Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 120 trang )

Header Page 1 of 137.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
------o0o------

NGUYỄN THỊ NHƢ NGÂN

NGHI LỄ VÕNG ĐỜI NGƢỜI ÊĐÊ MDHUR Ở
HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 NĂM 2016

Footer Page 1 of 137.


Header Page 2 of 137.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
------o0o------

NGUYỄN THỊ NHƢ NGÂN

NGHI LỄ VÕNG ĐỜI NGƢỜI ÊĐÊ MDHUR Ở
HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Việt Nam học
Mã ngành : 60220113

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỆ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 NĂM 2016

Footer Page 2 of 137.


Header Page 3 of 137.

Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đệ
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Ngô Minh Oanh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 16 tháng 12 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:
1. PGS.TS. Phan An
2. PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng
3. PGS.TS. Ngô Minh Oanh
4. TS. Thái Hữu Tuấn
5. TS. Trần Minh Hường
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
Trưởng Ngành quản lý chuyên ngành và Viện Đào tạo Sau Đại học
sau khi Luận văn đã được chỉnh sửa

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


TRƢỞNG NGÀNH

PGS.TS. PHAN AN

Footer Page 3 of 137.


Header Page 4 of 137.

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những nỗ lực của bản thân và sự
giúp đỡ của gia đình, tôi xin hết lòng biết ơn đến Quý Thầy Cô giảng dạy chương trình
đào tạo Cao học Việt Nam học đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cho bản thân tôi.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ân sư đáng kính TS. Nguyễn Đệ,
người Thầy đã tận tâm, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học
Quốc tế Hồng Bàng, các cơ quan chức năng và hành chính tại huyện Sông Hinh:
Huyện Ủy, Ủy ban Nhân dân, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Phòng Văn hóa – Thông
tin đã cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu thực tế tại
địa bàn nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016

Nguyễn Thị Như Ngân


Footer Page 4 of 137.


Header Page 5 of 137.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Như Ngân

Footer Page 5 of 137.


Header Page 6 of 137.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài ……………………………………………………...…… 01
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………….... 02
3.Lịch sử vấn đề .………………………………………………………..…… 02
3.1.Nghiên cứu chung về người Êđê …………………………………. 02
3.2. Nghiên cứu về người Êđê Mdhur ……………………...……….... 04
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ……………………………...……………. 06
4.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………...……………….. 06
4.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………...……………………. 06

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn …………………..………………………... 06
5.1. Ý nghĩa khoa học …………………..……………………………. 06
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ……………......……………………………….. 06
6. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………..…… 07
7. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………...………... 07
8. Bố cục của luận văn ………………………………………...……………... 08
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI ÊĐÊ MDHUR Ở
HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÖ YÊN ………………………………………… 09
1.1. Lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm công cụ ……………………. 09
1.1.1. Lý thuyết nghiên cứu …………………………………………... 09
1.1.2. Khái niệm nghi lễ …………………...………………………..... 10
1.1.3. Khái niệm nghi lễ vòng đời …...……………………………….. 11
1.2. Tổng quan về người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ...…. 12
Footer Page 6 of 137.


Header Page 7 of 137.

1.2.1. Khái quát về huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên …………...……. 12
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên …………………………………...……… 12
1.2.1.2. Lược sử hình thành ………...……………………..………….. 14
1.2.1.3. Đặc điểm văn hóa ...…………………...……..………………. 15
1.2.1.4. Tiền năng du lịch ……………………….……..………..……. 16
1.2.2. Người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên..….…….. 16
1.2.2.1. Khái quát và sự phân bố cư trú ………….……………..……. 16
1.2.2.2. Văn hóa tổ chức đời sống ……..…………………..…………. 19
1.2.2.3. Văn hóa vật thể ..……………………………..………………. 21
1.2.2.4. Văn hóa phi vật thể …………..………..…………………….. 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ………………………….……..…………………………. 32

CHƢƠNG 2: NGHI LỄ VÕNG ĐỜI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI ÊĐÊ
MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN …………………………... 33
2.1. Giai đoạn bào thai và sơ sinh ………………………………………….... 33
2.1.1. Nghi lễ cầu sinh đẻ ………………………………….....………. 33
2.1.2. Nghi lễ rửa tay cho bà đỡ ………………………..…………….. 34
2.1.3. Nghi lễ đặt tên ………………………………..………………... 36
2.1.4. Nghi lễ thổi tai ………………………...……………………….. 38
2.2. Giai đoạn niên thiếu đến vị thành niên ………..……………………….... 39
2.2.1. Nghi lễ 03 ché rượu và 01 con heo đực ……………..………..... 40
2.2.2. Nghi lễ 05 ché rượu và 01 con heo ……………..…………….... 42
2.2.3. Nghi lễ 07 ché rượu và 01 con heo ………..………………….... 43
2.2.4. Nghi lễ 07 ché rượu và 01 con bò đực ...……...……………….. 53
2.3. Giai đoạn trưởng thành ………………………………………...………... 53
2.3.1. Nghi lễ hỏi chồng …………………………………...…………. 53
Footer Page 7 of 137.


Header Page 8 of 137.

2.3.2. Nghi lễ thỏa thuận ………………………………...…………… 55
2.3.3. Nghi lễ bắt chồng …………………………...…...…………….. 54
2.3.4. Nghi lễ lại mặt: ………………………………...………………. 57
2.4. Giai đoạn về già ………………………………………..….…………….. 59
2.4.1. Nghi lễ tiễn đưa …….………………………...……...………… 59
2.4.2. Nghi lễ bỏ mả ………………………………..…………............ 60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ………………………………………...…………………. 66
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ
TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHI LỄ VÕNG ĐỜI CỦA NGƢỜI ÊĐÊ MDHUR Ở
HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN .………………………………………... 67
3.1. Các giá trị văn hóa nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện Sông

Hinh, tỉnh Phú Yên ………………………………………………………………….. 67
3.1.1. Giá trị xã hội ……………………………………………...……. 67
3.1.2. Giá trị đạo đức ………………………………………...……….. 69
3.1.3. Giá trị nghệ thuật ………………………………...…………….. 71
3.2. Những yếu tố tác động đến nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện
Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ………………………………………...…………..……... 75
3.2.1. Về kinh tế …………………………….………………………... 75
3.2.2. Về xã hội – văn hóa ……………...…………………………….. 76
3.2.3. Về chính sách và pháp luật …...………………………………... 77
3.3. Những yếu tố biến đổi đến nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện
Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ………………………………………………………..…... 79
3.4. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của nghi lễ vòng đời của người Êđê
Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên …………………………………………... 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ………………………………...…………………………. 88
KẾT LUẬN ………………………………………………...………………………. 89

Footer Page 8 of 137.


Header Page 9 of 137.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ .............................................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………...…………………….. 93
PHỤ LỤC

Footer Page 9 of 137.


Header Page 10 of 137.


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân bố dân cư người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên …... 17
Bảng 1.2: So sánh ngôn ngữ của người Êđê Mdhur và người Êđê Kpă ………...…... 27

Footer Page 10 of 137.


Header Page 11 of 137.

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mặt bằng nhà người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên .…… 23
Hình 1.2. Ché rượu cần ……………………………………………………………... 25
Hình 1.3. Trang phục người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên …...…... 28
Hình 1.4. Dàn công chinh …………………………………………………...………. 31
Hình 2.1. Mọi người ăn uống …………………………………………......………… 41
Hình 2.2. Thầy cúng đeo cong đồng cho người được cúng …………...…………….. 43
Hình 2.3. Trên đường ra bến nước ……………………………...…...……………… 47
Hình 2.4. Thầy cúng tắm cho người được cúng ………………..…..……………….. 48
Hình 2.5.Trước khi làm nghi lễ bỏ mả ……………………...………..……………... 62
Hình 2.6. Mọi người bắt đầu nhảy múa xung quanh nhà mồ ………...……………... 63
Hình 2.7. Chuẩn bị mổ heo ………………………………………..………………... 64
Hình 3.1. Trang phục phụ nữ Êđê Mdhur hiện nay …………..…………………….. 81
Hình 3.2. Nhà sàn hiện nay …………………………………………......…………... 82
Hình 3.3. Loa và âm li dùng để phát bảng ghi âm trống, chiêng, đồng la …...……… 83

Footer Page 11 of 137.



Header Page 12 of 137.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Êđê là một trong số 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam được chia thành
nhiều nhóm với các tên gọi khác nhau: Đê Kpa, Krung, Blô, Êpa, Bih, Mdhur,... mà
các nhà dân tộc học khằng định đó là những nhóm địa phương khác nhau của một tộc
người thống nhất, có cùng một cơ tầng văn hóa, một ý thức cội nguồn, cùng một tiếng
nói – thuộc ngữ hệ Nam đảo, cùng hệ với tiếng Gia Rai sở hữu cho mình một nền văn
minh vô cùng phát triển. Ngoài các di sản văn hóa vật thể người Êđê còn đang lưu giữ
một kho tàng văn hóa phi vật thể quý báu, nổi lên trong đó là nghi lễ vòng đời.
Nghi lễ vòng đời của người Êđê là một phong tục truyền thống dân tộc, nó được
diễn ra quanh năm trong các buôn của người đồng bào Êđê. Nghi lễ vòng đời được tổ
chức theo thời gian không nhất định, liên tục mà nó kéo dài theo từng quãng thời gian,
có nghĩa là nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của gia đình để lo được tổ chức
cúng, phạm vi ảnh hưởng rộng trong cộng đồng buôn người Êđê.
Nghi lễ vòng đời không đơn thuần là các nghi lễ đánh dấu sự phát triển theo
giai đoạn của đời người mà còn chứa đựng cả đời sống tâm linh, tâm hồn, tình cảm của
một tộc người. Nó như một sợi dây vô hình gắn kết các cá nhân với cộng đồng, giữa
thế giới với những người đang sống với nhau và cả những người đã chết. Chính vì vậy,
nghi lễ vòng đời cần phải bảo tồn và phát huy nhưng trong giai đoạn hiện nay, cũng
như các dân tộc khác, nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur đang nhanh chóng bị biến
đổi mà mai một, cần phải nghiên cứu và bảo tồn. Việc sưu tầm, nghiên cứu về lễ hội
dân gian người Êđê nói chung và nghi lễ vòng đời nói riêng đã có từ lâu, tuy nhiên với
việc sưu tầm, nghiên cứu về lễ hội dân gian của từng nhóm người – nhất là nghi lễ
nghi lễ vòng đời người thì còn hiếm hoi.
Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sông Hinh hơn 20 năm, qua
lời kể của cha mẹ, ông bà và từng chứng kiến sự thay đổi về văn hóa, con người, kinh
tế, chính trị,... Chúng tôi không khỏi suy nghĩ. Chính vì thế, Chúng tôi mạnh dạn lựa

chọn đề tài “Nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên”
làm Luận văn tốt nghiệp cao học với mong muốn đóng góp một tiếng nói tri ân – tình
cảm từ góc độ một người đang nghiên cứu về văn hóa nhằm góp phần làm bảo tồn và

1
Footer Page 12 of 137.


Header Page 13 of 137.

phát huy các giá trị của nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur trên cơ sở đó hình
thành những tài liệu giúp cho công tác, tham khảo, truyền đạt lại cho các thế hệ con
cháu là người Êđê Mdhur trên địa bàn huyện Sông Hinh nói riêng và người Êđê của
tỉnh Phú Yên nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống lại các nghi lễ gắn với vòng đời của người Êđê, tìm hiểu những biểu
hiện sắc thái văn hóa truyền thống của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú
Yên nói riêng và người Êđê Mdhur ở Việt Nam nói riêng.
Thông qua nghiên cứu nghi lễ vòng đời, Tác giả muốn tìm hiểu các lớp văn hóa
của người Êđê Mdhur trong diễn trình lịch sử, tìm ra những yếu tố văn hóa mang giá
trị truyền thống để bảo tồn, phát huy, đồng thời phân tích những hủ tục lạc hậu, rườm
rà, tốn kém và nặng nề đang làm cản trở việc xây dựng cuộc sống mới của người Êđê
Mdhur hôm nay.
3. Lịch sử vấn đề
Cư trú lâu đời trên mảnh đất Sông Hinh nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung,
dấu vết của người Êđê Mdhur đã phản ánh đậm nét trong các sử thi, nghệ thuật kiến
trúc, tạo hình dân gian, … Chính vì thế, đã từ lâu người Êđê Mdhur là đối tượng được
đề cập khá sớm trong các biên niên sử, trong các tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
về người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên và người Êđê ở Phú Yên hiện

nay không nhiều. Có thể kể lên đây một số công trình mà chúng tôi đã được tiếp cận
nghiên cứu sau đây.
3.1. Nghiên cứu chung về ngƣời Êđê
Người Êđê là một trong số 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, cũng các
dân tộc khác, người Êđê đã trở thành đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu trên các phương diện như: đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội. Trong “Phủ
biên tạp luc” của Lê Qúy Đôn có nhắc đến cư dân nước Nam – Bàn, trong đó có người
Êđê.

2
Footer Page 13 of 137.


Header Page 14 of 137.

Năm 1937, hai tác giả Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi xuất bản tác
phẩm “Mọi KonTum”, trong đó người Êđê được mô tả khá toàn diện.
Trong những năm nước nhà còn chưa thống nhất. Tại miền Bắc đã có một số
công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Êđê cũng đã được xuất bản như: Trường ca
Đam San, Trường ca Khinh Dú, Trường ca Xinh Nhã và một số tập truyền cổ tích, thơ
ca dân gian,… Sau năm 1975, các nhà dân tộc học Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt
khảo sát ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên bao gồm cả khu vực có người Êđê cư
trú. Do vậy đã có nhiều công tình được xuất bản tiêu biểu như:
“Đại cương về dân tộc Ê-đê, M’nông ở Đăk Lăk” (1982) của Bế Viết Đẳng,
Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi. Công trình này đã nêu lên những vấn đề
chung nhất về đời sống của hai dân tộc Êđê và M’nông trên các phương diện như:
thiên nhiên và dân cư, kinh tế và xã hội. Ở phần thứ 3 (chương 1) tác giả Chu Thái
Sơn có đề cập đến văn hóa vật chất của người Êđê. Trong Chương 3 từ trang 167 cho
đến trang 164, tác giả Vũ Đình Lợi đề cập đến những nghi lễ - phong tục trong chu kỳ
đời sống của người Êđê nhưng chỉ trong phạm vi sơ lược, có giới hạn, mang tính gợi

mở nhưng lại là tiền đề để Chúng tôi nghiên cứu kế thừa và phát triển.
“Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên” là công trình của hai tác giả Phan Cẩm
Thượng và Nguyễn Tấn Cứ (1995). Trong công trình này, hai tác giả đã miêu tả, phân
tích về tín ngưỡng và lễ bỏ mả, mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ bỏ mả, kiến trúc
nhà mồ, tượng nhà mồ (tượng mồ) của nhiều tộc người trong đó có lễ bỏ mả ở Tây
Nguyên.
Tác giả Ngô Đức Thịnh cũng cho ra đời các công trình nghiên cứu liên quan
đến người Êđê, nổi bật hơn hết là 2 công trình mang tên mang tên “Văn hóa dân gian
Ê đê” (1995) và “Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên” (2007). Trong hai công
trình này, tác giả đã nghiên cứu về các mặt của văn hóa dân gian dân tộc Êđê và đề cập
đến nhiều khía cạnh về vùng đất và con người Tây Nguyên như: Phác họa văn hóa Tây
Nguyên, Luật tục và quản lý cộng đồng, Sử thi Tây Nguyên.
Đặc biệt là luận án tiến sĩ “Người Êđê một xã hội mẫu quyền” của bà Anne de
Hautecloque Howe (người Pháp) viết bằng Pháp ngữ, được Nguyên Ngọc và Phùng
Ngọc Cửu dịch sang Việt văn xuất bản năm 2004. Đây là kết quả 14 tháng ròng rã

3
Footer Page 14 of 137.


Header Page 15 of 137.

cùng sống, cùng ăn ở cùng sinh hoạt với cư dân; công trình này bao gồm 5 chương,
trong đó chương 1 và 2 giới thiệu tổng quan về người Êđê và bối cảnh xã hội – tôn
giáo của họ ở vào khoảng thời gian tác giả thực hiện nghiên cứu (đầu thập niên 60, thế
kỷ XX). Ba chương còn lại đề cập về tổ chức xã hội, các quan hệ xã hội, hôn nhân, gia
đình của người Êđê, với các chủ đề: Khuôn khổ đời sống xã hội, Gia tộc và Kết ước
hôn nhân. Từ thực tiễn nghiên cứu về xã hội Êđê vào những năm đầu thập niên 60 của
thế kỷ XX, tác giả Anne de Hautecloque Howe đi đến nhận định, xã hội Êđê là một xã
hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, còn khá nhiều công trình nghiên cứu về người Êđê được đăng trên
các tạp chí, nhất là tạp chí Dân tộc học như: Ngôi nhà dài hiện nay của người Êđê của
Chu Thái Sơn, tạp chí Dân tộc học số 2 - 1979 ; Dân tộc Êđê – một cái nhìn từ văn hóa
vật chất của Chu Thái Sơn, tạp chí dân tộc học số 3 - 1992; Bàn về lịch sử tộc người
và đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa cư dân Tây Nguyên của Đặng Nghiêm Vạn tạp chí
Dân tộc học số 3 - 1980; Mấy nhận xét về hôn nhân và gia đình của người Êđê của
Nông Hoàng Cư, tạp chí Dân tộc học số 3 - 1980; Qúa trình phân rã của tổ chức nhà
dài Êđê của Nguyễn Thị Hòa, tạp chí Dân tộc học số 2 - 1990; Dấu vết bào tộc của
người Ê đê của Phan Hữu Dật, tạp chí Dân tộc học số 5 – 2002; Ngữ nghĩa của hệ
thống biểu tượng trong nghi lễ Êđê, của Phan Đăng Nhật, tạp chí Dân tộc học số 2 –
2004;…
3.2. Nghiên cứu về ngƣời Êđê Mdhur
Là một tộc người cư trú ở phía Đông của dãy Trường Sơn, khu vực có số lượng
dân cư không nhiều, vì thế người Êđê Mdhur ở Phú Yên ít được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu.
Cho đến nay, còn khá hiếm các công trình nghiên cứu về người Êđê Mdhur ở
Phú Yên. Trong công trình “La province de Phu Yen” của A.Laborde (1929) có nhắc
đến nhóm cư dân sinh sống ở vùng cao Phú Yên, ông cho biết: “Những người thượng
sinh sống ở vùng cao Phú Yên là người Đê, họ không thuộc tộc người Djarai mà thuộc
tộc người Rhadé”. Công trình của ông đã đặt cột mốc và tạo cơ sở bước đầu để các nhà
nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu về người Êđê ở Phú Yên nói chung và người Êđê
Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên nói riêng.

4
Footer Page 15 of 137.


Header Page 16 of 137.

Một số tác phẩm nghiên cứu đã đi vào nghiên cứu đời sống, văn hóa, ngôn ngữ,

nguồn gốc, dân số người Êđê Mdhur ở Phú Yên ở mức độ sơ lược nhưng vẫn rất đáng
để lưu ý như: “Non nước Phú Yên” 1996, “Địa phương chí tỉnh Phú Yên” (1969).
Những năm sau 1980, các nhà dân tộc học, các nhà nghiên cứu và một số tác
giả đã chú trọng nghiên cứu nhiều hơn đến vùng văn hóa Tây Nguyên bao gồm khu
vực có người Êđê Mdhur cư trú, có thể kể tên sau đây:
Nguyễn Thị Kim Hoa là tác giả được biết đến là người rất có tâm huyết với
người Êđê Mdhur khi đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm như: “Bước đầu tìm hiểu tổ
chức xã hội cổ truyền của người Êđê tỉnh Phú Khánh” (1981), “Nhà ở và sinh hoạt
trong nhà của người Êđê ở Việt Nam” (1996),…
Kpă Y Méo, Hà Nam Tiến và Ka Sô Liễng là 3 tác giả cũng đã có những sưu
tầm rất có giá trị về văn học dân giản và một số dấu vết còn sót lại trong đời sống của
cộng đồng người Êđê Mdhur như: “Trường ca Xinh chơ nhiếp” (1986), “Trường ca
Chi – lơ kok” (1987), “Địa chí dân tộc Êđê tỉnh Phú Yên” (1997).
Đáng chú ý hơn hết là công trình “Phong tục vòng đời của người Êđê Mdhur ở
Phú Yên” (2003) của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa đã cung cấp nhiều tài liệu về văn
hóa, phong tục vòng đời của người Êđê Mdhur ở vùng đất Phú Yên.
Một công trình nghiên cứu về người Êđê ở Phú Yên có lẽ phải nhắc đến đó là
công trình "Người Êđê M’dhur ở Phú Yên” của 3 tác giả: Lê Thế Vịnh, Nguyễn Thị
Hòa, Y – Điêng do Sở Khoa học Công nghệ Phú Yên xuất bản. Mặc dù công trình
chưa đi sâu nghiên cứu vào từng vấn đề cụ thể nhưng công trình cũng đã nêu lên được
2 phương diện văn hóa của người Êđê Mdhur ở Phú Yên đó là văn hóa tinh thần và
văn hóa vật chất.
Với các tư liệu, tài liệu vừa nêu trên đây có thể thấy rằng đã có một vài dấu hiệu
khởi sắc về số lượng người nghiên cứu và tác phẩm nghiên cứu về người Êđê Mdhur ở
Phú Yên. Tuy nhiên, đa số các tác phẩm chưa được nghiên cứu theo một chủ đề chung,
chưa phân tích quá trình tồn tại, suy vong và tác dụng của những dấu vết văn hóa này
trong đời sống cộng đồng. Hơn nữa, các tác phẩm phổ biến phạm vị còn hẹp, số lượng
không nhiều nên lượng kiến thức về văn hóa người Êđê Mdhur ở Phú Yên chưa nhiều.

5

Footer Page 16 of 137.


Header Page 17 of 137.

Trong công trình của mình, chúng tôi đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu của
các tác giả qua tài liệu nêu trên và là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu sâu hơn đời sống
cũng như văn hóa tinh thần của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
thể hiện qua văn hóa nghi lễ vòng đời nhằm đem lại cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất
về văn hóa truyền thống của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng chúng tôi chọn để nghiên cứu đó là “nghi lễ vòng đời của người Êđê
Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” tránh việc dàn trải chúng tôi tập trung
nghiên cứu vào văn hóa tín ngưỡng mà cụ thể là “nghi lễ vòng đời của người Êđê
Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” từ đó làm cơ sở để chứng minh các giá trị
văn hóa cần phải bảo tồn và phát huy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về không gian: người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Công trình là cơ sở dữ liệu từ dân gian truyền miệng, vì vậy phạm vi thực hiện
sưu tầm Công trình là từ những người thầy cúng và già làng, các dịp “ăn nằm uống
tháng” với người Êđê Mdhur trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
4.2.2. Về thời gian: hiện nay.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm phong phú những cơ sở dữ liệu, căn cứ khoa học, bổ
sung thêm vào kho tàng tư liệu khoa học văn hóa Êđê, là tài liệu tham khảo của những
người có nhu cầu tìm hiểu, học hỏi; phục vụ cho công tác phục dựng truyền đạt cho
các thế hệ; tổ chức giới thiệu quảng bá về văn hóa con người huyện Sông Hinh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham mưu cho các cơ
quan chức năng có kế hoạch bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và là

6
Footer Page 17 of 137.


Header Page 18 of 137.

nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm, muốn tìm hiểu về văn hóa các dân
tộc cụ thể là văn hóa của người Êđê Mdhur ở Phú Yên.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Các giá trị văn hóa truyền thống của nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur
vẫn chưa được nhận thức đầy đủ và toàn diện.
- Có những yếu tố nào tác động đến sự biến đổi nghi lễ vòng đời của người Êđê
Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
- Việc tiếp nhận, phát huy, bảo tồn nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở
huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên là yêu cầu cần thiết nhưng hiện nay vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào về nghi lễ vòng đời của người Êđê
Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên từ các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức
năng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp luận,
phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp quan
sát, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê –
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, về giữ gìn, phát huy và bảo tồn bản sắc dân tộc.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành:

Nghiên cứu về nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur là sự tổng hợp kết quả của
nhiều lĩnh cực khoa học chuyên ngành như: xã hội học, tâm lý học, sử học, văn hóa
học, dân tộc học, … Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thực hiện Luận văn
này thông qua sự kết hợp giữa các lĩnh vực trên nhằm mục đích giúp cho việc thu thập
và xử lý thông tin đạt hiệu quả cao nhất.
- Phương pháp điền đã dân tộc học:

7
Footer Page 18 of 137.


Header Page 19 of 137.

Chúng tôi đã cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng
đồng và cố gắng hòa nhập vào trong không gian linh thiêng của các nghi lễ của người
Ê đê Mdhur để quan sát thực tế nhằm mô tả đời sống, mối quan hệ xã hội, các biểu
hiện về nhận thức – thái độ và hành vi của người Ê đê Mdhur, các thông tin được ghi
lại dưới hình thức nhật ký điền giã.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Chúng tôi đã thực hiện 15 cuộc phỏng vấn bao gồm: người Êđê Mdhur, thầy
cúng, các chuyên gia và cán bộ quản lý nhà nước.
- Phương pháp chuyên gia:
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia
trong các lĩnh vực khác nhau như: xã hội, văn hóa, dân tộc học,… nhằm đưa ra những
đánh giá mang tính khoa học và chính xác cao nhất.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết Luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về người Êđê Mdhur ở huyện Sông
Hinh, tỉnh Phú Yên. Trong chương này, người viết trình bày các khái niệm liên quan

đến đề tài, khung lý thuyết tiếp cận nghiên cứu, tổng quan về người Êđê Mdhur và
huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Chương 2: Nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh
Phú Yên hiện nay. Chương này trình bày các quy trình của các nghi lễ vòng đời của
người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên hiện nay.
Chương 3: Những giá trị văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghi lễ
vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Từ những cơ sở ở
chương 2, trong chương 3 này người viết đi sâu vào những yếu tố giá trị văn hóa,
những yếu tố tác động và biến đổi đến nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện
Sông Hinh, tỉnh Phú Yên từ đó đưa ra một số giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị


8
Footer Page 19 of 137.


Header Page 20 of 137.

CHƢƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI ÊĐÊ MDHUR Ở
HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÖ YÊN

1.1. Lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm công cụ
1.1.1. Lý thuyết nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi căn cứ vào những lý thuyết:
- Lý thuyết nghi lễ tăng cường sức mạnh: Nghi lễ tăng cường sức mạnh của
cộng đồng là những lễ hội có sự tham gia của toàn thể cộng đồng cư dân cùng chia sẻ
một tâm thức tôn giáo, trong đó các nghi lễ, lễ hội thể hiện sự cộng cảm, là chất “keo”
gắn kết, đoàn kết cộng đồng, biểu trưng đời sống tâm linh, xã hội và văn hóa, mang
tính thống nhất, cộng cảm của cả cộng đồng.

- Lý thuyết nhân học biểu tượng: Nghi lễ là quá trình vượt qua để chuyển tải những
ý nghĩa, thông tin xã hội và nhân văn sâu sắc. Niềm tin và sự thực hành nghi lễ đã phản
ánh và chỉ rõ các yếu tố chính trị, kinh tế, các mối quan hệ xã hội, hơn nữa nó là chìa khóa
để hiểu con người nghĩ và cảm thấy ra sao về các mối quan hệ với môi trường và xã hội
họ đang sống.
- Lý thuyết chức năng: có 2 loại chức năng: chức năng tâm lý (quan điểm của B.
Malinowski) và chức năng xã hội (quan điểm của Emile Durkheim và được triển khai
thêm trong những công trình của Radcliff - Brown). Lý thuyết của Malinowski nhấn
mạnh đến chức năng tâm lý của lễ nghi. Thông qua nghi lễ, con người muốn thỏa mãn
nhu cầu cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là nhu cầu tâm lý, tình cảm.
Vận dụng 3 lý thuyết này vào luận văn, chúng tôi muốn tìm hiểu vai trò và ý
nghĩa của những nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú
Yên. Đồng thời nhìn nhận, đánh giá tâm lý, tình cảm và đời sống tâm linh của người
Êđê Mdhur thông qua các nghi lễ vòng đời.

9
Footer Page 20 of 137.


Header Page 21 of 137.

1.1.2. Khái niệm nghi lễ
Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với tâm lý sợ sệt, vừa mong muốn sự
ban ơn của thần linh mà con người đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng kèm theo đó
là các hệ thống nghi lễ.
Trong Từ điển Tiếng Việt: “Nghi lễ là nghi thức và trình tự tiến hành của một
cuộc lễ” [27, tr.866]. Có thể hiểu rằng: nghi lễ là quá trình diễn ra một cuộc lễ được
sắp xếp bởi các lễ thức khác nhau trong một cuộc lễ riêng, mỗi nghi lễ bao hàm nhiều
lễ thức khác nhau nhưng đôi khi giống nhau hoặc trùng nhau.
Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda nhận định, nghi lễ bao gồm 4 yếu tố: 1)

Là một hoạt động xã hội lặp đi lặp lại gồm một loạt các động tác có tính chất biểu
tượng dưới dạng múa, ca hát, lời nói, điệu bộ, thao tác trên một số các đồ vật gì đó. 2)
Nghi lễ tách riêng khỏi các hoạt động thường ngày trong xã hội. 3) Nghi lễ theo đúng
một mô hình nhất định do văn hóa đặt ra. 4) Hoạt động nghi lễ thường liên quan chặt
chẽ tới một số tư tưởng thường xuất hiện trong huyền thoại. Đồng thời, nghi lễ tạo
hành động, tức là buộc phải áp dụng một loạt các động tác, lời nói, thủ tục nối tiếp
nhau, hay nói cách khác là phải thực hiện theo một kịch bản có trước được truyền lại
từ người này qua người khác, thế hệ trước tới thế hệ sau [11, tr.222 – 232].
Công trình Nhân học đại cương của khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công bố năm 2008,
cho rằng: Nghi lễ trong một phạm vi nào đó cũng như phong tục tập quán, là quy ước
lặp đi lặp lại thành một thói quen, ăn sâu thành nếp vào tâm thức tôn giáo, vào đời
sống xã hội – văn hóa, trong sản xuất và sinh hoạt của cá nhân hoặc cả cộng đồng,
được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và cùng làm theo. Các tập tục này tạo
nên sự bền vững của cộng đồng. Bên cạnh đó, ở mỗi tộc người, mỗi dân tộc, các nghi
lễ không giống nhau kể cả với một nghi lễ, điều đó phản ánh sự đa dạng trong tâm
thức của mỗi tộc người với thế giới bên ngoài [20, tr.173].
Theo GS. Đặng Nghiêm Vạn, nghi lễ tôn giáo được thực hành thường gắn liền
với một thực thể siêu linh hay một thế giới vô hình nào đó liên quan đến niềm tin tôn
giáo hoặc do tôn giáo quy định. Nghi lễ có thể dùng giải tỏa những nổi bất an của con

10
Footer Page 21 of 137.


Header Page 22 of 137.

người ở cuộc sống trần tục, cũng có thể đưa con người đến gần hơn với thế lực siêu
nhiên mà họ tin tưởng [32, tr.130].
Còn Nguyễn Văn Minh cho rằng, nghi lễ dù dưới dạng thô mộc thời nguyên

thủy hay phức tạp trong các nền văn hóa hiện đại, đều là một tập hợp các yếu tố cơ bản
gồm hành động, lễ nhạc, cầu khấn, hiến tế, nhịn ăn, định hướng và tẩy uế … mang tính
lặp đi lặp lại từ đời này sang đời khác, còn đường thực hành chúng và mang truyền
thống về tại. Nghi lễ là quá trình xuyên thời gian và không gian theo đúng chu trình
của nó. Nghi lễ không chỉ là quá khứ, mà còn cả hiện tại và tương lại [19, tr.363].
Tập hợp từ những quan điểm trên về nghi lễ, chúng tôi cho rằng, nghi lễ là các
thao tác xã hội được lặp đi lặp lại gồm một loạt các hoạt động và được trình diễn một
cách có hệ thống trong không gian linh thiêng do con người tạo nên, phù hợp với
truyền thống văn hóa tộc người được mọi người tuân thủ và làm theo một cách tự
nguyện. Mỗi nghi lễ đều có các yếu tố như: tính linh thiêng, đối tượng, khẩn cầu, lời
cúng, hành động ma thuật, không gian diễn xướng, lễ vật,... Để đảm bảo rằng sau mỗi
nghi lễ người cầu xin mong nhận được sừ phù trợ từ đấng vô hình nào đó giúp họ vượt
qua khó khăn, xua tan điềm xui mang đến niềm tin và niềm vui cho họ.
1.1.3. Khái niệm nghi lễ vòng đời ngƣời
Nghi lễ là một hình thái xã hội đặc thù, luôn có cấu trúc rõ ràng. Các nhà
nghiên cứu đã chia ra nhiều loại hình nghi lễ khác nhau, có thể kể đến như: hệ thống
nghi lễ trong tín ngưỡng ngư nghiệp, hệ thống nghi lễ theo tín ngưỡng tổ nghề, hệ
thống nghi lễ vòng đời người,...
Theo Ngô Đức Thịnh, nghi lễ vòng đời người là: “Những nghi lễ liên quan đến
cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết”. Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của cộng đồng
người đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội và toàn bộ thế
giới tự nhiên bao quanh con người. Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, tộc
họ, cộng đồng tôn giáo thực hiện cho mỗi con người. Vì vậy, nghi lễ vòng đời không
chỉ liên quan đến một con người, mà liên quan đến cả cộng đồng. Nghi lễ vòng đời
người thể hiện sự lo lắng, chăm sóc lẫn nhau để bảo toàn giống nòi và bảo toàn xã hội
loài người. Nếu như những lễ nghi nông nghiệp là sự ứng xử của con người với cái tự

11
Footer Page 22 of 137.



Header Page 23 of 137.

nhiên ngoài ta (ngoài con người) thì những nghi lễ vòng đời là sự ứng xử với cái tự
nhiên trong ta (trong con người) [23, tr. 23].
A.V. Gennep, tác giả cuốn Nghi lễ của sự chuyển tiếp, một cuốn sách kinh điển
về nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ đời người, phân tích khá sâu sắc những nghi lễ liên
quan đến những thời kỳ chuyển tiếp, có tính quyết định đời sống xã hội của một con
người. Ông đã khái quát một cách đầy đủ và khoa học về nghi lễ vòng đời người, trong
đó ông phân biệt tầm quan trọng của 3 giai đoạn: sinh, trưởng thành và tử. Các nhà
khoa học đánh giá cao về cơ sở lý thuyết mang tính khái quát của A.V. Gennep, bởi vì
nó phù hợp với quan niệm và mục đích ý nghĩa của các nghi thức chuyển trong một
đời người của các dân tộc, các tôn giáo. Trong mỗi giai đoạn lớn, A.V. Gennep lại chia
ra 3 giai đoạn nhỏ khác nhau: mỗi giai đoạn có 3 thời kỳ, tách biệt với thời kỳ trước,
bước đầu hội nhập và hội nhập vào thời kỳ tiếp sau. 1.Sinh: chửa, đẻ và tuổi sơ sinh,
tuổi thiếu niên; 2.Trưởng thành: tuổi thiếu niên, lễ thành đinh và hôn nhân, tuổi con
người cộng đồng; 3.Tử: lên lão, sự chết đi đối với tang ma và cuộc sống ở thế giới bên
kia [12].
Như vậy, có thể hiểu nghi lễ vòng đời người được xác định là những nghi lễ
xuyên suốt trong quá trình đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc qua đời, đó là các giai
đoạn như: sinh nở, thời thơ ấu, tuổi dậy thì, hôn nhân, về già và qua đời. Mỗi giai đoạn
đều chứa đựng những nhân tố, những giá trị văn hóa.
1.2. Tổng quan về ngƣời Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
1.2.1. Khái quát về huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Sông Hinh là một huyện miền núi nằm phía Tây Nam của tỉnh Phú Yên, có tọa
độ địa lý từ 12045' đến 13006' độ vĩ Bắc và 108040' đến 1090 07' độ kinh Đông.
+ Phía Đông giáp huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
+ Phía Tây giáp huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
+ Phía Nam giáp huyện M’Đrắc, tỉnh Đắk Lắk.

+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

12
Footer Page 23 of 137.


Header Page 24 of 137.

- Theo thống kê của Chi cục Thống kê huyện Sông Hinh, tính đến năm 2016
trên địa bàn huyện Sông Hinh có tổng số dân là: 45.352 người. Trong đó: nam là
22.955 người, nữ là 22.397 người; phân bố khu vực Thành thị: 10.524 người, nông
thôn: 34.824 người. Huyện Sông Hinh được được chia thành 11 xã, thị trấn bao gồm:
Thị trấn Hai Riêng, Xã Ea Ly, Xã Ea Bia, xã Sơn Giang, xã Đức Bình Đông, Xã Đức
Bình Tây, Xã Ea Bá, xã Ea Bar, xã Ea Trol, xã Sông Hinh, xã Ea Lâm,…
- Tổng diện tích đất: 88.664 hecta, phân theo các loại đất:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 28.026 hecta.
+ Đất lâm nghiệp: 40.109 hecta.
+ Đất phi nông nghiệp: 14.531 hecta.
+ Đất chưa sử dụng: 5.920 hecta.
- Về hệ thống giao thông, trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông huyết
mạch nối liền các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh Tây Nguyên như: Quốc
lộ 29, ĐT 649, Đông Trường Sơn,… tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng
hóa cũng như hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
- Về quốc phòng: Sông Hinh vừa là hậu phương, vừa là cầu giao lưu văn hóa
khu vực cửa ngõ phía Tây của tỉnh Phú Yên với các tỉnh duyên hải miền Trung với địa
bàn chiến lược Tây Nguyên và đặc biệt đây là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời,
giàu truyền thống lịch sử hào hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ
Tổ Quốc. Đây là nơi tiếp giáp với vùng nông nghiệp trồng lúa lớn nhất tỉnh đó là
huyện Tây Hòa, vùng trồng cây công nghiệp phát triển của 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk
và là nơi tiếp giáp giữa khu vực đồng bằng và miền núi cao nguyên, thượng và trung

lưu của hệ thống các con sông, suối lớn chảy qua phía Nam tỉnh Phú Yên có ý nghĩa
quan trọng về phòng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm các tác động của thiên tai và bảo vệ
môi trường sinh thái.
-Về tài nguyên khí hậu, đất đai: Sông Hinh nằm trong vùng có lượng mưa lớn
nhất của tỉnh (2.200-2.600 mm/năm), số ngày mưa trung bình 120-130 ngày/năm,
nhiệt độ trung bình trong năm 24,9 độ C thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi
phát triển.
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho huyện Sông Hinh
đó là tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản:

13
Footer Page 24 of 137.


Header Page 25 of 137.

+Tài nguyên đất: toàn huyện có diện tích tự nhiên là 88.664 ha, trong đó đất
nông nghiệp 28.026 ha, đất lâm nghiệp 40.129ha, đất phi nông nghiệp 14.531 và đất
chưa sử dụng 5.920 ha. Những nhóm đất chủ yếu là đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa,
đất đen,... Với tài nguyên đất phong phú và đa dạng phù hợp nhiều loại cây trồng khác
nhau.
+Tài nguyên rừng: Sông Hinh là huyện miền núi với tài nguyên rừng phong phú
và đa dạng, có nhiều loại gỗ và động vật rừng thuộc vào loại quý hiếm. Sông Hinh có
thế mạnh về lâm nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ phát triển ngành
công nghiệp sản xuất bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và ngoài ra tài nguyên rừng là
một thế mạnh để khai thác du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Hàng năm toàn
huyện trồng mới 600 ha, nâng tổng số rừng trồng tập trung trên toàn huyện lên 5.134
ha, nâng độ che phủ rừng đạt 41,63%. Diện tích đất lâm nghiệp 40.129 ha, chiếm
45,26% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng phòng hộ 24.189 ha chiếm
60,28% tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng sản xuất chiếm 15.940 ha, chiếm 39,72%.

+ Tài nguyên khoáng sản: huyện Sông Hinh có các tài nguyên khoáng với trữ
lượng khác nhau như: Quặng sắt Mò O – xã Đức Bình Đông, vàng - suối Mây, buôn
Diêm - thị trấn Hai Riêng, buôn Keng – xã Ea Bá, Hòn O – xã Đức Bình Tây, buôn
Ken - xã Ra Bá, buôn Bầu - xã Ea Trol, cát xây dựng tại sông Ba - xã Đức Bình Đông,
đá Granit, đá xây dựng phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.
- Nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến: đất đai tại Sông Hinh
thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng khác nhau như: mía (4.500ha), cao su
(2.750ha), cà phê (1.700ha), rừng trồng (5.134ha), sắn (7.000ha), cây ăn quả
(1.100ha), bắp (3.700ha) và nhiều loại cây trồng khác, đây là những loại cây trồng chủ
lực có giá trị kinh tế cao. Thế mạnh của huyện là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện nay
toàn huyện có tổng đàn bò 20.550 con, tỉ lệ bò lai chiếm 20%, tổng đàn trâu 300 con,
gia cầm 85.000 con.
1.2.1.2. Lƣợc sử hình thành
- Ngày 15/7/1970, Liên khu ủy Khu V ra Nghị quyết thành lập huyện Tây Nam,
tiền thân của huyện Sông Hinh ngày nay, gồm các xã Sông Hinh, xã Đức Bình, xã Ea
Bia, xã Ea Bá, xã Ea Trol và xã EaH’Lai với dân số khoảng 10.000 người (sau dó xã
EaH’Lai sáp nhập vào xã Ea Trol).

14
Footer Page 25 of 137.


×