn giáo của
tác giả luận án trong hơn 20 năm qua tại các địa bàn có đạo Tin Lành từ Bắc
đến Nam, từ vùng đồng bằng đô thị đến Tây Nguyên, Tây Bắc. Những ghi
chép, phỏng vấn với các mục sƣ, truyền đạo (trong đó có nhiều ngƣời từng là
lãnh đạo Hội thánh) và các tín đồ Tin Lành thuộc nhiều tổ chức, hệ phái.
Tuy nhiên, với một thái độ khoa học nghiêm túc và thực sự cầu thị,

chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm rằng:
Các thƣ tịch, tài liệu thu thập để sử dụng trong luận án chƣa thể coi là
đầy đủ và trọn vẹn. Lý do trƣớc hết là từ phía giáo hội Tin Lành.Tôn giáo này
in ấn và xuất bản một khối lƣợng khổng lồ Kinh Thánh và các ấn phẩm truyền
giáo nhƣng lại ít chú trọng đến việc in ấn các ấn phẩm nghiên cứu về hoạt
động mọi mặt của họ. Sau nữa, do những thăng trầm và biến động lịch sử, do
chiến tranh và do nhiều nguyên nhân, các thƣ tịch, tài liệu về đạo Tin Lành tại
Việt Nam còn lại rất ít ỏi và tản mạn tại các thƣ viện, cơ quan lƣu trữ Quốc
gia, địa phƣơng, trong các lƣu trữ cá nhân v.v…
Để thực hiện đề tài luận án này, có thể nói đa phần số thƣ tịch, tài liệu
thu thập đƣợc là từ các thƣ viện cá nhân của các chức sắc, mục sƣ, truyền đạo,
tín đồ tin lành.

11


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu tổng quan, có hệ thống dƣới góc độ sử
học về quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911đến
năm 1975.
Luận án trình bày quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của đạo Tin
Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975, rút ra những nhận định, kết
luận về đặc điểm thành phần, tính chất, cơ cấu tổ chức, cách thứchoạt động
truyền giáo của tôn giáo này. Đồng thời, luận án cũng làm rõ những yếu tố
khách quan và chủ quan tác động đến quá trình và kết quả truyền giáo của tôn
giáo này tại Việt Nam.
Luận án đƣa ra sự phân tích, đánh giá về tác động của việc truyền giáo
tin lành đối với chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam.
Đây chính là đóng góp mới về mặt khoa học của luận án, đặc biệt trong
bối cảnh cho đến nay còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu chuyên sâu,

bao quát về đạo Tin Lành tại Việt Nam và các vấn đề liên quan.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Tại Việt Nam, cho đến nay còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu
tổng quan về đạo Tin Lành, chƣa nói đến những nghiên cứu mang tính chuyên
sâu về đặc điểm tổ chức, cộng đồng, nghi lễ và lối sống cũng nhƣ thái độ và
cách ứng xử của cộng đồng tôn giáo này đối với xã hội hiện tại.
Thêm vào đó, việc nghiên cứu chủ đề này còn rất nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận và xử lý nguồn tƣ liệu, tài liệu liên quan. Cùng với đó là cách
tiếp cận, quan điểm, lập trƣờng nghiên cứu còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập,
khiến cho việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lịch sử truyền giáo của đạo
Tin Lành và các lĩnh vực liên quan còn để ngỏ.

12


Bằng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử - tôn giáo học, dựa trên việc phân
tích, khai thác nguồn thƣ tịch, tài liệu phong phú thu thập đƣợc (trong đó có
không ít những tƣ liệu gốc từ phía giới chức tin lành lần đầu tiên đƣợc công
bố), chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp thêm về kiến
thức trong lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo nói chung và đối với đạo Tin Lành tại
Việt Nam nói riêng.
Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao xét trên nhiều lĩnh vực:
Chính trị - xã hội, tôn giáo - dân tộc, hội nhập và giữ gìn bản sắc văn
hóa.v.v… Đặc biệt trong bối cảnh vấn đề tôn giáo - dân tộc đang nổi lên nhƣ
là vấn đề toàn cầu và tại Việt Nam, đạo Tin Lành đang phát triển nhanh, rộng
tại các địa bàn dân tộc thiểu số.Vấn đề càng cấp thiết hơn nữa trong giai đoạn
hiện tại khi đất nƣớc ta hội nhập, mở cửa giao lƣu quốc tế trong bối cảnh một
số thế lực bên ngoài đã và đang gây sức ép, áp đặt các tiêu chí về dân chủ,
nhân quyền, tự do tôn giáo, can thiệp vào công việc nội bộ của đất nƣớc.
Thực hiện thành công đề tài luận án sẽ mang lại những luận cứ khoa học

có giá trị góp phần phục vụ việc đổi mới chính sách cụ thể là chính sách tôn
giáo, ổn định và phát triển xã hội.
Luận án góp phần bổ sung cho mảng vấn đề nghiên cứu còn nhiều
trống vắng về chủ đề tôn giáo tín ngƣỡng nói chung và đạo Tin Lành nói
riêng trong thời kỳ mở cửa và hội nhập.
Công trình sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và
giảng dạy trong các lĩnh vực: Sử học, xã hội học, tôn giáo học, văn hóa học và
những ai quan tâm đến chủ đề tôn giáo, tín ngƣỡng tại Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình khoa học liên quan
đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc chia thành
bốn chƣơng:

13


Chƣơng1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam thời
kỳ 1911 - 1954
Chƣơng 3: Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam thời
kỳ 1955 - 1975
Chƣơng 4: Tác động của việc truyền giáo tin lành đối với chính trị, xã
hội và văn hóa Việt Nam

14


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tại Việt Nam, nếu nhƣ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo do lịch sử du

nhập lâu đời và có ảnh hƣởng văn hóa sâu đậm nên đã đƣợc nghiên cứu khá
toàn diện và quy mô thì ngƣợc lại đối với Kitô giáo nói chung và đạo Tin
Lành nói riêng còn là mảng đề tài mới mẻ và mang tính thời sự.
Cho đến nay vẫn còn thƣa vắng những công trình nghiên cứu khoa học
đề cập một cách tổng hợp và toàn diện về lịch sử truyền giáo của đạo Tin
Lành tại Việt Nam.
Trong quá trình triển khai nghiên cứu chúng tôi đã tiếp cận và kế thừa
đƣợc một số ấn phẩm, công trình nghiên cứu của một số tác giả đề cập đến
các khía cạnh riêng, các giai đoạn lịch sử nhất định của quá trình truyền đạo
Tin Lành tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này tuy còn ít ỏi và tản
mạn xong đã cung cấp những cứ liệu lịch sử phong phú giúp soi rọi vấn đề.
1.1. Nhóm công trình trong nƣớc có đề cập đến vấn đề truyền giáo và
đạo Tin Lành
1.1.1. Các công trình nghiên cứu từ bản thân các chức sắc, giáo sĩ
và sử gia tin lành
Năm 1958, giáo sĩ J.D.Olsen, một trong các giáo sĩ tiền phong của Hội
Truyền giáo Tin Lành C.M.A đã xuất bản công trình “Thần Đạo học”đồ sộ
với hơn 800 trang in chia làm 2 tập. Đây là cuốn sách biên soạn thần học công
phu, trong đó tác giả dành nhiều trang bàn luận về lập trƣờng thần học của
Hội Truyền giáo Tin Lành C.M.A cũng nhƣ của Hội Thánh Tin Lành Việt
Nam, đề cập đến nhiều chi tiết lịch sử Hội Thánh, cũng nhƣ những nguyên tắc
chi phối, định hƣớng về nhân sự và tổ chức giáo hội bản xứ, thái độ ứng xử

15


của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (HTTLVN) trong quan hệ với các tổ chức,
giáo hội, giáo phái khác.
Cho tới cuối thập niên 50 mới xuất hiện các sách nghiên cứu của các
tác giả - sử gia tin lành ngƣời Việt viết về Hội Thánh của họ. Trƣớc hết phải

kể đến 03 cuốn sách mỏng nhƣng rất quý giá của mục sƣ Phạm Xuân Tín
nhƣ: “Tôn chỉ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam” (1957), “Tìm hiểu Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam” (1958), “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam”
(1962, nhân kỷ niệm 50 năm Tin Lành đến Việt Nam). Hai cuốn sách đầu, tác
giả chỉ dành ra vài trang nói về sự thành lập nên tổ chức Hội Thánh Tin Lành
Việt Nam. Cuốn thứ 3 (Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam) có 43 trang là
số đặc biệt đăng trong“Tạp chí truyền giáo” đề cập sơ lƣợc, tóm tắt mang
tính giới thiệu với bạn đọc bên ngoài giáo hội về lịch sử truyền giáo của đạo
Tin Lành, quá trình phát triển cũng nhƣ tổ chức giáo hội của mình làHội
Thánh Tin Lành Việt Nam.
Năm 1971, mục sƣ Lê Văn Thái xuất bản cuốn hồi ký với tên gọi “Bốn
mươi sáu năm trong chức vụ”, dầy gần 300 trang ghi lại cuộc đời hoạt động
tôn giáo của mình. Tuy viết dƣới dạng hồi ký nhƣng tác giả vốn là Hội
Trƣởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam trong một thời gian dài nên đã ghi
chép và công bố nhiều tƣ liệu liên quan đến lịch sử truyền giáo của Hội
C.M.A tại Việt Nam cũng nhƣ quá trình phát triển của HTTLVN qua các thời
kỳ. Đặc biệt hơn, lần đầu tiên tác giả đề cập đến lập trƣờng của giáo hội tin
lành về lĩnh vực chính trị, cùng với đó là ứng xử của giới chức tin lành với
các chính quyền trong những giai đoạn lịch sử.
Năm 1974 xuất hiện một công trình khảo cứu công phu về lịch sử Hội
Thánh do một mục sƣ, sử gia tin lành ngƣời Việt tiến hành.Đó là luận văn tiến
sĩ thần học đƣợc bảo vệ năm 1972 tại Đại học Tổng hợp New York của mục
sƣ Lê Hoàng Phu với tên gọi: “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam 1911-

16


1965” (năm 2010, nhà xuất bản Tôn giáo đã cho xuất bản cuốn sách này tại
Việt Nam tuy nhiên nội dung không còn nhƣ bản gốc).
Đây là công trình đề cập khá đầy đủ và chi tiết về các sự kiện, giai đoạn

lịch sử của giáo hội Tin Lành tại Việt Nam từ khởi đầu cho đến năm 1965.
Tác giả đã dày công sƣu tầm tƣ liệu từ các nguồn báo chí và tổng hợp khai
trình của các địa hạt, các chi hội tin lành, cùng với đó là thƣ tịch trong văn
khố của Hội Truyền giáo Tin Lành C.M.A (từ đây xin đƣợc viết tắt là Hội
Truyền giáo C.M.A) mà tác giả đã khai thác đƣợc. Với một lập trƣờng nghiên
cứu tƣơng đối khách quan, cách tiếp cận vấn đề từ nhiều phía, nguồn sử liệu
phong phú nên công trình này xứng đáng đứng ở vị trí số một trong các công
trình nghiên cứu về lịch sử truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt nam cho đến
tận ngày nay.
Sau luận án của mục sƣ, tiến sĩ Lê Hoàng Phu, một thời gian dài sau
đó, do các biến động lịch sử và do nhiều nguyên do, không còn thấy xuất hiện
công trình khảo cứu nào có giá trị của các tác giả khác về chủ đề lịch sử
truyền giáo. Thậm chí, khoảng thời gian 10 năm của lịch sử Hội Thánh, từ
1965 đến 1975 (do luận án của Lê Hoàng Phu không bao quát tới), gần nhƣ là
khoảng trống đối với giới chức tin lành.
Sang đến những năm 90 của thế kỷ XX, mới thấy xuất hiện những công
trình, bài viết của giới chức tin lành trong và ngoài nƣớc về chủ đề lịch sử Hội
Thánh của họ. Có thể kể đến luận văn tốt nghiệp Đại học Mở - Bán công của
truyền đạo Nguyễn Quốc Dũng năm 1995 tại thành phố Hồ Chí Minh “Đạo
Tin Lành ở Đông Nam Á” trong đó phần viết về Việt Nam có đề cập sơ lƣợc
đến lịch sử truyền giáo, còn lại là các phân tích về lối sống cộng đồng, cách
thức truyền giáo, sống đạo của ngƣời tin lành Việt Nam.
Trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây, đã xuất hiện một vài tiểu
luận và cả công trình khảo cứu mới của các tác giả tin lành đề cập đến những

17


khía cạnh của chủ đề lịch sử truyền giáo. Cụ thể có thể kể đến tiểu luận mỏng
“Hướng về Đại hội Tin Lành toàn quốc” năm 2000 (lƣu hành nội bộ) hay bài

viết đăng trong một nội san của giới chức tin lành “Phương hướng phát triển
Hội Thánh” (2002) của mục sƣ Lê Văn Thiện. Cùng tác giả này, năm 2010 đã
công bố cuốn sách“Phúc Âm và Văn hóa”, (Nxb Tôn giáo năm 2010).
Đây là công trình nghiên cứu khá công phu của một mục sƣ, chức sắc
tin lành với chủ đích đi tìm một đƣờng hƣớng cho một nền thần học mang bản
sắc văn hóa Việt Nam, kêu gọi áp dụng “Thần học bối cảnh” trong sự diễn
giải Kinh Thánh. Tác giả cũng dành trọn một chƣơng của cuốn sách (chƣơng 3)
để ghi lại lịch sử truyền giáo của tôn giáo này tại Việt Nam.
Đặc biệt, nhân sự kiện lễ kỷ niệm 100 năm Tin Lành truyền giáo vào
Việt Namnăm 2011, đã có khá nhiều bài viết, diễn văn của các chức sắc tin
lành đƣợc công bố chứa đựng khá nhiều tƣ liệu phong phú về hoạt động của
đạo Tin Lành qua các giai đoạn lịch sử 100 năm qua. Nổi bật trong số này có
thể kể đến cuốn sách “Lưu hành nội bộ” trong cộng đồng tin lành do mục sƣ
- Hội trƣởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) Thái Phƣớc Trƣờng
đứng tên chủ biên: “HộiThánh Tin Lành Việt Nam 100 năm hình thành và
phát triển”, trong đó chứa đựng nhiều số liệu thống kê, các nhận định, phân
tích của giới chức tin lành về các giai đoạn phát triển của giáo hội tin lành tại
Việt Nam và nhiều lĩnh vực liên quan.
Năm 2013, mục sƣ Mã Phúc Thanh Tƣơi đã thực hiện luận án tiến sĩ về
chủ đề Đạo đức Tin Lành và lối sống đạo đức của tín đồ tại Việt Nam hiện
nay. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về đạo đức Tin
Lành ở Việt Nam trong thời gian gần đây nhất.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có thể kể đến các nghiên cứu
nhỏ, bài viết ngắn của nhiều tác giả tin lành theo nhiều chủ đề gắn chặt với
lịch sử truyền giáo đƣợc đăng tải trên các tạp chí xuất bản định kỳ.

18


Đây là nguồn tài liệu phong phú giúp soi rọi nhiều mặt hoạt động của

cộng đồng tin lành tại Việt Nam qua các thời kỳ. Trong các sách báo, tạp chí
của giáo hội tin lành nhƣ Thánh Kinh báo (sau đổi thành Thánh Kinh Nguyệt
san), Hừng Đông, Tạp chí Truyền giáo, Niềm Tin v.v… chứa đựng rất nhiều
số liệu về tin tức truyền giáo từ các địa phƣơng. Các bài xã luận, các bài
phóng sự hay khảo cứu về các chủ đề cụ thể theo từng năm tháng trong các
tạp chí định kỳ của giới chức tin lành đã bổ sung nhiều mảng tƣ liệu còn thiếu
khi tìm hiểu về lịch sử truyền giáo của tôn giáo này tại Việt Nam.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1955 đến 1975, trên các tạp chí định kỳ đã có
những bài chuyên luận khá sâu sắc, có thể kể đến nhƣ: Mục sƣ Phạm Xuân Tín
giới thiệu về“Chương trình truyền đạo sâu rộng”, một chiến lƣợc truyền giáo
nổi tiếng trên thế giới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam vào năm 1967. Cũng
cùng tác giả, năm 1972 trên Thánh Kinh Nguyệt san đã có bài khảo cứu công
phu về chủ đề “Ưu khuyết điểm nền Cơ Đốc giáo dục của HTTLVN”,
Cũng trên tờ Thánh Kinh Nguyệt san, số 390 năm 1971, hai tác giả
Trƣơng Văn Tốt và R.E. Raimer đã công bố một nghiên cứu tuy ngắn gọn
nhƣng rất đáng chú ý với nhan đề“Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tăng trưởng
như thế nào?”. Các số liệu mà các tác giả đƣa ra cùng với sự đánh giá và
phân tích của họ về thực trạng trì trệ của công cuộc truyền giáo khiến cho
nhiều nhà quan sát bất ngờ.
Trong bối cảnh sự gia tăng hoạt động của các tổ chức, giáo phái khác
vào miền Nam Việt Nam hỗ trợ truyền giáo và cạnh tranh truyền giáo đối với
Hội C.M.A và HTTLVN những bài tổng hợp và phân tích của tác giả Tƣờng
Vi “Hội truyền giáo và tổ chức truyền giáo”,“Tổng kết và nhận định”, đăng
trên Thánh Kinh Nguyệt san các số 401, 410 năm 1973 là những tƣ liệu rất
quan trọng để đối chiếu, so sánh và nghiên cứu.

19



×