Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá giá trị nghệ thuật đặc sắc và vị trí, vai trò của Trúc Thông trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHAN THỊ THỦY

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
TRÚC THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHAN THỊ THỦY

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
TRÚC THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ VĂN GIÁ

HÀ NỘI - 2016



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, người thân, bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Văn Giángười đã tận tình hướng dẫn, tin tưởng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn,
bộ phận đào tạo sau đại học- trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích
lệ để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng nhưng Luận văn của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu
sót. Tôi hi vọng được các thầy cô góp ý, bổ sung để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Phan Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ văn học với đề tài Thế giới
nghệ thuật thơ Trúc Thông này, tất cả nội dung từ đề tài, ý tưởng đến nội
dung trình bày đều do sự nghiên cứu sáng tạo của bản thân tôi. Mặc dù khi
thực hiện, tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo nhưng chỉ nhằm mục đích
tăng cường tính thuyết phục cho lập luận của luận văn. Những tư liệu được
trích dẫn tôi đều có ghi chú nguồn gốc rõ ràng. Công trình nghiên cứu này của
tôi chưa được công bố trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào.
Tôi xin cam đoan những điều viết trên đây đều là sự thật. Nếu có vấn đề gì
xảy ra, người viết xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Phan Thị Thủy


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG………………………………………………………………….. 8
Chương 1. QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP VÀ THƠ CA TRONG THƠ TRÚC
THÔNG ............................................................................................................. 8
1.1. Quan niệm về cái đẹp của Trúc Thông ................................................... 8
1.1.1. Quan niệm chung về cái đẹp ............................................................. 8
1.1.2. Quan niệm về cái đẹp trong thơ Trúc Thông .................................. 11
1.2. Quan niệm về thơ của Trúc Thông ....................................................... 20
1.2.1. Quan niệm chung về thơ ca ............................................................ 20
1.2.2. Quan niệm về thơ của Trúc Thông ................................................. 21
Tiểu kết ........................................................................................................... 25
Chương 2. HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
TRÚC THÔNG ............................................................................................... 26
2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình .................................................................... 26
2.1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình ................................................... 26
2.1.2. Các dạng thức cái tôi trữ tình trong thơ Trúc Thông ..................... 28
2.2. Hình tượng thế giới ............................................................................... 41
2.2.1. Thế giới nhân vật ............................................................................ 41
2.2.2. Hình tượng không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Trúc Thông53
Tiểu kết ........................................................................................................... 60

Chương 3. CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN THẾ
GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRÚC THÔNG.................................................. 61
3.1. Thể thơ .................................................................................................. 61
3.2. Ngôn ngữ thơ ........................................................................................ 64


3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ thơ ................................................................. 64
3.2.2. Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị ............................................................. 66
3.2.3. Ngôn ngữ thơ mềm mại, duy mĩ ...................................................... 69
3.3. Một số biểu tượng tiêu biểu trong thơ Trúc Thông .............................. 74
3.3.1. Khái niệm về biểu tượng trong thơ ca ............................................ 74
3.3.2. Những biểu tượng tiêu biểu trong thơ Trúc Thông ........................ 76
Tiểu kết ........................................................................................................... 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý luận về nghệ thật thơ là một phần quan trọng nằm trong lý luận
văn học. Thế giới nghệ thuật trong thơ là một trong những mảng kiến thức cơ
bản và nòng cốt trong lý luận về thơ vì nó thuộc về lĩnh vực thi pháp học,
trong đó có thi pháp thơ. Việc nghiên cứu tìm hiểu nghệ thuật thơ sẽ giúp
chúng ta tìm ra nét đặc sắc độc đáo trong cá tính sáng tạo và phong cách nghệ
thuật của nhà thơ. Tìm hiểu, khảo cứu, phân tích một hay nhiều tác giả là một
vấn đề cần thiết trong học tập và nghiên cứu khoa học thuộc ngành lý luận
văn học.
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu

tố, các cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để
tìm hiểu quy luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống,
nhân sinh của người nghệ sĩ. Thế giới nghệ thuật là một thế giới thứ hai do
người nghệ sĩ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ảnh phần nào thế giới hiện thực,
mặt khác nó biểu hiện khát vọng chân, thiện, mĩ và khao khát sáng tạo của nhà
văn. Với ý nghĩa này, vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm thật bao quát,
thật đầy đủ để làm cơ sở cho việc tiếp cận các hiện tượng, tác giả văn học.
Thế giới nghệ thuật là một khái niệm của thi pháp học. Thế giới nghệ
thuật thơ trữ tình ở mỗi thời đại, mỗi trào lưu sáng tác lại mang những nét đặc
trưng riêng. Nếu thế giới thơ trữ tình trung đại chủ yếu xoay quanh hai thành
tố: cái ta và thế giới thì đến thơ ca hiện đại lại là cái tôi và thế giới. Nói đến
thơ trữ tình là nói đến cảm xúc của chủ thể, thế giới chủ quan của nhà thơ.
Những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ thể hiện trong thế giới nghệ
thuật chính là những biểu hiện của cái tôi và các nguyên tắc thể hiện nó.
Muốn tiếp cận được thế giới nghệ thuật của thơ phải nhận diện được cái tôi
trữ tình. Không phải nhà thơ xưng tôi thì cái tôi mới được bộc lộ mà cái tôi ấy


2

còn được bộc lộ qua tư thế trữ tình, giọng điệu trữ tình hay mẫu hình lí tưởng
mà hồn thơ ấy tôn thờ. Bên cạnh cái tôi trữ tình thì thế giới- hiểu như môi
trường tự nhiên và xã hội bao quanh cái tôi (không gian, thời gian, các nhân
vật trữ tình) là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên thế giới nghệ thuật thơ.
1.2. Trúc Thông là một trong những người đi đầu trong việc cách tân
trong thơ ca Việt Nam. Và ông có ảnh rất nhiều đến các nhà thơ lớp sau trong
tiến trình đổi mới thơ ca như: Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Trần
Quốc Thực và nhiều nhà thơ khác. Trong thời gian cầm bút Trúc Thông đã
sáng tác được năm tập thơ: Chậm chậm tới mình– Nhà xuất bản Tác phẩm
mới năm 1985, Maratong – Nhà xuất bản Văn học năm 1993, Một ngọn đèn

xanh – Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2000, Vừa đi vừa ở – Nhà xuất bản
Hội nhà văn năm 2005, Mắt trong veo- Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2014.
Cùng ba tác phẩm phê bình: Văn chương ngẫu luận – Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân năm 2003, Mẹ và em – Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2006, Trúc Thông
tiểu luận bình thơ – Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2013. Trong mỗi tác
phẩm của mình, Trúc Thông đều cố gắng đưa vào một nét kiến thức mới,một
phát hiện mới, hoặc một ý tưởng mới… khiến chúng ta đôi khi phải kiểm tra
lại các giác độ “thưởng ngoạn” thơ của chính mình. Bởi dường như ở dưới
tầng ngôn ngữ, câu chữ hạn hẹp ấy có một dòng chảy đời sống đang nhắc nhở
chúng ta về những lo âu, trăn trở trong đời sống con người hôm nay. Diện
mạo đời sống hàng ngày cứ đi vào thơ ông một cách tự nhiên như nó vốn tồn
tại, không cần vẽ vời bằng một thứ cảm xúc khác. Và phải chăng, khi tìm tòi,
cách tân đến tận cùng thì thơ đương đại lại trở về với sự giản dị, hàm xúc vốn
là một trong những giá trị muôn đời của thi ca.
Trúc Thông tên thật là Đào Mạnh Thông sinh năm 1940 tại Bình Lục, Hà
Nam. Từ năm 15, 16 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ, rồi từ đó gắn cả cuộc đời
với văn chương. Ngay từ khi còn bé ông đã rất ham văn và yêu văn. Đào


3

Mạnh Thông lúc nào cũng đứng đầu lớp về điểm môn Văn. Sau khi tốt nghiệp
Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông về công tác tại Ban văn
nghệ, Đài tiếng nói Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu. Sau đó, ông tham gia
Ban biên tập Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Trúc Thông đã trở thành một cái tên được độc giả ghi nhận với
những nỗ lực không ngừng cống hiến cho thơ ca. Ông cho rằng: Trong khi
gắn chặt với đất nước, thời đại, con người, nhà thơ phải có đóng góp nhất
định vào mở rộng, nâng cao những đặc điểm nghệ thuật của thơ Việt Nam
(cũng như ở văn, kịch,… và các loại hình nghệ thuật khác). Ông từng nhiều

lần“đăng đàn” với những ý kiến được đúc rút từ chính kinh nghiệm sáng tác
của bản thân. Đó là: “Tính nghề nghiệp “thuần túy” trong sáng tạo văn học
nghệ thuật phải được thể hiện từng bước đi lên qua các tác phẩm. Làm được
đến đâu còn do “lực”. Nhưng “tâm” phải nguyện canh cánh với nhiệm vụ,
lương tâm đó đến hơi thở cuối”.
Trong mỗi bài thơ của mình, Trúc Thông đều cố gắng đưa vào một nét
kiến thức mới… khiến chúng ta phải đôi khi phải kiểm tra lại các giác độ
“thưởng ngoạn” thơ hiện đại của chính mình. Bởi dường như ở dưới tầng
ngôn ngữ, câu chữ hạn hẹp ấy có một dòng chảy đời sống đang nhắc nhở
chúng ta về những lo âu, trăn trở trong đời sống con người hôm nay. Diện
mạo đời sống hằng ngày cứ đi vào thơ ông một cách tự nhiên như nó vốn tồn
tại, không cần vẽ vời bằng thứ cảm xúc khác. Và phải chăng khi tìm tòi –
cách tân đến tận cùng thì thơ đương đại lại trở về với sự giản dị, hàm xúc vốn
là một trong những giá trị muôn đời của thi ca.
2. Lịch sử vấn đề
Trúc Thông là nhà thơ đương đại tiêu biểu với sự nghiệp thi ca không
nhỏ. Thơ và phê bình của ông đã ghi lại một cách tài hoa và độc đáo cái hồn
đời sống qua ba thời kì của đất nước: Thời kì kháng chiến chống Mỹ, thời kì


4

sau hòa bình thống nhất và thời kì từ khi đổi mới đến nay. Đã có nhiều bài
viết, nhiều ý kiến, chuyên luận về thơ Trúc Thông. Nhiều ý kiến nhận xét,
đánh giá chính xác mang tầm khái quát về phong cách nghệ thuật thơ Trúc
Thông. Dưới đây là những ý kiến tiêu biểu:
Đầu tiên phải kể đến ý kiến của nhà phê bình Chu Văn Sơn trong buổi
tọa đàm văn học Trúc Thông chầm chậm tới mình tháng 9/2015 tại khoa Viết
văn - Báo chí, Đại học Văn Hóa Hà Nội. Ông đã theo dõi thơ Trúc Thông
trong hơn 20 năm qua hình dung Trúc Thông như Ngọn đèn xanh trong xứ mơ

hồ, một thi sĩ dấn thân say mê vẻ đẹp của cái mơ hồ để mang về sự tinh khiết
trong vắt của nó. Chu Văn Sơn cho rằng Trúc Thông chỉ thực sự là Trúc
Thông khi chiến tranh đã khép lại. Đó là tiếng thơ “cảm thương” thời hậu
chiến đầy đổi mới, cách tân. Tư tưởng xuyên suốt thơ Trúc Thông gói gọn ở
chữ “trong”, một người nghệ sĩ lọc trong của cuộc đời rất tạp. Liên tưởng đến
hội họa, nhà phê bình Chu Văn Sơn nhấn mạnh khả năng tài tình của tác giả
trong việc “vẽ tranh trên lớp lụa ngôn từ” [81].
Cũng trong buổi tọa đàm văn học Trúc Thông chầm chậm tới mình tổ
chức tại khoa Viết văn – Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội tháng 9/2015, nhà
thơ Vũ Quần Phương cho rằng thơ Trúc Thông nổi bật: “Thứ nhất thơ ông
mang tính nhạc, thứ hai thơ Trúc Thông không phải là tiếng nói tuyên truyền,
cổ động mà sử dụng tư duy để nâng những thứ giản dị đời thường thành vẻ
đẹp lấp lánh trí tuệ và cuối cùng là hình ảnh thơ được nói bằng biểu từ” [93].
Đồng ý với nhà thơ Vũ Quần Phương về âm nhạc trong thơ Trúc Thông,
nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong buổi tọa đàm trên còn chỉ ra sự trau chuốt
ngôn ngữ của tác giả và thẳng thắn đưa ra: “Quan điểm về sự ảnh hưởng của
thơ Hàn Mặc Tử đối với Trúc Thông nhất là hình ảnh trong bài thơ nổi tiếng
Bờ sông vẫn gió” [93].
Có thể nói rằng, người thực sự thâm nhập vào thế giới thơ Trúc Thông
và khắc họa lại hành trình đầy say mê nhưng cũng đầy thử thách ấy là Nguyễn


5

Bình Phương cho rằng: “Những bài thơ ấy nó gọn dịu, trong vắt, nó có sự
kiêu hãnh ngầm trong cái không khí cực tân kỳ mà thời điểm ấy tôi ít gặp
được khi đọc các tập thơ khác” [106, tr.319].
Không đi tìm những đổi mới về thi pháp, câu chữ, nội dung, nhà thơ Đỗ
Minh Tuấn chia sẻ thơ Trúc Thông trong cái nhìn của ông có ba nghịch lí:
“Về mặt tốc độ “chầm chậm”, hình ảnh một con người đời thường lẫn một

thiền sư, đặc biệt thơ ông thấp thoáng hình ảnh Nguyên Ngọc…” [93].
Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy ngắn gọn chỉ ra cách tân lớn nhất trong thơ
Trúc Thông ở mặt ngôn ngữ: “Tôi cho rằng động cơ và động lực của Trúc
Thông trong việc cách tân ở chỗ thay đổi quan niệm ngôn ngữ thơ: Từ ý niệm
ngôn ngữ công cụ, ngôn ngữ mang nghĩa tiêu dùng đến việc xác lập ngôn ngữ
là bản thân thơ. Ngôn ngữ đó sáng tạo ra nghĩa mới, nghĩa do bài thơ tạo ra”
[93].
Thông qua những ý kiến, bài viết nêu trên, chúng tôi rút ra một số nhận
xét sau:
Thứ nhất, mặc dù đã có một số ý kiến đề cập đến những khía cạnh khác
nhau về thơ Trúc Thông nhưng đều có chung một đặc điểm là thừa nhận
những nỗ lực cách tân mới mẻ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức trong
thơ Trúc Thông.
Thứ hai, mỗi bài viết, ý kiến đều chỉ đi vào phân tích, nghiên cứu trên
một vài khía cạnh chứ chưa có cái nhìn hệ thống, toàn diện về thế giới nghệ
thuật thơ Trúc Thông.
Đó là gợi ý tạo cơ sở để tôi tiếp cận và triển khai đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những lí luận về nghệ thuật thơ mà đặc biệt là lý luận về thi
pháp thơ ca, luận văn đi sâu vào nhận diện, phân tích, đánh giá thế giới nghệ
thuật thơ Trúc Thông qua ba phương diện sau:


6

3.1. Quan niệm về cái đẹp và thơ ca trong thơ Trúc Thông
3.2. Hệ thống hình tượng nghệ thuật trong thơ Trúc Thông
3.3. Các phương thức và phương tiện biểu hiện thế giới nghệ thuật thơ
Trúc Thông
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Luận văn cần nêu được những vấn đề về lý luận cơ bản về thơ ca
và thi pháp thơ để làm căn cứ khảo cứu phân tích thế giới nghệ thuật thơ
Trúc Thông.
4.2. Khái quát đánh giá được giá trị nghệ thuật đặc sắc và vị trí, vai trò
của Trúc Thông trong nền thơ ca hiện đại của Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật thơ Trúc Thông
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung và khảo sát các tập thơ của
Trúc Thông
- Tập Chậm chậm tới mình, Nxb Tác phẩm mới (1985)
- Tập Maratong, Nxb Văn học (1993)
- Tập Một ngọn đèn xanh, Nxb Hội nhà văn (2000)
- Tập Vừa đi vừa ở, Nxb Hội nhà văn (2005)
- Tập Mắt trong veo, Nxb Hội nhà văn (2014)
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để chỉ ra
những đặc điểm thế giới nghệ thuật thơ Trúc Thông, cơ bản là các phương
pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học, tìm hiểu các tập thơ của Trúc
Thông trên các bình diện thi pháp: Cái tôi trữ tình, không gian nghệ thuật,
thời gian nghệ thuật, các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ thơ, thể thơ…
- Phương pháp thống kê: Thống kê các thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ trong


7

tổng số sáng tác của Trúc Thông.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Chúng tôi sử dụng phương pháp
này để tìm hiểu ý nghĩa của một số biểu tượng tiêu biểu trong thơ Trúc
Thông.

- Phương pháp so sánh: Chúng tôi so sánh những đặc điểm thế giới thơ
Trúc Thông với thơ của các nhà thơ đương đại để tìm ra những đặc trưng
riêng của thơ Trúc Thông.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện và khoa
học về những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật thơ Trúc Thông từ đó
nhận diện phong cách và vị trí của nhà thơ trong nền văn học hiện đại Việt
Nam. Luận văn gợi mở thêm cho người đọc một cái nhìn về thơ Trúc Thông
trong dòng chảy thơ đổi mới, cách tân sau năm 1975; đồng thời ghi nhận đóng
góp của ông trong quá trình làm phong phú thơ Việt Nam hiện đại và đương
đại.
8. Cấu trúc phần nội dung luận văn
Chương 1: Quan niệm về cái đẹp và thơ ca trong thơ Trúc Thông
Chương 2: Hệ thống hình tượng nghệ thuật trong thơ Trúc Thông
Chương 3: Các phương thức và phương tiện biểu hiện thế giới nghệ
thuật thơ Trúc Thông
Cuối cùng là phần Thư mục Tài liệu tham khảo.


8

Chương 1
QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP VÀ THƠ CA TRONG THƠ TRÚC THÔNG
1.1. Quan niệm về cái đẹp của Trúc Thông
1.1.1. Quan niệm chung về cái đẹp
Cái đẹp là phạm trù trung tâm của mỹ học dùng để chỉ thực tại thẩm mĩ
khách quan, thực tại này chúng ta biết được nhờ hệ thống cảm nhận có tính xã
hội sâu sắc dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mĩ chân chính. Đặc trưng ngôn
ngữ của sự phản ánh đó là hình tượng. Thành tựu cao nhất của sự phản ánh đó
là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật và cái tốt. Nó toả chiếu bằng

những rung động thẩm mĩ có sức cuốn hút, giúp cho con người định hướng
sống theo luật hoàn thiện, hoàn mĩ. Tác động của cái đẹp là tác động có tính
thanh cao, hài hoà biện chứng ở trong tâm hồn con người, xã hội loài người.
Việc vạch ra toàn bộ bản chất của cái đẹp có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu các quy luật khác của đời sống thẩm mĩ.
Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn
để chỉ phẩm chất của con người. C.Mác đã viết: “Súc vật chỉ nhào nặn chất
theo thước đo và nhu cầu giống loài nó, còn con người thì có thể áp dụng
thước đo thích dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật
chất theo quy luật của cái đẹp. Nhờ quá trình lao động cải tạo tự nhiên và cải
tạo bản thân, con người dần dần phát triển và nhận thức ra quy luật phổ biến
cái đẹp” [8].
Xét về mặt lịch sử từ xưa đến nay, quan niệm về cái đẹp được các nhà mĩ
học bàn luận rất nhiều nhưng chưa đi đến một quan điểm thống nhất do xuất
phát từ cơ sở triết học khác nhau về cái đẹp. Quá trình tìm tòi về cái đẹp
thường xoay quanh hai câu hỏi cơ bản: Cái đẹp là gì? Và cái gì đẹp? Mỹ học
là khoa học triết học nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động các
quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực thông qua các hình thái lịch


9

sử cụ thể của đời sống thẩm mĩ xã hội và tiến trình văn hoá nhân loại. Cái đẹp
được phát triển và hình thành qua những thời kì khác nhau với những quan
niệm những hình thái khác nhau trong một cái chung về con người.
Cái đẹp trong thời kì nguyên thuỷ là cái đẹp vô ngôn. Thời kì này chưa
có ngôn ngữ nhưng họ đã làm ra được nghệ thuật, họ chỉ mới khám phá ra
những cái đẹp của con thú mà chưa khám phá ra vẻ đẹp của con người và do
đó chủ đề mà họ phản ánh không phải là tình yêu nam nữ mà mới chỉ là sinh
hoạt săn bắn, hái lượm. Tính tượng trưng, ước lệ chưa được đi sâu. Ở thời kì

này, họ chỉ sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp theo triết lý phồn thực và
triết lý này gắn chặt với văn minh nông nghiệp.
Trong thời cổ đại Hy Lạp thì họ lấy con người làm thước đo của cái đẹp.
Văn minh đồ sắt ra đời và sinh lực thừa bắt đầu trở nên dồi dào bước đầu
bước vào văn minh con người. Để giải thích cái đẹp trong thời kì này, các nhà
mĩ học, triết học đã dùng quan điểm vũ trụ luận, nghĩa là tìm bản chất phẩm
chất cơ bản của cái đẹp, dựa vào đặc tính tự nhiên của sự vật để vạch ra
những thuộc tính, những phẩm chất của cái đẹp.
Trong thời kì phục hưng là thời kì chuyển từ văn minh nông nghiệp sang
văn minh công nghiệp và con người trở thành lớn mạnh không còn yếu ớt
trước thiên nhiên. Trong thời kì này, mỹ học lần đầu tiên xuất hiện chủ nghĩa
nhân văn, nhìn nhận con người dưới góc độ văn hoá. Bằng khoa học thực
nghiệm họ đã chứng minh, đòi xem xét lại những giá trị, trong đó có giá trị
của cái đẹp. Những quan điểm đã được biểu hiện qua các nhận thức về cuộc
sống, về cái đẹp. Con người có quyền tận hưởng mọi thú vui của cuộc sống và
thế giới này ẩn chứa vô vàn cái đẹp, cái đẹp không chỉ thuộc về thiên đường.
Trong thế kỷ thứ XVII được coi là thế kỷ của thời kỳ cổ điển, cái đẹp có
giá trị làm gương cho đời sau. Trong bối cảnh lịch sử là sự hoà hoãn của hai
giai cấp (phong kiến và tư sản) nên cái đẹp thời kỳ này cũng mang tính tay


10

đôi. Cái đẹp thời kì này mang tính trớ trêu, oan ức và ngang trái và nghệ thuật
thời kỳ này bị giằng xé giữa nghĩa vụ và dục vọng của hai giai cấp thống trị.
Trong thời kỳ khai sáng, cái đẹp mang đầy đủ màu sắc của lý tưởng con
người, muốn vượt lên trên cái đời thường, muốn cất lên tầm cao mới đem lại
sinh khí mới, sinh lực mới chỉ những cái đẹp nào dựa trên sự liên hệ với
những tạo vật của thiên nhiên thì mới sống lâu.
Quan điểm về cái đẹp của các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga đã

đặt cơ sở cho quan niệm về cái đẹp của chủ nghĩa hiện thực. Phản đối cái đẹp
bất động bất biến và bất tử mà mỹ học duy tâm vẫn thường đề lên hàng đầu,
cái đẹp phụ thuộc vào những điều kiện sinh sống của nhân dân trong xã hội có
giai cấp, cái đẹp có tính giai cấp rõ rệt. Các nhà mỹ học dân chủ cách mạng
Nga đã giải quyết đúng đắn vấn đề về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
trong nghệ thuật.
Ý nghĩa cách mạng của mỹ học Mác-Lênin là đã vạch ra bản chất của cái
đẹp trong tính biện chứng và lịch sử xã hội.
Các nhà mỹ học Mác xít, khi kế tục sự nghiệp của các vị tiền bối vẫn còn
có chỗ khác nhau, từ đó có thể chia họ thành hai phái:
Phái duy xã hội.
Phái duy tự nhiên.
Phái duy xã hội: Các nhà mỹ học này cho rằng mọi phẩm chất thuộc vô
vàn phẩm chất của thế giới quanh ta, trong đó có phẩm chất của cái đẹp đều bị
quy định bởi hoạt động lao động cải tạo của con người. Cái đẹp là một hiện
tượng xã hội, nó chỉ hình thành và biến đổi theo mối quan hệ xã hội.
Phái duy tự nhiên: các nhà mỹ học phái này chống lại quan niệm trên và
cho rằng, bản chất các hiện tượng tự nhiên đã chứa đựng những phẩm chất
gây được cảm xúc thẩm mỹ ở con người. Cái đẹp trong tự nhiên bộc lộ ở tính
cân xứng, hài hoà, tính nhịp điệu, tính cấu trúc trong không gian và cả quá
trình diễn ra trong thời gian.


11

Như vậy, ngọn nguồn của bản thân vươn tới cái đẹp, sáng tạo theo quy
luật cái đẹp, đầu tiên nằm trong bản chất sinh học, rồi phát triển rộng ra xã
hội, trong tiến trình phát triển lịch sử con người. Sự nhận thức trên sẽ khắc
phục được tính phiến diện trong xác định bản chất của cái đẹp. Do đó, khi
nghiên cứu cái đẹp, chúng ta phải xem xét trên cả ba phương diện:

- Cái đẹp trong tự nhiên
- Cái đẹp trong xã hội
- Cái đẹp trong nghệ thuật (với tư cách là một thành tựu cao nhất của
hoạt động sáng tạo, cái đẹp của con người)
Như vậy, mọi vật tồn tại, đều tồn tại dưới hình thái thống nhất: trái đất
và mặt trời, thiếu mặt trời sẽ không có sự sống náo nức trên trái đất, sẽ không
có tình yêu và khát vọng của con người; thiếu mặt trăng làm gì có cảnh ngày
rằm tháng tám để trẻ nhỏ mở hội trung thu, và chắc chắn sẽ không có câu thơ
tuyệt đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
(Cảnh khuya)
Dưới hình thái thống nhất, muôn vật phải cấu tạo sao cho cả hình thức và
nội dung của nó đảm bảo được tính thống nhất này. Muốn cho con ong đem
phấn đi thụ, cây nhãn, cây bưởi, cây na, cây hồng, cây mướp, cây bí phải ra
hoa với nhiều màu sắc và hương vị hấp dẫn, đồng thời còn khéo léo rắc phấn
trên để con ong khi cúi xuống lấy mật, nhất thiết phải đầm mình đầy những
phấn hoa.
1.1.2. Quan niệm về cái đẹp trong thơ Trúc Thông
Với nhãn quan riêng, mỗi người chọn cho mình quy ước khác nhau về
cái đẹp. Với Trúc Thông, cái đẹp là cái phổ biến và thường trực trong con
người và cảnh vật thiên nhiên. Nó có mặt ở khắp nơi: trong tự nhiên, trong xã
hội và trong nghệ thuật. Ở đâu có hoạt động của con người ở đấy có cái đẹp:


12

bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống đẹp, cái nhà đẹp, chiếc áo đẹp, công
việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp... Cái đẹp ấy chính là
cái đẹp của bình dị, thường ngày; cái đẹp là cái thanh khiết, trong lành.
1.1.2.1. Cái đẹp là cái bình dị, thường ngày

Cái đẹp là một trong những phạm trù cơ bản của thẩm mĩ. Với Trúc
Thông, cái đẹp ấy trước hết xuất phát từ những thứ bình dị nhất trong đời
sống thường nhật. Không phải đến Trúc Thông bình dị của cuộc sống mới
được đưa vào trong thơ. Nó xuất hiện ngập tràn trong thơ Nguyễn Du,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính… Nhưng cái bình dị ấy trong
thơ Trúc Thông lại khác: “Dường như Trúc Thông muốn lấy cái đẹp bình dị
của cuộc đời để thăng bằng trở lại”(Vũ Quần Phương) [93]. Thơ ông chinh
phục độc giả bởi một thế giới nghệ thuật thơ mang màu sắc riêng, độc đáo.
Đó là thế giới nghệ thuật giản dị, hồn nhiên, bắt nguồn từ những cảnh vật
thanh âm bình dị, quen thuộc, thân thiết.
Bình dị trong thơ Trúc Thông trước hết được thể hiện ở cảnh sắc, âm
thanh thân thiết, quen thuộc. Điều này được thể hiện trong Chớm đường quê,
Sáng quê, Chợt quê, Lát sông quê, Vườn quê, Quê nhà,… Điệp từ “quê” xuất
hiện ngay trong cái đặt nhan đề cho mỗi bài thơ của Trúc Thông giúp người
đọc hình dung phong cảnh làng quê đa sắc, đa âm. Đó là những hình ảnh tiêu
biểu như:
Ai đi lâu lắc tận đẩu tận đâu
bến vẫn bèo xưa trôi xuôi sông Châu
(Đứng ở chợ sông)
Bên kia sông đã vợi nắng chiều
In thẫm hai gác chuông nhà thờ làng Móng
Nhịp chuông vọng qua sông theo bóng chiều đổ gấp
(Lát sông quê)


13

cỏ mùa thu xanh ngả đượm chút vàng
Sông Sa Lung tháng bảy nước chảy phù sa
Trời mây rộng rãi, gió nhè nhẹ trải

(Nho nhỏ mùa thu)
Hình ảnh dòng sông lặp đi lặp lại xuyên suốt trong thơ Trúc Thông đó là
“trôi xuôi sông Châu”, “sông đã vợi nắng chiều”, “sông Sa Lung tháng bảy
nước chảy phù sa”,… Đây là nơi thi sĩ đã từng một thời gắn bó với những ký
ức khó quên. Nhắc đến nét bình dị của cảnh sắc nông thôn trong thơ ông, hình
ảnh dòng sông ấy đi vào thơ như một lẽ tất yếu. Không những thế, dòng sông
còn là dòng chảy trừu tượng trong ý niệm của thi sĩ về những gì đã từng gắn
bó và chầm chậm khuất xa. Sông Châu có lẽ là dòng sông gắn bó nhất, ám
ảnh nhất trong ký ức nhà thơ, đó là dòng sông quê mẹ. Sông Thương là nơi
tiễn biệt người lên biên ải xưa. Những dòng sông ấy đã hợp lưu và chảy thành
một dòng mỹ cảm xuyên qua những không gian của trải nghiệm, ký ức, tưởng
tượng. Những dòng sông địa lí trong thơ Trúc Thông nhòa đi, để lại dòng
chảy không ngừng nghỉ của đời, của người, của thời gian và vạn vật, của sinh
và diệt, còn và mất. Người đọc có thể nhớ về dòng sông của mình và tất cả ký
ức hiện diện trôi chảy bên dòng sông ấy. Chính bên các dòng sông, con người
có sẵn ký ức dài rộng về lịch sử, về sự tụ hội , sinh sôi rồi lặng lẽ mất đi.
Cái đẹp bình dị trong thơ Trúc Thông không chỉ được thể hiện ở dòng
sông quê mà còn bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên bốn mùa: xuân, hạ, thu,
đông với những cảnh vật, âm thanh đa sắc, đa hình. Thiên nhiên trong bốn
mùa ấy không phải chỉ thể hiện trong thơ Trúc Thông, mà nó còn được biểu
hiện trong văn chương rất nhiều như thơ Nguyễn Du, Tố Hữu,... Mỗi thi sĩ lại
có cách cảm nhận, nhãn quan khác nhau đem vào thơ những màu sắc riêng.
Đến với Trúc Thông, người đọc được đắm mình trong cảnh sắc bình dị nơi
thôn quê:


14

đôi chim câu chân nhỏ mỏ đỏ, bên bờ con sông nhỏ Sa Lung
chim ơi đi đâu đấy?

cúc cù cu chúng tôi kiếm mồi
(Nho nhỏ mùa thu)
bên mưa xuân xanh búp lộc vườn
đất thẫm sáng buổi trưa xưa ấy…
(Chùa Mía, mùa xuân)
rặng tre quê hương chìm trong mưa thẫm
cho lửa thật là bếp lửa mùa đông
(Quanh bếp lửa mùa đông)
cánh diều tự do trời
mỗi người mũi tên thép
mỗi người lả nhành hoa
(Mùa hạ tới)
Bức tranh phong cảnh thiên nhiên, sinh hoạt của con người trong bốn
mùa được thi sĩ phác họa qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc : Mùa thu
với “đôi chim câu chân nhỏ mỏ đỏ” đang đua nhau đi kiếm mồi trên bầu trời
xanh trong. Mùa xuân với vẻ tươi non, xanh mướt của “mưa xuân xanh búp
lộc vườn” như một sự nguyên khôi, tinh khiết của vạn vật. Mùa đông với sự
ấm cúng, sum họp gia đình của biết bao gia đình nông thôn Việt Nam ngồi
quây quần quanh “bếp lửa” đó là ngọn lửa của tình cảm gia đình thật thiêng
liêng và cao cả mà tuổi thơ của chúng ta ai ai cũng đều trải qua.
Vẻ đẹp bình dị ấy còn được cụ thể hơn bởi những âm thanh, hình ảnh
nơi thôn quê. Đó chính là tiếng chim hót, gà cục tác, hình ảnh bình dị thân
thuộc của rặng tre, cây đa, cây táo, cây na, cây khoai nước,…Tất cả như hòa
quyện vào nhau trong thế giới bình dị ở nơi quê nhà:


15

Cục cục bầy gà, chú chó vàng tiếng sủa
Táo xum xuê sắp ngọt với mùa xuân

Vạt gừng chín chờ phiên chợ Tết
(Cuối năm ở nhà)
Chim vào hót sà nhà
Ngoài sân gà cục tác
Sáng tưng bừng mở ra
Trên quê ta êm lặng
(Sáng quê)
Quán chợ quê hương gạch tường long đỏ
Còng cây đứng vẫn như thuở nào
(Đứng ở chợ sông)
Với những âm thanh, hình ảnh tưởng chừng như rất quen thuộc trong gia
đình nông thôn Việt Nam nhưng đã được Trúc Thông đưa vào thơ một cách
tinh tế, uyển chuyển. Đó là âm thanh thân thuộc “cục cục bầy gà”, “chú chó
vàng tiếng sủa”, “chim vào hót sà nhà”, hình ảnh dân dã “táo xum xuê”, “vạt
gừng chín”, “gạch tường long đỏ”,… Tất cả như hòa quyện vào nhau tạo nên
bức tranh bình dị, gần gũi ở nơi thôn quê.
Cái đẹp bình dị trong thơ Trúc Thông không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp
về thiên nhiên làng quê mà đó còn là những cảnh sinh hoạt, lao động vô cùng
chân thực và rất mực gần gũi. Đó là người làm nghề bán than tổ ong, bán
chiếu gon, bán tào phớ, xe ôm,… được thi sĩ đưa vào thơ rất tự nhiên, giản dị,
thân thuộc:
choãi người đẩy xe thồ dọc phố
đầy ụ than tổ ong
người đàn bà dáng đàn ông
(Người bán than tổ ong)


16

Cói còn thơm mặt hè

Người bán chiếu đã qua vài chục bước
…gày queo
áo bạc
thồ xe chiếu đi rong
(Bán chiếu gon)
đem mát cho người
rao khô cổ họng
đang lau mồ hôi
mừng ai gọi
này tào phở ơi
(Tào phở)
Nếu nhiều nhà thơ, nhà văn xây dựng những hình mẫu cao cả phi
thường, có tầm vóc vĩ đại, nổi trội để ca ngợi thì Trúc Thông trên con đường
nghệ thuật của mình, ông luôn tìm nét đẹp khuất lấp ẩn sâu bên trong những
người lao động bình thường như: người bán than tổ ong, bán chiếu gon, tào
phớ,… Họ đều là những người mang vẻ đẹp riêng ẩn sâu trong tâm hồn. Bên
ngoài đó là hình thức thô kệch: “người đàn bà dáng đàn ông”, “áo bạc”, “đang
lau mồ hôi”,… của vòng xoay cuộc sống cơm áo gạo tiền đã ghì sát họ.
Nhưng bên trong ấy là vẻ đẹp ẩn giấu bình dị nhất. Phải là người có đôi mắt
tinh tế, tấm lòng bao dung nhân hậu mới cảm nhận được những vẻ đẹp bình dị
thường ngày ấy. Đúng như Nguyễn Bình Phương có nhận xét về thơ Trúc
Thông: “Giữa những xô bồ, bát nháo, anh luôn biết nhìn ra những vẻ đẹp bình
dị, tinh tế mà ẩn nhẫn của đời” [81, tr.320].
1.1.2.2. Cái đẹp là cái tinh khiết, trong lành
Xuyên suốt qua năm tập thơ Chầm chậm tới mình, Maratong, Một ngọn
đèn xanh, Vừa đi vừa ở và Mắt trong veo chúng ta nhận rõ cõi nghệ thuật


17


riêng của Trúc Thông. Cõi nghệ thuật của nghệ sĩ vốn muôn hình vạn trạng
với biết bao sự vật, hình sắc, âm thanh đan xen. Nhưng xét đến cùng, quán
xuyến cõi hỗn mang ấy là sự tương phản giữa trong-đục, giàu-nghèo, sanghèn, sướng-khổ, thiện-ác…nổi lên bao trùm vẫn là trong-đục. Đọc năm tập
thơ Trúc Thông, chúng ta không mấy khó khăn nhận ra từ có tần xuất cao
nhất là “trong” (130 lần): trong, trong suốt, trong veo, trong vắt, trong sạch,
trong ngần. Dưới đây là những câu thơ tiêu biểu viết về cái trong của cảnh vật
thiên nhiên:
ô suối ô sông ô rừng ô biển
những gì trong như nước mắt trong veo
(Những phiếm đề)
những công trình trong sạch
tựa mắt các em thơ
(Bài ca những em bé theo công trường)
ngắm tóc nhau ngả bạc
bên màu xanh trong suốt của rừng
(Phải lòng rừng núi)
Vẻ đẹp tinh khiết, trong lành đã lan tỏa đi khắp cảnh vật thiên nhiên
trong thơ ông. Đó là vẻ đẹp xanh trong của “ô suối ô sông ô rừng ô biển”,
“công trình trong sạch”, “trong suốt của rừng”. Tất cả như tạo nên sự tinh
khiết, nguyên khôi trong bức tranh thiên nhiên.
Cái tinh khiết, trong lành ấy không chỉ được thể hiện qua cảnh vật thiên
nhiên mà còn được Trúc Thông bộc lộ rõ khi viết về con người:
một gương mặt trắng trong vô tội
hiến mình cho đam mê
(Chiêu niệm người tử đạo)


18

ôi tiếng hát

trắng trong hơn cả suối thiên đàng
(Hy Vọng phố mình)
ga tình thương vẫn đợi
trong quá mắt trẻ thơ…
(Người bạn vong niên ấy phương Nam)
Đó là hình ảnh của “một gương mặt trắng trong” không vẩn tạp đục của
cuộc sống thường nhật, luôn hiến dâng sức lực của mình vì đam mê sáng tạo
nghệ thuật. Hay đó cũng là âm thanh của tiếng hát “trắng trong hơn cả suối
thiên đàng”. Một hình ảnh so sánh đặc sắc, độc đáo giữa âm thanh của “tiếng
hát” (cái trừu tượng) với “suối thiên đàng” (cái cụ thể) giúp bạn đọc hình
dung ra thế giới trắng trong vô ngần của tiếng hát. Dõi theo toàn bộ chặng
đường thơ của Trúc Thông, chúng ta phát hiện ra một thế giới rộng lớn của
cái “trong”. Thế giới ấy bao trùm khắp mọi câu thơ, bài thơ với một vẻ đẹp
tinh khiết, trong lành của cảnh vật thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của con
người. Tất cả đều tạo thành bức tranh trong suốt của thơ Trúc Thông.
Vẻ đẹp tinh khiết ấy còn được thể hiện qua hình ảnh trắng tinh, xanh
mượt của cảnh vật và con người. Đi liền với “trong” là hàng loạt những từ
xuất hiện với tần suất khá lớn: “xanh” (78 lần), “trắng” (41 lần) với ý nghĩa
như một sự nguyên khôi, thanh sạch trong thơ Trúc Thông:
mây trắng lên cao tít
biển xanh đến vô ngần
ngón tay sóng trắng tinh đệm dạt dào lên
dương cầm bãi cát
(Ở một xóm biển Nghệ An)
trong khốn khó cuộc đời
em nở một niềm tin trắng muốt


19


tràn sinh lực
âm nhạc hương lặng thầm
(Hoa loa kèn)
dáng mềm mại áo học trò thật trắng
các em ngồi mấy khoang thuyền dài
sông cứ chảy bời bời song đục
trôi đôi bờ thấp thoáng bông mai
(Nét nhớ Cà Mau)
Qua năm tập thơ tiêu biểu,chúng ta nhận thấy gam màu xuất hiện chủ
đạo trong thơ Trúc Thông là gam màu sáng: trắng, xanh và một thế giới của
cái tinh khiết tạo ra nét đặc sắc, riêng biệt trong thơ ông. Với sự xuất hiện của
những từ ngữ ấy như một dấu mách cho ta mối ưu tư theo suốt một đời thơ.
Đó là sự khắc khoải về số phận của cái trong giữa cuộc đời đục tạp nhiều
hoen ố, chính là bầu tâm sự của đời thơ Trúc Thông. Và nó dẫn lối ta vào cõi
nghệ thuật thi sĩ. Trong là cái đẹp, trong cũng là hạnh phúc. Nó đáp ứng cả lí
tưởng nhân sinh lẫn lí tưởng thẩm mĩ của Trúc Thông.
Thế giới nhân vật xuất hiện nhiều trong thơ Trúc Thông: Trẻ em, phụ nữ,
người lao động nghèo, nghệ sĩ, chiến sĩ. Họ là những em Tâm, em Sa, đám trẻ
hồn nhiên bôi lem trái đất, đám trẻ theo cha mẹ những công trường,…Là mẹ
Tiết, mẹ San, mẹ Cao Bằng, là người bán chiếu, bán than tổ ong, bán tào phớ,
quét sân bay, đạp xích lô, xe lôi…Là Nguyễn Sáng, Nguyên Hồng, Mạnh Hạo
Nhiên, Bùi Nguyên Khiết,…Dưới ngòi bút của Trúc thông, họ đều là những
người trong sạch vô ngần:
suốt một đời đi theo lẽ phải
suốt một đời đi theo nhân từ
mẹ Pứng như rừng xanh buổi sớm
cứ xanh mát vậy thôi
không đợi không chờ
(Mẹ Cao Bằng)



×