Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.76 KB, 1 trang )
TẠI SAO ĐỘ DÀI CỦA Kr 86 ĐƯỢC CHỌN LÀM
MẪU CHIỀU DÀI
Một mẫu đo lường muốn có tính cách quốc tế phải dựa trên một vật bất di
bất dịch mà bất cứ nước nào trên thế giới cũng có thể lấy để so sánh được.
Vật bất di bất dịch đó trong trường hợp chiều dài sẽ là trái đất. Vì lý do
này năm 1795, Hội Nghị Ước Pháp đã định nghĩa mét là chiều dài của
1
40.000.000
độ dài kinh tuyến trái đất. Một cây thước bằng bạch kim pha
lridium đã được chế tạo đúng theo định nghĩa nói trên.
Nhưng vài chục năm sau, khi đo lại chiều dài kinh tuyến trái đất một cách
chính xác hơn, người ta nhận thấy mét mẫu nói trên ngắn hơn mét định nghĩa
bởi hội nghị năm 1795 vào khoảng 0,2mm. Để không phải thay đổi chiều dài
của các thước đang được dùng, định nghĩa của một mét được đổi lại: mét là
khoảng cách ở 0
0
C giữa hai vạch khắc trên mét mẫu nói trên.. Như ta thấy, định
nghĩa này đặt căn bản trên một vật giả tạo, không phải là một vật bất di bất dịch
nữa.
Bahmer (nhà bác học Pháp), khuyên nên chọn một vật khác làm căn bản
cho đơn vị chiều dài, có thể đo một cách chính xác hơn và có tính cách lâu dài :
vật đó sẽ là bước sóng của một ánh sáng đơn sắc.
Muốn được chọn làm mẫu chiều dài, ánh sáng đó phải thỏa mãn điều kiện
chủ yếu sau đây : phải là ánh sáng thuần túy (nghĩa là chỉ gồm có một ánh sáng
đơn sắc). Muốn được vậy, ánh sáng phải :
- Xuất phát từ một chất đồng vị (một đơn chất thường gồm nhiều chất
đồng vị, mỗi chất đồng vị phát sinh một ánh sáng hơi khác nhau).
- Phát sinh ở nhiệt độ khá thấp.
Ở nhiệt độ thường, nguyên tử chuyển động nhiệt hổn độn không ngửng,
mỗi nguyên tử sẽ phát ra ánh sáng hơi khác nhau và ánh sáng tổng hợp không
còn thuần túy nữa.